Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tập lớn môn thiết kế và lập trình web hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 23 trang )

Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý CNTT giúp cho hoạt động nghiên
cứu trở nên hiệu quả hơn. Bài viết này chỉ ra sự cần thiết của việc công nghệ thông tin và
những giá trị mà nó có thể mang lại. Từ đó tôi đề xuất mô hình triển khai hệ thống dịch
vụ nhận lệnh và lập lịch gửi email phục vụ cho các hệ thống gửi email lớn nhằm thúc đẩy
mối quan sự phát triển của công nghệ thông tin. Đây là sản phẩm do tôi tự xây dựng và
phát triển.
Lĩnh vực công nghệ thông tin đang có những bước phát triển nhanh, đòi hỏi cần phải
cải thiện nhanh chóng các kỹ thuật quản lý công nghệ thông tin. để thích ứng với những
thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh,đầu tư của doanh nghiệp. Xem xét những
phát triển trong thời gian gần đây, bài viết này cố gắng trình bày một cách chi tiết nghiệp
vụ của lĩnh vực công nghệ thông tin đồng thời cung cấp một số vấn đề quan trọng về mặt
nghiệp vụ. Các vấn đề phát hiện về mặt nghiệp vụ được chúng tôi khảo sát dựa trên
phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Từ đó tôi đưa ra phần thiết kế kiến trúc và chi tiết
cho hoạt động của hệ thống.

II.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sẽ hướng tới khả năng của HTML5, CSS3, SQLSERVER, C#, ASP.NET và
ứng dụng gửi email trong ASP.NET.
1.Khảo sát mức độ sử dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam
Theo khảo sát của tập đoàn Symantec (2014) chỉ số mức độ tự tin về công nghệ thông
tin trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ với gần 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn
cầu nhằm xác định thái độ của họ đối với công nghệ thông tin. Nhứng phản hồi từ các
doanh nghiệp tham gia khảo sát được sử dụng để xây dựng “chỉ số mức độ tự tin về công
nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ “(SMB IT Confidence Index) – một
thước đo giúp đánh giá mức độ tự tin của doanh nghiệp khi ứng dụng CNTT để đạt được
những mục tiêu kinh doanh chiến lược đã đề ra. Có 3 loại hình doanh nghiệp được xác
định sau khảo sát, trong đó mối tương phản giữa loại hình doanh nghiệp dẫn đầu và loại
hình doanh nghiệp thuộc “top cuối” giúp Symantec đưa ra những kết luận then chốt của
khảo sát.
Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn tới mức độ tự tin cao về CNTT


đó là nhận thức và quan điểm của người chủ doanh nghiệp và điều đó ảnh hưởng tới
CNTT như thế nào. 74% các doanh nghiệp thuộc top đầu cho biết trải nghiệm kinh doanh
trước đây của người chủ doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng ở một mức độ nào đó hoặc
rất sâu sắc tới quan điểm của doanh nghiệp về CNTT. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp
thuộc “top cuối” (chỉ số tự tin về CNTT thấp), chỉ có 61% đồng ý điều này.
1


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Ngoài ra, 83% các DNVVN thuộc top đầu sử dụng CNTT như một đòn bẩy kinh doanh
chiến lược, trong khi đó, chỉ số này thuộc các doanh nghiệp “top cuối” chỉ là 44%. Các
doanh nghiệp thuộc top đầu thường có xu hướng đầu tư vào hạ tầng CNTT chất lượng
cao và triển khai các nền tảng điện toán tiên tiến – chẳng hạn như đám mây và di động,
và họ coi những công nghệ tiên tiến là xứng đáng để chấp nhận rủi ro.
Năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát, đánh giá, xếp hạng đối
với 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 08 cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị được
đánh giá, xếp hạng dựa trên 5 nhóm tiêu chí: Hạ tầng kỹ thuật CNTT, Triển khai ứng
dụng CNTT; Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Cơ chế chính sách và quy định
thúc đẩy ứng dụng CNTT; Nhân lực và đầu tư cho ứng dụng CNTT.
Theo đánh giá chung, trong năm 2013, công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ
đạo điều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục được các cơ
quan quan tâm triển khai, nhìn chung, mức độ ứng dụng CNTT tại các cơ quan tăng nhẹ
so với năm 2012, tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị đứng đầu và các
đơn vị phía cuối, cụ thể:
Về cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT: tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu cho ứng dụng CNTT; tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, tỉ lệ tỉnh/thành có mức độ đáp ứng từ khá trở lên đạt
trên 90%, mặc dù vậy vẫn có sự chênh lệnh giữa các quận huyện trong cùng một tỉnh.

