Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xác định tỉ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của sắn thu lá đối với gà thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG NGỌC ANH

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ TIÊU HÓA
VÀ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA SẮN
THU LÁ ĐỐI VỚI GÀ THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG NGỌC ANH

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ TIÊU HÓA
VÀ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA SẮN
THU LÁ ĐỐI VỚI GÀ THỊT

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển

Thái Nguyên, năm 2015




i

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của NCS Từ Quang Trung,
chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố trong luận văn
này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất kì tác giả nào
công bố trước đó.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Hoàng Ngọc Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ nông
nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, sự chỉ
bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ này tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của
Ban giám hiệu, quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y, Phòng quản lý đào
tạo Sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ trong
thư viện trường đại học nông lâm Thái Nguyên. Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều

kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu tài liệu viết luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Viện khoa học sự sống –
Đại học thái nguyên, Trại giống gia cầm trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đã giúp đỡ tôi tiến hành thực hiện đề tài thành công.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.

Thái Nguyên, năm 2015
Tác giả

Hoàng Ngọc Anh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT .................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài .................................................................................. 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Giới thiệu về cây sắn .............................................................................. 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thành phần hóa học của cây
thức ăn xanh. ............................................................................................... 14
1.3. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn
chăn nuôi. .................................................................................................... 23
1.3.1. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa:............................................. 23
1.3.2. Phương pháp xác định giá trị năng lượng: .................................... 27
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị năng
lượng của thức ăn chăn nuôi. ...................................................................... 33
1.4.1. Kết quả nghiên cứu xác định TLTH ............................................. 33
1.4.2. Kết quả nghiên cứu xác định giá trị năng lượng. .......................... 34
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 36
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 36


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 36
2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột
lá .............................................................................................................. 36
2.3.2. Thí nghiệm 2: Xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn có hiệu
chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà. ....................................... 41
2.4. Xử lý số liệu ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................... 44
3.1. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa của bột lá sắn...................................... 44
3.1.1.Thành phần hóa học của các khẩu phần và bột lá sắn. .................. 44
3.1.2. Tính tỷ lệ AIA/DD của khẩu phần và DD/AIA của dịch hồi tràng.
................................................................................................................. 46

3.1.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của KPTN vàKPCS. ............. 49
3.1.4. Lượng các chất dinh dưỡng ăn vào và tiêu hóa được của các khẩu phần.
................................................................................................................. 51
3.1.5. Tính tỷ lệ tiêu hóa của bột lá sắn. ................................................. 54
3.1.6. Tính năng lương trao đổi của bột lá sắn........................................ 55
3.2. Kết quả xác định NLTĐ có sự hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong
cơ thể. .......................................................................................................... 56
3.2.1. Protein, năng lượng thô và AIA trong các khẩu phần .................. 56
3.2.2. Protein, năng lượng thô và AIA trong chất thải............................ 60
3.2.3. Kết quả xác định hàm lượng nitơ trong VCK của các KP và chất
thải và NLTĐ hiệu chỉnh......................................................................... 61
3.2.4. Kết quả xác định năng lượng trao đổi của các khẩu phần và BLS63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 66
1. Kết luận ................................................................................................... 66
2. Đề nghị .................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


i

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của NCS Từ Quang Trung,
chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố trong luận văn
này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất kì tác giả nào
công bố trước đó.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Hoàng Ngọc Anh


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 37
Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở ................................ 37
Bảng 3.1.Thành phần hóa học của các khẩu phần và bột lá sắn ...................... 44
Bảng 3.2. Chất dinh dưỡng và khoáng không tan trong thức ăn ..................... 46
Bảng 3.3. Chất dinh dưỡng và khoáng không tan trong dịch hồi tràng................. 48
Bảng 3.4. Tỷ lệ tiêu hóa các chất DD của KP.................................................. 50
Bảng 3.5. Chất dinh dưỡng ăn vào và tiêu hóa được của các khẩu phần ........ 53
Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột lá sắn ........................... 54
Bảng 3.7. Protein, năng lượng thô và AIA trong khẩu phần ........................... 57
Bảng 3.8. Protein, năng lượng thô và AIA trong VCK khẩu phần .................. 59
Bảng 3.9. Protein, năng lượng thô và AIA trong chất thải .............................. 60
Bảng 3.10. Nitơ trong VCK của KP, chất thải và NLTĐ hiệu chỉnh .............. 62
Bảng 3.11. Năng lượng trao đổi của các khẩu phần ........................................ 64


