Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá nheo mỹ ictalurus punctatus (rafinesque,1818)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.96 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐỨC THỐNG

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
CÁ NHEO MỸ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐỨC THỐNG

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
CÁ NHEO MỸ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:



1009/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

Ngày 25/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỊCH THANH
TS. NGUYỄN HỮU NINH
Chủ tịch hội đồng:
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá nheo
Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque1818)“ là kết kết quả nghiên cứu thực sự nghiêm
túc của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình của TS. Nguyễn Địch Thanh và TS.
Nguyễn Hữu Ninh. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tôi xin
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Nha Trang, Ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Đức Thống

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng
đào tạo Đại học và Khoa sau Đại học - trường Đại học Nha Trang. Viện Nghiên cứu
Hải Sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và nghiên cứu chuyên môn.
Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, Trung tâm
Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và
kinh phí cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Địch
Thanh và TS. Nguyễn Hữu Ninh người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp của Trung tâm
giống Thuỷ sản nước ngọt Miền Bắc- Phú Tảo - Hải Dương. Đặc biệt Ths. Nguyễn
Anh Hiếu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn các bạn trong lớp cao học Nuôi trồng Thủy sản Hải
Phòng, niên khóa 2013-2015, đã cùng chia sẻ kinh nghiệm trong suốt khoá học

Tác giả

Nguyễn Đức Thống

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 3

1.1. Đặc điểm sinh học chủ yếu của cá nheo Mỹ......................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại ............................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố........................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................... 5
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng. .................................................................................... 6
1.1.5. Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ................................................. 6
1.1.6. Đặc điểm sinh sản .......................................................................................... 8
1.2. Nghiên cứu sản xuất giống cá nheo Mỹ ..............................................................10
1.2.1. Trên thế giới. ................................................................................................ 10
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 16
2.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................19

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................19
2.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................19
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
2.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................................20
2.4.1. Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ ...................................................... 20

2.4.2. Nghiên cứu kích thích sinh sản, ấp trứng và theo dõi phát triển của phôi ...... 21
iii


2.4.3. Nghiên cứu kỹ thuật ấp trứng và theo dõi sự phát triển của phôi................... 24
2.4.4. Ương nuôi từ cá bột đến giai đoạn 45 ngày tuổi............................................ 25
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................27
3.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................28

3.1. Kết quả nuôi vỗ cá nheo Mỹ ...............................................................................28
3.1.1. Điều kiện môi trường nuôi vỗ ....................................................................... 28
3.1.2. Tăng trưởng của cá bố mẹ trong thời gian nuôi vỗ ........................................ 29
3.1.3. Tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục và sức sinh sản của cá nheo Mỹ .............. 31
3.2. Kết quả sinh sản, ấp trứng và theo dõi phát triển phôi cá nheo Mỹ ......................34
3.2.1. Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo ........................................................... 34
3.2.2. Kết quả ấp trứng và theo dõi sự phát triển của phôi ..................................... 35
3.3. Kết quả thí nghiệm xác định mật độ ương từ cá bột lên cá 45 ngày tuổi ..............39
3.3.1. Biến động một số yếu tố môi trường............................................................. 39
3.3.2. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống .................................................................. 40
4.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................44

4.1. Kết luận ..............................................................................................................44
4.2. Đề xuất ...............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................45
PHỤ LỤC .................................................................................................................... a
Phụ lục 1: Một số hình ảnh liên quan ............................................................................ a

Phụ lục 2: Môi trường ao nuôi vỗ................................................................................. d
Phụ lục 3: Môi trường bể ương .................................................................................... h
Phụ lục 4: Số liệu tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trong nuôi vỗ..................... k
Phụ lục 5: Sức sinh sản ................................................................................................ w
Phụ lục 6: Kết quả cho đẻ. ........................................................................................... x
Phụ lục 7: Tỷ lệ sống của cá Hương ............................................................................. y
Phụ lục 8: Số liệu phân tích .......................................................................................... z
iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về cỡ cá, thức ăn của cá nheo Mỹ .............................. 16
Bảng 1.2: Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ năm 2013 ...................................... 17
Bảng 3.1: Nhiệt độ nước, pH, ôxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ............... 28
Bảng 3.2: Kết quả tăng trưởng về chiều dài ....................................................... 29
Bảng 3.3: Kết quả tăng trưởng về khối lượng .................................................... 30
Bảng 3.4: Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ (tháng 1- 6 năm 2014) ................... 31
Bảng 3.5: Sức sinh sản của cá Nheo Mỹ ............................................................ 32
Bảng 3.6: Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ bằng các loại thức ăn ......................... 33
Bảng 3.7: Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ cái năm 2014......... 34
Bảng 3.8: Kết quả ấp trứng nheo Mỹ ................................................................. 35
Bảng 3.9: Sự phát triển của phôi cá nheo Mỹ ở nhiệt độ 25,5 - 280C ................. 36
Bảng 3.10: Nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ...................... 39
Bảng 3.12: Chiều dài trung bình cá nheo Mỹ giai đoạn từ bột lên hương ........... 42
Bảng 3.13: Tỷ lệ sống của cá khi ương nuôi ở các mật độ khác nhau ................. 43