Về mức độ ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý điều hành (ứng dụng nội bộ): So
với năm 2012, tỉ lệ số Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
đạt mức độ Tốt, Khá đều tăng nhẹ, số đơn vị đạt mức Trung bình giảm, tuy nhiên tỉ lệ số
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở mức độ Trung bình vẫn còn cao (gần 80%).
Việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng được nâng cao
hiệu quả, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao 3, 4 ngày càng tăng. Trong năm
2013, có 53 tỉnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (tăng 4 tỉnh so với năm
2012) với 2.472 dịch vụ (tăng 863 dịch vụ so với năm 2012), có 6 tỉnh cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4 (tăng 4 tỉnh so với năm 2012) với 56 dịch vụ (tăng 51 dịch vụ
so với năm 2012). Cùng với sự tăng trưởng về số lượng dịch vụ công trực tuyến, số hồ sơ
được xử lý trực tuyến cũng tăng theo thời gian. Các cơ quan tiêu biểu có số lượng hồ sơ
tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến lớn là: Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao,

2


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Bạc Liêu.
Về công tác tổ chức đảm bảo an toàn thông tin và công tác xây dựng cơ chế, chính
sách thúc đẩy ứng dụng CNTT đều được các cơ quan quan tâm và có mức độ tăng trưởng
đều đặn. Tuy nhiên trong năm 2013 lại có sự suy giảm về nguồn nhân lực CNTT, tỉ lệ
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức độ đánh giá về nguồn nhân lực đạt mức
Tốt chỉ đạt 33,3%, giảm 23% so với năm 2012, trong khi đó số tỉnh/thành đạt mức Trung
bình là 30,2%, tăng gần 16% so với năm 2012.
Tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2013 với chủ đề "CNTT là nền tảng của
phương thức phát triển mới nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia" do Hiệp hội
Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cho biết sự bùng nổ của CNTT với các nền tảng ứng dụng, điện toán đám mây, dữ liệu
lớn đang hình thành nên xu thế phát triển thông minh trên mọi lĩnh vực từ hạ tầng thông

minh, đô thị thông minh, y tế giáo dục thông minh, đến chính phủ, quốc gia thông minh.
Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp
thích hợp để thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước trong đó xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của phát
triển góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Hơn
10 năm qua CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng hiệu quả
cao, đóng góp trực tiếp gần 7% GDP của đất nước, đồng thời có tác động lan tỏa, thúc
đẩy phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hạ tầng Viễn thông và dịch vụ viễn thông
đang phát triển ngang tầm thế giới.
Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ CNTT thế giới, mức độ triển khai CPĐT vươn lên
thứ 4 trong các quốc gia Đông Nam Á. Theo kết quả khảo sát của UNESCO Liên hợp
quốc, năm 2012, Việt Nam xếp thứ 83 trên tổng số 190 quốc gia được thực hiện đánh giá.
Với kết quả này Việt Nam tăng 7 bậc so với năm 2010. Trong các nước Đông Nam Á,
Việt Nam đứng sau Singapore, Malaysia, Brunei. Việt Nam đứng trong nhóm 10 nước về
gia công phần mềm và trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản. Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh đã lọt vào danh sách 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm.
2.Đánh giá về mức độ thỏa mãn của người sử dụng đối với những sản phẩm cntt
đang áp dụng cho lĩnh vực quản lý công nghệ thông tin (trước đến nay)
Medisoft 2003
Những đóng góp có ý nghĩa vô cùng to lớn của Medisoft 2003 phải kể đến:

