Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Thiết kế dây chuyền trộn, chiết rót và đóng nắp chai tương ớt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 153 trang )

GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp là một đề tài quan trọng nhất của một sinh viên cơ khí trước khi ra trường.
Đây là một môn học đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tất cả các kiến thức đã tích lũy được trong
suốt 4 năm học tập trên ghế giảng đường. Để có thể hoàn thành tốt luận văn , đòi hỏi sinh viên
phải có nền tảng kiến thức vững chắc. Những kiến thức đó có được nhờ vào công lao của các
thầy cô đã tận tâm giảng dạy cho chúng em trong suốt những năm qua.
Vì điều kiện hạn hẹp về thời gian, điều kiện về kinh nghiệm cũng như tài liệu hỗ trợ …
còn hạn chế, nên trong quá trình làm luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận
được sự phê bình và chỉ bảo của Quý Thầy, Cô để chúng em có thêm kinh nghiệm trong việc sau
này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Huy Hoàng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo
trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Chúng em cũng cám ơn Quý Thầy, Cô của Khoa Cơ
Khí, Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức không
những về chuyên môn mà còn về xã hội, để sau khi hoàn thành đề tài luận văn này, chúng em có
thể hoàn toàn tự tin bước vào đời.

TPHCM, tháng 1 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Phước Lợi
Tạ Lê Sơn Hà

Page i


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

TÓM TẮT
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, các máy móc tự động hóa ngày càng thay


thế con người trong việc chế tạo, sản xuất. Tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất lao động, tiết
kiệm nhân lực, góp phần xây dựng đưa nền công nghiệp đi lên.
Đề tài này chúng em tập trung tìm hiểu và hiết kế dây chuyền trộn, chiết rót và đóng nắp
chai tương ớt với năng suất là 3500 chai/giờ. Trong dây chuyền sản xuất tương ớt thì máy trộn,
chiết rót và đóng nắp giữ một vai trò rất quan trọng quyết định năng suất của toàn bộ dây
chuyền.
Sau khi tìm hiểu chúng em chọn phương án cho từng cụm trộn, chiết rót và đóng nắp chai
tương ớt.
Thùng trộn tương ớt chế tạo nhiều lớp dùng nước làm mát giữ nhiệt độ tương ớt ổn định để tiến
hành chiết rót, tại bộ phận chiết sử dụng PLC để điều khiển, định lượng theo thời gian, hệ thống
đóng nắp dùng cơ cấu cam thùng. Một số bô phận trên máy thiết kế áp dụng trên những bô phận
có sẵn theo tiêu chuẩn để giảm bớt khối lượng tính toán cũng như áp dụng những ưu điểm của
những bô phận tiêu chuẩn sản xuất sẵn có.

Page ii


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tìm Hiểu
Tìm phương
án
Tính toán

Giới Thiệu
Chung
Lợi-Hà

Thùng

Khuấy


Máy Chiết
rót
Lợi

Băng tải
Lợi

Máy đóng
nắp




Lợi

Lợi





Lợi

Lợi




Điều khiền
Bản vẽ

Lợi


Lợi


Lợi



Page iii


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

Mục Lục
CHƯƠNG I: DÂY CHUYỀN SẢN XUÂT TƯƠNG ỚT ......................................................................... 1
I.Giới thiệu tương ớt: ........................................................................................................................... 1
II.Một số loại tương ớt: ........................................................................................................................ 1
III.Nguyên liệu sản xuất tương ớt:........................................................................................................ 2
IV. Một số sản phẩm tương ớt trên thị trường: ..................................................................................... 4
V.Quy trình sản xuất tương ớt:............................................................................................................. 5
CHƯƠNG II:THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ .................................................................................................. 6
I.Nguyên lý khuấy trộn: ....................................................................................................................... 6
A.Khuấy trộn không dùng máy khuấy cơ khí: .................................................................................. 6
B.Khuấy trộn nhờ cơ khí: ................................................................................................................. 9
II.Nguyên lý chiết rót:........................................................................................................................ 18

