Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xác định chỉ số đường huyết của bánh bông lan kem Quasure light

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.22 KB, 13 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
**********

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỂ TÀI
XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA BÁNH BÔNG LAN KEM QUASURE LIGHT

Chủ nhiệm đề tài: PHẠM THỊ THU HƯƠNG
NGUYỄN THỊ LÂM
Cơ quan chủ quản: Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế

7479
14/8/2009

HÀ NỘI 2008

1


I. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân ta đã ngày càng cải thiện, mô hình bệnh
tật cũng thay đổi theo. Bên cạnh mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển đó là suy dinh
dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn, thì ở nước ta đã xuất hiện mô hình bệnh
tật của các nước đã phát triển. Đó là tỷ lệ các bệnh mãn tính không lây ngày càng gia tăng như
đái tháo đường (ĐTĐ), thừa cân, béo phì, ung thư, tim mạch phát triển nhanh nhất hiện nay. Năm
2000, cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân ở người trưởng thành 4549 tuổi ở khu vực thành phố trong toàn quốc là 9,9%, trong đó TP Hồ Chí Minh, Hà Nội là những
địa phương có tỷ lệ thừa cân béo phì cao. Ở một số đối tượng như cán bộ công chức, tỷ lệ thừa
cân thậm chí lên tới 15% [2]. Năm 2003 điều tra của Viện Dinh Dưỡng cũng cho thấy tỷ lệ thừa
cân, béo phì ở người trưởng thành Hà Nội là 18,47%. Những người bị thừa cân-béo phì có sự
thay đổi bất lợi về các chỉ số sinh hoá như tăng lipid máu toàn phần, tăng cholesterol, LDL-C.


Những người thừa cân-béo phì có tỷ lệ cholesterol toàn phần máu cao là 48,9%, triglycerid máu
cao: 65,33%, LDL-C cao: 8,23%; HDL-C thấp[3]. Đái tháo đường có xu hướng tăng nhanh,
những điều tra trong những năm 1990-1993 tại các thánh phố lớn của Việt Nam cho thấy tỷ lệ đái
tháo đường khoảng 1-1,5% [7,8,9] Nhưng theo điều tra toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết năm
2002 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ lứa tuổi 30-64 tại thành phố lớn là 4,4% [1]. Để có chế độ ăn lành
mạnh, đặc biệt là người mắc bệnh đái tháo đường, kháng insulin, béo phì và mỡ máu cao... được
khuyến nghị nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp; bởi những thực phẩm
này sẽ giúp kiểm soát glucose máu sau ăn, điều chỉnh lipoprotein trong máu [11]. Những tác
dụng này sẽ dẫn đến hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đề phòng các biến chứng do
glucose máu cao của bệnh đái tháo đường, và có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như
đại tràng, ung thư vú. Chỉ số đường huyết là khả năng làm tăng glucose máu sau khi ăn. Những
glucid được tiêu hoá và hấp thu nhanh sẽ có chỉ số đường huyết cao, còn những thực phẩm tiêu
hoá và hấp thu chậm sẽ có chỉ số đường huyết thấp.
Ngày nay các chất tạo ngọt được sử dụng trong chế biến thực phẩm nhằm tạo ra các thực phẩm,
món ăn có chỉ số đường huyết thấp. Isomalt là sản phẩm họ Polyol, là chất rượu nhiều lần, định
nghĩa theo hoá học. Cấu trúc gần giống các chất bột đường được tạo thành từ bằng phản ứng
hydro hoá. Isomalt không có trong tự nhiên. Isomalt vị ngọt giống đường, nhưng ít ngọt hơn.
Trong dung dịch 10 %, độ ngọt của nó chỉ chiếm 50-60% đường kính. Mặc dù có độ ngọt thấp,
nhưng khi kết hợp với các chất đường khác, ví dụ đường kính sẽ làm tăng độ ngọt để đạt độ ngọt
khác nhau.
So với đường kính khả năng hấp thu sinh học của các chất đường rượu trên hệ thống ruột
non bị giảm rất mạnh. Khả năng hấp thu của Isomalt là 20%, tiêu hoá 20-75%. Dựa vào các
nghiên cứu khoa học, các thực nghiệm sinh hoá, Hiệp hội Mỹ.... qui định giá trị năng lượng của
Isomalt cho các sản phẩm là 2 Kcal/g. Cộng đồng Châu Âu năm1990 đã thống nhất giá trị năng
lượng cho tất cả đường rượu là 2,4 Kcal/g, nhưng Nhật bản lại cho rằng giá trị năng lượng của
Isomalt là 1,9 Kcal/g. Isomalt có chỉ số đường huyết thấp. Nghiên cứu của trường đại học tổng
2


