Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

hệ thống thủy lực trong máy ép phun nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 28 trang )

TIỂU LUẬN 7:
HỆ THỐNG THỦY LỰC CỦA MÁY ÉP PHUN NHỰA.

I.


Mở đầu.

Hiện nay, các sản phẩm nhựa được sử dụng rông rãi trong quốc
phòng, điện tử, ô tô, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, bao bì
nông nghiệp, văn hóa, vệ sinh hàng ngày, và tất cả các lĩnh vực của
đời sống. Công nghệ ép phun đang được ứng dụng rất rộng rãi
trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa. Ép phun thích ứng tốt
với đa dạng sản phẩm, năng lực sản xuất cao, và dễ dàng tự động
hóa. Trong ngày hôm nay với sự phát triển nhanh của ngành công
nghiệp nhựa, số lượng máy ép phun và công nghệ sản xuất đóng vai
trò quan trọng trong sự tăng trưởng của ngành nhựa.



Để có sản phẩm tốt, phải có thiết bị tốt. Thiết bị mài mòn và bị ăn
mòn là quy luật tự nhiên, người sử dụng thiết bị có thể ngăn ngừa
hoặc làm giảm hao mòn và ăn mòn thiết bị, kéo dài vòng đời và
đảm bảo khả năng hoạt động của thiết bị. Để tăng cường việc sử
dụng máy móc thiết bị thì quản lý bảo trì thiết bị là một phần quan
trọng và thực hiện: Sử dụng thiết bị phù hợp, bôi trơn hợp lý, bảo trì
cẩn thận, bảo dưỡng thường xuyên, theo dõi lịch trình sản xuất, cải
thiện tính sẵn sàng của thiết bị đảm bảo thiết bị luôn trong tình
trạng tốt.
1



Giới thiệu về chất dẻo.

II.


Chúng ta đều biết chất dẻo, hay còn
gọi là nhựa, là các hợp chất cao phân
tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất
nhiều loại vật dụng trong đời sống
hằng ngày như là : áo mưa, ống dẫn điện... cho đến những sản
phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là
những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt ,



áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm
bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ,
nhiều màu sắc đẹp.
Chất dẻo thường là các chất tổng hợp có nguồn gốc từ các sản
phẩm hóa dầu
1.

Thành phần

2


Hầu hết chất dẻo chứa các polyme hữu cơ. Phần lớn các polyme

này có nguồn gốc từ các chuỗi chỉ có

các

nguyên tử cacbon hoặc kết hợp
với ôxy, lưu huỳnh hoặc nitơ. Để tạo

ra

các đặc điểm của chất dẻo, các nhóm
phân tử khác nhau được liên kết vào
mạch cacbon tại những vị trí thích
hợp. Cấu trúc của các chuỗi như thế

này

ảnh hưởng đến tính chất của các polyme. Việc can thiệp một cách tinh
vi như thế này vào tạo thành nhiều tính chất của polymer bằng cách
lặp lại cấu trúc phân tử đơn vị cho phép chất dẻo trở thành một bộ
phận không thể thiếu của thế kỷ 21.
2.

Phụ gia
Hầu hết chất dẻo chứa các chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ

khác. Số lượng chất phụ gia từ 0% đối với các polymer dùng trong
thực phẩm đến hơn 50% dùng trong các ứng dụng điện tử. Thành
phần chất phụ gia trung bình khoảng 20% theo khối lượng polymer.
Các chất độn làm cải tiến hiệu suất và/hoặc giảm chi phí sản xuất. Phụ
gia ổn định bao gồm các chất chống cháy để làm giảm tính cháy của

vật liệu. Nhiều loại chất dẻo còn chứa chất độn, chất tương đối troi và
vật liệu rẻ tiền khác để làm cho sản phẩm rẻ hơn trên một đơn vị trọng
lượng. Các chất độn thường là các loại khoáng như đá phấn. Một số
chất độn có độ hoạt động cao hơn và được gọi là các tăng độ bền. Vì
có nhiều loại polyme hữu cơ quá cứng trong một số ứng dụng đặc
3


biệt, chúng phải được trộn với các chất tạo dẻo (nhóm phụ gia lớn
nhất) là các hợp chất gốc dầu dùng để cải thiện tính lưu biến. Phẩm
màu là các chất phụ gia phổ biến mặc dù trọng lượng của chúng
chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhiều tranh cãi
liên quan đến nhựa được kết hợp
với phụ gia. Các hợp chất gốc
hữu cơ đặc biệt độc hại.

