Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tài liệu phương pháp Dạy học theo góc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.89 KB, 6 trang )

Dạy học theo góc
-

-

a.
b.
-

-

1.
2.
3.

1. Khái niệm dạy học theo góc
Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng
hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập trong đó, tại
các góc học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy
học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng theo các cách tiếp cận khác
nhau.
2. Cơ sở của dạy học theo góc
Dạy học đáp ứng các phong cách học tập của người học.
Dạy học phát triển năng lực tự học, tính chủ động, sáng tạo của học sinh
3. Đặc điểm của dạy học theo góc
Khi nói tới học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập có tính khuyến
khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội
dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.
Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập trong đó có


một cấu trúc cụ thể được đưa vào; dạy học theo góc nhằm khuyến khích họat động
và thúc đẩy việc học tập; các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản
chất; hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.
4. Các loại hình dạy học theo góc
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc theo cách luân chuyển
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc vượt khỏi phạm vi lớp học
Tổ chức hoạt động học tập theo góc dưới hình thức “hội thảo học tập”
Tổ chức hoạt động học tập tại các góc là các góc tự do…
5. Qui trình của dạy học theo góc
Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp
Thiết kế kế hoạch bài học
Tổ chức dạy học theo góc
a) Định hướng hoạt động học của học sinh
b) Tổ chức không gian học theo góc
c) Tổ chức tư liệu trong học theo góc


TIẾT 25 – BÀI 22:
NHIỆT KẾ - THANG NHIỆT ĐỘ
I.
1.
2.
3.
II.
1.
o
o
o
o
2.

-

MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Khẳng định rằng: Việc xác định nhiệt độ bằng tay là ko hoàn toàn chính xác.
Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.
Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và
nhiệt kế y tế.
Nhận biết được một số nhiệt kế thường gặp theo thang nhiệt độ Xen-xi-út.
Kĩ năng:
Xác định được GHĐ và ĐCNN của các loại nhiệt kế thông dụng khi quan sát trực
tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.
Biết cách sử dụng nhiệt kế thông dụng.
Xử lí được sự cố khi nhiệt kế vỡ.
Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
Tích cực, tư duy và trách nhiệm khi hoạt động nhóm.
Có ý thức tìm hiểu, vận dụng vào cuộc sống.
CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị điện tử cần thiết để phục vụ cho việc giảng dạy bằng
giáo án điện tử.
Chuẩn bị DCTN cho góc “Gợi mở”:
3 chậu nhựa, có chứa một ít nước kèm theo 1 phích nước nóng và một ít đá viên.
Chuẩn bị dụng cụ học tập cho góc “Tìm hiểu”:
3 loại nhiệt kế: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu và nhiệt kế thủy ngân.
Chuẩn bị dụng cụ học tập cho góc “Mở rộng”:
Các hình ảnh và thông tin về nhà giáo sư thiên văn học Celsius.
Chuẩn bị phiếu học tập cho góc “Củng cố”
1 phiếu học tập như bảng 22.1- SGK/69.

Đối với học sinh:
Nắm vững kiến thức của bài 20 và 21.
Đọc và nắm bắt sơ lượt những nội dung chính ở bài 22 – “Nhiệt kế - Nhiệt giai”.
Chuẩn bị một số hình ảnh và tìm kiếm các thông tin về các nhiệt kế thông dụng.
Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của nhiệt kế.


III.
1.
2.

3.

Chủ động tìm hiểu một vài ứng dụng của các loại nhiệt kế thông dụng trong đời
sống.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định – Kiểm tra sỉ số lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ(3 phút):
*Câu hỏi:
1. Khi bị đốt nóng hay làm lạnh thì băng kép sẽ như thế nào? Vì sao?
2. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát
nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng cách ngắn?
3*. Có ba bình giống hệt nhau lần lượt đựng các chất lỏng sau: Rượu, dầu
hỏa, thủy ngân. Hỏi khi nhiệt độ ba bình trên tăng lên đồng thời trên 50ºC, thì khối
thể tích chất lỏng ở bình nào tăng lên nhiều nhất? Vì sao có hiện tượng sai khác
trong việc tăng thể tích các chất lỏng như vậy?
*Câu trả lời:
1. - Khi bị đốt nóng hay làm lạnh băng kép sẽ cong đi.
- Băng kép được dùng để đóng ngắt tự động mạch điện.
2. Để tránh hiện tượng hai thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng

lên và sinh ra một lực cực lớn.
3*. Thể tích khối chất lỏng của rượu tăng lên nhiều nhất. Vì các chất lỏng
khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Bài mới – Thiết kế các nhiệm vụ ở mỗi góc(40 phút):

