Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2014
Bài tập tiếng việt - đề 1
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Hòn đá nhẵn
Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ rầy la vì chỉ thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn
phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc
không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.
Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện buồn của tôi, bà không nói mà chỉ đi
bên cạnh tôi và cùng tôi ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Buổi chiều, bà đưa tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi
bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, mong có được một viên thật tròn. Tôi lội xuống nước và mò
được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.
- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?
- ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm kiếm dưới nước?
- Vì đá ở trên bờ đều thô ráp.
- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?
Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:
- Nhờ nước ạ.
- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau, hết lần này tới
lần khác, hết năm này tới năm khác. Cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá
mới đẹp. Con người cũng vậy.
Tôi nhìn thẳng vào mắt bà nội và kinh ngạc vì bỗng nhiên hiểu được ý nghĩa lời nói của bà.
- Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ
đâu con được như thế. – Bà nội nói tiếp.
Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khi bị ba mẹ rầy la vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
a. Bạn cảm thấy rất hối hận.
b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.
c. Bạn cảm thấy hài lòng vì được ba mẹ giáo dục một cách nghiêm khắc.
2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội đã làm gì?
a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.
b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.
c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.
3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?
a. Bạn tìm những viên đá tròn , nhẵn bóng.
b. Bạn tìm những viên đá to.
c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.
4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?
a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.
b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của
chúng.
c. Vì những viên đá nằm sâu dưới lòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.
5. Câu nói của bà nội đã giúp bạn nhỏ hiểu ra điều gì?
a. Muốn tìm những viên đá đẹp phải lội xuống suối.
b. Con người phải được tôi luyện mới trưởng thành.
c. Đá muốn trở nên đẹp phải cần nhiều thời gian.
II. Luyện từ và câu:
1. Gạch bỏ những từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, bà cháu, con người.
b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, làm bài, tắm biển, ra chơi, đi học
c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, ngoan ngoãn, ham chơi, lễ phép, thật thà.
2. Hãy sắp xếp các từ sau thành nhóm:
Tròn, tìm, chọn, nhẵn bóng, tuyệt đẹp, nhặt
a. Từ chỉ việc làm của bạn nhỏ:........................................................................
b. Từ chỉ đặc điểm của viên đá:........................................................................
3. Những dòng nào đã thành câu:
a. Bạn nhỏ
b. Hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành.
c. Bạn nhỏ hiểu ra rằng.
d. Bạn nhỏ hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành.
4. Cho 3 từ bạn nhỏ, bà, hiểu. Hãy sắp xếp 3 từ trên thành hai câu khác nhau và ghi lại:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Họ tên:................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2014
tiếng việt - đề 2
I. đọc hiểu:
Bé và chim chích bông
Hằng ngày, Bé đều dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố
gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm để
ngồi học bài.
Những ngày lạnh giá qua đi, rồi trời ấm dần. Chim sâu ra ăn đàn. Chúng bay tràn qua vườn cải.
Cả đàn ùa xuống, líu tíu trên những luống rau trồng muộn.
Bé hỏi:
- Chích Bông ơi! Chích Bông làm gì thế?
Chích Bông trả lời:
- Chúng em bắt sâu, chị ạ.
Chích Bông lại hỏi Bé:
- Chị Bé làm gì thế?
Bé ngẩn ra rồi nói:
- à .....chị học bài.
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bé dậy sớm để làm gì?
a. Bé dậy sớm để học bài.
b. Bé dậy sớm để tập thể dục.
c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.
2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé?
a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?
a. Chìm sâu đến vườn cải để dạo chơi.
b. Chìm sâu đến vườn cải để bắt sâu.
c. Chìm sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé.
4. Đánh số thứ tự 1, 2, 3 cho ba dòng sau theo đúng trật tự nội dung của bài:
a. Đàn chim sâu và vườn cải.
b. Cuộc trò chuyện giữa Bé và chim chích bông.
c. Bé dậy sớm học bài.
5. Những tên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
a. Chích bông và vườn cải.
b. Cô bé chăm học.
c. Bé học bài.
6. Viết 3 câu nói rõ trong bài Bé và chim chích bông, những ai đáng khen? Vì sao đáng khen?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
1. Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “học” để tạo thành từ ngữ?
a. bài
b. tập
c. thuộc
e. biết
g. hành
h. vẽ
d. toán
2. Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “tập” để nói về hoạt động học tập?
a. đọc
b. vở
e. vẽ
g. tễnh
c. trận
d. hát
h. viết
3. Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:
a. Bé/ quý/ chích bông/ rất.
-....................................................................................................
-....................................................................................................
b. chăm chỉ/ đều/ và/ chích bông/ Bé.
-.....................................................................................................
-.....................................................................................................
4. Trong bài Bé và chim chích bông có mấy câu hỏi?
a. 1 câu hỏi
b. 2 câu hỏi
c. 3 câu hỏi
5. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống:
a. Bé là một người chăm học
b. Bé dậy sớm để làm gì
c. Chích bông có chăm chỉ không
d. Chích bông rất chăm chỉ
Họ tên:................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2014
tiếng việt - đề 3
I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn sau.
Xe lu và xe ca
Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm,
xe ca chế giễu:
- Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này!
- Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi
đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca
mới tiếp tục lên đường.
Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?
a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.
b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.
c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.
2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?
a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy cánh.
b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.
c. Xe ca bị ngã lăn kềnh giữa đường.
3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?
a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.
b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.
c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.
4. Cuối cùng xe ca hiểu ra điều gì?
a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.
b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.
c. Không nên xem thường người khác.
II. Luyện từ và câu:
1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong hai câu văn sau:
Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau.
a. Xe ca, xe lu, đôi bạn, thân
b. xe ca, đôi bạn, đi, đường
c. xe ca, xe lu, đôi bạn, đường
2. Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì?
a. Xe ca và xe lu là đôi bạn thân.
b. Xe lu đi rất chậm.
c. Xe ca không chế giễu xe lu nữa.
d. Công việc của xe lu là như vậy.
