Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xác định tỉ lệ tiêu hóa, năng lượng trao đổi của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 đối với gà thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.48 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ HUỆ

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA,
NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA CỎ
STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184
ĐỐI VỚI GÀ THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ HUỆ

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA,
NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA CỎ
STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184
ĐỐI VỚI GÀ THỊT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoan
GS. TS. Từ Quang Hiển



Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của NCS Từ Quang Trung,
chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố trong luận văn
này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất kỳ tác giả nào
công bố trước đó.
Tác giả

Đoàn Thị Huệ


ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy cô hướng dẫn GS.TS
Từ Quang Hiển, TS. Trần Thị Hoan trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
thầy cô hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi
động vật, các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y và khoa Sau đại học – Đại học
Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình
đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.

Thái Nguyên, năm 2015
Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài .................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Giới thiệu về cây Stylo ........................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................... 3
1.1.2. Năng xuất chất xanh của cỏ Stylo..................................................... 5
1.1.3. Thành phần hóa học .......................................................................... 7
1.2. Một số phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của
thức ăn chăn nuôi ........................................................................................ 12
1.2.1. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa ............................................... 12

1.2.2. Phương pháp xác định giá trị năng lượng ....................................... 15
1.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi ....................... 21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 29


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29
2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột cỏ .... 29
2.3.2. Thí nghiệm 2: Xác định năng lượng trao đổi của bột cỏ Stylo có
hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà. ................................. 34
2.4. Xử lý số liệu ......................................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37
3.1. Kết quả xác định tỉ lệ tiêu hóa của bột cỏ ............................................ 37
3.1.1. Thành phần hóa học của các khẩu phần và bột cỏ Stylo ................ 37
3.1.2. Tính tỷ lệ AIA/DD của khẩu phần và DD/AIA của dịch hồi tràng 38
3.1.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của KPCS và KPTN ............... 41
3.1.4. Lượng các chất dinh dưỡng ăn vào và tiêu hóa được ở hồi tràng của
khẩu phần .................................................................................................. 43
3.1.5. Tỷ lệ tiêu hóa của bột cỏ Stylo ....................................................... 46
3.1.6. Tính năng lượng trao đổi của bột cỏ Stylo ..................................... 47
3.2. Kết quả xác định NLTĐ có sự hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong
cơ thể ........................................................................................................... 48
3.2.1. Protein, năng lượng thô và AIA trong khẩu phần .......................... 49
3.2.2. Protein, năng lượng thô và khoáng không tan trong chất thải ........ 52
3.2.3. Kết quả xác định hàm lượng nitơ trong VCK của các khẩu phần,

chất thải và NLTĐ hiệu chỉnh................................................................... 53
3.2.4. Kết quả xác định năng lượng trao đổi của các khẩu phần và bột cỏ Stylo ... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 58
1. Kết luận ................................................................................................... 58
2. Đề nghị: ................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59


i

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của NCS Từ Quang Trung,
chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố trong luận văn
này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất kỳ tác giả nào
công bố trước đó.
Tác giả

Đoàn Thị Huệ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở................................. 30
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của khẩu phần và bột cỏ Stylo (%) ................ 37
Bảng 3.2: Chất dinh dưỡng và khoáng không tan trong thức ăn (%) .............. 39
Bảng 3.3: Chất dinh dưỡng và khoáng không tan trong dịch hồi tràng (%) .......... 40
Bảng 3.4: Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần (%) ................ 42

Bảng 3.5: Chất dinh dưỡng ăn vào và tiêu hóa được của các khẩu phần và
bột cỏ Stylo (g/con/ngày) ................................................................. 45
Bảng 3.6: Chất dinh dưỡng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
của bột cỏ .......................................................................................... 47
Bảng 3.7: Protein, năng lượng thô và AIA trong khẩu phần ........................... 49
Bảng 3.8. Protein, năng lượng thô và AIA trong VCK khẩu phần ................. 51
Bảng 3.9: Protein, Năng lượng thô và AIA trong chất thải ............................. 52
Bảng 3.10. Nitơ trong VCK của KP, chất thải và NLTĐ hiệu chỉnh ............. 54
Bảng 3.11. Năng lượng trao đổi của KP và BCS ............................................ 56


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Thành phần hóa học của khẩu phần và bột cỏ Stylo....................... 38
Hình 3.2. Tỷ lệ tiêu hóa của KPCS và KPTN ................................................. 43


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí
quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi Việt Nam.
Để phát triển tốt ngành chăn nuôi, thức ăn là một trong các yếu tố quan trọng
để chăn nuôi có được sản lượng và chất lượng như mong muốn. Ở một số
nước trên thế giới việc sản xuất bột lá thực vật bổ sung vào khẩu phần thức ăn
cho gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến như: Thái Lan, Ấn

