Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của selenium hữu cơ (OS) bổ sung vào thức ăn đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng khuẩn của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

------

NGUYỄN HUY DU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SELENIUM HỮU CƠ
(OS) BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG,
TỶ LỆ SỐNG, CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ KHẢ NĂNG
KHÁNG KHUẨN CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG
TRACHINOTUS BOCHII (LACEPÈDE, 1801)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HOÀ - 2015

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

------

NGUYỄN HUY DU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SELENIUM HỮU CƠ
(OS) BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG,
TỶ LỆ SỐNG, CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ KHẢ NĂNG
KHÁNG KHUẨN CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG


TRACHINOTUS BOCHII (LACEPÈDE, 1801)
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập Hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lại Văn Hùng
TS. Huỳnh Minh Sang
Chủ tịch Hội đồng:
TS. Phạm Quốc Hùng
Khoa sau đại học:
TS. Quách Hoài Nam

Nuôi trồng Thủy sản
60 62 03 01
68/QĐ-ĐHNT
1044/QĐ-ĐHNT
23/11/2015

KHÁNH HOÀ - 2015

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu,
kết quả trong luận văn là thành quả của đề tài nghiên cứu do Nafosted tài trợ. Tôi đã hoàn

thành với vai trò là học viên cao học, nằm trong kế hoạch hoạt động đào tạo của đề tài. Tôi
được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng tất cả số liệu nghiên cứu được cho
luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực chưa được công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Học viên thực hiện

Nguyễn Huy Du

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang,
Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học là PGS.TS Lại Văn Hùng,
TS. Huỳnh Minh Sang đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Công nghệ nuôi trồng, Trạm thực
nghiệm Nuôi trồng Thủy sản – Viện Hải Dương học, các thầy cô giáo trong Viện Nuôi trồng
Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện thực hiện thí nghiệm và cho tôi
những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện đề tài, hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Hồ Sơn Lâm, Ths. Đoàn Trần Tấn Đào
cùng bạn bè và gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Học viên thực hiện

Nguyễn Huy Du


iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.....................................................................................................x
I. THÔNG TIN CHUNG .......................................................................................................x
II. NỘI DUNG .......................................................................................................................x
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng ..........................3
1.1.1. Vị trí phân loại ......................................................................................................3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng .................................................3
1.1.2.1. Phân bố ..........................................................................................................3
1.1.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ............................................................4
1.1.2.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản ................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam ...........................6
1.2.1. Trên thế giới. ........................................................................................................6
1.2.2. Việt Nam ..............................................................................................................8
1.3. Hệ miễn dịch cá xương và những nghiên cứu về vai trò của các chất kích ứng miễn
dịch trong nuôi trồng thủy sản .........................................................................................11
1.3.1.

Hệ miễn dịch cá xương ................................................................................11


1.3.2.

Những nghiên cứu về vai trò của chất kích ứng miễn dịch trong nuôi trồng

thủy sản ......................................................................................................................12
1.3.2.1.

Trên thế giới .................................................................................................12

1.3.2.2.

Ở Việt Nam ..................................................................................................16

1.4. Những nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Nocardia spp trên cá chim vây vàng .........16
1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................................16
1.4.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................18
v


1.5. Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu của Selenium bổ sung trong thức ăn của cá
Biển. .................................................................................................................................18
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................25
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu............................................................25
2.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................................25
2.3. Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................................26
2.5. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................................28
2.5.1. Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng OS bổ sung thích hợp vào thức ăn để cải thiện
hiệu quả nuôi cá chim vây vàng ...................................................................................28
2.5.2. Thí nghiệm 2: Xác định hiệu quả của việc bổ sung OS vào thức ăn lên khả năng

kháng lại sự cảm nhiễm của vi khuẩn (ở nồng độ xác định truớc)...............................29
2.6. Thu thập số liệu .........................................................................................................29
2.7. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................32
3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng OS bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng, các
chỉ số huyết học, các chỉ số miễn dịch học. .....................................................................32
3.1.1. Ảnh hưởng của hàm lượng OS bổ sung vào thức ăn lên tốc độ sinh trưởng về
khối lượng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ...........................................................32
3.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng OS bổ sung vào thức ăn đến trạng thái sinh lý (các
chỉ số Protein và Limieenxtrong thịt và gan cá chim vây vàng ...................................32
3.1.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung OS đến các chỉ số miễn dịch của cá ........................33
3.5. Thảo luận ...................................................................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................42
PHỤ LỤC...............................................................................................................................1

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801).................................3
Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới ..........................................4
Hình 1.3 A vi khuẩn N. seriolae bắt mầu Gram (+) dạng sợi phân nhánh khi nhuộm Gram;
B vi khuẩn N. seriolae bắt mầu hồng khi nhuộm Ziehl-Neelsen.(1000X)......................18
(Ảnh của Labrie, 2008) [91] ............................................................................................18
Hình 1.4 Hình dạng khuẩn lạc và tế bào của 2 loại vi khuẩn đã phân lập được từ cá CVV.
bị bệnh. ............................................................................................................................18
Hình 2.1: Cá chim vây vàng trong thí nghiệm ................................................................25
Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm ...................................................................................26
Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ......................................................................28

Hình 3.1: Cảm nhiễm vi khuẩn Norcadia sp ...................................................................34
Hình 3.2 Tỷ lệ cá chết tích luỹ khi cảm nhiễm vi khuẩn Norcadia sp. sau 12 ngày nuôi
.........................................................................................................................................35
Hình 3.3. Tỷ lệ tăng lên của thực bào của các nghiệm thức thí nghiệm .........................36
Hình 3.4. Chỉ số bùng nổ hô hấp ở các nghiệm thức thí nghiệm ....................................37

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khẩu phần thức ăn cho cá chim vây vàng ........................................................4
Bảng 1.2. Sinh trưởng và phát triển của cá chim vây vàng [9] .........................................5
Bảng 1.3. Xác định và chẩn đoán hiện tượng nhiễm vi khuẩn Nocardia spp ở ..............16
cá nuôi tại một số quốc gia châu Á [91] .........................................................................16
Bảng 1.4. Áp dụng và ảnh hưởng của thức ăn bổ sung Se lên các đối tượng nuôi thủy sản
.........................................................................................................................................23
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn được bổ sung OS ............................................................26
Bảng 3.1. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá chim vây vàng khi bổ sung OS vào
thức ăn ở các mức khác nhau ..........................................................................................32
Bảng 3.2. Các yếu tố sinh lý của cá chim vây vàng khi bổ sung OS vào thức ăn ở các mức
khác nhau .........................................................................................................................33
Bảng 3.3. Sự khác biệt về số lượng tế bào máu (DBCs) và giá trị tỷ dung của máu (Ht)
của cá khi cho ăn thức ăn có bổ sung OS ở các mức khác nhau .....................................33
Bảng 3.4. Số lượng tế bào bạch cầu khác nhau (%) của cá khi cho ăn thức ăn với các khẩu
phần OS khác nhau ..........................................................................................................34