3.
a)

Phân loại
Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ

4


Nhựa nhiệt dẻo: Là loại
nhựa khi nung nóng đến nhiệt
độ chảy mềm Tm thì nó chảy
mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó
đóng rắn lại. Thường tổng hợp

bằng phương pháp trùng hợp.
Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết
yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so
sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được
nhiều lần, ví dụ như : polyetylen (PE) , polypropylen (PP) ,
polystyren (PS) , poly metyl
metacrylat (PMMA) , poly
butadien (PB) , poly etylen tere
phtalat (PET) … Các vật dụng như
ly chén hay chậu thau có thể tái sử
dụng … ( như hình vẽ)
Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển
sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc
phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được
nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn: ure
focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol focmadehyt [PF],
nhựa melamin, poly este không no...

Vật liệu đàn hồi (elastome): là
5


loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.

b)

Phân loại theo ứng dụng

Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá
rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như : PP , PE ,

PS , PVC, PET, ABS,...
Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với
các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công
nghiệp, như: PC, PA,......
Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng
biệt cho từng trường hợp.
Ta sẽ xem qua lịch sử hình thành của các sản phẩm nhựa
Năm 1600 TCN, người Trung Mỹ
đã sử dụng cao su thiên nhiên làm
banh, dây, và các bức tượng nhỏ. Các
chất dẻo có nguồn gốc sinh học đầu
tiên như trức và protein máu là các
polymer hữu cơ. Sừng gia súc được xử
lý được dùng làm cửa cho những chiếc lồng đèn thời Trung Cổ. hình
bên là một hình ảnh về cây cao su thiên nhiên
6


Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl clorua.
Tiếp theo đó là chất styrene vào năm
1839, acrylic vào năm 1843
và polyeste vào năm 1847. Năm 1869,
trong khi tìm kiếm một chất thay thế
cho ngà voi, nhà phát minh John Hyatt đã
phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và
dễ uốn. Chất này đã mở đầu cho cuộc đột phá trong việc triển khai
chất tổng hợp mới. Hình trên là về các tấm nhưa acrylic .
Tuy nhiên, chất dẻo được phát
triển mạnh nhất bởi nhà hóa học
người Mỹ Leo Baekeland, ông đã

khám phá ra phenol formaldehyd
vào năm 1909. Chất này có thể đổ
khuôn thành bất kỳ hình dạng nào
và có giá thành rẻ để sản xuất. Sản phẩm này được Baekeland gọi
là Bakelite, là chất tổng hợp đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn
để sử dụng một cách rộng rãi. Hình trên là các vòng đeo tay làm bằng
nhưa Bakelite

7


Năm 1933, polyethylene được các

nhà

nghiên cứu của Imperial Chemical
Industries (ICI) gồm Reginald Gibson và

Eric

Fawcett phát hiện. Hình bên là nhựa
polyethylene dạng hạt được sử dụng trong

sản

xuất chai lọ …
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những cải tiến về công nghệ
hóa học đã dẫn đến sự bùng nổ các dạng chất dẻo mới; việc sản xuất
hàng loạt đã bắt đầu vào khoảng thập niên
1940 à 1950.Polypropylene được Giulio

Natta tìm thấy vào năm 1954 và bắt đầu
được sản xuất vào năm 1957.Trong số
những mẫu chất dẻo dầu tiên dạng polymer
mới phải kể đến là polystyrene (PS)
được BASFsản xuất đầu tiên trong thập
niên 1930và polyvinyl clorua (PVC), được tạo ra năm 1872 nhưng
được sản xuất thương mại vào cuối thập niên 1920.Năm 1954,
polystyrene giãn nở (được dùng làm tấm cách nhiệt, đóng gói, và ly
tách) được Dow Chemical phát minh.Việc phát hiện ra Polyethylene
terephthalat (PET) đã tạo ra nhiều ứng dụng của Calico Printers'
Association ở Liên hiệp Anh vào năm 1941; nó được cấp phép
cho DuPont ở USA và các ICI khác, và là một trong số ít chất dẻo
thích hợp cho việc thay thế thủy tinh trong nhiều trường hợp, tạo ra
nhiều ứng dụng về chai nhựa ở châu Âu. Hình về một túi nhựa PVC