3


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Một là, cho thấy được vai trò chủ đạo và quyết tâm của Bộ Y tế trong công tác chỉ đạo
ứng dụng CNTT trong quản lý toàn bộ hệ thống bệnh viện.
Hai là, thống nhất được định dạng tin học của hệ thống biểu mẫu thống kê báo cáo.
Ba là, số liệu được lưu trữ lâu dài và tra cứu thuận tiện dễ dàng, rút ngắn được thời gian
tổng hợp báo cáo thống kê cho Sở Y tế và Bộ Y tế.

Bốn là, đã bước đầu giới thiệu mô hình quản lý bệnh viện bằng công nghệ thông tin và
là một bằng chứng rất thuyết phục cho thấy hoàn toàn có khả năng triển khai một phần
mềm khung quản lý bệnh viện trên toàn quốc, mặc dù các bệnh viện có sự khác nhau về
cơ cấu tổ chức và công việc cụ thể.
Hiện nay, một số bệnh viện không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng CNTT trong quản báo
cáo thống kê và hồ sơ bệnh án, các bệnh viện này đã vươn lên bằng nội lực của chính
mình để triển khai quản lý tổng thể bệnh viện bằng CNTT và bước đầu đã thu được nhiều
thành quả. Một số điển hình của việc ứng dụng CNTT trong quản lý toàn diện bệnh viện
phải kể đến đó là: bệnh viện Gang Thép Thái nguyên; Răng Hàm Mặt Hà nội; bệnh viện
Phụ Sản Hà nội, bệnh viện Nhi TW; Việt Nam - Thụy Điển Uông bí ….
Một số lỗi về mặt kỹ thuật là điều không tránh khỏi đối với bất kỳ một phần mềm nào
khi triển trên diện rộng đã dần được đơn vị phát triển khắc phục.
Hiện nay phiên bản sửa lỗi lần thứ 4 đã chạy ổn định.
Đối với một số bệnh viện, cán bộ chuyên trách có trình độ sử dụng máy tính còn hạn
chế và quá trình tập huấn triển khai phần mềm chưa được cụ thể, chưa chi tiết cho nên
gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm.
Đối với bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương thì phần mềm này mới chỉ đáp ứng
được yêu cầu về mặt quản lý báo cáo thống kê của Bộ Y tế và một số báo cáo của Sở,
chưa đem lại hiệu quả cho các bệnh viện trong công tác quản lý, gây tốn kém nhân lực
nhập liệu do lưu lượng bệnh nhân ra vào viện lớn.
Quá trình phát triển phần mềm do được phê duyệt về mặt chuyên môn nhưng lại không
có kinh phí phát triển, trong khi nhu cầu nâng cấp phần mềm Bsoft là cấp bách do đó
phải dựa hoàn toàn vào một công ty tư nhân nên không được bàn giao mã nguồn đầy đủ
và tài liệu kỹ thuật (hiện nay mới chỉ bàn giao được phần 11 biểu mẫu thống kê).
Việc đưa tiêu chí sử dụng phần mềm để kết xuất và gửi báo cáo thống kê về Bộ Y tế
vào trong bảng điểm kiểm tra cuối năm đã gây nhiều tranh cãi. Việc ứng dụng phần mềm
4


