Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chính phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản bắc giang BGM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.72 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài tiểu luận

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Khai thác và Chế biến
Khoáng sản Bắc Giang

MÔN

: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Mã CK

: BGM

TPHCM, tháng 02 năm 2016


MỤC LỤC
1.Quá trình hình thành và phát triển........................................................................................................3

Chương 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH......................................................................................7
I.Phân tích tỷ lê........................................................................................................................................ 7
1.Đánh giá khả năng thanh toán.......................................................................................................................................7

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 2




Chương 1: MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY
Tên tổ chức: CÔNG TY CP KHAI THÁC & CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN BẮC GIANG
Tên giao dịch quốc tế: BAC GIANG EXPLOITABLE MINERAL JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: BAC GIANG EXPLOITABLE.,JSC ( BGM)
Trụ sở chính: Thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 0240.652 9007
Điện thoại VPGD: 0462 938 333
Fax: 0462 823 901
Website: www.khoangsanbacgiang.com.vn
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Bắc Giang tiền thân là Công ty cổ
phần Khoáng sản Đại Cát, có trụ sở đặt tại Thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang, với số vốn điều lệ là 168 tỷ đồng. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác
và chế biến quặng đồng, với các điểm mỏ tại các huyện Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc
Giang.
Ngày 31/10/2008, Công ty cổ phần Khoáng sản Đại Cát được thành lập với số Vốn
điều lệ đăng ký là 160 tỷ đồng và số vốn thực góp tại ngày thành lập là 600 triệu đồng, có trụ
sở chính đặt tại số 66 Khu Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ngày
15/04/2009, Công ty nâng tổng vốn thực góp lên 20,6 tỷ đồng bằng tiền và tài sản của các cổ
đông hiện hữu theo Nghị quyết số 02/2009/NQ-ĐHĐCĐ. Ngày 15/01/2010, theo Nghị quyết
số 01/2010/NQ-ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ đông, Công ty tiếp tục nâng Vốn điều lệ thực
góp lên 160 tỷ đồng bằng việc góp thêm 139,4 tỷ đồng bằng tiền và các tài sản khác (chi phí
xây dựng đường vào mỏ, dây chuyền máy móc sản xuất đồng…) của các cổ đông hiện hữu.

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 3



Ngày 30/09/2010, Công ty cổ phần Khoáng sản Đại Cát tiến hành tăng vốn từ 160 tỷ
đồng lên 168 tỷ đồng để nhận sáp nhập Công ty cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long Hà
Nội với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng theo tỷ lệ 2,5:1 (cứ 2,5 cổ phần của Công ty cổ phần Khai
thác Khoáng sản Thăng Long Hà Nội được chuyển đổi thành 1 cổ phần phát hành thêm của
Công ty cổ phần Khoáng sản Đại Cát). Công ty cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long
trước sáp nhập có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội, và là một công ty có lợi thế lớn về các
mỏ quặng đồng với 09 điểm mỏ được cấp phép khai thác chính thức tại tỉnh Bắc Giang. Sau
khi sáp nhập, Công ty cổ phần Khoáng sản Đại Cát đã tiến hành chuyển đổi trụ sở chính từ
thành phố Hà Nội về tỉnh Bắc Giang và đổi tên thành Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến
Khoáng sản Bắc Giang với Vốn điều lệ thực góp là 168 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh theo GCNĐKKD của Công ty:
-

Khai thác và thu gom than cứng

-

Khai thác và thu gom than non

-

Khai thác quặng sắt

-

Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt (trừ quặng Nhà nước cấm)

-


Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

-

Khai thác và thu gom than bùn

-

Sản xuất sắt, thép, gang

-

Sản xuất kim loại màu và kim loại quý

-

Đúc sắt thép

-

Đúc kim loại màu

-

Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

-

Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác


-

Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại

-

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

-

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

-

Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, san lấp mặt bằng và cơ sở hạ
tầng