8


Sự phát triển của chất dẻo đã tạo ra nhiều ứng dụng của vật liệu
dẻo tự nhiên (như chewing gum, shellac) để dùng làm các vật liệu tự
nhiên có sự can thiệp bằng hóa học (như cao su ,
nitrocellulose , collagen , galalit) và cuối cùng là các phân tử tổng hợp
hoàn toàn (như bakelite, epoxy, Polyvinyl clorua).

4.

Tính chất vật lý của chất dẻo

Đối với các loại vật liệu có phân tử thấp người ta chia ra các
loại vật liệu ở trạng thái rắn, trạng thái lỏng, trạng thái khí. Sự phân

chia đó dựa trên cơ sơ ứng xử của các loại vật liệu này khi có tác dụng
của lực hoặc môi trường xung quanh.
Mối quan hệ giữa năng lượng chuyển động nhiệt và năng lượng
tác dụng tương hỗ giữa các phần tử tạo thành vật liệu (nguyên tử, ion,
phân tử…) sẽ quyết định trạng thái của chúng.
Vật liệu ở thể khí: năng lượng chuyển động nhiệt lớn hơn năng
lượng tác dụng tương hỗ. khi tác dụng ngoại lực, chất khí sẽ không
giữ được hình dạng và thể tích của chúng.
Vật liệu ở thể rắn: Năng lượng tác dụng tương hỗ lớn hơn rất
nhiều so với năng lượng chuyển động nhiệt. Vì vậy vị trí tương quan
giữa các phần tử tạo nên vật rắn trở nên cố định, tạo ra độ dầy và
được sắp xếp chặt chẽ với nhau. Trong trạng thái rắn, các phần tử chỉ
9


giao động quanh vị trí cân bằng được hình thành. Nhờ vậy mà chúng
chống lại được lực làm thay đổi thể tích và hình dạng của vật liệu.
Vật liệu ở thể lỏng: Chiếm vị trí chung gian giữa các vật liệu ở
thể rắn và thể khí. Năng lượng chuyển động nhiệt và năng lượng tác
dụng tương hỗ hầu như cùng một độ lớn.
Dựa vào sự phân tích ở trên, người ta đưa ra kháiniệm về các
pha tinh thể, pha vô định hình, pha khí:
+ Pha tinh thể: Các phần tử được sắp xếp theo một trình tự chặt
chẽ, có quy luật và phát triển theo ba chiều.
+ Pha vô định hình: Có sự sắp xếp gần như ổn định về kích cỡ
của các phần tử, song tổ chức của chúng thiếu chặt chẽ, không phát
triển dài (có nhiều khoảng trống).
+ Pha khí: các phần tử có trật tự hỗn độn, sự sắp xếp không ổn
định.


Các tính chất của chất dẻo.



Độ bền đứt σ k
Được xác định khi kéo vật liệu chất dẻo trên máy thử có tốc độ

kéo xác định 10÷500mm/phút tại thời điểm đứt xác đinh được lực, độ
giãn.

10


Độ bền đứt là tỷ số giữa lực kéo và tiết diện ngang nhỏ nhất của
mẫu thử lúc chưa kéo, đo bằng N/mm2, còn độ dãn dài được tính theo
phần trăm.



Độ dãn dài do đứt
Là tỷ lệ giữa độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt và độ dãn dài

trước khi kéo.



Độ bền nén σ n[N/mm2]
Là tỷ lệ giữa lực nén cần thiết để làm vỡ mẫu thử khi nén và tiết

diện ngang của mẫu thử khi chưa nén. Giá trị độ bền nén thường lớn

hơn độ bền đứt, nhiều loại chất dẻo có độ bền nén gấp đôi bền đứt.



Độ bền uốn σ u[N/mm2]
Là đặc trưng của vật liệu chống lại biến dạng đàn hồi. Giá trị độ

bền uốn thường nằm giữa độ bền kéo và nén.