Độ…. Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, các nhà khoa
học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn bột lá thực vật thì khả năng
sinh trưởng và sản xuất cao hơn và mức độ an toàn thực phẩm cao hơn so với
sử dụng các chế phẩm để tạo màu khác. Bột lá ngoài cung cấp protein, lipit,
xơ còn cung cấp kích tố tự nhiên, vitamin và chất quan trọng nhất là sắc tố.
Sắc tố có tác dụng làm tăng khả năng đậu thai, tăng tỉ lệ nuôi sống vật non,
tăng tỉ lệ trứng có phôi, ấp nở, tăng độ đậm màu của lòng đỏ trứng và vàng
của da gà là yếu tố khiến người tiêu dùng ưa chuộng.
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều rất
thích hợp cho việc phát triển các cây thức ăn như cỏ hòa thảo, cây họ đậu ...
Cây họ đậu ở nước ta là cây thức ăn gia súc giàu protein, vitamin, khoáng
chất. Đặc biệt, cây họ đậu có khả năng cộng sinh với vi sinh vật nốt sần ở rễ
nên có thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo nên protein của cây thức ăn.
Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều giống cây họ đậu làm thức ăn xanh, giống
cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 là cây thuộc họ đậu, giàu protein (16 –
18% VCK), thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, dễ nhân giống, phù hợp với
chân ruộng cao chịu đựng được khô hạn, ít bị sâu bệnh và có thể phát triển
trên nhiều loại đất, ngay cả ở vùng đất đồi cao. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên


2

cứu về cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 hiện nay rất ít, nhất là về xác
định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột cỏ, từ đó tính toán năng lượng
trao đổi là cơ sở cho việc phối hợp khẩu phần ăn cho gà hầu như chưa có.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Xác định tỉ
lệ tiêu hóa, năng lượng trao đổi của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184
đối với gà thịt”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi để làm cơ sở cho việc

phối trộn bột cỏ Stylo vào khẩu phần ăn của gia cầm được chính xác.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả thực hiện của đề tài bổ sung thêm những thông tin mới về tỉ lệ
tiêu hóa và năng lượng trao đổi của cỏ Stylo trên gà thịt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được năng lượng trao đổi khi sử dụng bột lá ta sẽ phối hợp
được khẩu phần ăn chính xác, nhờ đó cho kết quả chăn nuôi tốt hơn.
4. Điểm mới của đề tài
Hiện nay, tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu xác định tỉ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng và năng lượng trao đổi của bột cỏ Stylo. Vì vậy, xác
định tỉ lệ tiêu hóa và năng lượng trai đổi của bột cỏ Stylo là điểm mới của đề
tài này.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây Stylo
1.1.1. Nguồn gốc
Stylosanthes là một chi thực vật thuộc họ Fabaceae, phân họ Faboideae
và được APGII (2003) [35] phân l oại như sau:
Giới (regnum): Phantae
Không phân hạng: Angiospermae
Không phân hạng: Eudicots
Không phân hạng: Rosids
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae

Phân họ (subfamilia): Faboideae
Tông (tribus): Aeschynomeneae
Chi (genus): Stylosanthes Sw
Cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (viết tắt là Stylo CIAT 184) là loài
đậu lưu niên ngắn vùng nhiệt đới có nguồn gốc từ miền Trung và miền Nam
nước Mỹ, được chọn tạo từ Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT).
Cỏ được trồng phổ biến ở Tây Ấn Độ, Hawii và một số nước Châu Phi như
Kenya, Uganda, Nigieria. Stylosanthes phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ,
từ Brasil nhập vào Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế giới
lần thứ II mới được chú ý đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển
đáng kể ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như: Malaysia,
Công gô, Nam Trung Quốc.
Cỏ Stylo CIAT 184 thường mọc thành từng bụi nhỏ, mọc thẳng đứng
hoặc xiên ngang, chiều cao thân cây có thể cao hơn 1,2m. Cỏ Stylo có hoa
dạng chùm màu vàng, hoa ra rải rác quanh năm, hoa hình bông không cuống