3. Viết tiếp để có câu theo mẫu Ai là gì?
a. Xe ca là............................................................................
b. Xe lu là .............................................................................
c. Đoạn đường này là...............................................................
4. Viết câu kiểu Ai là gì? có cùng nghĩa với câu sau:
Câu chuyện Xe lu và xe ca rất thú vị.
...................................................................................................................................
III. Luyện nói – viết:
* Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu chuyện Xe lu và xe ca:
Thấy xe lu........................., xe ca......................... Đến quảng đường hỏng, nhờ xe
lu .............................. nên xe ca mới ........................................ Xe ca hiểu ra rằng không
nên
.................................,
mỗi
đều.................................................
xe
đều
có
..............................
của
mình
và
Họ tên:................................................Lớp 2TĐ
Ngày.......tháng.......năm 2012
tiếng việt – đề 4
I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn sau:
Chim sẻ
Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ
cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với
ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.
Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu
la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn
thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và
Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.
Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong
vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.
(Nguyễn Tấn Phát)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?
a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.
b. Vì Sẻ tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm
bạn với mình.
2. Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?
a. Quạ giúp đỡ Sẻ.
b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.
c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.
3. Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ?
a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.
b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.
c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ
Sẻ.
4. Em hãy viết từ 1 đến 2 câu nói về suy nghĩ của Sẻ khi được các bạn giúp đỡ.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
1. Từ nào có thể thay cho từ xấu hổ trong câu “Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn”?
a. ngượng ngùng
b. lúng túng
c. e thẹn
2. Chim sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì?
a. cây cối
b. con vật
c. đồ vật
d. người
3. Nhóm từ nào dưới đây là những từ chỉ sự vật?
a. Mận, chim sẻ, chim sâu, ong.
b. Mận, chuồn chuồn, kiến, tốt bụng.
c. Cô đơn, trống trải, quạ, chim sẻ.
4. Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về các nhân vật trong câu chuyện Chim Sẻ.
a. Sẻ…………………………………………………………………………………..….
b. Quạ……………………………………………………………………………………
c. Chuồn Chuồn, Chim Sâu, Ong, Bướm, Kiến
……………………………………………………………………………………………………
III. Tập làm văn:
Đề bài: Ai cũng có những người bạn thân. Hãy viết từ 4 đến 5 câu để giới thiệu về người bạn thân
của em và nêu sự gắn bó giữa em và bạn.
Bài làm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Họ tên:.................................................Lớp 2TĐ
Ngày.......tháng.......năm 2012
tiếng việt - đề 5
I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn sau:
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu như thế đó
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương
Cô giáo như mẹ hiền
Em bây giờ cữ ngỡ
Cô giáo là cô tiên
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha
Em bây giờ khôn lớn
Bỗng nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ cô cùng vỗ về…
(Viễn Phương)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Hình ảnh bạn nhỏ ngày đầu tiên đi học được tả như thế nào?
a. Tươi vui, phấn khởi.
b. Vừa đi vừa khóc.
c. Rụt rè nép sau lưng mẹ.
2. Hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy tình cảm của cô giáo với bạn nhỏ?
a. Dỗ dành yêu thương.
b. Dắt tay đến trường.
c. Vỗ về an ủi.
3. Cô giáo được bạn nhỏ so sánh với những ai?
a. Cô giáo như người mẹ hiền.
b. Cô giáo hiền như cô tấm.
c. Cô giáo là cô tiên.
4. Có thể dùng hai từ nào để nói về tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo?
a. Kính yêu, biết ơn.
b. Lễ phép, ngoan ngoãn.
c. Quan tâm, lo lắng.
5. Viết tiếp để có câu nhận xét về nội dung bài thơ:
Bài thơ cho ta thấy………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
II. Luyện từ và câu
1. Trong các từ sau, những từ nào chỉ người, sự vật?
a. ngày
e. yêu thương
b. đi học
g. cô
c. mẹ
h. an ủi
2. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai là gì?
a. Thật là có chí thì nên.
b. Cô giáo là cô tiên.
c. Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
3. Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để cho biết:
a. Ngày đầu tiên đi học của em là ngày nào.
d. trường
i. thiết tha
……………………………………………………………………………………………….
b. Tên trường em.
……………………………………………………………………………………………….
c. Trường em là ngôi trường như thế nào.
……………………………………………………………………………………………….
d. Tên cô giáo lớp Một của em.
……………………………………………………………………………………………….
e. Môn học em yêu thích.
……………………………………………………………………………………………….
III. luyện nói và viết:
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn nói về hình ảnh cô giáo trong tâm trí bạn nhỏ.
Hình ảnh cô giáo đọng lại trong tâm trí bạn nhỏ thật đẹp. Khi bạn khóc, cô đã …………..bạn. Cô
…………bạn vào lớp. Với bạn nhỏ, cô giáo là……………………..
2. Hãy viết một đoạn văn ngắn để nói về cô giáo lớp Một của em.
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2011
tiếng việt - đề 6
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài thơ sau:
Chùm hoa giẻ
Bờ cây chen chúc lá
Chùm giẻ treo nơi nào?
Gió về hương đưa lạ
Cứ thơm hoài xôn xao!
Bạn trai vin cành hái
Bạn gái lượm đầy tay
Bạn trai, túi áo đầy
Bạn gái, cài sau nón.
Chùm này hoa vàng rộm
Rủ nhau dành tặng cô
Lớp học chưa đến giờ
Đã thơm bàn cô giáo.
(Xuân Hoài)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ Gió về đưa hương lạ?
a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.
b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.
c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.
