Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Ảnh báo chí bài thi học phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.04 KB, 24 trang )

Đề ra:
Câu 1: Hãy sưu tập 2 bài viết về ứng dụng của các yếu tố ( ánh sáng, màu
sắc, đường nét, mảng tối, đường nét, sự tương phản...) trong tạo hình nhiếp
ảnh.
Ghi chú: ghi rõ nguồn tài liệu.
Câu 2: Chọn 1 trong 2 đề sau :
Đề 1: Hãy tự chọn 5 bức ảnh ( cả tốt và chưa tốt) đăng trên các báo năm
2011, phân tích và nội dung phản ánh.
Đề 2: Cũng dựa vào 5 bức ảnh báo chí tự chọn, hãy phân tích sự tác động của
nó tới quần chúng.
Bài làm:
Câu 1:

Yếu tố ánh sáng trong nhiếp ảnh
Những người mới chơi thường không đánh giá cao vai trò của ánh sáng trong
quá trình tạo nên một bức ảnh. Ánh sáng quyết định các thông số thiết lập trên
máy như: tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO.

Ánh sáng quyết định sự thành bại của mỗi bức ảnh. Ảnh: Nguyễn Tiến Hòa.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, các thế hệ máy ảnh mới ngày
càng “thông minh” lên. Những thao tác tinh chỉnh phức tạp bằng tay giờ đây có thể
1


được tự động căn chỉnh bằng thuật toán trong máy. Công việc của con người nhiều
khi chỉ đơn giản là... ngắm và chụp (point and shoot). Tuy nhiên, không phải cứ để
cho máy quyết định hay nắm rõ kĩ thuật chụp là có được những bức ảnh hoàn hảo.
Ánh sáng còn quyết định cách bố cục các đối tượng trong ảnh và thời khắc bấm
máy. Bạn có thể cho rằng, một nhiếp ảnh gia giỏi luôn biết cách tạo nên những bức
hình đẹp bất kể là lúc ban trưa, bình minh hay hoàng hôn. Tuy nhiên, nếu đã là một
tay máy "có hạng", chẳng ai dại làm khó bản thân bằng cách "thách thức" với


những điều kiện ánh sáng phức tạp.
Một bức ảnh chân dung đơn thuần chụp vào giữa trưa nắng thường không lột tả
hết vẻ đẹp của đối tượng cũng như mối liên hệ với môi trường xung quanh. Khi ánh
sáng gắt hắt mạnh từ trên xuống, mặt người sẽ tối đi trông thấy. Trong trường hợp
này, hầu như không còn khái niệm "phơi sáng chuẩn". Muốn đối tượng chính sáng
hơn, bạn buộc phải nâng thời gian mở cửa trập. Hậu quả là các mảng hậu cảnh phía
sau sẽ bị "cháy" nghiêm trọng tạo nên những mảng loang lổ rất nghịch mắt. Ngược
lại, muốn hậu cảnh đỡ "cháy", bạn sẽ phải giảm tốc độ màn trập. Mặt đối tượng lúc
này lại thiếu sáng.
Tối ưu hóa dải tương phản bằng thuật toán trong máy hay sử dụng phần mềm xử
lí ảnh có lẽ là giải pháp hợp lí, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được. Hiện
tượng trên cũng hay gặp khi chụp ảnh phong cảnh có nhiều khu vực tương phản
cao như bầu trời - tòa nhà, sân nắng - bóng cây...

Khung giờ vàng để bấm máy là lúc 6h30 đến 8h30 sáng và 5h đến 6h30
chiều. Ảnh: Trần Xuân Quang.
2


Một chiếc máy ảnh dù là đơn giản nhất vẫn có thể cho ảnh đẹp nếu điều
kiện chiếu sáng hợp lí. Với dân chơi ảnh già dặn kinh nghiệm, thời khắc bấm
máy lí tưởng trong ngày thường vào khoảng một đến hai giờ sau bình minh
hoặc hoàng hôn. Ở các nước Đông Nam Á, “khung giờ vàng” là lúc 6h30 8h30 sáng và 5 - 6h30 chiều.
Có ba lí do để bạn nên tập "bắt hình" vào thời điểm này:
1. Ánh sáng chiếu xiên giúp nhấn mạnh hình dạng và kết cấu vật thể, gây
hiệu ứng đổ bóng và tạo ra những mảng tương phản tự nhiên.
2. Ánh nắng ấm hơn so với buổi trưa, các màu sắc hiện lên rực rỡ và tươi
tắn. Ngoài ra, cân bằng trắng của máy thường làm việc tốt nhất vào thời
điểm này khiến ảnh đỡ bị xỉn hay ngả lạnh.
3. Ánh sáng đỡ gắt hơn buổi trưa, do đó, các mảng giao giữa tiền cảnh và

hậu cảnh mềm hơn, ít khi xảy ra hiện tượng cháy sáng.
Ngoài ra, việc di chuyển và chụp ảnh vào "khung giờ vàng" thường đỡ vất vả,
đặc biệt là vào những ngày hè nắng chói chang.

