Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lưu tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu thái bình dương (crassostrea gigas thunberg, 1793) giai đoạn 0 5mm đến giống cấp 1 trong hệ thống upwelling)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ ĐÌNH THÚY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯU TỐC
DÒNG CHẢY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas Thunberg, 1793)
GIAI ĐOẠN 0,5 mm ĐẾN GIỐNG CẤP 1
TRONG HỆ THỐNG UPWELLING

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ ĐÌNH THÚY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯU TỐC
DÒNG CHẢY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas Thunberg, 1793)
GIAI ĐOẠN 0,5 mm ĐẾN GIỐNG CẤP 1
TRONG HỆ THỐNG UPWELLING
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quyết định thành lập HĐ:


Nuôi trồng thủy sản
60620301
Số 1005/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014
Số 1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

Ngày 23/11/2015

Mã số:
Quyết định giao đề tài:

Người hướng dẫn khoa học

TS. LỤC MINH DIỆP
Chủ tịch Hội đồng

TS. PHẠM QUỐC HÙNG
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lưu
tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas Thunberg, 1793) giai đoạn 0,5 mm đến giống cấp 1 trong hệ
thống upwelling” trong luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày 03 tháng 12 năm 2015

Tác giả

Vũ Đình Thúy

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban
Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Lục Minh Diệp đã
giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ
này.
Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô, những người đã tận tâm mang lại
cho tôi nguồn kiến thức dồi dào.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I,
Ban giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Bắc, cảm ơn Th.s Trần Thế
Mưu đã định hướng, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời
gian theo học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, ngày 03 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Vũ Đình Thúy

iv



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................

iii

Lời cảm ơn.......................................................................................................... iv
Mục lục............................................................................................................... v
Danh mục các ký hiệu ........................................................................................ vii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................... viii
Danh mục bảng................................................................................................... ix
Danh mục hình.................................................................................................... x
Trích yếu luận văn..............................................................................................

xi

MỞ ĐẦU..........................................................................................

1

Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của hàu TBD...................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................... 3
1.1.2. Phân bố.....................................................................................................

5

1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng...............................................................................

5


1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển........................................................... 6
1.1.5. Đặc điểm sinh sản..................................................................................... 7
1.2. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống hàu TBD......................................... 9
1.2.1. Trên Thế giới............................................................................................

9

1.2.2. Ở Việt Nam............................................................................................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh hàu...................................................................

15

1.3.1. Bệnh do vi rút...........................................................................................

15

1.3.2. Bệnh do vi khuẩn...................................................................................... 16
1.3.3. Bệnh do ký sinh trùng............................................................................... 17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................

19

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................

19

2.1.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................ 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................. 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................


19

2.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu............................................................... 19
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống
20
của hàu TBD.......................................................................................................
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ
22
sống của hàu TBD..............................................................................................

v


2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi............................................. 23
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................

25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 26
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ
26
sống của hàu TBD..............................................................................................
3.1.1. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm..............................

26

3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương dến sinh trưởng của hàu TBD...................

30


3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ ương dến tỷ lệ sống của hàu TBD....................... 34
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến sinh trưởng và
35
tỷ lệ sống của hàu TBD......................................................................................
3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm..............................

35

3.2.2. Ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy dến sinh trưởng của hàu TBD...........

36

3.2.3. Ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến tỷ lệ sống của hàu TBD..............

41

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................... 43
4.1. Kết luận........................................................................................................ 43
4.2. Khuyến nghị................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................

44

PHỤ LỤC...........................................................................................................

-1-

vi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
n, N

: Số lượng mẫu

W

: Khối lượng

L

: Chiều dài

T

: Thời gian

FA

: A xít béo

SD

: Độ lệch chuẩn

SE

: Sai số chuẩn


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NT1, NT2,… : Nghiệm thức 1, nghiệm thức 2,…
DHA

: Docosahexaenoic acid (A xít béo không no nhiều nối đôi)

ĐVTM, đvtm : Động vật thân mềm
EPA

: Eicosa Pentaenoic Acid (A xít béo không no nhiều nối đôi)

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

KHCN

: Khoa học công nghệ

KST

: Ký sinh trùng

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản


Tb

: Tế bào

TBD

: Thái Bình Dương

TCBS

: Môi trường chọn lọc cho vi khuẩn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TLS

: Tỷ lệ sống

TSD

: Tuyến sinh dục

TVPD

: Thực vật phù du

vv


: vân vân

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài vỏ hàu TBD ở thí nghiệm
ảnh hưởng của mật độ………………………………………........................... 31
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng thân của hàu TBD ở thí
nghiệm ảnh hưởng của mật độ.......................................................................
33
Bảng 3.3. Kết quả theo dõi môi trường ở thí nghiệm ảnh hưởng của lưu tốc
dòng chảy.......................................................................................................... 36
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài vỏ của hàu TBD ở thí
nghiệm ảnh hưởng lưu tốc dòng chảy………………………………………
37
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng thân của hàu TBD ở thí
nghiệm ảnh hưởng lưu tốc dòng chảy……………………………………….. 40

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngoài của hàu TBD trưởng thành.....................................

3

Hình 1.2. Cấu tạo giải phẫu của hàu TBD........................................................ 4
Hình 1.3. Vòng đời hàu TBD...........................................................................


4

Hình 1.4. Hàu TBD có tuyến sinh dục phát triển (con đực)............................. 8
Hình 1.5 a,b: Biến dạng toàn bộ mô màng áo của hàu TBD………………… 18
Hình 1.6. Lát cắt mô bệnh học qua buồng trứng của hàu TBD……………… 18
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài......................................