4

kết lại thành chùm, thường có 70 – 1200 chùm/bụi với kích thước chung bình
từ 4 – 8mm x 3 – 5mm, mỗi chùm có 5 – 9 hoa. Quả đậu không có cuống,
gồm 7 – 8 hạt có vỏ cứng, có màu nâu sáng hoặc màu xám đen trọng lượng
1000 hạt khoảng 3 – 4g. Cây ra hoa rải rác quanh năm nhưng trong điều kiện
khí hạ ở Việt Nam, từ cuối tháng 10 cây bắt đầu có hoa và hoa nở rộ vào cuối
tháng 11 đầu tháng 12 sau đó giảm dần. Những hạt trên đầu chùm hoa luôn
chín trước và khi chín hạt được đùn lên tự rụng xuống
Cây non mới mọc từ hạt phát triển chậm, dễ rụng lá và bị sâu hại trong 3
– 4 tháng đầu sau khi gieo. Cỏ Stylo CIAT 184 có khả năng ra rễ ở thân, khi
già thường chuyển màu xanh sẫm hoặc tím. Bộ rễ ăn sâu dưới đất đến 70cm.
Rễ phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng nên có khả năng chịu hạn, chịu úng

ngập tạm thời, chống xói mòn rất tốt. Lá chẻ ba, dài hẹp và nhọn, có lông, có
nhiều hoặc ít lông mềm. Lá dài 2 – 3cm, rộng 5 – 10mm, tỷ lệ lá/thân = 5/7.
Loài nhập nội không có vòi cuống.
Stylo CIAT 184 thích nghi rộng với các loại đất và khí hậu, mọc tốt
trên đất cằn cỗi, đất chua có pH = 4,0 – 8,0. Tuy nhiên, trên đất quá chua,
quá phèn hoặc quá mặn, nghèo dinh dưỡng và có hàm lượng đất sét cao cỏ
Stylo không thể phát triển tốt. Là cây có khả năng thích nghi rộng với các
vùng sinh thái nhất là vùng khí hậu nhiệt đới, yêu cầu lượng mưa từ 700 –
5000mm, lượng mưa thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển là 1000
– 2500mm. Cỏ có thể sống được ở những vùng có lượng mưa trung bình
khoảng 890 mm. Tuy nhiên, với lượng mưa 650mm cây vẫn có thể sống
được nhưng sinh trưởng rất kém. Độ ẩm không khí thích hợp là 70 – 80%.
Cỏ Stylo cũng có thể chịu được ngập tạm thời, ở những nơi quá ẩm năng
suất cỏ cũng bị giảm. Cỏ Stylo phát triển tốt khi nhiệt độ không khí trong
khoảng 20 – 350C. Nhiệt độ thích hợp cho cỏ Stylo sinh trưởng phát triển
là 23 – 270C. Khi nhiệt độ dưới 50 C và trên 400C cây phát triển kém. Khi
thiếu ánh sáng cỏ Stylo bị giảm năng suất.


5

Stylo CIAT 184 là loại thức ăn xanh giàu protein bổ sung rất tốt cho
động vật, bao gồm gia cầm, lợn và cá (Guptan và cs, 1986) [43]. Stylo CIAT
184 có thể cho ăn ở dạng tươi hay khô và bột lá. Ngoài ra, nó còn có tác dụng
cải tạo đất, chống xói mòn và ngăn chặn cỏ dại một cách hữu hiệu. Ở Việt
Nam, cỏ Stylo nhập lần đầu vào năm 1967 từ Singapore, Australia.
Các giống Stylo đang được gieo trồng:
Stylosanthes guianensis (Common Stylo): cây lâu năm
Stylosanthes hamata (Caribbcan Stylo): cây hàng năm
Stylosanthes scabra (Shrubby Stylo): cây lâu năm

Stylosanthes humilis (Townsville Stylo): cây hàng năm
Hàm lượng các chất dinh dưỡng: vật chất khô 23 - 24%, đạm thô 17 18%, xơ thô 28 – 31%, khoáng tổng số 8 – 10%, lipit 1,55%. Với thành phần
dinh dưỡng như vậy cây Stylo là nguồn thức ăn bổ sung protein rất có giá trị
cho gia súc ăn cỏ, đặc biệt là có khả năng chế biến thành bột cỏ (Lê Đức
Ngoan và cs, 2006) [18].
Tại Việt Nam, rất nhiều vùng đã trồng thử nghiệm giống cỏ Stylo. Trung
bình hàng năm thảm cỏ cho 3 – 4 lứa cắt tại các tỉnh phía Bắc và 6 – 7 lứa cắt
tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Năng suất chất xanh biến động từ 45 –
82 tấn/ha/năm và khả năng lưu giữ thảm có tùy thuộc vào mức độ quản lý và
chăm sóc (Nguyễn Thị Mùi, 2009) [16].
1.1.2. Năng xuất chất xanh của cỏ Stylo
Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên một
đơn vị diện tích.
Ở Việt Nam Stylo CIAT 184 được trồng từ những năm trước đây, các
nghiên cứu cho thấy tùy thuộc vùng sinh thái, mức phân bón, lượng nước
tưới, đất đai ... khác nhau thì cho năng suất khác nhau.
Sản lượng chất xanh của cỏ Stylo đạt từ 25 – 60 tấn/ha/năm (5 – 14,5 tấn
chất khô/ha/năm), Stylo là nguồn thức ăn bổ sung rất có giá trị cho gia súc ăn