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ về thành phần hóa học của các khẩu phần và bột lá sắn .... 45
Hình 3.2: Tỷ lệ tiêu hóa của các chất DD của KP ........................................... 51


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gà ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã có từ lâu
đời và chiếm một vị trí quan trọng trong Nông nghiệp. Vì nó cung cấp một
lượng thịt, trứng…rất lớn cho nhu cầu của con người. Ngoài ra có còn cung
cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt.
Trong chăn nuôi thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản phẩm, do vậy
nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi luôn được các nhà khoa học quan tâm. Việc
sử dụng nguồn thức ăn xanh dễ trồng, năng suất cao, chi phí thấp cho gia súc
ở dạng tươi hoặc bột lá là một hướng đi đúng và cấp thiết.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước, đã nghiên cứu và kết
luận rằng vật nuôi được ăn khẩu phần có bột lá thì khả năng sinh trưởng và
sản xuất cao hơn so với khẩu phần không có bột lá. Ngoài ra các sản phẩm
còn có chất lượng tốt hơn: thịt, trứng thơm ngon hơn và có màu sắc hấp dẫn.
Bột lá ngoài cung cấp đạm, xơ còn cung cấp các kích tố tự nhiên, vitamin và
sắc tố.
Việc lợi dụng kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo màu thực
phẩm đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra tác hại khôn lường. Do
vậy việc sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật vừa nâng cao
hiệu quả chăn nuôi, lại vừa tạo ra sản phẩm sạch.
Lá sắn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Ngoài ra còn chứa một
lượng đáng kể carotenoid, có tác dụng làm tăng độ đạm màu lòng đỏ trứng gà.
Lá sắn dễ làm khô, dễ bảo quản.
Nghiên cứu sử dụng ngọn non, lá sắn chế biến thành bột lá bổ sung vào
thức ăn hỗn hợp là hướng đi có triển vọng tốt, tận dụng được nguồn nguyên
liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất thức ăn. Nếu trồng sắn chuyên lấy lá sẽ thúc


2


đẩy ngành trồng trọt chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ, bảo đảm an toàn thực
phẩm, do tránh được tác động xấu của các chất tổng hợp hóa học.
Tuy có khá nhiều nghiên cứu về sử dụng lá sắn làm thức ăn chăn nuôi
nhưng có rất ít các nghiên cứu về xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
và năng lượng trao đổi trong bột lá. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Xác định tỉ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của
sắn thu lá đối với gà thịt”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định tỉ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi để làm cơ sở cho việc
phối trộn bột lá sắn vào khẩu phần cho gia cầm được chính xác.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Có thêm thông tin mới về tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và năng
lượng trao đổi của bột lá sắn trên gà thịt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được năng lượng trao đổi sẽ giúp cho phối hợp khẩu phần ăn
cho gà chính xác hơn, từ đó cho kết quả chăn nuôi tốt hơn.
4. Điểm mới của đề tài
Hiện nay, tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào xác định tỉ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng và xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn.
Vì vậy, xác định tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của bột lá sắn là điểm
mới của đề tài này.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ nông
nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, sự chỉ

bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ này tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của
Ban giám hiệu, quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y, Phòng quản lý đào
tạo Sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ trong
thư viện trường đại học nông lâm Thái Nguyên. Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu tài liệu viết luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Viện khoa học sự sống –
Đại học thái nguyên, Trại giống gia cầm trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đã giúp đỡ tôi tiến hành thực hiện đề tài thành công.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.

Thái Nguyên, năm 2015
Tác giả

Hoàng Ngọc Anh


4

* Đặc điểm thực vật học của cây sắn.
Cây sắn cao 2 – 3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành
củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng có nơi tới 18
tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Sắn là cây
trồng có khả năng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như: đất nghèo dinh
dưỡng, đất chua, đất khô hạn, đất có hàm lượng nhôm, mangan cao mà những
cây trồng khác khó có thể sinh trưởng và cho thu hoạch.