2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?
a. chen chúc
d. thơm hoài
b. hương (thơm) lạ
e. xôn xao
c. ngào ngạt
g.sực nức
3. Những từ bạn trai, bạn gái được lặp đi lặp lại nhiều lần diễn tả điều gì?
a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.
b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.
c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.
4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?
a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.
b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.
c. Hoa giẻ là thứ hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.
5. Từ xôn xao trong bài gợi tả điều gì?
a. Tiếng gió làm cành cây va đập vào nhau.
b. Tiếng cười nói của các bạn nhỏ.
c. Mùi hương hoa giẻ thơm đến mức như biết nói khiến ta thấy xúc động, xao xuyên trong lòng.
6. Tình cảm của các bạn học sinh trong bài thơ đối với cô giáo như thế nào? Hãy viết thêm 2 câu để có
đoạn văn với câu mở đầu sau:
Tình cảm của các bạn học sinh với cô giáo thật đáng quý.
II. Luyện từ và câu:
1. Những từ ngữ nào chỉ người, đồ vật thuộc chủ đề trường học có trong bài thơ trên?
a. cô giáo
e. hiệu trưởng
b. lớp học
g. bạn gái
c. bàn
d. bạn trai
h. hoa giẻ
2. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi cái gì? trong câu sau đây:
Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.
a. Mùi hương
b. Mùi hương đặc biệt.
c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ.
3. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi Là gì? trong câu sau đây:
Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo.
a. dành tặng cô giáo
b. là chùm hoa được dành tặng cô giáo
c. chùm hoa được dành tặng cô giáo
4. Những câu nào khẳng định hoa giẻ có mùi thơm?
a. Hoa giẻ đâu có thơm.
b. Đâu phải hoa giẻ không thơm.
c. Hoa giẻ có thơm đâu.
d. Ai bảo hoa giẻ không thơm?
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2012
tiếng việt - đề 7
I. Đọc hiểu:
Đọc thầm bài thơ sau:
Tháng ba đến lớp
Năm học đi qua tháng ba
Tháng ba, những ngày giáp hạt
Sáng ra, tôi đứng cửa trường
Đón từng em tới lớp
Miệng nhẩm tính: bốn mươi, bốn mốt…..
Những ngày này thấy quý các em hơn
ăn bữa sáng một phần tư độn củ
Nhưng hành trang đến trường lúc nào cũng đủ
Bài học trong đầu, sách vở gọn trong tay…
Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng ba còn đi qua năm học
Mỗi khoảng trống trên bàn – có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi.
(Thanh ứng)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khoảng thời gian nào được nhắc đến trong bài thơ?
a. Những ngày mùa bội thu.
b. Những ngày đói kém, không còn lương thực để ăn.
c. Những ngày chuẩn bị nghỉ hè.
2. Vì sao trong những ngày này, thầy giáo thấy quý các em học sinh hơn?
a. Vì thầy sắp phải chia tay các em.
b. Vì trải qua thời gian dài thầy trò đã gắn bó với nhau hơn, quý nhau hơn.
c. Vì thầy hiểu mặc dầu bị đói, các em đã rất cố gắng để đến trường.
3. Những hình ảnh nào cho thấy cái đói không làm thay đổi quyết tâm học tập của các em?
a. Bữa sáng một phần tư độn củ.
b. Hành trang đến trường vẫn đủ.
c. Bài học trong đầu.
d. Sách vở gọn trong tay.
4. Hình ảnh hai câu cuối bài thơ nói lên điều gì?
b. Thầy giáo
a. Mỗi một em học sinh vắng mặt được ghi vào một chỗ trống trong sổ của thầy giáo.
nhỡ rõ những bạn nào nghỉ học.
c. Mỗi một em học sinh vắng mặt tạo nên tạo nên biết bao nhiêu nỗi băn khoăn, niềm thương
cảm, sự đau xót trong lòng người thầy giáo.
5. Khi thấy có khoảng trống trên bàn do có học sinh nghỉ học vì đói, tâm trạng của thầy giáo như thế
nào? Em hãy viết 2 câu để trả lời.
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
II. Luyện từ và câu:
1. Những từ nào chỉ hoạt động trong dãy từ sau:
a. năm học
e. đón
b. đến lớp
c. đi qua
g. nhẩm tính
d. đứng
h. các em
i. ăn
2. Điền tên môn học thích hợp vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau:
a) …………..…… là môn học dạy em biết dùng và yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình.
b) Môn học dạy em làm phép tính, tính toán là môn……………..
c) Nhờ môn………………….. mà em hiểu biết thật nhiều về thế giới tự nhiên.
d) Môn…………………. giúp em thể hiện được sự vật bằng nét vẽ và màu sắc.
3. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau;
Bài thơ Tháng ba đến lớp cho thấy dù đói, các bạn học sinh vẫn cố gắng …………………….
Các bạn vẫn mang theo đầy đủ ……………… và ……………….bài. Thầy giáo luôn…………………
các em đi học. Mỗi bạn …………………làm thầy giáo rất………………………
(nghỉ hoc, buồn, mong, học thuộc, đồ dùng học tập, đến trường)
III. Tập làm văn:
* Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho thích hợp để có đoạn văn nói về tình cảm của
cô giáo đối với học sinh:
Cô giáo em luôn nhìn chúng em với một………………………………………….. Cô luôn
………………………chúng
em
học
hành
chăm
chỉ.
Khi
chúng
em
mắc
lỗi
cô
…………………………… Khi chúng em không hiểu bài, cô ……………………….cho đến khi chúng
em hiểu mới thôi. Cô là ……………………………của chúng em.
(khuyến khích, tận tình giảng giải, nhẹ nhàng khuyên bảo, người mẹ thứ hai, ánh mắt trìu mến và
nụ cười tươi tắn.)
