Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

đề thi luật so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.12 KB, 25 trang )

LUẬT SO SÁNH

ĐỀ THI LUẬT SO SÁNH
Đề :
Câu 1: Nhận định Đ/S
a. Kinh koran là nguồn luật chi phối hệ thống pháp luật của các quốc gia theo đạo
Hồi.
b. mọi án lệ được tạo ra bởi Tòa án tối cao của nước Anh có giá trị bắt buộc đối với
mọi cấp Tòa án cấp dưới.
c. Sau năm 1776, không tòa án nào của Mỹ còn áp dụng các án lệ được tuyên bởi
các Tòa án của Anh.
d. Án lệ chưa từng tồn tại trong hệ thống pháp luật Pháp cho đến thế kỉ XIX.
Câu 2:
1. Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình với nhận định: “Không có Luật so
sánh, chỉ có so sánh Luật”.
2. Anh chị hãy so sánh phương pháp so sánh quy phạm và phương pháp so sánh
chức năng. Cho Ví dụ. Phương pháp nào ưu việt hơn.
Đề:
Câu 1: Nhận định Đúng, Sai.
a. trong hệ thống pháp luật Mỹ, khi đạo luật bị tuyên bố vi hiến (hiến pháp Liên
bang) thì đạo Luật đó sẽ không được ban hành.
b. Thẩm phán của Tòa công bằng của nước Anh được bổ nhiệm từ các pháp quan.
Câu 2:
a. Nếu ý nghĩa của việc từ năm 1925 Tòa án tối cao Mỹ được quyền ban hành đặc
lệnh lấy lên xét xử lại
b. Nêu những điều kiện cần thiết trong việc sử dụng nguồn thông tin nghiên cứu, so
sánh pháp luật nước ngoài.

1



LUẬT SO SÁNH

Đề 01 Thời gian: 60 phút
Không sử dụng tài liệu
I - Nhận định (Giải thích).
1. Nguyên tắc Stare - decicis được vận hành một cách tuyệt đối trong HTPL Anh.
2. Mục đích của Luật so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
3. Mặc dù có nguồn gốc của người Mỹ bắt nguồn từ người Anh, nhưng hầu như
pháp luật Anh không được tiếp nhận trên diện rộng tại Mỹ.
II - Tự luận
1. So sánh chức năng đặc thù của Tòa phá án Pháp và Tòa án nhân dân tối cao của
VN.
2. So sánh cấu trúc hệ thống tòa án Anh và Mỹ.
________________________________________
Đề 03:
Câu 1: nhận định Đúng sai
1. các hệ thống pháp luật thành văn đều có sự phân chia pháp luật thành lĩnh vực
luật công và luật tư
2. nghiên cứu pháp luật nước ngoài là 1 trong những đối tượng của Luật so sánh.
Câu 2:
1. trình bày ưu, nhược điểm của Luật công bằng của Anh trước cải cách tòa án
1873-1875
2.Vai trò của Luật so sánh là quan trọng nhất, tại sao
Đề 04:
Câu 1: Nhận đinh
1. Luật so sánh là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.Hình thức pháp luật trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc khối châu Âu
lục địa là văn bản pháp luật
2



LUẬT SO SÁNH

3.Thẩm quyền tư phpas của Hội đồng nhà nước tronh nhán Tòa hành chính chỉ bao
gồm thẩm quyền xét xử phúc thẩm và xem xét theo thủ tục phá án các bản án của
Tòa án cấp dưới.
Câu 2:
1. khi nghiện cứu luật nước ngoài, khi dịch thuật nên dùng loại từ điển nào sau đây
là hiệu quả nhất? tại sao?
a. từ điển Việt – Anh
b. từ điển Anh – Anh
c. từ điển pháp luật Việt –Anh
d. từ điển pháp luật Anh – Anh
2, so sánh đặc điểm hình thành của thông luật và luật công bằng trong hệ thống
pháp luật Anh
Đề 05:
Câu 1: nhận định
1. nguồn thông tin chủ yếu khi nghiên cứu các đối tượng của Luật so sánh là nguồn
được ban hành bới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
2. cải cách tòa án ở Anh (1873 – 1875) đã tạo ra sự thay đổi lớn trong mối tương
quan giữa an lệ và luật thành văn
3. tất cả thẩm phán của các tòa án chuyên biệt ở Pháp là các thẩm phán không
chuyên
4. Luật so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài
Câu 2:
1. Quan điểm và nhận định:’’thông luật không thể được hình thành nếu không có
nguyên tắc satre decissis”
2/ Tại sao đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh phải được nghiên cứu ở cả lý luận
và thực tiến
Đề 06:

Câu 1: nhận định
3


LUẬT SO SÁNH

1. So sánh luật và luật so sánh là hai khái niệm mang tính tương đồng
2. nghiên cứu pháp luật nước ngoài là tiền đề và mục đích quan trọn của công trình
so sánh
3. Án lệ trong pháp luật Anh và Mỹ có nội dung giống nhau
4. Luật công bằng trong pháp luật Anh được ra đời nhằm thay thế cho thông luật
Câu 2:
1. Vai trò của luật so sánh đối với hoạt động lập pháp
2. so sánh chức năng phá án của Tòa án pháp và chức năng giám đốc thẩm của Tòa
án Việt Nam 
Luật so sánh: câu hỏi trắc nghiệm và cách làm bài tập
Luật so sánh:
Hình thức thi: trắc nghiệm 35 câu gồm lý thuyết và bài tập , thời gian 40 phút.
Không dùng tài liệu
Điểm ưu tiên: chuyên cần + 3, Tiểu luận: + 1
Dưới đây là tài liệu của chính giảng viên đọc khi ôn thi, bao gồm câu hỏi lẫn cách
giải. Các anh chị nhớ học kỹ nhé , vì đây là dạng bài thi không dùng tài liệu.
I/ Các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết:
Đây là một số câu hỏi theo ghi chép của em, anh chị nào thấy còn thiếu so với ghi
chép của mình xin hãy comment bổ sung bên dưới.
1/ Luật Civil là gì?
-----> Dòng họ pháp luật thuộc Châu Âu lục địa: dân luật.
2/ Phương pháp điều chỉnh của luật công, phương pháp điều chỉnh của luật tư
-----> Luật công là mệnh lệnh quyền uy, luật tư là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
3/ Nguyên tắc tính thế tục trong đời sống pháp luật?