-

Vận chuyển hành khách; vận tải hàng hóa bằng ô tô theo hợp đồng

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 4


-

Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa


-

Môi giới thương mại

-

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

2. Chiến lược đầu tư và phát triển:
a. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty
Tập trung hoạt động cốt lõi: Để phát triển bền vững công ty cần phát triển hoạt động cốt
lõi của mình là lĩnh vực khoáng sản do đã có những lợi thế nhất định về đối tác, đầu vào, đầu
ra và các hướng chiến lược.
Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu cuối cùng của Công ty là tạo ra lợi nhuận, tập trung phát
triển hoạt động kinh doanh trên từng khâu, từng giai đoạn và tổng thể cả quá trình, chú trọng
đạt lợi nhuận theo chiều sâu, tức là thu cả gốc lẫn ngọn.
Quản trị rủi ro: Nếu không quản lý tốt rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh sẽ không
thể có hiệu quả lợi nhuận như mong muốn, vì vậy cần có chính sách quản trị rủi ro ký kết hợp
đồng, rủi ro nợ phải thu khó đòi ...
Mở rộng hoạt động kinh doanh: Trước tiên là mở rộng kinh doanh trong phạm vi hoạt
động cốt lõi của Công ty, sau khi đã phát triển bền vững, quản trị tốt, tối đa hóa lợi nhuận công
ty mới tiếp tục xem xét các hướng phát triển mới và bổ sung thêm giá trị cốt lõi của mình
b. Chiến lược trung và dài hạn:
Chiến lược Trung hạn" Phát triển công ty trở thành một trong những nhà máy có uy tín
thương hiệu hành đầu về đồng :
Nhà máy chế biến đồng từ quặng đồng, đồng phế liệu và các sản phẩm của đồng khác,
chất lượng đồng đạt các mức 99 và 100 phần trăm
Nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ kim loại đồng như: dậy cáp, dây điện, sản phẩm
chế tác từ đồng.

+Xây dựng nhà máy xử lý rác thải từ quy trình sản xuất thành các sản phẩm có thể
thương mại
+Phát triển hệ thống quản lý tài chính hợp lý để tận dụng dòng tiền gia tăng lợi nhuận
+Mở rộng phát triển các định hướng kinh doanh khác để đón đầu quá trình phục hồi nền
kinh tế.
SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 5


Chiến lược dài hạn :
+Xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản đa kim tại đai bàn có tính hợp lý về giao thông ,
kết nối vùng nguyên liệu
+Phát triển các vùng nguyên liệu, mỏ khoáng sản đa kim để cung cấp cho nhà máy và các
đối tác
+Tận dụng các vùng tài nguyên đã khai thác chuyển đổi thành các dự án phù hợp như
trồng rừng, du lịch, trang trại...
+Mở rộng các ngành nghề tiềm năng và bổ sung các giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 6


Chương 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Phân tích tỷ lê
1. Đánh giá khả năng thanh toán
KHOẢN MỤC TÍNH
Tỷ lệ lưu động CR= TSNH/NNH


2011

2012

2013

2014

7

4

7

3

6

3

4

2

Tỷ lệ thanh toán nhanh QR= ( TSNHTK)/NNH

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính
của doanh nghiệp, không thể nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt
nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.


Biểu đồ 1.1: So sánh khả năng thanh toán nợ của BGM và trung bình ngành
Tại BGM khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn trung bình ngành rất nhiều nhưng chưa
thể đánh giá là tốt do: các khoản phải thu, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn
không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được).

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 7


Năm 2012 – 2014 thì tỷ lệ thanh toán nhanh tại BGM đều giảm so với năm 2011. Tỷ lệ
này luôn lớn hơn 1 do hàng tồn kho tăng dần đều qua các năm. Tuy nhiên, khả năng thanh toán
nhanh của công ty vẫn cao, cho thấy công ty chủ động thanh toán được các khoản nợ, tránh
căng thẳng khi nợ đến hạn.
2. Đánh giá hiêu quả hoạt động
KHOẢN MỤC
TÍNH
Hiệu quả sử dụng

2011

2012

2013

2014

24%
51.617


2%
3.431

7%
15.747.8

17%
46.96

.504.245
219.404.384.22

.858.081
219.093.259.50

51.619
229.773.043.64

6.716.516
276.590.036.94

5

6

3

7

6


0

1

1

3.091

813

572

tổng tài sản BGM
TAT= TNS/A
TNS
A
Vòng quay tồn kho
IT = Csx/TK
Kỳ thu tiền bình
quân
ACP=( KPT*360)/N
S

