Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

kinh tế dược ,ôn tập lý thuyết, các dạng bài tập, câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 34 trang )

ÔN TẬP KINH TẾ DƯỢC
Ôn tập Kinh tế Dược
Version 1.2.0
Released 25.07.2015
Tinpee © 2015
Contact:
Released Notes: Cập nhật thêm bài luật
thuế, marketing, GDP và một số bài toán
tt KT dược. Fix lỗi chính tả và trình bày
. Đính kèm Slide KT Vi Mô của cô
Thủy.
More informations:
Go  />
If you’re good something, never do it for free.

Khoa Dược – ĐH Y Dược TP. HCM
Ho Chi Minh City

Ho Chi Minh City
/>

MỤC LỤC
Thầy Luyến ______________________________________________________________________________________ 5
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC ___________________________________________________________________ 5
1. Kinh tế học là gì? Kể tên 5 nguồn lực của kinh tế học? ________________________________________________ 5
2. Nền kinh tế là gì? Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là gì? _____________________________________________ 5
3. Các cách phân loại kinh tế học. __________________________________________________________________ 5
4. Vẽ sơ đồ minh họa và phân tích hệ thống kinh tế? ____________________________________________________ 5
KINH TẾ VĨ MÔ _________________________________________________________________________________ 5
1. Kinh tế học vĩ mô là gì? ________________________________________________________________________ 5
2. Nêu các nội dung cơ bản của nền kinh tế vĩ mô? _____________________________________________________ 5


ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ DƯỢC ____________________________________________________________________ 7
1. Quản trị là gì? Đối tượng của quản trị? Kể tên 5 yếu tố của hoạt động kinh tế nói chung? Nêu tính chất của quản trị?7
2. Nhà quản trị là gì? Các cấp bậc phân loại quản trị và chức năng của nhà quản trị? ___________________________ 7
3. Nhiệm vụ, công việc của nhà quản trị? _____________________________________________________________ 8
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM _________________________________________________ 9
1. Kinh doanh là gì? _____________________________________________________________________________ 9
2. Các biểu hiện của tư cách pháp nhân? _____________________________________________________________ 9
3. So sách sự giống và khác nhau giữ TN vô hạn và TNHH? _____________________________________________ 9
4. Người đại diện theo doanh nghiệp và thành viên hợp danh? ____________________________________________ 9
5. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở VN? ________________________________________________________ 9
6. Tại sao phải cồ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước? __________________________________________________ 10
HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC. _____________________________________________________________________ 10
1. Khái niệm hợp đồng KT Dược? _________________________________________________________________ 10
2. Phân loại hợp đồng kinh tế?: ___________________________________________________________________ 10
3. Hình thức hợp đồng kinh tế?. ___________________________________________________________________ 10
4. Cấu trúc của hợp đồng văn bản ? ________________________________________________________________ 10
LUẬT THUẾ ___________________________________________________________________________________ 11
1. Khái niệm? _________________________________________________________________________________ 11
2. Phân loại thuế? ______________________________________________________________________________ 11
3. Các loại thuế thường gặp trong ngành dược? _______________________________________________________ 11
4. Kể tên các loại thuế có ở VN? __________________________________________________________________ 12
CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT - GDP _______________________________________________________ 12
1. Khái niệm – Thực hành tốt? ____________________________________________________________________ 12
2. Các nội dung của GDP Việt Nam? _______________________________________________________________ 12
CÔ THỦY ______________________________________________________________________________________ 13
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ Y TẾ __________________________________________________________________ 13
1. Kinh tế y tế là gì? ____________________________________________________________________________ 13
2. Phạm vi nghiên cứu của kinh tế y tế? _____________________________________________________________ 13
3. Kinh tế vĩ mô áp dụng trong y tế như thế nào? ______________________________________________________ 14
3.1. Chi phí? __________________________________________________________________________________ 14

3.2. Chỉ số hiệu quả?____________________________________________________________________________ 16
4. Kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế như thế nào? ___________________________________________________ 16
4.1. Thị trường trong kinh tế y tế. __________________________________________________________________ 16
4.2 Cung trong kinh tế y tế? ______________________________________________________________________ 17
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 2


