Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

POWERPOINT TTHUYẾT TRÌNH ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 33 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM


• Vì sao tháng 12/1965 Đảng ta nhận định mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn
chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch không có sự thay đổi lớn?



Quá trình đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân ta giai đoạn 1965-1968?


A) Giải thích nhận định của Đảng : ”Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam
hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch không có
sự thay đổi lớn”.

Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ mở cuộc “chiến tranh cục bộ” ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và quân chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam.
Tình hình đó buộc Đảng ta phải mở các hội nghị trung ương lần thứ 11 và 12 nhằm đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến trong cả
nước. Trên cơ sở đó Đảng cũng nhận định “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta nhưng so sánh
tương quan lực lượng giữa ta và địch không có sự thay đổi lớn”. Để đưa ra nhận định trên, Đảng ta căn cứ vào các vấn đề sau :



1. Căn cứ vào thế và lực của ta và địch trên chiến trường :
+ Về phía ta : Đang giành thế chủ động tấn công trên mọi mặt trận.
+ Về phía địch : Rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ, bị động do chúng ta đã chiến thắng trên chiến trường.



2. Các lực lượng tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ một cách gay gắt.





3. Xuất phát từ vị trí địa lí của miền Nam :

+ Đây là vùng đồng bằng nhưng lại có tính phức tạp, có nhiều vùng chiêm trũng rộng lớn => kẻ thù buộc phải dàn mỏng lực lượng để đối
phó với quân đội ta.
+ Quân ta lại am hiểu địa hình địa vật ở đây nên chúng sẽ bất lợi khi chúng ta tiến công.



4. Cách mạng miền Nam đã có sự phát triển về thế và lực sau chiến tranh đặc biệt. Cùng với lực lượng cách mạng miền Bắc, nhân dân ta đã
có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động chiến trường.



5. Do đế quốc Mĩ bị ràng buộc trong khuôn khổ chiến tranh thực dân kiểu mới, phải dựa vào bọn tay sai bản địa để thực hiện mục tiêu xâm
lược nhưng bọn tay sai lại rất yếu. Phương thức xâm lược và chính sách thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ luôn quyện chặt vào nhau và
chứa đầy mâu thuẫn. Chiến tranh càng mở rộng, kéo dài thì mâu thuẫn càng bộc lộ và bị khoét sâu


Đánh giá
Tất cả những vấn đề trên Đảng ta đã phân tích và nghiên cứu rất kĩ, không chủ quan nóng vội, khinh
địch mà rất khoa học, thể hiện tư duy nhạy bén về quân sự và thế tiến công. Chính những nhận định
này đã vừa giúp Đảng ta đề ra được những đường lối đấu tranh đúng đắn, vừa tạo niềm tin cho quân
và dân trước kế hoạch mới của quân thù. Và thực tế chúng ta đã đánh tan chiến lược chiến tranh cục
bộ và dần dần giành được những thắng lợi vẻ vang trước quân thù hùng mạnh nhất thế kỉ 20.


I. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và quân đội Sài Gòn khi tiến hành "Chiến tranh cục

bộ":
- Âm mưu :
+ Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới.
+ Lực lượng : Mĩ, đồng minh Mĩ, quân đội Sài Gòn,trong đó quân Mĩ giữ vai trò chủ
yếu(
quân sốtrình
lúc cao nhất
là 1,5Mỹ
triệuvà
(1969)
trong đóMỹ
quâncủa
Mĩ chiếm
hơn nửa
triệu).
B) Quá
đánh
thắng
quân
dân
ta
ưu thế
về binh lực và hỏa
giai+ Tạo
đoạn
1965-1968
: lực, giành thế chủ động, đẩy ta về thế phòng

ngự,buộc ta phải phân tán nhỏ,hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
+ Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” kết hợp với

hoạt động quân sự, càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp, tung tiền của
vào miền Nam ngày càng nhiều để thực hiện cho kì được “mặt trận thứ hai” nhằm vào cái
mà chúng gọi là “tranh thủ trái tim nhân dân”, thực chất là giành lại dân, trước hết là nông
dân ở vùng được giải phóng, bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mĩ - ngụy.


I. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và quân đội Sài Gòn khi tiến hành "Chiến tranh cục bộ":
- Thủ đoạn :
+ Mĩ mở 2 cuộc tìm diệt vào căn cứ Vạn Tường khi vừa đổ quân vào miền Nam.
+ Mở 2 cuộc tiến công chiến lược mùa khô ( 1965-1966 và 1966-1967) bằng hàng loạt cuộc " tìm diệt" và "bình định"
vào vùng "đất thánh Việt cộng" nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.


