Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 47 trang )

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
KN:Thị trường tài chính: Là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi
thiếu vốn.
Là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính.
1. Chức năng của thị trường tài chính: (5 chức năng)
(1). Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn ( Đây là chức năng
chủ yếu): Dòng vốn được chảy qua 2 Kênh:
+Kênh tài chính gián tiếp: các chủ thể thừa vốn cung ứng vốn gián tiếp thông
qua các trung gian tài chính: ngân hang, tổ chức tiết kiệm, bảo hiểm...
+Kênh tài chính trực tiếp: Các chủ thể mua các tài sản tài chính trực tiếp do
các chủ thể thiếu vốn phát hành thông qua các thị trường tài chính.
(2). Hình thức thành giá của các tài sản tài chính: Thông qua sự tác động qua lại
giữa người mua và người bán, giá, lợi tức của tài sản tài chính được xác định.
(3). Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính: Thị trường tài chính Tạo ra cơ chế
cho các Nhà đầu tư có thể mua bán tài sản tài chính với nhau.
(4). Giảm thiểu chi phí tìm kiếm thông tin: Nhà đầu tư ko phải tốn nhiều thời gian
và tiền bạc để tìm kiếm hoạt động mua bán vì thị trường tài chính có tính tập trung,
khối lượng giao dịch lớn, thong tin đầy đủ, nhanh chóng.
(5). ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ
2. Phân loại thị trường tài chính:
*Căn cứ thời hạn luân chuyển vốn:gồm thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
(1). Thị trường tiền tệ: là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn
Đặc điểm: Thời gian ngắn, tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, hđ ổn định.
Phân loại thị trường tiền tệ gồm:
+Thị trường tín dụng: gồm các hđ của các ngân hàng TM: huy động hay cho
vay vốn.
+Thị trường liên ngân hàng: hđ nhằm giảI quyết nhu cầu vốn tín dụng giữa
các ngân hàng với nhau.


+Thị trường chứng khoán ngắn hạn: là nơI diễn ra các giao dịch mua bán
chứng khoán ngắn hạn: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng…
+Thị trường hối đoái.:Là nơI diễn ra các hđ trao đổi mua bán ngoại tệ.


(2). Thị trường vốn: nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính trung, dài hạn
Đặc điểm: tính thanh khoản kém, độ rủi ro cao hơn, mức lợi tức cao hơn.
Phân loại thị trường vốn gồm:
+Thị trường chứng khoán gồm: Thị trường CK sơ cấp, thứ cấp.
+Thị trường bất động sản
+Thị trường bảo hiểm
+Thị trường thuê mua tài chính
+Thị trường cầm cố
*Căn cứ cách thức huy động vốn: thị trường nợ, thị trường vốn cổ phần
(1). Thị trường nợ: nơI mua bán các công cụ nợ: trái phiếu, khoản cho vay .. có kỳ
hạn
(2). Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổ phần;
ko có kỳ hạn, chỉ có ngày phát hành.
*Căn cứ vào tính chất phát hành gồm: thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp.
(1). Thị trường sơ cấp là thị trường trong đo các công cụ tài chính được phát hành
lần đầu, bán cho người đầu tiên mua chúng.
(2). Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã
được phát hành trên thị trường sơ cấp
3. Các công cụ của thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu (hối phiếu, lênh phiếu, chứng
chỉ lưu kho), chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, chấp phiếu ngânh hàng.
Thị trường vốn: Cổ phiếu, trái phiếu, các koản tín dụng cầm cố, các khoản tín dụng
thương mại, chứng chỉ quỹ đầu tư.
4. Các định chế tài chính trung gian:
(1). Các công ty chứng khoán

(2). Các quỹ đầu tư và các công ty quản lý quỹ
(3). Tổ chức đăng ký và lưu ký chứng khoán.
(4) Tổ chức dịch vụ máy tính.
(5). Các ngân hàng thương mại: chỉ định thanh toán, giám sát, lưu ký
(6). Các công ty, tập đoàn đầu tư tài chính.
(7). Các công ty, các quỹ bảo hiểm.
(8). Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.

Bản chất, chức năng thị trường chứng khoán:


Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm
Thị trường chứng khoán có 5 chức năng:
(1). Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
(2). Cung cấp môI trường đầu tư cho công chúng
(3). Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
(4). Đánh giá hoạt động của 1 doanh nghiệp
(5). Tạo môI trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.

2.

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các
nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
a)


Nhà phỏt hành

Nhà phỏt hành là cỏc tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường
chứng khoán.
Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính
phủ và trái phiếu địa phương.
Cụng ty là nhà phỏt hành cỏc cổ phiếu và trỏi phiếu cụng ty.
Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu,
chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
b)

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư
có tổ chức.
-

Các nhà đầu tư cá nhân
Các nhà đầu tư có tổ chức

c)
-

Cỏc tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Cụng ty chứng khoỏn
Quỹ đầu tư chứng khoán
Cỏc trung gian tài chớnh


d)

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán


-

Cơ quan quản lý Nhà nước
Sở giao dịch chứng khoỏn
Hiệp hội cỏc nhà kinh doanh chứng khoỏn
Tổ chức lưu ký và thanh toỏn bự trừ chứng khoỏn
Cụng ty dịch vụ mỏy tớnh chứng khoỏn
Cỏc tổ chức tài trợ chứng khoỏn
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...

3.
Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
(1). Công khai
(2). Nguyên tắc trung gian
(3). Nguyên tắc đấu giá.

4.

Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài
chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau
đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
a)


Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn

Thị trường chứng khoán được chia thành:
-thị trường sơ cấp
-thị trường thứ cấp.
ã
Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị
trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc
nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
·

Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đó được phát hành trên thị
trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đó phỏt hành.
b)

Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Thị trường chứng khoán được phân thành
-thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán)
-thị trường phi tập trung (thị trường OTC).


c)

Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường

Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường:

-thị trường cổ phiếu,
- trường trái phiếu,
-thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
·
Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao
gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đói.
·
Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đó
được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị
và trái phiếu chính phủ.
·
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua
đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp
đồng quyền chọn...