Củ sắn: Là nơi dự trữ dinh dưỡng chính của cây sắn. Khi trồng bằng hạt
thì cây sắn có 1 rễ cọc phát triển và cắm thẳng đứng xuống đất như cây 2 lá
mầm và các rễ phụ lúc đầu phát triển ngang, sau đó phát triển theo phương
thẳng đứng thành rễ cái. Sắn trồng bằng hom thì rễ phụ mọc ra từ vết cắt của
hom và phát triển. Tất cả các loại rễ này đều phát triển thành củ sắn (Trần
Ngọc Ngoạn, 2007) [29].
Thân sắn: Là loại cây thân gỗ, hình trụ, có chia đốt và có lóng, sinh
trưởng lâu năm, cây cao từ 1− 5m. Thân và cành già đã hóa gỗ có màu trắng
bạc, xám, nâu hoặc hơi vàng.
Lá sắn: Là loại lá đơn mọc xen kẽ, thẳng hàng trên thân cây. Lá gồm 2
phần: cuống và phiến lá. Lá có thùy sâu, dạng chân vịt, thùy thường có cấu
tạo số lẻ từ 5 − 7 thùy ( Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [29]). Lá gần cụm hoa có số
thùy giảm dần và thậm chí không chia thùy, lá phía trên thường có biểu bì
bóng như sáp. Cuống lá dài từ 5 – 30cm (một số giống cuống dài 40cm) và có
các màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào giống sắn và chủ yếu là màu hồng,
xanh vàng, đỏ tươi.
Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%;
protein 24%; chất béo 6%, xơ 11%; chất khoáng 6,7%; xanhthophylles 350
ppm. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin
nhưng thiếu methionin.


5

Phạm Sỹ Tiệp (1999) [37] thì một trong những đặc điểm của cây sắn
khác với cây ngũ cốc khác là sản phẩm quang hợp được chia cho sự phát triển
của cả lá và củ. Điều này cho thấy nếu cây có điều kiện để phát triển diện tích
lá tối ưu thì sự phát triển củ cũng đạt đến mức tối ưu.
Hoa sắn: Hoa thuộc loại hoa chum, đơn tính có cuống dài mọc ra từ chỗ
phân cành, ngọn thân.

Quả sắn: Có kích thước từ 1 − 1,5cm, 1 quả thường có 3 hạt. Màu quả
phụ thuộc vào giống.
* Năng suất chất xanh.
Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên một
đơn vị diện tích.
Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2006 và 2007, sản
lượng sắn thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 06/2005 là 211,26 triệu
tấn, năm 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất là: Nigeria
(45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92
triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là
Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16
tấn/ha. Việt Nam đứng thứ 10 về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng
sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam là: KM94, KM140, KM98-5,
KM98-1, SM937-26, với tỷ lệ tương ứng 75,54%; 5,4%; 4,50%; 3,24%;
2,70% của tổng diện tích sắn thu hoạch toàn quốc hiện tại ước 496,20 nghìn
ha, năng suất bình quân 17,1 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 8,52 triệu tấn
(Tổng cục Thống kê 2012) [33].


6

Gần đây, chương trình “Sắn Việt Nam” đang khảo nghiệm rộng các
giống sắn mới triển vọng. Tại các tỉnh phía Nam, giống sắn tốt tiêu biểu được
nông dân chấp nhận và đang phát triển rộng trong sản xuất là: KM419,
KM440, KM414, KM397, KM325. Đặc biệt là giống KM419 (sắn siêu bột
Nông Lâm, sắn siêu cao sản Nông Lâm, sắn cút lùn) đang tăng rất nhanh.
Những giống sắn mới có ưu điểm năng suất cao, cây thấp gọn dễ trồng dày,

ngắn ngày, ít bệnh nên nông dân đã mua giống chuyển đổi, thay bớt diện tích
giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao ổn định, nhiều bột nhưng cây cao
tán rộng, khó trồng dày, dài ngày và dễ bị nhiễm bệnh chồi rồng.
Nhìn chung, năng suất chất xanh của sắn thu lá phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: độ pH và độ phì của đất, lượng mưa, cường độ bức xạ mặt trời, nhiệt
độ, ẩm độ, điều kiện chăm sóc, quản lý mùa vụ, tuổi thu hoạch...và các đặc
tính riêng của từng loài, giống sắn.
Thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn. Sắn là cây
trồng của vùng nhiệt đới ẩm, cần ánh sáng ngày ngắn để tạo củ. Nhiệt độ
trung bình thích hợp cho sắn từ 23 − 270C. Lượng mưa trung bình năm thích
hợp đối với sắn trong khoảng 1000 − 2000mm. Thời vụ trồng sắn tùy thuộc
nông lịch cụ thể của từng địa phương. Các giống sắn công nghiệp trồng để lấy
bột thường thu hoạch 8 − 12 tháng sau trồng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn
tươi thì có thể thu hoạch rải rác từ 6 − 9 tháng.
Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đất núi Đồng bằng Sông
Cửu Long, sắn được trồng vụ chính (70%) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và
vụ phụ (30%) từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11.
Vùng ven biển miền Trung, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong
điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9, tháng
10 để tránh bão lụt gây đổ ngã và ảnh hưởng đến chất lượng lá sắn.