6

cỏ, đặc biệt là có khả năng chế biến thành bột cỏ để bổ sung cho các loài khác
như gia cầm.
Năng suất chất xanh của cỏ Stylo CIAT 184 được trồng tại Đắc Lắc đạt
12,34 tấn/ha/lứa; cho năng suất 3,08 chất khô/ha/lứa (tương ứng với 21,56
tấn/ha/năm) cao hơn so với trồng ở các vùng sinh thái khác của Việt Nam (Lê
Hòa và Bùi Quang Tuấn, 2009) [10].
Stylosanthes CIAT 184 trồng tại Nghĩa Đàn đạt sản lượng thức ăn xanh
từ 52,5 tấn/ha đến 65,2 tấn/ha ở 2 mức phân bón hóa học và 3 mức phân hữu

cơ khác nhau. Trên cỏ Stylo Plus, sản lượng chất xanh đạt từ 49,70
tấn/ha/năm đến 62,00 tấn/ha/năm, sản lượng chất khô (CK) đạt từ 11,70 đến
14,92 tấn/ha/năm, sản lượng protein từ 1,99 đến 2,53 tấn/ha/năm ở 2 mức
phân bón hóa học và 3 mức phân hữu cơ khác nhau. Khi sử dụng đạm 50 70kg ure cho cỏ Stylosanthes CIAT 184 đạt sản lượng trung bình từ 58,8 –
58,9 tấn/ha/năm (Hoàng Văn Tạo và Nguyễn Quốc Toản, 2010) [23].
Theo Lê Đức Ngoan và cs (2006) [18] năng suất chất xanh của cỏ Stylo
đạt từ 25 – 60 tấn/ha và đạt 5 – 14,5 tấn chất khô/ha/năm.
Tại Đắc Lắc, năng suất chất xanh của Stylo CIAT 184 đạt 12,34
tấn/ha/lứa; 3,08 tấn CK/ha/lứa (tương ứng 21,56 tấn/ha/năm), cao hơn so với
năng suất ở các vùng sinh thái khác (Lê Hòa và Bùi Quang Tuấn, 2009) [10].
Cỏ Stylo CIAT 184 trồng tại Thái Nguyên có năng suất chất xanh năm thứ
nhất dao động từ 49,9 – 59,2 tấn/ha và năm thứ hai dao động từ 27,4 – 34,06
tấn/ha khi bón các mức phân bón khác nhau (Hồ Thị Bích Ngọc, 2012) [17].
Cỏ Stylo CIAT 184 trồng ở Brazil cho năng suất chất xanh từ 15 – 20
tấn/ha còn ở Zaire 35 tấn/ha/năm (Ecoport, 2001) [42].
Năng suất chất xanh của cỏ Stylo trong các nước vùng Đông Nam Châu
Á biến động từ 40 – 127 tấn/ha (16 – 19,5 tấn chất khô/ha/năm) (Nguyễn Thị
Mùi, 2009) [16].


ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy cô hướng dẫn GS.TS
Từ Quang Hiển, TS. Trần Thị Hoan trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
thầy cô hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi

động vật, các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y và khoa Sau đại học – Đại học
Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình
đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.

Thái Nguyên, năm 2015
Tác giả


8

hóa học của cỏ Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo chất khô dao động từ
16,7 – 18,1% protein thô.
Hàm lượng protein thô trong bột cỏ Stylo CIAT 184 được trồng tại Thái
Nguyên dao động từ 16,01 – 16,93%. Hàm lượng protein thô trung bình trong
cỏ Stylo CIAT 184 tươi là 4,1% (Hồ Thị Bích Ngọc, 2012) [17].
* Lipit
Theo Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [17], tỷ lệ lipit trung bình là 0,42% ở cỏ
Stylo CIAT 184 tươi và 1,7% ở bột cỏ, bột cỏ Stylo CIAT 184 cắt ở 60 ngày và
105 ngày có tỷ lệ lipit là 1,87 và 1,52 %.
Theo Lê Đức Ngoan và cs (2006) [18], cỏ Stylosanthes guianensis có tỷ
lệ lipit là 1,55 %. Theo nghiên cứu của Omole và cs (2007) [60] thì cỏ
Stylosanthes guianensis trồng tại Nigeria có 1,34 % lipit thô.
Theo kết quả phân tích của Viện chăn nuôi (2001) [33], hàm lượng lipit
của bột cỏ Stylo CIAT 184 là 1,90 %. Theo Kopinski và cs (2011) [51] tỷ lệ
lipit trong cỏ Stylo CIAT 184 cắt sớm và cắt muộn là 2,2 % và 1,7 %.
* Chất xơ:
Stylo CIAT 184 có tỷ lệ xơ thô chiếm 30% VCK (Chanphone và cs,