4.3. Cầu trong kinh tế y tế? _______________________________________________________________________ 18
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DƯỢC _________________________________________________________________ 18
1. Hoàn cảnh ra đời của KTD? ____________________________________________________________________ 18
2. Khái nhiệm KT dược? ________________________________________________________________________ 19
3. Lịch sử phát triển? ___________________________________________________________________________ 19
4. Vai trò của KT Dược?_________________________________________________________________________ 19
5. Những câu hỏi có thể được giải đáp nhờ kinh tế dược ? (10) ___________________________________________ 19
6. Đối tượng nghiên cứu của KTD? ________________________________________________________________ 19
7. Những rào cản trong lựa chọn thuốc? _____________________________________________________________ 20
PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG KT DƯỢC ___________________________________________________________ 20
1. Khái niệm __________________________________________________________________________________ 20
2. Phân loại chi phí? ____________________________________________________________________________ 20
3. Phương pháp phân tích chi phí cho người cung cấp dịch vụ? __________________________________________ 20
4. Phương pháp phân tích chi phí cho người sử dụng dịch vụ? ___________________________________________ 21
5. Điều chỉnh lạm phát. __________________________________________________________________________ 21
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG KINH TẾ DƯỢC ____________________________________________________ 21
1. Phân loại các chỉ số hiệu quả trong kinh tế dược? ___________________________________________________ 21
2. Chỉ số QALY? ______________________________________________________________________________ 21
3. Chỉ số DALY? ______________________________________________________________________________ 22
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ DƯỢC __________________________________________________ 22
1. Khi tiến hành nghiên cứu kinh tế dược khoa cần tuân thủ quy tắc nào? __________________________________ 22

2. Phân loại các phương pháp phân tích chi phí? ______________________________________________________ 22
MÔ HÌNH HÓA TRONG KINH TẾ DƯỢC ___________________________________________________________ 23
1. Kể tên các kỹ thuật thu thập dữ liệu kinh tế dược? ___________________________________________________ 23
2. Mô hình hóa là gì? Vai trò của nó và khi nào sử dụng? _______________________________________________ 24
3. Mô hình hóa có nhược điểm gì? _________________________________________________________________ 24
4. Những mô hình được sử dụng trong KTD? ________________________________________________________ 24
5. Những lỗi có thể có trong mô hình hóa?___________________________________________________________ 25
MARKETING __________________________________________________________________________________ 25
1. Lịch sử. ____________________________________________________________________________________ 25
2. Quan điểm Marketing. ________________________________________________________________________ 25
3. Khái niệm và bản chất của marketing. ____________________________________________________________ 25
4. Đặc điểm MKT. _____________________________________________________________________________ 26
5. Marketing dược phẩm và Marketing tiêu dùng. _____________________________________________________ 26
THẦY LONG ___________________________________________________________________________________ 26
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. _________________________________________________________________________ 26
1. Nêu đặc điểm của nền kinh tế bao cấp ? “Nền kinh tế kế hoạch” _______________________________________ 26
2. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là? _____________________________________________________________ 27
3. Nêu các đặc tính của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ? Ưu và nhược điểm? Sự hình thành cơ chế thị trường diễn ra như
thế nào? ______________________________________________________________________________________ 27
4. Thế nào là một xã hội theo cơ chế thị trường ? Nêu các đặc điểm của xã hội theo cơ chế thị trường ? ___________ 27
5. Nêu các yếu tố sản xuất ra của cải trong xã hội theo cơ chế thị trường ? __________________________________ 27
6. Ba vấn đề cơ bản mọi nền kinh tế phải giải quyết là gì? Tại sao? _______________________________________ 27
7. Giải quyết 3 vấn đề cơ bản của kinh tế như thế nào? _________________________________________________ 27
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 3


8. Phân tích nhu cầu của con người ? _______________________________________________________________ 28
10. Các yếu tố phải có của một hoạt động trao đổi ? ___________________________________________________ 28

11. Thị trường là gì? Kể tên các đặc điểm của thị trường ? ______________________________________________ 28
12. Kể tên các cách phân loại thị trường ? ___________________________________________________________ 28
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG. _____________________________________________________________________ 29
1. Nghiên cứu là gì? Mục đích của nghiên cứu? Phân loại nghiên cứu? ____________________________________ 29
2. Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường? ______________________________________ 29
3. Hệ thống nghiên cứu thị trường phân chia như thế nào? ______________________________________________ 29
4. Kể tên các lãnh vực tìm hiểu của CMI ? ___________________________________________________________ 29
5. Phân tích hệ thống thông tin tiếp thị (Marketing information system ). ___________________________________ 29
6. Mục đích của việc phân chia thị trường? __________________________________________________________ 29
7. Các cách phân chia thị trường? __________________________________________________________________ 29
8. Các thông tin cần có khi định mở một nhà thuốc tây ? ________________________________________________ 30
9. Các phương pháp khảo sát nghiên cứu thị trường? __________________________________________________ 30
10 . Phương pháp thứ cấp là gì? Các thông tin của phương pháp này? _____________________________________ 30
11. Ưu và nhược điểm của phương pháp thứ cấp ? ____________________________________________________ 30
12. Khi nào sử dụng nghiên cứu sơ cấp ? Các hình thức của nó?__________________________________________ 30
13. Các hình thức của phương pháp phỏng vấn điều tra: ________________________________________________ 31
14. Ưu và nhược điểm của phỏng vấn trực tiếp? ______________________________________________________ 31
15. Ưu và nhược điểm của phỏng vấn qua điện thoại ? _________________________________________________ 31
16. Phỏng vấn bằng văn bản ? ____________________________________________________________________ 31
Một số bài tập KTD có lời giải: _____________________________________________________________________ 32
1. Bài tập 4/41 Sách TT Kinh Tế dược. _____________________________________________________________ 32
2. Bài tập thuế phần thầy Luyến: __________________________________________________________________ 32
3. Bài tập phân bổ chi phí ________________________________________________________________________ 33