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CVV

:

Cá chim vây vàng

BC

:

Bạch cầu

ĐC

:

Đối chứng

ĐƯMD

:

Đáp ứng miễn dịch

ĐTB

:

Đại thực bào


DLG

:

Daily Length Gain (Tốc độ sinh trưởng hàng ngày về chiều dài)

DWG

:

Daily Weight Gain ( Tốc độ sinh trưởng hàng ngày về khối lượng)

FAO

:

Food and Agriculture Organization ( Tổ chức nông lương)

FCR

:

Food Converson Rate (Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn)

L1,L2

:

Chiều dài của các lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm


NT

:

Nghiệm thức

SD

:

Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SE

:

Standard Error (Sai số chuẩn)

SGR

:

Specific Growth Rate (Tỷ lệ tăng trưởng đặc trưng)

SGRL(W)

:

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài ( khối lượng)


SR

:

Survival Rate (Tỷ lệ sống)

TB

:

Trung bình

W1, W2

:

Khối lượng của các lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm

LG, WG

:

Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài, khối lượng

OS

:

Selenium organic (Selenium hữu cơ)


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Selenium hữu cơ (OS) bổ sung vào thức
ăn đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng khuẩn của cá chim
vây vàng Trachinotus bochii (Lacepède, 1801)”.
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Tên tác giả: Nguyễn Huy Du
MSHV: 53CH030
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Lại Văn Hùng
TS. Huỳnh Minh Sang
Thời gian bảo vệ: ...............
II. NỘI DUNG

Cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) là một trong những đối tượng
nuôi quan trọng ở nhiều quốc gia như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,
Malaysia … Ở Việt Nam, chúng là đối tượng nuôi mới và đang phát triển nuôi mạnh mẽ khi
việc sản xuất giống nhân tạo thành công năm 2006 bởi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
I. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, giá thương phẩm dao động từ 100.000 đến 150.000/kg
và được xuất khẩu sang nhiều nước. Hiện nay, nghề nuôi cá biển nói chung và cá chim vây
vàng nói riêng, đang đối mặt với nhiều thách thức về dịch bệnh ngày càng gia tăng, làm ảnh
hướng lớn đến năng suất và tính bền vững của nghề.
Selenium (Se) là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển và chức năng sinh lý
của cá. Se đóng vai trò là thành phần của men glutathione peroxidase có tác dụng bảo vệ
màng tế bào chống lại các tổn thương ôxy hóa. Dạng phổ biến của Senium hữu cơ (OS) là

selenoyeast hoặc seleno-methonine đang được sử dụng thay thế kháng sinh trong nuôi một
số loài cá như cá hồi vân, cá hồi Atlantic và cá da trơn. Khẩu phần thức ăn có bổ sung OS
làm tăng tỷ lệ sống cũng như khả năng miễn dịch của cá nuôi. Tuy nhiên, thông tin về hiệu
quả của OS trong nuôi cá chim vây vàng chưa được nghiên cứu nhiều. Hơn thế nữa, để đạt
được hiệu quả sử dụng cao, nghiên cứu cần được thực hiện để chọn được liều lượng sủ dụng
phù hợp, cơ chế phản ứng của cá trong việc tăng sức khỏe và giảm thiểu tác hại với môi
trường. Do đó, nhằm tìm hiểu rõ ảnh hưởng của nồng độ OS đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ
sống, tình trạng sinh lý và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá chim vây vàng, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Selenium hữu cơ (OS) bổ sung vào thức
ăn đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng khuẩn của cá chim vây
vàng Trachinotus bochii (Lacepède, 1801)”. được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện quy trình
công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng. Mục tiêu của nghiên cứu này Nghiên cứu này nhằm
làm rõ vai trò của Selenium hữu cơ (OS) bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng.

x


Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2014 – tháng 6/2015 trên đối tượng cá chim vây vàng

Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) tại Viện Hải Dương học, Nha Trang, Khánh Hòa. Cá chim
vây vàng được mua từ trại sản xuất giống ở Nha Trang vận chuyển về trạm nuôi trồng thủy
sản Viện Hải dương học, thuần hóa 1 tuần trước khi thí nghiệm được tiến hành. Cá được
cho ăn thức ăn Nanolis C2 của công ty TNHH Guyomarc’h Việt Nam bổ sung OS với các
hàm lượng khác nhau và được bố trí thành 5 nghiệm thức: 0 (đối chứng); 0,1; 0,2; 0,3; 0,4
g OS/Kg thức ăn (sản phẩm thương mại là Sel-plex®, Alltech, USA). Các mức bổ sung này
được tham khảo theo các tài liệu đã xuất bản về nghiên cứu liều lượng áp dụng của Selplex
trong nuôi các loài cá biển khác. Các loại thức ăn này được chế biến có thành phần năng
lượng và hàm lượng protein tương tự nhau. Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức. Cá chim
vây vàng được thả mật độ trong mỗi NT, được cho ăn một trong 4 loại có bổ sung OS ở các
hàm lượng khác nhau (0,0; 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 g/Kg). Hiệu quả của việc bổ sung OS đuợc

đánh giá thông qua các chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống. Sau khi thuần cá thích nghi
với điều kiện thí nghiệm, cá được phân bố ngẫu nhiên vào bể nuôi ở mật độ 20 con / bể. Cá
được cho ăn hàng ngày vào lúc loài cá đã được cung cấp thực phẩm hàng ngày tại 8:00 h và
16:00 h với tỷ lệ cho ăn ban đầu là 5% trọng lượng cơ thể mà ở đó sau khi đã điều chỉnh cho
mỗi bể nuôi theo trạng thái no của cá. Thức ăn thừa và phân được lấy ra trước khi cho ăn
lần tiếp theo. Khối lượng cá đưa vào thí nghiệm trung bình 48 ± 1,28 g/con (sau 12 tuần
nuôi). cá trong các lô thí nghiệm được cảm nhiễm vi khuẩn Nocadia sp. và tiếp tục nuôi
trong 12 ngày. Vi khuẩn Norcadia sp. được phân lập từ những cá thể cá bệnh được thu thập
trong các lồng nuôi thương phẩm tại vịnh Nha Trang) được phân lập và nuôi cấy tại Phân
Viện Thú y miền Trung. Nồng độ của dung dịch đạt xấp xỉ 103 CFU / mL. Mỗi cá được
tiêm vào màng bụng (ip) với 0,1 ml dung dịch vi khuẩn và nuôi với chế độ ăn ban đầu cho
những người khác 12 ngày. Khả năng vi khuẩn kháng của các loài cá đã được xác định thông
qua tỷ lệ tử vong tích lũy và thông số miễn dịch sau 1, 3, 7 và 12 ngày cảm nhiễm.
Nghiên cứu đã đạt được kết quả và phân tích cụ thể. Không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (P > 0,05) về chỉ số sinh lý (Protein trong thịt và Lipid trong gan) tốc độ tăng
trưởng giữa các nghiệm thức thức ăn có bổ sung OS. Tuy nhiên, chỉ số sinh lý của các
nghiệm thức có bổ sung OS cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,05).
Tỷ lệ sống của nghiệm thức D5 (90,00±1,92b) cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức
còn lại và các nghiệm thức có bổ sung OS cao hơn lô đối chứng (P < 0,05).
Tổng tỷ lệ bạch cầu có hạt là thấp nhất ở các nghiệm thức khi cho ăn với khẩu phần
D4 (0,95±0,14a). Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân cao nhất ở nghiệm thức cá cho ăn khẩu phần D3
(40,8±4,3b) và D4 (41,8±4,3b). Tỷ lệ tế bào lympho ở nghiệm thức D3 (48,1±4,0a) và D4
(49,5±3,2ab) thấp hơn so với các các nghiệm thức D1 (58,6±2,3c), D2 (57,5±2,3bc) và D5
(55,2±0,9abc).

