Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện tam nông, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.03 KB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NHÁNH
ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC 2011 - 2014
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ EM VIỆT NAM
Đề tài nhánh: Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên
kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy
dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam nông, Phú Thọ

Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thị Thuý Hoà
Thư ký đề tài:
TS Huỳnh Nam Phương
Đơn vị chủ trì:
Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Đơn vị chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

Hà Nội, năm 2014


Mục lục

Danh mục bảng

2


Danh mục hình

3




Các chữ viết tắt
ABS

Ăn bổ sung

BCC

Truyền thông thay đổi hành vi (Behaviour Change
Communication)

BM

Bú mẹ

BMHT

Bú mẹ hoàn toàn

CB

Cán bộ

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

ĐV


Động vật

G

Glucid

GDSK

Giáo dục sức khỏe

L

Lipid

MICS

Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
(Multiple Indicator Cluster Survey)

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSMH
T
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
P

Protein


SD

Độ lêch chuẩn (Standard Deviation)

SDD

Suy dinh dưỡng

TB

Trung bình

TV

Thực vật

Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc (United Nation
UNICEF Children’s Fund)
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

4


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em trên toàn thế giới có khả năng đạt được mức tăng trưởng tối đa theo

tiềm năng nếu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và hưởng các thực hành
về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc theo đúng khuyến cáo. Suy dinh dưỡng thấp còi tác
động đến 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tương
đương với tổng số 178 triệu trẻ em ( 1). Suy dinh dưỡng thấp còi vừa là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến chiều cao người trưởng thành thấp và giảm các các chức phận cơ thể
ở tuổi trưởng thành vừa là dấu hiệu chính đánh dấu một quá trình quan trọng trong
những năm đầu đời dẫn đến tăng trưởng kém và các hậu quả xấu khác. Suy dinh
dưỡng thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh,
suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành, giảm khả năng học tập và năng
suất lao động. Để có hiệu quả tốt nhất, các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng
thấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”: từ khi
trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Can thiệp hiệu quả nhất với suy dinh dưỡng thấp còi phải có tính dự phòng và
toàn diện, trong đó cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm nuôi con bằng
sữa mẹ và ăn bổ sung) được coi là những can thiệp cần được ưu tiên.
Cần tập trung vào thời điểm can thiệp hiệu quả nhất và các can thiệp được
chứng minh là có tác động đến tăng trưởng chiều cao. Các can thiệp trong thời kì
mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng thấp còi thì có hiệu quả
hơn các can thiệp tác động trẻ đã bị suy dinh dưỡng. Đây là thời điểm trẻ nhận được
nhiều lợi ích nhất từ các can thiệp dinh dưỡng. Khuyến khích cho bú sớm, bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng; cải thiện thực hành ăn bổ sung
thông qua tư vấn dinh dưỡng ở những nơi có an ninh thực phẩm cao và tư vấn kết hợp
cung cấp các thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung vi chất ở nơi có an ninh thực phẩm
thấp có thể góp phần giảm tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Các can thiệp về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ cần phải được xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh, cần có đánh giá tỉ
mỉ các tập quán nuôi dưỡng và các thực phẩm sẵn có tại địa phương.
Ở Việt Nam, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã có những
họat động giáo dục truyền thông lồng ghép nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
5



trẻ dưới 2 tuổi nhưng các hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức và
người chăm sóc trẻ quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhưng chưa có các hỗ trợ cho các
bước tiếp theo của thay đổi hành vi (dựa trên các bước Thay đổi hành vi ( 2)) là giúp
người chăm sóc trẻ làm thử, giúp họ đánh giá và giúp họ quyết định nên người mẹ
chưa đưa vào thực hành của mình. Các can thiệp về truyền thông thường được xây
dựng bởi các cán bộ làm chương trình mà ít khi được thử nghiệm bởi chính đối tượng
trước khi đưa vào áp dụng rộng rãi, vì vậy chưa đảm bảo được tính hiệu quả và bền
vững của can thiệp. Các hoạt động còn mang tính chất chung chung, không cụ thể,
chưa triệt để và thiếu sự theo dõi, đánh giá đầy đủ nên kiến thức của người mẹ chưa
được nâng cao, thực hành của người mẹ chưa được uốn nắn kịp thời dẫn tới hiệu quả
của các hoạt động chưa trọn vẹn.
Trong khuôn khổ của đề tài nhà nước Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp
nhằm giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài
nhánh “Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của
người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú
Thọ”, với mục tiêu


Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ tại
các xã nghiên cứu và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi.



Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến kiến thức, thực
hành của người chăm sóc trẻ tại các xã can thiệp và tình trạng dinh dưỡng của
trẻ dưới 2 tuổi.

II


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Theo báo cáo của UNICEF 2009, mức độ trẻ và bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng tiếp
tục duy trì trên thế giới, trong đó 90% trẻ bị thấp còi sống ở các nước Châu Á và Châu
Phi. Những thiệt hại thường không nhìn thấy được cho tới khi mức độ suy dinh dưỡng
trầm trọng, nó phá hủy sự sống còn, sự phát triển và lớn lên của trẻ cũng như của người
mẹ khi mang thai, từ đó kéo theo những thiệt hại xã hội (3). Những nguyên nhân phối hợp
giữa sự thiếu chất lượng thực phẩm, sự tấn công liên tục của các bệnh nhiễm trùng và sự
6


thiếu chăm sóc, thiếu dinh dưỡng tiếp tục trải rộng tỷ lệ ra cả các nước đang phát triển và
các nước công nghiệp với những hình thái và mức độ khác nhau. Dinh dưỡng thiếu đặc
biệt nguy hại khi người phụ nữ mang thai và trẻ em trong 2 năm đầu cuộc đời. Giai đoạn
này quyết định sự sống còn, phát triển về sau của trẻ và ảnh hưởng nhiều tới khả năng
học tập và làm việc khi trưởng thành. Dinh dưỡng thời thơ ấu có tác động cuối cùng lên
sức khỏe và sự có ích khi lớn lên (4), (5).
Theo WHO/PAHO (6), có 15 thực hành lý tưởng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ như sau:
1