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 4


Thầy Luyến

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế học là gì? Kể tên 5 nguồn lực của kinh tế học?
 Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra
những hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
 Trí lực, nhân lực, vật lực, thời gian, tiền.
2. Nền kinh tế là gì? Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là gì?
 Nền kinh tế: Là 1 cơ chế phân bố các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau nhằm giải quyết 3 vấn
đề cơ bản của nền kinh tế (Cái gì, cho ai và như thế nào)
 Ba vấn đề cơ bản:
 Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì, sản xuất bao nhiêu? (Cái gì?)
 Sản xuất như thế nào? (How)
 Sản xuất cho ai hay phân phối như thế nào? (Ai)
3. Các cách phân loại kinh tế học.
 Phân loại dựa trên đối tượng nghiên cứu:
 Kinh tế vi mô: cách thức sử dụng tài nguyên ở phạm vi cá nhân, doanh nghiệp, từng công ty.
 Kinh tế vĩ mô: Phạm vi tổng thể như vùng, quốc gia, vùng lãnh thổ.
KT vĩ mô và vi mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương tác với nhau trong quá trình nghiên cứu.
 Dựa trên quan điểm nghiên cứu:
 KT học thực chứng: giải thích sự hoạt động của nền kinh tế theo một cách khách quan, khoa học.
 KT học chuẩn tắc: Đưa ra các chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn của các nhân.
 Dựa trên nội dung nghiên cứu:
 Kinh tế học lý luận: nghiên cứu bản chất, nội dung và quy luật phát triển chung nhất của các quá trình kinh tế.
 Kinh tế học ứng dụng: nghiên cứu những chức năng riêng biệt trong quản lý kinh tế, hay nói cách khác, xây dựng
những lý thuyết và phương pháp quản lý để ứng dụng trong ngành Kinh tế riêng biệt.
 Dựa trên ngành kết hợp:
 Phân loại theo ngành: địa lý kinh tế, lịch sử kinh tế, kinh tế văn hóa, kinh tế công cộng, kinh tế tiền tệ. …
4. Vẽ sơ đồ minh họa và phân tích hệ thống kinh tế?

_______________________


KINH TẾ VĨ MÔ
1. Kinh tế học vĩ mô là gì?
 KT vĩ mô là 1 môn khoa học nghiên cứu các bộ phận cấu trúc của 1 nền kinh tế, sự tác động của các bộ phận này với
nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của một nền kinh tế. (tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp)
2. Nêu các nội dung cơ bản của nền kinh tế vĩ mô?
1. Tổng sản phẩm trong nước = Tổng sản phẩm quốc nội = GDP.
 Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tính bằng tiền được làm ra trong vòng 1 năm trên phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ.
2. Tổng sản phẩm quốc gia = quốc dân = GNP.
 Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính bằng tiền do người dân và doanh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ làm ra
trong vòng 1 năm.
GNP = GDP + (Thu nhập nước ngoài gửi về - Thu nhập trong nước chuyển đi).
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 5


 GNP = GDP: khó xảy ra
 GNP < GDP: ở nước nhận từ nguồn đầu tư nước ngoài. (VN)
 GNP > GDP: những nước đầu tư ra nước ngoài.
So sánh:
GDP

GNP
Đo lường sản phẩm cuối cùng bằng tiền mặt

Trong lãnh thổ của 1 nước

Quyền sở hửu của công dân (cùng 1 quốc tịch)

