Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo trình tổng hợp: Thị trường chứng khoán và Thị trường bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.07 KB, 39 trang )

1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm
a) Khái niệm thị trường chứng khoán (TTCK)
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được
chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi
có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các
hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi
chủ thể nắm giữ chứng khoán.
b) Thị trường bất động sản (TTBĐS)
Thị trường BĐS là “nơi” giao dịch hàng hoá BĐS giữa các bên có liên quan.
Là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các
dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn... liên quan đến BĐS như
trung gian, môi giới, tư vấn... giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản
lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt
động kinh doanh trên thị trường BĐS.
1.2. Phân loại thị trường bất động sản
Có nhiều cách phân loại thị trường BĐS, nhìn chung chỉ mang tính chất
tương đối, có thể tóm tắt ở bảng dưới đây:
a/ Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi.
Trên thị trường hàng hoá BĐS đối tượng trao đổi là hàng hoá BĐS gồm
quyền sở hữu công trình gắn với đất và quyền sử dụng đất có điều kiện. Thị trường
này lại có thể chia thành thị trường thị trường BĐS tư liệu sản xuất và thị trường
BĐS tư liệu tiêu dùng.
* TTBĐS tư liệu sản xuất: gồm thị trường đất đai (đất ở đô thị, nông thôn;
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu chế xuất, khu công nghiệp..), thị trường
BĐS mặt bằng nhà xưởng công nghiệp,..
* Thị trường BĐS tư liệu tiêu dùng: gồm thị trường BĐS nhà ở, BĐS thương
mại, văn phòng, các cửa hàng bán lẻ v.v..


* Vừa là TTBĐS TLSX vừa là TTBĐS tư liệu tiêu dùng như: đường sá, cầu
cống v.v..
đ/ Căn cứ theo hoạt động trên thị trường BĐS (tính chất kinh doanh):
* Thị trường mua bán chuyển nhượng BĐS
* Thị trường đấu giá quyền sử dụng đất
* Thị trường cho thuê BĐS
* Thị trường thế chấp và bảo hiểm BĐS
* Thị trường dịch vụ BĐS: bao gồm các hoạt động dịch vụ môi giới BĐS, tư
vấn BĐS, thông tin BĐS, định giá BĐS, bảo trì bảo dưỡng BĐS v.v..
e/ Căn cứ theo thứ tự thời gian BĐS tham gia thị trường:
+ Thị trường cấp 1: thị trường chuyển nhượng, giao hoặc cho thuê quyền sử
dụng đất (còn gọi là thị trường BĐS sơ cấp).
+ Thị trường cấp 2: Thị trường xây dựng công trình để bán hoặc cho thuê.
+ Thị trường cấp 3: Thị trường bán hoặc cho thuê lại các công trình đã được
mua hoặc thuê.
(Nguồn: tham khảo thêm tư liệu của Bộ Tài chính, Tổng hội XD Việt Nam,
CIEM)
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và các nhận định của các nhà khoa học, có
thể cho rằng thị trường BĐS nước ta bao gồm thị trường BĐS sơ cấp và thị trường
BĐS thứ cấp.
Thị trường sơ cấp được hình thành từ khi nhà nước giao hoặc cho thuê đất.
Chủ thể tham gia thị trường này là Nhà nước (đại diện chủ sở hữu) với nhà đầu tư
hoặc người có nhu cầu sử dụng đất.
Giai đoạn từ sau khi nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất tiến hành
đầu tư tạo lập BĐS (xác định vị trí tạo lập, xác lập quyền sở hữu hoặc sử dụng, xây
dựng cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc,...), sau đó tiến hành các giao dịch về hàng
hoá BĐS nhà đất như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo hiểm... Giai
đoạn này gọi là thị trường thứ cấp.
1.3. Thực trạng ngành BDS hiện nay
1.3.1. Nhu cầu vẫn ở mức cao