Trẻ mới sinh đều được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh

2

Trẻ mới sinh không được cho ăn/uống gì trước khi cho bú mẹ


3

Trẻ mới sinh đều được bú sữa non

4

Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ đều được cho bú mẹ theo nhu cầu suốt ngày lẫn đêm

5

Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

6

Không có trẻ nào bị cai sữa trước thời điểm được 24 tháng tuổi

7

Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả

8

Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ tròn 6 tháng (180 ngày)

9

Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị

10 Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị
11 Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng

12 Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn)
13 Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày
14 Cho trẻ ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày
15 Hỗ trợ và chăm cho trẻ ăn no trong các bữa ăn

Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt giảm tỷ lệ thấp còi của trẻ dưới 2 tuổi,
nhiều nghiên cứu đã can thiệp tới thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong đó chăm sóc ngay
từ ban đầu khi mới sinh như cho bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú kéo dài tới hơn 2 tuổi cùng kết hợp với cho ăn bổ
7


sung an toàn và hợp lý từ lúc 6 tháng tuổi trở đi. Các nghiên cứu cho thấy dưới 40% trẻ ở
các nước đang phát triển được bú mẹ trong 1 giờ đầu, 37% trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6
tháng và 60% trẻ ăn bổ sung với chất lượng bữa ăn bổ sung của trẻ thường không đủ, đặc
biệt thiếu protein, chất béo hay vi chất dinh dưỡng tăng cường sự phát triển của trẻ (3).
Những giải pháp lồng ghép các họat động chăm sóc dinh dưỡng trên cộng đồng cũng
được nhiều nước áp dụng và có một số hiệu quả đáng chú ý như tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn
ở nhiều nước tăng lên như ở Campuchia tăng từ 12% năm 2000 lên 60% năm 2005,
Srilanca tăng từ 53% năm 2000 lên 76% năm 2005 (7, 8, 9, 10).
Việc kết hợp các hoạt động triển khai nhằm dự phòng suy dinh dưỡng được nhiều
nước quan tâm bao gồm cân trẻ, chăm sóc sức khỏe và điều kiện vệ sinh, khuyến khích
an ninh thực phẩm.
Ở Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng đã có nhiều cải thiện, tỷ lệ thấp cân giảm đáng
kể, mỗi năm giảm trung bình 1.5 đến 2%. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đã
có những hoạt động trên cộng đồng đáng ghi nhận như cân trẻ thường xuyên, tổ chức
giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ qua các buổi trình diễn bữa ăn hoặc chăm sóc những
phụ nữ khi mang thai qua bổ sung viên đa vi chất ở một số nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao hoặc cấp một số thực phẩm bổ sung cho bà mẹ không tăng cân khi có thai…đã góp
phần làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của

Viện Dinh dưỡng tỷ lệ thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi còn cao (29.3%) trong đó cao nhất là ở
các vùng cao, đặc biệt là như các tỉnh vùng núi phía bắc 33.7% và Tây nguyên 35.1%.
Nguyên nhân thiếu kiến thức và thực hành chưa đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn khá phổ
biến, nhất là nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý ở các vùng có tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao (11, 12, 13, 14, 15, 16). Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là thực hành phổ biến ở Việt
Nam với tỷ lệ 98% trẻ được bú mẹ ( 17). Tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng sinh thái, dân
tộc, trình độ học vấn của bà mẹ và nơi sinh con. Mặc dù tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao
nhưng vấn đề tồn tại là cho trẻ bú sớm, thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và bú kéo dài
chưa đạt được khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nuôi con bằng sữa mẹ (7). Theo
số liệu của Điều tra giám sát năm 2010 (Viện Dinh dưỡng), tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ có 19,6%; tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong 1h đầu là 61,7%; tỷ
lệ trẻ được bú đến 1 tuổi là 77% và đến 2 tuổi 22.1%.
8


Như vậy, trẻ em bắt đầu ăn bổ sung thường sớm hơn so với khuyến cáo, tỷ lệ
trẻ dưới 2 tuổi được nuôi dưỡng hợp lý chỉ chiếm 54,8%; được ăn đủ nhóm thực phẩm
tối thiểu là 71,6%; ăn đủ bữa tối thiểu là 85,6%; được nuôi đúng đú là 51,7% (Điều tra
giám sát 2010). Ở nhiều vùng nông thôn, khó khăn, việc đảm bảo một chế độ ăn bổ
sung đủ về số lượng mỗi bữa và số bữa trong ngày, đúng về chất lượng và cách chế
biến gặp nhiều cản trở do thiếu nhận thức, kỹ năng cũng như khả năng tiếp cận thực
phẩm của người chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm thay đổi những hành
vi chưa đúng của người mẹ khi nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là rất cần thiết.
2

Suy dinh dưỡng thấp còi và các can thiệp để cải thiện tình trạng
thấp còi ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng thấp còi vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều cao người
trưởng thành thấp và giảm các các chức phận cơ thể ở tuổi trưởng thành vừa là dấu

hiệu chính đánh dấu một quá trình quan trọng trong những năm đầu đời dẫn đến tăng
trưởng kém và các hậu quả xấu khác. Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong những yếu
tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi
trưởng thành, giảm khả năng học tập và năng suất lao động. Để có hiệu quả tốt nhất,
các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất
là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”: từ khi trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Trẻ em trên toàn thế giới có khả năng đạt được chiều cao tối đa theo tiềm năng nếu
được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và hưởng các thực hành về y tế, dinh
dưỡng và chăm sóc theo đúng khuyến cáo.
Trẻ em trên toàn thế giới có khả năng đạt được mức tăng trưởng tối đa theo
tiềm năng nếu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và hưởng các thực hành
về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc theo đúng khuyến cáo. Suy dinh dưỡng thấp còi thể
hiện tình trạng không đạt được chiều cao tối đa theo di truyền ( 18). Tình trạng thấp còi
thường là hậu quả tích lũy của dinh dưỡng nghèo nàn và các thiếu hụt khác kéo dài
qua nhiều thế hệ.
Suy dinh dưỡng thấp còi tác động đến 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình, tương đương với tổng số 178 triệu trẻ em ( 19). Các gia
đình sống tại các cộng đồng dân cư có tầm vóc thấp thường không chú ý tới tình trạng
9