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email

để quản lý các báo cáo thống kê tổng hợp và kết xuất số liệu để gửi về Bộ Y tế tương đối
đơn giản, chỉ cần 1 người/1 máy tính/ là có thể đảm bảo hoàn thành công việc.
Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc Foldio
Về mặt nghiệp vụ:
Thống nhất và tin học hoá các quy trình hoạt động tác nghiệp, các hình thức tiếp nhận,
lưu trữ, phổ cập, trao đổi, tìm kiếm, xử lý thông tin, giải quyết công việc trong các
CQNN để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác điều hành của lãnh đạo, các hoạt
động tác nghiệp của cán bộ, công chức;
Xây dựng hệ thống các kho VB điện tử, khắc phục một cách cơ bản tình trạng cát cứ
thông tin, cung cấp thông tin về VB phục vụ yêu cầu của lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn một cách thuận tiện, chính xác, đầy đủ và kịp thời;
Nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ CNTT, từng bước tạo ra thói quen
làm việc trong môi trường mạng và sử dụng thông tin điện tử, bên cạnh đó nâng cao trình
độ quản lý, góp phần tạo thay đổi đột phá trong các quy trình xử lý thông tin, giải quyết
công việc của cán bộ, công chức với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm hoạt động trên
mạng, từng bước góp phần thực hiện cải cách hành chính.
Quản lý toàn bộ các văn bản của cơ quan bao gồm các văn bản đến, văn bản đi, văn bản
nội bộ, văn bản dự thảo, ... thực hiện gửi và nhận VB với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
bên trong và bên ngoài thông qua môi trường mạng.
Quản lý toàn bộ các dữ liệu phát sinh trong quá trình luân chuyển và xử lý văn bản bao
gồm các phiếu giao việc, phiếu trình, phiếu xử lý, các ý kiến trao đổi góp ý trong quá
trình xử lý văn bản trên hệ thống mạng.
Tạo lập và quản lý các hồ sơ xử lý văn bản, thiết lập luồng xử lý để có thể theo dõi vết
xử lý văn bản, lưu lại toàn bộ quá trình xử lý cũng như hồi báo của văn bản trên hệ thống
mạng
Tạo lập và quản lý các loại báo cáo về các tình hình luân chuyển, quản lý và xử lý, theo
dõi xử lý văn bản, kết xuất các thông tin tổng hợp nhằm phục vụ kịp thời công tác điều
hành, tác nghiệp của lãnh đạo cũng như của các cán bộ trong cơ quan.
Chuẩn hóa, tạo lập và lưu trữ các thông tin danh mục nhằm quản lý các đối tượng tham
gia vào hệ thống, trợ giúp việc nhập văn bản và hỗ trợ việc phân xử lý các loại văn bản

theo thẩm quyền giải quyết.
5


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Hỗ trợ công tác lưu trữ văn bản, hồ sơ.
Tích hợp với các thành phần khác có liên quan của hệ thống thông tin tại cơ quan nhà
nước nhằm trao đổi thông tin.
Đơn giản hoá qui trình, giảm thời gian xử lý công việc, tiết kiệm chi phí hành chính và
quản lý chặtchẽ tiến trình giải quyết thủ tục góp phần nâng cao hiệu quả của công tác cải
cách hành chính.
Xây dựng hệ thống các kho văn bản điện tử tập trung, khắc phục tình trạng tản mạn,
thất lạc, sai lệch thông tin, cung cấp thông tin về văn bản và hồ sơ công việc phục vụ yêu
cầu của lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nhanh chóng, chính xác, đầy đủ
và kịp thời.
Về mặt tính năng: Foldio hướng tới người dùng nhiều hơn với giao diện đẹp, thân thiện,
khoa học và dễ sử dụng. Chuẩn hóa và dễ dàng tùy biến cũng là ưu điểm của sản phẩm
Foldio. Người dùng có thể lựa chọn chức năng được phân quyền trong từng phân hệ, tối
ưu các thao tác nghiệp vụ trong hệ thống và thay đổi ngôn ngữ hiển thị trên giao diện…
Linh hoạt trong tìm kiếm quản lý thông tin văn bản, hồ sơ công việc : Foldio cung cấp
một công cụ quản lý văn bản hiệu quả và linh hoạt trong việc cập thập thông tin văn bản
cũng như tiện lợi cho việc tìm kiếm thông tin.Thông tin văn bản có thể được thu thập từ
các nguồn năng khác nhau(văn bản giấy,văn bản điện tử, Email, Fax…).
Quản lý hiệu quả công việc của nhân viên cũng như của lãnh đạo: Thông qua việc lên
lịch sắp xếp các công việc cần hoàn thành, các sự kiện cần góp mặt trong hệ thống
Foldio, hệ thống sẽ dựa trên thời gian thực mà đưa ra những thông báo nhắc việc kịp thời
cho từng cá nhân cần hoàn thành, chi tiết tới từng thời điểm, đảm bảo cho công việc được
hoàn thành đúng tiến độ. Foldio cũng thể hiện sự mềm dẻo trong việctạo ra các luồng
công việc tùy và từng loại văn bản, tùy vào thực tế của các doanh nghiệp, đơn vị.
Hệ thống báo cáo động đáp ứng đa nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị: với tiêu chí hỗ

trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc thống kê thông tin về tình hình văn bản đi, đến, hồ
sơ công việc giao và xử lý văn bản của Lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong cơ quan đơn
vị. Người sử dụng có thể tự tạo cho mình những báo cáo cần thiết dựa trên các thông tin
lưu trữ trong CSDL. Chương trình hỗ trợ các biểu đồ thiết yếu mô tả thống kê và xuất file
Excel linh hoạt.
Hệ thống quản lý phân quyền mềm dẻo đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu cao:
Hệ thống quản trị đảm bảo mỗi tài khoảng truy cập được toàn quyền với những tài
nguyên mình được tạo ra và có quyền hạn chế trên những tài nguyên được chia sẻ trong
6


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
nhóm hoặc được gán cho bởi cấp trên. Đảm bảo không chồng chéo trong truy xuất thông
tin giữa các tài khoản khác đang dùng hệ thống. Thông qua chia sẻ vai trò các thành viên
trong nhóm sẽ chia sẻ cho nhau những tài nguyên cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công
việc.
Giao diện hài hòa, khoa học, phong cách chuyên nghiệp và tận dụng tối đa hiệu quả của
nền web : Chương trình tận dụng những thế mạnh của công nghệ sharepoint 2010 trên
nền Web form ASP.NET Framework 3.5 và SQL Server 2008.Với ưu điểm là chạy trên
nền Web, Foldio giúp doanh nghiệp triển khai hệ thông không chỉ trong phạm vi nội bô
mạng LAN trong doanh nghiệp mà có thể public ra Internet đáp ứng nhu cầu công việc
mọi lúc mọi nơi.Với tính năng đa ngôn ngữ, Foldio đáp ứng tối đa cho việc sử dụng hệ
thống với nhiều đối tượng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
eDocman Plus v3.5 - Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp
eDocman Plus là phần mềm quản lý văn bản, quản lý công văn, hồ sơ công việc và
điều hành tác nghiệp. eDocman Plus tạo một môi trường cộng tác hiện đại, đơn giản và
thân thiện cho trao đổi thông tin giữa các nhân viên của tổ chức. Tại bất cứ nơi đâu, bất
cứ khi nào, người dùng đều có thể truy cập vào thông tin cần thiết để thực hiện công việc
của mình qua các phương tiện phù hợp nhất: email, nhắn tin, web site nội bộ, diễn đàn,
chat, v.v...