----> Thiết lập ranh giới giữa sinh hoạt tôn giáo và cho phép phi pháp lý hóa cách
ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn
giáo

4


LUẬT SO SÁNH

4/ Sự tồn tại mang tính nước đôi giữa Comman law và equity law
----> Common law là luật hoàng gia áp dụng chung cho các vùng lãnh thổ của Anh ,
equity law mang tính bổ sung cho tính cứng nhắc của comman law
5/ Án lệ có thể trở thành nguồn của luật Việt Nam trong trường hợp nào?
----> Trong trường hợp phán quyết của tòa án được coi là án lệ góp phần bổ sung
những khiếm khuyết của pháp luật.
6/ Án lệ là nguồn luật chính thống của pháp luật Việt Nam, đúng hay sai?
-----> Sai
7/ Trong một tập quán pháp, yếu tố chủ quan chính là?
----> Quyết định tạo thành tiền lệ của tòa án
8/ Trong chế định Trust, người nhận Trust được thừa nhận là gì?
----> Chủ sở hữu theo luật , chủ sở hữu thật sự là người thụ hưởng
9/ Hội đồng bảo hiến là cơ quan nào?
----> Là cơ quan độc lập với các cơ quan quyền lực khác
10/ Trong chế định Trust, nếu tài sản chuyển giao ngay tình với giao dịch không đền
bù?
----> Người đang sở hữu là người nhận Trust mới
11/ Mức độ tài sản trong án dân sự để phân chia cấp tòa.
----> Tòa tiểu hình: mức trần 10000 Euro, Tòa đại hình: mức sàn 10000 Euro
12/ Tòa xung đột là gì?
----> Trong trường hợp 1 vụ án mang lẫn yếu tố dân sự lẫn hình sự. Không biết giao

cho thẩm quyền tòa nào xét xử thì tòa xung đột sẽ quyết định tòa nào nhận xét xử
vụ án. Tòa xung đột không có thẩm quyển xét xử vụ án.
13/ Hội đồng bảo hiến gồm những ai?
----> Gồm 9 người được bổ nhiệm từ các vị trí sau: Tổng thống, Chủ tịch Thượng
nghị viện, Chủ tịch Hạ nghị viện. Mỗi ban bổ nhiệm 3 người.
14/ Khi tài sản của Trust bị trộn lẫn thì xác định theo phương pháp nào?

5


LUẬT SO SÁNH

-----> Phương pháp " vào trước ra trước"
15/ Luật so sánh có phải là luật thực định hay không?
-----> Không, luật so sánh chỉ nhằm nghiên cứu các thể chế luật khác nhau trên thế
giới.
16/ Đối tượng của luật so sánh là gì?
-----> Gồm đối tượng tầm vĩ mô và đối tượng tầm vi mô
17/ Trust từ thiện không cần thỏa mãn yếu tố nào?
-----> Người thụ hưởng không cần rõ ràng
18/ Cụm từ Romano - germanique hàm ý gì?
-----> Luật la mã ( luật viết) và luật Đức ( luật tập tục)
19/ Tại sao bộ luật Napoleon lại được xem là bộ luật kinh điển cho hệ thống dân
luật của các nước?
----> Vì nó xác lập các quyền về tài sản, phương thức tài sản rõ ràng và hoàn chỉnh.
20/ Theo luật của Pháp, đứng đầu tòa án hành chính là :
----> Tham chính viện
21/ Common law được hiểu là gì?
----> Luật án lệ
22/ Ai là người muốn thúc đẩy common law?

----> Henry đệ nhị
23/ Equity law là gì?
-----> Hệ thống luật nước đôi với common law , không có trong tòa hoàng gia
24/ Trát là gì?
----> Sự cho phép được khởi kiện
25/ Trust rõ ràng là gì?
----> Là 1 trust có đủ 3 yếu tố: tài sản trust phải xác định, mục đích lập trust rõ ràng,
người thụ hưởng phải cụ thể
26/ Trust mập mờ gồm những loại nào?
6


LUẬT SO SÁNH

----> Trust mập mờ đích thực , Trust hệ quả, trust diễn dịch
27/ Luật so sánh chỉ nghiên cứu hệ thống luật các quốc gia khác? Đúng hay sai?
----> Sai, vì phải nghiên cứu để đối chiếu với hệ thống pháp luật khác
28/ Việc nghiên cứu hệ thống luật trên thế giới là một bước của luật so sánh?
----> Đúng
29/ Luật so sánh là so sánh các quy phạm pháp luật của cùng 1 thể chế luật pháp?
----> Sai , luật so sánh nghiên cứu và so sánh các thể chế pháp luật khác nhau trên
thế giới
30/ Các chủ thể trong chế định Trust là gì?
----> người lập trust , người nhận trust , người thụ hưởng , tài sản trust
II/ Phương pháp giải bài tập:
Đề mẫu: Ông A nhận quản lý 3 Trust sau đây: Trust 1: 2000 $ , Trust 2: 2000 $,
Trust 3: 3000 $. Ông A lấy 2000 $ thanh toán án phí trong 1 vụ án, sau đó lấy 3000$
đầu tư chứng khoán ( sau này giá trị tăng lên 6000$). Xác định tài sản 3 loại Trust.
Giải
Dùng nguyên tắc vào trước ra trước

