Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nuôi cá rô phi vằn oreochromis niloticus (linnaeus, 1758) tại hải dương hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TĂNG THỊ MỸ TRANG

ĐỀ TÀI: NUÔI CÁ RÔ PHI VẰN Oreochromis niloticus
(Linnaeus, 1758) TẠI HẢI DƯƠNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

KHÁNH HÒA – 2015
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TĂNG THỊ MỸ TRANG

ĐỀ TÀI: NUÔI CÁ RÔ PHI VẰN Oreochromis niloticus (Linnaeus,
1758) TẠI HẢI DƯƠNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NUÔI BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành:
Mã số
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN ĐỊCH THANH
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Khoa sau đại học:

Nuôi trồng thủy sản
60620301
1223/QĐ-ĐHNT ngày 26/9/2013
1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015
24/11/2015

KHÁNH HÒA - 2015
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nuôi cá rô phi vằn Oreochromis
niloticus (Linnaeus, 1758) tại Hải Dương: Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi
bền vững” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 03 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Tăng Thị Mỹ Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý

Phòng, Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học
Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn
Địch Thanh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin gửi đến sự kính trọng và lòng tự hào được học tập tại viện, trường trong
thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ Trường Đại học
Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bạn
bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 03 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Tăng Thị Mỹ Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn.....................................................3
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại.....................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố ...................................................................................4
1.1.3. Khả năng thích ứng với môi trường...............................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng.....................................................................................5
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng.....................................................................................5
1.1.6. Đặc điểm sinh sản ..........................................................................................5
1.2. Tình hình nuôi và nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới ..................7
1.2.1. Nuôi cá rô phi trên thế giới ............................................................................7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới...............................9
1.3. Tình hình nuôi và nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam .................10
1.3.1. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam ...........................................................10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam .............................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................14
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung nghiên cứu ................................14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................14
2.1.2. Thời gian: từ tháng 4/2013 đến 12/2014......................................................14
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Hải Dương .......................................................14
2.1.4. Nội dung nghiên cứu:...................................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................14
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra...................................................................15
2.3. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................15
2.3.1. Xử lý số liệu ................................................................................................15
2.3.2. Phân tích số liệu ...........................................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................16

3.1. Điều kiện tự nhiên tại Hải Dương ...................................................................16
iii


3.2. Hiện trạng nuôi cá rô phi vằn tại Hải Dương ................................................16
3.2.1. Kỹ thuật nuôi cá rô phi tại Hải Dương.........................................................17
3.2.2 Tình hình sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất cho cá rô phi ............................21
3.2.3. Dịch bệnh trong nuôi cá rô phi.....................................................................23
3.2.4. Sản xuất và cung ứng giống cá rô phi tại Hải Dương ..................................24
3.2.5. Kết quả đánh giá về nuôi cá rô phi bền vững...............................................25
3.3. Đề xuất giải pháp nuôi cá rô phi vằn theo hướng bền vững tại Hải Dương26
3.2.1. Giải pháp sản xuất giống..............................................................................28
3.2.2. Về mô hình tổ chức quản lý sản xuất...........................................................29
3.2.3. Giải pháp khoa học công nghệ .....................................................................29
3.2.4. Giải pháp thức ăn .........................................................................................30
3.2.5. Giải pháp quản lý .........................................................................................30
3.2.6. Giải pháp thị trường .....................................................................................30
3.2.7. Giải pháp dịch vụ và khuyến ngư ................................................................30
3.2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách....................................................................30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................................31
1. Kết luận.................................................................................................................31
2. Đề xuất ..................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................33
PHỤ LỤC .......................................................................................................................a

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QH NTTS:


Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

N:

Số lượng mẫu

TB:

Trung bình

SL:

Sản lượng

NS:

Năng suất

TL:

Tỷ lệ

SP:

Số phiếu

v



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Đặc điểm phân biệt cá đực, cá cái .................................................................... 6
Bảng 1.2: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản 2008 – 2011 ......................................................... 12
Bảng 3.1: Độ tuổi các chủ hộ nuôi cá rô phi tại các huyện nghiên cứu khảo sát ............. 17
Bảng 3.2: Tỉ lệ chủ hộ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề ............................ 17
Bảng 3.3: Diện tích ao nuôi của các hộ ............................................................................ 18
Bảng 3.4: Kết quả điều tra ao nuôi cá rô phi trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản. 18
Bảng 3.5: Hình thức nuôi tại vùng khảo sát ..................................................................... 19
Bảng 3.6: Mật độ thả trung bình ....................................................................................... 20
Bảng 3.7: Năng suất và sản lượng nuôi cá rô phi tại Hải Dương ..................................... 20
Bảng 3.8: Tình hình sử dụng thức ăn tại vùng khảo sát ................................................... 21
Bảng 3.9: Kiểm tra yếu tố môi trường .............................................................................. 22
Bảng 3.10: Sử dụng thuốc, hóa chất ................................................................................. 23
Bảng 3.11: Tỉ lệ phòng, chữa bệnh cá rô phi .................................................................... 24
Bảng 3.12: Các nguồn cung cấp cá giống ........................................................................ 24

