Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN TRẺ MẦM NON LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.28 KB, 16 trang )

BÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN TRẺ MẦM NON LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ
CHƠI TỰ TẠO
GIÁO VIÊN : Nguyễn Thị Lan Hương
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ
tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em
có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không
thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường
mầm non. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền
bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và
có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình.
Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú
hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ
biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên,
chúng tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và
bổ ích cho trẻ mầm non. Chương trình dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện
theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng
lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Muốn làm được điều này, giáo viên
cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào mà trẻ có thể sưu tầm
được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu


tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều
kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Trong cuộc sống
hiện đại ngày nay mà nhất là tại thành phố lớn như thành phố Hà Nội, các phụ phế
phẩm từ gia đình vô cùng phong phú : lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi,
lon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí...là một kho nguyên liệu vô cùng


phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương
trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh
giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như : các loại hạt ngũ cốc, rau củ
quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len...
Cần phải chú ý phương pháp truyền đạt. Giáo viên không nên đặt ra trước loại sản
phẩm, bắt trẻ làm theo mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng mà
mình thích. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cũ thể phương pháp thực hiện với
từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu. Còn về thời điểm để truyền đạt,
giáo viên nên cho trẻ thực hiện vào giờ hoạt động tạo hình đồng thời nên khuyến
khích cho trẻ thực hiện vào các giờ hoạt động vui chơi và hoạt động chiều.
“ Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ” sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về
tư duy tưởng tượng đồng thơi sẽ khiến cho trẻ thích thú và biết quý trọng đồ dùng
đồ chơi hơn và bước đầu hiểu được thành quả và sức lao động trong cuộc sống


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
-Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục, nhưng chất lượng
cũng đòi hỏi những đầu tư thỏa đáng. Trong vài thập niên tới ở nước ta chưa thể
đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cho bậc học tiền học đường (Mầm non) ngang bằng
với đầu tư của nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển.
Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực
còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng giáo dục tốt nhất, mặc dù chất lượng này có thể
chưa so sánh được với chất lượng giáo dục cao của nhiều nước khác trên thế giới.
Việc tận dụng các kinh nghiệm và mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo
dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng
dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học…là những giải pháp cần được chú trọng
nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó vấn đề làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ cũng hết sức quan
trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở trường mầm non. Những hiệu quả

và lợi ích thiết thực của vấn đề ứng dụng làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng những
nguyên vật liệu phế thải ( Nguyên vật liệu mở) đã được khẳng định, đó là:
*Thứ nhất: -Trong cuộc sống, từ những nguyên vật liệu hàng ngày, tưởng như bỏ
đi, nhưng bằng sự sáng tạo thẩm mỹ của mỗi người, những nguyên vật liệu này
được tái sử dụng và tạo ra những món đồ chơi vô cùng thú vị, độc đáo tạo ra sự bất
ngờ thích thú cho các bé trong các giờ chơi. Vừa mang giá trị kinh tế cao cho
những trường còn khó khăn về phương tiện phục vụ dạy học, đồ chơi cho trẻ. Đó
chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém quá nhiều
tiền để mua sắm.
* Thứ hai: – Với sáng kiến làm đồ chơi từ những vật liệu phế thải để tạo thêm
nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ


mầm non, đặc biệt là ở những trường mầm non khó khăn như miền núi, vùng sâu,
vùng xa, những địa phương nghèo trong cả nước .Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ
làm, dễ chơi và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự
phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì
trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều.
* Thứ ba: – Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy
cứng, giấy mềm, chai lọ, khối lập phương ( Đồ phế thải) kết hợp với các phụ liệu
khác, bằng sự sáng tạo của mình, chúng ta đều có thể chuyển tải thành những sản
phẩm cho chính trẻ cùng chơi với sản phẩm do mình cùng cô tạo nên.
* Thứ tư : – Những gì có thể tái chế? Đó là những vật liệu thích hợp, không độc
với trẻ em. Tái chế rất có ích. Trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải
góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu tái chế đối với các cô mẫu giáo là một
nguyên liệu phong phú để họ có thể thả hồn và trí tưởng tượng nhằm tạo ra các
thiết kế các mẫu đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ môi
trường, ngăn chặn chất thải và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm chi phí và
mang đến cho người tiêu dùng những món đồ chơi hết sức độc đáo và đẹp mắt.
Bằng những vật liệu đơn giản, thêm một chút thời gian và sự khéo léo, khả năng