19

Hình 2.2. Mô hình thiết kế hệ thống upwelling................................................ 20
Hình 3.1. Sự biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ảnh hưởng của
mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD................................ 26
Hình 3.2. Sự biến động độ mặn trong quá trình thí nghiệm ảnh hưởng của
mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD................................ 27
Hình 3.3. Sự biến động ô xy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ảnh hưởng
của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD......................... 28
Hình 3.4. Sự biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ảnh hưởng của
mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD................................ 29
Hình 3.5. Chiều dài vỏ (µm) của hàu TBD ở thí nghiệm ảnh hưởng của mật
độ...................................................................................................................... 30
Hình 3.6. Khối lượng thân (µg) của hàu TBD ở thí nghiệm ảnh hưởng của
mật độ............................................................................................................... 32
Hình 3.7. Tỷ lệ sống (%) của hàu TBD trong thời gian thí nghiệm ảnh
hưởng của mật độ ương…................................................................................ 34
Hình 3.8. Chiều dài vỏ (µm) của hàu TBD ở thí nghiệm ảnh hưởng của lưu
tốc dòng chảy.................................................................................................... 37
Hình 3.9. Khối lượng thân (µg) của hàu TBD ở thí nghiệm ảnh hưởng của
lưu tốc dòng chảy............................................................................................. 39
Hình 3.10. Tỷ lệ sống (%) của hàu TBD ở thí nghiệm ảnh hưởng của lưu tốc
dòng chảy.......................................................................................................... 41


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lưu tốc dòng chảy đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) giai đoạn
0,5 mm đến giống cấp 1 trong hệ thống upwelling”
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là loài động vật thân
mềm hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhập vào Việt Nam năm 2002. Hàu
Thái Bình Dương (TBD) là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, không gây ô
nhiễm môi trường. Thịt hàu có giá trị dinh dưỡng cao, đang là đối tượng nuôi có giá trị kinh
tế tại vùng ven biển Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mật độ ương, lưu tốc dòng chảy thích hợp cho hệ
thống upwelling nhằm đưa kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất, góp phần hoàn thiện quy
trình sản xuất giống hàu TBD. Luận văn nghiên cứu hai nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ ương và nghiên cứu ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của hàu TBD giai đoạn 0,5 mm đến giống cấp 1.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm
2015 tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, và được nghiên cứu trên hàu TBD
loại giống đơn, chiều dài trung bình 500 µm/con và khối lượng trung bình 150 µg/con.
Luận văn sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương gồm 5 nghiệm thức với 5 mức mật độ là 320, 400,
480, 560 và 640 con/lít. Thí nghiệm ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy gồm 5 nghiệm thức
tương ứng 5 mức lưu tốc là 10, 20, 30, 40 và 50 ml/phút/g hàu. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần trong cùng thời gian. Thức ăn cho hàu là 2 loài tảo Tetraselmis suecica và
Chaetoceros calcitrans, tỷ lệ phối trộn là 50:50, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7-8h và 16 17h. Mỗi ngày thay 1/3 lượng nước trong bể ương và sau 3 ngày thay toàn bộ 100%.
Thời gian thí nghiệm: 35 ngày/thí nghiệm. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Tỷ lệ sống, tăng
trưởng chiều dài vỏ, tăng trưởng khối lượng thân.
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, ô xy hòa tan, pH được theo dõi hàng ngày.

Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế rượu, độ mặn đo bằng máy đo độ mặn ATAGO, ô xy hòa
tan, pH được đo bằng máy đo ô xy và máy đo pH. Xác định chiều dài vỏ (µm) bằng kính
hiển vi có gắn trắc vi thị kính và thước kẹp, xác định tốc độ tăng trưởng chiều dài vỏ theo
công thức ADGL (µm/ngày) = (L2 – L1 )/(t2 – t1). Trong đó: L2 là chiều dài vỏ tại thời điểm
t2 (µm), L1 là chiều dài vỏ tại thời điểm t1 (µm); xác định khối lượng trung bình 1 con hàu
giống theo công thức KLTB (µg) = KLT/N. Trong đó N là số cá thể hàu giống tham gia
thí nghiệm, KLT là khối lượng hàu giống của cả mẫu thí nghiệm; xác định tốc độ tăng
trưởng khối lượng thân theo công thức ADGW (µg/ngày) = (W2 - W1)/( t2 - t1) Trong
đó: ADGW là tốc độ tăng trưởng khối lượng thân (µg/ngày), W1, W2 là khối lượng
trung bình của lần lấy mẫu đầu và cuối (µg), t2 - t1 là khoảng thời gian giữa 2 lần lấy
mẫu (ngày). Xác định tỷ lệ sống theo công thức TLS (%) = (N2/N1) x 100. Trong đó:
N1, N2 là số cá thể ở lần đếm trước và đếm sau (con). Số liệu thí nghiệm được xử lý
bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và SPSS version 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố môi trường được điều chỉnh và
theo dõi hàng ngày đều nằm trong khoảng phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của
hàu TBD. Nhiệt độ dao động từ từ 26 – 30 0C; độ mặn từ 22 – 27 ‰; ô xy hòa tan: 6,3
– 6,6 mg/l; pH: 7,5 – 8,4. Mật độ ương có ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của

xi


hàu TBD. Ở mật độ 320 con/lít và mật độ 480 con/lít không có sự sai khác ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD đạt cao nhất ở mật
độ 320 con/lít với chiều dài vỏ là 4.050,3 µm, tốc độ tăng trưởng chiều dài là 101,4
µm/ngày; khối lượng thân đạt 16.620,0 µg, tốc độ tăng trưởng khối lượng thân là
470,6 µg/ngày; tỷ lệ sống đạt 84,68 %. Ở mật độ 640 con/lít cho tốc độ sinh trưởng và
tỷ lệ sống thấp nhất với chiều dài vỏ 3.790 µm, tốc độ tăng trưởng chiều dài là 94
µm/ngày; khối lượng thân đạt 16.260 µg, tốc độ tăng trưởng khối lượng là 460,3
µg/ngày; tỷ lệ sống đạt 82,3 %. Lưu tốc dòng chảy có ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ
lệ sống của hàu TBD. Ở mức lưu tốc 30 ml/phút/g hàu có chiều dài vỏ cao nhất đạt