Nghĩa là Trust nào được xếp trước thì ứng với thứ tự các số tiền được sử dụng
trước. ( dựa theo nguyên tắc thời gian)
Ông A lấy 2000$ thanh toán án phí trước rồi sau đó lấy 3000$ đi đầu tư. Vậy theo
thứ tự các Trust được tính là Trust 1 đầu tiên, sau đó đến trust 2 , cuối cùng là Trust
3.
1/ Ông A lấy 2000$ thanh toán án phí , theo thứ tự là trust 1 đầu tiên, số tiền của
trust 1 là 2000$. Sau khi giao dịch trust 1 còn 0 $.
2/ Sau đó ông A lấy 3000$ đầu tư chứng khoán. Theo thứ tự là trust 2 rồi đến trust
3. Trust 2 chỉ có 2000 $, vì vậy để đủ 3000$ thì phải lấy thêm 1000$ từ trust 3. Trust
2 mất hết còn 0$, trust 3 lấy 1000$ còn 2000$.
3/ Chứng khoán tăng giá trị từ 3000$ lên 6000$. Như vậy tỉ lệ giá trị tăng lên là :
6000 / 3000 = 200%

7


LUẬT SO SÁNH

Đầu tư xong phải hoàn lại cho Trust 2 và Trust 3. Từ trong 3000$ làm vốn đầu tư,
Trust 2 góp 2000$ , số tiền hoàn lại cho Trust 2 bằng với 2000$ nhân với tỉ lệ giá trị
tăng lên là : 2000 x 200% = 4000$. Trust 3 góp 1000$, số tiền hoàn lại cho Trust 3
bằng với 1000$ nhân với tỉ lệ giá trị tăng lên là : 1000 x 200% = 2000$.
4/ Trust 1 chỉ là chi phí, không tăng thêm nên: 0$ + 0$ = 0$
Trust 2 sau khi nhận lại tiền đầu tư: 0$ + 4000$ = 4000$
Trust 3 sau khi nhận lại tiền đầu tư: 2000$ + 2000$ = 4000$
----------------------------------------------------------------------------CÂU HỎI LÝ THUYẾT - LUẬT SO SÁNH
Phần chung:
Bài 1:
1. Các thuật ngữ đặt tên cho môn học. Nguyên nhân của sự đa dạng về thuật ngữ.
2. Nêu bản chất tranh luận về tên gọi của môn học.

3. Phân tích nội hàm của các thuật ngữ sử dụng đặt tên cho môn học.
4. Trình bày về căn cứ lựa chọn thuật ngữ đặt tên cho môn học.
5. Xác định vị trí luật so sánh trong cơ cấu các môn luật và các ngành khoa học.
6. Phân tích mối liên hệ giữa luật so sánh với các ngành khoa học pháp lý: triết học,
lịch sử pháp luật, xã hội học, lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
7. Phân tích mối quan hệ giữa luật so sánh với nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
8. Trình bày về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.
9. Trình bày về các tranh luận liên quan tới bản chất của lĩnh vực luật so sánh.
10. Hãy cho biết các vấn đề đã được thống nhất và đang còn là tranh luận trong luật
so sánh.
11. Nêu những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.
12. Nêu những nguyên nhân tạo nên nét đặc thù trong đối tượng nghiên cứu của luật
so sánh.
13. Trình bày về các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luật so sánh.

8


LUẬT SO SÁNH

14. Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp so sánh chức năng và phương
pháp so sánh văn bản.
15. Trình bày các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc áp dụng phương pháp so
sánh chức năng.
16. Phân biệt phương pháp so sánh luật và phương pháp luận về phương pháp so
sánh luật.
17. Trình bày về hình thức, cấp độ so sánh và mối liên hệ giữa chúng với việc lựa
chọn một phương pháp so sánh pháp luật cụ thể.
18. Nêu sự tương đồng và khác biệt giữa phương pháp so sánh trong luật so sánh
với phương pháp so sánh áp dụng trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.

19. Trình bày về phương pháp so sánh lịch sử. Nêu giá trị của phương pháp này
trong so sánh pháp luật.
20. Hãy cho biết đặc điểm phương pháp nghiên cứu của luật so sánh.
21. Trình bày định nghĩa môn học.
22. Nêu nguyên nhân dẫn tới việc chưa thể có định nghĩa thống nhất về luật so sánh.
Việc chưa thể có định nghĩa thống nhất có ảnh hưởng tới bản chất và giá trị của luật
so sánh không?
23. Hãy nêu mục đích của luật so sánh.
24. Trình bày ứng dụng của luật so sánh trong lĩnh vực lập pháp. Cho ví dụ minh
họa.
25. Ứng dụng của luật so sánh đối với quá trình hài hòa hóa và nhất điển hóa pháp
luật. Cho ví dụ minh họa.
Bài 2:
26. Hãy nêu các loại nguồn thông tin được sử dụng trong công trình so sánh luật.
27. Trình bày về tiêu chí và mục đích phân loại nguồn thông tin sử dụng trong hoạt
động so sánh pháp luật.
28. Hãy nêu các căn cứ lựa chọn loại nguồn thông tin sử dụng trong hoạt động so
sánh pháp luật.

9


LUẬT SO SÁNH

29. Phân tích qui tắc: pháp luật nước ngoài phải được nghiên cứu, so sánh trong tính
tổng thể. Cho ví dụ minh họa.
30. Phân tích qui tắc: pháp luật nước ngoài phải được nghiên cứu, so sánh một cách
khách quan về tư duy. Cho ví dụ minh họa.
31. Phân tích qui tắc: pháp luật nước ngoài phải được nghiên cứu, so sánh một cách
biện chứng. Cho ví dụ minh họa.