Họ tên:...............................................................Lớp: 2
Tiếng việt – đề 8
A. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Một chuyện cảm động
Cô Tôm xơn dạy lớp Năm tại trường tiểu học ở một thị trấn nhỏ. Vào ngày khai giảng, cô đặc
biệt chú ý tới cậu học sinh Tét đi ngồi ngay bàn đầu, quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu,
hay gây gổ với bạn bè.
Sau ngày khai giảng, cô Tôm xơn mới có thì giờ đọc học bạ của Tét đi. Cô hết sức ngạc nhiên khi
biết hồi học lớp 1, lớp 2 Tét đi là một học sinh xuất sắc, sau khi mẹ mất, do thiếu sự quan tâm chăm sóc,
em trở nên lãnh đạm và không thích học.
Lễ Giáng sinh năm ấy, học sinh trong lớp tặng cô những món quà gắn nơ rất đẹp. Riêng Tét đi
tặng cô gói quà bọc vụng về bằng giấy gói hàng cũ màu nâu xỉn. Khi cô mở món quà của Tét đi, các bạn
trong lớp cười ồ lên vì thấy đó là chiếc vòng giả kim cương cũ đã mất vài hột đá và lọ nước hoa chỉ còn
lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo bằng cách đeo chiếc vòng vào tay và xức một ít
nước hoa lên cổ tay. Cuối giờ, Tét đi nán lại nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày
xưa.” Sau khi Tét đi về, cô Tôm xơn đã khóc. Từ đó, cô lưu tâm chăm sóc Tét đi hơn trước. Cô càng
động viên, em càng tiến bộ nhanh và trở thành học sinh giỏi nhất lớp.
Thời gian trôi đi. Năm nào cô Tôm xơn cũng nhận được thư của Tét đi. Tét đi viết: “Cô mãi mãi
là cô giáo tuyệt vời nhất của em.”
Dù hoàn cảnh khó khăn, Tét đi vẫn quyết tâm tốt nghiệp đại học loại ưu và bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ. Đến ngày cưới của mình, Tét đi mời cô Tôm xơn đến dự. Tét đi cảm động nói với cô:
- Cảm ơn cô đã tin tưởng em. Cô đã làm cho em thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng
mình sẽ tiến bộ.
(Theo Đàm Thư)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao lúc đầu cô Tôm xơn lo ngại về Tét đi?
a. Vì Tét đi lãnh đạm khó gần.
b. Vì Tét đi mặc quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn.
c. Vì Tét đi không thích học và hay ngủ gật trong lớp.
2. Vì sao cô Tôm xơn thay đổi suy nghĩ về Tét đi?
a. Vì cô tâm sự với Tét đi.
b. Vì cô đã trao đổi với các bạn trong lớp.
c. Vì cô đã đọc học bạ để hiểu về quá trình học tập và cuộc sống gia đình của Tét đi.
3. Vì sao Tét đi tặng cô giáo một món quà đã cũ mà cô vẫn trân trọng?
a. Vì cô không để ý đến giá trị của món quà mà yêu thương, trân trọng những tình cảm của học sinh dành
cho mình.
b. Vì món quà hợp sở thích của cô.
c. Vì đó là một món quà lạ, hiếm thấy.
4. Nhờ đâu mà Tét đi ngày càng tiến bộ?
a. Nhờ bạn bè trong lớp động viên, giúp đỡ Tét đi.
b. Nhờ tình yêu thương, sự động viên, quan tâm, chăm sóc của cô Tôm xơn.
c. Nhờ sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình.
5. Vì sao trước mỗi sự tiến bộ của mình, Tét đi lại nhớ và viết thư cho cô Tôm xơn?
a. Vì cô Tôm xơn dặn Tét đi phải viết thư mỗi khi có sự thay đổi.
b. Vì cô Tôm xơn đang sống cô đơn, buồn rầu.
c. Vì Tét đi luôn nhớ và biết ơn cô Tôm xơn, người đầu tiên đã tin tưởng, yêu thương, giúp đỡ và động
viên Tét đi.
II. Luyện từ và câu:
1. Dòng nào nêu đúng những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong hai câu văn sau:
Cô Tôm xơn dạy lớp Năm tại trường tiểu học ở một thị trấn nhỏ. Vào ngày khai giảng, cô đặc
biệt chú ý tới cậu học sinh Tét đi ngồi ngay bàn đầu, quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu,
hay gây gổ với bạn bè.
a. Đặc biệt, ngồi, quần áo.
b. khai giảng, dạy, chú ý, ngồi, gây gổ.
c. khai giảng, nhỏ, bẩn thỉu, ngồi, gây gổ.
2. Từ nào không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. cô giáo, thầy giáo, đi học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô tổng phụ trách
b. xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, ngoan ngoãn, ghi, đọc, viết
3. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong mỗi câu sau:
a. Hôm khai giảng
cô Tôm xơn nhìn thấy Tét đi bẩn thỉu
b. Tét đi cố gắng học hành siêng năng
ăn mặc lôi thôi
chăm chỉ để đền đáp công lao của cô Tôm xơn
4. Chọn những từ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho phù hợp:
Tét đi nhỡ mãi hình ảnh cô giáo............lớp Năm của em. Cô là người rất......................và quý mến
học sinh. Nhờ sự chăm sóc, ................... của cô, Tét đi đã trở thành học sinh giỏi của lớp.
(yêu thương, giúp đỡ, dạy)
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2014
tiếng việt - đề 9
A. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Ngọt ngào tình bạn
“Một bông hoa dù đẹp đến mấy, trước sau rồi cũng phải tàn. Giá như sau đó kết thành quả ngọt
thì tốt quá nhỉ!” Hoa nghĩ như vậy, rồi nói điều đó với Ong.