4.100,2 µm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài vỏ là 102,9 µm/ngày; mức lưu tốc
50 ml/phút/g hàu có khối lượng thân cao nhất đạt 16.550,0 µg, tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối khối lượng thân là 468,6 µg/ngày và tỷ lệ sống cao nhất đạt 84,46%. Ở mức
lưu tốc 10 ml/phút/g hàu cho tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất với chiều dài vỏ đạt
3.802 µm, tốc độ tăng trưởng chiều dài là 94,4 µm/ngày; khối lượng thân đạt 13.680
µg, tốc độ tăng trưởng khối lượng thân là 386,6 µg/ngày; tỷ lệ sống đạt 82,0 %.
Kết luận và khuyến nghị: Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lưu
tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea
gigas) giai đoạn 0,5 mm đến giống cấp 1 trong hệ thống upwelling, có thể kết luận như
sau: Mật độ ương và lưu tốc dòng chảy có ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống
của hàu TBD, mật độ ương tốt nhất là 320 con/lít, lưu tốc dòng chảy phù hợp nhất là
50 ml/phút/g hàu. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, khuyến nghị nên ương hàu TBD
trong hệ thống upwelling với mật độ 320 con/lít và lưu tốc dòng chảy 50 ml/phút/g
hàu
Từ khóa: hàu Thái Bình Dương, Crassostrea gigas, upwelling, lưu tốc, tăng
trưởng, tỷ lệ sống.

xii


MỞ ĐẦU
Hàu là động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ, chúng phân bố rộng về mặt
địa lý và sinh thái, có thể sống ở vùng nước có nồng độ muối trên 5 ‰ và dưới 30 ‰
(FAO, 2004). Họ hàu Ostreidae gồm hai giống Crassostrea và Ostrea với 100 loài. Ở
nước ta có khoảng 21 loài phân bố từ Bắc vào Nam với nhiều loài như: Hàu cửa sông
C.rivularis, hàu C.belcheri, hàu C.gulubris, hàu sú O.cucullata, hàu đá O.denselamello
(Hà Đức Thắng, 2005).
Theo báo cáo của FAO (2003), hàu có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ sinh
thái thuỷ vực, là loài ăn lọc mùn bã hữu cơ rất mạnh, có tác dụng làm sạch môi trường
nước tốt và không gây ô nhiễm môi trường bởi các chất thải từ vật nuôi. Đến nay hàu

Thái Bình Dương (TBD) được xem như là một đối tượng nuôi lý tưởng để thay thế các
loài hàu bản địa đang cạn kiệt do bị khai thác quá mức.
Hàu TBD (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) có nguồn gốc từ Nhật Bản, là
loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng phân bố rộng. Đây là đối tượng nuôi quan
trọng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao (Lưu Đình Thịnh, 2008). Viện nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản 1 đã nuôi thử nghiệm thương phẩm hàu TBD (năm 2007) tại vùng
biển Cát Bà - Hải Phòng và vịnh Bái Tử Long (BTL) - Quảng Ninh, kết quả cho thấy:
Hàu TBD hoàn toàn thích nghi với điều kiện môi trường nơi đây. Hàu sinh trưởng
nhanh, chỉ sau 8 tháng nuôi đã đạt kích thước thương phẩm.
Nghề nuôi hàu TBD ở nước ta chủ yếu là hình thức nuôi thương phẩm hàu bám.
Nuôi thương phẩm hàu rời chưa phát triển là do 2 nguyên nhân: i) Kỹ thuật nuôi và ii)
nguồn giống. Trong đó nguồn giống hàu rời chưa đáp ứng đủ và ổn định là nguyên
nhân chủ yếu.
Việc nuôi con giống động vật thân mềm 2 mảnh vỏ trong thệ thống upwelling
là một bước tiến công nghệ quan trọng được nhiều tác giả công nhận như: Bayes,
1990; Rodhouse and O’Kelly, 1981; Spencer B. E., M. J. Akester, I. Mayer, 1986, vv.
Ưu điểm của phương pháp này là tạo dòng chảy liên tục trong môi trường nuôi, tránh
việc phân và các hợp chất hữu cơ lắng đọng trong khu vực sống của con giống. Do đó
giảm tối đa sự ô nhiễm và vi khuẩn độc hại ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát
triển của hàu.

1


Sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương
phẩm hàu TBD (C.gigas) phục vụ xuất khẩu” và dự án “Hoàn thiện công nghệ sản
xuất giống và nuôi thương phẩm hàu TBD” tác giả đã đưa ra được quy trình sản xuất
con giống và nuôi thương phẩm hàu rời (hàu đơn). Tuy nhiên tỷ lệ sống của con giống
từ spat lên giống cấp 1 (cỡ 3 – 5 mm) chưa cao. Dự án cũng đã nghiên cứu thí nghiệm
ảnh hưởng của mật độ và lưu tốc dòng chảy lên tỷ lệ sống, sinh trưởng của hàu rời

trong hệ thống upwelling với 3 mức mật độ và 3 mức lưu tốc khác nhau. Đây là
phương pháp mới được áp dụng ở một số nước có nghề nuôi hàu phát triển như Úc,
Mỹ, Trung Quốc, vv
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu để ảnh hưởng của mật độ và lưu tốc
dòng chảy trong việc ương giống hàu đơn là hết sức cần thiết và cấp bách. Được sự
đồng ý của Nhà trường, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ và lưu tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas) giai đoạn 0,5 mm đến giống cấp 1 trong hệ thống upwelling”
-

Mục tiêu của đề tài:
+ Xác định mật độ ương nuôi thích hợp cho hệ thống upwelling
+ Xác định lưu tốc dòng chảy thích hợp cho hệ thống upwelling

- Nội dung nghiên cứu của đề tài:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
hàu TBD
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống
của hàu TBD
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm khảo nghiệm và góp phần hoàn thiện quy
trình ương nuôi, đưa công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất để nâng cao tỷ lệ
sống của giống hàu rời, đồng thời đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu con giống
hàu TBD cho quy mô nuôi hàu TBD mang tính hàng hóa.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.