3


Thời khắc bấm máy chỉ chênh nhau một chút nhưng hiệu quả nhấn mạnh lại
khác hẳn nhau. Ảnh: Digital Photography School.
Khi đã chọn được thời điểm phù hợp, bạn còn phải quan tâm đến thời
khắc chính xác để bấm máy. Lấy hai ảnh trên làm ví dụ, mặc dù thời khắc
bấm máy chỉ chênh 18 giây song hiệu quả nhấn mạnh của mỗi bức lại khác
hẳn nhau. Ở đây, không so sánh xem ảnh nào đẹp hơn mà chỉ đi vào phân tích
mục đích của tác giả trong việc vận dụng ánh sáng. Nếu muốn một bức ảnh
với ánh sáng khuếch tán đều, các vùng giao không quá sắc cạnh và độ tương
phản thấp, nên chụp vào lúc trời có mây hoặc nắng nhẹ. Ngược lại, nếu muốn
4


ảnh có điểm nhấn ở cách đổ bóng, độ tương phản cao, các chi tiết sắc nét, bạn
hãy chụp vào lúc nắng chiếu xiên, cường độ sáng mạnh.
Nghệ thuật nhiếp ảnh coi trọng yếu tố thiết bị. Tuy nhiên, chụp thứ gì và
chụp như thế nào lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nếu kiểm soát tốt các yếu
tố ảnh hướng đến ảnh (trong đó có ánh sáng), bạn vẫn có thể thu được những
bức hình đẹp dù trong tay chỉ có chiếc điện thoại chụp ảnh rẻ tiền.
Nguồn: />( Theo Số hóa).
Bài 2:

5 mẹo nhỏ về ánh sáng cho bạn yêu thích chụp ảnh.
Ảnh chân dung luôn là một trong những thể loại thông dụng nhất trong nhiếp

ảnh, và là sự lựa chọn thông thường của những người mới tập chụp ảnh. Tất
cả đều thích có một tấm hình của họ (hầu hết là vậy), bởi vậy rất dễ dàng để
bạn chọn cho mình một "Model" – Mẫu. Bài viết này sẽ mách cho bạn vài
mẹo nhỏ về ánh sáng khi chụp chân dung.

5


1. Tránh ánh sáng bẹt (flat lighting)
Đèn Flash trên máy chụp của bạn thường không hiệu quả cho những tấm chân
dung. Chúng tạo ánh sáng không được như ý muốn, và không hấp dẫn. Trong
khi một số người lại tạm hài lòng với đèn Flash của máy, mặc dù chúng làm
việc thật là tệ với những bức chân dung.
Thử chụp 2 tấm hình, một tấm sử dụng Flash và một tấm tắt Flash. Bạn sẽ
thấy tấm không chụp với Flash của máy dễ chấp nhận hơn. Cho dù những tấm
hình hiện không được rõ, thậm chí ánh sáng không hơn một cái đèn ngủ.
2. Lấy Catch Light (ánh sáng phản chiếu trong mắt)
Một trong những sự tinh tế của ảnh chân dung, hay cả những bức tranh, thì
việc có catches lights trong mắt của mẫu rất cần có. Bởi vậy bạn cần sắp xếp
vị trí sao cho mắt của mẫu có thể phản chiếu được một chút ánh sáng, như vậy
tấm hình sẽ rất sống động và có hồn.
3. Khuếch tán ánh sáng (diffuse light)
Diffused light là ánh sáng đã được làm dịu đi. Những ánh sáng được làm dịu
bằng cách nào đó sẽ hiện rất tốt trên những tấm chân dung. Bạn có thể khuếch
tán ánh sáng bằng cách để một vật gì đó như một tờ giấy mờ ở phía trước, hay
dù phản quang…Nhưng nhớ tính tới yếu tố cân bằng sáng khi ánh đèn lúc này
đã yếu hơn.
Nếu bạn không có đèn Flash rời thì ánh sáng từ cửa sổ vào ban ngày là một
lựa chọn tốt.
4. Chụp chính diện

Chân dung chụp chính diện (shooting candid) là một giải pháp tuyệt vời để
lấy ảnh làm bìa một cuốn sách. Bạn có thể gặp một số vấn đề khi chụp chính
diện, ví dụ chụp… người lạ mà không có sự cho phép của họ. Bởi vậy hãy đề
nghị bạn bè hoặc người thân để làm mẫu.
Những tấm hình chính diện có vẻ không để lại ấn tượng ban đầu, nhưng cảm
xúc đọng lại sẽ rất lâu với người xem. Bạn có thể lên kế hoạch sắp đặt ánh
6


sáng cho chân dung chính diện không? Tất nhiên là được. Đơn giản là một cái
đèn, hoặc ánh sáng từ cửa sổ, và đợi người mẫu thể hiện nội tâm của họ, sau
đó là chớp lấy từng khoảng khắc có được.
5. Sử dụng nguồn ánh sáng phụ nếu có thể
Ánh sáng phụ (slave lights), cái tên của nó đã gợi ý một nguồn ánh sáng khác,
yếu hơn nguồn ánh sáng chính (key light). Nó có thể bao gồm đèn phía sau,
đèn hair light…vv. Bạn có thể sử dụng nhiều đèn phụ nếu bạn muốn, tùy
thuộc vào không gian, ý tưởng của bạn. Hãy bắt đầu bằng đèn hair light là
một ý tưởng tốt.
Nguồn:

/>
yeu-thich-chup-anh/.

