SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN
ĐỀ KIỂM TRA HOC KÌ I (2015- 2016)
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
Họ Và Tên Học Sinh…………………………………………………………Lớp……
Câu 1: Tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tần số.
Câu 2: Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu – tơn.
Câu 3: Nêu đặc điểm của ma lực sát trượt? Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 4: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 45m, lấy g = 10m/s2.
a- Xác định thời gian vật rơi chạm đất.
b- Tính vận tốc lúc vật chạm đất.
c- Tìm thời gian vật rơi 10m cuối cùng. (số thập phân lấy hai chữ số)
Câu 5: Một ô – tô có khối lượng 2 tấn , chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s 2. Hệ số ma sát
lăn giữa xe và mặt đường là 0,02 . Cho g = 10m/s2.
a. Tính lực phát động của động cơ xe.
b. Để xe chuyển động thẳng đều thì lực phát động phải bằng bao nhiêu?
c. Tài xế tắt máy, lực phát động bây giờ là bao nhiêu? Xe chuyển động như thế nào?
Câu 6: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 45m so với mặt đất, vật đạt được tầm ném
xa bằng 60m. Lấy g = 10m/s2. Xác định:
a- Thời gian chuyển động của vật.
b- Vận tốc lúc đầu (lúc vừa ném). Viết phương trình quỹ đạo của vật.
c- Vận tốc lúc vật vừa chạm đất.
--------------------HẾT-------------------…………………………………………………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN
ĐỀ KIỂM TRA HOC KÌ I (2015-2016)
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
Họ Và Tên Học Sinh…………………………………………………………Lớp……
Câu 1: Chu kì của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc.
Câu 2: Phát biểu định luật Húc. Viết hệ thức và cho biết tên gọi, đơn vị tính của các đại lượng trong hệ
thức.
Câu 3: Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 4: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 20m, lấy g = 10m/s2.
a- Xác định thời gian vật rơi chạm đất.
b- Tính vận tốc lúc vật chạm đất.
c- Tìm thời gian vật rơi 5m cuối cùng. (số thập phân lấy hai chữ số)
Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 0,25(m) treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có
trọng khối lượng 400g thì lò xo dài l = 0,30(m).
a- Tìm độ giãn của lò xo?
b- Tính độ cứng lò xo?
c- Xác định khối lượng m của vật treo vào lò xo trên để ở vị trí cân bằng lò xo có chiều dài
l = 0, 28m . Lấy g = 10m/s2
Câu 6: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 20m so với mặt đất, vật đạt được tầm ném
xa bằng 40m. Lấy g = 10m/s2. Xác định:
a- Thời gian chuyển động của vật.
b- Vận tốc lúc đầu (lúc vừa ném). Viết phương trình quỹ đạo của vật.
c- Vận tốc lúc vật vừa chạm đất.
--------------------HẾT-------------------SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI (2015- 2016)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10
Thời gian: 45 phút
ĐÈ A
CÂU
1
-
2
-
3
4
5
6
NỘI DUNG YÊU CẦU
Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi
được
trong 1 giây.
1
f =
T
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật.
Độ lớn của gia tốc
tỉ lệ thuận với độ lớn của lực
và tỉ rlệ nghịch với khối lượng của vật.
r F
a=
m
- Điểm đặt, Phương, chiều, đ ̣ ộ lớn của lực sát trượt
- Hệ số ma sát trượt
a- Tính được thời gian vật rơi chạm đất t=3s
b- Tính được vận tốc lúc vật chạm đất v=30m/s
c- Tính được thời gian vật rơi 10m cuối cùng t=0,35s
-Vẽ hình
a- Tính được Fk =4400N
b- Tính được lực phát động của động cơ xe F=400N
c- Xe chuyển động chậm dần
a-Thời gian chuyển động của vật.t=3s
b-Vận tốc lúc đầu (lúc vừa ném) v=20m/s. Viết phương trình quỹ
đạo của vật y=0,0125x2
c-Vận tốc lúc vật vừa chạm đất v=36,05s
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐIỂM
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 – 0,5
0,5
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI (2015- 2016)
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN
Thời gian: 45 phút
ĐÈ B
CÂU
1
-
2
3
4
5
6
NỘI DUNG YÊU CẦU
Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian
để vật đi được một vòng.
2π
T=
ω
Trong giới hạn đàn hồi,
độ lớn của lực đàn hồi của lò xo
tỉ lệ thuận
với độ biến dạng của lò xo.
- Fdh = k ∆l
Fdh: lực đàn hồi (N)
k: độ cứng (hệ số đàn hồi) N/m
∆l : độ biến dạng của lò xo (m)
- Phương và chiều
- Tính chất
- Gia tốc rơi tự do.
a- thời gian vật rơi chạm đất t=2s
b- Tính được vận tốc lúc vật chạm đất v=20m/s.
- Tính được thời gian vật rơi 5m cuối cùng t=0,3s
a- Công thức – kết quả : độ dãn là 0.05m
b- Tìm độ cứng của lò xo: Công thức – kết quả k= 80N/m
- : Công thức – kết quả: khối lượng m=0,24kg
a-Thời gian chuyển động của vật t=2s
b-Vận tốc lúc đầu (lúc vừa ném) v=20m/s. Viết phương trình quỹ
đạo của vật y=0,0125x2
c-Vận tốc lúc vật vừa chạm đất v=28,3s
ĐIỂM
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Nêu được từ 2
đại lượng 0,25
0.5
0.5
0.5
0,75
0,75
0,5
0,25 – 0,5
0,25 – 0,5
0,25 – 0,25
0,5
0,5 – 0,5
0,5