thấp còi bởi vì đây là điều bình thường đối với họ. Thậm chí cả các cán bộ y tế cũng
thường không quan tâm nhiều tới suy dinh dưỡng thấp còi bằng suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân hay suy dinh dưỡng thể gày còm (cân nặng thấp so với chiều cao); nhất là khi
các chương trình sức khỏe cộng đồng không tiến hành đo chiều cao định kì cho trẻ.
Nhiều gia đình, cán bộ y tế cũng như các nhà hoạch định chính sách không ý thức
được hậu quả của suy dinh dưỡng thể thấp còi. Chính vì vậy, nó không được xem là
một vấn đề của y tế cộng đồng.
Châu Phi là khu vực có tỉ lệ thấp còi cao nhất (40%) và châu Á là nơi có số trẻ
bị thấp còi nhiều nhất trên thế giới (112 triệu trẻ), hầu hết tập trung ở khu vực Trung

Nam Á 90% suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tập trung ở 36 nước trên thế giới. Suy
dinh dưỡng thấp còi có thể xảy ra ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Ở các nước đang
phát triển, suy dinh dưỡng thể thấp còi phổ biến hơn suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân
nặng thấp so với tuổi, 20%) và suy dinh dưỡng thể gày còm (cân nặng thấp so với
chiều cao, 10%). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do chất lượng bữa ăn ảnh
hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao nhiều hơn so với ảnh hưởng đến việc tăng cân.
Trong suốt thời kì bào thai và 2 năm đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao
nhằm đáp ứng quá trình tăng trưởng và phát triển nhanh của cơ thể. Ở một số vùng,
khi trẻ sinh ra đã có Z-score trung bình về chiều cao/tuổi thấp hơn mức chuẩn (dưới 0)
và giá trị này giảm mạnh trong hai năm đầu đời, còn sau đó thì không thấy giảm thêm
cũng nhưng không có cải thiện gì (20). Mẹ bị thiếu máu, hút thuốc lá và ô nhiễm không
khí trong nhà có thể làm hạn chế sự phát triển của bào thai dẫn đến cân nặng sơ sinh
thấp. Khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng trong thời kì bào thai, sơ sinh và trong những
năm đầu đời làm cho trẻ không được nhận đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thường
xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong 2 năm đầu đời cũng góp phần làm tăng nguy
cơ bị thấp còi của trẻ trong giai đoạn này (21).
Hình 1: Các nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng
thấp còi (22)

10


Bằng chứng đưa ra ở trên góp phần củng cố sự nhất trí ngày càng cao trong
lĩnh vực khoa học rằng giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là ưu
tiên hàng đầu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật toàn cầu và tăng cường phát triển kinh tế
cho các nước có thu nhập thấp (23). Can thiệp hiệu quả nhất phải có tính dự phòng và
toàn diện. Chiến lược giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi bao gồm:


Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng bào thai bằng cách cải thiện dinh dưỡng và giảm

thiếu máu cho mẹ, giảm hút thuốc lá và ô nhiễm không khí trong nhà.



Hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.



Cải thiện các thực hành cho trẻ ăn bổ sung và chất lượng bữa ăn
11




Giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy thông qua các can
thiệp phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Cần ưu tiên cho các hành động sau đây:
Nâng cao nhận thức về vấn đề. Thiết kế và tuyên truyền các thông điệp chính phù
hợp cho các đối tượng khác nhau. Ví dụ:


Suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình trạng dinh dưỡng kém của bà mẹ, trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ.



Khi trẻ đã qua hai tuổi, rất khó có thể thay đổi tình trạng thấp còi đã xảy ra
trước đó.




Giảm tỉ lệ thấp còi là chỉ tiêu quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ. Phổ cập tiểu học, xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ tử vong và cải
thiện sức khỏe bà mẹ đều nằm trong số các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi có thể góp phần đạt được các
mục tiêu này thông qua việc tăng cường phát triển nhận thức, thành tích học
tập, mức lương cao hơn ở tuổi trưởng thành và các chỉ số sức khỏe và sống còn
khác cao hơn.

Nâng cao nhận thức rằng trẻ em trên toàn thế giới có thể tăng trưởng và phát
triển tối đa. Chưa có bằng chứng nào chứng minh cho một ngộ nhận rằng trẻ em
thuộc một số chủng tộc và dân tộc vốn đã thấp “tự nhiên”. Khi trẻ nhỏ được nuôi
dưỡng trong môi trường lành mạnh và được chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe tốt
theo khuyến nghị, mức độ phát triển trung bình ở trẻ là như nhau không kể đến yếu tố
chủng tộc hoặc dân tộc. Nghiên cứu Quần thể Tăng trưởng tham khảo tại nhiều trung
tâm của Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh rằng ở những nước có điều kiện kinh
tế-xã hội cao như Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, O-man và Mỹ, những trẻ được nuôi
dưỡng đúng như các thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã khuyến nghị từ
lúc mới sinh cho đến 5 tuổi thì có chiều cao trung bình như nhau ( 24). Mặc dù có thể
có một số khác biệt về chiều cao dự kiến của người trưởng thành ở các tầng dân cư
khác nhau, có hoặc không phụ thuộc vào yếu tố di truyền, những khác biệt này chỉ
được biểu hiện rõ ràng ở độ tuổi vị thành niên hoặc sau đó.
12