2003) [40]. Còn theo Toum Keopaseuht (2004) [67] thì cỏ Stylo có tỷ lệ
VCK đạt từ 20 – 28 %; protein thô 13,3%; xơ trung tính 16,9%. Theo
Kiyothong và cs (2004a) [49], hàm lượng xơ trung tính là 39,1% và xơ
axit là 56,8%.
Hàm lượng xơ thô của cỏ Stylo trồng tại Zaire đạt từ 33 - 40% tính theo
vật chất khô (Ecoport, 2001) [42], hàm lượng xơ thô đạt 30% (Chanphone
Keoboualapheth và cs, 2003) [39], còn theo Toum Keopaseuht (2004) [64]
hàm lượng xơ trung tính 16,9% chất khô.
Tỷ lệ xơ có xu hướng tăng dần khi tháng tuổi tăng lên, tỷ lệ xơ trung
bình là 7,32 % ở cỏ Stylo CIAT 184 tươi và 32,58 % trong VCK của bột cỏ.


9

Bột cỏ Stylo CIAT 184 cắt ở 60 ngày và 105 ngày có tỷ lệ xơ thô là 27,41 và
37,53 % VCK của bột cỏ (Hồ Thị Bích Ngọc, 2012) [17].Nguyễn Quang Tin
(2013) [28] thì tỷ lệ xơ thô trong cỏ Stylo là 26,8%.
Theo nghiên cứu của Phengsavanh (2003b) [59], cỏ Stylo CIAT 184
tươi 40 – 45 ngày tại Lào có 20,2% VCK, tỷ lệ chất xơ trung tính tính theo
VCK là 64,2%.
* Các chất khoáng
Lá cây họ đậu cung cấp khoáng chất và vitamin thiết yếu cần thiết cho sự
phát triển của vật nuôi. Chất khoáng trong thức ăn mặc dù chiếm tỷ lệ không
lớn như protein, lipid và glucid. Mặc dù không có giá trị năng lượng nhưng nó
có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, sinh sản và sản xuất.
Chất khoáng tham gia cấu trúc bộ khung cơ thể như canxi, phốt pho cấu trúc
xương, duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng kiềm – acid trong và ngoài tế bào
như: kali, natri, clo . . . Chất khoáng còn tham gia cấu trúc protein chức năng
như hemoglobin, myoglobin, các enzym, kích thích tố (hormone) để xúc tác,
điều khiển các phản ứng sinh học luôn xảy ra trong cơ thể vật nuôi.

Theo Chanphone và cs (2003) [39], Stylo CIAT 184 có chứa 5,1% chất
khoáng tổng số trong VCK, trong đó khoáng Ca chiếm 0,2 % và P chiếm 0,4
%. Tỷ lệ khoáng tổng số của cỏ Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo chất khô
dao động từ 6,3 – 8,7 % (Kiyothong và cs, 2004b) [01]. Tại Lào cỏ Stylo
CIAT 184 tươi 40 – 45 ngày chứa 20,2% VCK; còn chất khoáng tính theo
VCK có 5,5 % (Phengsavanh, 2003b) [60].
Cỏ Stylosanthes guianensis trồng tại Nigeria có 9,38 % khoáng tổng số
(Omole và cs, 2007) [57] Theo Bai Changjun và cs (2004) [36], cỏ Stylo có
1,13% canxi và 0,11% photpho trong CK. Cỏ Stylosanthes guianensis khô 6
tuần sau thu hoạch ở Nigeria tính theo VCK có 7,3 % khoáng (Bamikole và
Ezenwa, 1999) [37].