CHỨNG KHOÁN
CỔ PHIẾU:
Cổ phiếu là 1 loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút
toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu nó Đối với
tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần.
Phân loại cổ phiếu:
Theo tính chất, quyền lợi mà Cổ phiếu mang lại cổ đông, gồm: cổ phiếu phổ
thông và cổ phiếu đãI .
(1). Cổ phiếu phổ thông mang lại cho các cổ đông các quyền sau:
- Quyền được hưởng cổ tức
- Quyền bỏ phiếu: thông thường quy ước 1 Cổ phiếu là 1 phiếu bầu.
ở Việt Nam cứ 5% nắm giữ được gọi là cổ đông lớn.
- Quyền mua cổ phiếu mới
(2). Cổ phiếu ưu đãi: dành cho cổ đông những ưu đãI hơn so với cổ phiếu phổ thông.

Có 3 loại ưu đãi: Ưu đãI cổ tức, Ưu đãI biểu quyết, Ưu đãI về hoàn vốn.
Theo góc độ khả năng đem lại lợi tức, cổ phiếu bao gồm:
(1). Cổ phiếu hàng đầu: Cổ phiếu của Dn có quy mô lớn, giá, cổ tức ổn định; Tổng
vốn hoá thị trường cao nhất trong thời gian dài. (tông rvốn hoá thị trường=giá thị
trường * KL chứng khoán niêm yết)
(2). Cổ phiếu tăng trưởng: Cổ phiếu của cty có tốc độ tăng trưởng mạnh so với nền
kinh tế nói chung và nhanh hơn mức trung bình của ngành
(3). Cổ phiếu phòng vệ: những Cổ phiếu của cty có sức chống đỡ với suy thoáI: ko
chịu biến động bởi giá cả thị trường, nó thuộc ngành sp thiết yếu.
(4). Cổ phiếu chu kỳ: là Cổ phiếu những cty có mức lợi nhuận biến đổi theo chu kỳ
kinh doanh: nền Kinh tế tăng khả năng thu lợi tăng, giá tăng và ngược lại; thuộc các
ngành sắt thép, phương tiện, du lịch, bất động sản, xây dùng.
(5). Cổ phiếu thu nhập: thường là Cổ phiếu của những cty thuộc lĩnh vực công ích,
có lãI cao hơn mức trung bình.
(6). Cổ phiếu thời vụ
(7). Cổ phiếu đầu cơ: Biểu hiện dễ nhận they là giá cả binh fthường nhưng khối
lượng gia tăng đột biến.

TRÁI PHIẾU


Trái phiếu là 1 loại chứng khoán nợ quy định nghĩa vụ của người phảI trả cho người
năm giữ nó một khoản tiền xác định
Thời hạn của trái phiếu:
Từ 1-5 năm: trái phiếu ngắn hạn.
Từ 5-10 năm: trái phiếu trung hạn
Từ 10 năm trở lên: trái phiếu dài hạn
Giá của trái phiếu sẽ biến đổi khi lãI suất thị trường thay đổi
Phân loại trái phiếu, gồm 4 loai:
(1). Trái phiếu vô danh

(2). Trái phiếu ghi danh
(3). Trái phiếu chính phủ
(4). Trái phiếu doanh nghiệp gồm:
-Trái phiếu có bảo đảm,
-Trái phiếu không bảo đảm;
-Trái phiếu có thể mua lại;
-Trái phiếu có thể bán lại;
-Trái phiếu có thể chuyển đổi.

CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ
Chứng chỉ quỹ đầu tư là vốn góp được chia thành nhiều phần bằng nhau trong một
quỹ đầu tư.
Phân loại:
*Căn cứ cách thức vận động vốn, quỹ đầu tư được chia làm 2 loại: Quỹ đóng, quỹ
mở:
Quỹ đóng:
Các chứng chỉ quỹ hay cổ phần quỹ chỉ được phát hành 1 lần, với 1 số lượng xác
định.
Sau khi phát hành, quỹ ko mua lại cung ko phát hành bổ sung.
Nhà đầu tư muốn mua bán thì phảI tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán
tập trung => phù hợp cho việc kd các chứng khoán có độ biến động cao và ít được
giao dịch.
Quỹ mở:
Liên tục phát hành ra công chúng, số lượng ko hạn chế.
Quỹ sẵn sàng mua lại khi nhà đầu tư có nhu cầu.


Cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ ko giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng
với quỹ hoặc đại lý được uỷ quyền.
*Căn cứ cách thức huy động vốn, quỹ đầu tư được chia làm 2 loại: Quỹ đại chúng,

quỹ thành viên:
Quỹ đại chúng: Có ít nhất 100 nhà đầu tư mua vào, có góp vào ít nhất 10 tỷ đồng
Việt Nam. (2 chứng chỉ quỹ ở VN hiện nay là: Pru và VF1)
Quỹ thành viên: Có tối đa 30 thành viên góp vào ít nhất 50 tỷ
*Căn cứ cơ cấu tổ chức, được chia làm 2 loại: Quỹ công ty, quỹ hợp đồng:
Quỹ công ty : 1 cty được thành lập theo quy định của pháp luật, phát hành cổ phiếu
ra công chúng. Khi mua cổ phần, nhà đầu tư trở thành cổ đông, cá đầy đủ quyền do
pháp luật quy định. Bản thân quỹ là 1 công ty, có tư cách pháp nhân, có hội đồng
quản trị. Hội đồng quản trị sẽ thuê người qly, giám sát công việc sao cho đạt được
mục tiêu của quỹ.
Quỹ hợp đồng: 1 cty qly quỹ sẽ huy động vốn thành lập 1 quỹ bằng cách lấy tổng
lượng vốn dự kiến cần huy động chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần
tương ứng 1 chứng chỉ quỹ, sau đó bán cho các nhà đầu tư. Quỹ chỉ đơn thuần là 1
khoản tiền, ko có tư cách pháp nhân. Nhà đầu tư ko được tham gia vào qúa trình
quyết định đầu tư của quỹ mà uỷ thác việc qlý quỹ cho cty.
CÁC CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH:
Chứng khoán cơ sở là nền tảng để dẫn đến chứng khoán pháI sinh, phảI có chứng
khoán cơ sở thì mới có chứng khoán pháI sinh. Chứng khoán cơ sở là: Trái phiếu,
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ từ đo có các quyền mua, chứng quyền (đây chính là chứng
khoán phái sinh)
Phân loại: 6 loại: Quyền mua cổ phần
Chứng quyền
Quyền chọn mua
Quyền chọn bán
Hợp đồng có kỳ hạn
Hợp đồng tương lai
(1). Quyền mua: quyền dành cho cổ đông hiện hữu được mua một số lượng cổ phần
tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có với giá ưu đãI thấp hơn giá chào mời ra công
chúng.
Mỗi cổ phần là 1 quyền, số quyền cần để mua 1 cổ phần mới= Số lượng cổ phiếu