Thực hiện mục tiêu phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020 và phục vụ nhu
cầu bất động sản vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu, giải quyết tình trạng
thiếu hụt nhà ở và văn phòng cho thuê, chính phủ đã có các kế hoạch khuyến khích,
mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản cho các nhà đầu tư trong
nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục
phát triển nhanh trong nhiều năm tới. Nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ khối dân cư đô
thị, do hiện tại mật độ diện tích sử dụng bất động sản v à dân số là 10m
2
/người, sẽ
tăng lên trên 20m2/người cho tới năm 2020. Bên cạnh đó, nhu cầu về cao ốc văn ph
òng cho thuê, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,
hay nhà ở cho Việt kiều định cư cũng như người nước ngoài vẫn đang tăng nhanh.
Dự báo tới năm 2020, tốc độ đô thị hoá sẽ được đẩy mạnh, tăng diện tích đất sử
dụng hiện tại từ 105.000ha lên gấp 4 lần đến 460.000ha.
Một con số dự báo khác đưa ra là nhu cầu nhà ở sẽ tăng thêm 35 triệu m
2
mỗi năm.
1.3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư BĐS hiện nay
Xuất phát từ những nhu cầu rất lớn về bất động sản như hiện nay, kèm theo
đó là những chính sách mang tính khuyến khích phát triển thị trường bất động sản
của nhà nước, làn sóng đầu tư vào thị trường bất động sản đang sôi động và tăng
cao chưa từng có trong lịch sử.
Hàng loạt các dự án bất động sản từ v ài chục tỷ đồng tới hàng chục nghìn tỷ
đồng liên tục ra đời. Các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đều có chung
sự nhìn nhận về độ hấp dẫn của hoạt động đầu tư bất động sản.
Theo nhận định của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bất động sản Việt
Nam đang có sức hấp dẫn thuộc hàng bậc nhất so với các thị trường bất động sản
khu vực cũng như trên thế giới, do những khoản chênh lệch lợi nhuận khổng lồ.
Hàng loạt các phái đoàn doanh nghiệp quốc tế đã đến thăm dò, tìm hiểu môi trường

đầu tư BĐS tại Việt Nam. Rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã, đang và sắp rót hàng
tỷ đô la vào môi trường hấp dẫn này.
Luật Đầu tư mới đã tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho việc thu hút nguồn
vốn ngoại đầu tư vào lĩnh vực này như: không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài, cho phép các NĐTNN được sở hữu 100% dự án BĐS, tạo điều kiện
cho các NĐTNN được tiếp cận nguồn vốn, đất đai, hay được phép chuyển nhượng
vốn đầu tư, dự án… càng kích thích nhu cầu đầu tư vào thị trường này của khối đầu
tư nước ngoài.
Trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngồi yên khi khởi động
rất nhiều dự án BĐS trên cả nước, kéo theo tình trạng hàng loạt doanh nghiệp không
chuyên về BĐS cũng huy động vốn để nhảy vào thị trường hứa hẹn những khoản
lợi nhuận béo bở này.
Hàng loạt các doanh nghiệp BĐS được ồ ạt thành lập để khỏi chậm chân.
Các Tổng công ty nhà nước cũng hăng hái tham gia với sự th ành lập của các Tập
đoàn BĐS như Hud Land của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà (HUD),
Lilama Land của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), Viglacera Land của
Tổng Công ty Thuỷ tinh v à Gốm xây dựng (Viglacera) … nhưng danh sách các
doanh nghi ệp BĐS được thành lập từ các tập đoàn, công ty còn nhiều hơn như:
R.E.E Land của CTCP Cơ điện lạnh (REE), Tập đoàn Kinh Đô, CTCP Dệt may
Thành Công (TCM), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) …
Ngoài ra còn phải nhắc tới sự đầu cơ nhà đất trong việc đẩy mạnh phát triển
nhanh thị trường BĐS như hiện nay. Chính những khoản lợi nhuận lớn đ ã thu hút
không ít các nhà đầu cơ BĐS nhập cuộc, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạ o cầu
“ảo”, góp phần tạo nên cơn sốt nóng nhà đất như thời gian trước.
Do tác động của khủng hoảng kinh tế, sau Tết Kỷ Sửu, thị trường nhà đất có
phần trầm lắng dù giá chào bán nhà tại khu vực trung tâm các TP lớn đã có xu
hướng giảm, thậm chí, giá đất nền tại nhiều khu vực ở TP.HCM đã giảm 60 - 70%
so với năm 2007. Thay vào đó nhiều chủ đầu tư ồ ạt rao bán nhà đất vì không chịu
nổi sức ép từ lãi ngân hàng và các khoản vay đến thời điểm đáo hạn.