7


Câu 2:
Em chọn đề 1:

“ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào mừng Thủ tướng Thái Lan bà

Yingluck Shinawatra thăm chính thức Việt Nam” trong bài viết “ Thủ tướng
Thái lan thăm chính thức Việt nam” ( trên báo Điện tử Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam ra ngày 30 tháng 11 năm 2011, chuyên mục
chính trị - sự kiện do nhà báo Nhật Bắc chụp ảnh.)
Về nội dung
Bức ảnh và bài báo này thuộc chuyên mục chính trị trên báo Điện tử Chính
Phủ nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Đây là bức ảnh chụp cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Thủ tướng
Thái Lan bà Yingluck bắt tay với nhau thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.
Thể hiện tình đoàn kết, thân mật qua cái bắt tay và nét rạng ngời qua 2 gương
mặt của hai vị nguyên thủ Quốc gia. Đây là chuyến thăm của bà Thủ tướng
Thái Lan sang Việt Nam là một thông tin mang tính thời sự cao. Vì vậy, bức
ảnh này mang tính thông tin thời sự, tính thông tin chính xác cao.

8


Bức ảnh cũng mang ý nghĩa nhiều thông tin: đây không chỉ là cái bắt tay
đơn thuần trong mối quan hệ cá nhân của 2 vị Thủ tướng mà còn thể hiện mối
quan hệ của 2 quốc gia trên quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng phát triển. Bên
cạnh đó, bức ảnh còn thể hiện gương mặt vui mừng của 2 vị nguyên thủ khi
bắt tay cùng nhau, thể hiện sự thân mật, nồng ấm giữa 2 nước.
Nhìn vào dưới bức ảnh, ta thấy có dòng chú thích : “Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng chào mừng Thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra thăm
chính thức Việt Nam”. Đây là dòng chú thích cho người đọc hiểu rõ nội dung
bức ảnh mà người chụp muốn gửi gắm tới. Sự “chào mừng” của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đối với bà Yingluck Shinawatra-thủ tướng Thái Lan, được
thể hiện bằng nụ cười nhẹ nhàng thể hiện niềm vui mừng của bà Thủ tướng.
Và cái bắt tay nồng ấm, thân thiện, làm cho người đọc, người xem cảm thầy
được mối quan hệ gần gũi, thân mật, bình đẳng trong mối quan hệ giữa 2

nước trong cộng đồng ASEAN
( cộng đồng Đông Nam Á).
Như vậy, dòng chú thích ảnh của tác giả bức ảnh đã đáp ứng được đầy đủ
thông tin cùng bức ảnh đến người đọc. Chú thích ảnh cũng rất quan trọng đối
với bức ảnh, vì nó là lời giải thích những gì mà độc giả còn đang phân vân,
suy ngẫm về bức ảnh.
Về hình thức:
Ánh sáng:
Ánh sáng được tác giả chụp rất hài hòa, thể hiện rõ khung cảnh nghiêm
trang của các vị nguyên thủ quốc gia nhưng lại thể hiện được sự nồng ấm
trong quan hệ giữa hai nước. Tuy khung cảnh không nhiều bởi vì làm chi phối
đến cảnh 2 vị nguyên thủ quốc gia chụp cảnh bắt tay thân mật, thể hiện tình
hữu nghị giữa 2 nước. Ánh sáng tốt, không quá sáng mà cũng không quá tối
khi bối cảnh của bức ảnh được chụp trong phòng, ánh sáng bức ảnh vừa đủ để
người đọc thấy được “thần sắc”, vẻ rạng ngời của vị Thủ tướng Thái Lan bà
Yingluck Shinawatra, niềm vui của bà khi sang thăm chính thức nước ta.
9


Trong bức ảnh này, dường như tác giả không phải chỉnh sửa nhiều về bức
ảnh ánh sáng. Trong tạo hình nhiếp ảnh, ánh sáng là một trong những cái
quan trọng nhất, quyết định độ thành công của bức ành. Vì vậy, người chụp
ảnh muốn có những bức ảnh tốt, thể hiện được ý đồ của mình thì cần phải
điều chỉnh ánh sáng sao cho bức ảnh toát lên được những “ý ngầm” của mình
truyền tải đến người đọc, người xem. Nếu không quan tâm đến tạo hình, điều
chỉnh ánh sáng khi chụp ảnh hoặc chỉnh sửa sau khi đã chụp xong để đăng
báo thì sẽ không tạo được hiệu quả như mong muốn. Bức ảnh sẽ thất bại khi
ánh sáng không được người chụp quan tâm. Vì vậy, ánh sáng là một trong
những đặc trưng quan trọng nhất đối với 1 bức ảnh tốt.
Màu sắc