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ................................ 3
Hình 1.2: Bản đồ di nhập cá nheo Mỹ trên thế giới (FAO, 2006) ............................. 5
Hình 1.3: Phân biệt giới tính bằng quan sát hình thái ngoài (Morris, 1993) .............. 8
Hình 1.4: Ổ đẻ tự nhiên và nhân tạo của cá nheo Mỹ (Simon, 1999) ........................ 9
Hình 1.5: Giải phẫu cá đực lấy sẹ cho sinh sản (Masser, 1998) .............................. 13
Hình 1.6: Đặc điểm hình thái ngoài cá nheo Mỹ .................................................... 16
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ............................................................. 19
Hình 2.2: Sơ đồ thí nghiệm nuôivỗ thành thục cá nheo Mỹ .................................... 20
Hình 2.3: Phân biệt cơ quan sinh dục phụ của cá Nheo Mỹ.................................... 22
Hình 2.4: Sơ đồ kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ ...................................... 23
Hình 2.5: Kỹ thuật ấp trứng cá nheo Mỹ ................................................................ 24
Hình 2.6: Dụng cụ ấp trứng ................................................................................... 25
Hình 2.7: Sơ đồ thí nghiệm ương cá nheo Mỹ từ bột lên cá hương 45 ngày tuổi .... 26
Hình 2.8: Bể ương cá nheo Mỹ .............................................................................. 27
Hình 3.1: Diễn biến môi trường nước ao trong thời gian nuôi vỗ ........................... 29
Hình 3.2: Tăng trưởng chiều dài của cá nheo Mỹ................................................... 30
Hình 3.3: Tăng trưởng khối lượng của cá nuôi vỗ bằng nghiệm thức thức ăn ......... 31
Hình 3.4: Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ năm 2014 .......................................... 32
Hình 3.5: Môi trường ương cá nheo mỹ ................................................................. 40
Hình 3.6: Tăng trưởng khối lượng trung bình cá giai đoạn từ bột lên hương .......... 41
Hình 3.7: Tăng trưởng về chiều dài của cá nheo Mỹ ở 3 mật độ ương ................... 42
Hình 3.8: Tỷ lệ sống của cá nheo Mỹ từ cá bột lên cá 45 ngày tuổi ........................ 43

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADG


:

Average Daily Growth: Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày

DOM

:

Domperidone

HCG

:

Human Chorionic Gonadotropin

LHRHa :

Lutenizing hormone Releasing Hormone analog

LSD

:

Độ lệch chuẩn

LTB

:


Chiều dài trung bình

NT

:

Nghiệm thức

TLS

:

Tỷ lệ sống

TN

:

Thí nghiệm

TSD

:

Tuyến sinh dục



:


Mật độ

WG

:

weight gain

WTB

:

Khối lượng trung bình

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá nheo Mỹ Ictalurus
punctatus(Rafinesque1818)“ được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 tại
Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, nhằm góp phần xây dựng quy
trình sản xuất giống cá nheo Mỹ trong điều kiện nhân tạo. Nghiên cứu này được tiến
hành trong khuôn khổ đề tài khoa học do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I chủ
trì: “Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque
1818) ở miền Bắc Việt Nam”.
Cá nheo Mỹ được nuôi vỗ thành thục bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi
với 3 nghiệm thức (NT) thức ăn khác nhau: NT1: 25% protein, NT2: 30% protein và
NT3: 35% protein. Mỗi nghiệm thức được thực hiện trong 3 ao, mỗi ao có diện tích
300 m². Mật độ 1 con/m², thời gian từ tháng 1 – 4/2014. Hormone kích dục sử dụng
sinh sản nhân tạo gồm 4 nghiệm thức: NT1: 120µg LHRHa + 5mg DOM; NT2: 150µg

LHRHa + 5mg DOM; NT3: 180µg LHRHa + 5mg DOM và NT4: 1.500 UI HCG +
5mg DOM. Trứng sau thụ tinh được ấp trong bình Weis có dung tích 15 lít và ấp trong
khay nước chảy, kích thước 38 x 25 x 5cm. Cá bột được ương lên cá hương 45 ngày
tuổi trong 27 bể kính, kích thước 60 x 40 x 25cm với 3 nghiệm thức mật độ khác nhau.
NT1: 5con/l ; NT2: 10con/l và NT3: 15con/l. Thức ăn sử dụng: 15 ngày đầu ăn trùn
chỉ, sau đó sử dụng cám công nghiệp có hàm lượng protein trên 40%.
Các thông số môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ và ao ương cá bột lên
hương như: nhiệt độ nước, độ pH và ôxy hoà tan (DO) được đo 2 lần/ngày. Hệ số
thành thục và tỷ lệ thành thục trung bình được xác định theo các phương pháp chuẩn
hiện hành. Số liệu tính toán được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần
mềm Microsoft Excel, ANOVA và chương trình phần mềm SPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ cá thành thục của cá nheo Mỹ cao nhất khi
được nuôi bằng thức ăn công nghiệp 35% protein (82,67%), tiếp theo là 30% protein
(81,33%) và 25% protein (76,33%). Tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức thức ăn
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hệ số thành thục cao nhất vào tháng 5 (>14%).
Hormone kích dục cho hiệu quả cao nhất khi sử dụng hormone LHRHa với liều lượng:
150µg LHRHa + 5mg DOM/kg cá cái, tỷ lệ cá rụng trứng đạt 80,03%.
viii


Ấp trứng cá nheo Mỹ bằng bình Weis cho kết quả tốt hơn so với ấp trứng bằng
khay. Bình Weis tỷ lệ thụ tinh 91,85%, tỷ lệ nở 70,77%, tỷ lệ ra bột 69,91%. Ấp bằng
khay tỷ lệ thụ tinh 70,83%, tỷ lệ nở 50,7%, tỷ lệ ra bột 40,11%. Nhiệt độ từ 25,5°C
đến 28°C thời gian ấp trứng của cá nheo Mỹ dao động 130 đến 135 giờ.
Kết quả tăng trưởng từ bột lên hương cho thấy: khối lượng tăng trưởng cao nhất
ở NT1 (1,56±0,028g), so với NT2 (1,41±0,032g) và NT3 (1,26±0,032g) và khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05), do đó mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng khối
lượng của cá hương. Tăng trưởng chiều dài của cá có sự khác biệt rõ rệt giữa các mật
độ nghiên cứu, NT1 (5,93±1,13) cao hơn NT2 (5,56±0,20) và NT3 (5,28±0,19) và sự
sai khác giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ương cá nheo Mỹ từ bột

lên hương với NT1 (mật độ 5 con/lít) đạt tỷ lệ sống cao nhất 90%, NT2 (mật độ
10con/lít) tỷ lệ sống là 86,9%, NT3 (mật độ 15 con/lít) tỷ lệ sống thấp nhất 83,33%.
Từ kết quả nghiên cứu trên đây chúng tôi thấy cần thiết phải hoàn thiện quy
trình sản xuất giống và nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sản xuất
giống nhân tạo cá nheo Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.
Từ khóa: cá nheo Mỹ, nuôi vỗ thành thục, kích thích sinh sản, ấp trứng, cá bột,
cá hương.