Độ dai va đập
Hiện trạng chống lại tải trọng động của chất dẻo có thể kiểm tra

qua độ dai va đập.

11




Mô đun đàn hồi E[N/mm2]
Mô đun đàn hồi đặc trưng cho độ cứng của vật liệu hay tính chất

của vật liệu mà dưới tác dụng của lực thì sự biến dạng của mẫu xảy ra
ở mức độ nào.
Đối với vật liệu đàn hồi nếu theo định luật Huc thì ứng suất tỷ lệ
thuận với độ giãn dài σ = ε.E , với chất dẻo sự tỷ lệ thuận như trên chỉ
xảy ra khi tải trọng khá nhỏ. Mô đun đàn hồi của chất dẻo thường
nhỏ.




Độ cứng
Là tỷ lệ giữa lực gây ra độ sâu bị lún với mặt phẳng bị ấn lún, có

thứ nguyên N/mm2.
Đo độ cứng đối với chất dẻo phải thực hiện khi lực đang tác
dụng vì chất dẻo là vật dễ bị biến dạng trở lại do đàn hồi khi không có
lực tác dụng.



Các tính chất phụ thuộc vào thời gian
Đối với chất dẻo, có tính chất khác vật liệu khác đó là sự chảy

lạnh (sự bò, sự trườn). Sau một thời gian chịu tải trọng không đổi biến
dạng xảy ra và tăng lên theo thời gian.

12




Các tính chất nhiệt học
Đối với chất dẻo thì nhiệt độ đóng một vai trò rất quan trọng,

quyết định đến tính chất cơ học và một loạt các tính chất khác nhau.
- Độ bền nhiệt: Nhiệt độ của mẫu thử khi mẫu chịu một sự biến
dạng nhất đinh dưới tác dụng của tải trọng cơ học.

- Độ bền lạnh: Độ bền lạnh rất quan trọng , độ bền lạnh của các
loại chất dẻo khác nhau đều có sự khác nhau rất lớn. Để đặc trưng cho
độ bền lạnh thường xác định nhiệt độ rạn vỡ.
- Độ dãn nở nhiệt: Hế số dãn nở nhiệt tuyến tính của chất dẻo so
với thép lớn hơn 7 - 15 lần vì vậy với chất dẻo khi thiết kế các sản
phẩm khuôn mẫu luôn luôn phải để ý đến điều này.
- Khả năng dẫn nhiệt: Trong một đơn vị thời gian, trên một mặt
cắt ngang trên vật liệu có một đơn vị chiều dày, dưới tác dụng của
một đơn vị nhiệt độ có khối lượng nhiệt được truyền đi W/mk.
- Nhiệt dung: Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ lên 10K cho
1 kg chất dẻo j(kg.K). Nhiệt dung của chất dẻo phụ thuộc vào nhiệt
độ.


Độ bền hoá học
Là khả năng chống lại sự tác động của các chất hoạt hoá của các

chất dẻo.
Độ bền hoá học của chất dẻo có thể được xác định bởi các vị trí
có thể bị tấn công một cách dễ dàng nhất của các mạch phân tử. Xác
định độ bền hoá học bằng cách dùng mẫu thử có kích thước chuẩn
13


cho vào chất hoá học hay ngâm vào dung dịch có độ đậm đặc nhất
định với nhiệt độ đã cho. Sau một thời gian nhất định do sự thay đổi
về kích thước, khối lượng, sự thay đổi bề ngoài như màu sắc, sự rạn
nứt.



Các tính chất lão hoá
Nếu khi sử dụng ngoài trời thì cần chú ý đến sự lão hoá vì dưới