10

Cỏ Stylosanthes trồng tại tại Zaire có 0,1 – 0,2 % phốt pho; 0,8 – 1%
canxi; 1,2 –1,8 kali; 0,3 – 0,8 % magie; 0,02 % natri và 0,1 – 0,8% clo tính
theo vật chất khô (Ecoport, 2001) [42]. Theo Chanphone Keoboualapheth và
cs (2003) [39], Stylo CIAT 184 có khoáng 5,1%, canxi 0,2%; photpho 0,4%.
Theo Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [17] hàm lượng khoáng tổng số trong
bột cỏ Stylo khá cao, dao động từ 1,5 – 1,9% trong cỏ tươi và 7,7 – 8,09%
trong bột cỏ và hàm lượng khoáng có xu hướng tăng dần khi tuôi ngày tuổi
tăng lên.
* Các chất sắc tố
Stylosanthes guianensis là một loài cây giàu chất sắc tố, chủ yếu là
carotenoid. Hàm lượng carotenoid cao, khoảng 270 – 300 mg caroten/kg bột
cỏ. Hàm lượng caroten trong cỏ Stylo CIAT 184 tươi dao động từ 417,1mg/kg
đến 423,82mg/kg tùy theo từng mức phân bón khác nhau, trong bột cỏ
225mg/kg đến 232mg/kg ở cùng một phương pháp chế biến (Hồ Thị Bích
Ngọc, 2012) [17].

Carotenoid là một dạng sắc tố hữu cơ có màu da cam, vàng hoặc đỏ, tùy
theo loại carotenoid, thể mang màu, nguồn nguyên liệu trồng, thời tiết. Mạch
cấu tạo 40C với công thức phân tử C40H56. Cơ thể động vật không thể tự tổng
hợp được carotenoid mà phải sử dụng carotenoid từ việc ăn thực vật.
Carotenoid gồm 60 – 70 chất màu tự nhiên, được chia làm hai nhóm sắc tố chính:
- Carotene: gồm các hydrocarbon carotenoid như licopene, α – caroten, β
– caroten, γ – caroten.
- Xantophyll: gồm các chất có chứa dẫn xuất oxy như keto, epoxi,
methoxy, liutein, acid của carotenoid. Xantophyll có công thức phân tử
C40H56O2, có màu vàng nhưng sáng hơn carotene.
Carotenoid tồn tại ở dạng tinh thể, tinh thể carotenoid có nhiều hình dạng
khác nhau như hình kim dài (licopene), hình khối lăng trụ đa diện (α –
caroten), dạng lá hình thoi (β – caroten), kết tinh vô định hình (γ ng –


11

caroten). Hầu như các carotenoid tan trong chất béo, tan tốt trong các dung
môi chứa clo như clorofom. Carotenoid rất bền khi ở dạng huyền phù hoặc
dung dịch với dầu thực vật, đặc biệt là khi ó chất chống oxy hóa là vitamin E.
Khi trồng cỏ Stylo CIAT 184 trên đất màu mỡ thì hàm lượng caroten cao
hơn những nơi đất cằn cỗi. Hàm lượng caroten dao động từ 417,02 –
423,82mg/kg VCK. Các phương pháp chế biến khác nhau thì tỷ lệ hao hụt
chất dinh dưỡng cũng khác nhau, đặc biệt là caroten (giảm từ 37,49 - 45,39
%). Phơi cỏ dưới nắng hàm lượng caroten đạt 228,46 và 259,0 mg/kg dưới
mái tôn. Bảo quản bột cỏ trong túi nilon buộc kín tránh được tổn hao chất
dinh dưỡng. Theo thời gian bảo quản thì hàm lượng một số chất, đặc biệt hàm
lượng caroten bị giảm sút lớn từ 228,46 mg/kg (bắt đầu bảo quản) xuống
89,22mg/kg (sau 9 tháng bảo quản) (Hồ Thị Bích Ngọc, 2012) [17].
Các chất sắc tố có khả năng tạo màu cho thực phẩm, ở gia cầm, caroten

và xantophyll có tác dụng làm tăng màu vàng cho lòng đỏ trứng, da tạo nên
sức hấp dẫn cho người tiêu dùng, làm tăng chất lượng sản phẩm. Ở nước ta và
một số nước khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc và một số nước
khác trên thế giới cho rằng lòng đỏ trứng có màu vàng đậm là có chất lượng
tốt. Khi nuôi gia cầm theo phương thức tự nhiên theo lối chăn thả, chúng lấy
xantophyll từ thức ăn xanh như rau, cỏ. Còn chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp chúng bị thiếu xantophyll do vậy da trắng bạch, lòng đỏ trứng có màu
vàng nhạt vì vậy, bổ sung chất này vào thức ăn cho gia cầm là cần thiết.
Các chất sắc tố có 2 loại, loại có nguồn gốc từ tự nhiên và các chất sắc tố
tổng hợp. Chất sắc tố có nguồn gốc tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật xanh,
ngô vàng và các sản phẩm chế biến từ chúng như dạng bột lá, bột ngô. Để đạt
được màu sắc lòng đỏ và da gà như bình thường trong khẩu phần ăn cần chứa
25 – 35mg xantophyll/1kg thức ăn (Từ Quang Hiển và cs, 2002a) [5]. Chất
sắc tố tổng hợp hay carotenoid tổng hợp được sử dụng như một chất sắc tố
trong chăn nuôi công nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi hiện đại
ngày nay, các chất này có tác dụng mạnh hơn rất nhiều so với sắc tố tự nhiên.