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1: Cá rô phi vằn .................................................................................................... 3
Hình 1.2: Sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2005 - 2010 ................................................ 7
Hình 1.3: Diện tích và sản lượng nuôi cá rô phi năm 2012 .............................................. 11
Hình 2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .......................................................................... 14
Hình 3.1: Tỉ lệ sử dụng các loại thức ăn ........................................................................... 22
Hình 3.2: Một số yếu ảnh hưởng đến nuôi cá rô phi bền vững ........................................25

Hình 3.3: Một số yếu tố khó khăn trong nuôi cá rô phi ...................................................26

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên đề tài: Nuôi cá rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) tại Hải
Dương: Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi bền vững”.
2. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được hiện trạng nuôi cá rô phi tại Hải Dương. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi cá rô phi đơn tính bền vững, góp phần
đẩy mạnh mô hình nuôi cá rô phi an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp
- Chọn mẫu điều tra:
+ Các vùng nuôi thương phẩm gồm 5 huyện nuôi thủy sản tập trung, mỗi huyện
chọn 3 xã đại diện. Chọn ngẫu nhiên 120 hộ tương ứng 120 mẫu, số lượng mẫu cụ thể
như sau: Huyện Tứ Kỳ 35 hộ, Ninh Giang 30 hộ, Nam Sách 18 hộ, Cẩm Giàng 15 hộ,
và Thanh Hà 22 hộ.
+ Các cơ sở sản xuất và cung ứng giống.
+ Các cơ quan quản lý: Chi cục nuôi trồng Thủy sản tỉnh Hải Dương, Trung
tâm Khuyến nông, Trạm Khuyến nông 5 huyện (mỗi đơn vị 1-2 người được phỏng
vấn).
- Số liệu được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và
phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả: chỉ số giá trị trung bình, giá trị lớn nhất,
giá trị nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm.
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên tại Hải Dương: Hải Dương là tỉnh nằm
ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam; có tọa độ
từ 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc, 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông; nằm trong vùng
khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Hiện Trạng nuôi cá rô phi tại Hải Dương: Người nuôi cá rô phi tại Hải Dương
có độ tuổi từ 28-60 tuổi; có nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản, trong đó có
63% được đào tạo tập huấn chuyên đề hoặc ngắn hạn; Các hộ nuôi cá rô phi chủ yếu là
nuôi theo hình thức nuôi ghép (78%) với mật độ 1,5-4 con/m2, có diện tích ao nuôi 500
m2 – 10.000 m2 đạt 80% diện tích nuôi nằm trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản của
địa phương.
- Sử dụng thức ăn: Kết quả điều tra cho thấy có 66% số hộ nuôi cá rô phi sử
dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho cá ăn, 26% số hộ sử dụng kết hợp cả 2 loại
thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp và 8% số hộ dùng thức ăn tự chế hoàn toàn.
- Việc sử dụng thuốc hóa chất có tới 83% số hộ sử dụng trong quá trình nuôi;
- Sản xuất và cung ứng giống: các hộ nuôi cá tại Hải Dương phần lớn là mua
giống của thương lái và 2 trại sản xuất giống là Trại cá Tứ Kỳ và Trung tâm Quốc gia
giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc.
- Yếu tố ảnh hưởng trong nuôi cá rô phi bền vững: thức ăn, chất lượng giống,
quản lý môi trường quản lý dịch bệnh là các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi bền vững
chiếm trên 90% các hộ được điều tra. Đặc biệt là thị trường đầu ra cho sản phẩm nuôi,
có 100% số hộ được hỏi tại các huyện Thanh Hà, Cẩm Giàng và Ninh Giang cho rằng
yếu tố này ảnh hưởng đến nuôi bền vững (trung bình 96%).
- Khó khăn trong nuôi cá rô phi bền vững: Theo điều tra cho thấy, phần lớn các
hộ nuôi tại Hải Dương thiếu vốn đầu tư, kỹ thuật nuôi, nguồn cung cấp con giống chất
viii


lượng chiếm trên 90% tổng số hộ được điều tra; môi trường nuôi ngày càng bị ô
nhiễm, dịch bệnh lây lan, khó quản lý lần lượt chiếm tỷ lệ 87% và 84% tổng số phiếu
điều tra; 68% số hộ được điều tra gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn và sử dụng
thức ăn do trên thị trường có nhiều hãng sản xuất thức ăn
- Đề xuất giải pháp nuôi cá rô phi bền vững tại Hải Dương
+ Giải pháp sản xuất giống
Di nhập giống