xi


Khả năng đáp ứng miễn dịch trước sự cảm nhiểm của vi khuẩn Norcadia sp. là tốt hơn

ở nghiệm thức có bổ sung OS trong thành phần thức ăn. Thể hiện cụ thể ở tỷ lệ chết tích luỹ
thấp hơn, chỉ số thực bào tăng nhanh hơn, chỉ số bùng nổ hô hấp cũng cao hơn và sự khác
biệt này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Từ khóa: cá chim vây vàng, Trachinotus blochii, sinh sản, selendium.
Khánh Hòa, ngày 19 tháng 10 năm 2015
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

HỌC VIÊN

PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG

NGUYỄN HUY DU

TS. HUỲNH MINH SANG

xii


MỞ ĐẦU
Tăng cường sức khỏe đối tượng nuôi thủy sản trong sản xuất là một trong những
yếu tổ chính quyết định sự thành công của ngành nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều thập
kỷ qua, kháng sinh được dung ở liều thấp trong nuôi cá biển thường đem lại hiệu quả
trong việc nâng cao tỷ lệ sống, cải thiện tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn. Kháng
sinh và hóa chất cũng được sử dụng để ngừa và phòng trị bệnh trong nuôi cá biển. Tuy
nhiên, sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử
dụng của việc dung kháng sinh đang là mối lo ngại hiện nay. Việc hạn chế hoặc cấm sử
dụng kháng sinh trong nuôi cá đã được ban hành ở nhiều nước đã khuyến khích các
nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thay thế cho kháng sinh trong nuôi thủy sản.
Cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) là một trong những đối
tượng nuôi quan trọng ở nhiều quốc gia như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Trung

Quốc, Malaysia … Ở Việt Nam, chúng là đối tượng nuôi mới và đang phát triển nuôi
mạnh mẽ khi việc sản xuất giống nhân tạo thành công năm 2006 bởi Viện Nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản I. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, giá thương phẩm dao động từ
100.000 đến 150.000/kg và được xuất khẩu sang nhiều nước [11]. Hiện nay, nghề nuôi
cá biển nói chung và cá chim vây vàng nói riêng, đang đối mặt với nhiều thách thức về
dịch bệnh ngày càng gia tăng, làm ảnh hướng lớn đến năng suất và tính bền vững của
nghề.
Selenium (Se) là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển và chức năng sinh
lý của cá. Se đóng vai trò là thành phần của men glutathione peroxidase có tác dụng bảo
vệ màng tế bào chống lại các tổn thương ôxy hóa. Dạng phổ biến của Senium hữu cơ
(OS) là selenoyeast hoặc seleno-methonine đang được sử dụng thay thế kháng sinh trong
nuôi một số loài cá như cá hồi vân, cá hồi Atlantic [42, 104] và cá da trơn [134]. Khẩu
phần thức ăn có bổ sung OS làm tăng tỷ lệ sống cũng như khả năng miễn dịch của cá
nuôi. Tuy nhiên, thông tin về hiệu quả của OS trong nuôi cá chim vây vàng chưa được
nghiên cứu nhiều. Hơn thế nữa, để đạt được hiệu quả sử dụng cao, nghiên cứu cần được
thực hiện để chọn được liều lượng sủ dụng phù hợp, cơ chế phản ứng của cá trong việc
tăng sức khỏe và giảm thiểu tác hại với môi trường. Do đó, nhằm tìm hiểu rõ ảnh hưởng
của nồng độ OS đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, tình trạng sinh lý và khả năng đáp
ứng miễn dịch của cá chim vây vàng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của Selenium hữu cơ (OS) bổ sung vào thức ăn đến tăng trưởng, tỷ lệ
sống, chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng khuẩn của cá chim vây vàng
Trachinotus bochii (Lacepède, 1801)”.

1


Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu này nhằm làm rõ vai trò của Selenium hữu cơ (OS) bổ sung vào thức
ăn nuôi cá chim vây vàng.
Đề tài thực hiện các nội dụng sau

- Nghiên cứu ảnh hưởng của OS đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và các chỉ tiêu
huyết học của cá chim vây vàng.
- Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của cá chim vây vàng với vi khuẩn khi
được cho ăn thức ăn có bổ sung OS.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài của đề tài:
1. Nghiên cứu này giúp hiểu rõ vai trò của OS và sinh lý, miễn dịch của cá chim
vây vàng.
2. Kết quả nghiên cứu giúp xác định mức bổ sung OS trong việc tăng cường sức
khỏe, năng suất và sản lượng cá chim vây vàng và có thể dùng tham khảo cho
các nghiên cứu trên đối tượng cá kinh tế khác.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) hay còn gọi là cá song
mũi hếch, tên tiếng Anh là snubnose pompano, vị trí phân loại của cá này được thể hiện
như sau: [130]
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801).

Hình 1.1. Cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Nguồn: />1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.2.1. Phân bố

Cá chim vây vàng được tìm thấy nhiều ở vùng biển mở thuộc Thái Bình Dương,
Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương [11]. Tại khu vực Châu Á cá chim vây vàng phân bố
ở Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam [11]. Đây là loài cá nổi, ưa
hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt thuộc vùng biển ấm. Cá giống thường
sống thành đàn quanh các vũng, vịnh và cửa sông có đáy cát hoặc cát bùn, đến cỡ trưởng
thành cá di cư ra sống độc lập ở ngoài khơi xa bờ quanh các rạn san hô, đá ngầm có độ
sâu từ 7 m nước trở lại [78, 81]. Đây cũng là loài rộng muối, có thể sống được ở độ mặn
3-33 g/Kg, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28oC, nhu cầu oxy hòa tan trên 2,5 mg/l [7, 11,
81]. Mặc dù loài ăn nổi thiên về động vật, song trong quá trình nuôi cá chim vây vàng
không ăn thịt đồng loại, có thể nuôi được với mật độ cao, cá cũng sử dụng tốt các loại
3


thức ăn công nghiệp và là loài có giá trị kinh tế (giá bán từ 4 – 6 USD/Kg) nên đã trở
thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc Châu Á – Thái Bình Dương [1, 7, 11,
89].

Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới
Nguồn: />1.1.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi của cá mạnh, đặc
biệt là lúc chiều tối. Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng [43]. Thức ăn ưa thích của
cá trưởng thành ngoài tự nhiên là thân mềm như mực, hai mảnh vỏ và giáp xác. Giai
đoạn nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật phù du như luân trùng, copepoda, cỡ cá lớn hơn
ăn các loài tôm, cá nhỏ và các mảnh vụn hữu cơ. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá
con ngoài sinh vật phù du (tảo, luân trùng, ấu trùng artemia), sau giai đoạn này cá được
tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn tổng hợp, giai đoạn nuôi thương phẩm cá
cũng sử dụng các loại thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp [22, 81]. Trong quá trinh nuôi vỗ
cá bố mẹ, thức ăn được sử dụng là cá tạp, mực, thức ăn tổng hợp dạng viên. Bên cạnh
đó để nâng cao chất lượng trứng và ấu trùng người ta còn bổ sung thêm vitamin E, C và
B vào thức ăn cho cá mẹ vào trước mùa sinh sản khoảng một tháng [1, 7, 89, 105]. Chế

độ cho ăn trong quá trình ương cá chim vây vàng được cho ở bảng 1.1 [11].
Bảng 1.1. Khẩu phần thức ăn cho cá chim vây vàng
Ngày tuổi

Loại thức ăn

1 – 17
2
3 – 17
8 – 13
14 – 22
19 – 29

Tảo
Luân trùng
Luân trùng
Artemia
Artemia
INVE (300 – 500
µm)
INVE (400 – 600
µm)

30 – 40

Số lần cho ăn
(lần/ngày)
2
1
2–4

2
2–4
5
5

4

Mật độ thức ăn
20 – 25 L/m3
5 – 10 con/L
10 – 20 con/L
3 – 7 con/L
10 – 15 con/L
Theo nhu cầu
Theo nhu cầu


41 – 50
51 – 60

INVE (500 – 800
µm)
INVE (1.200 µm)

5

Theo nhu cầu

5


Theo nhu cầu

Tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng tương đối nhanh, cá sinh trưởng chậm ở
giai đoạn đầu và tăng nhanh sau khi đạt cỡ 50 g trở lên. Cá con 1 ngày tuổi có chiều dài
2,4 mm, sau 35 ngày nuôi đạt cỡ 34 mm. Cỡ cá 4,9 – 6,7 g nuôi bằng thức ăn công
nghiệp hàm lượng protein 47% và lipid 15% sau một tháng cá đạt cỡ 14,4 – 26,5 g.
Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá giống cỡ 19 – 26 g cho ăn bằng thức
ăn có hàm lượng protein 43% sau 5 tháng nuôi cá đạt khối lượng 608 – 610 g [96]. Tùy
thuộc vào điều kiện nuôi như chế độ dinh dưỡng, môi trường, sau 2 – 3 năm nuôi cá đạt
cỡ trưởng thành và một số con có thể thành thục tham gia sinh sản [89]. Cá đạt kích
thước lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 5.500 g [49, 114]. Cá sinh trưởng chậm ở giai
đoạn đầu và tăng nhanh sau khi đạt cỡ 50g trở lên, nhưng tốc độ sinh trưởng lại chậm
lại khi cá đạt cỡ trên 1000g. Cá con một ngày tuổi có chiều dài 2 mm, sau 35 ngày tuổi
đạt cỡ 34 mm [1, 11].
Bảng 1.2. Sinh trưởng và phát triển của cá chim vây vàng [11]
Ngày tuổi
Chiều dài trung bình
1
0,2
5
0,6
10
1,3
15
1,8
20
2,2
25
2,7
30

3,0
35
3,5
1.1.2.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản

Tốc độ phát triển
0
0,4
0,7
0,5
0,4
0,5
0,3
0,4

Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau thì
khác nhau. Ví dụ ở Trung Quốc mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9 trong khi tại Đài
Loan có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10 [89]. Quá trình sinh sản
của cá chim vây vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển
khác [11, 89, 96].
Tuổi và kích thước thành thục của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên tương đối
muộn, cá thành thục ở độ tuổi 7+ - 8+. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có thể
thành thục sớm hơn. Theo Juniyanto và cs (2008), trong điều kiện nuôi nhốt để cá đạt
được cỡ thành thục và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm khi đó khối lượng cơ
thể đạt từ 1,8- 2,5 kg [89]. Thực tế cho thấy cá chim vây vàng nuôi lồng bằng thức ăn
công nghiệp tại vùng biển Khánh Hòa có tuổi thành thục sớm hơn (khoảng 15-16 tháng
nuôi) và kích cỡ cũng nhỏ hơn (từ 1,5- 1,7 kg). Như vậy, tuổi và kích thước thành thục
5



của cá chim vây vàng phụ thuộc rất lớn vào vùng địa lý và các điều kiện nuôi khác. So
với nhiều loài cá biển khác (cá mú, cá chẽm, cá măng, cá chim Florida) thì sức sinh sản
của cá chim vây vàng thấp hơn. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim vây vàng dao động
từ 400.000 – 600.000 ngàn trứng/cá cái Khi cá bố mẹ được kích thích sinh sản bằng
hormone thì số lượng trứng của mỗi đợt đẻ thường chiếm khoảng 60-70 % lượng trứng
trong buồng trứng. Cá chim vây vàng là loài đẻ trứng nổi, sau khi đẻ trứng nổi trong môi
trường nước nhờ giọt dầu đường kính nước sau khi trương nước 0,80- 0,85 mm sau khi
đẻ, trứng không thụ tinh sẽ chìm xuống đáy [1, 11, 89, 96].
1.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới.
Hiện nay, các loài thuộc giống cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động, ví dụ:
loài Trachinotus carolinus được nuôi nhiều ở các nước Bắc Trung Mỹ, đặc biệt là ở Mỹ
[107]; loài Trachinotus ovatus được nuôi nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc [82]; loài cá
chim vây vàng (Trachinotus blochii) được nuôi nhiều ở các nước như Đài Loan, Trung
Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam [1, 148].
Cá chim vây vàng được nuôi bằng nhiều hình thức như nuôi lồng, ao đất. Nhiều
nghiên cứu về nuôi thương phẩm các loài thuộc giống cá chim Trachinotus được công
bố. Ở Mỹ, cá chim Trachinotus carolinus được nuôi từ năm 1952 trong ao đất với năng
suất 270-437 kg/ ha/133 ngày nuôi. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp tự đánh bắt [59,
142]. Mc Master (2003), thí nghiệm nuôi cá chim vây vàng ở nồng độ muối 19‰, cá
được cho ăn bằng thức ăn của Aquafeed (Protein = 43 %, Lipit = 10 %), sau 4 tháng
nuôi từ cỡ bắt đầu thả 10 g cá đạt khối lượng 110 g [111].
Động vật thủy sản nói chung cần phải sử dụng nguồn thức ăn để duy trì các hoạt
động sống và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể [10]. Nghiên cứu về dinh dưỡng
cá được quan tâm nghiên cứu nhiều từ giữa thế kỷ XX khi mà hình thức [44] nuôi thâm
canh và bán thâm canh bắt đầu được áp dụng trên nhiều loài cá. Khi đó, nguồn thức ăn
cần phải chủ động cung cấp thay vì chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên [7].
Lazo và cs (1998), đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein từ 35 - 45%
lên sinh trưởng của cá chim Trachinotus carolinus cho thấy hàm lượng protein thích