Chính phủ kịp thời đưa ra gói kích cầu đã tạo ra “cú hích” cho nền kinh tế,
bước đầu đem lại những kết quả tích cực. Song thị trường bất động sản vẫn không
có phản ứng đáng kể từ gói kích cầu của Chính phủ bởi Ngân hàng Nhà nước quyết
định chỉ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay để phục hồi nền kinh tế. Các khoản
cho vay để mua, bán quyền sử dụng đất không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất này.
Mặt khác, với thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng và mức hỗ trợ là 4%/năm thì
có lẽ các nhà đầu tư địa ốc không dám mạo hiểm dùng tới khoản hỗ trợ này đầu tư
vào bất động sản.
Thị trường có nhiều chuyển biến khá hơn trong những tháng cuối năm 2009,
nhất là tại TP.HCM khi nhiều dự án trọng điểm được khánh thành như cầu Phú Mỹ
chẳng hạn. Ông Võ Đình Quốc, Giám đốc Công ty Bất động sản Lộc Hưng cho
biết: thông tin về việc khánh thành các công trình phần nào làm cho giá nhà đất ở
các khu vực lân cận tăng tương đối nhanh, giao dịch cũng khá hơn, nhất là ở phân
khúc thị trường nhà ở có giá trị khoảng 1 tỷ trở lại.
Đặc biệt, chỉ trong tháng 1/2010, ở khu đô thị mới Nam Sài Gòn đã có gần
2.000 căn hộ cao cấp được tung ra thị trường. Trong đó, dự án quy mô nhất là
Kenton Residences của Cty Tài Nguyên quy mô gần 1.700 căn hộ các loại; kế đến
Belleza của Sacomreal; tiếp nữa là Himlam Riverside của Cty Him Lam…
Thị trường BĐS khu đô thị mới Nam Sài Gòn trong tháng đầu năm đang có
những diễn biến hết sức thú vị thì thị trường khu Đông Sài Gòn vẫn chưa có chuyển
biến gì đáng kể. Trong khi đó, những thông tin hỗ trợ đã xuất hiện, việc xây dựng
hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 1 và quận 2) đang tiến triển tốt nhưng xem ra
chưa có tác động tích cực lên thị trường BĐS khu Đông. Có lẽ, giới đầu tư phần nào
mất niềm tin vào thị trường khu Đông Sài Gòn do tốc độ hoàn thiện hạ tầng quá
chậm. Cả khu Đông và khu Nam ra đời rất gần nhau nhưng hiện nay khu Đông chưa
có gì, trong khi khu Nam đã nên hình hài một khu đô thị mới.
1.3.3. Thực trạng tín dụng và rủi ro tiềm ẩn
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường BĐS đã thu hút ngày càng nhiều các
ngân hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tài trợ cho các dự án đầu tư BĐS cũng
như tài trợ vốn cho người có nhu cầu vay để mua nhà ở và đất đai.