Góc
gợi
mở

Phiếu Học Tập 1
“Góc gợi mở” – 8 phút
1.
2.
-

a.
b.

Mục đích:
Giúp HS khẳng định rằng: Việc xác định nhiệt độ bằng tay là ko hoàn
toàn chính xác.
Nhiệm vụ:
HS đọc phần tình huống đầu bài và dự đoán dụng cụ mà bài học muốn
đề cập tới.
HS đọc nội dung câu C1, sau đó hình dung về cảm giác nóng – lạnh và
nhiệt độ.
HS phân tích hình vẽ 22.1, 22.2 và tìm hiểu các bước tiến hành thí
nghiệm, từ đó lựa chọn đúng dụng cụ thí nghiệm đã có sẵn để tiến hành
thí nghiệm và rút ra kết luận cho câu C1:
Ngón trỏ phải cảm thấy …, ngón trỏ trái cảm thấy ….

Ngón trỏ phải cảm thấy … hơn, ngón trỏ trái cảm thấy … hơn.


Kết luận: Cảm giác của tay … … đánh giá … … nhiệt độ.

Góc
tìm
hiểu

Phiếu Học Tập 2
“Góc tìm hiểu” – 10 phút
Mục đích:
Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất
lỏng.
- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế
rượu và nhiệt kế y tế.
2. Nhiệm vụ:
- HS tư duy, phân tích hình vẽ 22.3 và 22.4.
- HS trả lời các câu hỏi bên dưới để rút ra kết luận cho câu C2:
Câu 1: Số chỉ của nhiệt kế đang được cố định trong bình thủy tinh có
hơi nước đang sôi là bao nhiêu?
Câu 2: Số chỉ của nhiệt kế đang được cố định trong ly thủy tinh có nước
đá đang tan là bao nhiêu?
Kết luận: Việc đo nhiệt độ bằng nhiệt kế mang lại cho chúng ta con số ……
hơn. Vậy, để đo nhiệt độ, người ta dùng … …,
- Từ 3 loại nhiệt kế có sẵn trên bàn, HS quan sát, phân tích và nêu lên cấu
tạo của nhiệt kế:
Gồm 3 phần:
+ Bầu đựng chất lỏng (chất lỏng có thể là: rượu, thủy ngân hoặc dầu
pha màu).

+ Thang nhiệt độ (nhiệt giai).
+ Ống quản bầu.
- Dựa trên cách phân chia các con số của thang nhiệt độ quan sát được từ
3 loại nhiệt kế: Rượu, thủy ngân và dầu. HS tìm hiểu về ĐCNN và GHĐ
của từng loại nhiệt kế (chưa cần ghi chép lại).
- Dựa vào sự thay đổi của mực chất lỏng trong nhiệt kế (cụ thể là hình
22.3 và 22.4) và các thông tin về nguyên lí hoạt động của các nhiệt kế
khác trong mục “Có thể em chưa biết” – SGK/71, HS tư duy và rút ra
nguyên lí hoạt động cho nhiệt kế:
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự … … vì nhiệt của các chất.
- Dựa vào GHĐ, ĐCNN và đặc điểm của từng loại chất lỏng được sử
dụng trong từng loại nhiệt kế, HS tự nêu các công dụng tương ứng (chưa
cần ghi chép lại)..
- Dựa vào cách đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế và các hiểu biết thực
tế khác, HS tự tư duy và trả lời câu C4:
1.
-


Ở ống quản bầu nhiệt kế y tế, có một chỗ …, giúp cho mực … … bên
trong nhiệt kế không bị … …, và ta có thể đọc được chính xác nhiệt độ
cơ thể hiện tại.