cũ/số lượng cổ phần mới
Số lượng cổ phần mới = mức vốn cần huy động* giá đăng ký mua.


(2). Chứng quyền là 1 loại Chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được
mua 1 sô lượng cổ phần xác định phát hành thêm trong tương lai.
Giá mua cổ phiếu ghi trong chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ
phiếu cơ sở tại thời điểm phát hành.
Nhà đầu tư ko có quyền cổ đông trong công ty, ko được nhận cổ tức, ko có quyền
biểu quyết.
Giá trị của chứng quyền phụ thuộc vào 2 yếu tố: giá trị đầu tư; thời hạn của chứng
quyền
Giá trị của chứng quyền: Nếu 1 chứng quyền cho phép mua 10 cổ phiếu với
giá 20.000VND/CP, giá trị thị trường của CP hiện là 30.000VND/CP, vậy chứng
quyền sẽ có giá tối thiểu là: 10*10.000=100.000VND/CP.
Thời hạn của chứng quyền:Thời gian đến khi hết hạn càng dài thì giá càng
cao. Nếu như 1 Cổ phiếu được bán dưới mức giá thực hiện và chỉ còn 1 ngày nữa là
hết hạn chứng quyền thì quyền đo sẽ bị coi là vô giá trị.
(3). Quyền chọn mua: Là quyền dành cho người nắm giữ được quyền mua một
lượng cổ phần được phát hành trong tương lai. VD: nếu năm nay bạn cam kết với
DN là năm sau DN sẽ phát hành và bạn sẽ được mua với giá 1000.000VNĐ. nhưng
năm sau, giá thị trường là 120.000VNĐ thì bạn vẫn được quyền mua với giá 100.000
để bán ra thị trường với giá 120.000.
(4). Quyền chọn bán: Là quyền dành cho người sở hữu nó được quyền bán cho
người phát hành với giá đã thoả thuận ở hiện tại nhưng bán trong tương lai. VD: Giả
sử DN cam kết sẽ mua cổ phiếu của bạn vào năm sau với mức giá là 100.000VNĐ.
nhưng sang năm giá của cổ phiếu đo trên thị trường là 80.000. Bạn có thể mua trên
thị trường với giá 80.000 để bán lại cho DN đo với giá 100.000.
(5). Hợp đồng có kỳ hạn: Là 1 thoả thuận trong đo DN A và DN B chấp nhận thực
hiện 1 giao dịch với khối lượng hàng hoá xác định, tại 1 thời điểm xác định trong

tương lai với mức giá thoả thuận của ngày hôm nay. (Nhược điểm: Vì giá được xđ ở
thời điểm hiện tại, còn hàng hoá lại giao trong tương lai. Do đo sự biến động về giá
cả trong tương lai sẽ lèm cho 1 trong 2 bên phảI chịu thiệt hại)
(6). Hợp đồng tương lai: Là 1 thoả thuận pháp lý giữa Dn A và DN b thông qua
trung gian là 1sở giao dịch có uy tín;
Mức giá theo đo các bên thoả thuận giao dịch trong tương lai gọi là giá hợp đồng
tương lai
Thời hạn ấn định theo đo các bên phảI giao dịch gọi là thời hạn thanh toan hay thời
hạn giao nhận


THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP
(Phát hành Chứng khoán, niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán)

Thị trường chứng khoán sơ cấp:Là thị trường mua bán lần đầu các chứng khoán
mới phát hành
Chức năng: 3 chức năng: Đối với nền kinh tế, chính phủ, DN:
* Đối với nền kinh tế: huy động vốn cho nền kinh tế bằng cách tạo ra nhiều cơ hội
đầu tư cho người có tiền nhàn rỗi.; là 1 kênh phân bổ vốn hiệu quả: các nguồn vốn sẽ
được phân bổ cho các dù án đầu tư có hiệu quả nhất, tạo ra nhiều giá trị kinh té nhât.
*Đối với chính phủ: Giúp chính phủ giảI quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách, có
thêm vốn để đầu tư XD cơ sở hạ tầng mà ko phảI pát hành thêm tiền gây lạm phát;
Việc phát hành trái phiếu còn là 1 biện pháp bình ổn kinh tế, thông qua những
phương thức điều chỉnh lãI suất trái phiếu chính phủ làm ảh đến lãI suất thị trường,
ảh đến khả năng tiết kiệm, đầu tư và cung cầu tiền tệ của nền kinh tế (khi nền kinh tế
suy thoáI, chính phủ hạ lãI suất trái phiếu dài hạn để kích thích đầu tư. Khi nền kinh
tế quá nóng, lạm phát quá cao, chính phủ tăng lãI suất trái phiếu, giảm nhịp độ đầu
tư và tiêu dùng quá cao)
*Đối với các DN: Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ổn
định và dẽ dàng hơn đI vay ngân hàng; Cũng có thể mua chứng khoán như 1 tài sản