Tập trung vào thời điểm can thiệp hiệu quả nhất và các can thiệp được chứng
minh là có tác động đến đường tăng trưởng. Các can thiệp trong thời kì mang thai
và 2 năm đầu đời của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng thấp còi thì có hiệu quả hơn các
can thiệp tác động lên trẻ đã bị suy dinh dưỡng. Trẻ từ 6-24 tháng tuổi có khả năng bị

suy dinh dưỡng và mắc các bệnh nhiễm trùng cao nhất. Đây là thời điểm trẻ nhận
được nhiều lợi ích nhất từ các can thiệp dinh dưỡng. Tư vấn dinh dưỡng ở những nơi
có an ninh thực phẩm cao và tư vấn kết hợp cung cấp các thực phẩm tăng cường vi
chất hoặc bổ sung vi chất ở nơi có an ninh thực phẩm thấp có thể góp phần giảm tình
trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Các can thiệp cải thiện cho ăn bổ sung cần phải được
xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh, bao gồm việc đánh giá tỉ mỉ các tập quán nuôi
dưỡng và các thực phẩm sẵn có tại địa phương.
Đo cả chiều cao của trẻ chứ không chỉ cân trẻ. Cần khuyến khích các nhà hoạch
định chính sách sử dụng suy dinh dưỡng thấp còi làm chỉ số đánh giá tình trạng dinh
dưỡng và sức khỏe tổng thể của trẻ hơn là chỉ giám sát suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, và
chỉ số này phải được phản ánh trong đánh giá dự án. Việc coi suy dinh dưỡng thấp còi
là một chỉ số có vai trò đặc biệt quan trọng khi “dinh dưỡng chuyển tiếp” sang gia
tăng thừa cân ở nhiều nước đang phát triển. Điều này có thể dẫn tới một số cơ cấu dân
số có tỉ lệ nhẹ cân thấp nhưng tỉ lệ thấp còi vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
Hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới. Cần phải học hỏi nhiều hơn cách làm thế nào để triển
khai thành công các chương trình khuyến khích tăng trưởng và phát triển tối ưu với
mức chi phí hợp lý. Cũng cần phải nghiên cứu sâu hơn để có thể nắm được cơ chế nào
mà phòng chống thấp còi lại có được các tác động lâu dài trên nhiều phương diện. Các
nghiên cứu theo dõi ở Guatemala chứng minh rằng can thiệp dinh dưỡng ở giai đoạn
đầu đời làm cải thiện đường tăng trưởng và cũng có tác động lớn đến việc hình thành
năng lực và khả năng kinh tế của người trưởng thành cũng như đến sự tăng trưởng của
các thế hệ tiếp theo (25). Các nghiên cứu theo dõi khác ở châu Phi và châu Á cũng
củng cố rằng chiến lược toàn cầu phải hướng đến các can thiệp ở giai đoạn đầu đời.
Kinh nghiệm và thực tiễn đã chỉ ra rằng, SDD hoàn toàn có thể phòng tránh được
hoặc kiểm soát được. Hiện nay các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng toàn cầu

13


tập trung vào 3 nhóm biện pháp ( 26): tăng lượng dinh dưỡng ăn vào, bổ sung vi chất và

giảm gánh nặng bệnh tật.


Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào (cả chất lượng và số
lượng), bao gồm các hoạt động: bổ sung năng lượng và protein cho phụ nữ
mang thai, các chiến lược giáo dục và nâng cao nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện
số lượng và chất lượng bữa ăn bổ sung của trẻ (26)



Nhóm giải pháp thứ 2: Bổ sung vitamin và các khoáng chất, bao gồm bổ sung
đơn chất như sắt axit folic, vitamin A, iốt, kẽm và bổ sung đa vi chất cho trẻ.
Các hình thức can thiệp thường bao gồm: bổ sung vi chất bằng đường uống,
tăng cường vi chất vào thực phẩm hoặc dưới dạng trộn vào thức ăn bổ sung.



Nhóm giải pháp thứ 3: giảm gánh nặng bệnh tật, bao gồm các hoạt động tuyên
truyền vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm như nâng cao thói quen rửa tay đúng
cách, vệ sinh nơi ở và các chiến lược nhằm giảm gánh nặng bệnh tật (đặc biệt
là nhiễm trùng, sốt rét ở phụ nữ mang thai ( 27). Nhóm giải pháp này liên quan
đến cải thiện cơ sở hạ tầng và văn hóa – xã hội, nâng cao trình độ dân trí, giảm
sự mất công bằng trong phân bổ nguồn lực (28).

Tại Việt Nam: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/6/2011 với 1 mục tiêu tổng
quát và 6 mục tiêu cụ thể. Giảm tỷ lệ SDD thấp còi là một chỉ tiêu quan trọng trong
mục tiêu “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em”. Chỉ tiêu đặt ra trong
giai đoạn 2011 – 2020 là giảm xuống còn 26% năm 2015 và 23% vào năm 2020 (29).
Các hoạt động phòng chống SDD tại cộng đồng hiện nay bao gồm: thực hiện chăm

sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho các bà mẹ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ
sung hợp lý; đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi và bà mẹ
sau đẻ, thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh, chăm sóc vệ sinh, phòng chống
nhiễm giun và tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình.
3

Giáo dục sức khoẻ và cách tiếp cận trong giáo dục sức khoẻ

14


Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một loại can thiệp trong các chương trình y tế
dành cho sự sống còn của trẻ em, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, HIV/AIDS và nhiều
chương trình khác hiện nay đang được thực hiện rộng rãi ở các nước đang phát triển.
Trong Tuyên ngôn Alma Alta về Chăm sóc sức khỏe ban đầu năm 1978,
GDSK “là những can thiệp giáo dục quan tâm đến những vấn đề sức khỏe nổi bật và
các biện pháp để dự phòng và kiểm soát chúng” đã được xác định là thành tố số một
trong số tám thành tố cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nội dung của GDSK bao gồm:
 Nâng cao nhận biết về các vấn đề sức khỏe và các yếu tố gây nên ốm đau bệnh

tật.
 Cung cấp các thông tin về sức khỏe, bệnh tật.
 Thúc đẩy và thuyết phục mọi người thực hiện các thay đổi trong lối sống của