12

1.2. Một số phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của
thức ăn chăn nuôi
1.2.1. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa
1.2.1.1. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu
* Nguyên lý
Nguyên lý của phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa thức ăn (các chất
dinh dưỡng trong thức ăn) của vật nuôi là dựa vào định luật bảo toàn vật chất.
Đó là “Vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển hóa
từ dạng này sang dạng khác”. Như chúng ta đã biết: một lượng thức ăn hoặc
chất dinh dưỡng nào đó được gia súc ăn vào (gọi là A), một phần thức ăn

hoặc chất dinh dưỡng sẽ được thải ra ngoài theo phân (gọi là B), phần B này
luôn nhỏ hơn phần A (B < A). Như vậy, một phần thức ăn đã được tiêu hóa
hấp thu vào cơ thể vật nuôi (gọi là C). theo định luật trên thì A = B + C hay C
= A – B và tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn hoặc chất dinh dưỡng sẽ là: Y (%) = A –
B/A x 100.
* Phương pháp nghiên cứu
Người ta chia phương pháp nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thành
hai nhóm chính: i) nghiên cứu trực tiếp trên vật nuôi (invivo), và ii) nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm (invitro). Đôi khi người ta cũng kết hợp cả hai
phương pháp trên.
Một số phương pháp thí nghiệm thử mức tiêu hóa thuộc nhóm thứ nhất
(invivo) sẽ được mô tả tóm tắt dưới đây:
Phương pháp thử mức tiêu hóa toàn phần: Đây là phương pháp thí
nghiệm kinh điển, thường được sử dụng trên lợn và gia cầm. Nguyên lý của
phương pháp này hoàn toàn dựa vào định luật bảo toàn vật chất. Tỉ lệ tiêu hóa
các chất dinh dưỡng sẽ được tính theo công thức: Y (%) = A – B/A x 100.
Nhược điểm của phương pháp này là: i) phải thu phân hàng ngày, ii) các chất


13

bài thải của đường tiêu hóa lẫn vào phân làm giảm sự chính xác của kết quả,
iii) nước tiểu của gia cầm được thải cùng với phân gây ảnh hưởng tới kết quả.
Để khắc phục các nhược điểm này, người ta đã cải tiến phương pháp thử mức
tiêu hóa toàn phần thành các phương pháp mới dưới đây:
Phương pháp thí nghiệm thử mức tiêu hóa sử dụng khoáng không tan
trong axit clohydric (cũng không bị tiêu hóa trong đường tiêu hóa): Người ta
trộn khoáng không tan vào thức ăn, sau đó phân tích và tính tỷ lệ các chất
dinh dưỡng và khoáng không tan trong thức ăn và trong phân, từ đó tính tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn. Như vậy, người ta chỉ cần lấy mẫu

thức ăn và phân để phân tích mà không cần thu toàn bộ phân để định lượng,
cũng không cần định lượng toàn bộ thức ăn gia súc ăn vào hàng ngày. Phương
pháp này chủ yếu áp dụng trên lợn.
Phương pháp thử mức tiêu hóa hồi tràng: Phương pháp này giống như
phương pháp trên nhưng thay vì phân tích phân thải ra, người ta phân tích
dịch hồi tràng. Như vậy, vấn đề nước tiểu lẫn với phân đã được giải quyết.
Phương pháp này áp dụng chủ yếu trên gia cầm.
Đại diện điển hình cho nhóm phương pháp nghiên cứu thứ hai (invitro)
là xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của thức ăn đối với gia súc nhai lại bằng
phương pháp sinh khí (gas production technique). Phương pháp này dựa trên
nguyên lý sau: Khi các chất dinh dưỡng của thức ăn được tiêu hóa thì sinh khí
(CO2, CH4). Trên cơ sở lượng khí sinh ra sẽ tính được tỷ lệ tiêu hóa chất hữu
cơ của thức ăn. Vì vậy, người ta đã lấy dịch dạ cỏ, cho dịch này và mẫu thức
ăn vào xilanh và để trong môi trường giống như dạ cỏ, đo lượng khí thoát ra
để tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của thức ăn. Một số phương pháp thử mức
tiêu hóa invitro khác cũng được áp dụng khá phổ biến, đó là phương pháp túi
nylon (Nylon bag technique) và phương pháp 2 giai đoạn (Two stages). Các
phương pháp này chủ yếu được sử dụng xác định tỷ lệ tiêu hóa thức ăn đối
với gia súc nhai lại.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài .................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Giới thiệu về cây Stylo ........................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................... 3
1.1.2. Năng xuất chất xanh của cỏ Stylo..................................................... 5
1.1.3. Thành phần hóa học .......................................................................... 7
1.2. Một số phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của
thức ăn chăn nuôi ........................................................................................ 12
1.2.1. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa ............................................... 12
1.2.2. Phương pháp xác định giá trị năng lượng ....................................... 15
1.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi ....................... 21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 29