3. Tổng cầu.

 Tổng nhu cầu hàng hóa dịch vụ mà người dân và doanh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ yêu cầu trong 1 năm.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu:
 Dân số: (thuận)
 Thuế: (nghịch) thế cao  giá tăng  không mua hàng.
 Trợ cấp: ( thuận) dưới bất kỳ hình thức nào đều làm tăng tổng cầu.
 Thu nhập người dân (thuận)
 Nhu cầu của chính phủ : là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cầu. Vì chính phủ có quyền sử dụng ngân sách
quốc gia chiếm hơn 20% GDP.
 Lạm phát: Người dân sợ đồng tiền mất giá, tăng cường mua sắm, hàng hóa, dịch vụ.
 Lãi suất tín dụng: (nghịch), lãi suất tăng  gửi ngân hàng.
 Tỷ giá hối đoái: tỉ lệ trao đổi giữa đồng nội địa và đồng ngoại tệ. Quy luật chỉ xảy ra khi chất lượng hàng sản xuất trong
nước và nước ngoài tương đương nhau.
4. Tổng cung:
 Là tổng lượng hàng hóa dịch vụ được ra làm ra trong vòng 1 năm trên phạm vi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
 Các yếu tố ảnh hưởng:
 Nguồn nhân lực: càng nhiều, trình độ chuyên môn càng cao, tay nghề càng thành thạo thì lượng hàng hóa làm ra càng
nhiều, tổng cung tăng.
 Máy móc – nguyên vật liệu: Máy móc càng hiện đại, tiên tiến, nguyên vật liệu càng đầy đủ và đúng chuẩn thì năng
suất lao động tăng, tỉ lệ hao hụt giảm  tổng cung tăng.
 Trình độ khoa học và công nghệ và quản lý: càng hiện đại, tiên tiến và hợp lý thì sẽ tăng năng suất lao động, giảm
tỉ lệ hao hút và tổng cung tăng.
 Các chính sách kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng tỉ lệ thuận hay nghịch với tổng cung vì nếu nhà nước muốn khuyến
khích sản xuất kinh doanh 1 loại hàng hóa, dịch vụ nào đó thì se ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư. Ngược lại sẽ
tăng giá, thuất, thủ tục hành chính…
5. Lạm phát.
 Khái niệm: Là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ. Lạm phát là quy luật của nền kinh tế Thị trường ở mức
độ vừa phải, lạm phát tốt cho nền kinh tế vì kích thích tiêu thụ hàng hóa nhưng giá trị đồng tiền vẫn được đảm bảo hơn.
 Phân loại: Có 3 hình thức lạm phát.
 Thấp (1 con số, lạm phát vàng): Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng < 10%/năm. Tốt cho nền kinh tế.
 Cao (Lạm phát phi mã, 2 con số): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng < 100%/năm. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, vì tăng

đầu cơ, giảm đầu tư.
 Siêu tốc (> 3 con số): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng > 100%/năm  Nền kinh tế thực sự khủng hoảng, thậm chí sụp
đổ.
6. Thất nghiệp.
 Khái niệm: đủ 5 yếu tố:
 Những người trong độ tuổi LĐ
 Muốn làm việc
 Đã và đang tìm kiếm việc làm
 Đang ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc
 Nhưng không có việc làm.
 Phân loại:
 Thất nghiệp tự nhiên: Thỏa mãn 5 tiêu chí.
 Thất nghiệp cưỡng bức: Do sự tác động của các yếu tố gia đình, hôn nhân, tôn giáo và bệnh tật.
 Ảnh hưởng của thất nghiệp với nền kinh tế nói chung và kinh tế Dược nói riêng:
 Làm giảm GĐP, giảm thu nhập cá nhân, hộ gia đình, suy mòn nguồn nhân lực, đặc biệt là tầng lớp tri thức, mất ổn định
trật tự XH.
 Các biện pháp:
 Tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh.
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 6


 Nâng cao trình độ, tay nghề, tăng cường đào tạo.
7. Tiền tệ.
 Là bất cứ phương tiện nào được con người chấp nhận làm trung gian trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
 Phân loại:
 Tiền hàng (hóa tệ): giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
 Tiền quy ước ( biến tệ) Chỉ có giá trị trao đổi (dễ vẫn chuyển và cất giữ).
 Tiền điện tử: (ATM, master card).