7

Vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, sắn trồng
tốt nhất là trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân ẩm, trời bắt đầu ấm, thích
hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Sắn trồng muộn vào
tháng 4, trời đã nóng, cây sinh trưởng mạnh.
Khoảng cách và mật độ trồng sắn tuỳ theo đất nếu đất tốt thì trồng thưa,
đất xấu trồng dày, sắn cây cao to trồng thưa, sắn cây thấp gọn trồng dày, đất

xấu cần đầu tư nhiều phân hơn so với đất tốt.
Làm cỏ kịp thời ba lần vào lúc 20, 40 và 70 ngày sau khi trồng kết hợp
bón phân. Thường sắn mọc đều trong khoảng 2 − 3 tuần tuỳ thuộc chất lượng
giống, đất đai và thời tiết. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây sắn rất lớn
nên việc làm cỏ xáo xới là rất quan trọng để bảo đảm sắn đạt năng suất cao.
Tiềm năng để phát triển sắn đối với một số vùng trong cả nước thuận lợi
cho cây sắn phát triển về địa hình, khí hậu…vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên có nhiều tiềm năng và thách thức để phát triển để phát triển
cây sắn bền vững. Diện tích tự nhiên của vùng là 10,123 triệu ha (Duyên hải
Nam Trung Bộ có 4,423 triệu ha, Tây Nguyên có 5,7 triệu ha), trong đó quỹ
đất đỏ bazan lớn nhất nước với diện tích khoảng 1,4 triệu ha.
Trong năm 2009, diện tích cây sắn của các tỉnh Duyên hải Nam Trung
Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) là 96.700 ha, trong đó diện tích lớn nhất
là Bình Thuận với diện tích 25.700 ha, sau đó là Quảng Ngãi − 19.800 ha,
Phú Yên − 14.100 ha); năng suất bình quân của vùng là 15,71 tấn/ha, trong
đó năng suất cao nhất là Bình Định đạt 22,1 tấn/ha; thấp nhất là Đà Nẵng –
7,0 tấn/ha; Phú Yên – 11,2 tấn/ha (Trung tâm Thông tin Bộ NN&PTNT,
2010 [6]).
Đến năm 2011, diện tích sắn của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là
98.195 ha, trong đó diện tích lớn nhất là Bình Thuận với diện tích 31.480 ha,
sau đó là Quảng Ngãi với diện tích 19.453 ha, Phú Yên (16.000 ha); năng suất


8

bình quân của vùng là 18,1 tấn/ha, trong đó năng suất cao nhất là Bình Định
đạt 22,1 tấn/ha; Bình Thuận 17,0 tấn/ha; thấp nhất là Đà Nẵng –14,0 tấn/ha;
Quảng Nam – 14,5 tấn/ha.
Trong khi đó, tại các tỉnh Tây Nguyên diện tích sắn năm 2010 là 133.200
ha (chiếm 26,8% diện tích sắn cả nước), giảm so với 2009 là 3.600 ha; tỉnh

Gia Lai có diện tích sắn lớn nhất là 52.900 ha. Năng suất sắn bình quân là
18,74 tấn/ha, cao hơn năng suất cả nước là 9,1%; Gia Lai có diện tích lớn
nhưng năng suất thấp nhất vùng Tây Nguyên và chỉ đạt 14,94 tấn/ha. (Trung
tâm Thông tin Bộ NN&PTNT, 2011 [7]).
Wanapat (1997) [69] cho biết: trồng sắn lấy lá với mật độ dày và thu
hoạch lần đầu sau khi trồng 3 tháng, còn thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần
thì sản lượng vật chất khô có thể đạt 12,6 tấn/ha/năm.
Cadavid (2002) [50] thì trồng sắn CMC92 lấy lá tại Colombia có mật độ
từ 20.000 đến 62.000 cây/ha thì sản lượng chất khô thu được khoảng trên
dưới 24 tấn/ha/năm. Cũng theo ông đối với giống CM4843-1 với mật độ
11.200 cây/ha ở vùng đất xám pha cát có thể thu 24,45 tấn VCK/ha/năm (91,4
tấn tươi). Giống sắn CM2758 với mật độ 11.200 cây/ha trong 2 năm có thể
thu 83,01 tấn chất tươi/ha/năm. Giống CM 523 − 786,81 tấn chất tươi/ha/năm.
Giống Mcol2737 là 102,9 tấn/ha/năm, trồng dòng HMC1 với mật độ 31.250
đến 112.000 cây/ha với khoảng cách cắt là 3 tháng/lần, sản lượng lá thu được
trên dưới 80 tấn/ha. Cần lưu ý là sản lượng chất tươi nói trên bao gồm cả
thân, cành, lá sắn.
Wanapat (2002) [70] cho biết khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật
độ 27.788 cây/ha để thu cắt lấy lá đã thấy, sản lượng VCK qua 3 lứa cắt từ
4,043 đến 7,768 tấn/ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật độ
111.111 cây/ha thì cho sản lượng VCK dao động từ 2,651 đến 8,239
tấn/ha/năm.