hợp Sydney cho thấy, chỉ số đường huyết của Isomalt là 2 ±1, chỉ số Insulin của Isomalt là 8 ± 5

[22].
Các nghiên cứu đã chỉ rõ, sau khi ăn đường Isomalt, glucose máu và Insulin tăng ít và tăng từ từ
và tăng không có ý nghĩa thống kê, đặc biệt rất thấp so với đường kính hoặc Glucose, Fructose
[10, 13,23]. Các nghiên cứu còn chỉ rõ, người đái tháo đường sau khi ăn đường Isomalt thì đường
huyết và Insulin tăng ít, từ từ và thấp hơn nhiều so với sử dụng đường Sucrose hoặc Fructose
[18,23]. Isomalt có giá trị năng lượng thấp đó cũng là những lợi ích giúp kiểm soát cân nặng ở
thừa cân - béo phì. Isomalt thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngày nay isomalt đang được
sử dụng như là một chất tạo ngọt thay thế cho đường trong các sản phẩm thực phẩm như kẹo,
bánh. Isomalt ổn định ở môi trường axit và enzym thuỷ phân. Vì vậy liên kết disacharide không
thể tách dễ dàng và nó không bị lên men bởi các vi khuẩn miệng và axit không được tạo ra hoặc
tạo ra rất ít có tác dụng phòng sâu răng [16]. Dựa vào ưu điểm này của isomalt người ta đã sản
xuất kẹo cao su, kem đánh răng để phòng râu răng. Isomalt là chất tạo ngọt thay thế đường được
JECFA (Uỷ ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm) của WHO/FAO đánh giá là an toàn. Năm
1996, Codex đưa Isomalt vào danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Từ năm
2005, công ty cổ phần bánh kẹo Biên hoà (Công ty BIBICA) đã sử dụng đường isomalt trong chế
biến và sản xuất bánh kẹo nhằm tạo ra các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp: bánh Trung thu
nhân thập cẩm chỉ số đường huyết 21% [5], bánh mì tươi 31,1%, bánh Hura-light 27,6% [6], Bột
dinh dưỡng Netsure-light là 25,8%, Sữa Quaure light là 25,1%. Theo bảng chỉ số đường huyết
trong tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ [15]: Các sản phẩm kể trên thuộc nhóm thực phẩm có chỉ
số đường huyết rất thấp (<40%). Các sản phẩm này không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn,
được cộng đồng chấp nhận. Bánh Hura light có chỉ số đường huyết là 27,6 %, tuy nhiên sản
phẩm có nhược điểm đường isomalt nổi trên bề mặt của bánh làm cho bề mặt của bánh nhìn như
mốc. Công ty Bibica đã thay đổi công thức bánh hura light tạo ra sản phẩm có cảm quan tốt và
được bổ sung các vitamin có tác dụng chống oxy hóa. Sản phẩm mới có tên là Bông lan kem
Quasure light .
Vậy sản phẩm bánh Bông lan kem Quasure light có đạt được chỉ số đường huyết thấp hay
không? Vì vậy Viện Dinh dưỡng đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu như sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định chỉ số đường huyết, diễn biến glucose máu sau ăn bánh Bông lan Quasure light có sử
dụng đường isomalt .