8. Ngân hàng.
 Là một định chế tư bản tiền tệ, là xương sống của nền kinh tế thị trường, ra đời khoảng thế kỷ XIV, vào 1 nhà thờ ở Ý.
 Có 2 loại ngân hàng:
 Ngân hành nhà nước: Là ngân hàng mẹ, quản lý vĩ mô về tiền tệ, in tiền, phát hành, ấn định tỉ giá hối đoái, lãi suất,
không thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ.
 Ngân hàng thương mại: chịu sự quản lý của ngân hành nhà nước, thực hiện tất cả các chức năng, kinh doanh tư bản
tiền tệ, nghiệp vụ thanh toán.
_______________

ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ DƯỢC
1. Quản trị là gì? Đối tượng của quản trị? Kể tên 5 yếu tố của hoạt động kinh tế nói chung? Nêu tính chất của quản
trị?
Quản trị: Là phương thức sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Mọi hoạt động kinh tế (dược) đều phải hội đủ 5M:
 Money.
 Machine, Meterial.
 Man Power.
 Management
 Market.
Đối tượng của quản trị:
 Theo chức năng:
 Quản trị sản xuất
 Quản trị nhân sự
 Quản trị tài chính
 Quản trị nghiên cứu và phát triển marketing.
 Theo quá trình hoạt động:
 Quản trị đầu vào
 Quản trị vận hành
 Quản trị đầu ra.
Tính chất:

 Tính khoa học: nắm vững các nguyên tắc
 Tính nghệ thuật: vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn.
2. Nhà quản trị là gì? Các cấp bậc phân loại quản trị và chức năng của nhà quản trị?
Nhà quản trị: Là người thuộc một tổ chức y tế được giao giữ 1 chức vụ nhất định, có quyền ra quyết định để người khác
thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Các cấp bậc phân loại:
 Người thừa hành (không có quyền quyết định)
VD: nhân viên bán thuốc.
 Nhà quản trị bậc thấp (Quản trị cơ sở): Ra các loại quyết định tác nghiệp, quyết định thực hiện công tác chuyên môn,
hằng ngày, quyết định thực hiện kế hoạch y tế ngắn hạn, vài năm hoặc vài tuần.
VD: Tổ trưởng, nhóm trưởng.
 Nhà quản trị bậc trung: có quyền ra các loại quyết định chiến thuật, quyết định thực hiện từng mục tiêu cụ thể của tổ
chức, trung hạn: hàng tháng, hàng quý.
Vd: Trưởng khoa dược bệnh viện, quản đốc phân xương sản xuất thuốc, giám độc bộ phận.
 Nhà quản lý bậc cao: QTV cao cấp, ra các loại quyết định chiến lược, thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, thực hiện
kế hoạch y tế dài hạn, hằng năm hoặc nhiều năm:
Vd: giám độc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT.
Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì cấp bậc, vai trò của nhà quản trị có thể bị thay đổi bởi yêu cầu của
công việc và đặc điểm của nhân viên.
Chức năng nhà quản trị:
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 7


 Lập kế hoạch
 Tổ chức
 Điều khiển
 Kiểm soát
3. Nhiệm vụ, công việc của nhà quản trị?

 Ra quyết định: 1 việc/sự lựa chọn 1 công việc sẽ thực hiện trong tương lai, là nhiện vụ đầu tiên và quan trọng nhất của
của Manager vì nếu ra quyết định đúng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nhiệm vụ tiếp theo. Nếu sai sẽ gây khó
khăn cho những nhiệm vụ tiếp theo thậm chí công việc không thể thực hiện được.
 Tùy theo cấp bậc quản trị sẽ có thẩm quyền ra các loại quyết định khác nhau.
 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo ra quyết định của nhà quản trị dược như:
- Trình độ chuyên môn cao
- Vị trí công việc
- Việc thu nhập và xử lý thông tin
- Chủ nghĩa kinh nghiệm…
 Hoạch định: Là sự phác thảo, thực hiện công việc đã lực chọn ở giai đoạn ra quyết định, bao gồm mục đích, và mục
tiêu công việc:
 Mục đích: Kết quả cuối cùng mong muốn đạt được.
 Mục tiêu: Công việc phải làm để đạt được mục đích, các nguồn lực để thực hiện công việc ( tài lực, nhân lực, vật lực,
trí lực), thời gian, không gian để thực hiện công việc, các biện pháp kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình hoạch định
công việc.
 Tổ chức: Căn cức vào thực trạng các nguồn lực hiện có mà nhà quản trị dược tự thiết kế một kiểu cơ cấu tổ chức phù
hợp nhất bao gồm chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận trong công ty, mối quan hệ thông tin ngang dọc, trên dưới
giữa các cá nhân, bộ phân này. Có 2 kiểu tổ chức:
Trực tuyến: chỉ có 1 nhà quản trị dược và những người thừa hành
 Ưu điểm:
- Tiết kiệm nhân lực và chi phí
- Nhà quản trị dược thường xuyên giám sát tất cả các công việc của nhân viên dưới quyền
- Điều chỉnh sai sót kịp thời
 Nhược điểm:
- Khối lượng công việc của nhà quản trị quá nhiều
- Quá phức tạp.
Trực tuyến chức năng: Bao gồm 1 nhà quản trị, các nhà quản trị bậc trung gian và người thừa hành.
 Ưu điểm:
- Chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa công việc cho nhà quản trị bậc trung gian
- Tăng cường hiệu quả quản lý và chất lượng công việc, giảm bớt khối lượng công việc cho nhà quản trị bậc cao.