1.Định lượng dùng cảm biến thời gian: .......................................................................................... 18
2.Định lượng bằng thể tích: ............................................................................................................ 19
3. Định lượng bằng cảm biến ánh sáng: .......................................................................................... 20
1 . Băng tải cao su:......................................................................................................................... 22
2. Băng tải xích inox: ..................................................................................................................... 23
IV.Nguyên lý đóng nắp ...................................................................................................................... 24
1.Đóng nắp bằng đầu đóng nắp: ..................................................................................................... 24
2.Vặn nắp chai với số vòng quay xác định:..................................................................................... 24
3.Vặn nắp chai với momen vặn xác định ........................................................................................ 25
4.Vặn nắp nhờ các đầu xoay ngoài: ................................................................................................ 26
5. Đóng nắp bằng xylanh và động cơ: ............................................................................................ 27
CHƯƠNG III:TÍNH TOÁN NGUYÊN LÝ ........................................................................................... 32
I.Tính chọ động cơ thùng khuấy:........................................................................................................ 32
II.Thiết kế cụm chiết rót: ................................................................................................................... 36
III.Tính toán băng tải : ....................................................................................................................... 38
III.Thiết kế cụm đóng nắp: ................................................................................................................. 40
IV. Sơ đồ động của dây chuyền: ........................................................................................................ 42
V. Sơ đồ nguyên lý của dây chuyền: .................................................................................................. 42
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ CHI TIẾT .................................................................................................... 43
Page iv


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
I.Băng tải:.......................................................................................................................................... 43
1. Xích của băng tải: ...................................................................................................................... 43
2.Trục của băng tải: ....................................................................................................................... 45
3.Hộp giảm tốc: ............................................................................................................................. 55
II.Cụm đóng nắp:............................................................................................................................. 107
1.Tính bộ truyền đai:.................................................................................................................... 107
2.Thiết kế hộp giảm tốc trục vít:................................................................................................... 110

1.Thiết kế Cam thùng:.................................................................................................................. 129
CHƯƠNG V : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỀN .......................................................................................... 134
I. Hệ thống chiết rót ......................................................................................................................... 134
1. Sử dụng PLC: .......................................................................................................................... 134
2.Sơ đồ biểu diễn của quá trình chiết tương ớt: ............................................................................. 135
3.Leader điều khiển quá trình: ...................................................................................................... 136
4.Các địa chỉ trên PLC: ................................................................................................................ 138
5.Hệ thống khí nén:...................................................................................................................... 139
II. Máy đóng nắp: ............................................................................................................................ 141
Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................................................... 142

Page v


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tương ớt .............................................................................................................. 3
Hình 1.2 Tương dừa ............................................................................................................ 4
Hình 1.3 Tương Cà ............................................................................................................. 4
Hình 1.3 Ớt ........................................................................................................................ 4
Hình 1.5 Một số loại tương ớt của công ty Cholimex ................................................................. 5

Hình 1.6 Quy trình sản xuất tương ớt .................................................................................. 8
Hình 2.1 Khuấy trộn bằng vòi phun có đệm xoắn ốc ........................................................... 9
Hình 2.2 Khuấy trộn tuần hoàn nhờ bơm ............................................................................ 10
Hình 2.3 Khuấy trộn tuần hoàn nhờ miệng phun .................................................................. 11
Hình 2.4 Khuấy trộn bằng không khí có cánh nằm ngang ................................................... 12
Hình 2.5 Máy khuấy cánh có thùng chứa nằm ngang .......................................................... 13
Hình 2.6 Máy khuấy cánh có thùng chứa thẳng đứng .......................................................... 14
Hình 2.7 Máy khuấy hinhg lược đơn ................................................................................... 15

Hình 2.8 Máy khuấy hình lược kép ..................................................................................... 16
Hình 2.9 Cánh khuấy khung ................................................................................................ 17
Hình 2.10 Cánh khuất mỏ neo.............................................................................................. 18
Hình 2.11 Máy khuấy hành tinh ........................................................................................... 19
Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lý chiết định lượng bằng thời gian bơm ........................................ 21
Hình 2.13 Sơ đồ nguyên lý chiết định lượng bằng thể tích bằng piton ................................. 22
Hình 2.14 Sơ đồ nguyên lý chiết định lượng bằng thể tích bằng cảm biến ........................... 23
Hình 2.15 Băng tải cao su ................................................................................................... 25
Hình 2.16 Băng tải xích ...................................................................................................... 26
Hình 2.17 Đóng nắp bằng đầu đóng nắp ............................................................................. 27
Hình 2.18 Vặn nắp chai với số vòng quay xác định ............................................................. 28
Hình 2.19 Vặn nắp chai với momen vặn xác định ............................................................... 28
Page vi