tác dụng đồng thời của độ ẩm không khí, ánh sáng, nhiệt độ, ô xy và
các tia năng lượng làm giảm tuổi thọ của sản phẩm chất dẻo. Để giảm
lão hoá, thường cho thêm các chất phụ gia ổn định ánh sáng, ngăn cản
lão hoá.
Kết luận : chất dẻo là một loại vật liệu đặc biệt có nhiệt độ nóng
chảy thấp hơn nhiều so với kim loại và có độ dẻo và độ dai lớn hơn
được ứng dụng rất nhiều trong thực tế nên nó sẽ là nhiên liệu cho máy
ép phun . Hiện nay, các sản phẩm nhựa được sử dụng rông rãi trong
quốc phòng, điện tử, ô tô, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, bao bì
nông nghiệp , văn hóa, vệ sinh hàng ngày, và tất cả các lĩnh vực của
đời sống. Công nghệ ép phun hiện nay đang được ứng dụng rất rộng
rãi trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa. Ép phun thích ứng tốt
với đa dạng sản phẩm, năng lực sản xuất cao, và dễ dàng tự động hóa.
Trong ngày hôm nay với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp
nhựa, số lượng máy ép phun và công nghệ sản xuất chi tiết nhựa từ
máy ép phun sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của
ngành nhựa.

14


III.
1.

Giới thiệu chung về máy ép phun nhựa.

Nguyên tắc làm việc của máy ép phun.

-Nguyên tắc làm việc của máy ép phun: là phun nhựa nóng chảy
dưới một áp lực lớn vào bộ phận định hình (khuôn) đảm bảo nhựa
nóng được điền đầy và được làm mát để tạo hình sản phẩm.
-Ép phun là một quá trình tuần hoàn, với mỗi chu kỳ bao gồm: định
lượng - nhựa nóng chảy - phun áp lực điền đầy - làm mát - chế độ
lấy. Loại bỏ các nhựa thừa và sau đó lại chế độ khép kín, chu kỳ tiếp
theo.

2.

Các loại máy ép phun.
Máy ép phun được phun theo 2 cách của piston và trục vít máy ép
phun. Theo phương thức truyền dẫn máy có thể được chia làm
nhiều loại: điện, thủy lực, cơ khí-thủy lực (kết hợp). Theo cơ chế vận
hành được chia làm tự động và bán tự động.
a. Máy ép ngang.
Đây là loại máy phổ biến nhất. Một phần của máy, bộ phận khuôn
và các bộ phận vòi phun nằm trên trục trung tâm và khuôn được
mở ra theo hướng nằm ngang.
Đặc điểm: kích thước máy ngắn gọn, dễ vận hành và bảo trì, trọng
tâm máy thấp, cài đặt máy ổn định, sản phẩm sau khi hoàn thành
dễ dàng được lấy ra nhờ trọng lượng của sản phẩm do đó dễ dàng
thực hiện hoạt động tự động hoàn toàn. Hiện nay đa số máy ép
phun sử dụng loại máy này.

15


b. Máy ép dọc.
-Một phần của máy, bộ phận khuôn và các bộ phận vòi phun nằm

trên trục trung tâm theo chiều dọc và khuôn được mở ra theo
hướng thẳng đứng.
-Đặc điểm : Bệ máy nhỏ, dễ dàng để đặt chèn, thuận tiện trong việc
tháo lắp khuôn, vật liệu từ phếu vào các sản phẩm nhựa có thể
được đồng đều hơn. Sản phẩm lấy ra không dễ dàng và phải thực
hiện bằng tay do đó khó thực hiện được hoạt động tự động. Với máy
ép phun đứng này được sử dụng cho máy ép phun nhỏ thường ít
hơn 60 gram sản phẩm, với các máy lớn hơn và kích thước trung
bình không nên được sử dụng.

16


c.

c. Máy ép phun nghiêng.
-Bộ phận khuôn và các bộ phận vòi phun không nằm trên trục trung
tâm mà tạo thành một góc lệch tâm. Hướng phun và giao diện nằm
trên cùng bề mặt khuôn.
-Đặc điểm: Phù hợp cho các trung tâm gia công các sản phẩm có bề
mặt phẳng không được để lại dấu vết trên bề mặt phẳng của sản
phẩm. -Máy ép phun nghiêng có diện tích nhỏ hơn máy ép phun
ngang, nhưng nhựa được điền vào khuôn dễ dàng do góc nghiêng
xuống. Đây là loại máy ép phun được sử dụng nhiều cho các máy
nhỏ.

17


d. Máy ép phun nhiều chế độ quay.