Kỹ thuật lai xa
+ Tổ chức quản lý sản xuất
Việc tổ chức sản xuất tiêu thụ cá thương phẩm cho chế biến xuất khẩu gặp khó
khăn. Chính vì thế đòi hỏi phải tập hợp những hộ nuôi cá này thành tổ chức. Hình
thành các hợp tác xã, các tổ nhóm nuôi trồng thuỷ sản, các tổ đồng quản lý.
+ Giải pháp khoa học công nghệ
Xây dựng các mô hình nuôi cá rô phi sạch nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an
toàn thực phẩm của người tiêu dùng, phù hợp với đòi hỏi khắt khe của thị trường xuất
khẩu. Việc áp dụng VietGAP vào nuôi cá rô phi sẽ là giải pháp nhằm nâng cao sức
canh tranh của sản phẩm cá rô phi tại thị trường quốc tế.
+ Giải pháp thức ăn
Cần quy tụ và tổ chức mua thức ăn cho cá với số lượng lớn tại các đại lý, nhà
máy để giảm chi phí dịch vụ trung gian và giảm thiểu thức ăn chất lượng kém.
+ Giải pháp quản lý
Tăng cường cán bộ chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản cho các cấp huyện, xã
+ Giải pháp thị trường
Phối hợp các nhà quản lý, HTX thuỷ sản, hội nuôi trồng thuỷ sản, các nhà
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản để tổ chức sản xuất theo yêu cầu thị
trường.
+ Giải pháp dịch vụ và khuyến ngư
Tăng cường mạng lưới khuyến ngư từ tỉnh xuống xã nhằm thực hiện tốt nhiệm
vụ khuyến ngư.
+ Giải pháp về cơ chế chính sách
Có chính sách ưu đãi về vay vốn, ưu đãi tín dụng cho các cơ sở sản xuất giống,
các dự án nuôi cá rô phi.
5. Kết luận và đề xuất
5.1. Kết luận
- Độ tuổi của các chủ hộ nuôi cá rô phi tại các huyện đều nằm trong độ tuổi lao
động, chủ yếu tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình, nuôi theo kinh
nghiệm. Có 63% các chủ hộ được đi tập huấn các lớp tập huấn kỹ thuật;

- Tổng diện tích nuôi tại các huyện khảo sát là 356.268 m2, diện tích nuôi trung
bình từ 1.778,67 – 3.801,43 m2. Diện tích ao nuôi nhỏ nhất là 500 m2, diện tích ao nuôi
lớn nhất là 10.000 m2;
- Tại Hải Dương chủ yếu tập trung nuôi theo hình thức nuôi ghép và chiếm tỷ lệ
cao nhất trong các hình thức nuôi 78%, còn lại 22% là nuôi đơn, trong đó có 14% nuôi
bán thâm canh, tỷ lệ nuôi thâm canh và quảng canh cải tiến đều chiếm 4%;
- Có 66 % số hộ nuôi cá rô phi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho cá
ăn, 26% số hộ sử dụng kết hợp cả 2 loại thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp, còn lại
8% số hộ dùng thức ăn tự chế hoàn toàn;
ix


- Các hộ nuôi đa số áp dụng tốt quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chọn cá
giống, chăm sóc quản lý môi trường để hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi. 95%
trong tổng số các hộ khảo sát định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường như: nhiệt độ
nước, độ pH;
- 57% số hộ nuôi trong vùng khảo sát đã sử dụng các chế phẩm sinh hoá học
E.M, Aqua- clear-No1,…để cải thiện môi trường nước và đáy ao, hạn chế sự phát triển
của các tác nhân gây bệnh và tăng sức đề kháng của đối tượng thuỷ sản;
- Hải Dương hiện đang có 9 cơ sở chuyên sản xuất và cung ứng cá giống nhưng
chỉ có Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc và Trại cá giống Tứ Kỳ là làm
chủ được quy trình kỹ thuật cho cá bố mẹ đẻ trứng, ương nuôi 21 ngày tuổi, sử dụng
hoóc-môn chuyển đổi giới tính thành công để ương cá giống.
5.2. Đề xuất
- Cần xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết cho vùng nuôi cá rô phi. Xây
dựng và nâng cấp mạng lưới sản xuất và cung cấp giống cá rô giống đảm bảo chất
lượng và số lượng phục vụ theo yêu cầu;
- Các cơ quan chức năng cần ưu tiên bố trí đủ vốn, cấp đủ mặt nước cho các dự
án phát triển nuôi cá rô phi của tỉnh.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá rô phi

nói riêng cho người nuôi trong toàn tỉnh, đặc biệt quan tâm đối tượng là những người
nuôi ở vùng nuôi cá rô phi tập trung, vùng miền núi.
- Tăng cường xây dựng các đề tài, dự án, mô hình sản xuất thử nghiệm áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô phi.
6. Từ khóa: cá rô phi vằn, bền vững.