Ong bảo:
- Tôi có thể giúp bạn làm việc đó nhưng bạn sẽ cho tôi một ít mật hoa nhé.
Hoa đồng ý. Ong lại bảo:
- Một mình họ nhà ong chúng tôi làm thì chưa đủ, hay bạn nhờ thêm Bướm và các bạn khác nữa?
Hoa mừng rỡ:
- Thế bạn giúp tôi mời Bướm và các bạn khác nhé!
Ong đáp:
- Vâng, vâng. Các bạn cứ làm ra thật nhiều phấn hoa, cả mật hoa nữa. Rồi các bạn hãy toả hương
thơm ngát và phô hết vẻ đẹp lộng lẫy của mình.
Các loài hoa bắt tay luôn vào việc. Hoa Khế lấy chiếc áo phơn phớt tím ra mặc. Hoa Bưởi cũng
chọn chiếc áo trắng muốt của mình ra khoe. Cạnh tấm áo vàng óng của hoa Mướp là chiếc áo đỏ rực của
hoa Hồng. Tất thảy đều toả hương thơm và sửa soạn sẵn thứ mật ngọt dịu để đón khách. Quả nhiên, chỉ
ít lâu sau. Ong, Bướm và các bạn khác kéo đến thăm rất đông.
Cánh hoa khẽ mở ra gọi mời Ong, Bướm. Ôi, phấn hoa mới thơm, mật hoa mới ngọt ngào làm
sao! Ong, Bướm say sưa hút mật. Hoa rắc phấn lên đầy mình các bạn. Khi hạ cánh vào bông hoa thứ
hai, Ong, Bướm đã mang theo phấn hoa của bông hoa thứ nhất làm cho bông hoa thứ hai kết quả. Và cứ
như vậy, Ong, Bướm hút mật và làm cho Hoa kết thành quả.
Vườn cây năm đó trĩu quả. Quả nào cũng ngọt ngào tình bạn.
(Theo Viết Linh)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Những bông hoa có mong ước gì?
a. Đậu thành quả ngọt.
b. Được kết bạn với Ong, Bướm.
c. Giữ được vẻ đẹp của mình mãi mãi.
2. Để mời các bạn đến giúp mình đạt được mong ước, Hoa đã chuẩn bị những gì đón khách?
a. Lấy áo đẹp ra mặc, khoe vẻ đẹp của mình.
b. Chuẩn bị bánh ngọt, cắm hoa, trang trí nhà cửa.
c. Làm phấn hoa, mật hoa ngọt ngào và toả hương thơm.
3. Các bạn đã làm gì để giúp đỡ Hoa?
a. Các bạn hút mật hoa.
b. Các bạn mang phấn hoa từ Hoa này sang Hoa khác làm cho Hoa kết thành quả ngọt.
c. Các bạn đến thăm và chơi với Hoa.
4. Hình ảnh “Quả nào cũng ngọt ngào tình bạn.” nói lên điều gì?
a. Hoa sẽ kết thành quả ngọt ngào.
b. Bạn bè biết yêu thương, giúp đỡ nhau đã tạo ra những quả (trái) ngọt ngào.
c. Vườn cây có nhiều quả mgọt.
5. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về tình bạn giữa Hoa, Ong và
Bướm:
Tình bạn giữa Hoa, Ong và Bướm thật....................Nhờ có tình bạn đó mà Hoa đã kết
thành.......................Thật đúng là khi bạn bè biết....................,....................lẫn nhau thì làm việc gì cũng
mang lại kết quả...........................
B. Luyện từ và câu:
1. Xếp các từ bông hoa, tàn, kết, quả ngọt , nghĩ, nói, Ong, bạn, giúp, cho, mật hoa, Bướm thành hai
nhóm:
a. Nhóm từ chỉ sự vật:...............................................................................................
b. Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái:.........................................................................
2. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:
(toả, phô, nở)
a. Các loài hoa đang đua nhau..................sắc dưới ánh mặt trời.
b. Trên mặt hồ, những bông sen ................. hương thơm ngát.
c. Sáng nay, chị hoa hồng đã....................những bông hoa đầu tiên.
3. Điền vào chỗ trống để tạo câu có mẫu Ai là gì?
a. Hoa hồng là............................................
b. ........................là loài hoa có màu trắng tinh khiết.
c. ........................là loài hoa rất thơm.
4. Đặt từ 1 đến 2 câu theo mẫu Ai là gì? để:
a. Nhận xét về loài ong:............................................................................................
b. Nhận xét về loài bướm:.........................................................................................
5. Ba câu sau không viết hoa tên riêng. Em hãy tìm các tên riêng và viết hoa lại cho đúng:
hà nội là một thành phố có nhiều vùng trồng hoa đẹp. Bên hồ tây xanh trong, làng ngọc hà như
một vườn hoa lớn muôn màu rực rỡ. Xa xa, những vườn đào nhật tân khoe sắc thắm để chào đón xuân
về.
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2011
tiếng việt - đề 10
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài thơ sau:
Giữa vòng gió thơm
Này chú Gà Nâu
Bà ơi hãy ngủ
Cãi nhau gì thế!
Có cháu ngồi bên
Này chị Vịt Bầu
Căn nhà vắng vẻ
Chớ gào ầm ĩ!
Khu vườn lặng im.
Bà tớ ngủ rồi
Hương bưởi hương cau
Cánh màn khép rủ
Lẩn vào tay quạt
Hãy yên lặng nào
Cho bà nằm mát
Cho bà tớ ngủ.
Giữa vòng gió thơm.
Bàn tay nhỏ nhắn
Phe phẩy quạt nan
Đều đều ngọn gió
Rung rinh góc màn.
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ nhắc Gà Nâu, Vịt Bầu điều gì?