sáng tạo của mình ,bạn sẽ có cả kho đồ chơi “độc quyền”, không tìm thấy cái thứ
hai. Nếu bạn là người khéo tay, hãy chịu khó tưởng tượng một chút về thế giới của
trẻ thơ, bảo đảm đồ chơi này sẽ thu hút sự chú ý của bé.
* Thứ năm: – Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một
đồ chơi cho trẻ là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “ Nguyên vật liệu
mở”, thu thập lại các phế liệu để tái chế, sử dụng trở lại phục vụ cho cuộc sống
không những góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra được những món
đồ chơi độc đáo, đẹp, có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm
non.Với những vật liệu đơn giản, những đồ dùng tưởng chừng rất đỗi bình thường


xung quanh nhưng bằng sự sáng tạo chúng ta có thể tạo ra những nhân vật ,
phương tiện giao thông rất dễ thương, và sinh động giúp cho hoạt động học và chơi
của trẻ thêm phần hấp dẫn.
Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của
các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất
nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Tại sao
lại không? Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí
và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức
dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng
nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết
và bổ ích cho trẻ mầm non.
Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi cũng
đã gặt hái được những thành công bước đầu. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số sản
phẩm của cháu đã làm được trong năm học vừa qua :
- Thiệp hoa
- Gia đình búp bê
- Côn trùng (kiến, bướm, sâu, chuồn chuồn)
- Những bạn nhỏ ngộ nghĩnh
- Đồ dùng âm nhạc

2. Phương pháp thực hiện :
2.1. Phương pháp thực hiện


* “Thiệp hoa”

Các con đang làm thiệp hoa tặng mẹ - Lớp MGN B1
- Chuẩn bị vật liệu : Màu nước, cọ, bút sáp, giấy màu, vỏ kẹo, lá khô, vỏ gọt bút
chì, ống hút, bìa màu, hồ dán, nhũ, băng keo....
- Thực hiện: Bước 1 : Cô gợi mở, giới thiệu về những tấm thiệp hoa mà cô đã làm
- Bước 2 : Cho trẻ nếu ra ý thích và cách làm của các con
+ Lấy giấy bìa màu làm thiệp
+ Lấy ống hút làm cành hoa hoặc dùng bút màu để vẽ


- Dùng băng keo để dán vỏ giấy kẹo, giấy màu hoặc vỏ bút chì để làm hoa
- Đặt tên cho sản phẩm

Sản phẩm “ Thiệp Hoa”


* Kết quả:Cô hướng dẫn các con cách dùng thiệp hoa- Các con có thể mang về
tặng mẹ nhân ngày 8/3 hoặc để dùng trong góc bán hàng của lớp.
2.2 Phương pháp thực hiện “tranh sáng tạo”
Chuẩn bị vật liệu : Màu nước, cọ, lọ thuốc bằng nhựa có chứa sẵn màu nước, keo
dán, xác cơm dừa đã nhuộm màu, giấy bìa cứng.
Thực hiện : - Bước 1 : dùng lọ thuốc có chứa màu bóp nhẹ và vẽ phác thảo các
hình ảnh tùy ý trên giấy bìa.
- Bước 2 : dùng keo dán bôi vào các khoảng trống trên các hình ảnh vừa mới phác
thảo.

- Bước 3 : chọn loại xác cơm dừa có màu phù hợp dán vào các vùng vừa bôi keo.
Như vậy đã thực hiện xong việc tạo ra một bức tranh theo ý muốn.
c) Sử dụng : giáo viên hướng dẫn cho bé cách treo và vị trí treo tranh ở góc triển
lãm tranh hay góc học tập ở nhà.
2.3. Phương pháp thực hiện “gia đình búp bê”
Chuẩn bị vật liệu : Chai nhựa, bóng nhựa loại nhỏ, giấy màu, băng dính 2 mặt, len
sợi , bút dạ, bẹ ngô kéo quả cầu lông Giấy bìa cứng....
- Thực hiện: -Giới thiệu gia đình búp bê và gợi mơ đàm thoại với trẻ
- Hỏi trẻ ý định và cách làm
+ Dùng chai nhự làm thân, bóng nhựa nhỏ làm đầu hoặc làm bằng quả cầu lông