kinh doanh và sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết
Các chủ thể phát hành: Chính phủ, DN, Quỹ đầu tư.
(1) Chính phủ: phát hành 2 loại chứng khoán: Tín phiếu kho bạc<1 năm); trái phiếu
kho bạc (>1năm)
+ Tín phiếu kho bạc: Chính phủ phát hành tín phiếu kho bạc để có vốn chi tiêu
chinh sphủ cho bộ máy chính phủ và để ngân hàng TW điều hành các chính sách
tiền tệ quốc gia.
+ Trái phiếu kho bạc: Do kho bạc là đơn vị của Bộ Tài chính phát hành qua 3 hình
thức: - Bán lẻ tại các kho bạc quận huyện trên toàn quốc; - Tập trung phát hành trái
phiếu theo đơt khoảng 2-4 lần/năm; - Bảo lãnh phát hành.
(2) Doanh nghiệp: Khi muốn mở rộng SXKD, đầu tư vào trang thiết bị máy móc,
cơ sá vật chất thì DN cần có những khoản vốn lớn và dài hạn; do đo DN sẽ phát


hành cổ phiếu để mời cộng tác làm ăn hay phát hành trái phiếu để vay vốn => nhằm
mục đích phục vụ cho phát triển của mình.
(3) Quỹ đầu tư chứng khoán: là 1 nhân tố để thị trường Việt nam bứt phá khi các
nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu về tính khả thi của dù án. các đối tượng tham gia:
Công ty quản lý quỹ; Nhà đầu tư; ngân hàng giám sát.
Các phương thức phát hành chứng khoán: 2: phát hành riêng lẻ và phát hành ra
công chúng
Mục đích phân biệt giữa hình thức phát hành riêng lẻ và hình thức phát hành ra
công chúng là để nhằm dễ quản lý nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nhất là
những nhà đầu tư nhá không có kiến thức chuyên sâu.
Phát hành riêng lẻ:
Là việc phát hành trong đo chứng khoán được bán trong phạm vi 1 số người nhất
định, với những đk hạn chế, và ko tiến hành 1 cách rộng rãI ra công chúng.
Việc phát hành chứng khoán thường chịu sự điều chỉnh của luật cty.
Chứng khoán ko được niêm yết và giao dịch trên thị trường sơ cấp.
Nguyên nhân Dn lựa chon phương thức phát hành riêng lẻ là:

- Cty ko đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng.
- Số lượng vốn cần huy động thấp, do đo nếu phát hành theo hình thức ra công
chúng thì chi phí trên mỗi đồng vốn sẽ trở nên quá cao.
- Cty phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ kinh doanh.
- Phát hành cho cá cán bộ công nhân viên chức của công ty.
Phát hành ra công chúng:
Là chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua trung gian
cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành
Đặc điểm: Chứng khoán được phép nêim yết trên thị trường chứng khoán tập trung,
có tính thanh khoản cao; Các công ty có chứng khoán được phát hành ra công chúng
được nhiều người biết đến hơn, thuận lọi trong giao dịch hơn vì uy tín;
Hình thức:
(1). Phát hành cổ phiếu ra công chúng: được thực hiện theo 1 trong 2 phương thức:
+Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành cổ phiếu của cty lần đầu
tiên được bán rộng rãI cho công chúng đầu tư.
- IPO sơ cấp:cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn.
- IPO thứ cấp: cổ phiếu được bán lần đầu từ số cổ phiếu hiền hữu
+Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp: đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của cty
(2). Phát hành trái phiếu ra công chúng: chi có 1 phương thức duy nhất là chào bán
sơ cấp.

Quy trình phát hành:


(1) Điều kiện:
Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng:
-Là công ty cổ phần có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng
-Hoạt động năm liền trước phải có lãi
- Có phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành
- Miễn trừ điều kiện vốn và lãi cho phát hành thành lập công ty cổ phần xây dùng cơ

sở hạ tầng, công nghệ cao.
Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng:
• Là Cty cổ phần, TNHH, DNNN có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng
• Hoạt động năm liền trớc phải có lãi
• Có phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành
• Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
• Tổ chức phát hành phải xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán:
Phát hành CCQĐTCK đồng thời với thủ tục xin phép lập Quỹ.
Việc phát hành chứng chỉ để tăng vốn phải được UBCK chấp thuận.
Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiêu là 50tỷ đồng

Thủ tục phát hành lần đầu;
Lựa chọn công ty bảo lãnh phát hành
Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, gồm: Đơn xin phát hành; Bản sao giấy phép
thành lập; Bản sao chứng nhận đăng ký KD; Điều lệ hoạt động; Nghị quyết của đại
hội cổ đông chấp thuận việc phát hành cổ phiếu; Bản cáo bạch; Danh sách , sơ yếu
lý lịch thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc; BCTC trong 2 năm gần nhất;
Cam kết bảo lãnh phát hành được ký với cty bảo lãnh.
Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên Uỷ ban chứng khoán
Công bố phát hành: Sau khi nhận được giấy phép phát hành; tổ chức phát hành phảI
gửi cho UBCK nhà nước: Bản cáo bạch; nội dung thông báo phát hành; Các tài liệu
khác (nếu có). Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được giấy phép phát hành do UBCK
nhà nước cấp, tổ chức bảo lãnh phối hợp tổ chức phát hành để công bố việc phát
hành ít nhất trên 5 số báo ngày liên tiếp của 1 tờ báo TW(nhân dân), 1 tờ báo địa
phương nơI TCPH đặt trụ sở chính, và bản tin chính thức của thị trường chứng
khoán (Tạp chí chứng khoán). Đưa bản cáo bạch đI in và phát hàng loạt rộng rãi
Phân phối chứng khoán:
TCBL, TCPH yêu cầu nhà đầu tư điền phiếu đăng ký mua: tên, địa chỉ liên
lạc,số lượng, số tiền ký quỹ.

Yêu cầu nhà đầu tư đặt cọc 1 khoản tiền nhưng ko vượt quá 10% giá trị chứng
khoán đăng ký mua.