32. Trình bày về so sánh tính và ý nghĩa của yêu cầu này đối với các hiện tượng
pháp luật là đối tượng của công trình so sánh.
33. Nêu những nét đặc thù trong công tác dịch thuật các thuật ngữ, khái niệm pháp
luật nước ngoài.
1. Số HTPL nhiều hơn số QG
2. Luật so sánh là 1 ngành Luật thực định
3. LSS là 1 ngành Luật trong HTPL Quốc gia
4. Sử dụng luật nước ngoài và sử dụng so sánh luật là 2 giai đoạn trong cùng 1 hoạt
động nghiên cứu luật nước ngoài
5. Khi nghiên cứu Luật nước ngoài, ng' n/c nên đặt mình ra khỏi hệ thống PL nước
mình
6. Trên thế giới có 4 dòng họ PL chính
7. Dòng họ Civil law còn có tên là dòng họ PL Châu Âu Lục địa
8. Dòng họ Civil law, sự ảnh hưởng của Luật La Mã đến Luật công và luật tư là như
nhau
9. So sánh chế định hợp đồng trong PL VN với PL TQ là so sánh ở cấp độ vĩ mô
10. Dòng họ Common law lan rộng từ Anh qua con đường thuộc địa hóa
11. Mối xung đột giữa Common law và equity law đã đc giải quyết ở cuối thế kỷ 15
1. Các nghiên cứu về luật nước ngoài là Luật so sánh ?
2. So sánh vĩ mô phải dựa trên kết quả nghiên cứu của so sánh vi mô ?
3. Pháp luật quốc tế không phải là đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh ?
4. Ở Châu Âu lục địa trước CM Tư sản Pháp 1789 đã có pháp điển hoá ?
10


LUẬT SO SÁNH

5. Cả luật tư và luật công ở Châu Âu đều được xây dựng dựa trên luật La Mã ?
6. Cả luật tư và luật công ở Châu Âu đều chịu ảnh hưởng của luật La Mã ?
7. Thuật ngữ luật La Mã để chỉ những sản phẩm của hoạt động lập pháp từ năm 459

TCN đến thời kỳ phục hồi luật La Mã (thế kỷ 17-18) ?
8. Trước thế kỷ 18 ở Châu Âu chưa có luật thành văn ?
9. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn phán
quyết của Toà án ?
10. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn tập
quán ?
11. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn học
thuyết pháp lý ?
12. Trong Civil Law, luật hình sự là luật tư ?
13. Trong Civil Law, điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn đạo luật quốc gia ?
14. Mọi phán quyết của Toà án Pháp đều có thể kháng cáo ra Toà án tư pháp tối
cao ?
15. Bộ luật Thương mại Pháp 1807 không chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan
hệ thương mại ?
16. Các Toà án cấp Liên bang của Đức chỉ xem xét cấp chung thẩm các vụ án được
toà án cấp bang chuyển lên ?
17. Quá trình mở rộng ảnh hưởng của Common Law hoàn toàn giống với quá trình
mở rộng của Civil Law ?
18. Trước thế kỷ 19, ở Anh chưa có luật thành văn ?
19. Luật thành văn và án lệ ở Anh được xây dựng trên cơ sở tập quán ?
20. Một số quốc gia từng là thuộc địa của Anh nhưng không theo hệ thống Common
Law ?
21. Một số phán quyết của Toà án bang ở Mỹ có giá trị bắt buộc ngay cả với Toà án
Liên bang ?
22. Một số quốc gia Hồi giáo nhưng không theo hệ thống pháp luật Hồi giáo ?

11


LUẬT SO SÁNH


23. Quias chỉ là phương pháp suy luận để giải thích luật nên không được coi là
nguồn của luật Hồi giáo ?
24. Luật Hồi giáo và luật Giáo hội Thiên chúa đều được coi là luật tôn giáo ?
1. Ở châu Âu lục địa đã từng có hệ thống luật thống nhất.
2. Ở châu Âu lục địa trước thế kỷ 18 đã có pháp điển hoá được ghi vào lịch sử.
3. Pháp điển hoá phải là sự nghiệp của một ông vua sáng suốt.
4. Pháp điển hoá phải được tiến hành ở một nước lớn, có thể gây ảnh hưởng đến các
nước khác.
5. Bộ luật Dân sự Pháp 1804 và Bộ luật Thương mại Pháp 1807 đến nay vẫn còn
hiệu lực?
6. Thuật ngữ "Luật La Mã" chỉ toàn bộ sản phẩm của hoạt động lập pháp được sáng
tạo từ năm 450 trước Công nguyên cho tới thời kỳ phục hồi nghiên cứu Luật La Mã
ở các trường đại học ở châu Âu lục địa.
7. Luật La Mã được tiếp nhận ở các nước châu Âu chỉ thông qua sự tư vấn, hỗ trợ
của các trường đại học đối với từng trường hợp cụ thể.
8. Các chế định trong luật tư của các nước họ Civil Law đều có những điểm tương
tự nhau chỉ do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung.
9. Ở dòng họ Civil Law, mức độ ảnh hưởng của Luật La Mã với Luật công và Luật
tư là không giống nhau.
10. Tất cả các thẩm phán của các toà án ở Pháp đều phải trải qua các khoá đào tạo
thẩm phán tại các trường đào tạo thẩm phán ở Pháp.
1. Số hệ thống pháp luật nhiều hơn hơn số quốc gia trên thế giới.
2. Có nhiều quốc gia hơn số hệ thống pháp luật?
3. Số hệ thống pháp luật bằng số quốc gia?
4. Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định?
5. Luật so sánh là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia?
6. Luật so sánh chỉ là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự
tương đồng và khác biệt?