Một số đặc điểm sinh học của hàu TBD
Vị trí phân loại của hàu TBD được xác định như sau:
Ngành động vật thân mềm: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ cơ lệch: Anisomyarya
Họ Hàu: Ostreidae
Giống Hàu: Crassostrea
Loài: Hàu Thái Bình Dương: Crassostrea gigas Thunberg, 1793.

Hình 1.1. Hình thái ngoài của hàu TBD trưởng thành
1.1.1 Đặc điểm hình thái: Hàu TBD là một trong những loài có kích thước lớn
trong các loài hàu đã được tìm thấy trên thế giới. Con lớn nhất có chiều dài 76 cm (20
tuổi). Hàu TBD có hình dạng khác với hàu cửa sông (Crassostrea rivularis). Điểm
khác nhau lớn nhất giữa chúng là hàu TBD có tỷ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ
1/2 đến 1/3 hàu cửa sông (Hà Đức Thắng, 2005).
Hàu TBD có hai vỏ úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ. Hai vỏ này rất
cứng, thô, khác nhau về hình dạng và kích thước. Vỏ phải nhỏ và nông nằm ở trên, vỏ
trái sâu và lớn dùng để bám chặt vào vật cứng nằm ở dưới. Vỏ hàu tương đối lớn
nhưng không đồng đều về hình dạng (vỏ dài hoặc hình ô van), sọc đối xứng của hai vỏ
bắt đầu từ những mấu lồi của đỉnh vỏ. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng vỏ tương đối lớn,
thường chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều rộng. Chính dựa vào điểm này nên người ta

3


thường gọi là hàu ống hay hàu dài. Hàu TBD thành thục có kích thước từ 8 – 15 cm
(Hà Đức Thắng, 2005).

Hình 1.2. Cấu tạo giải phẫu của hàu TBD (Nguồn:Bacher and Baud, 1992)

Hình dạng bên trong của hàu gồm: Mép màng áo, mang, xúc tu môi, miệng, dạ
dày, trực tràng, hậu môn, tim, cơ khép vỏ. Những nếp gấp trong của màng áo có dạng
hình nón và gấp 4 lần chiều rộng, nếp gấp giữa có 2 lớp trong và ngoài. Lớp trong hình
nón và chiều dài bằng 3 - 5 lần chiều rộng, lớp ngoài có dạng hình chùy. Xúc tu có
màu ngà hoặc hơi vàng với những chấm nâu hoặc đen. Mang có màu ngà và số lượng
sợi ít (13 - 15). Tim có màu ngà và hơi vàng, ruột có màu đen

Hình 1.3. Vòng đời hàu TBD (Nguồn: Wallace et al, 2008)

4


1.1.2 Phân bố: Hàu TBD là loài bản địa của Nhật Bản và theo nghiên cứu của
Byng Ha Park và ctv (1988) thì hàu phân bố từ 30 - 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc. Từ
năm 1920, hàu TBD được nhập vào Mỹ, năm 1966 nhập vào Pháp và đến năm 2003,
chúng có mặt ở 64 nước trên thế giới. Hiện nay, hàu TBD đã được tìm thấy phổ biến ở
các vùng biển của Pháp, Anh, Mexico, Brazil, Nam Úc, Trung Quốc, vv Hàu TBD
phân bố rộng về mặt địa lý và sinh thái, có thể sống ở vùng nước có nồng độ muối
dưới 40 ‰ và trên 5 ‰ (FAO, 2004).
Hàu trưởng thành thường sống cố định ở bất kỳ vật thể cứng nào như đá, đáy
cứng, những vỏ hàu chết…ở khu vực nước giữa mức thuỷ triều cao và thấp khoảng 3
mét hoặc ở những vùng nước nông, chúng thường tập trung ở vùng cửa sông. Hàu
TBD thuộc loài rộng nhiệt, rộng muối, hàu có thể sống được ở nhiệt độ -1,8 0C đến 35
0

C và thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28 0C. Chúng thường sống ở độ mặn 10 ‰ – 35 ‰,

nhưng thích hợp ở độ mặn 20 – 25 ‰. Hàu TBD phân bố từ vùng triều thấp đến độ sâu
40 m (FAO, 2003).
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng: Hàu TBD là loài ăn lọc thụ động, hàu bắt mồi

trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp, dòng nước đi
qua mang và đưa thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được giữ lại ở mang nhờ
các tiêm mao và dịch nhờn được tiết ra từ các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thước
nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao đưa dần về phía miệng, còn hạt thức ăn quá
lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập
trung ở mép màng áo và được màng áo đẩy ra ngoài (Hà Đức Thắng, 2005).
Purchon (1977) cho rằng giai đoạn ấu trùng, thức ăn của hàu TBD là: vi khuẩn,
tảo Silic, mùn bã hữu cơ, nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ khoảng 10 µm hoặc
nhỏ hơn. Ấu trùng (ât) hàu cũng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nước và các vật
chất hữu cơ.
Khi trưởng thành, thức ăn của hàu chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu
cơ. Các loài tảo là thức ăn của hàu gồm tảo khuê như: Chaetoceros calcitrans,
Chaetoceros muelleri…tảo silic: Nitzschia, Skeletonema…tảo có lông roi: Isochrysis
galbana, Pavlova lutheri, Tetraselmis…kích cỡ phù hợp, dễ tiêu hoá và hàm lượng
dinh dưỡng cao.