hợp cho cá chim là 45 % [98]. Nghiên cứu của Tatuman và cs (2004) cũng cho rằng hàm
lượng protein tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh trưởng nhanh nhất là 45%
[17, 112].
Theo Chou, (1997) cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chính ở Singapore, cá giống
được nhập từ Đài Loan sử dụng thức ăn chủ yếu là cá tạp [55]. Thouard (1989) thí
nghiệm nuôi cá chim Trachinotus goodie cỡ cá thả 15 g trong lồng, sau 5 tháng nuôi cá
6


đạt cỡ 300g khi cho ăn thức ăn công nghiệp với hàm lượng protein 50% và đạt 260g khi
cho ăn bằng cá tạp, tỷ lệ sống 83 – 90% [1, 11, 138].
Năm 1993, trung tâm chuyển giao công nghệ trường Đại học Trung Sơn kết hợp
với Trạm nghiên cứu giống thủy sản Quảng Đông – Trung Quốc nghiên cứu cho sinh
sản nhân tạo thành công cá chim vây vàng trên quy mô nhỏ (ương nuôi ấu trùng trong
bể xi măng). Năm 1998, trung tâm kết hợp với công ty trách nhiệm hữu hạn giống thủy
sản Thắng Lợi- Hải Nam- Trung Quốc nghiên cứu sản xuất thành công trên quy mô lớn
(ương nuôi ấu trùng trong ao đất và bể xi măng) [1, 50].
Lan và ctv (2007), đã thử nghiệm ương giống cá chim vây vàng cỡ 4,9 – 6,7 g, thả
nuôi trong lồng trên biển với mật độ 222 con/m3, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng
viên có hàm lượng protein 47% và lipid 15%, sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 14,4 – 26,4 g,
tỷ lệ sống 90%, năng suất 2,8 – 5,3 kg cá giống/m3, hệ số chuyển đổi thức ăn từ 0,89 –
1,86 [96]. Sau đó, các tác giả này lại thử nghiệm nuôi thương phẩm với cỡ cá giống 19
– 26g và được thả trong các lồng có thể tích 100m3 với mật độ 96 con/m3, cá được cho
ăn bằng thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 12%), sau 146 ngày nuôi cá đạt cỡ
577 – 640 g, tỷ lệ sống 99,2 – 99,5 %, năng suất đạt 54,6 – 64,3 kg/m3, hệ số chuyển đổi
thức ăn từ 2,43 – 2,76 [11].
Tại Philippines có hai loài cá chim vây vàng được nuôi phổ biến đó là Trachinotus
carolinus và T.blockii. Họ thường nuôi lồng trên biển với kích cỡ lồng là 18x18x8m với
thức ăn công nghiệp có chứa 42% protein [1, 7].
Cá chim là loài nuôi phổ biến ở Đài Loan, loài cá này được cho sinh sản thành

công lần đầu tiên vào năm 1989 bằng việc sử dụng kích dục tố. Năm 1997, Đài Loan có
20 trại sản xuất giống cá chim vây vàng với sản lượng giống đạt 38 triệu con cỡ 2 – 3
cm để phục vụ cho nhu cầu nuôi trong nước và xuất khẩu, giá con giống từ 0,04 – 0,06
USD/con. Tính đến năm 2001, nước này đã sản xuất được giống nhân tạo được 45/60
loài cá biển nuôi, trong đó có một số loài thuộc giống cá chim như Trachinotus blochii,
T. falcatus và T. ovatus [100, 146].
Ở Indonesia, trước đây cá chim vây vàng được nhập giống từ Đài Loan về nuôi.
Từ nguồn cá nuôi thương phẩm này, trung tâm phát triển biển Batam đã tuyển chọn
được đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ với tỷ lệ đực: cái là 1:1 trong lồng và cho ăn bằng cá tạp
kết hợp với thức ăn công nghiệp có bổ sung vitamin E, C, B … Khẩu phần ăn từ 3- 5%
và đã cho sinh sản nhân tạo thành công bằng cách tiêm kích dục tố HCG 250 IU kết hợp
với Fibrogen 50 IU, tỷ lệ nở của trứng từ 60- 70%. Ấu trùng được đưa vào ương trong
bể xi măng có thể tích 10 m3 với mật độ từ 10 – 15 ấu trùng/ L, thức ăn sử dụng là tảo
đơn bào (Nannochloropsis sp.), luân trùng, ấu trùng Artemia và thức ăn tổng hợp, sau

7


35 ngày ương cá đạt cỡ 3,0 – 3,5 cm, tỷ lệ sống 20- 25% nhưng mật độ ương thấp và tỷ
lệ dị hình ở cá vẫn cao (5%) [89].
Trong những năm gần đây, bên cạnh cá chim vây vàng thì nhiều loài cá khác trong
giống cá chim được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Ho và ctv
(2005) cho biết: Ở điều kiện nhiệt độ nước 24-25oC và độ mặn 32‰ thì sau 32 – 33 giờ
trứng nở ra ấu trùng. Khi mới nở ấu trùng có chiều dài 2,8 mm, sau 40 ngày ương đạt
38,8 mm và sau 80 ngày đạt cỡ 89,4 mm [82]. Main và cs (2007), nghiên cứu trên loài
Trachinotus carolinus cho thấy cá bố mẹ cho ăn bằng thức ăn tổng hợp, mặc dù sinh
trưởng nhanh nhưng sức sinh sản thấp hơn và tỷ lệ trứng thụ tinh (0 – 91% ) kém ổn
định hơn so với cá cho ăn bằng cá tạp và mực [107].
Năm 2003, phòng thí nghiệm cá biển Mote đã nhập đàn cá bố mẹ cá chim vây vàng
Trachinotus carolinus với điều kiện sinh thái được kiểm soát. Cá có khối lượng từ 388