+ Dùng băng dính 2 mặt dể gắn những sợi len lên làm tóc, giấy bìa màu, bẹ ngô
làm váy
+ Dùng bút dạ vẽ mặt, tay và hoa trang trí váy cho búp bê
* Cách sử dụng: Dùng chơi trò chơi bế em hoặc trẻ có thể mang về nhà để chơi

2.4. Phương pháp thực hiện “tranh ba chiều”
Chuẩn bị vật liệu : 2 tấm nhựa trong, cứng và 1 tấm giấy rô-ki hình chữ nhật có
kích thước bằng nhau, 3 khung bìa các ton dày có kích thước bằng với tấm giấy,
màu nước, cọ vẽ, băng keo hai mặt. Thực hiện :
- Bước 1 : vẽ phần nền trên tấm giấy rô-ki theo ý thích.
- Bước 2 : vẽ những chi tiết phụ tùy thích trên tấm nhựa thứ nhất.
- Bước 3 : vẽ những chi tiết chính tùy thích trên tấm nhựa thứ hai.
- Bước 4 : dán tấm nhựa thứ nhất lên tấm giấy rô-ki rồi tiếp tục dán tấm thứ hai
lên tấm thứ nhất (Giữa 3 tấm là khung được cắt bằng giấy các ton).
- Bước 5 : vẽ hoặc dán trang trí khung bằng giấy màu cho đẹp mắt. Như vậy đã
thực hiện xong một bức tranh như ý muốn. c) Sử dụng : giáo viên hướng dẫn cho
bé đặt bức tranh ở góc triển lãm tranh hoặc góc học tập.
2.5. “ Đàn kiến”

Cách 1 : Chuẩn bị vật liệu : keo nhũ tương trắng, 1 tấm bìa cứng hình chữ nhật,
màu nước, cọ vẽ, bút lông đen, 1 nhánh cây khô, hạt sabôchê, hạt đậu đen, hạt na.


Thực hiện : - Bước 1 : vẽ phần nền trên tấm giấy bìa theo ý thích.
- Bước 2 : dùng keo nhũ tương trắng dán cành cây khô lên tấm bìa.
- Bước 3 : dán lần lượt ba hạt gồm 1 hạt na, 1 hạt đậu đen và 1 hạt sabôchê sao
cho ba hạt này tiếp xúc nối tiếp nhau (Hạt na là đầu kiến, hạt đậu đen là ngực và
hạt sabôchê là bụng kiến).
- Bước 4 : vẽ thêm sáu chân cho kiến trên phần thân. Hai râu trên phần đầu. Tiếp
tục như vậy bé sẽ thực hiện được nhiều con kiến. Như vậy đã thực hiện xong một
bức tranh trong đó có một đàn kiến đang bò trên cành như ý muốn.
* Cách 2 Chuẩn bị vật liệu : keo nhũ tương trắng, 1 tấm bìa cứng hình chữ nhật,
màu nước, cọ vẽ, bút lông đen, một ít sơ mướp khô, vỏ trứng gà, vịt và trứng cút.
- Bước 1 : vẽ phần nền trên tấm giấy bìa theo ý thích.
- Bước 2 : dùng keo nhũ tương trắng dán xơ mướp lên tấm bìa làm cành cây.
- Bước 3 : dán lần lượt ba vỏ quả trứng gồm 2 vỏ cút và 1 vỏ vịt nối tiếp nhau (vỏ
cút đầu tiên là đầu kiến, vỏ cút thứ hai là ngực và vỏ trứng vịt là bụng kiến).
- Bước 4 : vẽ thêm sáu chân cho kiến trên phần thân. Hai râu trên phần đầu. Như
vậy đã thực hiện xong một bức tranh trong đó có một con kiến đang bò trên 1 cành
cây.
c) Sử dụng : giáo viên hướng dẫn cho bé đặt bức tranh ở góc triển lãm tranh hoặc
góc học tập
2.6. Phương pháp thực hiện “con chuồn chuồn”


Chuẩn bị vật liệu : sốp màu, băng keo , hạt vòng....
- Cô hướng đẫn cách lamg: Cho trẻ qua sát con chuồn chuồn của cô
- Dạy trẻ làm: cô cho trẻ cuốn những dải xốp thành từng cuộn
-Dùng băn keo gắn chúng lại với nhau

- lấy 4 dải xốp màu sắc khác cuốn và gắn chúng lại làm cánh chuồn chuồn...