Người Việt Nam bị thương trên đường phố Sau một vụ đánh bomb vào đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Việt Nam, ngày 30 tháng 3 năm 1965.


II. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ :
1. Thuận lợi và khó khăn của cả 2 miền Nam Bắc.
2. Chủ trương, sách lược của Đảng.
3. Ý nghĩa của đường lối.
4. Diễn biến cuộc chiến tranh ở miền Nam
5. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa chiến đấu vừa sản
xuất (1965 - 1968).


1. Thuận lợi và khó khăn của cả 2 miền Nam Bắc :
- Thuận lợi :
+ Ở miền Bắc : kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Chi viện cho miền Nam được đẩy
mạnh cả theo đường bộ và đường biển.
+ Ở miền Nam : Ba công cụ của “chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công

liên tục. Đến đầu năm 1965 chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ cơ bản bị phá sản.
- Khó khăn :
+ Sự bất đồng của Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam.
+ Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội Mỹ và các nước chư hầu vào xâm lược miền Nam đã làm cho
tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.
=> Đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhằm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


2. Chủ trương, sách lược của Đảng :
Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc :
- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược : nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dan
chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”
- Phương châm chỉ đạo chiến lược : tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống chiến tranh cục bộ của Mỹ, thực hiện kháng chiến
lâu dài, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian
tương đối ngắn nhất trên chiến trường miền Nam.


- Đối với miền Nam : Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công, đề ra 6 phương thức tác chiến cho các
lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam :
+ Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến công hoặc chủ
động phản công địch.
+ Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.
+ Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não.
+ Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây, chia cắt địch.
+ Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.
+ Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy vận trên quy mô chiến lược.



- Đối với miền Bắc : Xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế, quốc phòng, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,chi viện sức người,
sức của cho miền Nam, đồng thời đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước.
- Mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền : miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.
=> phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc về mọi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam.


3. Ý nghĩa của đường lối :
- Thể hiện quyết tâm đánh thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ
hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo
nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược


4. Diễn biến cuộc chiến tranh ở miền Nam :
Mĩ - ngụy đẩy mạnh thực hiện chương trình “bình định”. Các ấp chiến lược cũng được đổi thành những tên gọi mới là “ấp đời mới”, “ấp
tân sinh”… Chúng đã huy động lực lượng quân đội mở các cuộc càn quét, dồn dân vào các “ấp đời mới”, “ấp tân sinh” nhằm tách quần
chúng cách mạng ở nông thôn ra khỏi lực lượng cách mạng.


Thắng lợi chính trị :
- Ở nông thôn : được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đứng lên đấu tranh phá ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng ấp chiến
lược.
- Ở các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, sinh viên, học sinh, phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn đã đấu tranh đòi Mĩ
rút về nước, đòi tự do, dân chủ, dân sinh…trong cuối năm 1955 và bùng phát mạnh mẽ vào đầu năm 1956.
=>Vùng giải phóng được mở rộng đồng thời uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường
quốc tế. Cuối 1967 mặt trận có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước XHCN và 1 số nước khác, cương lĩnh chính trị của Mặt trận được
41 chính phủ và 12 tổ chức quốc tế lên tiếng ủng hộ.



Đấu tranh và thắng lợi về quân sự :
Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam)
Vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 26/5/1965, quân ta đã mở màn trận tấn công vào nơi đóng quân của Mĩ ở Núi Thành. Kết quả, ta
đã loại khỏi vòng chiến đấu 140 tên, thu toàn bộ vũ khí và quân dụng của địch.
Tuy chỉ là một chiến thắng nhỏ, nhưng đây là trận thắng Mĩ đầu tiên của quân dân miền Nam. Với khí thế Núi Thành, quân dân
miền Nam đã đưa ra khẩu hiệu hành động “tìm Mĩ mà đánh, gặp Mĩ là diệt”.
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
Đêm 17/8, địch đã pháo kích vào các thôn xóm trong khu vực để dọn đường cho cuộc tiến công. Đến mờ sáng ngày
18/8/1965, hơn 9.000 lính thủy đánh bộ Mĩ và quân ngụy cùng với nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại (6 tàu đổ bộ,
xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay chiến đấu) đã tấn công vào Vạn Tường để “tìm diệt” lực lượng
chủ lực của ta.


Lược đồ trận Vạn Tường


Trực thăng H34 tải thương và xe tăng M48 của quân Mỹ trong trận Vạn Tường


Sau một ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, tiêu diệt được hơn 900 tên, phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và
máy bay của địch. Đêm 18 rạng ngày 19/8/1965, lực lượng của ta bí mật rút khỏi Vạn Tường.