x


MỞ ĐẦU
Từ năm 1990 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước
trên thế giới. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất
lượng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng
phát triển nuôi cá rô phi. Thêm vào đó, thịt cá rô phi có chất lượng thơm ngon, không
có xương dăm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Các nỗ lực nhằm phát triển nghề
nuôi cá rô phi ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu khả quan như:
nghiên cứu cải thiện di truyền, quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Cá rô
phi phát triển đã trở thành đối tượng hàng hoá ngày càng có sức cạnh tranh cao ở ngay
thị trường các nước phát triển. Thị trường cá rô phi phát triển rất nhanh trong 2 thập kỷ
gần đây, đặc biệt thị trường Mỹ và Châu Âu. Năm 2008 Mỹ nhập khẩu 453.264 tấn cá
rô phi. Nhập khẩu của Mỹ chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất
cá rô phi trên toàn cầu (Trích dẫn qua [5]).
Về thị hiếu người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu thụ hàng thuỷ sản tươi
sống, đặc biệt là có giá trị cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cá rô phi ngày
càng có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Trong khi giá nhiều loại cá hay các loại
thuỷ sản khác luôn có nhiều biến động thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá
ổn định trong vòng 5 năm qua (Trích dẫn qua [5]).
Trong những năm qua, theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương
tỉnh Hải Dương luôn quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa,
phát huy những thế mạnh của địa phương, trong đó có ngành nuôi thủy sản. Từ năm

2006 tới nay, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh luôn đạt trên 400 tỉ đồng/năm, tăng bình
quân 11% mỗi năm. Phát triển nuôi cá rô phi tại Hải Dương sẽ góp phần tăng nhanh
sản lượng cá nuôi, mặt khác làm tăng tỷ trọng xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm thuỷ
sản nuôi từ nước ngọt. Nuôi cá rô phi sẽ góp phần đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng tốt
hơn các vùng nước ngọt hiện có.
Hải Dương có tiềm năng nuôi cá rô phi rất lớn. Từ năm 2005, tỉnh đều dành từ
10 ha trở lên xây dựng các mô hình nuôi rô phi đơn tính cao sản, rô phi đơn tính dòng
Sudan nhằm rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng, trong đó Tứ Kỳ được chọn là huyện
“điểm”, năng suất đạt từ 10 - 15 tấn/ha [20]. Tuy nhiên cho tới nay, các giải pháp và
công nghệ đưa ra chưa hoàn toàn khắc phục những khó khăn và tận dụng được các lợi
thế nhằm tạo ra lượng hàng hoá có giá trị xuất khẩu tập trung.

1


Vấn đề cấp bách đặt ra cần có những định hướng phát triển nuôi cá rô phi phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển theo hướng bền vững nhằm tạo sản
phẩm cá rô phi tập trung cung ứng cho nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, làm
tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi đất
nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thủy sản,
Trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài: “Nuôi cá rô phi vằn Oreochromis
niloticus (Linnaeus, 1758) tại Hải Dương: Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi
bền vững” với các nội dung chính sau:
- Đánh giá hiện trạng nuôi cá rô phi tại Hải Dương
- Đề xuất giải pháp nuôi cá rô phi theo hướng bền vững tại Hải Dương
1. Mục tiêu đề tài
Đánh giá được hiện trạng nuôi cá rô phi tại Hải Dương. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển nuôi cá rô phi đơn tính bền vững, góp phần đẩy mạnh mô hình
nuôi cá rô phi an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Ý nghĩa của đề tài
Thành công của đề tài sẽ góp phần cho các nghiên cứu về kỹ thuật nuôi cá rô phi,
quy hoạch vùng nuôi, định hướng chiến lược phát triển nuôi cá rô phi tại tỉnh Hải
Dương.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại
a. Đặc điểm hình thái
Cá rô phi vằn có màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ
lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía
dưới và phân bổ khắp vây đuôi. Vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền
xám đen. Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt [21] (Hình 1.1).

Hình 1.1: Cá rô phi vằn
b. Vị trí phân loại
Ngành dây sống: Chordata
Phân ngành động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: O.niloticus
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 loài chính được phổ biến là:
 Cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus), được nhập vào Việt Nam năm 1953

3



 Cá rô phi vằn (rô phi Đài Loan) (O.niloticus) được nhập vào Việt Nam năm
1974.
 Cá rô phi đỏ (red Tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985.
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, cho đến năm 1964, người ta mới biết
khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay trên thế giới con số đó khoảng 100 loài, trong đó
khoảng 10 loài có giá trị kinh tế (Trích qua [24]), cá rô phi vằn là loài nuôi phổ biến
nhất. Dự án nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi nuôi trong trang trại được thực
hiện tại Phillipine từ năm 1987 đến năm 1997 dưới sự tài trợ của trung tâm bảo vệ
nguồn lợi thủy sinh (ICLARM). Dự án có tên gọi quốc tế là “Geneticaly Improved of
Farm Tilapia”, được viết tắt với tên là GIFT. Cá rô phi dòng GIFT là kết quả của 8
dòng cá rô phi khác nhau, trong đó có 4 dòng lấy từ ngoài tự nhiên Châu Phi và 4 dòng
cá đã được nuôi ở các nước khác nhau thuộc châu Á [28], [37], [39].
1.1.3. Khả năng thích ứng với môi trường
Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 - 350C, thích
hợp nhất là 28 - 300C [9], [28]. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao
từ 8 - 420C, cá chết rét ở 70C và bắt đầu chết nóng ở 420C [30]. Nhiệt độ xuống thấp
thì cá sinh trưởng phát triển chậm [22].
Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường
nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn [32]. Trong đó loài
O.mossambicus có thể sống bình thường ở độ mặn 49‰ [42] và O.aureus có thể chịu
đựng nồng độ muối lên tới 44‰ [29]. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của chúng bị giảm
khi nồng độ muối trên 36‰ [12], [13]. Một số báo cáo cho rằng các dòng cá rô phi lai
có khả năng chịu mặn cao do được thừa hưởng đặc tính chịu mặn từ bố mẹ
O.mossambicus [40]. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 - 25‰) cá tăng trưởng
nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
pH: Môi trường có độ pH từ 6,5 - 8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể

chịu đựng trong môi trường nước có độ pH = 4. [30], [41].
Oxy hoà tan (DO): Cá rô phi có thể sống được trong ao, đầm có màu nước đậm,
mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà
tan trong nước của cá rô phi ở mức 0,1mgO2/l [28].

4


1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu. Khi
cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ấu trùng, côn trùng, thực
vật thuỷ sinh. Tuy nhiên, trong nuôi công nghiệp cá ăn các loại thức ăn chế biến từ cá
tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã
đậu nành, bã đậu phộng. Trong tự nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1 - 2
m [10], [13].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật
độ và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn nuôi bán thâm canh
hay nuôi ghép.
Giai đoạn cá hương, cá rô phi vằn có tốc độ sinh trưởng khá nhanh từ 15 - 20
g/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng nuôi thứ 6 tăng trưởng bình quân ngày có thể
đạt 2,8 - 3,2 g/con/ngày. Cá rô phi vằn có thể đạt trọng lượng bình quân trên 500g/con
sau 5 - 6 tháng nuôi [4], [7], [21].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
1.1.6.1. Tuổi và kích thước thành thục
Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3, 4 khi cá
có trọng lượng là 100 – 150 g/con (cá cái). Tuy vậy kích thước thành thục sinh dục
phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và độ tuổi. Cá nuôi trong mô hình thâm
canh năng suất cao cá cái tham gia sinh sản lần đầu khi trọng lượng đạt trên 200g
trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt đầu đẻ khi trọng lượng cơ thể mới

khoảng 100 g [11], [12].
1.1.6.2. Giới tính

5


Bảng 1.1: Đặc điểm phân biệt cá đực, cá cái
Đặc điểm phân biệt
Cá đực
Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm
Đầu
To và nhô cao
trứng và con
Màu sắc
Lỗ niệu sinh dục

Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ Màu nhạt hơn
2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh dục và
hậu môn
lỗ hậu môn.

1.1.6.3. Mùa vụ và sức sinh sản
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Orechromis đều tham gia sinh sản nhiều
lần trong năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp, cá rô phi đẻ quanh năm (10 - 11 lứa ở
các tỉnh phía nam; 5 - 7 lứa ở các tỉnh phía Bắc). Quan sát buồng trứng cá rô phi cho
thấy: trong buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng, từ loại non nhất đến loại
chín sẵn sàng rụng đẻ. Vì vậy, trong tự nhiên ở các ao nuôi cá rô phi chúng ta gặp rất
nhiều cá con kích cỡ khác nhau (trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính). Số lượng trứng mỗi
lần đẻ từ vài trăm trứng đến khoảng 2.000 trứng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi thường

kéo dài từ 3 - 4 tuần (tính từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo). Tuy nhiên, khoảng cách
giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng ôxy hoà tan
và nhiệt độ [11].
1.1.6.4. Tập tính sinh sản
Trong điều kiện nhiệt độ nước trên 200C, cá rô phi thành thục lần đầu sau 4 - 5
tháng tuổi và cỡ cá tương đương 100 – 150 gr. Cá rô phi vằn có thể đẻ nhiều lần trong
năm, cá cái đẻ trứng và ấp trứng trong miệng. Thời gian ấp trứng được tính từ khi cá
được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do.Thời gian này
kéo dài khoảng 10 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ 200C thời gian
ấp của cá rô phi kéo dài khoảng 10 - 15 ngày, ở nhiệt độ 280C là 4 - 6 ngày và khi
nhiệt độ tăng lên đến 340C thì thời gian ấp trứng chỉ còn từ 3 - 5 ngày. Trong thời kỳ
ấp trứng cá cái thường ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp trứng
đã kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục lần tiếp theo (giai đoạn
này thường kéo dài khoảng 2 - 4 tuần) [33].

6


1.2. Tình hình nuôi và nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới
1.2.1. Nuôi cá rô phi trên thế giới
Theo thống kê, cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau
những loài cá chép [32]. Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên nghề nuôi cá
rô phi cũng được cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, cá rô phi đã được nuôi rộng rãi trên 100 nước
trên thế giới [43]. Sản lượng cá rô phi toàn cầu đã bùng nổ trong vòng hai thập kỷ qua,
từ từ 830.000 tấn năm 1990 tăng lên hơn 2,5 triệu tấn năm 2005, và hơn 4,2 triệu tấn
năm 2012 [14].
Cá rô phi nuôi chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng cao, với sản lượng tăng thêm 75% từ
gần 2 triệu tấn năm 2005 lên gần 3,5 triệu tấn năm 2010. Trong khi đó, sản lượng cá rô
phi khai thác tự nhiên chỉ đạt khoảng 700 - 800 tấn mỗi năm.