ix


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá nước ngọt của Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam trong năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD, trong đó đáng chú ý nhất là cá tra với
sản lượng nuôi đã lên đến hàng triệu tấn phục vụ cho xuất khẩu (VASEP, 2012). Tuy
nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của nước ta hiện nay thì nhu
cầu về thực phẩm của người dân ngày một tăng cao đặc biệt ở những thành phố lớn. Vì
vậy, cần tập trung thử nghiệm nuôi những đối tượng mới, những đối tượng này không
những có giá trị kinh tế mà còn đạt yêu cầu về sản lượng nhằm giải quyết tình trạng
khan hiếm sản phẩm nội địa.
Để đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh việc đầu tư về công nghệ phát triển những
đối tượng cá bản địa thì cũng cần nhập nội những đối tượng cá mới để phát triển nuôi
trồng thủy sản. Vì vậy một số loài cá được di nhập, thuần hóa để thúc đẩy tăng
trưởng về sản phẩm trong nước. Những đối tượng nhập nội thường là những đối
tượng có giá kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm thủy sản trên thị trường như:
cá tầm, cá hồi…và gần đây đối tượng được người nuôi rất quan tâm đó là cá nheo
Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818). Đây là loài có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ
lệ protein cao, mỡ và cholesterol thấp, thành phần khoáng và vitamin phong phú
(Nettleton và ctv, 1990).

Một trong những mấu chốt quan trong quyết định đến sự phát triển nuôi bền
vững của một loài là làm chủ được công nghệ sản xuất giống, vì vậy các nhà khoa học
đã tập trung vào nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo và từng bước nâng cao được
hiệu quả sản xuất giống loài cá này. Hiện nay các kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương
nuôi cá nheo Mỹ được thực hiện tương tự như những kỹ thuật được phát triển sau
những năm 1940. Sử dụng hormone kích thích rụng trứng được thực hiện qua nghiên
cứu của Giudice (1966), Dunham và ctv. (1998) và được hầu hết các nước đã di phập
áp dụng để nghiên cứu vào điều kiện thực tế tại địa phương.
Ở miền Bắc Việt Nam, cá nheo Mỹ đang ban đầu được nuôi ở một số tỉnh và
ngày càng được mở rộng quy mô và diện tích nuôi. Nguồn giống chủ yếu được nhập từ
Trung Quốc và không chủ động.
1


Để chủ động nguồn giống cung cấp cho người dân mở rộng diện tích nuôi làm
đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản ở Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu thử nghiệm.
Được sự đồng ý của Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, Trường Đại học Nha
Trang và để chủ động về công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất tôi thực hiện đề tài:
“Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá nheo MỹIctalurus punctatus
(Rafinesque, 1818)“
Luận văn được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài khoa học: “Nghiên cứu
khả năng phát triển nuôi cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở
miền Bắc Việt Nam, đang thực hiện tại Trung tâm giống Thuỷ sản nước ngọt miền
Bắc - Phú Tảo - Hải Dương - Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I.
Mục tiêu của đề tài:
Góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống cá nheo Mỹ trong điều kiện nhân tạo.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đào tạo kỹ năng nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu là cơ sở để nghiên
cứu các đối tượng khác có liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn:

Viêc chủ động sản xuất giống góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có
giá trị kinh tế trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Nội dung chính của đề tài:
1.

Nuôi vỗ thành thục cá nheo Mỹ bố mẹ.

2. Kích thích sinh sản, ấp trứng và theo dõi quá trình phát triển của phôi.
3. Ương nuôi từ cá bột lên cá hương 45 ngày tuổi.

2


1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm sinh học chủ yếu của cá nheo Mỹ
1.1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại
Đặc điểm hình thái:
Cá nheo Mỹ (I. punctatus) có thân thon dài, không vẩy, tia vây trên các vây là
tia vây mềm ngoại trừ tia vây trên vây lưng và ngực. Vây mỡ nằm giữa vây lưng và
vây đuôi không có chứa tia vây. Mắt cá nhỏ, miệng nằm phía trước có 4 đôi râu quanh
miệng. Đuôi cá hình lưỡi mác, vây hậu môn hình vành khuyên (Ross, 2001).
Vây hậu môn có 24-27 tia vây, vây lưng có 6-7 tia vây, vây ngực có 7-9 tia vây,
vây bụng có 8-9 tia vây, có 13-18 lược mang (Ross, 2001).
Màu sắc: cá nhỏ thường có màu ánh bạc và màu trắng hồng. Viền ngoài của vây
lưng, vây mỡ, vây hậu môn và vây đuôi thường có màu đen. Cá giống khi đạt kích cỡ
6-7 cm bắt đầu xuất hiện chấm đen trên thân, các đốm này từ từ biết mất khi cá có tuổi
đời lớn hơn 3 tuổi (Wellborn, 1988). Cá hương râu không màu, khi cá trưởng thành

râu chuyển màu sáng bạc (Ross, 2001). Cá lớn có màu xanh đen dọc theo lưng, cá cái
có màu sáng hơn cá đực. Đầu cá đực trưởng thành có màu xanh đen.

Hình 1.1: Cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)

3


Vị trí phân loại
Cá nheo Mỹ thuộc bộ cá Nheo Siluriformes, bộ này có trên hai nghìn loài và
phần lớn sống trong các thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới (Chapman, 2000). Ở Mỹ,
cá nheo Mỹ thuộc họ Ictaluridae là loài cá bản địa của vùng Gulf và thung lũng
Mississippi, họ này có khoảng 43 loài. Một số loài quan trọng trong họ này đang được
nuôi thương phẩm rộng rãi là cá nheo Mỹ xanh (I. furcatus), cá nheo Mỹ trắng (I.
catus), cá nheo Mỹ đầu vàng (I. natalis), cá nheo Mỹ đầu nâu (I. nebulosus), cá nheo
Mỹ đầu đen (I. melas), cá nheo Mỹ đầu bẹt (Pylodictis olivaris) (Chapman, 2000).
Loài I. punctatus (Rafinesque, 1818) được nuôi phổ biến nhất ở Mỹ và thường được
gọi là cá nheo Mỹ.
Cá nheo Mỹ thuộc:
Nghành: Chordata
Lớp: Actinopterygii (Lớp cá xương: Osteichthyes)
Bộ cá Nheo: Siluriformes
Họ: Ictaluridae
Giống: Ictalurus
Loài: Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818)
Tên tiếng Anh: Channel Catfish
Tên tiếng Việt: cá nheo Mỹ, cá trê Mỹ
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá nheo Mỹ là loài cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada và phía
Đông Bắc Mỹ cũng như phía bắc của Mexico.