Trong bức ảnh này, ta thấy không có nhiều màu sắc sặc sỡ, màu sắc hài
hòa, không quá đậm mà cũng không quá nhạt nên tạo được khung cảnh ấm
áp, thân thiện giữa mối quan hệ của 2 vị nguyên thủ quốc gia đại diện cho mối
quan hệ giữa 2 nước láng giềng với nhau.
Nội dung chủ yếu của bức ảnh là làm sao toát lên được tình hữu nghị, tâm
trạng vui mừng của 2 vị Thủ tướng. Vì vậy, hình ảnh của 2 vị Thủ tướng sẽ là
chủ đạo của bức ảnh, những cái khác chỉ là khung nền phụ đạo cho cuộc gặp
gỡ thân mật này. Ở đây, không có sự tương phản màu sắc để thu hút sự chú ý
người xem như một số bức ảnh khác. Bức ảnh này mang tính chất chính trị
giữa các quốc gia nên không được lạm dụng dùng đến màu sắc bắt mắt, hấp
dẫn người đọc. Bức ảnh cần mang sắc thái nghiêm trang, nên màu sắc cũng
phải hài hòa, không tương phản khó nhìn.
Đường nét
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, đường nét là cơ sở cấu tạo nên hình ảnh,
đường nét là nhân tố, là cơ sở vật chất để tạo hình nhiếp ảnh. Đường nét và
cấu tạo đường nét là bộ phận hết sức quan trọng trong bố cục ảnh, nó liên
quan đến góc độc chụp, đến việc tổ chức sắp xếp các mối quan hệ giữa chủ
thể, vật thể và bối cảnh.
10


Trong bức ảnh này, đường nét rõ ràng, phù hợp bởi vì người đọc tìm được
góc chụp ảnh hợp lý. Đường nét uyển chuyển, nhẹ nhàng mà tinh tế.
Bố cục ảnh
Ở bức ảnh này, việc bố cục ảnh của nhà báo Nhật Bắc rất hợp lý và cân
đối. Sự sắp xếp, tổ chức các mối quan hệ giữa đối tượng chính, đối tượng phụ
và bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia thành một thể thống
nhất, hoàn chỉnh, làm cho nội dung bức ảnh chân thực, rõ ràng, hình thức đẹp.
Ở đây, nhà báo Nhật Bắc còn lên máy chụp đúng khoảnh khắc “đắt giá”
nhất: thời điểm mà 2 vị Thủ tướng Thái Lan và Việt nam đang bắt tay nhau

thể hiện tình đoàn kết, hợp tác giữa 2 quốc gia, thể hiện niềm vui mừng của
Thủ tướng Thái Lan khi sang thăm nước ta.

11


“Một vận động viên vừa hoàn thành phần bơi tại giải thể thao ba
môn phối hợp bên bờ biển Brighton, Melbourg, Australia” trên bài báo “
Những thông tin về ảnh đẹp thể thao tuần qua” trên báo Tin Thể Thao ra ngày
6 tháng 11.
Về nội dung:
Thoạt nhìn, chúng ta như thấy đó là bức ảnh nghệ thuật hơn là ảnh báo chí.
Nếu đây không phải loại hình báo chí thì đây là một bức ảnh nghệ thuật rất
đẹp, rất nghệ thuật. Nhìn vào bức ảnh ta thấy bầu trời và làn nước biển như
gần chạm vào nhau.Vận động viên, nhân vật chính trong bức ảnh ấy như một
bức tượng, cả bức ảnh như một bức tranh sơn mài rất đẹp.
Bức ảnh được đăng trên báo Tin Thể thao, đây là khoảnh khắc của một vận
động viên vừa hoàn thành xong bài thi của mình nên rất vui sướng.
Đề tài về giải thể thao đang nóng trên mặt báo thể thao trong những ngày
trong tháng 11 bới vì đang có giải thể thao, thu hút độc giả yêu thích thể thao
trong nước và nước ngoài. Vì vậy, với bức ảnh này với đề tài này có tính chất
12


mang thông tin nhanh nhạy rất cao, mang tính thời sự, đáp ứng nhu cầu người
đọc, người xem không những chỉ quan tâm đến thông tin, kết quả thể thao mà
còn được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp trong ảnh của các vận động
viên nữa.
Bức ảnh diễn tả tư thế của vận động viên khi vừa hoàn thành xong phần thi
của mình một cách chủ động, phấn khởi. Hình ảnh những cổ động viên tuy

không rõ nét nhưng lại làm cho bức ảnh hoàn chỉnh hơn, thể hiện sự đông đúc
của cuộc thi.
Lời chú thích của bức ảnh: “Một vận động viên vừa hoàn thành phần bơi
tại giải thể thao ba môn phối hợp bên bờ biển Brighton, Melbourg, Australia”
rất đúng với nội dung, chủ đề của bức ảnh.
Hình thức
Ánh sáng
Thời điểm mà tác giả chụp ảnh là khoảnh khắc chiều tà, người vận động
viên đã hoàn thành xong phần thi của mình và đang đi lên bờ trong tư thế rất
chủ động và hứng thú. Ánh sáng không vì thời điểm chiều tà mà làm mất đi
ánh sáng hài hòa, không phô trương trong bức ảnh. Bức ảnh đã thể hiện được
ánh sáng rất là tốt, chứng tỏ người chụp đã biết xử lý ánh sáng trong ảnh với
một góc độc chụp từ dưới lên. Với góc chụp thế này, nếu không biết xử lý,
điều chỉnh ánh sáng thì bức ảnh sẽ bị ngược sáng, bức ảnh sẽ bị nhòa và bức
ảnh sẽ không đạt được hiệu quả cao. Nhưng tác giả đã khéo léo xử lý và bức
ảnh đã thành công.
Màu sắc
Màu sắc chủ đạo trong bức ảnh là màu xám của bầu trời và màu hơi tối của
làn nước. Nhưng bức ảnh không phải vì thế mà tối đi, không nổi bật được nội
dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn góp phần làm nên vẻ huyền ảo,
sinh động mà lại hấp dẫn người đọc, người xem nữa.