-Máy đặc biệt nhiều khuôn được đặc trưng bởi cấu trúc thiết bị
quay kẹp, khuôn bố trí xung quanh trục quay.
-Đặc điểm: Đây là loại máy ép phun phát huy khả năng hóa dẻo để
rút ngắn chu kỳ sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất của máy,
đặc biệt máy thích hợp cho làm mát và khối lượng nhựa lớn trong
một thời gian dài, nó hỗ trợ thời gian làm mát và tăng lượng nhựa
trong sản xuất sản phẩm. -Tuy nhiên hệ thống khuôn kẹp lớn, phức
tạp, lực khóa nhỏ do đó máy được sử dụng trong sản xuất đế, bệ và
một số các sản phẩm khác.

18


3.


Cấu tạo chung của máy ép phun nhựa.
Khi làm việc với máy ép nhựa phun như: vận hành máy, bảo trì bảo
dưỡng máy và sửa chữa máy rất cần biết 05 hệ thống cơ bản của

1)

máy ép nhựa phun sau:
1) Hệ thống kẹp.
2) Hệ thống khuôn.
3) Hệ thống phun.
4) Hệ thống hỗ trợ ép phun.
5) Hệ thống điều khiển.
 Hệ thống hỗ trợ ép phun có 4 hệ thống chính:
Thân máy: là hệ thống liên kết và gữi các hệ thống và bộ phận máy

lại với nhau làm cho máy hoạt hoạt động ổn định và chắc chắn.

2)

Hệ thống thủy
lực: Cung cấp lực

để

đóng và mở
khuôn tạo ra và
duy trì lực kẹp
làm cho trục vít quay và chuyển động tới lui tạo lực cho chốt đẩy và
sự trượt của lõi mặt bên. Hệ thống này bao gồm: bơm, van, motor,
đường ống đẫn và thùng chứa dầu..v

3)

Hệ thống điện:

cung

cấp điện cho
Motor điện và hệ
19


thống điều khiển nhiệt cho khoang chứa nhựa thông qua các vòng
nhiệt đảm bảo toàn hệ thống hoạt động ổn định thông qua hệ thống
dây dẫn và tủ điều khiển.


4)

Hệ thống làm

nguội:

Hệ thống làm nguội cung cấp nước hoặc dung dịch ethyleneglycol
để làm nguội khuôn, dầu thủy lực và ngăn không cho nhựa thô ở
cuống phễu bị nóng chảy, vì khi nhựa bị nóng chảy thì phần nhựa
thô phía trên khó chạy vào khoang chứa nhựa. Nhiệt trao đổi cho
dầu thủy lực vào khoảng 90-120 độ F. Bộ điều khiển nhiệt nước
(water temperature controller) cung cấp 1 lượng nhiệt, áp suất,
dòng chảy thích hợp để làm nguội nhựa nóng trong khuôn.
IV.
Giới thiệu khái quát về 1 số đặc điểm của hệ thống thủy lực
1)

a)

trong máy phun ép.
Cấu tạo: Hệ thống thủy lực gồm có các phần chính và chức

năng của nó như sau:
Bơm nguồn: Có chức năng cung cấp năng lượng của dòng chất lỏng
công tác cho cơ cấu chấp hành. Thiết bị tạo năng lượng cho dòng
chất lỏng ở đây là bơm thủy lực, với động cơ dẫn động là loại động
cơ điện xoay chiều ba pha.
20



b)

Van phân phối: Loại van được sử dụng là van điều khiển bằng điện
xoay chiều(điện áp 220V), kiểu 4/3. Van này có chức năng phân
phối dòng chất lỏng làm việc đến các khoang làm việc của các xy
lanh.

c)



cấu

chấp hành: Cơ cấu chấp hành dùng trong hệ truyền động ở đây
chính là xy lanh. Cơ cấu chấp hành này có chức năng nhận năng
21


lượng của dòng chất lỏng công tác, rồi biến năng lượng đó thành
động năng chuyển động (tịnh tiến).

d)
toàn: Van an

Van an
toàn

được sử dụng trong hệ thống là loại van an toàn tác động trực tiếp.
Nó có nhiệm vụ ổn định áp suất hoạt động của hệ thống, khi áp suất

của hệ thống đột ngột tăng thì dòng chất lỏng sẽ được xả qua van
an toàn về bể chứa để hạ áp suất của hệ thống xuống một giá trị đã
đặt.

a)