Mục tiêu cụ thể:
- Xác định chỉ số đường huyết của bánh Bông lan Quasure light có sử dụng đường isomalt.
- So sánh mức glucose máu sau ăn bánh Bông lan Quasure light có sử dụng đường isomalt với
uống đường glucose.

3


II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
-

Người khỏe mạnh tuổi từ 20-40, là công nhân của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà

Tiêu chuẩn loại trừ :
- Đối tượng mắc các bệnh: Đái tháo đường, rối loạn dung nạp đường, rối loạn đường huyết
lúc đói (đường huyết lúc đói ≥ 6,1 mmol/l ), suy thận, suy gan (hỏi tiền sử), rối loạn tiêu hóa, cắt
ruột;
-

Đối tượng thiếu năng lượng trường diễn hoặc thừa cân-béo phì: 18,5 > BMI >= 23

-

Phụ nữ có thai, cho con bú;

2. Địa điểm nghiên cứu: Viện Dinh dưỡng
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng tự đối chứng
3.2. Cỡ mẫu: n = 10 người (Theo phương pháp của Wolever & Jenkin 1991) [25]

Sàng lọc đối tượng:
20 người tuổi từ 20-40
- Các đối tượng được khám lâm sàng, cân đo nhân trắc, phỏng vấn theo mẫu phiếu
- Lấy máu lúc đói (bữa ăn gần nhất cách 10 giờ) để xét nghiệm Glucose huyết tương.
- 10 đối tượng có đủ tiêu chuẩn sẽ được chọn vào nghiên cứu
3.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
- Mỗi đối tượng sẽ được tham gia 2 thực nghiệm. Mỗi thực nghiệm tiến hành cách nhau 7
ngày.
Cách tiến hành thử nghiệm lâm sàng:
+ Đối tượng ăn bữa gần nhất cách thực nghiệm ít nhất 10 giờ, không quá 14 giờ
+ Đối tượng không lao động nặng và không tập thể dục.
+ Đối tượng đến địa điểm nghiên cứu lúc 7 giờ, nghỉ ngơi 30 phút.
+ Đối tượng được lấy máu tĩnh mạch lúc đói
+ Sau đó đối tượng được ăn 91,5 bánh Bông lan Quasure light có sử dụng đường Isomalt
(50g Cacbonhydrat) cùng 250 ml nước
+ Sau 7 ngày quá trình thử nghiệm được lặp lại như cũ, trong lần này các đối tượng thử
nghiệm được uống 50g đường Glucose cùng 250 ml nước.
+ Sau đó các đối tượng được lấy máu tĩnh mạch sau khi ăn: 15, 30′, 45, 60, 90, 120 phút
+ Các mẫu máu được ghi ký hiệu cho từng người theo từng thời gian.
+ Các mẫu máu được phân tích Glucose huyết tương tại labo Hóa sinh-Viện Dinh dưỡng.

4


Sơ đồ nghiên cứu
20 người tuổi 20-40

Khám lâm sàng
Cân đo nhân trắc
Định lượng glucose máu lúc đói


10 người khoẻ mạnh

- Định lượng glucose máu lúc đói.
- Ăn 91,5 g bánh Bông lan kem quasure light
có sử dụng Isomal.
- Định lượng glucose máu sau ăn 15, 30′, 45,
60′, 90′, 120 phút
Sau 7 ngày
-

Định lượng glucose máu lúc đói.
Uống 50 g đường glucose
Định lượng glucose máu sau ăn 15, 30′, 45, 60′, 90′ và 120 phút

3.4. Nguyên liệu nghiên cứu:
Thành phần dinh dưỡng của bánh Bông lan Quasure light như bảng sau
Giá trị dinh dưỡng /100g sản phẩm