Thời hạn đăng ký mua chứng khoán kéo dài tối thiểu 30 ngày
PhảI dành ít nhất 20% số lượng chứng khoán phát hành ra công chúng để
phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân.
Kết thúc đợt phát hành: TCPH, TCBL phảI chuyển giao chứng khoán cho người
mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành

Các trường hợp không phảI đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
+Trái phiếu chính phủ Việt nam
+Trái phiếu của tổ chức tài chính quèc tế được chính phủ Việt nam chấp thuận.
+DN nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần
+ bán chứng khoán theo bản án, quyết định của toà án hoặc việc bán chứng khoán
của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc
mất khả năng thanh toán.
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
1. Hồ sơ đăng ký chào bán Cổ phiếu ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán Cổ phiếu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và
phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán Cổ phiếu ra công chúng;
đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (Nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu

công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được
từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng;
đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành Đối với Nhà đầu tư về
điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư
và các điều kiện khác;
e) Cam kết bảo lãnh phát hành (Nếu có).
3. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm có:
a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Dù thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;


d) Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán;
đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (Nếu có)

Bảo lãnh phát hành:
Khái niệm: Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán ra công chứng và giúp bình ổn giá cả chứng khoán
trong giai doạn đầu sau khi phát hành
Bảo lãnh phát hành gồm cả tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán.
Các hình thức bảo lãnh phát hành
(1) Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: TCBL cam kết sẽ mua hết roàn bộ số chứng
khoán của tổ chức phát hành cho dù có phân phối hết được hay ko.
(2) Bảo lãnh theo phương thức dù phòng: TCBL sẽ mua nốt số chứng khoán mà
TCPH bán ko hết còn tồn lại.
(3) Bảo lãnh với với cố gắng cao nhất: TCBL nhận làm đại lý cho TCPH, cam
kết sẽ cố gắng bán hết chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu ko bán hết được
sẽ trả lại cho TCPH.
(4) Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: TCBL cam kết sẽ bán hết toàn

bộ số chứng khoán, nếu ko bán hết được thì sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
(5) Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu-tối đa: TCPH yêu cầu TCBL bán tổi
thiểu 1 tỷ lệ chứng khoán nhất đinh ( mức sàn); Vượt trên mức đó, TCBL
được tự do chào bán với mức tối đa ( mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán
được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành:
• Tổ chức bảo lãnh phát hành phải có giấy phép hoạt động bảo lãnh và không là
người liên quan với TCPH.
• Chỉ được phép bảo lãnh tổng giá trị chứng khoán không quá 30% vốn tự có
của TCBL.


SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG OTC

I. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN:
1. KháI niệm, đặc điểm, chức năng:
+ Sở giao dịch chứng khoán là 1 thị trường tập trung, là tổ chức có chủ thể do cơ
quan nhà nước cấp trong đó việc giao dịch mua bán được thực hiện trên sàn giao
dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính.
+ Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán thông
thường là chứng khoán của các công ty lớn,có danh tiếng, đã trảI qua thử thách trên
thị trường, đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết.
+ Sở GDCK là 1 tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của
pháp luật.
Điều kiện niêm yết: + về vốn: 50 tỷ; 2 năm liền làm ăn có lãI; Có tối thiểu 20% số
cổ phiếu và 100 cổ đông chấp thuận.
Phương thức giao dịch: cơ chế khớp lệnh tập trung đấu lệnh hoặc đấu giá.
Hình thức sở hữu:
+ Hình thức sở hữu thành viên:
Sở DGCK do các thành viên là các cty chứng khoán sở hữu, được tổ chức

dưới hình thức cty TNHH, có hội đồng quản trị do các cty chứng khoán thành viên
bầu ra theo từng nhiệm kỳ.
Ưu: Thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là quản lý nên chi phí
thấp và dễ đối phó với tình hình thay đổi trên thị trường; Hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận
+ Hình thức cty cổ phần:
SDGCK được tổ chức dưới hình thức 1 cty cổ phần đặc biệt do các cty chứng
khoán thành viên, ngân hàng, cty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là
cổ đông. Tổ chức, hoạt động của sở DGCK theo luật công ty và chạy theo mục tiêu
lợi nhuận
Ưu: Quản trị điều hành tốt
Nhược: Vì chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận, do đó trong TH có dấu hiệu suy
giảm, có thể có biểu hiện ko minh bạch trong báo cáo tài chính.


+ Hình thức sở hữu nhà nước:
Do Chính phủ hoặc 1 cơ quan của chính phủ đứng ra thành lập, quản lý, sở
hữu 1 phần hay toàn bộ vốn của sở DGCK.
Ưu: Ko chạy theo lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư
Trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can thiệp kịp thời để bình
ổn thị trường.
Nhược: Thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả.
Chức năng của sở DGCK:
+ Thiết lập 1 thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, vận hành liên tục với các
chứng khoán được lựa chọn (chức năng quan trọng nhất).
+ Xác định giá cả công bằng nhằm tạo ra một thị trường liên tục.
2. Tổ chức hoạt động của sở giao dịch chứng khoán
(1) Hội đồng quản trị:
Là cấp cao nhất ra các quyết định về hoạt động của sở GDCK
Có 3 nhóm đối tượng tham gia thành viên hội đồng quản trị: công ty chứng khoán

thành viên; Thành viên độc lập ( Luật sư, chuyên môn, tổ chức niêm yết); Đại diện
cho chính phủ.
(2) Ban giám đốc điều hành
(3) các tiểu ban hỗ trợ
(4) Các phòng ban
3. Thành viên sở giao dịch chứng khoán
Thành viên sở DGCK là các công ty chứng khoán được UB chứng khoán cấp giấy
phép hoạt động và được sở GDCK chấp nhận là thành viên của sở DGCK.
Phân loại:
(1) Thành viên thông thường (chính): Tham gia ngay từ khi mới thành lập sở
GDCK; được quyền biểu quyết và phân chia tài sản của sở DGCK.
(2) Thành viên đặc biệt: Là thành viên mới gia nhập sau này nhằm giảm bớt
gánh nặng về tài chính cho các thành viên cũ và tăng quy mô hoạt động của thị
trường; PhảI đóng phí gia nha nhập, không được quyền bầu cử và quyền đòi hỏi
đối với tài sản của sở DGCK.
(3) MôI giới độc lập: nhận lênh giao dịch từ các nhà môI giới hưởng hoa hồng để
thực hiện khi các nhà môI giới hưởng hoa hồng làm không hết việc với khối
lượng công việc quá nhiều.
(4) Nhà tạo lập thị trường: Những người tạo ra thị trường cho nó hoạt đông liên
tục; Khi 1 chứng khoán giao dịch trên sàn trở nên khan hiếm, Sở GDCK yêu cầu
các nhà tạo lập thị trường bán bớt các chứng khoán cá nhân để bình ổn thị trường.
Khi giá thấp quá, sở GDCK yêu cầu các nhà tạo lập thị trường mua vào.
(5) Thành viên trong nước


(6) Thành viên nước ngoài.