Khối Ngân hàng thương mại cổ phần đã khởi đầu và tích cực tham gia cuộc
cạnh tranh cấp tín dụng cho thị trường BĐS vốn thực sự khởi sắc từ đầu năm 2007.
Ở mảng cho vay mua nhà ở, người mua nhà được vay tới 8-90% giá trị nhà, thời
hạn có thể lên tới 2-30 năm và với mức lãi suất ưu đãi. Tình trạng đầu cơ BĐS tăng
cao mạnh mẽ khi chỉ cần có từ 10- 20% vốn, giới đầu cơ đã có thể mua được nhà,
dẫn tới mọi người đổ xô mua nhà bằng nguồn vốn ngân hàng, dư nợ cho vay BĐS
tăng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, mảng tín dụng tài trợ cho các dự án đầu tư BĐS lớn của khối
doanh nghiệp cũng tăng trưởng rất mạnh, kéo theo dư nợ tín dụng bất động sản tăng
lên rất cao. Ở khối NHTMCP, dư nợ tín dụng BĐS bình quân lên tới 3-40% tổng dư
nợ tín dụng, cá biệt có NHTMCP còn cho vay BĐS lên tới gần 60% tổng dư nợ.
Trong khi đó, 80% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn
dưới 1 năm, còn dư nợ tín dụng BĐS là những khoản cho vay có thời hạn dài, như
vậy khả năng khủng hoảng tín dụng l à rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho các ngân hàng
trong tình trạng thiếu thanh khoản, các khoản nợ xấu từ cho vay BĐS sẽ ngày càng
gia tăng.
Và điều gì phải đến cũng đến, khi thị trường BĐS ngày càng trở nên “sốt
nóng", nguy cơ bong bóng ngày càng cận kề, đặt các ngân hàng đứng trước các
nguy cơ đổ vỡ tín dụng, đồng thời vào thời điểm này nguy cơ lạm phát tăng cao đã
khiến Ngân hàng Nhà nước buộc phải có các giải pháp để kiềm chế lạm phát cũng
như hạn chế rủi cho cho hệ thống ngân hàng và “hạ nhiệt” thị trường BĐS nhằm ổn
định và phát triển bình ổn thị trường BĐS. Biện pháp đầu tiên và cũng là mạnh mẽ
nhất là việc hút bớt tiền trong lưu thông, với việc phát hành tín phiếu bắt buộc lên
tới 20.300 tỷ đồng dành cho tất cả các ngân hàng. Bên cạnh đó, với việc tăng dự trữ
bắt buộc đối với các ngân h àng, một lượng tiền mặt lớn đã được NHNN hút ra khỏi
lưu thông, từ đây các chính sách “thắt chặt” tín dụng bắt đầu có tác dụng.
Các ngân hàng đứng trước khả năng thiếu hụt trầm trọ ng về tiền mặt đã phải
dừng việc cho vay BĐS, hoặc cho vay rất hạn chế do không c òn tiền để bơm vào
thị trường này. Ngoài ra, sự thiếu hụt về vốn đã đẩy các ngân hàng vào cuộc chạy
đua tăng lãi suất huy động vốn, dẫn tới lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng c hóng mặt

(hiện nay lãi suất cho vay thông thường ở mức 18%/năm). Các doanh nghiệp BĐS
hoạt động dựa nhiều v ào nguồn vốn vay bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc
huy động vốn và khó khăn về lãi suất vay.
Điều đáng sợ là hiện nay, rủi ro đổ vỡ tín dụng vẫn đang tiềm ẩn trong hoạt
động của hệ thống ngân hàng, khi các khoản nợ vay BĐS chưa đến kỳ hạn thanh
toán, với việc thắt chặt tín dụng như hiện nay, việc đồng loạt “siết nợ” các khoản
cho vay BĐS v ào một thời điểm trong tương lai có khả năng xảy ra, điều này rất dễ
dẫn tới khả năng mất khả năng thanh toán hàng loạt và sự đổ vỡ tín dụng dây
chuyền trong hệ thống ngân h àng là nguy cơ không
hề nhỏ.
1.3.4. Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư BDS
1.3.5. Những nhân tố thuận lợi
Bên cạnh những khó khăn trước mắt như vậy, tuy nhiên thị trường BĐS Việt
Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng tăng trưởng và phát triển
trong trung và dài hạn, xuất phát từ nhu cầu thiếu hụt ở tất cả các mảng thị trường
(nhà ở, văn phòng cho thuê..).
Nền kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế cũng như trong nước
nhìn nhận theo hướng khá tích cực, tốc độ tăng trưởng trong 1-2 năm tới có thể
giảm nhưng vẫn duy trì được mức khá cao so với khu vực v à thế giới. Đây cũng là
yếu tố hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư NN, góp phần đẩy mạnh các yếu tố
kích thích sự phát triển của thị trường BĐS.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn đánh giá thị trường BĐS Việt Nam theo
hướng tích cực và nhiều hấp dẫn (do họ có nguồn vốn vững mạnh và không phụ
thuộc vào vốn vay ngân hàng). Các quỹ đầu tư nước ngoài tuy có thế mạnh về tiềm
lực tài chính, nhưng vẫn không thể so sánh được với các DN trong nước về khả
năng quan hệ với chính quyền địa phương và khả năng có được các dự án BĐS.
Chính vì vậy đây là yếu tố thuận lợi lớn đối với các DN BĐS trong nước trong việc
cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài.
Như đã nói ở trên, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng khó khăn nhất vẫn thực sự
thuộc về giới đầu cơ BĐS, còn các DN BĐS có nguồn vốn lành mạnh, dự án khả thi