Bánh Bông lan Quasure light

Năng lượng (Kcalo/100g)

425

Lipit (g/100)

20,1

Protein (g/100)


6,5

Cacbonhydrat (g/100)

54,6

- Đường saccrose (g/100)

15,5

- Isomalt (g/100)

11,7

Độ ẩm (g/100)

17,8

Vitamin C (mg/100)

52,7

Vitamin B6 (mg/100)

1,73

Vitamin E (mg/100)

26,6


Beta-Caroten (mg/100)

773,4

Vitamin A (mcg/100)

319,3

Acid folic (mcg/100)

346

Thành phần bánh Bông lan kem Quasure light sử dụng đường Isomal đã được kiểm nghiệm giá
trị dinh dưỡng (Năng lượng, P, L, G, đường saccaroze, isomalt, và các vitamin), hàm lượng
sorbitol, acesulfame K, saccarin, kiểm nghiệm vi sinh vật, phẩm màu bởi Trung Tâm dich vụ

5


phân tích thí nghiêm, TP. Hồ Chí Minh (Xem thêm phần phụ lục)
Sản phẩm bánh Bông lan kem Quasure light đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu
chuẩn Việt Nam
3.5. Phân tích số liệu : Sử dụng phần mềm SPSS
- Sử dụng các test thống kê : trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ %, test t ghép cặp để so sánh sự
diễn biến glucose máu sau ăn bánh Bông lan Quasure light so với uống đường glucose vào các
thời điểm 15’, 30’, 45’, 60’, 90, 120 phút sau ăn. Nếu số liệu không tuân theo luật chuẩn sử
dụng các test phi tham số
- Tính chỉ số đường huyết dựa vào tính diện tích tăng lên dưới đường cong (IAUC:
Incremental Area Under Curve) của glucose máu đáp ứng với uống Glucose hoặc bánh Bông

lan Quasure light có sử dụng đường Isomalt đối với mỗi đối tượng.
Chỉ số đường huyết của các sản phẩm sử dụng đường Isomalt (GITT-I) sẽ được tính theo công
thức sau: [25]
IAUCTT − I × 100
IAUCG
Trong đó: IAUCTT-I: Trung bình cộng của IAUC của các đối tượng sau khi ăn bánh Bông lan
GI TT − I =

Quasure light sử dụng đường Isomalt
IAUCG : Trung bình cộng của IAUC của các đối tượng sau khi uống đường Glucose

6


III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Đặc điểm của đối tượng thử nghiệm lâm sàng
10 người khoẻ mạnh, gồm 8 nam và 2 nữ, đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Sau quá trình tham gia hai thực nghiệm nghiên cứu có hai đối tượng loại trừ ra khỏi số liệu
tính toán kết quả chỉ số đường huyết với lý do:
Một đối tượng vì lý do cá nhân đã không tham gia đủ hai thực nghiệm.
Một đối tượng sau uống glucose, có đáp ứng glucose máu ở các thời điểm không tăng
so với ăn bánh.
2. Diễn biến glucose máu của đối tượng sau khi ăn bánh Bông lan kem Quasure light có
sử dụng đường isomalt so với uống đường glucose.
Bảng 1: Glucose máu của đối tượng sau khi uống đường Glucose và
sau ăn bánh Bông lan kem Quasure light có sử dụng đường isomalt (mmol/L)
STT

Lúc đói


Sau 15'