9

Li Kaimian và cs (2002) [61] cho biết: sản lượng VCK đạt cao nhất ở
mật độ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha/năm.
* Thành phần hóa học của lá sắn.
Theo một số nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin (1992)

[36], Từ Quang Hiển (1982) [13], cho biết: Thành phần hóa học của lá sắn
tươi giống như một số loại rau xanh khác, đặc biệt ở trong lá sắn hàm lượng
protein và carotene chiếm tỷ lệ rất cao, cho nên lá sắn đã được coi là một
nguồn rau xanh cho người và gia súc. Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly
(2001) [5] thì trong ngọn lá sắn tỷ lệ VCK chiếm 25,5%, năng lượng trao đổi
đối với gia cầm là 2549 kcal/kg VCK, còn theo tài liệu của Viện chăn nuôi
(2001) [45], thì bột lá sắn có 89,60% VCK, 1966 kcal/kg, tương ứng với 2194
kcal/kg VCK.
* Protein: Theo Dương Thanh Liêm (1999) [23], Nguyễn Thị Hoa Lý
(2008) [24] cho biết: hàm lượng protein thô trong VCK của lá sắn tương đối
cao, dao động từ 20 − 34,7%.
Còn theo Nguyễn Nghi và cs (1984) [27], lá sắn giàu protein hơn so với
củ sắn, hàm lượng protein trong lá sắn từ 23 − 32% trong VCK.
Liu và Zhuang (2000) [62] cho biết: bột lá sắn có hàm lượng protein là
27,50%, còn chế biến sắn cả cuống thì hàm lượng protein giảm xuống còn
20,30%.
Tuy nhiên, giống sắn và thời điểm thu lá khác nhau thì hàm lượng
protein là khác nhau. Ngoài ra, protein trong lá sắn cao hơn hẳn các loại cây
thức ăn khác (hàm lượng protein trong VCK của cỏ hòa thảo là 12,60%; ngô
11,90% nhưng thấp hơn so với đỗ tương (45,70%).
Theo Job (1975) [57], khi so sánh thành phần amino acid trong lá sắn với
thành phần amino acid trong trứng gà thấy: Hàm lượng amino acid thiết yếu
trong lá sắn tương đối đầy đủ và cân đối.


10

Tuy nhiên, methionine vẫn là yếu tố hạn chế trong protein của lá sắn,
hàm lượng methionine chỉ đạt 1,2% trong protein, chỉ bằng 67% hàm lượng
methionine trong protein của trứng gà (3,65g %). Vì vậy, không nên sử dụng

bột lá sắn khi khẩu phần nghèo methionine.
Theo Phạm Sỹ Tiệp (1999) [37], Chavez và cs (2000) [51] thì hàm lượng
amino acid trong lá cao hơn trong củ sắn và cân đối so với trứng gà. Tuy
nhiên, hàm lượng methionine và histidine trong lá cũng thấp, tương ứng là
1,99 và 1,14%. Hàm lượng lysine trong protein của lá sắn tương đối cao
(5,68%) đáp ứng protein của lá sắn có đầy đủ và cân đối các amino acid thiết
yếu hơn hẳn các loại rau tươi khác.
Ví dụ: Hàm lượng lysine, methionine của lá sắn tươi là 0,34;
0,14(g/100g), trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; rau ngót là 0,16; 0,13;
bột cỏ là 0,102; 0,186; ngô là 0,48; 0,12.
Theo Nguyễn Nghi (1984) [27], Eruvbetine và cs (2003) [56] cho biết:
methionine thường là yếu tố hạn chế của bột lá sắn, trong khi đó hàm lượng
lysine và arginine trong protein của lá sắn lại tương đối cao, tương ứng 4,45
và 4,35g/100g, nếu được bổ sung methionine sẽ làm cân đối hàm lượng
aminoacid trong hỗn hợp và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn. Trong lá sắn
hàm lượng amino acid cao hơn và cân đối hơn so với củ sắn. Tuy nhiên, yếu
tố hạn chế vẫn là methionine và histidine, tương ứng là 1,99 và 1,14%, so với
thang giá trị hóa học chỉ đạt - 47,6 và - 50,4% (Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ
Tiệp, 1998 [15]).
* Vitamin và các sắc chất:
Theo Hoài Vũ (1980) [47] thì hàm lượng caroten trong lá sắn tươi là:
3,00 mg/100g, vitamin B1 là: 0,25 mg/100g, B2 là: 0,66 mg/100g, PP là: 0,66
mg/100g. Đặc biệt, vitamin C trong lá sắn khá cao (295 mg/100g).