 Nhược điểm:
- Tốn kém nhân lực và chi phí
- Nhà quản trị dược không giám sát hết các công việc của nhân viên dưới quyền.
Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến phù hợp với doanh nghiệp nhỏ số lượng nhân viên ít và ngược lại.
 Điều khiển:
 Lãnh đạo là sự ra lệnh cho người khác, yêu cầu, bắt buộc người khác thực hiện quyết định của nhà quản trị. Có 3
phong cách lãnh đạo:
- Độc đoán (quyết đoán): Tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, không tham khảo ý kiến bất cứ ai.
- Dân chủ: nhà quản trị dược khi ra quyết định thường tham khảo ý kiến của mọi người, quyết định theo đa số.
- Tự do: nhà quản trị chỉ đưa ra mục tiêu chung, nhân viên dưới quyền phát huy tinh thần sáng tạo, sáng kiến để hoàn
thành nhiệm vụ.
 Động viên: là cách thức thõa mãn nhu cầu của nhân viên dưới quyền, vì khi nhu cầu con người được thỏa mãn, họ sẽ
nhiệt tình, hăng say làm việc tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc.
- Tháp nhu cầu của Maslow: Khi nhu cầu bậc thấp của con người được tạo thành thì mới phát sinh nhu cầu bậc cao
hơn, tuy nhiên trong thực tế, khi nhu cầu bậc thấp cơ bản được hoàn thành thì ai cũng có nhu cầu được tôn trọng.
- Nhà quản trị dược phải biết quy luật này để có phương pháp giao tiếp phù hợp.
- Để động viên có hiệu quả, nhà QT dược phải xác định chính xác nhân viên dưới quyền đang ở nhu cầu nào để thỏa
mãn nhu cầu đó.
 Kiểm soát: Kiểm tra, giám sát, đo lường kết quả thực tế với những chỉ tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm phát hiện sự sai lệch
để đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Sơ đồ kiểm soát hệ thống phản hồi:

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 8


__________

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM

1. Kinh doanh là gì?
Kinh doanh: là việc thực hiện, 1 hay 1 số hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.
2. Các biểu hiện của tư cách pháp nhân?
4 biểu hiện
 Được cơ quản nhà nước có thẩm quyền:
 Thành lập
 Cho phép thành lập
 Công nhận.
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẻ (Ban giám đốc, kế toán, kiểm soát)
 Có tài sản độc lập với tài sản cá nhân và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
 Nhân danh của mình trong mọi hoạt động:
 Trụ sở hoạt động rõ ràng, ổn định
 Có tên được đăng ký hợp pháp; không trùng với tên doanh nghiệp khác trên phạm vi địa phương hoặc toàn quốc.
3. So sánh sự giống và khác nhau giữ TN vô hạn và TNHH?
TN Vô hạn

TN hữu hạn

Các chủ thể tham gia kinh doanh có trách nhiệm bồi
thường toàn bộ thiệt hại xảy ra

Các chủ thể tham gia kinh doanh chỉ có trách nhiệm
trong phạm vi phần vốn góp.

4. Người đại diện theo doanh nghiệp và thành viên hợp danh?
 Người đại diện theo pháp luật: Là người đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có quyền
hoặc ủy quyền cho người khác để ký kết các loại hợp đồng.
 Giám độc là đại diện đương nhiên
 Chủ tịch HĐQT là đại diện theo điều lệ.
 Thành viên hợp danh: Là người có trình độ chuyên môn cao, có uy tính xã hội – nghề nghiệp, góp vốn thành lập doanh

nghiệp bằng danh.
5. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở VN?
Tên DN

Người thành lập

Vốn
điều lệ

Người đại diện

TCPN và trách
nhiệm

Ví dụ

Nhà nước *

Nhà nước

Ngân
sách

Giám đốc/ Chủ tịch
HĐQT

Có ,TNHH.

Ct dược phẩm TW1,
2, 3


Tư nhân

Cá nhân

Tự bỏ

Chủ doanh nghiệp

0, Vô hạn

DN Tư nhân …

Liên doanh

Một bên VN và bên
nước ngoài.