họ vì sức khỏe của họ và của những người khác.
 Trang bị cho mọi người những kĩ năng và sự tự tin để thực hiện những thay đổi

hành vi có lợi cho sức khỏe.
GDSK được phân biệt chủ yếu bởi tính độc lập và tự nguyện. Nguyên lý nổi bật

của GDSK bao gồm thúc đẩy lòng tự trọng và không ép buộc. Các nhà GDSK cần tôn
trọng các tiêu chuẩn văn hóa và cân nhắc các trở ngại xã hội và kinh tế có ảnh hưởng
đến khả năng của con người thực hiện những lựa chọn về sức khỏe, đặc biệt mọi
người được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện lựa chọn riêng về hành vi sức khỏe
của họ (30).
Vai trò của giáo dục sức khỏe đối với cải thiện dinh dưỡng
Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, với sự gia tăng của các can thiệp mang tính
dự phòng, hướng tới cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, đặc biệt ở
những nước đang phát triển, GDSK được coi là một giải pháp hàng đầu được lựa chọn
cho các chương trình can thiệp. Mặc dù GDSK đều nhằm vào việc khuyến khích
những hành vi có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những điểm khác biệt tùy thuộc vào
nhóm đối tượng đích và loại hành vi hay hành động cần thiết. Một số hoạt động
GDSK được thiết kế bởi hoặc cho các bà mẹ và những người ảnh hưởng đến họ
15


(khuyến khích các hành động của cá thể, gia đình và cộng đồng), một số khác hướng
về cộng đồng nhằm tới việc cải thiện điều kiện của cộng đồng để cải thiện dinh
dưỡng, một số lại dành cho cán bộ y tế và những người thực hiện chương trình (cải
thiện dịch vụ và tư vấn).
 Khuyến khích những hành vi có lợi

Vai trò quan trọng của GDSK là khuyến khích, động viên cá nhân và cộng
đồng thực hành các lối sống, hành vi sức khỏe lành mạnh, loại bỏ các hành vi có hại
cho sức khỏe nhằm phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho cá nhân và cộng
đồng.
Một số ví dụ về các hành vi mà GDSK có thể tác động:


Những thực hành tại gia đình như nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ

sung hợp lý, sử dụng các thực phẩm giàu sắt…



Sử dụng các dịch vụ đúng: khám thai, theo dõi tăng trưởng cho trẻ …



Tuân thủ điều trị: tuân theo hướng dẫn của cán bộ y tế trong việc uống
đầy đủ và đều đặn viên sắt khi có thai…

 Cải thiện dịch vụ dinh dưỡng và y tế

Giáo dục sức khoẻ có thể hướng dẫn quá trình để làm cho các dịch vụ y tế, dinh
dưỡng trở nên thân thiện hơn cho người sử dụng và khuyến khích việc sử dụng các
dịch vụ này một cách phù hợp hơn.
Bước đầu tiên để tăng sử dụng dịch vụ là cần làm cho các cá nhân và cộng
đồng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe từ đó họ
mới hiểu được cần tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ. Bên cạnh đó khách hàng còn cần
có được sự tự tin và kỹ năng cần thiết để bản thân họ thấy rằng tự họ có thể đưa ra
những hành động tạo nên sự thay đổi (self-efficacy). Sau khi họ đã nhận thức được
vấn đề và nhu cầu để phòng chống vấn đề đó, họ cần phải được biết cái gì họ có thể
làm được ở nhà và khi nào thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ. Tuy nhiên còn rất nhiều rào cản
như khó khăn trong việc thu xếp công việc, sự cản trở của những người trong gia đình,
không có tiền, định kiến xã hội, thời gian làm việc của dịch vụ không phù hợp, cán bộ
y tế không đồng cảm, chất lượng điều trị kém (thiếu cán bộ, trang thiết bị, vật tư) làm
16


cho dịch vụ chưa hoàn thiện. Vì vậy cần có những nghiên cứu tìm hiểu được những

rào cản này từ đó đưa ra những điều chỉnh dịch vụ cũng như xây dựng các thông điệp
truyền thông và hành động để người cung cấp và cơ sở cung cấp dịch vụ có thể cải
thiện hơn. Truyền thông sau đó sẽ phổ biến cho người dân biết được lợi ích của dịch
vụ cũng như những điểm đã được cải thiện để thu hút họ đến với dịch vụ.
Các cách tiếp cận của giáo dục sức khỏe
Có nhiều cách phân loại và đặt tên cho các tiếp cận khác nhau của GDSK. Dựa
vào loại thay đổi hành vi thông qua GDSK, người ta có thể chia ra 2 cách tiếp cận
chính sau: GDSK truyền thống; Truyền thông sức khỏe (bao gồm cả truyền thông thay
đổi hành vi).
Giáo dục sức khỏe truyền thống là cách tiếp cận chú trọng vào việc cung cấp và
tiếp thu kiến thức. Cách tiếp cận này tập trung hơn đến kiến thức, thái độ và niềm tin
của đối tượng (31). Những nhà giáo dục sức khoẻ sử dụng cách tiếp cận này đều giả
định rằng rào cản lớn nhất để có sức khoẻ tốt hơn đó là sự kém hiểu biết và nhiệm vụ
của họ chính là truyền đạt được các kiến thức mà họ tích luỹ được và phổ biến các kỹ
năng kỹ thuật đến đối tượng cần GDSK. Trong giáo dục dinh dưỡng, cách tiếp cận
này được nhắc đến như là một phương pháp sư phạm nhấn mạnh vào việc tiếp thu
kiến thức hơn là thay đổi hành vi (32, 33).
Truyền thông sức khoẻ được định nghĩa là cách thay đổi hành vi con người và
các yếu tố môi trường liên quan đến hành vi có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật và bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây
hại. Truyền thông sức khoẻ và những lĩnh vực liên quan của nó là những nỗ lực có
tính hệ thống nhằm ảnh hưởng một cách tích cực đến các thực hành sức khoẻ của
đông đảo dân cư. Mục đích chính của cách tiếp cận truyền thông sức khoẻ là mang lại
những cải thiện về các hành vi liên quan đến sức khoẻ và từ đó cải thiện tình trạng sức
khoẻ (34).
Trong lĩnh vực truyền thông sức khoẻ, người ta thường đề cập đến truyền thông
thay đổi hành vi (Behaviour change communication - BCC). Truyền thông thay đổi
hành vi là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông sức khoẻ thay thế
cho những thuật ngữ như giáo dục sức khoẻ, hay thông tin – giáo dục - truyền thông
17