Tiêu chuẩn làm thành viên:
+ Về tài chính:
Về vốn: nghiệp vụ mội giới: 25 tỉ; tự doanh: 100 tỉ; bảo lãnh phát hành: 165 tỉ;

Tư vấn đầu tư: 10 tỉ
Hệ số tài chính tốt: Tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần và tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ
phần cũng như các chỉ báo kinh doanh của công ty phảI bình thường đảm bảo thực
trạng tài chính và khả năng sinh lời của công ty.
+ Về cơ sở vật chất: Cty làm thành viên phảI có trụ sở chính,, các chi nhánh, văn
phòng giao dịch, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh
như các trạm đầu cuối để nhận lệnh, xác nhận lệnh, các bảng hiển thị điện tử.
+ Về nhân sự: đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, tư cách đạo đức tốt; số lượng.
Quy trình và thủ tục kết nạp thành viên sở DGCK:
Thảo luận, Nộp đơn xin kết nạp, thẩm tra, chấp thuận của hội đồng quản trị, thanh
toán các khoản phí, Kết nạp.
Thảo luận sơ bộ: Cty xin làm thanh viên thực hiện thảo luận sơ bộ trước khi nộp
đơn nhằm tránh nhẵm sai sót về thủ tục xin làm thành viên. Sở DGCK cung cấp các
thông tin cần thiết về các quy định tiêu chuẩn thành viên, phương pháp hoàn tất nội
dung đơn, và phí gia nhập, Cty thảo luận về ngày nộp đơn cho sở GDCK.
Nộp đơn:Cty xin làm thành viênnộp đơn theo mẫu chung cho sở DGCK cùng các tài
liệu khác bổ sung trong hồ sơ thành viên.
Sở GDCK thẩm định chất lượng của công ty nộp đơn dùa trên cơ sở quy định về
thành viên. Hội đồng quản trị sẽ ra quyết định chấp thuận hay không chấp nhận tư
cách thành viên. PhảI có tối thiểu 2/3 phần trăm số thành viên hội đồng quản trị chấp
thuận thì mới được chấp nhận.
Thanh toán các khoản phí gia nhập và các phí khác nếu việc chấp thuận kết nạp
của công ty có hiệu lực.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên:
Quyền:
+ Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do sở GDCK, trung tâm giao dịch
chứng khoán cung cấp;
+ Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ sở giao dịch chứng
khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán;
+ Đề nghị sở DGCK, Trung tâm giao dịch chứng khoán làm trung gian hoà giả khi

có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao
dịch.


+ Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của sở giao dịch chứng
khoán; Trung tậm giao dịch chứng khoán;
Nghĩa vụ:
+ Chịu sự giám sát của sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm GDCK;
+ quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của từng nhà đầu tư với tiền và chứng khoán
của công ty chứng khoán;Thu thập, tìm hiểu thông tin, cung cấp thông tin chính xác
cho khách hàng;
+ Thực hiện các nghĩa vụ kế toán kiểm toán, báo cáo theo quy định pháp luật
+ Nộp phí thành viên, phí giao dịch: Hiện nay ở Việt nam quy định
Quyền được thu phí tối đa là 0,5% đối với cổ phiếu; 0,15% đối với tráI phiếu; Nghĩa
vụ phảI nộp phí là 0,05% đối với cổ phiếu và 0,0015 đối với tráI phiếu
4. Niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là thủ tục đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao
dịch tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.
Mục tiêu của niêm yết: hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dùng lòng tin của
công chúng Đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có
chất lượng cao để giao dịch.
ưu điểm: Công ty dễ dàng trong huy động vốn: Cty được niêm yết có thể thu hút
vốn dài hạn thông qua phát hành chứng khoán với chi phí thấp.
Tác động đến công chúng: thông qua niêm yết, hình ảnh của các cty
được nhiều nhà đầu tư biết đến hơn, do đó dễ dễ được đón nhận sự thân thiện hơn
mà các nhà đầu tư dành cho họ.
Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán
Ưu đãI về thuế TNDN;
Thông qua cơ chế công khai thông tin khiniêm yết, cổ đông có thể giám
sát công ty

Hạn chế: Nghĩa vụ công bố thông tin, có thể bị lộ ra những điểm yếu, bí mật kinh
doanh, bí quyết làm nghề
Những cản trở trong việc thâu tóm, sáp nhập
Phân loại niêm yêt:
Niêm yết lần đầu: cho phép chứng khoán của TCPH được đăng ký niêm yết giao
dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng.
Niêm yết bổ sung: Sở DGCK chấp nhận cho 1 cty niêm yết được niêm yết các cổ
phiếu mới phát hành vì mục đích tăng vốn, sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các
tráI quyền hoặc thựchiện chuyển đổi các trái phiếu thành cổ phiếu.
Thay đổi niêm yết: phát sinh khi cty niêm yết thay đổi tên giao dịch, kl, mênh giá
hoặc tổng giá trị cổ phiếu được niêm yết của mình..
Niêm yết lại: cho phép 1 cty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng
khoán trước đây đã bị huỷ bỏ vì các lý do ko đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết.