Hình 1.2: Sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2005 - 2010 (Nguồn: FAO)
Sản lượng cá rô phi trên thế giới ngày càng tăng, cá rô phi của Bănglađét ước
tính tăng từ khoảng 100.000 tấn năm 2011 lên khoảng 120.000 tấn trong năm 2013
nhờ hỗ trợ từ Chính phủ và đầu tư của khu vực tư nhân.
Ngân hàng phát triển châu Phi (AFDB) đã hỗ trợ tài chính cho một dự án công nông nghiệp nhằm tăng cường nuôi cá rô phi tại hồ Kariba thuộc Zimbabwe, dự án
nhằm tăng sản lượng cá rô phi lên gấp 7 lần, mục tiêu đạt 20.000 tấn vào năm 2015.
Nhu cầu cá rô phi đang tăng mạnh tại các nước tiếp giáp với Zimbabwe. Cộng hòa
Dân chủ Cônggô, Zambia, Nam Phi, Malawi và Ăngôla NK 100.000 tấn cá mỗi năm,
với tổng lượng tiêu thụ đạt 1,3 triệu tấn cá. Dự án nói trên hy vọng sẽ tạo thêm khoảng

7


900 việc làm mới vào năm 2015 và đóng góp khoảng 33 triệu USD cho nước này
trong vòng 10 năm tới[14].
Tại Châu Á
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi. Các hình
thức nuôi rất đa dạng, từ những ao nhỏ sau nhà, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến
cho đến thâm canh và siêu thâm canh. Quốc gia này có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
cá rô phi nhanh nhất thế giới, tăng gần 3 lần trong năm 2000 so với năm 1999 (tương
ứng 13.492 tấn và 5.728 tấn) [16].
Philippin, Ðài Loan có sản lượng trung bình đạt 110.000 tấn/năm. Cá rô phi của
Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên con đông lạnh và phi lê,
còn Philippine chủ yếu xuất sang thị trường Nhật với sản phẩm sashimi và phi lê. Các
công ty nuôi cá rô phi ở Ðài Loan có xu hướng chuyển hướng đầu tư vào Trung Quốc
do các điều kiện thuận lợi hơn nên giá thành sản xuất sẽ thấp hơn [16].
Thái Lan thường xuất khẩu các sản phẩm là cá nguyên con đông lạnh và phi lê
đông lạnh.
Inđônêxia là nước đang phát triển nghề nuôi cá rô phi, sản lượng đạt được mỗi

năm khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa[16].
Tại Châu Mỹ
Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp nuôi cá rô phi phát triển mạnh mặc dù sản
lượng không nhiều (7.500 tấn, 2003 ). Quốc gia sản xuất cá rô phi nhiều nhất châu Mỹ
là Mêhicô (110.000 tấn, 2003) và Braxin (75.000 tấn, 2003). Hai quốc gia này có thị
trường nội địa mạnh, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ cao ở Sao Paulo, Rio de Janeiro
(Braxin). Braxin là quốc gia có tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi do hội tụ các điều
kiện thuận lợi về nguồn nước, khí hậu nên giá thành sản xuất thường thấp dẫn đến tăng
khả năng cạnh tranh sản phẩm cá rô phi của nước này trên thị trường thế giới [16].
Ecuađo, một nước sản xuất tôm nổi tiếng nhưng trong những năm gần đây đang
đối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng - WSSV) đã chuyển sang phát triển
nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường, khi môi trường tốt hơn
họ lại tiến hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi xen kẽ tôm - cá đã chứng tỏ được hiệu quả.
Một nước khác là Peru tuy mới phát triển nuôi cá rô phi nhưng có nhiều triển vọng
trong tương lai [16].
Tại Châu Phi
8


Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi lại chỉ mới bắt
đầu phát triển ở đây. Ai Cập là nước sản xuất cá rô phi lớn nhất, đạt sản lượng 200.000
tấn (năm 2003), chiếm 90% sản lượng cá rô phi của châu lục. Trong đó, có một sản
lượng đáng kể cá được khai thác từ tự nhiên. Zămbia có kế hoạch mở rộng nuôi cá rô
phi theo mô hình tổng hợp heo cá, loài được nuôi là cá rô phi địa phương Oreochromis
andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này, mặc dù mang
lại hiệu quả nhưng chất lượng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh [16].
Ghana và Nigiêria vừa thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và được quản lý
tốt. Mục tiêu là tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU. Malauy có một vài
trang trại nhỏ, chủ yếu nuôi các loài cá bản địa O. lodole, O. Karonga, O.
squamipinnis và O. shiranus [16].