390
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của BGM qua các năm 2012 – 2014 đều giảm so với năm
2011. Tuy nhiên, so với năm 2012 thì 2013 có sự cải thiện khi hiệu quả sử dụng tổng tài sản,
cụ thể:

So với năm 2011 thì năm 2012 giảm 91,7%, năm 2013 giảm 71%, năm 2014 giảm 29%.
Năm 2012 doanh thu giảm 93% so với năm 2011 do công ty ngưng hoạt động để đầu tư
sửa chữa dây chuyền.
Tuy nhiên, điều làm cho hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng lên ở năm 2013 là doanh thu
công ty tăng 358% so với năm 2012, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 4,87%. Năm 2014 cũng
tương tự năm 2013.
SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 8


Hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại BGM năm 2014 được cải thiện hơn so với 2 năm trước
đó nhưng vẫn chưa cao.
Vòng quay hàng tồn kho từ năm 2012 – 2014 là thấp so với năm 2011, tình hình hàng hóa
tại BGM luân chuyển chậm do các nguyên nhân: Năm 2012 BGM ngưng hoạt động 3 quý để
đầu tư dây chuyền mới, năm 2013 -2014 hàng hóa tồn kho ở dạng thành phẩm nhiều bán ra
chậm.
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của vòng luân chuyển các khoản phải thu nghĩa
là để thu được các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao lâu. Nhìn vào bảng số liệu
bên trên, ta thấy kỳ thu tiền bình quân tai BGM phải mất thời gian quá dài, cụ thể năm 2011 là
390 ngày, năm 2012 là 3.091 ngày, năm 2013 là 813 ngày và năm 2014 là 572 ngày. Tuy tại
năm 2012 tình hình được cải thiện nhưng vẫn cần tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa để
giảm kỳ thu tiền bình quân.
3. Tỷ lê tài trợ
KHOẢN MỤC TÍNH
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản D/A= TD/TA

2011
6%


2012
6%

2013
5%

2014
17%

37

8

7

28

5

10

4

5

Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR= EBIT/I
Tỷ số khả năng trả nơ=
(EBITDA+thanh toán tiền thuê)/
(I+nợ gốc+thanh toán tiền thuê)


Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản tại BGM rất thấp (mức chấp nhận được là 60%). Tỷ số chứng tỏ
doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.
Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa
biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay tại BGM năm 2012 giảm 78,3%, năm 2013 giảm 81% so với
năm 2011 và năm 2014 tình hình được cải thiện nên tỷ lệ này chỉ giảm 24,3% so với năm
2011. Tuy tỷ lệ này có biến động nhưng vẫn cho thấy thu nhập của doanh nghiệp cao gấp
nhiều lần chi phí trả lãi.

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 9


Tỷ số khả năng trả nợ là chỉ tiêu đo lường khả năng trả nợ của công ty và cho biết công ty
có khả năng đáp ứng bao nhiêu lần cho nợ. Tỷ lệ này tai BGM cao hơn tối thiểu 4 lần so với
nợ, điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty là tốt và đang tin cậy.
4. Tỷ lê đánh giá khả năng sinh lợi
KHOẢN MỤC TÍNH
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch

2011

2012

2013

2014

vụ GPM= GP/NS

Lợi nhuận gộp GP
Doanh thu thuần NS
Doanh lợi ròng NPM=NI/TNS
Sức sinh lợi cơ bản

54%
-3%
2%
4%
27.755.534.795 (94.148.616)
369.297.281 1.630.388.844
51.506.200.000 3.431.690.000 15.111.898.636 46.316.490.803
40%
21%
1%
1%