g - 1650 g, theo nghiên cứu tại đây thì loài này sinh sản vào mùa xuân và mùa thu và cá
được tiêm bằng hormone HCG cho tỷ lệ thụ tinh tới 97%. Song trong quá trình nghiên
cứu khi đặt bể cá bố mẹ ngoài trời với hệ thống lọc tuần hoàn đã làm cho lượng amoniac
có thời điểm lên tới 4 ppm dẫn tới một số cá thể bố mẹ bị chết. Trong nghiên cứu này
người ta cũng cho thấy rằng thức ăn phù hợp với loài cá này là hai dòng luân trùng và
sau đó là nauplius của copepoda trong khoảng 10 ngày đầu. Nghiên cứu này cho là cơ
sở trong việc sử dụng thức ăn trong ương nuôi ấu trùng với thức ăn của giai đoạn đầu là
luân trùng và nauplius của copepod [89].
Qua những nghiên cứu ở trên cho thấy, cá chim vây vàng có tốc độ sinh trưởng
tương đối nhanh, dể dàng sử dụng các loại thức ăn do con người cung cấp, có thể nuôi
với mật độ cao và cho năng suất cao. Do có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi nên cá chim vây
vàng được coi là đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước, điều này cũng thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhằm phát triển kỷ thuật sản xuất giống nhân tạo
phục vụ cho nhu cầu của người nuôi. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa đi sâu vào nghiên
cứu những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả
ương giống.
1.2.2. Việt Nam
Cá chim vây vàng là đối tượng dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, mặc dù có phân
bố tự nhiên ở vùng biển Việt Nam nhưng rất ít khi bắt gặp. Nhận thức được tiềm năng
của đối tượng này, nhiều người nuôi cá lồng ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và
Khánh Hòa đã nhập giống từ Đài Loan về nuôi, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp, sau
thời gian nuôi khoảng 10 – 12 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 800 – 1000 g. Năm 2004,
Phân Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ đã tiến hành nhập cá hương
cá chim vây vàng về nuôi. Cá được cho ăn bằng cá tạp, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối
8


lượng trung bình 545g/con và sau 9 tháng nuôi đạt 722 g/con. Theo Lê Xân (2007), cá
chim vây vàng giống cỡ 22 g nuôi trong lồng có thể tích 20 m3 với 3 mật độ nuôi là 330,
460 và 600con/lồng đạt tỷ lệ sống từ 58,6 – 68,2%, khối lượng từ 461,2 – 470,2 g và tác

giả cũng cho biết ở mật độ nuôi càng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng thấp và tỷ lệ
phân đàn cao hơn so với mật độ thấp [22]. Ở giai đoạn giống 2 – 6 cm, ương nuôi cá
chim vây vàng ở mật độ nuôi 400 con/m3 và thức ăn công nghiệp Inve cho kết quả tốt
về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và độ đồng đều của cá giống [11]. Trong khi đó, cá
chim vây vàng giống cỡ 21,1 g được sản xuất tại địa phương nuôi trong ao đất tại Quảng
Ninh bằng thức ăn công nghiệp nhập từ Trung Quốc với mật độ 1,5 và 2,5 con/m2, sau
thời gian nuôi 3 tháng cá đạt khối lượng 257 – 261 g/con, tỷ lệ sống 95 – 96% [1] và
cao hơn so với cá nuôi trong lồng bằng nguồn giống nhập từ Đài Loan. Qua đó cho thấy,
việc giống nhập từ các nước khác về ngoài giá giống cao thì tỷ lệ sống khi ương, nuôi
cũng thấp thấp do môi trường nuôi thay đổi.
Để chủ động trong việc sản xuất con giống, 2006 Trường cao đẳng Thủy Sản Bắc
Ninh đã thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng”,
Cá bố mẹ đã thành thục có khối lượng từ 2 – 6 kg/con được nhập từ Trung Quốc (nước
chuyển giao công nghệ) về nuôi vỗ bằng thức ăn là cá tạp. Qua 2 lần nhập cá bố mẹ cho
thấy tỷ lệ sống của cá rất thấp sau 1 tháng nuôi (đợt 1: chết 39/40 con, đợt 2: chết 30/40
con) do thời gian vận chuyển lâu và thay đổi môi trường nuôi. Những cá bố mẹ còn lại
khi thành thục được kích thích sinh sản bằng HCG 1000 IU và 20 LRHa/kg cá. Ấu trùng
được ương trong bể xi măng với mật độ từ 10 – 15 con/ lít cho ăn bằng luân trùng và ấu
trùng copepoda nuôi từ ao, khi cá đạt cỡ cá hương thì đưa ra ao ương thành cá giống lớn
hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá bố mẹ từ 2,5 – 25%, tỷ lệ thành thục > 63,5% ,
tỷ lệ đẻ > 73,3%, tỷ lệ thụ tinh 15,3 – 80%, tỷ lệ nở 28 – 56%, tỷ lệ sống của cá hương
31 – 35% và cá giống là 50 – 62%; khi kết thúc dự án trường đã sản xuất được 104.486
con cá giống cỡ 4 – 6cm [7]. Tuy nhiên, công nghệ nhập cũng có những hạn chế như tỷ
lệ sống của cá bố mẹ nhập về thấp, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở không ổn định, khó kiểm soát
sự lây lan bệnh dịch và không chủ động được nguồn thức ăn tươi sống; công nghệ này
chỉ có thể áp dụng được ở các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh nơi có điều kiện sinh thái
gần giống với các tỉnh phía nam Trung Quốc. Do vậy, nghiên cứu thử nghiệm sản xuất
giống nhân tạo cá chim vây vàng tại các tỉnh Nam Trung Bộ, nơi có điều kiện sinh thái
và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi cá biển là rất cần thiết [1, 11].
Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, góp phần tăng sản lượng cá nuôi cho toàn

Ngành, cũng như chủ động được nguồn giống cho người nuôi, Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I thực hiện dự án nhập công nghệ sản xuất nhân tạo cá chim vây vàng do Trung
tâm chuyển giao công nghệ Trường Đại học Trung Sơn Trung Quốc chuyển giao. Sau 2
9


năm triển khai tại Trại Nuôi trồng Thủy sản 4 (Trường Cao đẳng Thủy sản), dự án đã
hoàn thành với kết quả cao. Tỷ lệ thành thục đạt 84,7%, vượt 4,7% so với chỉ tiêu của
dự án, tỷ lệ rụng trứng đạt 86,58%, vượt 16,58% so với chỉ tiêu; tỷ lệ nở từ trứng thụ
tinh đạt 83,46%, vượt 3,46% so với chỉ tiêu; tỷ lệ sống từ cá bột lên các hương (cỡ 2
cm) đạt 32,42%, đạt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ sống từ các hương lên cá giống 50 – 62,5%,
vượt 12,5% so với chỉ tiêu. Tổng số lượng cá hương đạt 310.660 con, vượt 10.660 con
so với chỉ tiêu. Tổng số lượng cá giống sản xuất được 165.040 con, vượt chỉ tiêu 15.040
con so với chỉ tiêu [6, 32, 33, 36].
Khánh Hòa là tỉnh miền Trung đi đầu về thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây
vàng và nghiên cứu nuôi thương phẩm. Đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây
vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hòa” do PGS.TS Lại Văn Hùng
(Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm. Sở NN&PTNT chủ trì đã được Hội đồng
Khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu đạt loại xuất sắc [6].
Năm 2010, trung tâm Giống hải sản Nam Định đã phối hợp với Trường Cao đẳng
Thủy sản Bắc Ninh sản xuất thành công giống cá chim vây vàng. Những con giống này
sau đó được đưa xuống các vùng nuôi thuộc huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định).
Như vậy, để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủ động nguồn con giống với chất
lượng tốt cho người nuôi thì việc tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển
giao công nghệ sản xuất giống cá biển nói chung và cá chim vây vàng nói riêng cho
người nuôi lúc này là rất quan trọng để đạt mục tiêu trên.
Cá chim vây vàng là đôi tượng dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, mặc dù có vùng
phân bố tự nhiên ở Việt Nam nhưng rất ít khi bắt gặp. Nhận thức được tiềm năng của
đối tượng này, nhiều người nuôi cá lồng ở cá tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa đã nhập