Phiếu học tập 3
“Góc mở rộng” – 5 phút

Góc
mở
rộng
Góc

củn
g cố

-

-

HS nắm bắt các thông tin về nhà thiên văn học người Thụy Điển –
Celsius qua những tư liệu mà GV đã chuẩn bị sẵn.
HS tìm hiểu các thông tin SGK/69 để trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Chữ C trong kí hiệu ºC của thang nhiệt độ Celsius có nghĩa gì?
Câu 2: Lịch sử ra đời của thang nhiệt độ Celsius?
Từ cách chia độ trong thang nhiệt độ Celsius và chỉ số nhiệt kế được xác
định cho hơi nước đang sôi và nước đá đang tan ở hình 22.3 và hình
22.4, HS hãy rút ra kết luận về đặt trưng trong thang nhiệt độ Celsius:
Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ nước đá đang tan là … và nhiệt
độ hơi nước đang sôi là ….

Phiếu học tập 4
“Góc củng cố” – 5 phút
-

-



Từ các thông tin đã tìm hiểu được ở phiếu học tập 2 “Góc tìm hiểu”, HS
hãy hoàn thành bảng 22.1:
Loại
nhiệt kế


GHĐ

ĐCNN

Công Dụng

Nhiệt kế
thủy ngân

...





Nhiệt kế
y tế







Nhiệt kế
rượu








Từ việc tìm hiểu phần ghi nhớ SGK/70 và những kiến thức vừa học
được, HS tư duy để trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau bằng những từ thích
hợp:
Trong nhiệt giai Celsius, nhiệt độ nước đá đang tan là … , của hơi nước
đang sôi là … .




Nhiệm vụ hoạt động chung và hoạt động cụ thể ở mỗi góc:
Nhiệm vụ chung của bài này là tìm hiểu về nhiệt kế và thang nhiệt độ.
Với mục đích để các em được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua nhiều
hoạt động khác nhau, nhiệm vụ học tập này sẽ được các em thực hiện bằng việc
học theo góc. GV chia không gian lớp học thành 4 góc với các nhiệm vụ khác nhau
nhưng cùng hướng đến mục đích chung là tìm hiểu về nhiệt kế và thang nhiệt độ.
Cụ thể các góc như sau:
* Hướng dẫn của Giáo viên:
Đó là nhiệm vụ của 4 góc, các em sẽ theo hướng dẫn cụ thể có sẵn trên PHIẾU
HỌC TẬP đặt ở mỗi góc để thực hiện nhiệm vụ của mình và thể hiện kết quả lên
phiếu học tập, mối em 1 phiếu ứng với 1 góc. Mỗi em được lựa chọn góc xuất phát,
thời gian thực hiện mỗi góc đã được ghi cụ thể trên từng phiếu (hết thời gian giáo
viên nhắc học sinh chuyển góc) sau khi thực hiện xong 1 góc các em chuyển sang
góc tiếp theo, theo đúng sơ đồ hướng dẫn trên bảng (quay góc theo chiều kim đồng
hồ) Tổng thời gian thực hiện là 28 phút. GV sẽ thu phiếu học tập ngay sau đó.
* Kiểm tra kết quả học tập theo góc của các nhóm (12 phút).

Hướng dẫn về nhà(1 phút):
Học thuộc phần ghi nhớ - SGK/70.
Làm các bài tập 22.1 đến 22.15 – SBT/69, 70, 71 và 72.
Chuẩn bị bài mới – bài 23: “Thực Hành Đo Nhiệt Độ”
• Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm có xuất hiện trong bài.
• Nắm bắt tiến trình đo trong mỗi thí nghiệm trong bài.
• Làm sẵn mẫu báo cáo – SGK/74.


4.
-

Để đo nhiệt độ, người ta dùng … . Nhiệt kế dùng chất lỏng thông dụng
hoạt động dựa trên hiện tượng … … .
Câu 2: Hãy kể tên một số loại nhiệt kế khác mà em biết. Hãy cho biết
GHĐ và ĐCNN của 3 loại nhiệt kế thông dụng: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế
thủy ngân và nhiệt kế y tế.



×