vẫn nhiều khả năng đạt mức lợi nhuận cao trong năm nay.
1.3.6. Những khó khăn
1.4. Mối liên hệ giữa TTBDS và TTCK
1.5. TTBDS có ảnh hưởng gì đối với TTCK
2. Phân tích thực tiễn
2.1.Sơ lược về các công ty BĐS có mã chứng khoán là BCI, DIC, KCB,
CII
2.1.1. Tên doanh nghiệp phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG BÌNH CHÁNH
Tên giao dịch:BINH CHANH CONSTRUCTION INVESTMENT
SHAREHOLDING COMPANY
Tên viết tắt : BCCI
Vốn điều lệ tính đến tháng 12/2007: 542.000.000.000 đồng
Lịch sử hình thành
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh được thành lập từ việc cổ phần
hóa Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
UBND Huyện Bình Chánh.
Ngày 13/10/1999 UBND Thành Phố Hồ Chí Minh ký quyết định số 6103/QĐ-UB-
KT chuyển Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh thành Công Ty Cổ Phần Đầu
Tư Xây Dựng Bình Chánh với vốn điều lệ là 18.000.000.000 đồng.
Ngày 24/12/1999 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh chính thức đi
vào hoạt động với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056668 do Sở Kế Hoạch
Đầu Tư TP. HCM cấp.
BẤT ĐỘNG SẢN BCCI
TẦM NHÌN: Trở thành doanh nghiệp hàng đầu về đầu tư – kinh doanh bất động
sản tại Việt Nam.
SỨ MỆNH:
- Cung cấp giải pháp tốt nhất về đầu tư – an cư cho khách hàng.
- Đầu tư và xây dựng những dự án phục vụ an cư cho cộng đồng và góp phần phát
triển hạ tầng xã hội.

SLOGAN: VÌ AN CƯ CỘNG ĐỒNG
GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
- Giải pháp sáng tạo – hiệu quả.
- Tính chuyên nghiệp cao.
- Hướng đến tương lai.
SẢN PHẨM CỦA BCCI :
- BCCI - Khu dân cư.
- BCCI - Căn hộ – Văn phòng – Trung tâm thương mại.
- BCCI - Khu Công nghiệp.
- BCCI - Các dịch vụ liên quan Bất động sản.
2.1.2. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC thông báo
giao dịch cổ phiếu cổ đông nội bộ như sau:
Tên người thực hiện giao dịch: Phạm Hồng Minh
Mã chứng khoán giao dịch: DIC
Chức vụ hiện nay: Thành viên Hội đồng Quản trị DIC
Số lượng cổ phiếu đang sở hữu: 90.246 cp
Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 50.000 cp
Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 40.246 cp (chiếm tỷ lệ
0,49% VĐL)
Mục đích thực hiện giao dịch: giải quyết việc cá nhân.
Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 09/11/2009 đến 05/02/2010
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Cty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC thành lập năm 2003, tiền thân là Cty đầu
tư và XD Vũng Tàu.
- Ngày 09/12/2004, Bộ trưởng Bộ XD ra quyết định số 1981/QĐ–BXD chuyển
doanh nghiệp nhà nước Công ty DIC Đầu tư & Thương mại thành Cty Cổ phần Đầu
tư & Thương mại DIC. Cty chính thức trở thành Công ty cổ phần từ ngày
14/01/2005.
- Cty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DIC ngày 28/12/2006 trên sàn GDCK
TP HCM.Tổ chức tư vấn: Cty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á. Kiểm toán độc

lập: Cty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC)-chi nhanh TP Hồ
Chí Minh.
- Tổng số lao động của Cty tính đến hết năm 2006 là 130 người. Cty có hệ thống
150 đại lý cấp 1 và cấp 2 tại khắp các tỉnh thành phía Nam.
LĨNH VỰC KINH DOANH
- Thi công xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát
nước, xử lý môi trường, đường dây và trạm biến thế điện, công trình hạ tầng kỹ
thuật khu công nghiệp, khu đô thị.
- Mua bán VLXD, vật tư thiết bị phục vụ XD.
- Khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD, khai thác vận chuyển đất, cát để san
lắp mặt bằng. Mua bán hàng nông sản, thực phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
- Cho thuê kho bãi, văn phòng, nhà xưởng.
- Sản xuất vật liệu trang trí nội thất, ngói màu.
- Mua bán thi công lắp đặt hệ thống điều hoà nhiệt độ.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ
- Cty cổ phần DIC–Intraco ngay từ khi thành lập đã rất chú trọng đến mảng đầu tư
và đó cũng chính là hướng đi đúng đắn nhất của Cty hiện nay. Các dự án vẫn đang
trong giai đoạn hình thành như: khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập báo cáo nghiên cứu
khả thi và tổ chức thẩm định dự án, làm cơ sở cho việc thực hiện giai đọan đầu tư
năm 2007–2008.
- Năm 2007 và 2008, Cty dự kiến sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn nhằm đáp
ứng các nhu cầu đầu tư của Cty.
2.1.3. Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
Mã CK: KBC
Ngày GD đầu tiên:18-12-2007
KLNY đầu tiên:88,000,000
Khối lượng niêm yết: 196,123,682
Cổ Phiếu Quỹ: 5,950,655
Nước ngoài được phép mua:97,570,921 (51.31%)