BEP=EBIT/A
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài

10%
20.839.939.651

0,38%
723.707.247

0,07%
118.215.124


0,31%
645.493.080

sản ROA=NI/A
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

9%

0,33%

0,05%

0,23%

sở hữu ROE=NI/E
10%
0,35%
0,05%
0,28%
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận gộp cho công ty.
Năm 2012, GPM của công ty giảm do lợi nhuận gộp thấp và doanh thu giảm
Năm 2013 – 2015, GPM cũng giảm so với năm 2011 do mưc tăng của lợi nhuận gộp
không bằng mức tăng của doanh thu thuần
Doanh lợi ròng NPM cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận cho cổ
đông.
Năm 2011 giá vốn hàng hóa chỉ chiếm khoảng 53% doanh thu nhưng từ năm 2012-2014
thì giá vốn hàng hóa chiếm khoảng hơn 90% nên lợi nhuận thu được thấp và các chi phí chiếm
khoang 50% lợi nhuận gộp thu được , điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Sức sinh lợi cơ bản BEP của BGM hoạt động không hiệu quả, điển hình như năm 2012

giảm 96,2% so với năm 2011, năm 2013 giảm 81,5 % so với năm 2012 và năm 2014 tình hình
được cải thiện khi BEP tăng 342 % so với năm 2013.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản biến động như sau:
SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 10


- ROA năm 2012 giảm 96,3% so với năm 2011 là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh từ
20.839.939.651 đồng còn 723.707.247 đồng.
- ROA năm 2013 giảm 84,8% so với năm 2012 là do tài sản được tăng lên trong khi lợi
nhuận sau thuế tiếp tục giảm.
- ROA năm 2014 tăng 360 lần so với năm 2013 do tài sản và lợi nhuận cùng tăng, tuy
nhiên mức tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn mức tăng của tài sản ( tài sản tăng 20,3% ,
lợi nhuận sau thuế tăng 446%).
 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua các năm đều giảm so với năm 2011, hiệu quả
chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận giảm.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE giảm từ năm 2012 – 2014 cho thấy chưa cân
đối hài hòa giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn cổ đông để khai thác lợi thế cạnh tranh của
mình.
5. Đánh giá theo góc độ thị trường
Tỷ lệ P/E: cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu được 1 đồng lợi nhuận
của công ty. Tỷ số này ở BGM có biến động đáng kể chỉ có năm 2011 là 3, các năm từ 2012
-2014 đều cao, cho thấy đầu tư vào ít rủi ro và triển vọng tăng trưởng.

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 11



Tỷ lệ P/B: cho thấy mức độ so sánh giữa giá cả cô phiếu trên thị trường và giá trị cổ
phiếu trên sổ sách. Qua kết quả ta thấy BGM giá thị trường luôn thấp hơn giá sổ sách. Điều
này cho thấy các nhà đầu tư đã đánh giá thấp về công ty BGM và đánh giá thấp về khả năng
đầu tư có lời tại BGM .
KHOẢN MỤC
TÍNH

2011

Tỷ lệ P/B

2012
0,33

2013

2014

0,49

0,32

0,44

2012

2013

2014


II.PHÂN TÍCH CƠ CẤU
Bảng cân đối kế toán
KHOẢN MỤC TÍNH
TÀI SẢN NGẮN HẠN
(TSNH/TTS)
TÀI SẢN DÀI HẠN
(TSDH/TTS)
TỔNG TÀI SẢN
NỢ PHẢI TRẢ (NPT/TNV)
TRONG ĐÓ: NỢ NGẮN HẠN
NỢ DÀI HẠN
VỐN CHỦ SỞ HỮU
TỔNG NGUỒN VỐN

2011
37%

24%

31%

46%

63%
100%
6%
6%
0,46%
94%
100%


76%
100%
6%
6%
0%
94%
100%

69%
100%
5%
5%
0%
95%
100%

54%
100%
17%
17%
0%
83%
100%

1. Về tài sản:
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy công ty đang có sự dịch chuyển dần về cơ cấu tài sản.
Nếu trong năm 2011 TSNH chiếm 37% thì đến năm 2014 tỷ lệ này đã nâng đến 46%. Tương
ứng với nó là sự giảm dần của TSDH. Trong cơ cấu của TSNH thì các khoản phải thu và hàng
tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong suốt các năm.