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
Hình 2.20 Vặn nắp nhờ các đầu xoay ngoài ........................................................................ 29
Hình 2.21 Đóng nắp bằng xylanh và động cơ ...................................................................... 30
Hình 2.22 Băng tải .............................................................................................................. 2
Hình 2.23 Mân xoay ........................................................................................................... 33
Hình 2.24 Phối hợp băng tải và mâm xoay ........................................................................... 34
Hình 3.1 phân tích phần cánh nằm ngang ............................................................................ 35
Hình 3.2 Phân tích phần cánh thẳng đứng ........................................................................... 37
Hình 3.3 Sơ đồ thủy lực chiết tương ớt ............................................................................... 39
Hình 3.4 Sơ đồ phân tích lực của băng tải ........................................................................... 41
Hình 3.5 Vị trí mâm xoay di chuyển chai ............................................................................. 42
Hình 3.6 Sơ đồ động của dây chuyền ................................................................................... 44
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý của cả dây chuyền ....................................................................... 45
Hình 4.1 Kết cấu trục đầu vào của băng tải ......................................................................... 49
Hình 4.2 Biểu đồ momen uốn và xoắn của trục băng tải ..................................................... 50

Hình 4.3 Biểu đồ momen uốn và xoắn của trục I hộp giảm tốc ........................................... 80
Hình 4.4 Biểu đồ momen uốn và xoắn của trục II hộp giảm tốc..................................... ...... 83
Hình 4.5 Biểu đồ momen uốn và xoắn của trục II hộp giảm tốc .......................................... 86

Hình 4.6 Nối trục đàn hồi ............................................................................................96
Hình 4.7 Biểu đồ momen .................................................................................................... 119
Hình 4.8 Lực tác dụng lên ổ lăn .......................................................................................... 123
Hình 4.9 Biểu đồ momen ..................................................................................................... 126
Hình 4.10 Biểu diễn khi trải phẳng cam ............................................................................... 131
Hình 5.1 Sơ đồ điều khiển và chương trình PLC .................................................................. 140
Hình 5.2 Sơ đồ mạch khí nén ............................................................................................... 141

Page vii


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

CHƯƠNG I: DÂY CHUYỀN SẢN XUÂT TƯƠNG ỚT
I.Giới thiệu tương ớt:
_Tương ớt là thứ nước chấm cay có dạng đặc sệt như nước sốt và có màu đỏ, được làm từ
nguyên liệu chính là ớt xay nhuyễn kết hợp với một số gia vị khác. Những nước trồng được ớt
đều có tập quán làm tương ớt.

Hình 1.1 Tương ớt
-Từ tương ớt có nguồn gốc từ một từ Ấn Độ "chatni" có nghĩa là nghiền nát., Ban đầu các thành
phần đã được nghiền bằng tay nhờ cối và chày, nó được làm tươi trước mỗi bữa ăn và do đó
không đòi hỏi dấm và đường để bảo vệ nó. Mỗi khu vực của Ấn Độ có hương vị riêng biệt của
khu vực tương ớt của họ.
_Trong thời kỳ thuộc địa Anh, chiến sĩ và gia đình họ sống ở Ấn Độ đã đánh giá cao hương vị
độc đáo của các loại thực phẩm như cà ri Ấn Độ và tương ớt, những người lính đã mang hương

vị tương ớt giới thiệu đến Nam Phi, vùng Caribbean và quê hương của họ là Vương quốc Anh.
Vì nhiều của đất nước mà họ đã được gửi đến không có các loại trái cây cùng rau gia vị và
thảo dược như cho những người đã có sẵn ở Ấn Độ, tương ớt bắt đầu có những hương vị riêng
trong từng khu vực, bởi người dân bản địa sử dụng những nguyên liệu hợp với địa phương và
văn hóa của họ
.
Trong những năm qua các thành phần và hương vị của tương ớt tăng lên cho đến khi có
gần như nhiều hương vị như có những đầu bếp làm cho nó .
II.Một số loại tương ớt:
_Tương ớt nhìn chung rất đa dạng về hương vị nhờ việc kết hợp với các phụ gia (tỏi, dấm,
đường, cà chua, vừng, riềng, mỡ nước hoặc dầu ăn v.v.). Tương ớt trưng thường rất cay nên
hợp với các loại bún nước, bánh đa nước, được làm từ ớt tươi hoặc ớt khô được xay thô không
cần quá nhuyễn sau đó xào trong mỡ. Tương ớt chua sử dụng cả cà chua và dấm thanh để giảm
Page 1


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
bớt độ cay, thích hợp cho một số món ăn như phở, cơm rang. Tương ớt ngọt dùng ăn với các
loại bánh mặn như bánh mỳ kẹp thịt, có nhiều đường. Ở nước ngoài có loại tương ớt tabasco rất
chua và cay. Song cũng có loại tương ớt ngọt mà nguyên liệu là cà chua nhiều hơn là ớt.