B

G

B

G

B

G

B

G

B

G

B

G

B

G


1

5

5,5

6,2

6,4

7,0

9,4

5,3

8,6

5,2

6,7

5,0

5,6

4,6

3,8


2

5,3

5,3

5,2

7,0

5,8

8,0

6,3

9,4

6,4

9,0

5,9

7,1

5,3

6,2


3

4,9

5,4

5,4

6,2

6,6

8,2

7,3

10,0

6,9

10,0

6,1

7,9

4,9

6,1


4

4,9

5,4

5,3

6,7

5,9

9,1

5,7

7,4

4,3

6,8

4,3

4,1

4,5

3,3


5

4,9

5,1

5,2

5,1

6,0

6,5

5,1

5,7

4,9

5,8

4,4

3,8

4,4

4,6


6

4,9

4,6

5,1

5,0

6,2

7,0

6,7

8,2

6,3

7,7

5,8

6,0

4,8

3,1


7

5,4

4,7

5,4

5,1

5,8

7,1

5,7

7,0

5,0

6,4

4,1

5,2

4,0

3,8


8
X
SD

Sau 30'

Sau 45'

Sau 60'

Sau 90'

Sau 120'

5,9
5,3 5,6 6,2 7,1 8,9
7,2
8,8
7,2 7,8
7,1
4,5
5,8
3,6
*
*
*
*
5,15 5,16 5,42 5,96 6,30 8,03 6,16 8,13 5,77 7,52 5,33 5,52 4,79 4,31
0,33 0,34 0,35 0,78 0,53 1,07 0,84 1,38 1,06 1,40 1,05 1,44 0,55 1,21
Ghi chú: B: Glucose máu của bánh Bông lan Quasure light có đường Isomalt, G: Glucose máu

của nhóm uống đường Glucose
*
P<0,05 Wilcoxon test

Nhận xét bảng 1: Trên cùng một nhóm đối tượng nghiên cứu, đã tiến hành 2 đợt thử nghiệm:
ăn bánh Bông lan Quasure light có đường Isomalt và uống đường glucose; với tổng số 112 mẫu
máu được phân tích glucose máu cho thấy sau khi uống 50 g glucose, mức glucose máu tăng
nhanh sau 15 phút (từ 5,16mmol/L lúc đói lên 5,96 mmol/L rồi tiếp tục tăng lên 8,03 mmol/L
ở thời điểm 30 và 8,13 mmol/L ở thời điểm 45 phút. Sau đó bắt đầu hạ xuống 7,52 mmol/L ở
thời điểm 60 phút và hạ nhanh xuống 5,52 mmol/L ở thời điểm 90 phút, trở về mức 4,31
mmol/L thấp hơn lượng glucose máu lúc đói tại thời điểm 120 phút (sau khi ăn 10 giờ;
5,21mmol/L). Nhưng ở nhóm ăn bánh Bông lan kem Quasure light có đường Isomalt thì diễn
7


biến của glucose máu không tăng lên cao nhiều như uống đường glucose. Sau khi ăn 91,5g
bánh Bông lan kem Quasure light có đường Isomalt, mức glucose máu chỉ tăng rất nhẹ từ 5,16
mmol/L lên 5,42 mmol/L tại thời điểm sau 15 phút, sau đó tăng lên 6,30 mmol/L sau 30 phút
và duy trì ở mức 6,16 mmol/L sau 45 phút, sau đó giảm xuống mức 5,77 mmol/L tại thời
điểm 60 phút, và tại thời điểm 90 phút và 120 phút glucose máu hạ về mức gần mức glucose
máu lúc đói 5,32 mmol/L và 4,8 mmol/L.
Glucose máu tại các thời điểm 15, 30, 45, 60 phút sau ăn bánh đều thấp hơn uống glucose có

Møc Glucose m¸u (mmol/l)

ý nghĩa thống kê

10
8
6


Glucose

4

B¸nh B«ng lan
Quasure light

2
0
0

15

30

45

60

90

120

Thêi gian sau ¨n (phót)