Vốn góp
2 bên

Giám độc/ Tổng


Có, HH

CT 23 vs Sanofi.

100% vốn
nước ngoài. **


Nước ngoài

Nước
ngoài

Có, HH

Hisamisu Việt Nam

Cty Hợp danh

Thành viên hợp danh

Thành viên hợp
danh

Có, Vô hạn

Cty TNHH 1
thành viên ***

Cá nhân/ Tổ chức

Giám đốc/ Tổng


Có, HH

SJC...


Cty TNHH từ
2 – 50 thành
viên

Cá nhân, tổ chức,
công ty

GĐ/ Chủ tịch hội
đồng thành viên

Có, HH

Cty phân phối thuốc

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 9


Cty Cổ phần

Được chia thành
nhiều phần = nhau.

GĐ/ Chủ tịch
HĐQT.

Có, HH


Cty cổ phần Dược
Hậu Giang

HT Xã

Xã viên góp vốn,
danh, sức

Chủ nhiệm HTX

Có, HH

Dược liệu

Hộ Kinh doanh
cá thể

1 người/ nhóm người

Chủ hộ

0, vô hạn.

Nhà thuốc

* Trước đây doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hiện nay phần lớn đã cổ phần hóa, bị sáp nhập hoặc thành công ty TNHH
một thành viên
** Trực tiếp tuyển người, nhưng hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
*** Tổ chức là Tổng công ty quản lý vốn nhà nước đứng ra thành lập.
6. Tại sao phải cổ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước?

 Doanh nghiệp Nhà nước đã tồn tại với một quy mô phần lớn là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu bên cạnh đó còn có
sự phân bố bất hợp lý giữa các ngành các vùng. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thường
xuyên dẫn đến bội chi ngân sách. Chỉ tính trong giai đoạn đầu thập niên 1990 có tỷ lệ thâm hụt ngân sách thường
xuyên.
 Có thể nói rằng so với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay thì doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
chính chưa có hiệu quả, hàng loạt các con số thống kê về các doanh
 Bên cạnh đó, dưới sức ép của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước còn lại sẽ nhận thức được rõ hơn
vai trò thực sự của mình để có một hướng đi đúng đắn.
 Và khi cổ phần hóa có thể:
 Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để
đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh
nghiệp Nhà nước
 Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực
sự, thay đổi phương pháp quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản
Nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.”
 Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ
thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản
nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước”.
__________

HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC.
1. Khái niệm hợp đồng KT Dược?
- Là sự thỏa thuận về việc {Thiết lập, thay đổi, chấm dứt} quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Như vậy hợp đồng kinh tế dược là sự thỏa thuận của các chủ thể hành nghề dược về việc thiết lập, thay đổi hay chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo đúng quy định của bộ luật dân sự va luật dược.
2. Phân loại hợp đồng kinh tế?:
- Có 2 loại hợp đồng: Đơn vụ và song vụ.
- Đơn vụ: là loại HĐ mà chỉ có 1 bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng song vụ là loại hợp đồng mà các bên đều có những nghĩa vụ với nhau.
3. Hình thức hợp đồng kinh tế?.

Có 2 hình thức cơ bản của hợp đồng là hợp đồng bằng lời nói và hợp đồng bằng văn bản.
Trong các hình thức kinh doanh thuốc thì bán lẻ thuốc được sử dụng hợp đồng bằng lời nói còn các hình thức khác phải là
hợp đồng văn bản.
4. Cấu trúc của hợp đồng văn bản ?
(Gồm 2 phần)
4.1 Mở đầu.
Ghi thời gian, địa điểm, nơi diễn ra hành vi ký kết hợp đồng. Các thông tin liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết
hợp đồng như họ và tên, số CMND, địa chỉ, số tài khoản, ngân hành giao dịch.
4.2 Phần nội dung ghi dạng điều khoản.
 Chương I,II…
 Mục A, B….
 Điều 1,2 ….
 Khoản: Đọc nhưng không ghi ra.
 Điểm: Đọc nhưng không ghi ra.
Ý
Hợp đồng kinh tế dược ít nhất phải có 7 điều khoản sau (nếu ít hơn là phạm luật)
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 10