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT .................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài .................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Giới thiệu về cây sắn .............................................................................. 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thành phần hóa học của cây
thức ăn xanh. ............................................................................................... 14
1.3. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn
chăn nuôi. .................................................................................................... 23
1.3.1. Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa:............................................. 23
1.3.2. Phương pháp xác định giá trị năng lượng: .................................... 27
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về xác định tỉ lệ tiêu hóa và giá trị năng
lượng của thức ăn chăn nuôi. ...................................................................... 33
1.4.1. Kết quả nghiên cứu xác định TLTH ............................................. 33
1.4.2. Kết quả nghiên cứu xác định giá trị năng lượng. .......................... 34
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 36
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 36


12

+ Bộ phận trên mặt đất : Chiếm 29,3% trong đó lá chiếm 2,1% và thân

chiếm 27,2%; hàm lượng HCN lá cây.
+ Bộ phận dưới mặt đất : Chiếm 70,7% : trong đó gốc dưới đất có 8,95%
và rễ củ chiếm 61,8% hàm lượng HCN cả cây.
Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [29] thì giống sắn ngọt có từ 30-80 ppm
HCN trong chất tươi, giống sắn đắng có từ 80-400 ppm HCN trong
chất tươi.
Silvestre và Araudeau (1990) [68] đã cho biết: Lượng độc tố HCN có thể
gây chết động vật khoảng 2,5 mg/kg khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, theo các
tác giả trên thì mức độ gây ngộ độc còn tùy thuộc vào dạng glucoside có trong
thức ăn.
Như vậy, hàm lượng HCN ở lá sắn rất ít mà chủ yếu ở củ sắn. Tuy nhiên
khi sử dụng lá sắn không được qua xử lý tốt thì ở động vật vẫn bị ngộ độc lá
sắn. Chính vì vậy phải xử lí lượng độc tố HCN trong lá sắn trước khi cho gia
súc, gia cầm sử dụng để đạt hiêu quả cao.
* Phương pháp khử độc HCN trong củ và lá sắn.
Dựa vào nguyên tắc đó ta có các cách để làm giảm độc tố HCN như sau:
- Phương pháp thứ nhất: ngâm sắn, sắn cả củ hoặc thái lát được ngâm 5
− 7 ngày trong nước chảy hoặc nước đọng, sau đó lọc lấy tinh bột. Làm như
vậy một phần lớn glucoside bị loại bỏ theo dòng nước .
- Phương pháp thứ hai: Việc phân hủy các glucoside sau đó loại HCN
bằng bốc hơi hay rửa được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chế biến như: thái lát
phơi khô, băm nhỏ (lá sắn) phơi khô, thái lát xử lý bề mặt lát cắt bằng ngâm
nước (nước lã, nước vôi, nước muối, axit HCl, axit axetic,...), sắn sợi (nạo),
làm sắn hạt, làm bột sắn khô, chế biến tinh bột sắn ủ chua (lá sắn), ủ tươi (củ
sắn) và lên men vi sinh vật cho bột sắn...
Luộc lá sắn làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, trong lá sắn luộc hàm
lượng HCN chỉ còn khoảng 1− 5mg%, muối dưa chỉ còn 1 − 2mg% HCN (Từ