(IEC) (35). BCC được ra đời từ kinh nghiệm của USAID qua hai thập kỷ phát triển
truyền thông. Từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, giải pháp thay đổi hành vi đã
được sử dụng ở Hoa Kỳ để phòng chống lại những bệnh mạn tính, phòng chống thuốc
lá và giảm chế độ ăn nhiều dầu mỡ. Trong những năm 80, các cơ quan quốc tế và
chính phủ các quốc gia đang phát triển bắt đầu quan tâm đến những giải pháp thay đổi
hành vi tương tự nhằm thông qua truyền thông sức khoẻ để cải thiện các kỹ thuật và
thực hành vì sự sống còn của trẻ em (36).
Đặc điểm:
Khởi xướng của truyền thông thay đổi hành vi (BCC) là từ sự kết hợp giữa lý
thuyết truyền thông sức khỏe và dịch tễ nhằm thuyết phục cộng đồng chấp nhận
những hành vi để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bằng cách sử dụng kết quả của các
nghiên cứu dịch tễ để xác định các vấn đề sức khỏe liên quan, tiến hành các cuộc
phỏng vấn và thảo luận nhóm để tìm hiểu xem người ta quan niệm về các vấn đề sức
khỏe đó như thế nào, từ đó các nhà truyền thông thay đổi hành vi tìm cách sử dụng
thông tin đại chúng và truyền thông giữa các cá nhân để thuyết phục mọi người thay
đổi hành vi. Các nghiên cứu theo đó sẽ giúp xác định những rào cản của việc thay đổi
hành vi và tìm hiểu những khả năng để có thể chấp nhận những hành vi mới (37).
BCC dựa trên lý luận của 5 giai đoạn thay đổi hành vi (38) (xem Hình 2)

18


C á c g ia i đ o ạ n t h a y đ ổ i h à n h v i

4

T r u y ề n t h ô n g v iê n c ầ n l à m g ì
5

C hấp nhận
1 0 . T h e o d õ i, g iú p đ ỡ v iệ c
h a y từ c h ố i d u y trì
9 . T h ả o lu ậ n c á c k in h n g h iệ m
đ ể đ a ra c á c q u y ế t đ ịn h

L à m th ử + Đ á n h
g iá

3

8 . G iú p g iả i q u y ế t k h ó k h ă n
7 . T h ả o lu ậ n c á c h th ự c h iệ n
v à đ á n h g iá

Đ ặ t m ụ c đ íc h th a y
đ ổ i/c h u ẩ n b ị
T ru y ề n th ô n g
trự c tiế p
T h ô n g tin
đại chúng

2

6 . N ê u g ơ n g n g ờ i tố t, v iệ c
tố t
5 . K h u y ế n k h íc h , đ ộ n g v iê n
4 . B ổ s u n g k iế n th ứ c m ớ i

Q u a n tâ m đ ế n h à n h v i m ớ i


1
N h ậ n ra h à n h v i c ó h ại

3 . C u n g c ấ p th ô n g tin c ơ b ả n
2 . G iả i th íc h /p h â n tíc h lợ i, h ạ i
1 . T ìm h iể u đ ố i t ợ n g đ ã b iế t
g ì v à là m g ì

Hỡnh 2: Cỏc giai on thay i hnh vi
Giai on 1: Trc ht i tng phi t nhn ra hnh vi ca mỡnh l cú hi cho sc

kho bn thõn v cú th cho c cng ng.
Giai on 2: Tip theo, i tng phi cú quan tõm n hnh vi mi lnh mnh

Bc ny cú th kộo di vi thỏng hoc ti vi nm, v thc t cú nhng ngi
khụng bao gi vt qua c nú.
Giai on 1 v 2 thuc v nhn thc cm tớnh nờn cỏc phng tin thụng tin i chỳng
cú tỏc dng tt nht.
Giai on 3: Chun b cho s thay i. õy l bc ngot chuyn tip t quỏ trỡnh

nhn thc cm tớnh sang nhn thc lý tớnh, khi m cỏ nhõn i n quyt tõm t mc
ớch thay i v sn sng thc hin vic thay i. Trong bc ny cỏ nhõn chu tỏc
ng mnh bi cỏc yu t bờn trong v cỏc tỏc ng bờn ngoi nờn vai trũ v s giỳp
trc tip ca nhõn viờn truyn thụng l rt quan trng. Cỏc phng tin thụng tin
i chỳng khụng cũn tỏc dng tt nh trc na.

19



Giai đoạn 4: Hành động. Đây là giai đoạn làm thật để tự kiểm nghiệm trên chính bản

thân mình, và cũng là giai đoạn khó khăn nhất và quan trọng nhất, cần có sự giúp đỡ
tích cực của truyền thông viên và những người thân có kinh nghiệm.
Giai đoạn 5: Cuối cùng, đối tượng đi đến chỗ chấp nhận hay là từ chối hành vi sức

khoẻ mới đó.
o

Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể duy trì được
hành vi sức khoẻ mới đó trong một thời gian đủ dài để nó trở thành một thói
quen mới, một nếp sống mới.