12


LUẬT SO SÁNH

7. Trong luật so sánh, để đánh giá đúng mức các giải pháp pháp lý của các hệ thống
pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cần lựa chọn các quy phạm pháp luật cùng
điều chỉnh một quy phạm?
8. Ở giai đoạn cuối của quá trình so sánh cần đánh giá xem giải pháp nào phù hợp
hơn và giải thích tại sao lại phù hợp hơn?
9. Hệ thống chính trị quốc gia là nhân tố duy nhất quyết định sự tương đồng và khác
biệt giữa các hệ thống pháp luật?
10. Khi xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh luật, người nghiên cứu không
mặc nhiên coi các khái niệm tồn tại trong hệ thống pháp luật này cũng có trong hệ
thống pháp luật khác?
11. Một chế định pháp luật áp dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật có thể không
tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia khác?
12. Xây dựng hệ thống các khái niệm là giai đoạn của quá trình so sánh?
13. Việc tìm ra một tiêu chí thích hợp sẽ giúp phân nhóm một cách chính xác các hệ
thống?
14. Đối tượng của Luật so sánh rộng hơn đối tượng của khoa học pháp lý khác?
15. Dòng họ Civillaw, mức độ ảnh hưởng của Luật La mã với luật công và luật tư là
không giống nhau?
16. Ở Châu âu lục điạ trước thế kỷ 18 đã từng có cuộc pháp điển hóa lớn được ghi
nhận?
17. Luật La Mã cổ đại là nền tảng chính của hệ thống pháp luật Châu âu lục địa?
18. Civillaw được truyền bá khắp châu âu, kể cả nước Anh?
19. Ins Tintutiones là sách giáo khoa luật La Mã?
20. Luật 12 bảng tiêu biểu cho luật Giecmanh, ra đời năm 440 TCN?
21. Trường phái các nhà pháp điển hiện đại nghiên cứu luật la mã tố duy nhất quyết

định sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật xuất hiện ở Đức thế kỷ
16?
22. Dòng họ Civillaw còn có tên là dòng họ pháp luật châu âu lục địa?
23. Dòng họ Civillaw còn có tên là dòng họ pháp luật Đức, La Mã?
13


LUẬT SO SÁNH

24. Dòng họ Civillaw còn có tên là dòng họ luật tư, luật thành văn?
25. Nói châu âu đã từng có hệ thống luật chung Commonlaw châu âu?
26. Pháp luật thực định của châu âu thế kỷ 17 - 18 là hỗn hợp luật thành văn, tập
quán pháp và luật giáo hội?
27. Thành ngữ " Luật la Mã" chỉ toàn bộ sản phẩm của hoạt động lập pháp được
sáng tạo từ năm 450 trước công nguyên cho tới thời kỳ phục hồi nghiên cứu luật Lã
mã ở các trường Đại học ở châu âu lục đia?
28. Luật la mã được tiếp nhận ở các nước Châu âu chỉ thông qua sự hổ trợ của các
trường Đại học đối với từng trường hợp cụ thể?
29. Các chế định trong luật tư của các nước trong dòng họ Civillaw đều có những
điểm tương tự nhau là do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung?
30. Bộ luật Napoleong là bộ luật kinh điển cho dân luật các nước thuộc dòng họ
Civillaw?
31. Bộ luật thương mại Pháp điều chỉnh tất cả các quy định của pháp luật thươg
mại?
32. Bộ luât dân sự 1804 và Bộ luật thương mại 1807 của
33. Hệ thống pháp luật Civillaw chia làm luật công và luật chung?
34. Lý do của sự tương đồng trong luật công của hệ thống pháp luật Civillaw là
tương đồng về tư duy pháp lý?
35. Người pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu minh bạch?
36. Người Đức thích sử dụng thành ngữ một cách chính xác?

37. Luật thành văn luôn giữ vai trò quan trọng hơn phán quyết tại các tòa án trong
hệ thống nguồn của các HTPL thuộc dòng họ Civillaw?
38. Công pháp của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civillaw không bị ảnh
hưởng của Luật La mã?
39. Tư pháp của các HTPL thuộc dòng họ Civillaw không được xây dựng trên cở sở
kế thừa luật La mã?
40. Tòa Phá án của Pháp không phải là cơ quan xét xử cao nhất đối với cả các phán
quyết các Tòa án ở Pháp?
14


LUẬT SO SÁNH

41. Thẩm phán Pháp đều được đào tạo tại trường thẩm phán Bosdeou?
42. Các phán quyết của tòa án châu âu lục địa là án lệ?
Nhận định:
1. Luật So sánh là ngành Khoa học pháp lý nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
2. Thẩn quyền giải thích Hían pháp của Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ là thẩm
quyền mang tính hiến định.
3. Nguyên tắc 2 cấp xét xử được tuân thủ một cách tuyệt
Trả lời câu hỏi:
1. Phân tích nguyên tắc: Pháp luật nước ngoài phải được nghiên cứu, so sánh một
cách khách quan về tư duy.
2. Trên cơ sở mô hình Tóa án ở Pháp, hãy trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc tách Tóa hành chính của Việt Nam làm một nhánh tòa độc lập.
Bài 3:
34. Phân biệt các khái niệm: “Hệ thống pháp luật thế giới”, “hệ thống pháp luật
quốc gia”, “truyền thống pháp luật”, “gia đình pháp luật”, “dòng họ pháp luật”.
35. Nêu mục đích của việc phân nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.
36. Hãy cho biết những căn cứ hình thành ý tưởng phân nhóm các hệ thống pháp

luật chủ yếu trên thế giới.
37. Nêu các quan điểm về tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên
thế giới.
38. Trình bày về nguồn gốc pháp luật dưới góc độ là tiêu chí quan trọng nhất trong
hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới.
39. Trình bày về hình thức pháp luật dưới góc độ là một trong các tiêu chí phân
nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.
40. Trình bày về sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư dưới góc độ là
một trong các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.
41. Trình bày về mối tương quan giữa luật thực định và luật tố tụng dưới góc độ là
một trong các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.

15


LUẬT SO SÁNH

42. Trình bày về trình độ pháp điển hóa dưới góc độ là một trong các tiêu chí phân
nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.
43. Trình bày về vai trò của cơ quan tư pháp dưới góc độ là một trong các tiêu chí
phân nhóm các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.
44. Hãy cho biết xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế
giới.
45. Khái quát về hệ thống pháp luật XHCN.
46. Khái quát về hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
47. Khái quát về hệ thống pháp luật Hồi giáo.
48. Khái quát về hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.
49. Trình bày về phương thức quay trở về Châu Âu lục địa của Luật La Mã vào thế
kỷ từ XII-XIII.
50. Phân tích nhận định: Pháp luật Châu Âu lục địa là sản phẩm của văn hóa.