Nước ngoài sở hữu: 31,313,770 (16.47%)
Tên công ty: Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (Kinhbac City Group)
KinhBac City Developement Share Holding Corporation
Website: www.kinhbaccity.com.
Ngành nghề:Bất động sản
GIỚI THIỆU:
Ngày 27/3/2002, CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc được thành lập. Công ty chính thức đi
vào hoạt động từ tháng 4/2003. Công ty là thành viên của Tập đoàn Saigon Invest (SGI)-
Tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản, chuyên nghiệp về xây dựng, kinh doanh và quản
lý các khu đô thị, khu công nghiệp tại Việt Nam. - Dự án đầu tiên của công ty là quần thể
Khu đô thị - KCN – Dịch vụ Kinh Bắc với tổng diện tích hơn 1.000 ha tại tỉnh Bắc Ninh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã triển khai các hoạt động ckinh doanh đa dạng như
xây dựng, kinh doanh khu đô thị, kinh doanh bất động sản, cho thuê, thuê mua nhà xưởng
hoặc bán nhà do công ty xây dựng. - Ngày 18/12/2007, 88 triệu cổ phiếu KBC của công ty
chính thức giao dịch lần đầu tại Trung tâm GDCK Hà Nội. - Năm 2008 công ty tăng vốn
điều lệ lên: 2.000.000.000 đồng. Tính đến 31/12/2008 vốn thực góp của Công ty là
1.340.830.000.000 đồng. Trong đó có 8 quỹ đầu tư nước ngoài, 2 quỹ đầu tư Việt Nam.
LĨNH VỰC KINH DOANH:
- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh Khu Đô thị, Khu Dân cư, Khu tái định cư, Khu nhà ở
công nhân;
- Bán nhà do công ty xây dựng trong Khu Đô thị, Khu dân cư, Khu nhà ở công nhân, Khu
tái định cư;
- Kinh doanh và phát triển nhà ở, văn phòng, kho bãi;
- Đầu tư tài chính (bao gồm cả các hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty khác,
tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường);
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;
- Dịch vụ vui chơi – giải trí và các dịch vụ tiện ích công cộng khác;
- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong và ngoài Khu công nghiệp;
- Cho thuê, thuê mua nhà xưởng;
- Dịch vụ cho thuê kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ, đóng gói hàng hóa;

- Dịch vụ làm đại lý giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nội địa bằng đường
biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ;
- Kho thông quan nội địa – ICD (hoạt động khi được phép của Bộ Tài chính);
Trồng và khai thác cây công nghiệp: cao su, điều, cà phê, và các cây công nghiệp khác;
- Mua bán, chế biến gỗ và sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ;
- Sản xuất và gia công các loại sản phẩm giấy và bột giấy tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu;
- Thăm dò và khai thác khoáng sản;
- Đầu tư, tham gia liên kết, liên doanh xây dựng các dự án năng lượng, thủy điện, nhiệt
điện;
- Tư vấn xây dựng;
- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình;
- Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế nội ngoại thất công trình;
- Xây dựng dân dụng công nghiệp và dân dụng, giao thông;
- Xây dựng các công trình điện thế đến 35KV;
- Sản xuất: Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, kết cấu bê tông, cấu kiện sắt thép;
- Sản xuất, gia công và lắp dựng khung kèo thép;
- Kinh doanh và xây dựng sân golf;
- Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước;
- Tư vấn đấu thầu;
- Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;
- Dịch vụ du lịch: Lữ hành nội địa và và lữ hành quốc tế;
- Soạn thảo, sản xuất và mua bán CD-ROOM, sách điện tử, CD-VIDEO, CD-AUDIO,
VCD;
- Dịch vụ thương mại;
- Dịch vụ điện tử và tin học;
- Mua bán: Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng, hàng
trang trí nội thất, rượu – bia, nước giải khát, máy tính, thiết bị điện, điện tử;
- Mua bán, phân phối thiết bị điện;