Tình hình di nhập: cá nheo Mỹ có thể tìm thấy ở khắp lục địa châu Mỹ phía đông
bờ biển Đại Tây Dương cũng như phần vùng núi phía tây (Wellborn, 1988). Ngày nay
cá Nheo Mỹ đã có mặt ở trên 35 quốc gia trên thế giới (FAO, 2006). Cá nheo Mỹ được
giới thiệu đầu tiên tại Puerto Rico năm 1938, tiếp đó cá được đưa tới cộng hòa
Dominican năm 1954, Bỉ và Anh năm 1968, Nigeria năm 1970, Hàn Quốc năm 1972,
Philippines năm 1974, Trung Quốc năm 1984, Thái Lan năm 1989… (Eli, 2005).
4


Hình 1.2: Bản đồ di nhập cá nheo Mỹ trên thế giới (FAO, 2006)
Cá nheo Mỹ là loài có khả năng thích nghi khá tốt. Theo Galasun (1984) cá
nheo Mỹ nhập vào Ukraine năm 1972 thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện ao
nuôi tại nước này. Sau 3 năm di nhập sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng đã được
tiến hành thành công. Ở Brazil cá nheo Mỹ giống nhập về được nuôi trong bể xi măng,
ao đất với mật độ khác nhau cũng thích nghi biểu hiện qua sự sinh trưởng khác nhau
(Esquivel và ctv., 1998). Tại Trung Quốc, sau khi di nhập cá nheo Mỹ được nuôi trong
ao cho ăn thức ăn chính là đậu tương kết quả cho thấy cá thể hiện sinh trưởng tốt. Hiện
nay Trung Quốc là một trong những quốc gia có sản lượng cá nheo Mỹ lớn trên thế
giới (Cremer và ctv., 2001). Theo Eli (2007) hầu hết các nước nhập cá nheo Mỹ về
nuôi thì cá đều thích nghi tốt và phát triển thành một nghề sản xuất.
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá nheo Mỹ là loài ăn tạp, cá ăn cả thức ăn động vật và thực vật (Wellborn, 1988),
tuy nhiên trong thành phần thức ăn của cá nheo Mỹ cũng bao gồm cả các chất lắng đọng.
Động vật không xương sống trong thành phần thức ăn của cá nheo Mỹ gồm ấu trùng
simuliids, caddisflies và giáp xác (Robinette và Knight, 1981; Weisburg và Janicki, 1990).
Trong các sông lớn ở Mỹ, thành phần thức ăn chủ yếu của cá là ấu trùng côn trùng, giáp
xác, cá và các động vật thân mềm (Weisburg và Janicki, 1990). Trong các hồ chứa cá ăn
động vật phù du (daphnia, moina), các chất lắng đọng và cá. Ấu trùng cá nheo Mỹ ăn động
vật phù du, cá bột các loài cá khác, hoạt động bắt mồi chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều
(Armstrong và Brown, 1983). Ấu trùng các loại động vật thủy sinh là nguồn thức ăn chủ

yếu của cá nheo Mỹ có kích cỡ nhỏ hơn 102 mm (Bailey và Harrison, 1945). Cá nheo Mỹ
cỡ lớn hơn 102 mm bên cạnh ăn các loài động vật thủy sinh chúng ăn ấu trùng côn trùng và
5


động vật trên cạn. Cá cỡ 279 – 381 mm ăn cùng loại thức ăn trên nhưng thành phần thức ăn
có thêm cả cá và giáp xác cỡ lớn.
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng.
Trong tự nhiên, sinh trưởng của cá nheo Mỹ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng
trong mỗi thủy vực. Theo Carlander (1969), số liệu theo dõi sinh trưởng về chiều dài
của cá Nheo Mỹ 8 năm liên tục trong khu vực sông Tennessee lần lượt là: 86 – 163
mm, 170 – 239 mm, 206 – 290 mm, 241 – 333 mm, 269 – 366 mm, 295 – 404 mm,
325 – 427 mm, và 462 – 495 mm. Trong vùng hồ Mississippi, sinh trưởng về chiều dài
trung bình năm đầu của cá nheo Mỹ là 72 – 102 mm, các năm tiếp theo trong 7 năm
lần lượt là 132 – 189 mm, 203 – 272 mm, 266 – 341 mm, 304 – 370 mm, 353 mm và
425 mm. Appelget và Smith (1950) thống kê chiều dài xương sống của cá từ năm thứ
nhất tới năm thứ 12 lần lượt là 75 mm, 161 mm, 231 mm, 299 mm, 361 mm, 423 mm,
488 mm, 536 mm, 620 mm, 676 mm, 658 mm và 709 mm. Cá nheo Mỹ có thể sống
đến 40 năm tuổi, khối lượng 26,3 kg và chiều dài 1300 mm (Glodek, 1980).
Trong sinh sản nhân tạo và nuôi cá nheo Mỹ, vòng đời của cá có thể chia làm
các giai đoạn khác nhau: Cá bột, cá hương, cá gống, cá thịt và cá bố mẹ (Hunter và
Dupree, 1984). Cá bột mới nở có chiều dài là 5,5-6,0 mm. Cá hương nuôi từ cá bột sau
40 ngày tuổi có thể đạt 50 mm. Sau 120 ngày tuổi cá có thể đạt chiều dài 230 mm. Để
hoàn thành một chu kỳ nuôi cá nheo Mỹ từ cá bột đến giai đoạn cá thương phẩm cần
18 tháng (Zimba và ctv., 2003).
1.1.5. Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường
Theo Glodek (1980); Starnes và Etnier (1993), cá nheo Mỹ phân bố rộng trên
các hồ tự nhiên, hồ chứa, các dòng suối nước sạch nơi có hàm lượng ôxy cao, có thể
tìm thấy trên các suối có tốc độ dòng chảy chậm và nước phù sa, thường thấy cá ở cuối
nguồn của các đập nước, cũng có thể tìm thấy cá trong các vùng nước lợ. Trong tự