Đồ thị 1: Diễn biến Glucose máu sau ăn bánh Bông lan kem Quasurre light so với uống
đường Glucose
Nhận xét: Đồ thị 1 biểu biễn glucose máu của đối tượng sau khi ăn 91,5g bánh Bông lan
Quasure light có đường Isomalt so với glucose máu sau uống 50g đường glucose cho thấy sau

uống 50g đường Glucose: Mức Glucose máu tăng sau 15, tiếp tục tăng nhanh tại thời điểm 30
phút và 45 phút, sau đó hạ dần và hạ dần trở về gần lượng đường máu lúc đói ở thời điểm 90’
phút và thấp hơn đường huyết lúc đói tại thời điểm 120 phút Còn sau khi ăn bánh Bông lan
kem Quasure light có Isomalt: đường huyết chỉ tăng rất nhẹ sau tại thời điểm 30 phút và 45
phút, sau đó duy trì và trở về gần lượng đường máu lúc đói sau 90 phút. Như vậy bánh Bông
lan kem Quasure light có đường Isomalt làm tăng rất nhẹ và từ từ Glucose máu sau khi ăn, góp
phần ổn định glucose máu.

8


Diễn biến glucose máu sau khi đối tượng ăn bánh Bông lan Quasure light có đường Isomalt

Møc Glucose m¸u (mmol/l)

tương tự như sau ăn bánh Hura light (đồ thị 2), [6].

10
8

Glucose

6
4

Baùnh
Hura-light

2
0

0

15

30

45

60

90

120

Thêi gian sau ¨n (phót)

Đồ thị 3: Diễn biến Glucose máu sau ăn bánh Hura light có đường isomatl so với uống
đường Glucose
3. Chỉ số đường huyết (Glycaemic Index = GI) của bánh Bông lan kem Quasure light có
đường Isomalt.
Bảng 2: Diện tích gia tăng dưới đường cong (Incremental Area Under the Curve - IAUC)
của glucose máu ở nhóm uống đường glucose và nhóm ăn bánh Bông lan kem Quasure
light có sử dụng đường Isomalt và kết quả chỉ số đường huyết (%)

AUC sau khi uống
Glucose

AUC sau khi ăn bánh
Bông lan Quasure light
có đường Isomalt


Chỉ số đường huyết (GI)
của bánh Bông lan
Quasure light có đường
Isomalt(%)

STT
1
147.1
57
38.7
2
278.2
67.6
24.3
3
312
150
48.1
4
126.4
27.1
21.4
5
42.3
24
56.7
6
196.9
106.6

54.1
7
124.9
9.2
7.36
8
161.1
99.5
61.7
Chỉ số đường huyết của bánh Bông lan Quasure light có đường Isomalt: 39,1 %
(Dao động từ 7,3 – 61,7%, SD = 19,5)

Tính toán diện tích gia tăng dưới đường cong biểu diễn glucose máu sau uống glucose so sánh
với diện tích gia tăng dưới đường cong biểu diễn glucose máu sau ăn ánh Bông lan Quasure
light sử dụng đường isomalt theo phương pháp của Wolever, Jenkins [25] đã tính được chỉ số
đường huyết của bánh Bông lan kem Quasure light 39,1%. Kết quả này cũng được biểu diễn
trong đồ thi 5 dưới đây khi so sánh với thực phẩm chuẩn là glucose có chi số đường huyết là
100%. Bánh Bông lan kem Quasure light có chỉ số đường huyết cao hơn bánh hura light. Tuy
nhiên theoBảng chỉ số đường huyết quốc tế do tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ phát hành từ
1995-2002 [19], bánh Bông lan kem Quasure light có chỉ số đường huyết rất thấp và thấp hơn
9


chỉ số đường huyết của các thực phẩm thông thường như: chỉ số đường huyết của bánh mì
trắng là 99%, bánh bột gạo 87%, cơm vừa chín 74%
120