13


Bức ảnh có ít cung bậc màu sắc ( chỉ có màu xám của bầu trời, ánh sáng
của Mặt Trời và màu tối của mặt nước biển) nên có sự tương phản lớn. Bức
ảnh này có sự tương phản màu sắc hợp lý, thu hút người xem.
Đường nét
Trong bức ảnh này về đặc trưng đường nét thể hiện rất rõ, và đường nét

được tác giả chụp, xử lý rất phù hợp với bức ảnh. Những làn sóng biển không
quá nhấp nhô mà lăn tăn nhẹ nhàng, làm cho bức ảnh mang lại một cảm giác
thanh thoát. Tại sao người chụp với góc độ từ dưới lên mà những đường nét
trong bức ảnh lại uyển chuyển, mềm mại mà cũng rất sống động. Những bọt
nước tung lên không làm cho bức ảnh bị rối mà càng làm cho bức ảnh càng
thêm sinh động.
Đường nét được kết hợp chặt chẽ trong tạo hình, nó có tác dụng gây sự cảm
nhận được những trạng thái khác nhau, phù hợp với nội dung diễn đạt, dụng ý
của tác giả bức ảnh.
Bố cục ảnh
Người chụp đã chọn được khoảnh khắc để chụp bức ảnh này rất tốt, không
những phù hợp với nội dung, chủ đề của bức ảnh mà còn bức ảnh còn rất
nghệ thuật, rất đẹp nữa. Với góc độc chụp ảnh từ dưới lên, không vì thế mà
bức ảnh bị hạn chế bởi góc chụp này mà ngược lại bức ảnh còn đạt tính thẩm
mỹ cao, tính thông tin cao.
Thời điểm bấm máy ghi hình tốt, hợp lý với nội dung bức ảnh, sự phân bố
không gian và sự khuôn hình đối tượng cũng được tác giả bức ảnh chụp tính
toán kĩ lưỡng và rất phù hợp với nội dung, chủ đề của bức ảnh.

14


“ Ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm tại Hà nội” trong bài báo “ Hà nội trình
phương án thay đổi giờ làm, giờ học”, thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011 của
tác giả Xuân Long trên báo Vietnamnet.
Về nội dung:
Bức ảnh và bài báo này thuộc lĩnh vực xã hội trên báo Vietnamnet.
Nội dung bài báo bàn về thành phố Hà nội cùng Bộ giao thông vận tải bàn họp về
phương án thay đổi giờ làm, giờ học cho học sinh, sinh viên, công chức...để giảm
thiểu tắc đường hiện nay trên giao thông toàn Thủ đô .

Đây là đề tài đang được sự quan tâm, chú ý của tất cả bạn đọc không phân biệt
tuổi tác nhất là những người đang sống và làm việc tại thủ đô Hà nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Bởi vì, sự thay đổi giờ làm giờ học là biện pháp nhằm giảm tải áp lực
ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô cũng như thành phố Hồ Chí Minh của Bộ
trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Có hay chăng đây là một trong những biện pháp
tối ưu của Việt nam hiện nay trong tình trạng giao thông luôn bị tắc đường vào giờ
15


cao điểm hay là sau khi thực hiện vẫn không thay đổi được tình trạng ùn tắc? Vì
vậy, đây là đề tài đang được quan tâm nhất của người dân sống ở 2 thành phố lớn
nhất của cả nước, luôn trong tình trạng ùn tắc đường.
Lời chú thích ở dưới ảnh: “Hà nội trình phương án thay đổi giờ làm, giờ
học” tuy không liên quan đến bức ảnh nhưng khi người đọc bài báo này mới
hiểu được nôi dung bức ảnh muốn gửi tới. Bức ảnh thể hiện cảnh tắc đường
trên một con đường nào đấy của Thành phố Hà nội nhưng dưới bức ảnh lại
chú thích với nội dung về Hà nội trình phương án thay đổi giờ làm, giờ học.
Cái bức ảnh này chính là nguyên nhân để dẫn đến phương án của Hà nội. Vì
cái cảnh tắc đường này mà Hà nội mới có phương án trên. Vì vậy, khi người
đọc báo và xem đến bức ảnh này thì người đọc sẽ hiểu rõ mà không cần tác
giả chú thích rõ ràng hơn về nội dung bức ảnh.
Về hình thức:
Ánh sáng:
Khi tác giả bấm máy, có lẽ vào thời điểm này là giờ chập tối – giờ mà ở
Hà nội các học sinh, sinh viên, các công nhân, viên chức đi học, đi làm về nên
trên đường sẽ xảy ra ách tắc giao thông. Vì vậy, đây là thời điểm ánh sáng rất
yếu, có thể là trời sẽ tối và khó chụp rõ nét. Đặc biệt là khi tác giả chụp ống
kính xa ( để có thể thấy rõ tắc đường cả một đoạn dài và người tham gia giao
thông thì không thể nhích lên một tí nào nữa. Lại là đoạn đường 2 chiều, vào
thời điểm này thì các phương tiện giao thông đã bật đèn sáng ở xe nên nếu