nhiên cá nheo Mỹ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày chúng thường sống trong
khu vực nước sâu và các nơi tối có vật trú ẩn. Cá nhỏ thường tập trung ở nơi có lưu tốc
dòng nước nhỏ và các khu vực có độ đục cao (Brown và ctv., 1970).
Cá nheo Mỹ được biết đến bởi khả năng sống và chịu đựng trong môi trường
bất lợi. Cá có thể sống trong biên độ dao động nhiệt độ lớn, cá giống và cá trưởng
6


thành có thể sống trong môi trường nhiệt độ từ 0-400C, trong biên độ nhiệt độ từ 8350C cá vẫn bắt mồi và sinh trưởng tốt (Cacho và ctv., 1991). Theo Buentello và ctv.
(2000), nhiệt độ tối ưu sự phát triển của cá nheo Mỹ là 26-30oC. Nghiên cứu về ảnh
hưởng của nhiệt độ và sức khỏe cá, Bly và Clem (1991) cho rằng sự thay đổi nhanh
của nhiệt độ có thể gây mất cân bằng hệ thống miễn dịch. Cụ thể khi nhiệt độ giảm từ
23oC xuống 11oC trong vòng 24 giờ làm ức chế tế bào B và T trong 3-5 tuần. Wellborn
(1988) cho rằng sinh trưởng và khả năng ăn của cá giảm khi nhiệt độ giảm thấp hơn
nhiệt độ tối ưu (26-30oC).
Ôxy hòa tan là yếu tố quan trọng trong nuôi cá nheo Mỹ. Ôxy hòa tan trong môi
trường nuôi cá nheo Mỹ phụ thuộc vào tương tác giữa các yếu tố như chế độ dinh
dưỡng cho ăn, mật độ tảo, cỡ cá, mật độ cá cũng như nhiệt độ nước (Meyer, 1970).
Theo nghiên cứu của Hargreaves và Kucuk (2001), nhiệt độ nước ảnh hưởng tới sự
hòa tan của ôxy, nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng trao đổi chất của cá dẫn tới hàm
lượng ôxy trong nước giảm. Ấp trứng và ương nuôi cá hương, cá giống hàm lượng ôxy
cần thiết từ 4-5 mg/l, khi hàm lượng ôxy hòa tan giảm xuống 1,5-1,0 mg/l cá bỏ ăn
(Hargreaves và Tucker, 2004). Nghiên cứu cho biết khi ôxy giảm xuống còn 2,5 mg/l,
lượng tiêu thụ thức ăn của cá hương và cá giống giảm 6%; khi ôxy giảm xuống còn 1,5
mg/l, lượng thức ăn giảm 45%. Steeby và Hargreaves (1999) theo dõi cá trong ao nuôi
cá thương phẩm hàm lượng ôxy xuống tới 2,2 mg/l nhưng không ảnh hưởng đến hoạt
động ăn của cá, tuy nhiên khi lượng ôxy hòa tan giảm còn 1 mg/l thì gây ảnh hưởng tới
khả năng tiêu thụ thức ăn và làm giảm sinh trưởng của cá.
Có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của cá nheo Mỹ vì sự
thay đổi của pH liên quan trực tiếp tới hàm lượng ammonia và CO2 trong môi trường

ao nuôi, tuy nhiên pH thích hợp cho nuôi cá nheo Mỹ dao động từ 6,5 đến 9,0. Thí
nghiệm của Bergerhouse (1990) chứng minh cá nheo Mỹ 19 ngày tuổi trong môi
trường nước có pH 10,2-10,5 là nguyên nhân gây hiện tượng cá chết.
Khả năng chịu ammonia (NH3) của cá nheo Mỹ liên quan mật thiết tới hàm
lượng ôxy hòa tan trong môi trường nuôi. Thí nghiệm được tiến hành trên cá nheo Mỹ
thương phẩm 500-600g nuôi trong môi trường có nồng độ NH3 là 0,4 mg/l và lượng
ôxy hòa tan 6 mg/l kết luận lượng ammonia không làm ảnh hưởng tới lượng thức ăn
tiêu thụ của cá. Tuy nhiên lượng thức ăn tiêu thụ của cá giảm 68% khi môi trường nuôi
7


có NH3 là 0,4 mg/l và hàm lượng ôxy hòa tan giảm xuống 2,3 mg/l. Theo Tucker và
Robinson (1990), lượng ammonia hòa tan trong môi trường nuôi cá nheo Mỹ không
nên vượt quá 0,2 mg/l.
Cá nheo Mỹ là loài thích nghi với biên độ dao động độ mặn lớn, khả năng chịu
mặn của cá nheo Mỹ thay đổi theo các giai đoạn phát triển của vòng đời (Allen và Vault,
1970). Trứng cá nheo Mỹ có thể chịu được độ mặn 16 ‰, cá bột mới nở có thể chịu
được độ mặn 8‰. Cá khi tiêu hết noãn hoàng khả năng chịu đựng độ mặn tăng lên 910‰ và 12‰. Cũng theo nghiên cứu này, sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của cá giống
42-148 ngày tuổi nuôi trong độ mặn 5‰ và cá nuôi trong nước ngọt là như nhau.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Phân biệt giới tính
Phương pháp phổ biến để phân biệt giới tính cá là lấy mẫu tuyến sinh dục của
cá đã biệt hoá giới tính và quan sát. Cá nheo Mỹ có thể xác định giới tính ở khoảng 4
tháng tuổi (Reynaldo, 1996), tuy nhiên giới tính của cá nheo Mỹ có thể phân biệt bằng
quan sát hình thái ngoài của cá ở một số giai đoạn nhất định.