giống từ Đài Loan về nuôi, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp, sau thời gian nuôi 10- 12
tháng đạt cỡ thương phẩm 800- 1000 g. Năm 2004 phân viện nuôi trồng thủy sản đã tiến
hành nhập cá hương cá chim vây vàng về nuôi, cá được cho ăn bằng cá tạp, sau 6 tháng
nuôi cá đạt khối lượng trung bình 545 g/con và sau 9 tháng nuôi đạt 722g. Năm 2005
viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản một đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh
học, kỷ thuật nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu bị của 5 loài cá biển kinh tế”, trong
đó có cá chim vây vàng. Kết quả của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi cá chim vây vàng
bằng thức ăn công nghiệp Proconco và cá tạp, với cỡ cá thà là 22g cá đạt 450 g. so với
thức ăn là cá tạp thì cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp sinh trưởng chậm hơn. Cá chim
vây vàng giống cỡ 22g nuôi trong lồng có thể tích 20 m3 với 3 mật độ nuôi là 330 và
600 con/lồng đạt tỷ lệ sống 58,6 – 68,2 %, khối lượng từ 461,2 – 470,2 g và mật độ nuôi
càng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng thấp và tỷ lệ phân đàn cao hơn so với mật độ
thấp. Trong khi đó, cá chim vây vàng giống cỡ 21,1 g được sản xuất tại địa phương nuôi
trong ao đất tại Quảng Ninh nuôi bằng thức ăn công nghiệp nhập từ Trung Quốc với mật
10


độ 1,5 và 2,5 con/m2, sau thời gian nuôi 3 tháng cá đạt khối lượng 257 – 261 g, tỷ lệ
sống 95 – 96 % [1] và cao hơn so với cá nuôi trong lồng bằng nguồn giống nhập từ Đài
Loan. Qua đó cho thấy, việc nhập giống từ các nước khác về ngoài giá giống cao thì tỷ
lệ sống khi ương, nuôi cũng thấp hơn do môi trường nuôi thay đổi [1].
Hầu hết các mô hình nuôi đều cho thấy, cá chim vây vàng có sức sinh trưởng nhanh,
có thể nuôi ở môi trường nước lợ, mặn với các hình thức như nuôi trong lồng lưới hoặc
trong ao đất. Tuy nhiên khả năng chịu rét kém, gặp thời tiết lạnh cá ngừng ăn và có thể
chết. Để nuôi thành công loài cá này, người nuôi cần phải làm tốt công tác kỹ thuật, xử
lý trước khi nuôi, không dùng cá tạp vì dễ làm ô nhiễm nước và truyền bệnh cho cá.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để giảm chi phí thức ăn, đặc biệt
là nghiên cứu nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp, phòng và trị bệnh cho cá.
Năm 2010, Trung tâm Giống hải sản Nam Định đã phối hợp với Trường Cao đẳng
Thủy sản Bắc Ninh sản xuất thành công giống cá chim trắng vây vàng. Những con giống

này sau đó được đưa xuống các vùng nuôi thuộc huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam
Định). Sau thời gian từ 4 - 6 tháng nuôi, cá thương phẩm đạt trọng lượng từ 0,6 – 0,7
kg. Qua 2 năm, các mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng ở Nam Định đều đạt hiệu quả
cao so với các đối tượng nuôi khác, trung bình lãi trên dưới 300 triệu đồng/ha [1]. Cá
chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, đang được phát triển ở các tỉnh Nam Trung bộ,
cho hiệu quả kinh tế cao. Tại Khánh Hòa, bà con nuôi thử trong ao đất và lồng bè. Theo
khảo sát một số hộ ở các huyện Ninh Hòa, Cam Lâm và TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thì
hầu hết người nuôi đều có lãi. Hiện nay cá chim vây vàng đang được nuôi nhiều ở các
tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Khành Hòa, Quảng Ninh, Phú Yên… bởi đặc
tính rộng muối của nó.
1.3. Hệ miễn dịch cá xương và những nghiên cứu về vai trò của các chất kích
ứng miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản
1.3.1. Hệ miễn dịch cá xương
1.3.1.1. Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch ở cá được Hermann F. Stannius bắt đầu nghiên cứu từ những năm 50
của Thế kỷ XVIII. Miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh hay miễn dịch
không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ sẵn có của cơ thể mới sinh và mang tính di truyền
giống nhau giữa cá thể cùng loài. Vai trò của hệ miễn dịch tự nhiên là tuyến phòng thủ
đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các vật thể lạ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho
các cá thể mới sinh, hệ miễn dịch đặc hiệu chưa được hoàn thiện. Hệ miễn dịch tự nhiên
ở cá bao gồm ba thành phần chính; hàng rào vật lý và hóa học, hàng rào dịch thể, hàng
rào tế bào không đặc hiệu. Các thông số miễn dịch bao gồm men dung giải, các chất ức
chế tăng trưởng hoạt hóa bổ thể bằng con đường cổ điển, con đường thứ 2 và con đường
lactin, các chất kết tủ và kết dính, kháng thể, các cytokine, các chemokine và peptid
kháng khuẩn.
11