5


Hickey (1997) cho rằng số lượng và chất lượng thức ăn là một trong những yếu
tố quan trọng, không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của hàu mà còn ảnh hưởng đến
sự phát triển hoàn thiện của tuyến sinh dục.
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
+ Giai đoạn ấu trùng: Theo Byung Ha Park và ctv (1988) nghiên cứu tại Hàn
Quốc cho thấy: Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của ấu trùng. Khi nhiệt độ thấp, hàu sinh trưởng và biến thái
chậm, thời gian phù du kéo dài. Nhiệt độ 19 - 20 0C giai đoạn phù du của hàu kéo dài
21 ngày, nhiệt độ 27 0C là 10 ngày, độ mặn trong giai đoạn này có thể dao động 14 –
37 ‰ nhưng thích hợp nhất là 15 – 25 ‰. Nếu ấu trùng được cung cấp thức ăn đầy đủ
và các yếu tố môi trường được duy trì thích hợp thì kích thước của ấu trùng có thể đạt

1,5 mm sau 25 ngày ương (Lưu Đình Thịnh, 2008).
+ Giai đoạn con giống: Nghiên cứu trên giai đoạn ương ấu trùng và hàu giống
trong trại giống cho thấy yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của phần thịt hàu
là nhiệt độ nước, chất lượng thức ăn, tỷ lệ cho ăn và mật độ ương (Hà Đức Thắng,
2005).
Lionent và ctv (2005) nghiên cứu chất lượng giống, vị trí nuôi và thời gian thả đã
ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống (TLS) của hàu TBD tại Pháp cho thấy: Sinh
trưởng về phần vỏ của hàu chủ yếu nhờ vào ion canxi trong nước biển, ở nồng độ ion
can xi 0,4 g/l không cần thức ăn, vỏ vẫn sinh trưởng bình thường (trừ khi mức độ ion
canxi trong nước biển < 0,2 g/l) (Hà Đức Thắng, 2006).
Báo cáo của FAO (2003) cho thấy nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng của hàu 22 25 0C, độ mặn 25 - 32 ‰. Ngoài yếu tố ion canxi góp phần sinh trưởng phần vỏ thì tốc
độ dòng chảy cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của hàu vì tốc độ dòng chảy liên quan
đến số lượng thức ăn của hàu. Hàu sống ở nơi có dòng chảy nhanh lớn chậm hơn nơi
có dòng chảy chậm.
Hàu TBD rất nhạy cảm với sự thay đổi của độ mặn, chúng phản ứng lại với những
thay đổi độ mặn bởi một bộ điều chỉnh mức độ đóng mở của vỏ (Geltsoft, 1964). Do
đó độ mặn của nước có vai trò lớn trong sự vận chuyển của nước qua cơ thể từ đó ảnh
hưởng trực tiếp tới quá trình ăn lọc của hàu.

6


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (2003) trên hàu và điệp quạt tại Việt Nam
cho thấy: đối với nhuyễn thể nói chung thì độ mặn có vai trò hết sức quan trọng, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ sống của ấu trùng. Ở mỗi giai
đoạn, mỗi loài ảnh hưởng của độ mặn cũng có sự khác nhau như: Hàu cửa sông trưởng
thành thích nghi được với khoảng độ mặn rất lớn (5 - 30 ‰) nhưng sống tốt hơn ở độ
mặn 10 - 30 ‰ (Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Văn Thường, 2001).
1.1.5 Đặc điểm sinh sản.
Hàu TBD là loài lưỡng tính. Nếu trong vùng nuôi có thức ăn phong phú thì con

cái chiếm ưu thế, khi nguồn thức ăn nghèo và thiếu thì chúng chuyển thành đực (Đồng
Xuân Vĩnh, 2003; Lưu Đình Thịnh, 2008).
Nghiên cứu của Lango-Reynoso và ctv (2000) cho thấy mùa vụ sinh sản của
hàu TBD kéo dài nhiều tháng trong năm. Chu kỳ một mùa sinh sản của hàu liên quan
tới nhiệt độ: Vào mùa Đông, khi nhiệt độ nước biển thấp bắt đầu hình thành giao tử.
Mùa Xuân, khi nhiệt độ tăng, tuyến sinh dục (TSD) phát triển nhanh và thành thục.
Mùa Hè, khi nhiệt độ nước tăng cao trên 19 0C là thời kỳ sinh sản.
Hàu TBD thành thục sau 1 năm, mùa vụ sinh sản từ tháng 6 - 8 hàng năm.
Trong thời gian sinh sản, khối lượng tuyến sinh dục hàu có thể chiếm tới 50 % trọng
lượng cơ thể, hàu có kích thước 8 - 15 cm sinh sản từ 20 - 200 triệu trứng/lần (FAO,
2003).
Nghiên cứu của Park và ctv (1988) cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sự thành thục là nhiệt độ, nhiệt độ tăng cao thời gian thành thục của tuyến sinh dục
càng rút ngắn.
Cơ quan sinh dục của hàu có thể thấy rõ vào mùa sinh sản, lúc này tuyến sinh
dục đã phát triển có màu trắng sữa phủ đầy nội tạng. Tuyến sinh dục gồm 3 bộ phận:
bao noãn là những nhánh của ống sinh dục ẩn trong mô kiên kết dạng lưới, ống sinh
dục gồm những ống nhỏ đối xứng hai bên, xung quanh nội tạng là cơ quan trọng yếu
trong việc hình thành tế bào sinh dục, ống vận chuyển sinh dục là một ống dẫn gồm
nhiều ống sinh dục hợp lại bên trong có tiêm mao. Khi ống sinh dục mở, ở khe niệu
sinh dục tại mặt bụng cơ khép vỏ nó có tác dụng vận chuyển trứng và tinh trùng đã
thành thục ra ngoài (Lưu Đình Lý và ctv, 2010).