13


Quang Hiển, 1983 [14]). Tuy nhiên, theo các tác giả trên thì biện pháp phơi
khô lá sắn và nghiền thành bột là tốt nhất. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa
1 − 2mg% HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lượng HCN lại giảm đi rất
nhiều và có thể cất giữ cẩn thận sau 4 − 5 tháng bột lá sắn vẫn còn chất lượng
tốt. Lượng bột lá sắn gia súc, gia cầm ăn được gấp 3 − 4 lần so với số lượng
sắn thu ở dạng lá tươi, luộc hoặc muối dưa.
Ủ chua cũng có thể làm giảm lượng HCN từ 862,5 xuống 32,5 mg/kg
VCK. Theo Nguyễn Xuân Trạch (2005) [44] thì quy trình ủ chua ngọn và
thân lá sắn như sau: Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần 23 thân cây và
băm nhỏ 3-4 cm. Cứ 100 kg ngọn lá sắn cần bổ sung 5- 6kg bột sắn hay cám
gạo, cám ngô và 0,5kg muối ăn, sau đó đưa vào ủ yếm khí trong chum, vại
hoặc hầm hố ủ.
Theo Silevestre và Arraudeau (1990) [68], cho biết việc loại bỏ độc tố
HCN trong củ và lá sắn thường áp dụng theo nguyên tắc sau: loại trực tiếp
những glucoside sinh ra HCN bằng cách hòa tan trong nước, sau đó loại HCN
bằng cách bốc hơi nước hoặc rửa.Vô hiệu hóa hoạt động của men linamariaza.
Theo Trần Thị Hoan (2012) [17] thì thành phần hóa học của hai phương
pháp phơi và sấy không có sự khác nhau về VCK và protein. Tuy nhiên, cũng
như với củ sắn, việc sấy khô lá sắn thường phức tạp và tốn kém nên chỉ dùng
phương pháp này để làm khô sản phẩm vào những ngày mưa. Vì vậy, trong
thực tế sản xuất với khối lượng lớn, chúng ta nên sử dụng phương pháp phơi
khô để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
* Bảo quản và chế biến bột lá sắn:
- Chế biến: Lá sắn được thu gom, loại bỏ hết cuống lá, phơi héo tại
ruộng trong một ngày cho giảm bớt nước. Sau đó lá sắn được tiếp tục phơi
nắng trên nền xi măng với độ dầy khoảng 1,5 - 2,0cm; tương ứng với 2,5
kg/m2, 30 phút đến 60 phút đảo lá 1 lần. Theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu phơi
đến khi lá sắn khô giòn, bóp vụn được (lúc này lá sắn có độ ẩm khoảng trên



14

dưới 10 %). Lá sau khi khô giòn được nghiền thành bột, trải mỏng bột lá cho
bay hơi nước và HCN.
- Bảo quản: Bột lá sắn sau khi nghiền được tải đều trên mặt nilon cho

nguội hẳn, sau đó được cho vào túi nilon, buộc chặt miệng túi để bảo quản.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thành phần hóa học của cây
thức ăn xanh
* Giống:
Ngoài các yếu tố khí hậu, nước, địa hình, cách chăm sóc thì giống cây
trồng cũng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, thành phần hóa học của
cây thức ăn xanh.
Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam là: Xanh Vĩnh Phú, Gòn, Nếp, Ba
Trăng, Lá tre, Mì kè, HL23, KM94, KM140, KM98-5, KM95-3, KM98-1,
KM 98-7, KM111-1, CM 101, SM937-26, KM419, NA1, KM21-12, 08SA06,
KM94.
Với mỗi giống sắn khác nhau có tỉ lệ protein thô khác nhau, lá sắn KM94 có
hàm lượng protein thô cao từ 25 − 34,7%; hàm lượng tinh bột 27,4 − 29%.
Đối với sắn đỏ Tây Nguyên có tỷ lệ VCK là 16,67%; protein thô: 4,72%;
lipit thô: 0,67%; xơ thô: 3,12%; Ca: 1,34%; P: 0,18%. Qua một số chỉ tiêu
trên có thể thấy hàm lượng protein thô là khá cao so với một số loại thức ăn
cho gia súc, gia cầm. Sắn trắng Tây Nguyên có tỷ lệ VCK là 15,48%; protein
thô: 4,77%; lipit thô: 0,60%; xơ thô: 3,07%; Ca: 1,70%; P: 0,16%. (Viện chăn
nuôi, 2001 [45]).
Mỗi giống sắn khác nhau sẽ có những chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng,
năng suất chất xanh là khác nhau.
* Phân bón:
Ở nước ta sắn được trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp, dinh