chụp không biết cách điều chỉnh ánh sáng thì bức ảnh sẽ nhòe, không rõ ràng
và sẽ bị ánh sáng hắt ngược chiều nhau.
Màu sắc:
Ở bức ảnh này, ta thấy màu sắc trong ảnh rất giống với thực tế, tác giả
không phải sửa nhiều. Màu sắc hài hòa mặc dù có 2 làn đường đi ngược chiều
với nhau thì màu sắc ở đèn chiếu của phương tiện tham gia giao thông khác
nhau. Nếu không xử lý khéo léo và chụp ở khoảng cách phù hợp thì sẽ xảy ra

16


màu sắc phản nhau, gây rối cho bức ảnh. Nhưng tác giả bức ảnh đã xử lý khéo
léo góc chụp sao cho màu sắc ở trong bức ảnh không khác với ngoài thực tế.
Bởi vì có 2 làn đường xe đi ngược chiều nhau, mà thời điểm bấm máy chụp
ảnh là chập tối, khi mà các phương tiện giao thông đã bật đèn xe. Vậy nên,
nhìn vào bức ảnh ta thấy có 2 màu sắc tương phản nhau: màu đỏ của đèn hậu
và màu trắng của những chiếc đèn trên những phương tiện giao thông. Màu
sắc không phải vì thế mà khó nhìn, mà lại nhất quán và rõ nét, tao cho người
xem một khung cảnh với nhiều màu sắc mà lại không rối.
Đường nét
Để chụp được bức ảnh này, người chụp phải chụp từ tầm trên cao xuống
mới thấy rõ ràng cảnh ùn tắc đường với một chiều dài khá là xa. Vì vậy, khi
muốn chụp ảnh, người cầm máy cũng phải khuôn hình và bố cục lại để đạt
hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người chụp ảnh cũng có những bức ảnh với
đường nét, ý định tạo hình tốt mà cũng cần có sự thiết kế sao cho phù hợp. Ở
đây, là bức ảnh chụp cảnh ùn tắc giao thông nên đường nét của nó không
được mang tính “uốn lượn” mà có vẻ hơ lộn xộn nhưng đó là do khung cảnh
và bối cảnh của bức ảnh như thế.
Bố cục ảnh

Trong bức ảnh này, tác giả đã chụp được vào thời điểm “vàng” của khung
cảnh tắc đường trên thành phố Hà nội. Góc độ chụp ảnh cũng được tác giả
tính toán hợp lý, tạo được góc chụp từ trên cao xuống, người xem sẽ nhìn
được bao quát của một đoạn đường dài bị ùn tắc do giao thông tắc nghẽn. Bức
ảnh không cần sự sắp xếp, người chụp ảnh mang tính khách quan chứ không
mang tính chủ quan của người chụp. Thời điểm chụp ảnh là lúc chập tối – thời
điểm mà ở Hà nội luôn tắc đường, thời điểm phản ánh rõ nhất nội dung mà
tác giả muốn gửi đến người xem thông qua bức ảnh: cảnh tắc đường ở Hà nội.
Bố cục là sự sắp xếp những sự vật đang tồn tại thực, đồng thời vận dụng
tổng hợp, sáng tạo các yếu tố hình họa, nhằn xây dựng mối liên hệ thống nhất,
17


chặt chẽ giữa các chi tiết cần phản ánh để sự vật trong ảnh rất thật và biểu
hiện rất rõ chủ đề của bức ảnh.

“Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân dẫn đầu đoàn đi
bộ qua hầm” của tác giả Diệp Đức Minh trên báo Thanh niên online ngày 22
tháng 11 năm 2011.
Về nội dung:
Bức ảnh và bài báo thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội.
Đây là bức ảnh về Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng
Quân dẫn đầu đoàn người đi bộ- là những người đầu tiên đi qua hầm khi nó
mới hoàn thành. Người dân ở Sài Gòn rất vui và tự hàokhi hầm Thủ Thiêm
được thông qua – là hầm ngầm lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Khi khánh thành, được thông xe qua hầm Thủ Thiêm là những thông tin được
người dân cả nước mong chờ nhất.Niềm vui xen lẫn niềm tự hào không
18