100

100

%
80

Glucose
Bánh Bông lan
Quasure light

60
39.1

40

27.6

Bánh Hura light

20
0
GI

Đồ thị 3: GI của bánh Bông lan kem Quasure light có đường isomalt
Trong dinh dưỡng lâm sàng, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là một trong
những tiêu chí có lợi để lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân đái tháo đường, vì các thực phẩm
này sẽ không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn, điều này sẽ giúp kiểm soát glucose máu,
ngăn ngừa các biến chứng gây ra do glucose máu cao ở bệnh nhân đái tháo đường và cả ở
những người có rối loạn dung nạp glucose máu [17,19,24].
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng cuả Spieth năm 2000 đã cho thấy sau 4 tháng can
thiệp, nhóm nhận bữa ăn có chỉ số đường huyết thấp giảm cân nặng, chỉ số BMI. nhiều hơn
nhóm nhận bữa ăn giảm mỡ có ý nghĩa thống kê [21]. Nghiên cứu của Ebbeling năm 2005
cho thấy bữa ăn có chỉ số đường huyết thấp có hiệu quả giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch

hơn bữa ăn hạn chế năng lượng, giảm lipid [14].
Như vậy bánh Bông lan kem Quasure light có sử dụng đường Isomalt có chỉ số đường
huyết rất thấp có thể sử dụng cho người bị bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường
máu; cũng như các đối tượng khác muốn ăn kiêng trong các bệnh như: Thừa cân, béo phì,
tăng lipid máu, và cả những người không thích ngọt.

10


IV. Kết luận
1. Bánh Bông lan kem Quasure light sử dụng đường isomalt, làm tăng glucose máu sau ăn
rất ít và từ từ và khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê so với uống đường glucose tại các
thời điểm 15, 30, 60, 90, 120 phút sau ăn.
2. Chỉ số đường huyết của bánh Bông lan Quasure light là 39,1%, thuộc nhóm thực phẩm
có chỉ số đường huyết rất thấp.

V. Kiến nghị
Cần có các nghiên cứu tiếp theo về Isomalt trong các thực phẩm chế biến sẵn khác để ứng
dụng trong dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, rối loạn dung nạp
glucose máu, đái tháo đường typ 2...

11


Tài liệu tham khảo
1. Tạ Văn Bình và cs (2004). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp
điều trị và biện pháp phòng. Báo cáo đề tài KX.10.15
2. Bộ Y tế (2003). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000. Nhà xuất bản Y học
3. Lê Bạch Mai, Nguyễn CôngKhẩn và CS (2004). Thực trạng thừa cân– béo phì ở người 3059 tuổi tại nội thành Hà Nội năm 2003. Tạp chí Y học thực hành, số 496, trang: 48 – 53.
4. Lê Huy Liệu và CS (1995). Tình hình bệnh đái tháo đường trong những năm gần đây tại

nước ta. Khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai.
5. Nguyễn Thị Lâm, Phạm Thị Thu Hương, Phùng Thị Liên, Nghiêm Nguyệt Thu, Nguyễn
trọng Hưng (2005). Xác định chỉ số đường huyết sau khi ăn bánh trung thu sử đụng đường
Isomalt và bánh trung thu truyền thống sử dụng đường saccarose. Tạp chí Dinh dưỡng &
Thực phẩm, Tập 1-Số 1- tháng 12 năm 2005, trang 41-48.
6. Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm (2006). So sánh diễn biến gluccose sau ăn
bánh Hura-light sử dụng đường Isomalt và bánh Hura sử dụng đường saccarose trên người
bình thường và ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, Tập
2-Số 3+4, tháng 11 năm 2006, trang 110-117.
7. Mai thế Trạch (1998). Một số nhận xét về một vài thay đổi lâm sàng và nghiên cứu trong
bệnh ĐTĐ ở nước ta trong vòng 30 năm qua.Tạp chí y học.Chuyên đề nội tiết số 2- 1998.
8. Tô Văn Hải - Vũ Mai Hương-Nguyễn Văn Hòa - Lê Thu Hà và CS - BV Thanh Nhàn Hà
Nội (2000)- Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở người từ 16 tuổi trở lên thuộc 3
quận huyện Hà Nội.
9. Phan Si Quoc and Marie Aline Charle, Nguyen Huy Cuong, Le Huy Lieu (1994). Bloof
gluocse Distribution and prevalence of diebetes in Hanoi, Viet Nam. Amerian journal of
Epidermology-Vol.139 No.7, 1994 by the Johns Hopkins University school of Hygiene
and Public Health.
10. Bachmann W, Hasbeck M, Spengier M, Schmitz H, Mehnert H (1984). Investigation of
the metabolic effects of acute doses of Palatinit- compatison with fructose and sucrose in
type II diabetes. AKT E Mahr số 9: 65-70.
11. Brand-miller J, Petocz P, Hayne susan, Colagiuri S 2003. Low-glycemic index diets in the
management of diabetes. Diabetes Care 26(8):2261-67
12. Chandalia M and CS. (2000). Beneficial effects of high dietary fiber intake in patient with
type 2 diabetes mellitus. N Enggl J med 2000 May 11: 342(19): 1392-1398.
13. Drost H, Gierlich p, Spengler and Jahnke K (1980). Blood glucose and serum insulin after
oral administration of palatinit (Isomalt) in comparison with glucose in diabetics of the
late-onset type. Verh.Dtsch.Ges.Int.Med 1980, 86:978-81
14. Ebbeling CB, Leiding MM, Sonclair KB, Seger-shippee ZG, Feldman HA, Ludwig DS
2005. Effect of an ad libitum low-glycemic load diet on cardiovascular disease risk factor