Hình 1.3: Phân biệt giới tính bằng quan sát hình thái ngoài (Morris, 1993)
Vào mùa vụ sinh sản, cá đực có lỗ sinh dục nhú dài cách xa lỗ hậu môn, độ dài
phụ thuộc vào tuổi của cá. Cá cái lỗ sinh dục thường là khe nhỏ phẳng hình ô van liền
kề sau lỗ hậu môn và thường có màu đỏ. Có thể phân biệt bằng cách quan sát phần cơ

trên lưng cá. Phần cơ trên đầu và lưng của cá đực thường có 3 vùng phình rộng từ đầu
xuống bụng, trong khi đó cá cái có 2 phần phân biệt giữa phần đầu và bụng. Về màu
sắc của cá đực chuyển từ màu xanh xám sang màu đen. Cá cái có màu xám và màu
nâu vàng.
8


Tuổi và cỡ cá thành thục
Theo Carlander (1969), điều kiện sinh sản nhân tạo và nuôi trong ao cá nheo
Mỹ thành thục sinh dục ở tuổi thứ 2 khi đạt chiều dài khoảng 350- 359 mm với cá cái
và 330-339 mm với cá đực. Thông thường cá thành thục khi đạt chiều dài 305 mm
(Appelget và Smith, 1950). Santiago (1979) cho rằng tỷ lệ sinh sản thành công với cá
2 năm tuổi thường thấp và với cá 3 năm tuổi khoảng 12,7%. Theo Steeby và Wagner
(2005), khi tiến hành sinh sản cá nheo Mỹ nên chọn cá bố mẹ có tuổi từ 3 tuổi trở lên,
tuổi tốt nhất cho cá bố mẹ là 5 tuổi. Kenneth (2009) cho rằng thành thục của cá nheo
Mỹ có thể thay đổi theo chu kỳ mùa và sự thay đổi về chu kỳ ánh sáng, cá nheo Mỹ 22
tháng tuổi có thể kích thích thành thục sinh dục.
Sức sinh sản
Cá nheo Mỹ có sức sinh sản tương đối lớn 10.000 – 20.000 trứng/cá cái tùy
theo khối lượng cá. Thông thường cá đẻ từ 6.000-8.000 trứng/kg khối lượng cơ thể
(Hunter và Dupree, 1984). Cá cái có khối lượng khoảng 0,45-1,81 kg thường có
khoảng 8.800 trứng/kg khối lượng (Clemens và Sneed, 1957).
Tập tính sinh sản và quá trình phát triển của phôi
Trên các sông suối khi cá đẻ, cá đực tìm vị trí thích hợp, thường là nơi có các
vật trú ẩn, dưới các gốc cây, hay các hốc đá. Trong các ao nuôi hay hồ chứa cá đẻ có
thể làm tổ trên bùn đáy (Clemens và Sneed, 1957). Giai đoạn cá đẻ thường kéo dài từ
4-6 giờ, mỗi giờ cá đẻ khoảng 9 lần, mỗi lần đẻ khoảng 150 trứng. Trứng cá nheo Mỹ
mới đẻ có màu vàng, đường kính từ 3,0- 4,0 mm, trung bình 3,2 mm (Menzel, 1945).
Cá cái sau khi đẻ bơi đi, cá đực ở lại chăm sóc ổ trứng (Hunter và Dupree, 1984).
Trong sinh sản nhân tạo các vật trú ẩn, thùng chứa được thiết kế làm tổ đẻ cho cá

(Simon, 1999).

Ổ đẻ tự nhiên

Ổ đẻ nhân tạo

Thu trứng cá

Khay ấp trứng cá

Hình 1.4: Ổ đẻ tự nhiên và nhân tạo của cá nheo Mỹ (Simon, 1999)
9


Cá nheo Mỹ đẻ trứng dính, màu sắc của trứng thay đổi theo giai đoạn phát triển
của phôi từ màu vàng sang đỏ nhạt (Pawiroredjo và ctv., 2005), thời gian ấp trứng của
trứng thụ tinh phụ thuộc vào nhiệt độ, với nhiệt độ từ 21-29oC trứng thường nở sau 5
và 8 ngày ấp. Trứng thụ tinh nở sau 6 ngày ở nhiệt độ 25oC và 10 ngày ở nhiệt độ
15,6oC (Brown, 1942; Clemens và Sneed, 1957). Nghiên cứu ấp trứng ở nhiệt độ cao
trên 36oC, Allen và Strawn (1968) cho rằng cá bị biến đổi hình thái của xương sống.
Ấu trùng cá mới nở thường dài khoảng 6,4 mm và thường tập trung quanh ổ đẻ. Sau
khoảng 7 ngày cá bắt đầu tiêu hết noãn hoàn và bơi kiếm thức ăn.
1.2. Nghiên cứu sản xuất giống cá nheo Mỹ
1.2.1. Trên thế giới
Nghiên cứu sinh sản cá nheo Mỹ được tiến hành đầu tiên ở Mỹ vào năm 1890
(Shira, 1917). Năm 1916, phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng ổ đẻ, thu trứng ấp
trong điều kiện nhân tạo thành công. Tiếp theo sự thành công các nhà khoa học tiếp
tục nghiên cứu ương nuôi cá hương, cá giống trong trại sản xuất giống (Clapp, 1929).
Hiện nay các kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá nheo Mỹ được thực hiện
tương tự như những kỹ thuật được phát triển sau những năm 1940. Sử dụng hormone

kích thích rụng trứng được thực hiện qua nghiên cứu của Giudice (1966), Dunham và
ctv. (1998). Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá nheo Mỹ trong dung dịch bảo quản
giúp giữ tinh trùng lâu hơn và chủ động thời gian sinh sản được thực hiện bởi
Christensen và Tiersch (1996). Ngoài những phương pháp ấp trứng truyền thống thì
phương pháp khử dính và ấp trứng trong bình McDonald cũng được nghiên cứu thành
công (Dorman, 1993). Bên cạnh những nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, một số
nghiên cứu lai tạo giữa các loài cá nheo Mỹ khác nhau để tạo con lai có ưu thế lai như
khả năng sinh trưởng nhanh và kháng bệnh cũng được tiến hành. Giudice (1966)
nghiên cứu lai tạo giữa cá cái của cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus và cá đực cá nheo
Mỹ xanh Ictalurus furcatus, kết quả thu được con lai có sức sinh trưởng tăng 20% so
với cá bố mẹ. Hệ số chuyển đổi thức ăn của con lai giảm từ 10-20% so với cá bố mẹ.
Bên cạnh khả năng về sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn, khả năng kháng
bệnh của con lai cũng tốt hơn Ella (1984).