Niêm yết cửa sau: trường hợp 1 số tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết
hoặc tham gia vào hiệp hội với 1 tổ chức nhóm ko niêm yết và kết quả là các tổ chức
ko niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần:
_Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra
công chúng trên 1 sở DGCK;
_Niêm yết từng phần là việc niêm yết 1 phần trong tổng số chứng khoán đã phát
hành ra công chúng của lần phát hành đó, phân còn lại ko hoặc chưa được niêm yết
(thường diễn ra ở các doanh nghiệp lớn do chính phủ kiểm soát.
Điều kiện niêm yết:
+ Về thời gian hoạt động: tối thiểu 3-5 năm hoặc cổ phiếu đã được giao dịch
trên thị trường phi tập trung.
+ Quy mô vốn: có vốn tối thiểu 10 tỷ đồng; tình hình tài chính lành mạnh, hoạt
động 2 năm liền kề có lãi.
Thành viên HĐQT, BGĐ, BKS phải nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu trong vòng

3 năm kể từ khi niêm yết.
Tối thiểu20% vốn cổ phần phải do ít nhất 50 cổ đông bên ngoài công ty nắm
giữ.
Tỷ lệ sở hữu của công ty : Cỏ đông nhỏ: 1%; cổ đông lớn: 5%
Tỷ lệ nợ
+ Tiêu chỉnh định lượng: Đánh giá triển vọng cty; Phương án khả thi vêg viẹc sử
dụng vốn.
Quản trị công ty.
N iêm yết trong trường hợp đặc biệt: VD: các ngành kiến trúc xây dùng và công
nghệ cao là ngành nhiều rủi o nên tiêu chuẩn niêm yết thường đưa ra cao hơn; Các
ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, cty chứng khoán, do đặc thù của hoạtđộng tài
chính, nên tiêu chuẩn nợ trên vốn thường ko xét đến mà chỉ xét đến yếu tố lợi nhuận
trên vốn cổ phần.
Quá trình niêm yết:
Sở GDCK thẩm định sơ bộ, nộpk bản đăn g ký lên Uỷ ban chứng khoán, chào bán ra
công chúng; xin phép niêm yết; thẩm tra niêm yết chính thức; Niêm yết
Nguyên tắc niêm yết:
• Phải được UBCK cấp phép niêm yết.
• Mỗi loại chứng khoán chỉ được niêm yết tại một Trung tâm. Việc niêm yết cụ
thể tại các Trung tâm do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Điều kiện niêm yết cổ phiếu:


+ Công ty cổ phần có vốn tối thiểu 10 tỷ đồng; tình hình tài chính lành mạnh,
hoạt động 2 năm liền kề có lãi.
+ DNNN cổ phần hoá và niêm yết ngay thì năm liền trước phải có lãi.
Thành viên HĐQT, BGĐ, BKS phải nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu trong vòng 3
năm kể từ khi niêm yết.
+ Tối thiểu 20% vốn cổ phần phải do ít nhất 50 cổ đông bên ngoài công ty nắm

giữ.
Niêm yết trái phiếu Chính phủ: do TTGDCK thực hiện theo đề nghị của tổ chức phát
hành trái phiếu Chính phủ.
Niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư:
+Niêm yết trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc phát hành và đăng ký lập quỹ
+Quỹ có tổng giá trị chứng chỉ quỹ tối thiểu 5 tỷ đồng.
+Tối thiểu có 50 người sở hữu chứng chỉ quỹ.
Trách nhiệm của tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận và người ký báo cáo kiểm toán: phải liên đới chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ
cấp phép niêm yết.
Chấp thuận hoặc từ chối niêm yết: UBCK cấp phép trong vòng 45 ngày kể từ khi
nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết, khi:
• Không đáp ứng được các điều kiện niêm yết trong thời hạn quy định.
• Tổ chức niêm yết chấp dứt tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể,
hoặc phá sản.
• Tổ chức niêm yết xin huỷ bỏ niêm yết và được chấp thuận.
• Trường hợp khác theo quy định của pháp luật (không niêm yết trong vòng 90
ngày, vv..).

II. THỊ TRƯỜNG OTC.
KháI niệm: Là thị trường giao dịch qua quầy, hệ thống mạng yết giá tự động
Đặc điểm:
+Hình thức tổ chức phi tập trung, ko có địa điểm cụ thể.
+Sử dụng các công nghệ mạng máy tính diện rộng
+Cơ chế xác lập giá là thương lượng, thoả thuận
+Hàng hoá giao dịch là chứng khoán của các DN ko có đủ điều kiện niêm yết,
cty vừa và nhỏ mới thành lập, cty mạo hiểm
+Sử dụng các nhà tạo lập thị trường
+Cơ chế quản lý theo mô hình 2 cấp: Cấp tự quản và cấp nhà nước.
+Cơ chế thanh toán tương đối linh hoạt.



GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên thị
trường tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán) và
thị trường phi tập trung.
I. MUA CHỨNG KHOÁN CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
Đối với loại chứng khoán này, bạn cú thể thực hiện theo 2 hỡnh thức:
-Mua trực tiếp tại tổ chức phỏt hành
-Mua thụng qua trung gian
- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành , cty: nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền
trực tiếp tại tổ chức phỏt hành chứng khoỏn. Hỡnh thức này rất bất cập, nhất là về
mặt địa lý.
- Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lónh phỏt
hành, thụng thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại.
(Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trờn Trung tõm
giao dịch chứng khoỏn thỡ việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho
người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vỡ khụng dễ tỡm được người mua và bạn
cũng phải trực tiếp đến tổ chức phát hành (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển
nhượng cho người mua.