những chỉ người dân Sài Gòn mà là niềm vui chung, niềm tự hào chung của
nhân dân cả nước.
Về chú thích ảnh: “Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng
Quân dẫn đầu đoàn đi bộ qua hầm” của tác giả Diệp Đức Minh chưa làm rõ
được nội dung bức ảnh và nhân vật mà mình đề cập đến trong bức ảnh. Tác
giả chú thích : Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân dẫn
đầu đoàn đi bộ nhưng trong một đoàn người như thế thì nếu không phải là
người biết về ông Lê Hoàng Quân thì người đọc, người xem làm sao mà nhận
biết được trong đoàn người ấy, ai là ông Lê Hoàng Quân? Vì vậy, lời chú
thích ảnh của tác giả chưa làm cho người xem hiểu rõ về nhân vật mà bức ảnh
đang hướng tới, tác giả phải chú thích thêm: ông Lê Hoàng Quân là người
nào, từ phía nào, cho người đọc nhìn vào bức ảnh là biết ngay đến.
Về hình thức
Ánh sáng
Vì bối cảnh của bức ảnh chụp là ở trong đường hầm, không phải ở ngoài trời,
có sự tác động của ánh sáng tự nhiên nên bức ảnh có màu vàng làm màu chủ
đạo. Bức ảnh vì chụp trong hầm và chụp ảnh đám đông nên không thể nhìn rõ
được gương mặt của mấy vị đi đầu và của nhân vật được nhắc đến trong lời chú
thích ảnh ông Lê Hoàng Quân – chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Ánh sáng trong hầm có màu vàng mà áo cà sa của mấy vị sư thầy cũng màu
vàng khiến cho bức ảnh không nổi bật. Gương mặt của những vị đi đầu, chủ
chốt, của ông Lê Hoàng Quân cũng không rõ ràng, người xem chưa cảm nhận
được niềm vui, niềm tự hào trên gương mặt rạng rỡ của những người đi bộ
trong hầm Thủ Thiêm này.
Ánh sáng trong chụp ảnh là rất quan trọng, ánh sáng không chỉ quyết định
mầu sắc và cung bậc màu sắc của đối tượng mà còn là phương tiện thể hiện ý
đồ của tác giả và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ánh sáng gây ấn tượng tâm
lý, tình cảm với bạn đọc. Vì thế, bức ảnh có thành công, đạt hiệu quả cao hay
không là phần lớn ở ánh sáng tốt hay xấu.
19



Màu sắc
Màu sắc trong ảnh chủ yếu là màu vàng. Màu vàng là gam màu chủ yếu
trong bức ảnh đồng chí Lê Hoàng Quân dẫn đầu đoàn đi bộ, được chụp dưới
hầm cầu Thủ Thiêm.
Vẫn biết rằng người chụp ảnh cần phải mang tính chính xác nhưng cũng cần
chỉnh sửa về màu sắc sao cho nó hài hòa, rõ nét mà không làm mất đi tính
chân thực, tính thời sự của nó. Người chụp ảnh có quyền chỉnh sửa bức ảnh
của mình nhưng phải dựa trên và tuân thủ sự điều chỉnh không làm mất đi
tính chính xác của nó.
Bởi vì màu sắc chủ đạo toàn màu vàng nên nó lấn át đi vẻ mặt của từng
người trong bức ảnh, vì thế mà bức ảnh không toát lên được niềm vui, niềm
rạng ngời trong từng khuôn mặt của mỗi người. Làn da trên gương mặt cũng
vì sự phản chiếu của màu sắc ấy mà làn da trên gương mặt của những nhân
vật trong ảnh cũng bị tác động sang màu vàng.
Đường nét
Bức ảnh với bối cảnh là đoàn người đi bộ trong hầm Thủ Thiêm nên đường
nét của bức ảnh không được sắc sảo, không được sinh động như những bức
ảnh chụp ở ngoài trời khác.
Bố cục ảnh
Bức ảnh chụp được góc độ tốt và thời điểm thích hợp nhưng không xử lý
được ánh sáng và màu sắc nên bức ảnh có phần hạn chế. Không gian bối cảnh
là ở trong đường hầm Thủ Thiêm nên phần hạn chế của bức ảnh là khó tránh
khỏi.
Bên cạnh đó, khuôn hình đối tượng cũng chưa hợp lý. Có phần người trong
bức ảnh bị chụp nửa thân. Đây là lỗi do việc lựa chọn phạm vi thu hình chưa
được tính toán kỹ, gây nên phần hạn chế trong bức ảnh có nhân vật ko được
chụp hết người, nhìn rất là phản cảm.


20


“Giây phút đăng quang của người đẹp Ecuador” ( Đăng trên báo Văn hóa,
với cái tít “ Ecuador đăng quang Hoa hậu Quốc tế” ra ngày 6 tháng 11 năm
2011 của tác giả Thiên Hương).
Về nội dung:
Bức ảnh này thuộc về lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Bức ảnh này không chứa đựng nhiều thông tin. Ta có thể nắm bắt được rất ít
thông tin thông qua bức ảnh : nhìn vào bức ảnh nếu không cần chú thích của
tác giả thì người xem chỉ có thể hiểu đó là một người đẹp nào đó của nước
Ecuador