7


Hình 1.4. Hàu TBD có tuyến sinh dục phát triển (con đực)
Sự phát triển của tuyến sinh dục được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nghỉ: Giai đoạn này tuyến sinh dục mới hình thành,
không phân biệt được đực, cái. Có thể thấy màu nâu của gan, tuỵ chiếm gần hết phần

nội tạng
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển: Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, màu nâu
của gan, tuỵ đã bị che khuất dần, các ống sinh dục dày lên, cuối giai đoạn này có thể
thấy tuyến sinh dục căng phồng
Giai đoạn 3: Giai đoạn đẻ: Tuyến sinh dục phát triển căng đầy, ấn nhẹ thấy sản
phẩm sinh dục trào ra. Lúc này hàu đã sẵn sàng bước vào sinh sản.
Giai đoạn 4: Cá thể hàu đã tham gia sinh sản, các sản phẩm của tuyến sinh dục
đào thải hết ra ngoài, lúc này nội tạng chứa đầy nước.
Hầu hết các loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ có tuyến sinh dục phát triển sẽ sinh sản
trong điều kiện tự nhiên khi có sự thay đổi đột ngột một số yếu tố môi trường như
nhiệt độ, độ mặn, pH. Thông thường con đực sẽ phóng tinh trước, sau đó là con cái.
Một số loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ sống trong vùng nhiệt đới có tuyến sinh dục
phát triển và sinh sản liên tục trong cả năm (FAO, 2004).

8


1.2.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống hàu TBD

1.2.1. Trên Thế giới
1.2.1.1 Phương pháp kích thích hàu sinh sản
Có 2 phương pháp cho sinh sản hàu TBD được áp dụng rộng rãi là phương
pháp cho sinh sản tự nhiên và mổ sinh sản
- Phương pháp sinh sản tự nhiên: Kích thích hàu sinh sản bằng cách thay đổi một số
yếu tố môi trường sống của chúng như nhiệt độ, độ mặn, pH.
- Phương pháp mổ sinh sản: Là phương pháp tách tuyến sinh dục của hàu (tách riêng
đực – cái) sau đó cho thụ tinh nhân tạo
1.2.1.2 Nghiên cứu về ương nuôi ấu trùng

Byung Ha Park và ctv (1998), nghiên cứu sự thành thục của hàu tại Hàn Quốc
cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành thục là nhiệt độ, nhiệt độ tăng cao
thời gian chín của tuyến sinh dục càng rút ngắn. Tác giả cũng xác định nhiệt độ, độ
muối và thức ăn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thụ tinh, phát triển của
phôi và sinh trưởng của hàu giống. Sự thụ tinh có thể diễn ra trong khoảng biến động
nhiệt độ lớn nhưng sự phát triển của ấu trùng veliger (còn gọi là ấu trùng chữ D) nằm
trong khoảng hẹp. Nhiệt độ thấp, sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian phù du kéo
dài. Tại thời điểm nhiệt độ 19 – 20 0C giai đoạn phù du của hàu TBD là 21 ngày, tại 27
0

C là 10 ngày. Độ muối cho giai đoạn này dao động 14 – 37 ‰, thích hợp nhất là 20 –

25 ‰.
Theo kết quả nghiên cứu của Ian Laing (1994), ấu trùng hàu châu Âu O.edulis
và ấu trùng hàu TBD C.gigas sống 95 - 100 % khi không cho ăn trong 2 ngày, tỷ lệ
sống giảm xuống còn 20 – 60 % khi không cho ăn trong 6 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Rico-Villa và ctv (2008) trên ấu trùng hàu TBD từ
giai đoạn chữ D đến spat sớm thì sự tăng trưởng và chuyển giai đoạn của ấu trùng tốt
nhất khi cho ăn kết hợp Isochrysis affinis galbana (T-Iso) với Chaetoceros calcitrans
(tuần đầu tiên) hoặc Chaetoceros gracilis (tuần thứ 2, khi ấu trùng đạt kích thước ≥
110 µm). Trong đó tỷ lệ T-Iso: C.calcitrans (hoặc C.gracilis) là 1:1. Mật độ thức ăn ≥
20 tế bào/µl. Emanuele Ponisa (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp 3 loài tảo:
(P.lutheri + T.iso + C.calcitrans) và (P.lutheri + T.iso; P.lutheri + C.calcitrans; T.iso

9


+ C.calcitrans) đến sinh trưởng của hàu (C.gigas) sau 14 ngày ương. Hàu có tốc độ
sinh trưởng nhanh hơn khi cho ăn kết hợp 3 loài tảo P.lutheri + T.iso + C.calcitrans
(p< 0,05)

Các giai đoạn phát triển
-

Phát triển phôi. Có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình phát triển của phôi

và ấu trùng hàu TBD được công bố như tác giả Hickey (1997) đã miêu tả: Sau khi
trứng và tinh trùng được phóng ra ngoài cơ thể hàu bố mẹ, quá trình thụ tinh được diễn
ra trong môi trường nước. Quan sát thấy tinh trùng bám quanh tế bào trứng, trứng sau
khi thụ tinh được phân biệt bởi màng thụ tinh bên ngoài, trứng có đường kính 55 m.
Trong điều kiện nhiệt độ 20 – 25 0C, sau khi thụ tinh 24 giờ, trứng phân cắt và phát
triển thành ấu trùng Trochphore
-