51. Tìm sự tương đồng và khác biệt trong phương thức hình thành pháp luật của hai
hệ thống pháp luật Anh- Mỹ và Pháp-Đức.
52. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong phương thức hình thành pháp
luật của hai hệ thống pháp luật Anh- Mỹ và Pháp-Đức.
53. Nêu các cách gọi tên khác nhau về 2 truyền thống pháp luật: Anh-Mỹ và PhápĐức.
54. Nêu sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật tôn giáo và pháp luật phi tôn
giáo.
55. Trình bày ưu và nhược điểm của luật thành văn và luật án lệ.
56. Trình bày sự tương đồng và khác biệt của luật thành văn và luật bất thành văn.
Cho biết xu hướng phát triển của chúng?
Phần riêng:
Bài 4: Pháp luật Anh
57. Nêu một số cách hiểu về án lệ.
58. Hãy nêu một số cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “common law”.
16


LUẬT SO SÁNH

59. Trình bày qui tắc án lệ - Stare Decisis - trong pháp luật nước Anh.
60. Hãy cho biết điều kiện để bản án trở thành án lệ.
61. Trình bày cấu trúc của án lệ trong pháp luật nước Anh.
62. Trình bày phương thức vận hành của án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh.
63. Trình bày về thực trạng pháp luật nước Anh giai đoạn từ 1066 trở về trước.
64. Trình bày phương thức hình thành của thông luật nước Anh (thông luật theo
nghĩa hẹp).
65. Nêu đặc điểm của thông luật theo nghĩa hẹp.
66. Trình bày sự hình thành luật công bằng.
67. Nêu đặc điểm của luật công bằng.
68. Nêu sự tương đồng và khác biệt giữa phương thức hình thành của thông luật và

luật công bằng.
69. Phân tích mối tương quan giữa thông luật và luật công bằng.
70. Trình bày về cải cách tòa án của nước Anh năm 1873-1875: nguyên nhân và kết
quả.
71. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của luật thành văn ở Anh vào
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
72. Mối tương quan giữa luật án lệ và luật thành văn trong pháp luật nước Anh.
73. Chứng minh đặc điểm: Thông luật nước Anh được hình thành tách biệt với
quyền lực lập pháp.
74. Hãy chứng minh sự hình thành Thông luật của nước Anh mang tính chất kế thừa
lịch sử và không có sự gián đoạn.
75. Giải thích tính cứng nhắc và tính linh hoạt của Thông luật.
76. Trình bày về “các hình thức đơn kiện” trong thủ tục tố tụng nước Anh và đặc
điểm của pháp luật Anh: “tố tụng đi trước, quyền và nghĩa vụ đi sau”.
77. Nêu thực trạng của Thông luật nước Anh giai đoạn cuối thế kỷ XV.
78. Nêu ưu và nhược điểm của Luật công bằng trong giai đoạn trước cải cách tòa án
1873-1875.
17


LUẬT SO SÁNH

79. Nêu các căn cứ phân chia thông luật và luật công bằng ở giai đoạn trước cải
cách và giai đoạn sau cải cách.
79. Phân tích tính chất phức tạp của hệ thống tòa án nước Anh.
80. Nêu sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc tòa án nước Anh và nước Pháp.
81. Nêu các đặc điểm của hệ thống tòa án nước Anh.
82. Trình bày cấu trúc nghề luật sư của nước Anh. Nêu ưu và nhược điểm của cấu
trúc đó.
Bài 5: Pháp luật Pháp

84. Trình bày thực trạng pháp luật nước Pháp giai đoạn trước CMTS(1789)
85. Trình bày thực trạng pháp luật nước Pháp giai đoạn chuyển tiếp.
86. Trình bày thực trạng pháp luật nước Pháp giai đoạn sau CMTS(1789).
87. Nêu đặc điểm pháp luật nước Pháp giai đoạn trước CMTS(1789).
88. Nêu đặc điểm pháp luật nước Pháp giai đoạn chuyển tiếp.
89. Nêu đặc điểm pháp luật nước Pháp giai đoạn sau CMTS(1789).
90. Trình bày quá trình hình thành và phát triển hoạt động pháp điển của pháp luật
nước Pháp.
91. Phân tính tính gián đoạn trong lịch sử hình thành pháp luật nước Pháp.
92. Chứng minh đặc điểm: Pháp luật nước Pháp sau CMTS là sự kế thừa các thành
tựu pháp luật của giai đoạn trước CMTS và giai đoạn chuyển tiếp.
93. Nêu nguyên nhân dẫn tới Pháp luật nước Pháp nói riêng và các nước trong châu
Âu lục địa nói chung có nguồn gốc pháp luật từ luật La Mã.
94. Trình bày về nét đặc thù trong ngôn ngữ của Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804.
95. Trình bày về cấu trúc Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804.
96. Nêu các giá trị của BLDS Pháp.
97. Trình bày sự phát triển của BLDS Pháp.
98. Tại sao hệ thống tòa án Pháp có cấu trúc nhị nguyên?

18


LUẬT SO SÁNH

99. Nêu ưu và nhược điểm của cấu trúc tòa án theo nguyên tắc nhị nguyên theo mô
hình nước Pháp.
100. Nêu nguyên tắc hình thành cấu trúc tòa án nước Pháp.
101. Phân tích tính độc lập của 2 nhánh tòa án: tòa tư pháp và tòa hành chính trong
hệ thống tòa án nước Pháp.
102. Khái quát về tài phán hành chính của nước Pháp.