Hình 1.2 Tương dừa

Hình 1.3 Tương Cà

III.Nguyên liệu sản xuất tương ớt:
1.Ớt: Chiếm 30%
_Ớt, là một loại quả thuộc các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại
quả gia vị cũng như loại quả làm rau phổ biển trên thế giới.
_ Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có

lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã
được thuần hóa hơn 6000 năm về trước, và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu
Mỹ.

Hình 1.4 Ớt

Page 2


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
2.Cà chua:
_Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng
đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc
biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
_Cà chua thuộc họ cây Bạch anh, các loại cây trong họ này thường phát triển từ 1 đến 3 mét
chiều cao, có những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác ví dụ nho.
Họ cây này là một loại cây lâu năm trong môi trường sống bản địa của nó, nhưng nay nó được
trồng như một loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới.
3.Giấm:
_Giấm là một thành phần chính trong tất cả các tương ớt. Trong hầu hết các công thức nấu ăn
tương ớt, tỷ lệ giấm với nước là 2/1. Những thành phần này ràng buộc tương ớt với nhau. Acid
của giấm hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên. Điều này ngăn cản sự phát triển của vi
khuẩn và nấm mốc.
Giấm cũng giúp tăng cường hương vị khác trong các gia vị, cũng như giúp đỡ để kết hợp
các loại gia vị và chất ngọt trong tương ớt.
4.Đường:
Tương ớt vừa chua ngọt, sử dụng đường cát tẩy và các loại đường tự nhiên từ trái cây tươi. Bất
kỳ số lượng của trái cây nhiệt đới ngọt có thể được sử dụng trong tương ớt. Trái cây thường
được sử dụng trong tương ớt bao gồm xoài, dứa, nho, quả sung, dừa, đu đủ, mận, táo, mơ, chà
là, sung, vả, lê, đào và nho khô. Trước khi nấu ăn, các loại trái cây được rửa sạch, gọt vỏ và

thái lát. Các loại trái cây và đường cân bằng sức nóng của các loại gia vị trong tương ớt. Các
loại trái cây và các loại đường được nấu chín ở nhiệt độ thấp với dấm và gia vị.
5.Gia vị:
Một số loại gia vị thường được sử dụng trong tương ớt là tỏi, ớt, thảo quả, gừng, muối, mù tạt,
quế, đinh hương, rau mùi, bột cà ri, muối, thì là, nghệ, hạt nhục đậu khấu và cỏ cà ri.
6.Bột biến tính:
_Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ
dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác....
_Tinh bột tiếng Hy Lạp là amilon ( công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một
polysacarit carbohydrates chứa hỗn hợpamylose và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amilose và
amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70. Tinh
bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lí và thành phần hóa học khác nhau.
_ Chúng đều là các polymer carbohydrat phức tạp của glucose (công thức phân tử là C6H12O6).
Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự nhiên trong các quả, củ như: ngũ cốc. Tinh bột, cùng
Page 3


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài
người cũng như nhiều loài động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được
dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra từ hạt như
ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại tinh bột chính dùng trong
công nghiệp.
_tác dụng :
Độ dẻo ổn định, không đóng cục
Sản phẩm có màu sắc đẹp
Không bị tách nước khi để thời gian lâu.
IV. Một số sản phẩm tương ớt trên thị trường:

Hình 1.5 Một số loại tương ớt của công ty Cholimex


Page 4


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
V.Quy trình sản xuất tương ớt:

Hình 1.6 Quy trình sản xuất tương ớt

Page 5


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

CHƯƠNG II:THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ
I.Nguyên lý khuấy trộn:
A.Khuấy trộn không dùng máy khuấy cơ khí:
1.Dùng vòi phun:
_Sản phẩm được khuấy trộn nhờ các dòng tia chất lỏng hút từ vòi phun ra. Hiệu quả khuấy trộn
ở những máy trộn vòi phun được nâng cao khi đặt thêm vật đệm xoắn.
Được dùng để khuấy trộn những chất lỏng ít nhớt trong những đường ống dẫn là hợp lý vì
chúng được trộn lẫn với nhau