II. MUA BÁN CHỨNG KHOÁN NIấM YẾT TRấN TRUNG TÂM GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN


Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký
để mua bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Khi mua bỏn chứng khoỏn niờm yết, phải tuõn thủ theo một số nguyờn tắc sau:
Mọi giao dịch mua bán CK đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm

Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận;
Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc
ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian;
Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu
tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng
khoán trên nguyên tắc thoả thuận về giỏ.
Phương thức giao dịch:
• Giao dịch theo phơng thức khớp lệnh hoặc thoả thuận.
• Giao dịch khớp lệnh thực hiện theo phơng thức u tiên về giá và thời gian.
• Giao dịch chứng khoán lô lẻ được thực hiện giữa nhà đầu tư với công ty
chứng khoán thành viên theo nguyên tắc thoả thuận giá.
Giao dịch nội bộ: Thành viên HĐQT, BGĐ, BKS có ý định giao dịch cổ phiếu của
công ty phải báo cáo TTGDCK ít nhất 10 ngày trớc khi giao dịch, và phải báo cáo
kết quả giao dịch với TTGDCK trong vòng 3 ngày khi kết thúc giao dịch và thông
báo cho tổ chức niêm yết.
Giao dịch cổ phiếu quỹ:
• TCNY mua bán lại cổ phiếu của mình phải được UBCK chấp thuận.
• Thực hiện giao dịch cổ phiếu đã xin phép trong vòng 90 ngày. Chỉ đợc phép
bán ra sau khi đã nắm giữ tối thiểu 6 tháng.
Giao dịch thâu tóm tổ chức niêm yết:
• Tổ chức, cá nhân và ngời liên quan nắm giữ tới các mức 5%, 10%, 15% và
20% hoặc khi giao dịch làm tăng giảm các mức nói trên phải báo cáo
TTGDCK trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao dịch.
• Giao dịch thâu tóm phải thực hiện chào mua công khai.

Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán:
Toàn bộ quy trỡnh này được tiến hành theo 5 bước:



- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại
một công ty chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết
quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là
người bán) trên tài khoản của mỡnh tại cụng ty chứng khoỏn sau 3 ngày làm việc kể
từ ngày mua bỏn nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán
là T +3.
Giới thiệu Phương thức giao dịch thoả thuận tại TTGDCK Hà Nội
(02/11/2005 09:17)
Sàn giao dịch thứ cấp của Trung tâm GDCK Hà Nội đã bắt đầu hoạt động từ giữa
tháng 7/2005.
Trong thời gian đầu, Trung tâm GDCK Hà Nội áp dụng phương thức giao dịch thoả
thuận.
Một số nội dung cơ Bản về hoạt động giao dịch hiện nay tại Sàn giao dịch thứ cấp
của Trung tâm GDCK Hà Nội bao gồm:
Các qui định về giao dịch:
- Thời gian giao dịch: Từ 9h00-11h00 các ngày Thứ 2, 4, 6 hàng tuần (trừ các
ngày nghỉ theo qui định tại Bộ Luật Lao động).
- Giá tham chiếu: là bình quân gia quyền của các mức giá giao dịch của ngày có
giao dịch gần nhất.
- Biên độ giao động giá:
+ Đối với Cổ phiếu: +/- 10%
+ Đối với trái phiếu: không qui định biêưn độ
- đơn vị yết giá: 100 đồng
- đơn vị giao dịch: không qui định
- Khối lượng giao dịch tối thiểu:

+ Đối với Cổ phiếu: 100 Cổ phiếu
+ Đối với trái phiếu: 10 triệu đồng tính theo mệnh giá
- Hình thức thức thanh toán:
+ Các lệnh có khối lượng nhỏ hơn 100.000 Cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10
tỷ đồng mệnh giá trái phiếu: Hình thức thức thanh toán đa phương với
chu kỳ T+3


+ Các lệnh có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 100.000 Cổ phiếu hoặc 10
tỷ đồng mệnh giá trái phiếu thì được lựa chọn 1 trong 3 Hình thức thức
sau:
* đa phương với chu kỳ thanh toán T+3
* Song phương với chu kỳ thanh toán T+2
* Trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3
Trình tự giao dịch thoả thuận:
- Nguyên tắc tắc giao dịch: Các giao dịch phải được thực hiện thông qua công ty
chứng khoán thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội.
- Trước tiên, để thực hiện giao dịch Nhà đầu tư phải mở TK giao dịch chứng khoán
tại mộtcông ty CK là thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội. Nhà đầu tư sẽ được
công ty chứng khoán hướng dẫn đầy đủ các thủ tục để mở tài khoản giao dịch chứng
khoán. Sau khi đã tìm hiểu kỹ về các loại chứng khoán đăng ký giao dịch trên Trung
tâm GDCK Hà Nội, Nhà đầu tư có thể bắt đầu đưa ra các quyết định đầu tư của
mình.
- Khi đặt lệnh mua bán chứng khoán, Nhà đầu tư phải đảm bảo đủ tỉ lệ ký quỹ trên
tài khoản. Cụ thể là, khi đặt lệnh bán thì Nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán trong
tài khoản, cũn khi đặt lệnh mua thì Nhà đầu tư phải có đủ số tiền ký quỹ theo thoả
thuận với công ty chứng khoán.
+ Trường hợp đã xác định được Đối tác giao dich: Nếu Nhà đầu tư đã tìm được Đối
tác giao dịch và đã hoàn tất thoả thuận giao dịch thì thông báo cho công ty chứng
khoán về thoả thuận này, công ty chứng khoán sẽ thực hiện nhập lệnh giao dịch vào

hệ thống của Trung tâm GDCK Hà Nội.
+ Trường hợp chưa xác định được Đối tác giao dich:
* Khi có nhu cầu giao dịch, Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/lệnh bán tại công ty
CK.
* Căn cứ vào lệnh của Nhà đầu tư, công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ
thống giao dịch tại Trung tâm GDCK Hà Nội, ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển
thị trên sổ lệnh của thị trường.
* Căn cứ vào thông tin trên sổ lệnh, các công ty chứng khoán sẽ liên lạc với
nhau để giúp Nhà đầu tư tìm kiếm và thoả thuận với các Đối tác giao dịch về mức
giá và khối lượng giao dịch. Khi đạt được thoả thuận, công ty chứng khoán sẽ thực
hiện lệnh giao dịch cho Nhà đầu tư.
* Hệ thống giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ nhận và xác nhận các
lệnh giao dịch do công ty chứng khoán nhập vào và sẽ đưa ra Kết quả giao dịch tổng
hợp của Toàn bộ thị trường.


×