Ấu trùng bánh xe (Trochphore): Xuất hieejnsau khi thụ tinh khoảng 24 h, đặc

điểm của giai đoạn này là ấu trùng bơi lội tự do trong môi trường nước nhờ sự vận
động của các tiêm mao.
-

Ấu trùng chữ D (Veliger): Xuất hiện sau 48 giờ từ khi thụ tinh, ấu trùng có

dạng chữ D, có vành tiêm mao giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động nhờ sự vận động của
vành tiêm mao miệng. Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 6 ngày và kích thước ấu trùng dao
động từ 75 – 120 µm (Grove-Jones, 1986).
-

Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo): Trong giai đoạn này, đặc trưng là sự hình thành các

cơ quan bao gồm: Giai đoạn Umbo trung kỳ xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước ấu trùng đạt
được 130 -200 m. Giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ, ấu trùng xuất hiện điểm mắt, kích thước

ấu trùng tăng nhanh, cuối giai đoạn Umbo xuất hiện điểm mắt ở gần phía đỉnh vỏ, một
số cá thể hình thành chân bò, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi chuyển
sang giai đoạn sống bám. Trong sản xuất giống nhân tạo, đây là thời điểm đặc bịêt
quan trọng trong việc thả vật bám để thu con giống bám (Hickey, 1997).
-

Ấu trùng bám (Spat), sau khi xuất hiện chân bò, hoạt động bơi lội của ấu trùng

giảm dần, ấu trùng chuyển xuống bò dưới đáy, lúc này vành tiêm mao và điểm mắt
thoái hoá dần. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các tơ chân, màng áo và
một số cơ quan khác, ấu trùng chuyển sang hoàn toàn sống bám. Kích thước ấu trùng
ở giai đoạn này khoảng 200 – 300 m.. Ở giai đoạn này các cá thể hàu có cấu tạo vỏ
rất mỏng, trên bề mặt vỏ xuất hiện các gờ, vỏ dễ bị vỡ do tác động của yếu tố ngoại

10


cảnh. hàu sống bám trên các vật bám thích hợp như: đá, vỏ hàu, vỏ sò, vv (Ngô Anh
Tuấn, 2003)
-

Ương nuôi con giống:
Hiện nay, nguồn hàu giống tự nhiên chiếm 60 %, hàu giống sản xuất nhân tạo

trong các trại giống chiếm 40 %. Trong các trại giống sản xuất giống động vật thân
mềm, mỗi năm có thể sản xuất vài triệu đến vài trăm triệu Spat. Các trại chuyên sản
xuất giống cá, tôm cũng có thể sản xuất giống hàu TBD, mỗi năm thu hàng chục tới
hàng trăm triệu Spat (FAO, 2003).
Một số quốc gia có nghề nuôi hàu phát triển đã sử dụng hệ thống upwelling kín (hệ
thống nước trồi tuần hoàn kín) để ương spat lên con giống cấp 1 trong trại và hệ thống

upwelling hở (dùng máy bơm để tạo dòng chảy từ phía dưới lên trên, nước không tuần
hoàn) để ương con giống từ cấp 1 lên cấp 2 ngoài trời.
Những nghiên cứu về việc sử dụng hệ thống upwelling để ương hàu giống đã được
nhiều tác giả trên thế giới công bố kết quả từ những năm 80 của thế kỷ XX.
Bayes (1981) cho rằng: Hệ thống upwelling cho phép ương hàu và sò ở mật độ cao,
ngăn ngừa sự ô nhiễm và thúc đẩy chúng tăng trưởng tốt.
Rodhouse và O’Kelly (1981) đưa ra nghiệm thức tính lưu tốc phù hợp cho hàu
TBD (C. gigas) trong hệ thống upwelling là: FR = (- 0,92 + 0,17T) LW-0,32. Trong đó:
FR là lưu tốc dòng chảy (ml/phút/g hàu); LW là trọng lượng hàu (g); T là nhiệt độ
nước (0C).
Spencer, Akester và Mayer (1986) đã thử nghiệm ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy
của hệ thống upwelling lên hàu giống cỡ 0,004 - 0,013 g trong phạm vi 10 - 50
ml/phút/g hàu. Kết quả cho thấy tăng trưởng tối ưu xảy ra ở lưu lượng 20 - 30
ml/phút/g hàu đối với nước biển đã được làm giàu dinh dưỡng bằng phân bón hóa học
và 30 - 50 ml/phút/g hàu đối với nước biển tự nhiên.
Utting và Spencer (1990) sử dụng lưu tốc nước 25 - 30 ml/phút/g hàu cho cả hệ
thống upwelling và flow-through. Trọng lượng ban đầu của hàu giống là 0,2 mg, sau 4
tuần nuôi đạt 14 mg. Upwelling là hệ thống ương mà dòng chảy trong bể ương trồi từ
phía dưới lên trên; flow – through là hệ thống ương mà dòng chảy trong bể ương chảy
từ phía trên xuống và không tái sử dụng (hay còn gọi là hệ thống nước chảy tràn).