Hình 2.1 Khuấy trộn bằng vòi phun có đệm xoắn ốc
Chú thích:
1. Miệng phun

2.Ống dẫn

3.Đệm xoắn ốc


Page 6


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
2.Khuấy nhờ bơm, vòi phun:
_Dùng bơm khuấy trộn chất lỏng nhiều lần trong bình đựng, tạo ra sự chảy rối. Khi dùng
phương pháp trộn tuần hoàn này, miệng phun nhở là tốt nhất, nó hình thành trong bình đựng
dòng chất lỏng mảnh liệt

Hình 2.2 Khuấy trộn tuần hoàn nhờ bơm
Chú thích:
1.Ống hút

2.Bình đựng

4.Ống đẩy

5.Đầu phun

3.Bơm

Page 7


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

Hình 2.3 Khuấy trộn tuần hoàn nhờ miệng phun
Chú thích:
1.Bình đựng


2.Vòi phun

4.Ống hút

5.Ống đẩy

3.Bơm

3.Khuấy trộn bằng khí nén:
_Khuấy trộn bằng khí nén được tiến hành nhờ những máy trộn bằng không khí. Nó là những
ống có lỗ (máy làm sủi bọt) phân phối theo trục của bình đựng hay là mạng lưới đặt ở vị trí
thẳng đứng hay nằm ngang để đảm bảo đoạn đường chuyển động của bọt không khí trong chất
lỏng là dài nhất
_Để tăng nhanh khuấy trộn, người ta sử dụng phối hợp khuấy trộn bằng không khí và cơ khí
Page 8


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

Hình 2.4 Khuấy trộn bằng không khí có cánh nằm ngang
Chú thích:
1.Cánh rỗng nằm ngang
2.trục rỗng thẳng đứng

B.Khuấy trộn nhờ cơ khí:
_Để khuấy trộn sản phẩm thực phẩm lỏng, dùng phổ biến là thiết bị khuấy trộ cơ khí bao gồm
bộ phận làm việc, nghĩa là cánh khuấy với trục và bộ phẫn dẫn động của nó
1.Máy khuấy cánh:
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp

_Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền
_Khuyết điểm: chất lỏng di chuyển hướng trục không đáng kể, làm chất lỏng chảy thành dòng,
khả năng ứng dụng chỉ đối với chất lỏng có hệ số nhợt động lực
Page 9


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
a.Máy khuấy cánh có thùng chứa nằm ngang:

Hình 2.5 Máy khuấy cánh có thùng chứa nằm ngang

1.Thùng chứa
2.Trục nằm ngang
3.Cánh hướng tâm
_khi tăng độ nhớt của sản phẩm thì số lượng dãy cách hương tâm tăng lên

Page 10


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
b.Máy khuấy cánh có thùng chứa thẳng đứng:

Hình 2.6 Máy khuấy cánh có thùng chứa thẳng đứng
Chú thích:
1.Cánh khuấy
2.Trục
3.Thùng chứa
_Để cải thiện việc khuấy trộn, cánh được đặt nghiêng so với mặt phẳng ngang 1 góc 300 hay
450, đồng thời, mỗi cặp cánh được bố trí lệch đi một góc vuông so với cặp cánh bên cạnh


Page 11


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
2.Mấy khuấy hình lược:
_Là phối hợp của cánh thẳng đứng và cánh nằm ngang. Theo cấu tạo chúng có thể là đơn hay
kép.
_Máy khuấy hình lược dùng đẻ trộn sản phẩm thực phẩm lỏng khi cần ngăn ngừa sự chuyển
động vòng tròn của chất lỏng trong thùng chứa
_Ưu điểm: cấu tạo đơn giản

Hình 2.7 Máy khuấy hinhg lược đơn
Chú thích:
1.Cánh thằng đứng
2.Cánh nằm ngang
3.Trục thẳng đứng

Page 12


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng

Hình 2.8 Máy khuấy hình lược kép
Chú thích:
1.Lược phía dưới
2.Lược phí trên
3.Trục
_Ở máy khuấy hình lược kép, 2 cánh quay ngược chiều nhau để tăng hiệu quả khuấy