103. Nêu nét đặc thù của Tòa Phá án trong hệ thống tòa án Pháp.
104. Nêu nét đặc thù của các tòa đặc biệt trong hệ thống tòa án Pháp.
105. Trình bày về Hội đồng bảo hiến của Pháp: chức năng, thời điểm, thời hạn thực
hiện việc bảo hiến?
106. Nhận xét ưu và nhược điểm của cơ chế bảo hiến của Pháp.
107. Xung đột thẩm quyền giữa nhánh tòa hành chính và nhánh tòa tư pháp của hệ
thống tòa án Pháp được giải quyết như thế nào?
108. Nêu đặc điểm nghề luật của nước Pháp.
109. Trình bày về nghề thẩm phán của nước Pháp.
110. Trình bày về nghề luật sư của nước Pháp.
111. Trình bày về nghề công chứng của nước Pháp.
112. Trình bày về nghề thừa phát lại của nước Pháp.
113. Thế nào là nghề luật có yếu tố ủy viên công quyền? nghề luật có yếu tố ủy viên
tư pháp?

Bài 6: Pháp luật Mỹ
114. Nêu nguyên nhân dẫn đến việc pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh có
chọn lọc.
115. Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực theo Hiến pháp Hoa Kỳ.
116. Phân tích quyền lập pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
117. Phân tích quyền tư pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

19


LUẬT SO SÁNH

118. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hệ thống tòa án liên
bang Hoa Kỳ và hệ thống tòa án Pháp.
119. Trình bày về Tối cao pháp viện Hoa Kỳ.

120. Trình bày về bối cảnh soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ.
121. Trình bày về nội dung tính thỏa hiệp của Hiến pháp Hoa Kỳ.
122. Nêu các nguyên nhân dẫn tới Hiến pháp Hoa Kỳ là sự thỏa hiệp về chính trị.
123. Trình bày các đặc điểm chung của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
124. Trình bày về nghề luật sư tại Hoa Kỳ.
125. Trình bày sự khác biệt của nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật
Anh và hệ thống pháp luật Mỹ.
126. Nêu các yếu tố đảm bảo cho tính vĩnh hằng của Hiến pháp Hoa Kỳ.
127. Trình bày về nguyên tắc phân chia quyền lực lập pháp và hành pháp giữa
nhà nước Liên bang và các bang theo nội dung của Hiến pháp Hoa Kỳ.
128. Trình bày về cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
129. Nêu sự tương đồng và khác biệt trong nghề luật sư tại nước Anh và nước Mỹ.
130. Trình bày về “Điều khoản thương mại” trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
131. Trình bày về bản chất xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT SO SÁNH
1. Số hệ thống pháp luật nhiều hơn hơn số quốc gia trên thế giới.
2. Có nhiều quốc gia hơn số hệ thống pháp luật?
3. Số hệ thống pháp luật bằng số quốc gia?
4. Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định?
5. Luật so sánh là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia?
6. Luật so sánh chỉ là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự
tương đồng và khác biệt?

20


LUẬT SO SÁNH

7. Trong luật so sánh, để đánh giá đúng mức các giải pháp pháp lý của các hệ thống

pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cần lựa chọn các quy phạm pháp luật cùng
điều chỉnh một quy phạm?
8. Ở giai đoạn cuối của quá trình so sánh cần đánh giá xem giải pháp nào phù hợp
hơn và giải thích tại sao lại phù hợp hơn?
9. Hệ thống chính trị quốc gia là nhân tố duy nhất quyết định sự tương đồng và khác
biệt giữa các hệ thống pháp luật?
10. Khi xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh luật, người nghiên cứu không
mặc nhiên coi các khái niệm tồn tại trong hệ thống pháp luật này cũng có trong hệ
thống pháp luật khác?
11. Một chế định pháp luật áp dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật có thể không
tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia khác?
12. Xây dựng hệ thống các khái niệm là giai đoạn của quá trình so sánh?
13. Việc tìm ra một tiêu chí thích hợp sẽ giúp phân nhóm một cách chính xác các hệ
thống?
14. Đối tượng của Luật so sánh rộng hơn đối tượng của khoa học pháp lý khác?
15. Dòng họ Civillaw, mức độ ảnh hưởng của Luật La mã với luật công và luật tư là
không giống nhau?
16. Ở Châu âu lục điạ trước thế kỷ 18 đã từng có cuộc pháp điển hóa lớn được ghi
nhận?
17. Luật La Mã cổ đại là nền tảng chính của hệ thống pháp luật Châu âu lục địa?
18. Civillaw được truyền bá khắp châu âu, kể cả nước Anh?
19. Ins Tintutiones là sách giáo khoa luật La Mã?
20. Luật 12 bảng tiêu biểu cho luật Giecmanh, ra đời năm 440 TCN?
21. Trường phái các nhà pháp điển hiện đại nghcứu luật La mã xuất hiện ở Đức thế
kỷ 16?
22. Dòng họ Civillaw còn có tên là dòng họ pháp luật châu âu lục địa?
23. Dòng họ Civillaw còn có tên là dòng họ pháp luật Đức, La Mã?