eDocman Plus thừa hưởng được toàn bộ các thế mạnh của eDocman™ - sản phẩm
được trao giải Huy chương Vàng Công Nghệ Thông tin của Hội Tin học Việt Nam - trong
quản lý và tùy chỉnh các quy trình công việc được thiết lập trong các tổ chức như: quy
trình kiểm soát chất lượng, quy trình xử lý công văn, quy trình bán hàng, quy trình hỗ trợ
khách hàng, quy trình lưu trữ, v.v… eDocman™ đã và đang được ứng dụng tại trên 100
cơ quan Bộ, Nghành, UBND Tỉnh/Thành/Quận/Huyện, các Sở Ban Nghành, Ngân hàng
và các khách hàng khối doanh nghiệp khác.
Với eDocman Plus, mỗi cá nhân có thể khai thác tri thức của tổ chức một cách dễ
dàng, đồng thời chủ động đóng góp các tri thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình
làm việc.
Những tính năng ưu việt kể trên vừa giúp eDocman Plus được trao danh hiệu Sao
Khuê 4 sao. Đây là lần thứ 5 liên tiếp các sản phẩm của Công ty TNHH Giải pháp Phần
mềm CMC (CMC Soft) được trao tặng Danh hiệu Sao Khuê do Hiệp hội Phần mềm &
Dịch vụ Việt Nam (VINASA) tổ chức.

7


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, eDocman đã được ứng dụng và triển khai tại
những đơn vị lớn như Kho bạc Nhà nước, Văn phòng TW Đảng, Bộ Tài chính, Tập đoàn
Dệt may Việt Nam, Công ty Thông ti Di động MobiFone, Công ty Tài chính Dầu khí
PVFC… và liên tiếp nhận được các giải thưởng uy tín trong ngành CNTT như: Cúp Vàng
Tuần lễ Tin học Việt Nam các năm 2002, 2003; Giải pháp CNTT hay nhất BIT CUP
2005; Giải thưởng Sao Khuê 2005; một trong ba sản phẩm đại diện cho Việt Nam trong
lĩnh vực Chính phủ Điện tử tham dự giải thưởng ADOC 2006 của Châu Á – Thái Bình
Dương; Bằng khen của Bộ TT&TT dành cho Sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT hiệu
quả cao năm 2007; Top 5 sản phẩm đoạt Huy chương Vàng doanh số cao ICT Việt Nam
năm 2007…
3.Định nghĩa hệ thống

3.1.Định nghĩa

Hệ thống dịch vụ nhận lệnh và lập lịch gửi email là một hệ thống dịch vụ cho phép
người dùng lập lịch gửi email với số lượng lớn email trong thời gian ngắn . Hệ thống
giúp cho người dùng có thể gửi một số lượng lớn email chỉ với vài thao tác đơn giản và
có thể tùy biến email với theme cho đẹp hơn.
Hệ thống nay sẽ mang lại các giá trị như sau:
Đối với nhà cung cấp: Hệ thống mang lại cho họ một khoản lợi nhuận từ việc cung cấp
dịch vụ.
Đối với người sử dụng:
-Dễ dàng sử dụng,chi phí thấp, có thể gửi một lúc nhiều email và lập lịch gửi email.
-Là giải pháp tổng thể cho việc chăm sóc khách hàng qua email, có thể quản lý danh
sách khách hàng một cách dễ dàng. Bạn có thể tạo các cuộc thăm dò và gửi tới hàng ngàn
khách hàng một cách nhanh chóng. Việc khảo sát này giúp bạn thu nhập dữ liệu, đánh giá
thị trường tiềm năng, thống kê thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách hàng khác
nhau… Từ đó đưa ra các chiến dịch marketing cụ thể cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
-Có đầy đủ khả năng của các loại email..
3.2.Danh sách những điểm quan trọng cần phải thực hiện được trên của hệ thống lập lịch gửi email

Thiết kế giao diện thân thiện với người sử dụng.
Dễ dàng bảo trì.
Khả năng lập lịch gửi email và khả năng gửi email tốt.
8


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Dễ dàng quản lý và sử dụng

III.Thiết kế hệ thống
1.Thiết kế kiến trúc(sitemap)

1.1.Sitemap(phần giao diện quản trị)

Hình 1.Sitemap trang quản trị

9


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
1.2.Sitemap(phần giao diện người dùng)