2. Về nguồn vốn:
Số liệu các năm cho thấy, công ty đã thay đổi cơ cấu vốn, công ty tăng dần các khoản
nợ năm 2011 từ 6% lên 17% năm 2014. Trong đó, khoản nợ dài hạn lại được giảm ( năm 2011

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 12


là 0,46% , năm 2012 là 0%), nợ ngắn hạn chủ yếu là mua hàng nợ từ nhà cung cấp. Vốn chủ sở
hữu giảm từ 94% ( 2011) còn 83% ( 2014).
KHOẢN MỤC TÍNH
Tổng doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí QL doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt động KD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng LN kế toán trước thuế
Thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hoãn lại
Thuế TN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế TNDN


2011
100%
46,11%
53,89%

2012
100%
102,74%
-2,74%

2013
100%
97,56%
2,44%

2014
100%
96,48%
3,52%

0,21610%

0,00490%

3,42625%

0,00049%

1,13%

1,12%
0,00%
12,52%
40,46%
0,00%
0,00%
0,00%
40,46%
0,00%
0,00%
0,00%
40,46%

3,19%
3,19%
0,00%
-27,06%
21,14%
0,00%
0,05%
-0,05%
21,09%
0,00%
0,00%
0,00%
21,09%

0,16%
0,16%
0,00%

4,12%
1,59%
0,78%
1,40%
-0,62%
0,98%
0,20%
0,00%
0,00%
0,78%

0,07%
0,07%
0,00%
2,75%
0,70%
1,40%
0,31%
1,09%
1,80%
0,41%
0,00%
0,00%
1,39%

3. Doanh thu:
Tổng doanh thu của công ty được hình thành từ 3 nguồn là doanh thu thuần bán hàng,
doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu thuần bán hàng là nguồn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty luôn chiếm từ 99% tổng
doanh thu trở lên, như vậy sự tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng có tác động mạnh đến

sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại.
Tốc độ tăng doanh thu thuần từ năm 2011- 2014 luôn đạt 100% riêng năm 2012 do sửa
chữa lại dây chuyền nên doanh thu giảm chỉ còn 23%.
4. Chi phí:
Qua bảng chúng ta thấy trong cơ cấu tổng chi phí của công ty, giá vốn hàng bán chiếm
tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 46% doanh thu thuần, lớn nhất là năm 2012 giá vốn hàng
bán chiếm tới 102,74% doanh thu thuần.
SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 13


Công ty quản lý giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp qua các
năm 2011-2014 rất cao (giá vốn hàng bán chiếm phần lớn doanh thu) khiến lợi nhuận thu được
không cao.
5. Lợi nhuận:
Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều dương. Mặc dù lợi nhuận sau thuế
giảm do năm 2012 công ty không có hoạt động kinh doanh sản xuất trong 3 quý nên doanh thu
giảm, năm 2013 và 2014 do chi phí tăng cao nên lợi nhuận giảm.
III. Mô hình chỉ số Z
KHOẢN MỤC TÍNH
Tỷ số tài sản lưu động/tổng tài

2011

2012

2013

2014


sản (X1)
Tỷ số LNGL/Tổng tài sản(X2)
Tỷ số LN trước lãi vay và thuế/

37%
9%

24%
0,33%

31%
0,05%

46%
0,23%

tổng tài sản(X3)
Tỷ giá thị trường của VCSH/

10%

0,38%

0,07%

0,31%

526%


8

7

2

23%
2%
7%
4,496991851 5,665894288 4,639012079

17%
2,147177692

giá trị sổ sách của tổng nợ(X4)
Tỷ số doanh thu/ tổng tài
sản(X5)
Chỉ số Z

Theo bảng số liệu trên thì từ năm 2011 -2013 chỉ số Z dao động từ 4,4 – 5,6 cho thấy
công ty luôn năm trong vòng an toàn, tuy nhiên năm 2014 tỷ lệ này là 2,1 < 2,99 công ty nằm
trong vùng cảnh báo, mặc dù tổng tài sản tăng nhưng hiệu quả kinh doanh thấp nên nằm trong
vùng cảnh báo, doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn nhưng cần phải xem xét điều
kiện tài chính một cách thận trọng.
IV. Phân tích hòa vốn
1.