Van chống lún: Van chống lún có nhiệm vụ giữ áp trong hệ thống.
22


e)

Rơle áp suất:

Rơle áp suất

có nhiệm vụ

chuyển tín

hiệu điện tới van phân phối để dầu xả về bể khi áo suất trong hệ
thống đạt tới giá trị đã đặt.

f)

Các thiết

bị đường

ống và


thiết bị hiển

thị: Đây là những thiết bị dùng để kết nối các thiết bị khác tạo
thành một hệ thống hoàn chỉnh và hoạt động được. Các đường ống
để dẫn dòng chất lỏng công tác từ trạm nguồn đến cơ cấu chấp
hành và ngược lại, bao gồm các đường ống thép chịu áp (thường là
23


ống thép đúc) và đường ống mềm cao su chịu áp. Thiết bị hiển thị ở
đây là đồng hồ đo áp. Thiết bị này có chức năng hiển thị trị số áp
suất của dòng chất lỏng tại những vị trí mà ta cần biết để có thể
điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
2. Thuyết minh hoạt động của sơ đồ nguyên lí.
Nguyên lí hoạt động của hệ thống là trong khi ép và đúc, hỗn
hợp vật liệu hợp nhất và được ép vào khoang khuôn thông qua áp lực
cao. Hệ thống điều khiển thủy lực phải được cung cấp đủ lực kẹp để
tránh tránh sự ép nhanh của các bộ phận bằng nhựa do sự giãn nở của
các khuôn mẫu . Ngoài ra, hệ thống điều khiển thủy lực phải đáp ứng
các yêu cầu về tốc độ trong quá trình mở khuôn và kẹp: lần đầu tiên
nhanh và sau đó chậm trong khuôn kẹp trong quá trình mở và đầu tiên
sau đó nhanh và một lần nữa trong thời gian mở chậm . tỷ lệ e tốc độ
nhanh và chậm nói chung là rất lớn. Thông thường các phương pháp
như bơm - đôi trong kết nối song song, bơm đa trong điều khiển phân
cấp và quản trị, điều tiết lưu được sử dụng để điều chỉnh tốc độ mở
khuôn và kẹp
Các bể dầu trong máy ép phun không thể thiếu cho các bộ
phun , chúng nên có đủ lực đẩy để dẫn động áp suất vào để di chuyển
nhanh về phía trước và phía sau, và khi đó phải đảm bảo việc hàn kín

chắc chắn và nối an toàn giữa các vòi phun và khuôn cửa van.
Các bể dầu phun nên có thể linh hoạt điều chỉnh áp suất phun và
tốc độ phù hợp với sự đa dạng của chất dẻo và hình dạng của các bộ
phận nhựa . Đối với nhựa có độ nhớt cao hoặc các bộ phận bằng nhựa
24


với thành mỏng, diện tích lớn và hình dạng phức tạp, áp lực phun nên
cao hơn và có thể thấp hơn nếu ngược lại . Tốc độ phun nên chọn
đúng, vì nếu tốc độ quá thấp, các bộ phận có thể dễ dàng có truyền
lạnh cho chi tiết đúc và các đường viền của các bộ phận có hình dáng
phức tạp không thể được đảm bảo . Nếu tốc độ quá nhanh, nhiều nhiệt
ma sát có thể được sinh ra , dẫn đến sự phân hủy và thay đổi màu sắc
của vật liệu, và trong khi đó khí trong khoang hở của khuôn có thể
không được thải ra một cách tự do và bong bóng khí có thể sẽ xảy ra
trong các bộ phận đúc . Sau khi phun, sức ép phải được duy trì để
đảm bảo cho những vật liệu hợp nhất lấp đầy các hốc khuôn và cung
cấp bổ sung thêm đối với các vật liệu co rút do sự làm lạnh.
Các bộ phận phun cần được cung cấp đủ lực phun để đảm
bảo việc phun trơn tru của các bộ phận . Đối với khối phun với một số
trục đứng, lực phun trên mỗi trục đứng nên được thống nhất với mỗi
chiều dài nhô ra của chốt phóng giống nhau. Trong khi đó, tốc độ di
chuyển của chốt phun nên được ổn định và điều chỉnh

Sơ đồ
khối

25



×