Các quốc gia Kenya, Uganda, Tanzania, Môzămbic, Namibia, Botswana, Angola
đều có sản lượng cá rô phi nuôi không đáng kể và các quốc gia này cũng đang có kế
hoạch phát triển nuôi cá rô phi.
Tại Châu Âu
Sản lượng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất ít do khu vực này có nhiệt độ thấp không
thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nước nuôi nhiều nhất với sản lượng đạt khoảng 300
tấn/năm. Cá rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ðức, Pháp và
Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia này tăng lên, cá rô phi được
bày bán ở nhà hàng và hệ thống siêu thị nhằm phục vụ cho một bộ phận dân cư có
nguồn gốc từ Châu Á [16].
Tại Trung Ðông
Ả Rập Xê út, Cô oét và Lebanon nuôi cá rô phi trong môi trường nước mặn nên
loài nuôi phổ biến là O. spiluris. Do thiếu nguồn nước nên các hoạt động nuôi thường
bị giới hạn trong khi nhu cầu và giá bán cá rô phi rất cao[16].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi là một trong những loài có giá trị cao đang được quan tâm và chú
trọng phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt được một số kết quả đáng
kể. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống đang được áp
dụng rộng rãi thì việc sử dụng công nghệ di truyền phân tử (ADN) cũng bắt đầu được
sử dụng, việc kết hợp công nghệ di truyền với chọn giống truyền thống của Genomar
đã tạo ra dòng GST1 và GST3 có tốc độ tăng trưởng cao hơn (khoảng 20%) sau mỗi

9


thế hệ, hệ số thức ăn thấp hơn, tỷ lệ sống đạt cao và giảm tỷ lệ cận huyết xuống dưới
3% ở mỗi thế hệ [24], [26].
Từ năm 1997 trở lại đây, phương pháp chọn giống cá rô phi truyền thống đã
được áp dụng chương trình chọn giống theo tính trạng. Trong đó, chủ yếu tập trung
vào tăng trưởng để nâng cao chất lượng di truyền và đã được thực hiện ở nhiều nước

khác nhau trên thế giới. Đầu tiên là chương trình chọn giống nâng cao chất lượng di
truyền của cá rô phi tại Phi-lip-pin, kết quả tạo ra cá rô phi GIFT có tốc độ tăng trưởng
vượt trội 75% so với quần đàn bố mẹ ban đầu sau 5 thế hệ chọn giống (tricha qua so
sánh...; Cá rô phi dòng GIFT đã được nuôi ở 5 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 15 - 20% so với các dòng khác hiện đang
được nuôi tại Việt Nam [6].
Việc cung cấp giống rô phi hiện nay không thỏa mãn nhu cầu của người nuôi.
Theo thống kê, nhu cầu giống Philippines chỉ đạt 60%, ở Thái Lan và Phillipine
khoảng 1 tỷ con/năm, trong khi đó Isreal cần hơn một tỉ giống/năm (trích qua 24].
Trung Quốc và các quốc gia Châu Á và Châu Mỹ Latinh khác cũng trong tình trạng
tương tự. Theo báo cáo của Vannuccini năm 1998, thế giới cần phải đẩy nhanh hơn
nữa việc sản xuất và lưu thông giống cá rô phi mới đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển
và mở rộng nuôi cá rô phi ngày càng tăng. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng những
công nghệ sản xuất giống cá rô phi cho mỗi khu vực và mỗi vùng sinh thái khác nhau
là cần thiết.
1.3. Tình hình nuôi và nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam
1.3.1.1. Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá rô phi đã có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ và ngày
càng được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương với lượng người tiêu dùng cá rô phi
nhiều hơn. Theo thống kê năm 2005, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 29.717 ha
chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trong đó nuôi nước mặn là 5.184 ha và
nuôi nước ngọt là 24.533 ha. Vùng nuôi cá rô phi ở nước ta như là một nghề sản xuất
hàng hoá có quy mô lớn còn ít, phần lớn là nuôi phân tán quy mô nhỏ, nuôi bán thâm
canh và chủ yếu là nuôi ghép các đối tượng.Tuy nhiên, chính những quy mô nuôi nhỏ
đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu
nhập cho nông dân và góp phần tạo sinh kế bền vững [19].