Lính Thủy quân lục chiến Mỹ thương vong trong trận Vạn Tường


Chiến thắng Vạn Tường đã cho thấy, quân và dân ta hoàn toàn có khả năng đánh thắng được Mĩ. Sau chiến thắng Vạn Tường, phong trào
“tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” của quân dân ta trên khắp miền Nam phát triển mạnh mẽ. Nhiều trận đánh phủ đầu quân viễn chinh
Mĩ đã diễn ra liên tục ở khu V, Trị - Thiên, Đông Nam bộ và tiêu biểu là trận Plâyme – Tây Nguyên (từ 19/10 đến 20/11/1965).


Xác xe tăng Mỹ bị Quân giải phóng bắn hạ trong trận Vạn Tường


Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966
Sau những thất bại liên tiếp trong năm 1965, Bộ chỉ huy quân sự Mĩ đã ráo riết chuẩn bị mở cuộc phản công chiến lược mùa
khô 1965 để tìm diệt lực lượng chủ lực của ta.
Địch đã sử dụng một lực lượng mạnh cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại mở cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất
(1965 - 1966) kéo dài 4 tháng với 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào năm
hướng chiến lược chính thuộc hai chiến trường trọng điểm là Đông Nam Bộ và Đồng bằng khu 5 nhằm tiêu diệt chủ lực quân
giải phóng, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Quân dân ta với thế trận chiến tranh nhân dân, bằng nhiều hình thức tác chiến khác nhau đã chặn đánh địch ở khắp mọi
hướng, tiến công địch ở mọi nơi… Trong 4 tháng mùa khô 1965 - 1966, ta đã loại khỏi vòng chiến 104.000 tên địch, trong đó
có 42.000 quân Mĩ và 35.000 quân chư hầu, bắn hạ 1430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng, thiết giáp và trên 1.310 ôtô… của
địch.


Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô 1966 – 1967
Sau thất bại của cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mc. Na – ma – ra quyết định
tiếp tục đưa cuộc chiến lên một mức cao hơn. Mùa khô 1966 - 1967, Mĩ huy động một lực lượng lên đến 980.000 quân (trong
đó có 440.000 lính Mĩ và chư hầu) mở cuộc phản công lần thứ hai tấn công trực tiếp vào hướng Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt
quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo bước ngoặt trong chiến tranh.
Tháng 6 năm 1966, Trung ương Đảng chủ động mở mặt trận đường 9 Bắc Quảng Trị để buộc địch phải phân tán một bộ phận
chủ lực quan trọng ra phía Bắc. Đồng thời ngày 20/10/1966, Ủy ban Trung ương mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam ra lời kêu gọi quân và dân miền Nam đứng lên “đập tan kế hoạch phản công mới của Mĩ - ngụy, quyết giành được thắng
lợi thật to lớn trong Đông – Xuân 1966 - 1967”.
Quân và dân Nam bộ đã phối hợp với các chiến trường khác mở hàng loạt cuộc phản công, từng bước đánh bại các cuộc
hành quân “tìm diệt” và “bình định” của địch. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên, trong đó có 68.000 lính Mĩ và 5500
quân chư hầu, bắn rơi 1231 máy bay, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.



Một trung úy Mỹ bị sập bẫy chông của quân Giải phóng (1966)

Quân Giải phóng miền Nam tiến công (1967)


Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Sau 2 cuộc phản công mùa khô, so sánh tương quang lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.
Số lính Mĩ bị thương vong trên chiến trường Việt Nam ngày càng nhiều và chi phí cho cuộc chiến ngày càng tăng thì sự phản
đối cuộc chiến tranh càng lan rộng hơn và những quan điểm ủng hộ việc rút quân Mĩ khỏi Việt Nam cũng bắt đầu tăng nhanh
trong giới chính khách Mĩ.
Đến cuối năm 1967 đầu năm 1968, Johnson vẫn tin rằng Mĩ có thể kết thúc chiến tranh và rút quân khỏi Việt Nam bằng một
thắng lợi quân sự cuối cùng. Johnson rất khả quan về tình hình chiến sự ở Việt Nam thông qua những báo cáo và những con
số thống kê được gởi về từ chiến trường Việt Nam.Những kết quả được báo cáo thiếu thực tế trên đã giúp chính quyền
Johnson tạo được uy tín để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử trong năm 1968. Nếu sự thật về những thất bại của Mĩ trong
cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn này được phơi bày thì Johnson và đảng của ông ta sẽ lâm vào một tình thế khó
khăn và bất lợi trước dư luận của công chúng Mĩ.


×