o

Nếu từ chối thì đối tượng lại quay trở lại bước trước đó hoặc thậm chí từ bước
một, rồi tiến lên từng bước như đã làm.
Trong khi phương pháp giáo dục truyền thống chỉ chú trọng đến cung cấp

thông tin thì mục tiêu cơ bản của BCC là tạo ảnh hưởng hoặc cải thiện hành vi sức
khỏe, do đó nó nhấn mạnh sự tham gia của đối tượng đích trong việc thương lượng để
đưa ra những can thiệp về hành vi sức khỏe thay vì đưa ra những thông điệp sức khỏe
định sẵn cho họ. Mục đích chính của BCC là cung cấp cho đối tượng kiến thức, kỹ
năng, sự khuyến khích và những hỗ trợ họ cần để có một cuộc sống lành mạnh hơn.
Người học chính là đối tượng đích và sẽ hỗ trợ các chuyên gia truyền thông để xây
dựng thông điệp. Thông qua các nghiên cứu có hệ thống, các nhà truyền thông sẽ đối
thoại với đối tượng đích để xây dựng chiến lược và hoạt động truyền thông dựa trên
nhu cầu, văn hóa và thực hành của cộng đồng. Các chiến lược và kế hoạch sẽ được
thử nghiệm trước khi áp dụng trên diện rộng và luôn có điều chỉnh dựa trên các
nghiên cứu song hành. Điểm nhấn của BCC là những thông điệp có hiệu quả thông

qua việc tăng cường các kênh truyền thông (39).

III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1

Địa điểm – Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
20


Trẻ dưới 2 tuổi khỏe mạnh, không có dị tật bấm sinh, không mắc các

-

bệnh nhiễm trùng cấp tính
-

Mẹ của trẻ dưới 2 tuổi sống tại xã

-

Gia đình tự nguyện tham gia

Địa điểm nghiên cứu
4 xã thuộc huyện Tam nông, tỉnh Phú thọ

Thiết kế nghiên cứu

2
-

Giai đoạn 1 (tương ứng với mục tiêu 1): Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết
hợp phương pháp định tính và định lượng

-

Giai đoạn 2 (tương ứng với mục tiêu 2): Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có
đối chứng và so sánh trước-sau can thiệp

3

Cỡ mẫu – Chọn mẫu
1
Giai đoạn 1

Nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu
n=4pq/e2
trong đó: n: số mẫu cần điều tra; p: tỷ lệ ước tính hoặc của điều tra trước về quần thể
có vấn đề ; 1-p: tỷ lệ của quần thể không có vấn đề sức khỏe; e: độ chính xác mong
muốn = 95%
-

Cỡ mẫu điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi như sau:

p: tỷ lệ trẻ thấp còi của điều tra trước là 36.6% (11); q = 1-p: tỷ lệ trẻ không bị suy

dinh dưỡng; e: độ chính xác mong muốn = 95%.
Cỡ mẫu điều tra là 371 trẻ
-

Cỡ mẫu để phỏng vấn kiến thức và thực hành của mẹ

p: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành chưa đúng của điều tra trước (32.6%) (11); q
= 1-p: tỷ lệ trẻ không bị suy dinh dưỡng; e: độ chính xác mong muốn = 95%
Cỡ mẫu tính được là phỏng vấn 352 người chăm sóc trẻ
21


Vậy cỡ mẫu chung cho điều tra là 371 + 5% bỏ cuộc= 390 trẻ
Chọn mẫu:
Cân đo và phỏng vấn: chọn toàn bộ trẻ dưới 2 tuổi cân đo và phỏng vấn
Hỏi ghi khẩu phần: chọn ngẫu nhiên hệ thống 120 bà mẹ có con dưới 2 tuổi theo danh
sách trẻ dưới 2 tuổi được lập.
Nghiên cứu định tính:
4 cuộc thảo luận nhóm có trọng tâm cho các bà mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi ở địa
bàn nghiên cứu
Chọn mẫu: mỗi xã tổ chức 1 thảo luận nhóm và chọn 7-12 bà mẹ có con dưới 2 tuổi
tương đồng về các đặc điểm (nghề nông, có 1-2 con) để tham gia thảo luận nhóm
2

Giai đoạn 2

Cỡ mẫu
-

Cỡ mẫu đánh giá tình trạng dinh dưỡng

n = 2.[(Zα + Zß)σ]2/ (μ1 - μ2)2 = 140 (40)

trong đó: Zα + Zß: độ chính xác thống kê và lực mẫu thống kê mong muốn α = 0,05, β
= 0,20
μ1 - μ2: (hai số trung bình khác nhau mong muốn của mức tăng chiều cao = 0.5cm
σ: Độ lệch chuẩn giữa 2 số trung bình khác nhau của mức tăng chiều cao là 1,5cm
Cỡ mẫu mỗi nhóm là 140 x 2 nhóm (can thiệp và nhóm chứng) là 280. Tỷ lệ bỏ cuộc
(không tham gia đủ các thông tin cần thu thập) là 10%. Vậy mỗi nhóm sẽ là 154 trẻ, 2
nhóm là 308 trẻ.
-

Cỡ mẫu điều tra khẩu phần

Áp dụng công thức : n=Z2.δ2.N/(e2.N)+(Z2. δ2) (41)
trong đó: n: số mẫu cần điều tra, Z: độ tin cậy 95%(z=1.96) ; δ: độ lêch chuẩn của
nhiệt lượng trung bình ăn khoảng 300kcal; N: tổng số người tham gia điều tra
khoảng 300 ; e: sai số cho phép khoảng 70kcal
22


Ta có
22.3002.300
n = --------------------------- = 59
(702.300)+(22.3002)
Như vậy mỗi nhóm nghiên cứu sẽ hỏi 59 khẩu phần x 2 nhóm (1 nhóm chứng và 1
nhóm nghiên cứu) = 118 khẩu phần
Chọn mẫu:
Chọn có chủ đích: huyện Tam nông – Phú Thọ là huyện có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
cao, đặc biệt là thể thấp còi.
-


Chọn xã can thiệp và xã chứng trong đó xã can thiệp gồm 2 xã: Thượng Nông và
Dậu dương huyện Tam nông tỉnh Phú Thọ và 2 xã chứng cùng huyện là xã Thanh
Uyên và Tam cường có cùng điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và các chương trình
can thiệp sức khỏe.