(Quang Huy)
a. Các bạn hãy đi ngủ đi.
b. Các bạn hãy yên lặng cho bà tớ ngủ.
c. Các bạn hãy chăm chỉ kiếm mồi.
2. Bạn nhỏ làm gì khi bà ngủ?
a. Bạn học bài.
b. Bạn quạt nhè nhẹ cho bà ngủ ngon giấc.
c. Bạn ra vườn cho gà ăn.
3. Bài thơ muốn nói lên điều gì?
a. Mọi người cần yên lặng để cho bà ngủ ngon giấc.
b. Bạn nhỏ trong bài thơ thật đáng yêu vì biết yêu thương, chăm sóc bà.
c. Bà thích ngủ trong khu vườn mát mẻ.
4. Vì sao bài thơ lại nói, khi cháu quạt cho bà ngủ, bà đã được nằm ngủ trong vòng gió thơm? Hãy viết từ
2 đến 3 câu để trả lời.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
1. Tìm những từ ngữ gồm 2 tiếng chỉ người trong gia đình:
a. Có tiếng “bà”:..........................................................................................
b. Có tiếng “cháu”:.......................................................................................
c. Có tiếng “con”:.........................................................................................
d. Có tiếng “em”:.........................................................................................
2. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn nhận xét về bạn nhỏ
trong bài thơ Giữa vòng gió thơm:
Bạn nhỏ rất......................bà của mình. Khi bà nằm ngủ, bạn nhỏ đã.............cho bà. Bàn tay nhỏ
nhắn của bạn nhỏ.....................theo hương bưởi, hương cau và tấm lòng của bạn ......................cho
bà,.....................thành một vòng gió thơm giúp bà............................ngon giấc.
3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào từng ô trống cho thích hợp:
a. Bạn nhỏ đã làm gì cho bà ngủ ngon giấc
b. Bà bạn nhỏ ngủ rất ngon
c. Bạn nhỏ rất yêu bà của mình
d. Khi bà ngủ, cảnh vật xung quanh như thế nào
Họ tên:..................................................Lớp 2
Ngày.......tháng......năm 2014
tiếng việt - đề 11
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Suất cơm phần bà
Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng
xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái
bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:
- Bà ơi, bà đói lắm phải không?
Bà cụ cười:
- Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?
- Chúng cháu ăn rồi.
Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:
- Các cháu có được ăn thịt không?
Đứa nhỏ nói:
- Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.
Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới
lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng
thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi” Bà đưa cái liễn
cơm còn một ít cho đứa anh.
Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:
- Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
Bà cụ cười như khóc:
- Bán bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!
Tôi đứng vọt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay mình cũng đã khóc.
(Theo Nguyễn Khải)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?
a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.
b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?
c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?
a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.
b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.
c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.
3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến?
a. Vì bà ăn quà rồi.
b. Vì bà bị ốm.
c. Vì bà muốn nhường cho hai đứa cháu.
4. Vì sao tác giả khóc?
a. Vì trời buốt lạnh.
b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.
c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.
5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.
Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết
khiến em cảm động nhất là......................................................
...............................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
1. Những từ nào chỉ đồ dùng trong gia đình có trong đoạn văn sau:
Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng
xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái
bát với đôi đũa, chạy ào tới.
a. bếp lò
b. xe đạp
c. ngô nướng
e. giường
g. bát
h. đũa
d. liễn cơm
i. tủ
2. Dòng nào nêu đúng các từ ngữ chỉ công việc gia đình trong đoạn văn sau:
Mẹ bận đi làm, bà đi bán ngô nên hai anh em rất chăm làm việc nhà. Cậu anh biết tưới rau, quét
sân, quét nhà, xách nước, thổi cơm. Cậu em cũng biết quét nhà, nhặt rau, rửa bát hộ anh.
a. đi làm, bán ngô, tưới rau, chăm
b. tưới rau, quét sân, quét nhà, xách nước, thổi cơm, nhặt rau, rửa bát
c. dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, đi chợ, trông em.
3. Các từ ngữ vừa tìm được ở hai bài tập trên thuộc nhóm từ ngữ nào?
a. Từ ngữ về họ hàng.
b. Từ ngữ thuộc chủ đề gia đình.
c. Từ ngữ chỉ trạng thái.
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2011
tiếng việt - đề 12
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Quà tặng mẹ
Sắp đến ngày sinh nhật mẹ rồi! Mấy ngày hôm nay, chị Hà và bố cứ nhỏ to bàn bạc xem mua gì
cho mẹ làm tớ sốt ruột vô cùng.
Ai cũng có ý tưởng về một món quà thật đặc biệt, thật bất ngờ dành cho mẹ. Chị Hà dự định sẽ
mua chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất tặng mẹ. Bố tặng mẹ một bữa ăn do chính bố “đạo diễn” và một
cặp vé xem bộ phim mà mẹ thích nhất. Còn tớ thì lo lắng vô cùng. Vì cho giờ, tớ vẫn chưa nghĩ ra nổi
món quà gì. Đang nằm buồn xo trên gác, một ý tưởng chợt loé lên trong đầu tớ. Tặng mẹ những chiếc
thẻ giúp việc thì sao nhỉ. Đây sẽ là một món quà độc nhất vô nhị cho mà xem. Thế là tớ hì hục cắt những
tấm thẻ to bằng nhãn vở, xung quanh trang trí cây dây leo, ở giữa tấm thẻ tớ ghi dòng chữ “Thẻ giúp
việc thần kì”. Để xem tớ sẽ giúp mẹ những việc gì nào. Mẹ tớ làm thợ may, hay mỏi lưng vì vậy tớ viết
dòng chữ “mát xoa” màu đỏ. Sau vài giờ cặm cụi, tớ còn gần chục cái thẻ: dọn phòng, quét nhà……và
một thẻ đặc biệt “Bé Bi dậy sớm” để mẹ phải khỏi khổ sở vì sáng nào cũng phải đánh thức tớ. Tớ cẩn
thận đặt tất cả những chiếc thẻ vào hộp, gói giấy hồng và thắt một chiếc nơ ở ngoài.