10


Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
Theo Davis (1986), cá nheo Mỹ bố mẹ có thể được thu từ tự nhiên hay mua từ
các trại sản xuất, số lượng cần đủ lớn để đảm bảo đa dạng di truyền tránh rủi ro mất cá,
cá bố mẹ bị bệnh, làm giảm số lượng quần đàn. Cá bố mẹ trước khi cho vào nuôi vỗ
cần tắm formaline với liều 150 ppm trong 30 phút để loại bỏ mầm bệnh. Cá bố mẹ có
tuổi đời từ 3 tuổi trở lên, cùng cỡ, tỷ lệ cá đực cái là 1:1 hay 2:3. Lượng cá cái ước tính
theo Steeby và Avery (2005) là 600-900 kg để sản xuất được 1 triệu cá hương. Lượng
cá thả trong ao không quá 1.340 kg/ha (0,134 kg/m2).
Cá bố mẹ đực và cái đưa vào nuôi vỗ trong cùng một ao, mùa vụ thả nên vào
cuối thu. Độ cứng của nước nên lớn hơn 50 mg/l. Sau khi lấy nước có thể bón phân
urea với lượng 44,8 kg/ha, hàng ngày có thể bón thêm 2,2-3,3 kg/ha tới khi tảo phát
triển. Ôxy hòa tan duy trì cao hơn 4 mg/l, NH3+< 2,5 mg/l (Stickney, 1994). Cho ăn
3% khối lượng cơ thể mỗi ngày khi nhiệt độ cao hơn 21oC, 2 % khối lượng cơ thể mỗi

ngày khi nhiệt độ lớn hơn 15oC. Khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 15oC có thể cho
ăn 1% khối lượng cơ thể (Anita, 2004). Cá phát dục tốt cần đạt được 50% khối lượng
từ mùa sinh sản trước tới mùa sinh sản sau (Jensen và ctv., 1983).
Kích thích sinh sản và ấp trứng cá nheo Mỹ
+ Kích thích sinh sản
Hormone sử dụng kích thích sinh sản cá nheo Mỹ: Có thể dùng não thùy cá
chép CCP (Common carp pituitary extract), LHRHa (Lutenizing hormone releasing
hormone analog), hoặc HCG (Human chorionic gonadotropin).
Cách tiêm kích thích rụng trứng cho cá nheo Mỹ phụ thuộc vào các phương
pháp cho sinh sản khác nhau. Tuy nhiên với CCP và LHRHa quá trình kích thích
thường chia làm 2 liều, liều 1 thường tiêm cho cá cái vào cuối giờ chiều hay đầu giờ
buổi sáng, liều 2 tiêm sau liều 1 khoảng 10-18 giờ. Sau khi tiêm liều 2 khoảng 20-30
giờ cá sẽ rụng trứng.
Nghiên cứu của Bart và ctv. (1998), Dunham và ctv. (1998) sử dụng CCP tiêm
kích thích rụng trứng cá nheo Mỹ liều 1 sử dụng 2 mg CCP/kg cá cái, sau thời gian
tiêm liều 1 từ 12-18 giờ thì cá cái tiếp tục được tiêm liều 2 với lượng 8 mg CCP/kg,
kết quả sau 20-30 giờ cá cái rụng trứng.
11


Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ của Kristanto (2004) sử dụng
LHRHa tiêm liều 1 với lượng 20 μg/kg cá cái, sau 12 giờ tiếp tục tiêm liều 2 với lượng
100 μg/kg cá cái. Kết quả 100% cá cái rụng trứng. Cũng theo tác giả, sử dụng LHRHa
kích thích rụng trứng cho kết quả cao hơn 35-40% so với sử dụng CCP.
Bên cạnh CCP và LHRHa, HCG đã được Giudice (1966) nghiên cứu khi kích
thích cho cá nheo Mỹ sinh sản trong lồng với lượng tiêm 1,543 IU HCG/kg và chỉ tiêm
1 lần. Những nghiên cứu tiếp theo của Goudie và ctv. (1992), Kristanto (2004) đề xuất
liều tối ưu của HCG nên dùng 1.100 IU/kg.
+ Các phương pháp cho sinh sản
Cách chọn cá bố mẹ: Cần kiểm tra cá cái trước 15 ngày hay 1 tháng so với thời

gian cá sinh sản sớm nhất để xác định chính xác mùa vụ cá đẻ. Cá mẹ cần kiểm tra
mức độ thành thục bằng cách nắm đuôi cá dốc ngược đầu xuống đất chọn cá cái có
bụng to, mềm, lỗ hậu môn đỏ (Michael và Dunham, 1998).
Có thể dùng que thăm trứng lấy khoảng 20 hạt trứng thông qua lỗ niệu sinh dục,
quan sát màu sắc, kích cỡ và mức độ thành thục của trứng. Cá thành thục tốt trứng cá
thường có màu trắng sáng hoặc màu vàng, hạt trứng căng tròn đều, đường kính dao
động trong khoảng 3,2 mm.
Có thể kiểm tra độ chín của trứng thông qua quan sát độ lệch của nhân bằng
cách lấy trứng cho vào dung dịch có chứa 85 ml cồn 95%, 10 ml formaline, và 5 ml
acetic axid quan sát nhân của trứng sau 2-3 phút. Nếu nhân của trứng nằm ở trung tâm
của trứng hay không thể nhìn thấy nghĩa là trứng chưa chín hoặc thoái hóa, nếu nhân
của trứng nằm lệch về cực động vật nghĩa là trứng chín và có thể cho sinh sản
(Nwadukwe và ctv., 1991).
Cho cá bố mẹ tự đẻ trong ao (Busch, 1985; Tucker và Robinson, 1990): Ao cho
sinh sản có diện tích 0,04-0,4 ha, cần phơi đáy, vét bùn, lấy nước đảm bảo chất lượng
nước trong ao, cá bố mẹ không cần tiêm Hormone kích dục thả đực cái với mật độ 1:1
hay 1:4. Chuẩn bị ổ đẻ: Ổ đẻ của cá được chuẩn bị bằng sử dụng các thùng kim loại,
hộp nhựa hay có thể đóng các hộp gỗ.
Ổ đẻ có thể tích khoảng 40-60 lít, miệng của ổ đẻ đủ rộng để cá mẹ có thể chui
vào trong, ổ đặt ở đáy ao, 50-75 ổ cho 500 cá cái. Kiểm tra định kỳ ổ đẻ 2-3 ngày/lần
12