dưỡng nghèo nàn, địa hình cao, không được bón phân hoặc bón rất ít và chưa


15

áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ đất trồng sắn. Sắn phản ứng mẫn cảm
khi bị thiếu Zn và thường xuất hiện triệu chứng thiếu Zn ở giai đoạn đầu của
sự phát triển.
Vì sắn trồng với mục đích lấy lá làm thức ăn cho gia súc gia cầm, không
lấy củ. Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn cũng như các cây thức ăn
xanh cho gia súc về các chất dinh dưỡng, thì phân đạm là một loại phân bón
quan trọng có thể làm tăng năng suất chất xanh cao nhất cho sắn.
Theo Thái Phiên và Reinhardt (2000) [30], để tạo ra 15 tấn sắn củ tươi
và từ 15 − 18 tấn thân, lá thì cây sắn phải lấy một lượng dinh dưỡng trung
bình là 74kg N, 16kg P, 87kg K, 27kg Ca và 12kg Mg. Như vậy, nếu không
bón phân cho sắn sẽ làm cho đất trồng sắn dần bị cạn kiệt về dinh dưỡng. Để
bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ đặc tính và mức bón của từng loại phân
bón cho sắn.
- Phân đạm :
Đạm cần cho cấu tạo vật chất hữu cơ, phát triển thân cành và đặc biệt là
lá non. Cây sắn phản ứng mạnh với phân đạm tới một lượng tối thích nhất
định. Dư thừa đạm thúc đẩy phát triển thân lá và giảm phát triển củ, tăng tỷ lệ
HCN và giảm tỷ lệ tinh bột trong củ.
Cây sắn ưa hấp thụ đạm dưới dạng NH3. Khi trồng sắn công bón phân,
khả năng cung cấp đạm phụ thuộc vào sự phân hủy vật chất hữu cơ và khu hệ
vi sinh vật đất. Nhu cầu đạm nhiều nhất để hình thành và phát triển thân lá.
Đến tháng thứ 6 sau trồng, cây sắn đã hấp thu 94% nhu cầu đạm của chu kỳ
sinh trưởng. Triệu chứng thiếu đạm, biểu hiện rõ rệt trên đất cát và đất có tỷ lệ
chất hữu cơ thấp. Thiếu đạm làm cho sinh trưởng của cây giảm thân, cành, lá
nhỏ còi cọc và bé đi rõ rệt. Các lá phía dưới biểu hiện màu vàng trước rồi đến

các lá non, số thùy lá ít hơn so cây đủ N. Trường hợp đói nặng lá có màu lục
nhạt, ở ngọn lá hơi có màu vàng rất điển hình.


16

Bón quá nhiều đạm làm cho sinh trưởng thân lá tăng 11% nhưng lại làm
giảm năng suất củ tới 41% (hiện tượng sắn bị lốp), trích Trần Ngọc Ngoạn
(2007) [29]. Lượng đạm bón tối ưu tùy thuộc vào đất và giống sắn.
Lượng đạm vô cơ bón cho sắn thay đổi trong phạm vi 50 − 100kg/ha.
Thời gian sắn đòi hỏi đạm nhiều nhất là lúc phát triển thân lá.
Đạm cần cho cấu tạo các vật chất hữu cơ, đặc biệt trong phát triển thân,
cành và lá sắn non. Đạm có trong thành phần protein, các amino acid và các
hợp chất khác tạo nên tế bào (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006 [48]).
Đạm có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất, ADN, ARN, nơi
khu trú các thông tin di truyền của nhân bào và các men của cây (Ngô Thị
Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007 [8]). Cây sắn phản ứng mạnh với phân đạm,
nhưng mức độ này còn phụ thuộc vào các phân bón khác, đặc biệt là kali. Cây
được bón đủ đạm, lá có màu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh (Đào Văn Bảy
và Phùng Tiến Đạt, 2007) [1].
Theo Duangpatra (1987) [54] thì đạm là nguyên tố rất cần thiết đối với
sinh trưởng và phát triển của cây sắn. Cây sắn hấp thu một lượng N rất lớn từ
đất, nên bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt và năng suất củ.
Lượng đạm bón tối ưu tùy thuộc vào đất và giống sắn. Những kết quả
nghiên cứu khác nhau tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin và Trung
Quốc cho thấy mức bón đạm thích hợp cho sắn từ 60 đến 100kg N/ha.
Theo Trần Thị Hoan (2012) [17]: khi tăng mức bón đạm thì năng suất lá
sắn/lứa cũng tăng theo, nhưng đến mức bón 80kg N thì năng suất lại giảm đi
so với mức bón 60kg N/ha/lứa cắt.
Nguyễn Thế Đặng (2005) [9] cho biết: Khi nghiên cứu tổ hợp N.P.K cho

nương sắn độc canh thì ở năm thứ 14, đạm vẫn là nguyên tố dinh dưỡng ảnh
hưởng mạnh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của sắn. Bón đạm cho
giống Xanh Vĩnh Phú từ 0 − 110kg N còn giống KM60 từ 0 − 130kg N/ha;


×