Ở cá xương, đại thực bào (ĐTB) và bạch cầu (BC) trung tính tham gia vào quá
trình thực bào. Chúng loại bỏ vi khuẩn xâm nhập thông qua các sản phẩm có hoạt tính

oxy hóa cao trong quá trình bùng nổ hô hấp khi tiếp xúc với kháng nguyên [176].
Các yếu tố bên ngoài và bên trong có thể ảnh hưởng đến các thông số của đáp ứng
miễn dịch bẩm sinh. Sự thay đổi nhiệt độ, mật độ nuôi cao, stress có thể làm ức chế đáp
ứng miễn dịch bẩm sinh trong khi một vài thức ăn bổ sung và chất kích ứng miễn dịch
(Immunostimulants) có thể nâng cao hiệu quả của đáp ứng này [108, 109]
1.3.1.2. Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu là đáp ứng miễn dịch (ĐƯMD) chỉ có thể có ở động vật có
xương trưng của ĐƯMD là tính đặc hiệu, tính đa dạng và khả năng ghi nhớ khi gặp lại
cùng kháng nguyên cơ thể sẽ phản ứng nhanh, cường độ mạnh hơn (ĐƯMD thứ cấp).
Những yếu tố cơ bản của miễn dịch đặc hiệu là các thụ quan tế bào lympho T, lympho
B, các phân tử kháng thể (Immino globulin – Ig) [18].
1.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch
Các nhân tố ảnh hưởng đến miễn dịch của cá bao gồm các nhân tố bên trong và
các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong liên quan chủ yếu đến quá trình hình thành
và phát triển của cá. Hệ miễn dịch của cá hoàn thiện chỉ vài ngày sau khi nở, phụ thuộc
vào sự hình thành các lympho tại các cơ quan lympho. Chính vì vậy, việc xác định thời
điểm hệ miễn dịch của cá hoàn thiện có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung các chất
kích ứng miễn dịch làm tăng sức đề kháng của cá. Các nhân tố bên ngoài (môi trường)
có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng ĐƯMD ở cá là nhiệt độ. Trong khoảng
nhiệt độ thích nghi của loài, nhiệt độ càng cao ĐƯMD càng nhanh và cường độ càng
cao.
Chìa khóa cho nuôi trồng thủy sản ngày nay thành công là những biện pháp phòng
bệnh hữu hiệu nhờ vào việc sử dụng vaccine và các chất có hoạt tính sinh học tác động
đến hệ miễn dịch của cá nuôi.
1.3.2. Những nghiên cứu về vai trò của chất kích ứng miễn dịch trong nuôi trồng
thủy sản
Chất kích ứng miễn dịch (Immunostimulants) là những hợp chất chiết suất từ sinh
vật hoặc tổng hợp nhân tạo có khả năng làm gia tăng sức đề kháng bệnh truyền nhiễm,
không phải bằng việc gia tăng cơ chế miễn dịch đặc hiệu, mà bằng cơ chế miễn dịch tự
nhiên, đặc biệt là hệ thực bào [133]. Chất kích ứng miễn dịch thường dùng như chất bổ

trợ, được bổ sung vào trong thức ăn động vật thủy sản trong thời gian dài và có tác dụng
với nhiều loại tác nhân, đó chính là ưu điểm nổi trội hơn vacxin.
1.3.2.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây chất kích ứng miễn dịch được sử dụng rộng rãi trong
nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới nhằm tăng cường khả năng kháng bệnh cho đối
tượng nuôi, khi chưa có vacxin thích hợp. Chất kích thích hệ miễn dịch có khả năng tăng
cường hoạt động hệ miễn dịch tự nhiên khi được sử dụng riêng và hệ miễn dịch đặc hiệu
khi sử dụng kết hợp với vacxin [122]. Trong số các hợp chất tăng cường miễn dịch, có
12


nhiều nghiên cứu tập trung vào các chất gồm; Glucan, MacroGard, Polypeptide,
Levamisole, Chitin, Vitamin C, Lentinan, Schizophyllan, Scleroglucan và Zymosan
[145]. Một số chất bổ dưỡng đặc biệt khác như Acid béo ω – 3, Photpholipids, sắc tố
Carotenoid và Nucleotids. Tuy nhiên, chỉ một số chất có thể ứng dụng tăng cường miễn
dịch cho đối tượng thủy sản [125, 135]. Trong đó Beta 1,3-Glucan được nghiên cứu
nhiều nhất trong phòng bệnh trên cá [31]. Các chất này đã được chứng minh có thể tăng
cường khả năng kháng bệnh của một số loài như cá chép Cyprinus carpio [145], cá hồi
Đại Tây Dương Salmo salar [127], cá Cam Seriola quinqueradia [108], cá hôi vân
Oncorhynchus mykiss [87], cá hôi suôi Salvelinus fontinalis [31] và cá da trơn Châu Phi
Clarias gariepinus[148], chống lại nhiều tác nhân vi khuẩn gây bệnh khác nhau bao
gồm vi khuẩn V.anguillarum, V. salmonicida và Yersinia ruckeri [127] và Areomonas
hydrophyla [148]. Thái Lan, để phòng bệnh cho động vật thủy sản nuôi, người ta sử
dụng thức ăn có chế phẩm sinh học hoạt động như chất kích thích miễn dịch nhằm cải
thiện trực tiếp sức khỏe vật nuôi. Tuy nhiên, đến nay nhiều chất kích thích miễn dịch
chỉ cho kết quả trong thời gian ngắn [16].
Lavens và Sorgeloos (2000) ghi nhận rằng khi cho tôm giống post-larvae ăn
Nauplii của Artemia được làm giàu với acid béo chưa bão hòa sẽ làm tăng khả năng
chống sốc độ mặn. Phospholipid đóng vai trò quan trọng trong bảo toàn màng tế bào,
một yếu tố quan trọng hàng đầu để phản ứng lại các kháng nguyên trong tất cả các vi

sinh vật. Vitamin E, Selenium và Nucleotides có thể có tác động hữu ích tới hệ miễn
dịch của tôm. Vitamin E và Selenium có tác dụng rất hiệu quả trong việc chống lại sự
oxy hóa mà được biết sẽ tác động lên hệ thống miễn dịch của động vật có xương sống
như cá. Vitamin E sẽ lọc hết các gốc tự do hình thành trong giai đoạn đầu của quá trình
tiền oxy hóa chất béo trong màng tế bào, trong khi Selenium là một thành phần của sự
tiền oxy hóa Glutathione làm giảm quá trình tiền oxy hóa chât béo trong tế bào [97]. Đối
với tôm, giúp kích thích hệ miễn dịch là những dạng protein liên kết với các phân tử đặc
trưng trên các sinh vật xâm nhập. Cacbohydrates của các màng tế bào đặc biệt của vi
khuẩn và nấm được xác định như là những phân tử được nhận diện qua các mẫu protein.
Các phân tử này được sử dụng rộng rãi như các chất kích thích hệ miễn dịch. Có ba sản
phẩm đã được thử nghiệm trên tôm như những chất kích thích miễn dịch gồm;
Lipopolysaccharide (LPS), Glucan và Peptidoglycan (PG). PLS và PG là những
carbohydrates màng tế bào vi khuẩn, trong khi Glucans là một tập hợp các phần tử
Glucose polymeric được tìm thấy trong màng tế bào nấm [97]. Beta – 1,3/1,6 Glucan
được coi là chất kích thích hệ miễn dịch hiệu quả nhất đối với tôm, cá nuôi và nó được
dùng như một thành phần quan trọng trong thức ăn nuôi tôm công nghiệp [95]. Glucans
là hợp chất glucose được tìm thấy trong thành tế bào của thực vật, nấm men, nấm và vi

13


×