Doanh thu hòa vốn
KHOẢN MỤC
TÍNH


Doanh thu thuần
Doanh thu hòa vốn
SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

2011
51.506.20

2012
3.431.

2013
15.111.898

2014
46.316.4

0.000
19.854.845.650

690.000
3.202.145.502

.636
14.917.492.297

90.803
43.289.675.319

Trang 14



lời lô
Doanh thu hòa vốn
tiền mặt
Doanh thu hòa vốn

3.916.177.133

(117.836.392)

409.265.358

2.388.016.306

trả nợ
24.675.314.230
3.740.814.532
17.888.700.236
219.530.789.358
Doanh thu thuần tại các năm 2011- 2014 đều cao hơn doanh thu hòa vốn lời lô nên công
ty này ta xác định là lời thật.
Doanh thu thuần tại các năm từ 2012 – 2014 nhỏ hơn doanh thu hòa vốn trả nợ cho thấy
doanh thu tạo ra tại các năm không đủ để thanh thanh toán nợ gốc. Tại BGM doanh thu ở các
năm có tăng , tuy nhiên, mức tăng doanh thu này tăng lên do giá vốn hàng bán tăng.

2.

Đòn bẩy tài chính


KHOẢN MỤC TÍNH
Độ lớn của đòn bẩy kinh
doanh DOL
Độ lớn đòn bẩy tài chính
DFL
Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp
DTL

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

2011

2012

2013

2014

2

13

54

12

1,03

1,15


1,16

1,04

1,654990349

15,10127028

62,54998125

12,11680949

Trang 15


a. Đòn bẩy kinh doanh DOL
Qua bảng ta nhận thấy DOL lần lượt là 2, 13, 54, 12 có nghĩa là 1% biến động tăng lên
hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 2%, 13%,
54%, 12%.
Đồng thời năm 2011 có DOL nhỏ nhất, chứng tỏ mức độ rủi ro kinh doanh của công ty là
thấp.
b. Đòn bẩy tài chính DFL
Các năm đều có sự tồn tại của đòn bẩy tài chính nhưng chỉ số này còn quá nhỏ gần bằng
1 cho thấy sự tác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận sau thuế còn rất thấp. Lý do là việc
doanh nghiệp sử dụng nợ thấp trong cơ cấu tài chính của mình. Việc sử dụng nợ thấp trong cơ
cấu tài chính của mình cho thấy doanh nghiệp rất thận trọng và độc lập về tài chính. Doanh
nghiệp nên tăng tỷ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vôn của mình để gia tăng DFL từ đó gia tăng lợi
nhuận sau thuế cho cổ đông thay vì sử dụng chính sách an toàn.
c. Đòn bẩy tổng hợp DTL
Thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự thay đổi doanh thu. Tai

BGM sự tác động của đòn bẩy tổng hợp phụ thuộc vào độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 16


Chương 3: NHẬN XÉT
Trong năm 20111 nhìn chung công ty làm ăn thuận lợi và kết quả báo cáo kinh doanh
luôn tăng trưởng với con số dương, cụ thể là trong năm 2012 doanh thu đạt 51,51 tỷ, lợi nhuận
sau thuế đạt mức 20,84 tỷ đồng.
Trong năm 2012, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị đình trệ do
công ty đầu tư sữa chữa hệ thống dây chuyền sản xuất, điều đó làm cho doanh thu bán hàng và
lợi nhuận sau thuế của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng, cụ thể doanh thu bán hàng năm 2012
chỉ đạt 3,43 tỷ đồng, giảm 93,34%, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,72 tỷ đồng, giảm gần 96 % so
với năm 2011.
Năm 2013, tình hình công ty bắt đầu phục hồi khi doanh thu tăng trưởng 340% so với
năm 2012, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 84% so với năm 2012 do các chi phí tăng cao.
Năm 2014 doanh thu lại tiếp tục tăng trưởng 206% so với năm 2013, lợi nhuận sau
thuế tăng 446% so với năm 2013 do 1 phần kiểm soát được chi phí.

SVTH: Nguyễn Bích Hạnh

Trang 17



×