-

Chọn đối tượng nghiên cứu cho điều tra nhân trắc: Dựa vào danh sách quản lý trẻ
dưới 2 tuổi của trạm y tế, chọn tòan bộ trẻ dưới 2 tuổi đạt tiêu chuẩn nghiên cứu

-

Chọn đối tượng nghiên cứu phỏng vấn: Toàn bộ trẻ được cân đo sẽ phỏng vấn kiến
thức thực hành nuôi trẻ của các bà mẹ

-

Khẩu phần: Dựa vào danh sách quản lý trẻ dưới 2 tuổi đủ tiêu chuẩn của nghiên
cứu, chọn ngẫu nhiên 59 bà mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi mỗi nhóm nghiên cứu
4

Phương pháp thu thập số liệu
1
Cân đo nhân trắc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi:
theo qui trình chuẩn của Viện Dinh dưỡng (42)



Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi): tuổi theo Tổ chức y tế thế giới

năm 1983 mà hiện nay đang được áp dụng


Kể từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày) được coi là

0 tháng tuổi.
− Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59
ngày) được coi là 1 tháng tuổi.
23




Tương tự như vậy, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng

được coi là 11 tháng tuổi.
− Từ tròn 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày được coi là 12 tháng tuổi.


Tính tuổi theo năm:


Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay



dưới một tuổi.
Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ hai (tức là năm thứ
hai) gọi là một tuổi...




Kỹ thuật cân


Chuẩn bị cân: chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0. Hàng ngày phải kiểm tra
cân 2 lần bằng cách dùng quả cân chuẩn (hoặc vật tương đương, ví dụ một
can nước 5 kg) để kiểm soát độ chính xác và độ nhạy của cân. Kiểm tra cân

trước và trong khi sử dụng cụ.
− Cân: cho mặc quần áo nhẹ nhất. Trường hợp trẻ quấy khóc, khó thực hiện
thì có thể cân mẹ của trẻ rồi cân mẹ bế cả con, sau đo trừ ngay để lấy cân
nặng thực tế của trẻ.
− Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng
dồn đều vào hai chân. Kết quả cân được ghi theo đơn vị kilogam với 1 số lẻ
(0,0 kg) với loại cân có độ nhạy 100g.


Kỹ thuật đo chiều dài nằm: là kỹ thuật được thực hiện khi trẻ dưới 24 tháng tuổi
Để thước nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Đặt trẻ nằm ngửa, người phụ giữ đầu để
mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà. Mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Người
đo ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ di động áp sát gót, khi gót chân sát mặt phẳng
nằm ngang và bàn chân thẳng đứng thì đọc kết quả. Kết quả được ghi theo đơn vị
cm với 1 số lẻ (0,0cm).
2

Phỏng vấn bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ:

Kiến thức, thực hành của người mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm cả khi
trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp)

3

Điều tra khẩu phần: áp dụng kỹ thuật hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua. Bà
mẹ/người chăm sóc được cán bộ Viện Dinh dưỡng hỏi và liệt kê/mô tả
24


tất cả các thức ăn và nước uống của trẻ sau đó qui đổi ra thực phẩm sống
4

sạch. Sử dụng quyển ảnh để ước lượng trọng lượng thực phẩm (43).
Thảo luận nhóm có trọng tâm (Focus Group Discusion – FGD) là một
phương pháp phổ biến được sử dụng để tìm hiểu những hiểu biết và thực
hành của cộng đồng về bệnh tật và các hành vi sức khoẻ ( 44). Đối tượng
được lựa chọn tham gia vào cuộc thảo luận nhóm có định hướng theo
chủ đề có sẵn và được mở rộng hợp lý. Mỗi cuộc thảo luận nhóm có một
người hướng dẫn thảo luận và một thư ký ghi chép và hỗ trợ. Nội dung
thảo luận còn được ghi lại bằng hai máy ghi âm để đảm bảo thu thập
được thông tin tốt nhất. Trong nghiên cứu này, chọn 4 nhóm bà mẹ có
con dưới 2 tuổi, mỗi nhóm 7-12 bà mẹ thảo luận về những thực hành
nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo các chủ đề về nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã được
chuẩn bị sẵn (Phụ lục 3)

5

Các chỉ tiêu đánh giá:
− Tình trạng dinh dưỡng: phân loại của Tổ chức y tế thế giới (45)
− Chỉ tiêu đánh giá nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo Tổ chức Y tế thế giới ( 46, 47) bao
gồm:
o


Bú sớm: tỷ lệ trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh: tính trên trẻ

o
o
o
o

24 tháng
BMHT: tỷ lệ trẻ 0-5 tháng BMHT/ngày hôm trước
Bú mẹ đến 1 tuổi : tỷ lệ trẻ 12-15 tháng bú mẹ ngày hôm trước
Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung 6-8 tháng ngày hôm trước
Đa dạng tối thiểu: tỷ lệ trẻ 6-23 tháng được nhận từ 4 nhóm thực
phẩm trở lên trong 7 nhóm: 1. Ngũ cốc/khoai củ; 2. Đậu đỗ các loại;
3. Chế phẩm sữa; 4. Thịt, cá, gia cầm, phủ tạng; 5. Trứng; 6. Rau trái

cây giàu vitamin A; 7. Rau quả khác
o Số lần ăn tối thiểu: tỷ lệ trẻ bú mẹ hay không bú mẹ ăn bổ sung với
số lần tối thiểu hay hơn ngày trước đó/số trẻ 6-23 tháng
Tối thiểu: Trẻ bú mẹ: 2 lần cho trẻ 6-8 tháng ; 3 lần cho trẻ 9-23
tháng; Trẻ không bú mẹ: 4 lần cho trẻ 6-23 tháng
o

Chế độ ăn tối thiểu được chấp nhận: Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng bú mẹ hay
không bú mẹ nhận được đa dạng tối thiểu và tần xuất tối thiểu trong
ngày hôm trước/số trẻ được bú mẹ hay không bú mẹ
25



×