Các con hào hứng với tác phẩm

* Cách sử dụng: Cho trẻ chơi ở góc xây dựng chủ đề “Thực vật”
: 2.7. Phương pháp thực hiện “ Dụng cụ âm nhạc”
Chuẩn bị vật liệu : Chai nhựa, vỏ hộp bánh, đề can nhiều màu, ống nhựa, dây duy
băng, hạt ngũ cốc, bút chì, kéo.....
- Cô và trẻ cùng làm:


- Cho trẻ lấy chai nhựa sau đó cho hạt ngũ cốc vào chai.
- Dùng bút chì vẽ hình mà trẻ yêu thích sau đó cát dán.
- Với dụng cụ dàn trống cô sẽ giúp trẻ gắn keo cho những chiếc trống và trẻ sẽ
trang trí

Lục lặc


.



Dnftrố

* Sử dụng: Trẻ có thể dùng ở trong góc âm nhạc hoặc trẻ có thể sử dụng ở trong
tiết học HOẠT ĐỘNG ÂM NHAC
2.8. Phương pháp thực hiện “những bạn nhỏ ngộ nghĩnh” Chuẩn bị vật liệu : keo
NA, một ít sơn nước, một bìa cứng, hình những con vật phẳng bằng củ khoai. Thực

hiện :
- Bước 1 : vẽ phần nền trên tấm giấy bìa theo ý thích.
- Bước 2 : trộn keo NA với sơn nước


- Bước 3 : tráng một lớp hỗn hợp vừa trộn lên mặt phẳng của con vật đã chuẩn bị. - Bước 4 : in mặt vừa tráng keo lên tấm bìa
- Bước 5 : trang trí thêm cho con vật theo ý thích. Như vậy đã thực hiện xong một
con bướm.
c) Sử dụng : giáo viên hướng dẫn cho bé đặt bức tranh ở góc triển lãm tranh hoặc
góc học tập
2.9. Phương pháp thực hiện “bức tranh ngũ cốc” Chuẩn bị vật liệu : nui xoắn, keo
nhũ tương, các loại ngũ cốc, bìa cứng. Thực hiện :
- Bước 1 : vẽ phác thảo gương mặt hay là con vật nào đó lên tấm bìa cứng.
- Bước 2 :phết keo lên phần diện tích cần dán hạt lên bức tranh.
- Bước 3 : rắc hạt lên trên vùng vừa bôi keo, ấn nhẹ hạt cho dính rồi chờ keo
khô(mỗi phần chọn 1 loại ngũ cốc khác nhau).
- Bước 4 :dùng nui xoắn dán tóc hoặc đuôi nếu là con vật. Như vậy đã thực hiện
xong một bức tranh ngũ cốc.
c) Sử dụng : giáo viên hướng dẫn cho bé đặt bức tranh ở góc triển lãm tranh hoặc
góc học tập


C. KẾT LUẬN
Căn cứ trên kết quả đạt được, chúng tôi rút ra những kết luận như sau :
- Việc hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi, đồ dùng là rất bổ ích và các con tỏ ra rất
thích thú, hào hứng khi tham gia
- Trong quá trình thực hiện, các cháu đã thể hiện đựơc tính độc lập, tư duy sáng
tạo rất cao.
- Giáo dục cho các cháu tính tiết kiệm, yêu quí sức lao động, ý thức bảo vệ môi
trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm công việc.

- Qua việc thực hiện “ Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo khiến cho giáo
viên và phụ huynh có sự đồng cảm và thấu hiểu hơn đến công việc của các cô và
nhận ra được sự sáng tạo tính tư duy của trẻ được phát triển một cách tốt nhất .



×