21



LUẬT SO SÁNH

24. Dòng họ Civillaw còn có tên là dòng họ luật tư, luật thành văn?
25. Nói châu âu đã từng có hệ thống luật chung Commonlaw châu âu?
26. Pháp luật thực định của châu âu thế kỷ 17 - 18 là hỗn hợp luật thành văn, tập
quán pháp và luật giáo hội?
27. Thành ngữ " Luật la Mã" chỉ toàn bộ sản phẩm của hoạt động lập pháp được
sáng tạo từ năm 450 trước công nguyên cho tới thời kỳ phục hồi nghiên cứu luật La
mã ở các trường Đại học ở châu âu lục đia?
28. Luật La mã được tiếp nhận ở các nước Châu âu chỉ thông qua sự hổ trợ của các
trường Đại học đối với từng trường hợp cụ thể?
29. Các chế định trong luật tư của các nước trong dòng họ Civillaw đều có những
điểm tương tự nhau là do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung?
30. Bộ luật Napoleong là bộ luật kinh điển cho dân luật các nước thuộc dòng họ
Civillaw? 31. Bộ luật thương mại Pháp điều chỉnh tất cả các quy định của pháp luật
thươg mại?
32. Bộ luât dân sự 1804 và Bộ luật thương mại 1807 của Pháp đến nay vẫn còn hiệu
lực?
33. Hệ thống pháp luật Civillaw chia làm luật công và luật chung?
34. Lý do của sự tương đồng trong luật công của hệ thống pháp luật Civillaw là
tương đồng về tư duy pháp lý?
35. Người pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu minh bạch?
36. Người Đức thích sử dụng thành ngữ một cách chính xác?
37. Luật thành văn luôn giữ vai trò quan trọng hơn phán quyết tại các tòa án trong
hệ thống nguồn của các HTPL thuộc dòng họ Civillaw?
38. Công pháp của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civillaw không bị ảnh
hưởng của Luật La mã?
39. Tư pháp của các HTPL thuộc dòng họ Civillaw không được xây dựng trên cở sở
kế thừa luật La mã?

40. Tòa Phá án của Pháp không phải là cơ quan xét xử cao nhất đối với cả các phán
quyết các Tòa án ở Pháp?
22


LUẬT SO SÁNH

41. Thẩm phán Pháp đều được đào tạo tại trường thẩm phán Bosdeou?
42. Các phán quyết của tòa án châu âu lục địa là án lệ?
43. Luật So sánh là ngành Khoa học pháp lý nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
44. Thẩn quyền giải thích Hían pháp của Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ là thẩm
quyền mang tính hiến định.
45. Nguyên tắc 2 cấp xét xử được tuân thủ một cách tuyệt đối trong quá trình xét xử
tại các Tòa án ở Pháp.
46. Ở châu Âu lục địa đã từng có hệ thống luật thống nhất.
47. Ở châu Âu lục địa trước thế kỷ 18 đã có pháp điển hoá được ghi vào lịch sử.
48. Pháp điển hoá phải là sự nghiệp của một ông vua sáng suốt.
49. Pháp điển hoá phải được tiến hành ở một nước lớn, có thể gây ảnh hưởng đến
các nước khác.
50. Bộ luật Dân sự Pháp 1804 và Bộ luật Thương mại Pháp 1807 đến nay vẫn còn
hiệu lực?
51. Thuật ngữ “Luật La Mã” chỉ toàn bộ sản phẩm của hoạt động lập pháp được
sáng tạo từ năm 450 trước Công nguyên cho tới thời kỳ phục hồi nghiên cứu Luật
La Mã ở các trường đại học ở châu Âu lục địa.
52. Luật La Mã được tiếp nhận ở các nước châu Âu chỉ thông qua sự tư vấn, hỗ trợ
của các trường đại học đối với từng trường hợp cụ thể.
53. Các chế định trong luật tư của các nước họ Civil Law đều có những điểm tương
tự nhau chỉ do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung.
54. Ở dòng họ Civil Law, mức độ ảnh hưởng của Luật La Mã với Luật công và Luật
tư là không giống nhau.

55. Tất cả các thẩm phán của các toà án ở Pháp đều phải trải qua các khoá đào tạo
thẩm phán tại các trường đào tạo thẩm phán ở Pháp.
Đề thi Học kỳ Luật So sánh
Một số câu trắc nghiệm
1. Các nghiên cứu về luật nước ngoài là Luật so sánh ?

23


LUẬT SO SÁNH

2. So sánh vĩ mô phải dựa trên kết quả nghiên cứu của so sánh vi mô ?
3. Pháp luật quốc tế không phải là đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh ?
4. Ở Châu Âu lục địa trước CM Tư sản Pháp 1789 đã có pháp điển hoá ?
5. Cả luật tư và luật công ở Châu Âu đều được xây dựng dựa trên luật La Mã ?
6. Cả luật tư và luật công ở Châu Âu đều chịu ảnh hưởng của luật La Mã ?
7. Thuật ngữ luật La Mã để chỉ những sản phẩm của hoạt động lập pháp từ năm 459
TCN đến thời kỳ phục hồi luật La Mã (thế kỷ 17-18) ?
8. Trước thế kỷ 18 ở Châu Âu chưa có luật thành văn ?
9. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn phán
quyết của Toà án ?
10. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn tập
quán ?
11. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn học
thuyết pháp lý ?
12. Trong Civil Law, luật hình sự là luật tư ?
13. Trong Civil Law, điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn đạo luật quốc gia ?
14. Mọi phán quyết của Toà án Pháp đều có thể kháng cáo ra Toà án tư pháp tối cao
15. Bộ luật Thương mại Pháp 1807 không chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan
hệ thương mại ?

16. Các Toà án cấp Liên bang của Đức chỉ xem xét cấp chung thẩm các vụ án được
toà án cấp bang chuyển lên ?
17. Quá trình mở rộng ảnh hưởng của Common Law hoàn toàn giống với quá trình
mở rộng của Civil Law ?
18. Trước thế kỷ 19, ở Anh chưa có luật thành văn ?
19. Luật thành văn và án lệ ở Anh được xây dựng trên cơ sở tập quán ?
20. Một số quốc gia từng là thuộc địa của Anh nhưng không theo hệ thống Common
Law ?

24


LUẬT SO SÁNH

21. Một số phán quyết của Toà án bang ở Mỹ có giá trị bắt buộc ngay cả với Toà án
Liên bang ?
22. Một số quốc gia Hồi giáo nhưng không theo hệ thống pháp luật Hồi giáo ?
23. Quias chỉ là phương pháp suy luận để giải thích luật nên không được coi là
nguồn của luật Hồi giáo ?
24. Luật Hồi giáo và luật Giáo hội Thiên chúa đều được coi là luật tôn giáo ?

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×