10



Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2012 diện tích nuôi cá rô phi của cả
nước đạt 19.219 ha (đạt 97,5% chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 của quy hoạch tổng
thể), sản lượng nuôi đạt 116.750 tấn (đạt 116,8% chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 của
quy hoạch tổng thể). Như vậy, diện tích và sản lượng nuôi cá rô phi cơ bản đã đạt và
vượt chỉ tiêu đến 2015 của quy hoạch tổng thể đề ra.
- Diện tích nuôi cá rô phi vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13,9% tổng
diện tích nuôi cá rô phi của cả nước và 25,6% sản lượng;
- Vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 57,8% diện tích và 59,7% sản lượng;
- Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung chiếm 10,5% diện tích nuôi và
7,7% sản lượng nuôi;
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm 5,9% diện tích và 3% sản lượng;
- Vùng Đông nam Bộ chiếm 1,8% diện tích và 0,5% sản lượng;
- Vùng Tây nguyên chiếm 10,1% diện tích và 3,4% sản lượng.
Loại hình tổ chức sản xuất cá rô phi: Loại hình hộ/trang trại chiếm 87,5%, Doanh
nghiệp chiếm 4,6% và Hợp tác xã chiếm 7,9%. Năng suất nuôi cá rô phi bình quân 5,9
tấn/ha, trong đó năng suất nuôi thâm canh đạt 9 tấn/ha, còn năng suất nuôi trên diện
tích nuôi bán thâm canh chỉ đạt 4,4 tấn/ha.
Một số địa phương có diện tích nuôi cá rô phi khá lớn là: Hải Dương đạt 3.700
ha, Thái Bình, Đăk Lăk 2.000 ha, Hưng Yên 1.900 ha, Nghệ An 1.400 ha, Long An
760 ha, Vĩnh Long 719 ha, Quảng Bình 540 ha, các địa phương khác chỉ đạt từ vài
chục ha đến dưới 500 ha. Địa phương có năng suất nuôi cá rô phi cao nhất là Vĩnh
Long đạt 14,2 tấn/ha, Vĩnh Phúc 11,7 tấn/ha, Hải Phòng 9,6 tấn/ha, Ninh Bình 9,2
tấn/ha [25].

Hình 1.3: Diện tích và sản lượng nuôi cá rô phi năm 2012

11



1.3.1.2. Tình hình nuôi cá rô phi tại Hải Dương
Theo Báo cáo của Chi cục Thuỷ sản Hải Dương, 2012 cho thấy: Diện tích ao, hồ
mặt nước nuôi thuỷ sản giai đoạn 2008 - 2012 khoảng 10.000 ha, tăng gần 1000 ha so
với năm 2006. Do lợi nhuận cao hơn trồng lúa ở vùng đất trũng nhiều địa phương đã
chuyển đổi và đến nay (2012) đã hình thành 35 vùng nuôi thuỷ sản tập trung có quy
mô từ 30 ha trở lên. Trong đó 10 vùng được ngân sách hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí
cho xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng diện tích là 1.114 ha. Với năng suất bình quân
năm 2010 đạt 5,3 tấn/ha, tăng 1,52 tấn so với năm 2006 (3,78 tấn/ha), tốc độ tăng
trung bình 11%/năm. Sản lượng nuôi năm 2010 đạt: 51.765 tấn và năm 2012 đạt
khoảng: 51.500 tấn [2].
Bảng 1.2: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản 2008 – 2011
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011

Diện tích
Ha
9.897

9.972
10.050
Năng suất
tấn/ha
4,8
5,1
5,3
Sản lượng nuôi
tấn
47.506
50.857
53.265
GTSX ngành (theo
tỷ
899,8
1.048,70
1.216,50
giá thị trường)
đồng
(nguồn báo cáo Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, 2012)

9.936
4,03
40.042
-

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, năm 2005 mới có
vài mô hình nuôi thí điểm cá rô phi với diện tích khiêm tốn 10 ha, chiếm chưa được
16% diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha thì đến năm
2009, diện tích nuôi chuyên canh rô phi đơn tính của Hải Dương đạt mức 3.440 ha,

năng suất bình quân 6 tấn/ha, sản lượng 20.000 tấn. Cá biệt, một số hộ có kinh nghiệm
chọn giống, mạnh dạn đầu tư thức ăn chất lượng cao đã đạt năng suất 10 - 12 tấn/ha.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản theo
hướng an toàn góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được
UBND tỉnh Hải Dương triển khai từ năm 2012 với mục tiêu đưa một số giống thủy sản
có năng suất, chất lượng cao vào nuôi tại một số vùng nuôi thủy sản tập trung, với
trọng tâm là mô hình nuôi cá rô phi đơn tính. Kết quả, những mô hình thuộc dự án đáp
ứng đúng quy trình kỹ thuật đều đạt năng suất trên 10 tấn/ha mang lại lợi nhuận từ 30 32 triệu đồng/ha, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể.

12


Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện thành công nhiều đề tài áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn
nuôi thủy sản cho năng suất cao: Nuôi cá rô phi bán thâm canh, mật độ 3 - 5 con/m2,
đạt năng suất 12 - 15 tấn/ha/vụ, nuôi ghép cá rô phi với cá khác đạt năng suất 7 - 8
tấn/ha/vụ.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam
Từ những năm 90, thông qua một số công trình nghiên cứu và hợp tác quốc tế,
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã nhập nội một số dòng rô phi qua 2 lần: lần 1
vào năm 1994, lần 2 vào năm 1997. Năm 1999, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
đã tiến hành chương trình chọn giống nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng từ cá rô phi
dòng GIFT thế hệ thứ 5 chọn lọc theo gia đình cho kết quả cá rô phi thế hệ thứ 6 có tốc
độ tăng trưởng tăng 36% so với cá rô phi nhập nội ban đầu [4]. Qua 8 thế hệ chọn
giống đã nâng cao chất lượng di truyền của cá rô phi NOVIT4 được thực hiện từ năm
2003 - 2008 [1].

13



×