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
- Kinh doanh bán lẻ điện;
- Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường cao tốc, cống,…);
- Khai thác, lọc nước, kinh doanh nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp và phục vụ
các mục đích khác
2.1.4. Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh
TÊN CÔNG TY : Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
TÊN GIAO DỊCH ĐỐI NGOẠI : Ho Chi Minh City Infrastructure Investment Joint
Stock Company
TÊN VIẾT TẮT : CII
TRỤ SỞ : 164 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
TEL : 39141904, 39141905, 39141906
FAX : ( 84.8 ) 39141910
E-MAIL :
VỐN ĐIỀU LỆ HIỆN NAY : 500 tỷ đồng
C Ổ Đ ÔNG S ÁNG L ẬP:
Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TP Hồ Chí Minh (HIFU)
Vốn góp ban đầu : 45 tỷ đồng ( Tương đương 15% vốn điều lệ) .
Cuối năm 2005 Quỹ Đầu Tư Phát Triển Đô Thị TP Hồ Chí Minh đã nhận chuyển nhượng
10 tỷ đồng (theo mệnh giá cổ phiếu) từ công ty Cổ Phần Đầu Tư và Dịch Vụ TP Hồ Chí
Minh, nâng số lượng sở hữu vốn của HIFU lên 55 tỷ đồng (Tương đương 18,33% vốn điều
lệ).
Quỹ đầu tư được thành lập từ năm 1997, là một tổ chức tài chính chủ lực, công cụ tài chính
của thành phố nhằm thực hiện việc mở rộng huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Thành phố.
Công ty Sản xuất, Kinh doanh, Thương mại và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thanh Niên
Xung Phong (VYC)
Vốn góp ban đầu : 15 tỷ đồng ( Tương đương 5% vốn điều lệ )
Công ty TNXP được thành lập từ năm 1995, Công ty đã thực hiện đầu tư một số công

trình trọng điểm như : đường Nguyễn Hữu Cảnh, Liên tỉnh lộ 25 B, chung cư Ngô Tất Tố,
chung cư Phạm Viết Chánh, chung cư Nguyên Hồng, cải tạo mở rộng đường Điện Biên
Phủ ...
Công ty Đầu Tư và Dịch Vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Invesco)
Vốn góp ban đầu : 15 tỷ đồng (Tương đương 5% vốn điều lệ)
Cuối năm 2005 Công ty Đầu Tư và Dịch Vụ TP Hồ Chí Minh đã chuyển nhượng cho
Quỹ Đầu Tư Phát Triển Đô Thị Tp Hồ Chí Minh và một số cổ đông khác số lượng cổ phần
có tổng mệnh giá là 12,5 tỷ đồng. Số lượng cổ phần sở hữu hiện nay là 2,5 tỷ đồng
Công ty Invesco được thành lập từ năm 1996, Công ty là chủ đầu tư các công trình cải
tạo, mở rộng đường Hùng Vương, khu dân cư Nam Hùng Vương, KCN Cát Lái...
Lĩnh vực hoạt động
Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thức hợp
đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT).
Dịch vụ thu phí giao thông
Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng theo quy hoạch, xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất.
Sản xuất, mua bán các thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực thu phí giao thông và xây
dựng.
Kinh doanh nhà ở
Tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư.
TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU
TẦM NHÌN : Phát triển Công ty thành một tổ chức đầu tư tài chính lớn, có sức cạnh tranh
cao trong lĩnh vực đầu tư,khai thác các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư tham gia đầu tư và hưởng lợi từ việc đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã
hội.
MỤC TIÊU:
Xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thành phố Hồ
Chí Minh
Góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
của thành phố thông qua việc hình thành một công cụ tài chính của thành phố, một đơn vị

chuyên ngành đầu tư phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng có năng lực tài chính và chuyên
môn.

×