(vì trên ruy băng có tên nước treo ở đấy) đang có một động tác giơ

tay lên ( cũng không biết làm gì vì phần tay ở trên bị mất).
Vì đây là ảnh mang tính chất thời sự: Cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Quốc tế
chung kết vừa mới kết thúc ngày 6 tháng 11 năm 2011, cuộc thi đã tìm ra
được tân Hoa hậu cho ngôi vị. Mà trong ngày 6 tháng 11 báo đã đưa tin kịp
21


thời, nhanh chóng nên đề tài này rất được nhiều bạn đọc quan tâm. Chính vì
vậy, mà báo cũng như tác giả bài viết chưa chọn được một bức ảnh đẹp, cân
đối thể hiện vẻ đẹp và niềm vui sướng của tân Hoa hậu Quốc tế.
Bức ảnh chưa toát lên được vẻ sinh động, không lột tả được niềm vui
sướng của tân Hoa hậu. Hình ảnh của tân Hoa hậu dường như bị nhòe bởi
khung cảnh phía sau. Bối cảnh đằng sau thì rất lộn xộn, tuy nhiên, nó không
được tác giả làm mờ đi để che bớt.
Lời chú thích của bức ảnh: “Giây phút đăng quang của người đẹp

Ecuador” thì đúng với nội dung của bức ảnh. Khi chụp bức ảnh này, nhà báo
Thiên Hương đã không lột tả được những ý đồ, ý nghĩa của lời chú thích cho
bức ảnh.
Về hình thức:
Ánh sáng
Bức ảnh này chưa được xử lý ánh sáng ( do ánh sáng của sân khấu nhưng
tác giả không biết cách làm cho nó khác đi). Ánh sáng quá tương phản với
nhau, ánh sáng phản chiếu nhưng không hài hòa mà lại lộn xộn và nhìn rất
rối. Ánh sáng là yếu tố rất lợi hại đối với việc tạo hình nhiếp ảnh, trong một
số trường hợp, ánh sáng trở thành “tiếng nói chính”, “nhân vật trung tâm”,
chủ đề chính của bức ảnh. Tuy nhiên, bức ảnh này lại không xử lý được phần
ánh sáng.
Tuy biết rằng, vào thời điểm mà tác giả bấm máy gặp khó khăn bởi vì trong
hoàn cảnh cuộc thi chung kết Hoa hậu thì rất nhiều phóng viên tác nghiệp, vì
thế để có một góc đứng để chụp cho ánh sáng tốt hơn thì rất khó khăn. Tuy
nhiên, khi mà đưa tác phẩm ( bức ảnh) của mình đăng lên cùng bài viết của
mình thì tác giả cũng phải sắp xếp, chỉnh sửa lại nó để có thể tốt hơn mà
không làm thay đổi đi tính khách quan, chính xác của nội dung bức ảnh mang
lại.
Màu sắc:

22


Nhìn vào bức ảnh,ta có thể thây rõ màu sắc thì không hài hòa, rất rối, lộn
xộn. Không thể cứ nhất quán về việc tuân thủ chụp như thế nào thì đăng lên
như thế ấy như vậy mới khách quan và chính xác. Tuy người cầm máy để
chụp ảnh cũng phải tôn trọng các màu sắc trong tự nhiên, trên mỗi vật thể
nhưng đồng thời phải biết xử lí ánh sáng, kết hợp màu sắc với những yếu tố
khác sao cho bức ảnh hài hòa, hợp lý, thể hiện sự cân đối, tính thẩm mỹ tròn

bức ảnh.
Đường nét
Hình ảnh của tân Hoa hậu Ecuador như bị mờ đi trước những vật cản như:
cột tưởng, những hình ảnh lố nhố người ở đằng sau... Đường nét không rõ
ràng, chân dung vị tân Hoa hậu Quốc tế không được hoàn chỉnh. Cánh tay trái
của cô giơ lên thể hiện niềm vui sướng tột đỉnh bị mất phần bàn tay. Đây
không chỉ là thiếu sót của người chụp ảnh mà cho thấy sự căn thời điểm và
góc độc hụp của tác giả còn chưa tốt. Nhìn vào bức ảnh rất chướng, một vị tân
Hoa hậu Quốc tế đang tỏ ra niềm vui sướng mà lại bị mất bàn tay trong cánh
tay giơ lên.
Bố cục ảnh
Tuy nhiên, góc độ chụp ảnh mà người chụp thì không phù hợp với ý tưởng
mà mình muốn thể hiện, người chụp không có một góc chụp tốt dẫn đến bức
ảnh bị mất phần bàn tay khi Hoa hậu giơ cánh tay trái lên thể hiện niềm vui
mừng của mình.
Khi chụp ảnh, nếu chưa chụp được bức ảnh với nhân vật mà mình hướng
đến thì tác giả nên chờ thời điểm “vàng” khi mà nhân vật mà mình muốn
chụp thể hiện được chủ đề, nội dung của mình. Chứ không vội vàng mà có
ngay tác phẩm không phản ánh được nội dung, chủ đề mà mình hướng tới.
Chân dung của vị tân Hoa hậu cũng không chụp cân xứng, nhìn bị lệch, người
xem không thể chiêm ngưỡng rõ ràng dung nhan và niềm vui sướng của vị tân
Hoa hậu Quốc tế được. . Đây là lỗi do việc lựa chọn phạm vi thu hình chưa
23


được tính toán kỹ, gây nên phần hạn chế trong bức ảnh, hình ảnh của vị tân
Hoa hậu Quốc tế không được chỉnh chu và hoành tráng.

24




×