11


Bacher và Baud (1992) nghiên cứu ảnh hưởng của lưu tốc nước (1 m3/h, 3 m3/h),
mật độ spat (25000 spat/ống), hàm lượng chất diệp lục (0, 20, 40, 80 µg) và nhiệt độ
nước lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của hàu TBD vào mùa Hè, mùa Đông 1984; năm
1985 và mùa Hè 1986. Nghiệm thức cho kết quả tốt nhất vào mùa Đông (nhiêt độ
nước: 10 0C), hàm lượng chất diệp lục cho ăn ở mức 40 µg/ngày/25000 spat và lưu tốc
nước 1 m3/h; tăng trưởng trung bình của hàu giống từ 0,01 g lên 0,51 g trong 100

ngày. Vào mùa Hè (nhiệt độ nước 200C), nghiệm thức tốt nhất là hàm lượng chất diệp
lục cho ăn ở mức 40 µg/ngày/25000 spat, lưu tốc dòng chảy là 3 m3/h, sau 60 ngày,
trọng lượng hàu giống tăng từ 0,01 lên 2,2 g. Mật độ ương ở mức 25000 spat/ống, mỗi
ống có dung tích 50 lít.
Phương pháp sản xuất giống hàu mang tính thương mại đã có từ những năm cuối
thế kỷ 19. Công trình nghiên cứu cho hàu sinh sản thành công năm 1897 của Brook,
ông đã nuôi được ấu trùng bơi lội tự do từ trứng và tinh trùng của hàu trong mùa sinh
sản. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu tiến hành ương nuôi ấu trùng hàu trong
phòng thí nghiệm, tuy nhiên đến năm 1920, Wells mới thành công trong kỹ thuật ương
nuôi Spat (Cao Trường Giang, 2011).
Phương pháp tiên tiến trong sản xuất giống nhân tạo là thu giống hàu đơn. Ấu
trùng được nuôi đến giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ lồi, dùng epinephrine hoặc
noepinephrine để ấu trùng biến thái mà không cần vật bám. Có thể dùng vật bám nhỏ
(microcultch) cho hàu bám. Các hạt này được xay từ vỏ hàu, kích thước 250 – 300 m.
Cũng có thể cho hàu bám vào tấm có bề mặt trơn linh hoạt (Ví dụ tấm Mylar®)
(Richard, Wallace và ctv, 2008).
Tại New Zealand, con giống hàu rời được sản xuất bằng cách sử dụng hormone
epinephrine. Dung dịch để tắm cho ấu trùng điểm mắt gồm 0,2 g epinephrine + 0,4 ml
HCl (a xít chlohydric) pha vừa đủ thành 1 lít. Một lít dung dịch trên pha vào 9 lít nước
biển để xử lí cho 5 triệu ấu trùng điểm mắt. Thời gian xử lí kéo dài từ 2 - 4 giờ hoặc
lâu hơn, nếu cần thiết có thể xử lí lặp lại lần

2 sau đó 1 ngày (Bacher and Baud,

1992).
Ngoài 2 phương pháp trên, một số nơi còn sử dụng tấm nhựa dẻo làm vật bám.
Khi con giống đạt kích thước để nuôi thương phẩm thì uốn cong tấm nhựa để tách hàu
giống ra. Đây là phương pháp khá đơn giản và tương đối hiệu quả

12



Ngoài ra nhiều nước đã sản xuất giống hàu tam bội thể, tạo ra hàu giống có tốc độ
sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon hơn. Guo và ctv (1996) đã thông báo kết quả
nghiên cứu trong việc lai tạo giữa hàu nhị bội và hàu tứ bội thể. Tất cả các phép lai đã
tạo ra dạng tam bội có tỷ lệ sống tương tự như của dạng nhị bội thể. Sau 8 – 10 tháng
nuôi, hàu này có kích thước lớn hơn dạng nhị bội 14 – 51 % (Cao Trường Giang,
2011). Tuy nhiên đến nay sản lượng hàu đa bội thể chiếm tỷ trọng không lớn. Hầu hết
những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống nói trên đều triển khai ở trại giống, các bể
trong nhà. Chưa có công trình nào công bố về sản xuất giống hàu TBD ở hệ thống ao,
bể ngoài trời.
1.2.2. Ở Việt Nam
Cũng như hơn 60 nước trên thế giới đang nuôi hàu TBD (Crassostrea gigas),
Việt Nam không có loài hàu này phân bố tự nhiên. Hàu tự nhiên của Việt Nam có giá
trị kinh tế chủ yếu là hai loài: Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) và hàu đá
(Crassostrea belchery), hai loài hàu này cùng với một số loài động vật thân mềm 2
mảnh vỏ bản địa khác đã được nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống, nuôi thương
phẩm và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Nhận thức được giá trị của hàu TBD, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến
ngư Trung ương năm 2002, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (NTTS I) đã tiếp
nhận công nghệ sản xuất giống hàu TBD từ Trung tâm nghề cá Cromila, bang New
South Wales (Úc), đã cho đẻ và ương nuôi thành con giống, nhưng tỷ lệ sinh sản thấp
(6 con cái, 10 con đực tham gia sinh sản trong tổng số 200 con). Tỷ lệ sống từ hàu ấu
trùng đến hàu giống còn thấp (20 vạn con giống/12 triệu ấu trùng chữ D, đạt 1,7 %).
Việt Nam chưa tiếp nhận công nghệ nuôi hàu thương phẩm, tuy nhiên Viện nghiên cứu
NTTS I đã tự triển khai nuôi hàu thương phẩm từ 2 nguồn là giống sản xuất tại Việt
Nam và giống chuyển từ Úc về. Hàu được nuôi tại Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Phòng
đã phát triển tốt ở tháng thứ 4 - 5 sau đó chết từ tháng 12 đến thang 01 năm sau (chết
100 %) ở tất cả các điểm nuôi, nguyên nhân chết chưa rõ, dự án phải kết thúc giữa
chừng (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).

Năm 2006, Viện Nghiên cứu NTTS I kết hợp với Công ty đầu tư Phát triển sản
xuất Hạ Long nhập hàu giống (cỡ 1,5 mm) từ Đài Loan về nuôi thăm dò. Bè nuôi có
kích thước 10 x 10 m làm bằng tre luồng; mỗi bè có 5 - 7 phao xốp (1 x 0,5 x 0,5 m).

13


×