Hình 2. Sitemap trang khách hàng
2.Thiết kế lưu trữ
2.1Mô tả các bảng trong cơ sở dữ liệu

a.Group_Account (nhóm tài khoản): Lưu thông tin về các nhóm tài khoản và quyền của
nhóm trên hệ thống

Manhom

Tennhom
Group_Account

Quyen

10


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
b.Account( tài khoản): Lưu thông tin các tài khoản đăng nhập hệ thống
Matk


Ngaytao
Account

Username
Pass

Manhom

c.Khachhang( Khách hàng): Lưu thông tin về khách hàng.
Khách hàng được chia làm hai loại:
+Khách hàng cá nhân :trường Congty( công ty ) để trống .
+Khách hàng là các doanh nghiệp , công ty : trường Hoten (họ tên), Gioitinh (Giới
tính), Ngaysinh (Ngày sinh) để trống.

MaKH
Hoten

Congty
Sodu

Diachi

Khachhang

Sodt

Ngaysinh

Email

Gioitinh
Matk

11


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
d.Mail :Lưu thông tin email

Chude

MaEmail

Mail

Ngaygui

Noinhan

Noidung

MaKH

12


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
e.Quantri : Lưu thông tin các quản trị viên
MaQT


Hoten

Matk

Quantri
Ngaysinh

Diachi

Sodt

Email

f.Thongke: Thống kê email gửi của từng khách hàng

MaKH

ID

Thongke

MaEmail

Noinhan

Tinhtrang
Ngaygui

13



Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
2.2. Sơ đồ quan hệ thực thể ERD

Hình 3. Sơ đồ quan hệ thực thể ERD hệ thống

14


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
3.Thiết kế giao diện
3.1.Giao diện trang đăng nhập

Hình 4. Trang đăng nhập
3.2.Giao diện trang đăng ký

15


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Hình 5.Trang đăng ký cá nhân

Hình 6.Trang đăng ký doanh nghiệp
3.3.Giao diện quản trị

16


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
Hình 7 .Giao diện quản trị


Hình 8.Giao diện quản trị nhóm tài khoản

Hình 9.Giao diện quản lý tài khoản
17


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email

Hình 10 .Giao diện quản lý khách hàng

Hình 11. Giao diện quản lý danh sách quản trị viên

18


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
3.4 Giao diện người dùng (Khách hàng)

Hình 12.Giao diện trang chủ

Hình 13.Giao diện trang hồ sơ
19


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email

Hình 14.Giao diện trang soạn thư
Khi khách hàng gửi nhiều email một lúc thì tại ô email nhận các email sẽ cách nhau bởi
dấu “,” . Các email sẽ được đưa vào queue rồi gọi lên lần lượt khi khách hàng bấm gửi.

Khi gửi thành công Label kết quả sẽ báo thành công.

20


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email

Hình 15.Giao diện trang chỉnh sửa thông tin
Thông tin có thể chỉnh sửa :Email, số điện thoại, địa chỉ.

Hình 16.Giao diện trang đổi mật khẩu
21


Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email
IV.Tổng kết
1.Những điều đã làm được:
+Thiết kế được sitemap, một số module hệ thống
+Chỉ ra được những bảng thực thể chính quan trọng nhất cho hệ thống.
2. Những điều chưa làm được
+Giao diện còn chưa đẹp.
+ Một số module hệ thống còn chưa hoàn thiện.
+Một số chức năng yêu cầu còn chưa có.
+Chưa phân quyền hệ thống
3.Hướng phát triển trong tương lai
+Tiếp tục nghiên cứu, trau dồi kỹ năng lập trình, phân tích, thiết kế.
+Tham khảo các hệ thống cùng loại.
+Kết hợp các phần mềm đồ họa như photoshop…

22



Hệ thống nhận lệnh và lập lịch gửi email

Tài liệu tham khảo
/> /> />
23



×