Ngày sinh nhật mẹ đã đến, bố và chị lần lượt tặng quà mẹ. Đến lượt tớ, tớ hồi hộp quá. Tớ yêu
cầu mẹ nhắm mắt lại và bẽn lẽn đặt món quà nhỏ xíu vào tay mẹ. mẹ chầm chậm mở món quà của tớ và
đọc rất lâu các dòng chữ. Rồi mẹ cảm ơn ba bố con, hôn tớ thật kêu và nói: “Hôm nay là ngày vui nhất
của mẹ.” Mẹ thích tất cả các món quà nhưng món quà của tớ làm mẹ xúc động hơn cả. Mẹ còn nói:
“Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì tấm lòng người tặng.”
(Theo Hoàng Việt Hoàng)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Nhân dịp sinh nhật mẹ, bạn nhỏ tặng mẹ món quà gì?
a. Chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất.
b. Một đôi vé xem phim.
c. Một hộp “Thẻ giúp việc thần kì”.
2. Vì sao bạn nhỏ quyết định tặng mẹ món quà đó?
a. Vì đó là món quà dễ làm.
b. Vì bạn muốn làm cho mẹ giảm bớt mệt nhọc vì công việc.
c. Vì bạn muốn thể hiện sự khéo tay của mình.
3. Vì sao mẹ bạn nhỏ lại xúc động trước món quà của bạn nhất?
a. Vì bạn nhỏ tự làm món quà đó bằng cả tấm lòng yêu thương của mình.
b. Vì món quà đó rất đẹp.
c. Vì đó là món quà rất đắt tiền.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần tặng người thân một món quà thật đắt tiền.
b. Tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ là đáng quý nhất.
c. Phải biết khéo léo chọn quà tặng cho người khác.
5. Hãy viết từ 2 đến 3 câu nói lên cảm xúc của em về tình cảm của bạn nhỏ trong câu chuyện dành cho mẹ.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
II. Luyện từ và câu:
1. Những từ ở dòng nào sau đây nêu đúng tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ?
a. Thương yêu, quan tâm, biết ơn.
b. An ủi, động viên, khuyễn khích.
c. Nhớ thương, kính trọng, ngưỡng mộ.
2. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:
a. Cả nhà đều……………………..mẹ.
b. Cả ba bố con đều chuẩn bị ………..……………đặc biệt để mừng sinh nhật mẹ.
c. Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì……………………của người tặng.
(yêu quý, những món quà, tấm lòng)
3. Những câu nào dùng dấu phẩy đúng?
a1.: Bố, chị Hà và bạn nhỏ đều có món quà đặc biệt tặng mẹ.
a2: Bố, chị Hà, và bạn nhỏ đều có món quà đặc biệt tặng mẹ.
b1: Bạn nhỏ đã cắt, viết trang trí những chiếc “thẻ thần kì”.
b2: Bạn nhỏ đã cắt, viết, trang trí những chiếc “thẻ thần kì”.
c1: Mẹ rất vui mừng, yêu thích và xúc động khi nhận những món quà của ba bố con.
c2: Mẹ rất vui mừng, yêu thích và xúc động khi nhận những món quà, của ba bố con.
III. Tập làm văn:
* Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau cho thích hợp:
Các bạn thấy món quà của tớ có.....................không? Các bạn đã bao giờ làm món quà.......................như
thế tặng.....................chưa? Hãy ...................đi nhé! Tớ tin là ai nhận được những món quà như thế cũng sẽ
rất.....................cho mà xem. Như mẹ tớ đấy. Mẹ nói: “Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà
vì......................của người tặng.” Hãy tặng cho người thân của bạn những món quà ........................với cả tấm lòng
bạn nhé.
(giản dị, người thân, vui, tấm lòng, thú vị, thử, đặc biệt)
Họ tên:.................................................Lớp 2
Tiếng Việt – đề 13
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Cây xương rồng
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì
lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành các loài hoa, còn tất cả những chàng trai đều biến thành
đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây
xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ
khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng
chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một
kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như
những kẻ bất trị đó. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của
mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không
lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường.
Cậu không hoá thành cây mà biến thành những hạt cát bay vô định. ở một nơi nào đó, gió gom những
hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và
hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính
xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm
cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ngày xưa cuộc đời của con người diễn ra như thế nào?
a. Con người sinh ra, lớn lên và khi chết đi thì các chàng trai biến thành đại thụ còn các cô gái
biến thành các loài hoa.
b. Con người sống mãi không bao giờ chết.
c. con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi không già.
2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?
a. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.
b. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.
c. Người mẹ bị trừng phạt.
3. Người con khi chết biến thành gì?
a. Người con biến thành gió.
b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.
c. Người con biến thành một cái cây.
4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra
cát bỏng”?
a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.
b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc
lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.
5. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình
ảnh đó nói lên điều gì? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu:
1. Hãy xếp các từ nuôi nấng, dạy bảo, yêu mến, kính trọng, hiếu thảo, chăm sóc, vâng lời, lễ phép thành hai
nhóm:
a. Nhóm từ chỉ việc làm, tình cảm của bố mẹ đối với con.
.............................................................................................................................................................
b. Nhóm từ chỉ thái độ của con với bố mẹ.
.............................................................................................................................................................
2. Câu nào không thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a. Người mẹ hết lòng chăm sóc cho con.
b. Gió gom những hạt cát thành sa mạc.
c. Cây xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng.
d. Vì hối hận và xấu hổ, người con bỏ đi lang thang và chết ở dọc đường.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? của câu văn sau:
Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy luôn hầu hạ và tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát
của mình.
a. Người mẹ.
b. Người mẹ vừa nghèo
c. Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy.