Page 13



GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
3.Máy khuấy khung:
_Máy khuấy khung là sự phối hợp các dãy cánh thẳng đứng nằm ngang và nằm nghiêng. Đó là
một loạt các thanh ghép chặt với nhau trên trục thẳng đứng. Các thanh đó có thể là thanh kim
loại hoặc bằng gỗ
_Ưu điểm: độ bền cơ học lớn, cho phép khuấy trộn chất lỏng rất nhớt ở trong những thùng chứa
lớn, có khả năng lầm gần như toàn bộ khói chất lỏng chuyển động đồng thời.
_Khuyết điểm: tổn thất năng lượng tương đối lớn

Hình 2.9 Cánh khuấy khung

Page 14


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
4.Máy khuấy mỏ neo:
_Máy khuấy mỏ neo là mấy khuấy cánh, hình dạng của chúng phù hợp với hình dạng của thùng
chứa và thường là hình cầu. Máy khuấy mỏ neo có nhiều dạng cánh khác nhau.
_Cánh của máy khuấy mỏ neo thường được đúc bằng gang. Với mục đíchtránh ăn mòn kim loại
trong môi trường hoạt tính, đa số chúng được phủ bằng gốm hay vật liệu cao phân tử khác.

Hình 2.10 Cánh khuất mỏ neo

Page 15


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
5.Máy khuấy hành tinh:

_Có tác dụng khuấy trộn mãnh liệ sản phẩm thực phẩm lỏng trong thùng chứa dung tích lớn.
Máy khuấy hành tinh sử dụng những cách đặt lệch tâm ở trong thùng chứa và được truyền động
nhờ những cơ cấu hành tinh.
_Các máy khuấy hành tinh có thể cấu tạo khác nhau về sự bố trí cánh, cũng như về số lượng
của cánh. Ứng đụng chúng trong công nghiệp rất phong phú, đặc biệt để khuấy trộn bột nhão,
kem, huyền phù, chuẩn bị nhũ tương ....

Hình 2.11 Máy khuấy hành tinh
Chú thích:
1. trục trung tâm

4.Trục gắn cánh

2. Bánh răng cố định

5.Cánh khuấy

3.Bánh răng di động

6.Thanh dẫn

Page 16


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
6.Máy khuấy chân vịt:
_Cánh khuấy có dạng chân vịt.
_Bộ phận làm việc của máy khuấy chân vịt về hình dạng giống như hai cánh quạt máy bay hay
ba cánh quạt của chân vịt tàu thủy. Đối với chất lỏng khuấy trộn có thể tích lớn, đòi hỏi áp suất
lớn thì người ta dụng chân vịt có 4 cánh hay nhiều hơn nữa.

_Khuyết điểm: tính toán thiết kế và chế tạo phức tạp, phụ thuộc vào hình dạng thùng chứa và
sự sắp xếp cánh khuấy tron thiết bị
7.Máy khuấy tua-bin:
_Bộ phận làm việc là cánh tua bin gắn trên trục thẳng đứng. Dùng để trộn chất lỏng có đội nhớt
lớ.
_Trong công nghiệp, máy khuấy tuabin để khuấy trộn mãnh liệt khi chuẩn bị huyền phù dung
dịch, thủy phân chất béo, để phản ứng hóa học cũng như được dùng làm máy tạo nhũ tương và
máy trộn khi chuẩn bị và làm lạnh sản phẩm dạng bột nhào

Page 17


GVHD: PGS.TS Phạm Huy Hoàng
II.Nguyên lý chiết rót:
1.Định lượng dùng cảm biến thời gian:

Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lý chiết định lượng bằng thời gian bơm
Chú thích
1- Ống bơm
2- Ống hồi
3- Bơm.
4- Thùng chứa
a. Nguyên lý làm việc
Tương ớt được chiếc vào chai nhờ bơm, việc định lượng sẽ do cảm biến thời gian điều khiển
cài đặt thời gian để đóng mở bơm. Lượng tương ớt dư sẽ theo ống hồi về lại thùng chứa.
Ưu điểm:
Kết cấu đơn giản, tính linh hoạt có thể điều chỉnh lưu lượng theo thời gian của cảm biến thời
gian.
Khuyết điểm:
Định lượng không đều ở chai nằm xa dần về phía hai đầu


Page 18


×