để thu trứng đã đẻ mang về bể ấp. Thông thường tỷ lệ đẻ trong ao chỉ đạt khoảng 2030%, cao có thể đạt tới 40-60%. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ của cá như ôxy
(Ôxy hòa tan phải đảm bảo cao hơn 5 mg/l), nhiệt độ và các yếu tố kỹ thuật như chế độ
cho ăn, chăm sóc, chuẩn bị ổ đẻ, cũng như lựa chọn cá bố mẹ.
+ Cho cá bố mẹ đẻ trong lồng
Lồng có kích cỡ đủ rộng để nhốt cá bố mẹ, có mắt lưới phù hợp, thông thường
chọn lồng có kích thước 1,2×1,8 m hay 1,2×3,2 m, mắt lưới cỡ 1,2-5,0 cm. Chọn cá
mẹ thành thục tốt, bụng to mềm, lỗ sinh dục mở và đỏ, cá cái sau khi chọn có thể tiêm

với liều lượng 1.100-1.800 IU (HCG)/kg, LHRHa 100 mg/kg hay 2 mg não thùy cá
Chép, cá đẻ sau 72 giờ sau khi tiêm thả trong lồng. Một số trường hợp cá có thể đẻ sau
1 tuần (Giudice, 1966).
+ Sinh sản nhân tạo
Chọn cá cái bụng mềm, lỗ sinh dục đỏ hồng và mở, nhân trứng lệch cực, cân
xác định khối lượng đưa vào bể sinh sản, cá được tiêm 2 liều nếu sử dụng CCP hay
LHRHa. Cá đẻ 36 giờ sau khi tiêm liều 1 ở nhiêt độ 30oC. Kiểm tra cá cái bằng cách
ấn nhẹ vào bụng cá thấy trứng cá chảy thì tiến hành cho sinh sản. Trước khi vuốt
trứng, cá đực được mổ lấy sẹ, tiếp theo thấm khô và loại bỏ máu dính vào sẹ, cân sẹ để
xác định khả năng thụ tinh của cá (Michael và Dunham, 1998).

Hình 1.5: Giải phẫu cá đực lấy sẹ cho sinh sản (Masser, 1998)
Thông thường 0,5 g sẹ đủ để thụ tinh cho 100 ml trứng. Sau khi đã lấy được sẹ
tiến hành cho bảo quản trong 4 oC. Hoặc trong dung dịch bảo quản HBSS (Hanks
Buffered Salt Solution).

13


Ấp trứng cá
Trước khi tiến hành ấp trứng, làm vệ sinh bể ấp và các dụng cụ liên quan cũng
như xử lý trứng. Nước ấp trứng có thể sử dụng là nước ngầm hoặc nước ao. Cần lưu ý
nước ngầm đảm bảo không có chứa khí độc. Nước ao cần tiến hành khử trùng và lọc
trước khi dùng để ấp trứng, mục đích cung cấp các điều kiện tốt nhất cho cá nở.
Để nâng cao hiệu quả của việc ấp trứng cần nắm được thời gian và sự phát triển
của phôi. Theo Dorman (1993), nhiệt độ tối ưu cho ấp trứng dao động từ 25-27°C,
nhiệt độ dao động từ 21-29oC thời gian ấp trứng từ 5-10 ngày, không nên ấp trứng mật
độ quá cao, ấp khoảng 0,4-0,5 kg trứng/1 khay có diện tích (20 cm × 41 cm × 10 cm),
không nên ấp trứng trong môi trường nhiệt độ thấp hơn 21oC hay ở nhiệt độ cao hơn
29oC (Hunter và Dupree, 1984; Small và Bates, 2001).

Nếu trứng thu từ ao mang vào bể ấp cần tiến hành làm thích nghi nhiệt độ. Thời
gian vận chuyển của trứng từ ao tới bể ấp không nên quá 15-30 phút vì thời gian lâu
làm ảnh hưởng tới chất lượng nước cũng như hàm lượng ôxy trong dụng cụ chuyển
trứng, trứng cá vận chuyển trong thùng sau 30 phút làm giảm tỷ lệ nở 25%.
Nước trong dụng cụ vận chuyển cần đảm bảo lượng ôxy > 5 mg/l, pH 6,5-8,0.
Độ cứng của nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nở vì canxi trong
nước đóng vai trò cho sự phát triển của ấu trùng. Trứng ấp 24 giờ từ khi đẻ trong nước
có hàm lượng canxi nhỏ hơn 10 ppm làm giảm tỷ lệ nở 70%. Các giai đoạn sau tỷ lệ
50n10zở có thể giảm tới 25%. Do đó cần duy trì độ cứng của nước ít nhất 20 ppm
( />Trong quá trình ấp trứng cần tiến hành tắm phòng bệnh cho trứng. Kristanto
(2004) sử dụng formaline nồng độ 100 ppm tắm phòng bệnh cho trứng 3 lần/ngày, mỗi
lần 15 phút cho tỷ lệ nở cao. Cũng theo tác giả, xử lý trứng nên từ 8-12 giờ sau khi thụ
tinh, không nên xử lý trứng sau khi thụ tinh 46 giờ vì phôi của cá giai đoạn này rất
nhạy cảm với hóa chất.
Ngoài formaline có thể sử dụng hydrogen peroxide với liều 250 ppm trong 15
phút có tác dụng diệt vi khuẩn. Sử dụng povidone iodine 100 ppm trong 10 phút cũng
cho tác dụng tương tự.

14


×