in obese young adult. Am J Clin Nutr 81:976-82
15. Foster-Powell K, Holt SH, Brand-Miller JC. (2002). International table of glycemic index
and glycemic load values. Am J Clin Nutr. 2002 Jul; 76(1):5-56.
16. Isomalt (2001): dental-friendly ingredient. Asian dentits 2001, vol 9, No8:10.
17. Jenkin DJA, Kendall CWC, Augustin LSA, Franceschi S, Hamidi M, Marchie A, Jenkins
AL, Axelsen M (2002). Glycemic index: overview of implications in health and disease.
Am J Clin Nutr 76 (1):266s-273s

12


18. Kaspar L, Spengler M (1984). Effect of oral doses of palatinit (Isomalt) on insulin
requirements in type I diabetics. Akt.Ern™hrung, 9: 60-64.
19. Komindr S, Ingsriswang S, Lerdvuthisopon N, Boontawee A (2001). Effect of long-term
intake of Asian food with different glycemic indices on diabetic control and protein
conservation in type 2 diabetic patients. J Med Assoc Thai 2001 Jan; 84(1): 85-97.
20. Manisha C, Abhimanyu G, Dieter L, Klaus VB, Sott MG, Linda JB (2000). Beneficial
effects of hight dietary fiber intake in patients with type 2 diabetes mellitus. N Engl J
Med, 342: 1392-8
21. Spieth LE, Harnish JD, Lenders CM, Raezer LB, Hangen SJ, Ludwig DS, Periera MA
2000. A low- glycemis ondex diet in the treatment of pediatric obesity. Arch Pediatr
Adolesc Med 154:947-951.
22. Sydney Universyty′s Glycemid Index Research serse (SUGIS), 2002
23. Thie′baud D, Jacot E, Schmitz H, Spengier M, and FerberJP. (1984). Comparative study
of Isomalt and sucrose by means of continuous indirect calorimetry. Metabolis, 33(9):
808-13
24. Wolever TMS, Jenkin DJA, Vuksan V, Jenkins AL, Wong GS, Josse RG 1992. Beneficial
effect of low-glycemic index diet in overweight NIODM subjects. Diabetes Car 15:562564.
25. Wolever TMS, Jenkins DJA, Jenkins AL, Josse RG. (1991). The glycemic index:
methodology and clinical implications. American Journal of Clinical Nutrition, 55:846-54.


Hà nội ngày 20 tháng 4 năm 2009
Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ quản

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm

13

TS Phạm Thị Thu Hương



×