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2011
Tiếng Việt - đề 14
I. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Ai là anh, ai là em?
Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc. Mẹ cho hai anh
em mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu nên càng khó phân biệt được ai là anh, ai là em. Đến cả bố mẹ
nhiều khi cùng lầm.
Một hôm bác của Hùng, Cường từ thành phố về chơi, nhìn hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt
nước, ông thốt lên:
- Làm sao biết đứa nào là anh, đứa nào là em nhỉ?
Thoáng nghĩ rồi ông vui vẻ gọi hai đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân vào.
- Nào, hai cháu lại đây bác cho quà.
Và làm như chẳng hề quan tâm, bác đưa cho một đứa cả một gói kẹo, còn đứa kia chỉ được 5
chiếc.
Hai đứa cùng lễ phép thưa:
- Cháu xin bác ạ!
Người bác quan sát thấy đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. Thấy
vậy, bác chạy lại cầm lấy tay đứa cầm túi kẹo hỏi:
- Cháu là anh đúng không?
- Vâng ạ! Cháu là Hùng còn em cháu đây là Cường.
Người bác cười vui:
- Các cháu tôi ngoan lắm! Nhưng các cháu có biết vì sao bác nhận biết được đứa nào là anh, đứa
nào là em không nào?.......
(Theo Võ Quảng)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đầy đủ nhất về đặc điểm giống nhau của hai anh em Hùng và Cường?
a. Hùng và Cường đều mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu.
b. Hùng và Cường là hai an hem sinh đôi, cao bằng nhau, giống nhau như đúc, lại mặc quần áo
cùng kiểu, cùng màu.
c. Hùng và Cường đều to bằng nhau.
2. Người bác chia kẹo cho hai an hem như thế nào?
a. Chia cho hai anh em mỗi người một gói.
b. Chia cho hai anh em mỗi người 5 chiếc.
c. Chia cho một cháu cả gói kẹo, cháu kia chỉ được 5 chiếc.
3. Vì sao người bác biết Hùng là anh của Cường?
a. Vì Hùng cao hơn Cường.
b. Vì Hùng giới thiệu với bác.
c. Vì bác thấy Hùng đã đưa gói kẹo của mình cho Cường để lấy 5 chiếc kẹo. Hùng đã nhường
nhịn Cường, chứng tỏ Hùng là anh.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Chia kẹo phải chia cho em phần hơn.
b. Cần chia kẹo không đều để nhận ra ai là anh, ai là em.
c. An hem phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau.
5. Hùng bằng tuổi Cường và cũng chỉ lớn bằng Cường nhưng thật xứng đáng làm anh. Vì sao?
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
II. Luyện từ và câu:
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có câu tục ngữ về tình anh em:
a. Anh em như thể ...............................
Rách lành ............................dở hay..................................
b. Chị ................. em ...................
2. Những câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a. Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi.
b. Hai anh em chơi ở ngoài sân.
c. Bác gọi hai đứa trẻ đang chơi ngoài sân vào cho kẹo.
d. Hai đứa trẻ nhìn nhau rồi quay ra cửa.
3. Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? Của câu văn sau:
Đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo.
a. cầm túi kẹo.
b. cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo.
c. đổi lấy 5 cái kẹo
4. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào từng ô trống cho thích hợp:
Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc
nhìn thấy hai anh em, ông thốt lên:
Có người bác ở tỉnh xa về chơi,
- Hai anh em giống nhau như thế, làm sao mà bác phân biệt được nhỉ
Thế rồi ông nghĩ ra cách chia kẹo cho hai anh em
Qua việc Hùng đổi gói kẹo của mình cho
Cường để lấy 5 chiếc kẹo, người bác biết được Hùng là anh của Cường
III. Tập làm văn: Viết tin nhắn
Anh Hùng đi học chưa về. Bác Toàn đến nhà và đưa em Cường sang nhà bà ngoại chơi. Em hãy
đóng vai Cường viết vài dòng nhắn tin lại để anh Hùng yên tâm.
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Họ tên:.................................................Lớp 2
Ngày.......tháng.......năm 2013
tiếng việt - đề 15
A. Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài văn sau:
Kho báu của tôi
Kho báu của tôi! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời đề tặng. Có khi đó là những truyện
cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt.
Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tí, có khi lại mất bìa dù đã được mẹ bọc lại cẩn thận và phần
nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kì thú cho một cô
bé sáu tuổi là tôi.
Một lần, tôi thấy thằng Tun có cuốn sách Bác sĩ Ai bô lít. Quyển sách to, dày, những trang giấy
bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kì lạ. Tôi bần thần cả người vì mê quyển sách đến
mức mơ thấy bố tặng tôi quyển sách ấy và kì lạ là để nó trong tủ lạnh. Tôi đã kể giấc mơ ấy cho mẹ. Thế
rồi, sau chuyến công tác của bố, tôi đã tìm thấy quyển sách ấy trong tủ lạnh, giống hệt như trong mơ.
Khi ấy tôi sáu tuổi, tôi không để ý rằng những bữa cơm chỉ có tôi được ăn thịt cá, còn bố mẹ
giành phần ăn rau “cho mát”. Tôi không để ý rằng trong những ngày tháng khó khăn ấy, bố mẹ đã không
thể cho tôi cảm thấy mình thiếu thốn. Và tôi không thiếu sách bao giờ.
Tôi chỉ biết là bố mẹ đã mang đến một phép lạ, phép lạ đầy màu sắc. Màu sắc ấy tôi không nhìn
thấy từ những quyển sách in màu bóng loáng. Tôi nhìn thấy nó từ những trang báo mẹ cắt ra để dành