15

Nhóm tác giả Đinh Văn Mười và cs (2011) [12] tiến hành xác định
TLTH in vivo của một số loại thức ăn thô xanh, thô khô và phế phụ phẩm
được xác định trên cừu giống Phan Giang, trong đó TLTH cỏ Brizantha có
TLTH protein thô là 32,4%, xơ thô 54,4%. Cỏ Pasparium TLTH protein thô là
42,3%, xơ thô 63,5%. Cỏ Ghi nê TLTH protein thô là 59,1%, xơ thô 63,2%.
Cỏ Ruzzi khô có TLTH protein thô và xơ thô lần lượt là 24,8% và 56,9%.
Theo Hồ Lê Quỳnh Châu (2014) [2] khi nghiên cứu xác định TLTH của

một số loại thức ăn nhằm ứng dụng trong thiết lập khẩu phần cho nuôi gà thịt,
trong đó bột sắn KM94 - 1 có TLTH hồi tràng đối với protein thô 77,6%; lipit
thô 52%; xơ thô 72,8%; chất hữu cơ 81,3%; DXKĐ 81,7% và TLTH toàn
phần lipit thô 53,3%; xơ thô 81%; DXKĐ 80,6%. TLTH hồi tràng các thành
phần hóa học của cám gạo tùy theo từng phương pháp chế biến mà có TLTH
khác nhau. Cám gạo sấy có TLTH các chất protein thô, lipit thô, xơ thô, chất
hữu cơ và DXKĐ tương ứng là 62,1% - 54,9% - 20,3% - 60,3% - 66,3%; cám
gạo trích ly có TLTH các chất protein thô, lipit thô, xơ thô, chất hữu cơ và
DXKĐ tương ứng là 41,6% - 43% - 11,8% - 36,6% - 45,6%. TLTH toàn phần
của cám gạo sấy đối với lipit thô là 67,6%; xơ thô 28,7%, xơ không tan trong
môi trường trung tính 40,3% và TLTH toàn phần của cám gạo trích ly đối với
lipit thô là 49,8%%; xơ thô 21,1%; xơ không tan trong môi trường trung tính
là 21,6%.
1.2.2. Phương pháp xác định giá trị năng lượng
1.2.2.1. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu
* Nguyên lý
Nguyên lý của phương pháp xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật
nuôi là dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đó là “trong


16

một hệ thống, tổng số nhiệt năng sẽ không thay đổi (không tăng lên cũng
không mất đi) mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Trong hệ
thống năng lượng (NL) của thức ăn được vật nuôi ăn vào sẽ chuyển hóa như sau:
(Để diễn giải dưới dạng phương trình, các dạng năng lượng được ký hiệu bằng
chữ cái A, B, C)
NL

thô (A)


NL

phân (B)

NL tiêu hóa (C)
NL nước tiểu và khí đường tiêu hóa (D)
NL trao đổi (E)
NL tỏa nhiệt cơ thể khi ăn thức ăn (G)
NL thuần (H
Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng thì hệ thống năng
lượng của thức ăn được biểu thị bằng phương trình dưới đây:
A=B+D+G+H
Để xác định được giá trị năng lượng của thức ăn thì phải đo năng lượng bị
chuyển hóa trong mỗi bước thuộc hệ thống chuyển hóa năng lượng nêu trên.
Tùy thuộc loại vật nuôi khác nhau mà lượng nhiệt năng biến đổi sang
dạng năng lượng của nước tiểu, khí đường tiêu hóa (D) và năng lượng tỏa
nhiệt của cơ thể khi ăn thức ăn (G) sẽ khác nhau. Loại vật nuôi có D và G ít
(ví dụ lợn) thì người ta sẽ sử dụng năng lượng tiêu hóa để đánh giá giá trị
năng lượng của thức ăn. Loại vật nuôi có D nhiều nhưng G ít (ví dụ như gia
cầm) thì người ta sẽ đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn bằng năng lượng
trao đổi. Loại vật nuôi có D và G đều lớn (ví dụ gia súc nhai lại) thì người ta
sẽ dùng năng lượng thuần để đánh giá gia trị năng lượng của thức ăn.


×