1. Tên hàng hóa (thuốc) tên thuốc ghi theo tên giao dịch chính thức thường là tên biệt dược có thể ghi kèm tên quốc tế
và tên khoa học.
2. Số lượng trong hợp đồng phải ghi theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất hoặc dạng bào chế không thể chia liều; đối với hóa
chất, vật tư y tế phải ghi theo đơn vị đo lường thông dụng nhất ở Việt Nam.
 Nhiệt độ: (nhiệt kế) độ K độ C, độ F: độ C và F hay sử dụng
 Độ dài: mm, cm m
 Thể tích: mL, L
 Trọng lượng: mg, g, kg
Nếu hợp đồng có số lượng hoặc khối lượng giao dịch lớn, tỉ lệ hao hụt cao như thuốc tiêm hay dược liệu khô thì khi thỏa

thuận về số lượng thì nên ghi
% (do các bên thỏa thuận)
3. Chất lượng.
 Mô tả: Các thành phần
 Dẫn chiếu: các loại thuốc cùng loại.
 Kiểm nghiệm: đem sản phẩm đi kiểm tra.
 Đối với thuốc bắt buộc phải thỏa thuận theo phương pháp kiểm nghiệm bao gồm cơ quan kiểm nghiệm, giá trị pháp
lý của phiếu kiểm nghiệm.
 Đối với thuốc sản xuất trong nước phải ghi rõ trong hợp đồng là phiếu kiểm nghiệm của viện kiểm nghiệm hoặc
trung tâm kiểm nghiệm.
 Đối với thuốc nhập khẩu phải ghi rõ cơ quan kiểm nghiệm ở nước người mua, nước người bán hay nước thứ 3.
4. Giá cả .
 Trong hợp đồng phải ghi giá theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất và đồng tiền thanh toán cụ thể. Đối với những loại hợp đồng
có thời gian thực hiện dài (vài tháng  1năm) thì các bên nên thỏa thuận thêm là khi giá cả thị trường thay đổi đến 1
tỉ lệ nào đó (do các bên thỏa thuận) thì phải thỏa thuận lại.
5. Phương thức giao hàng.
 Thời gian giao hàng + địa điểm giao hàng.
 Về thời gian giao hàng cách tốt nhất là thỏa thuận trong 1 khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp cấp cứu dịch bệnh
thì thỏa thuận giao hàng chính xác đạt 1 thời điểm.
 Về địa điểm giao hàng phải thỏa thuận chính xác tới số nhà, số kho.
6. Phương thức thanh toán.
 Trong bán lẻ thuốc phương thức thanh toán là tiền mặt
 Trong bán buôn, phương thức thanh toán là trả chậm hay là trả gối đầu
 Đối với nhập khẩu, phương thức thanh toán là tín dụng thư LIC.
7. Bao bì.
Trong hợp đồng phải ghi rõ hình dáng, kích thước bao bì đặt biệt là vật liệu bao bì.
______________

LUẬT THUẾ
1. Khái niệm?

 Thuế là một khoản thu bắt buộc từ đối tượng chịu thuế (tổ chức, cá nhân) được nộp và ngân sách nhà nước. Không
mang tính chất đối gián và hoàn trả trực tiếp như các khoản tiền nộp khác.
 Đối gián: được cái này mất cái kia (viện phí)
 Hoàn trả: đưa lúc này, lấy lúc khác (bảo hiểm, lương hưu)
 Vai trò:
 Thuế là một công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vi mô (tăng, giảm thuế)
 Là khoản thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước (> 70%)
2. Phân loại thuế?
Thuế trực thu

Thuế gián thu

Người nộp thuế là người chịu thuế
(thu nhập cá nhân)

Người nộp thuế không phải là người chịu thuế, mà là nộp
thay cho khách hàng vì tiền thuế đã được tính vào trong giá
cả hàng hóa dịch vụ (Điện, VAT)

3. Các loại thuế thường gặp trong ngành dược?
Loại thuế

Phân loại

Thuế tiêu thụ đặc biệt Gián thu

Đặc điểm
Chỉ đánh vào 1 số hàng hóa dịch vụ đặc biệt do luật thuế tiêu thụ quy định (Quốc
hội ban hành)
 Thuốc lá điếu, cigar, thuốc lào.

 Rượu bia các loại, rượu thuốc, cồn thuốc.

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 11


 Xăng các loại
 Xe ô tô < 24 chổ ngồi, máy bay các loại, du thuyền các loại, moto > 250 cm3.
 Vàng mã
 Bài lá các loại
 Máy lạnh có công suất  90000BTU
 Dịch vụ massage, casino, Karaoke…
Thuế xuất nhập khẩu

Gián thu

Thực sự là thuế nhập khẩu vì xuất khẩu VN =0

VAT

Gián thu

Đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa sau mỗi lần luân chuyển (5% - 20%)
trên phần giá trị tăng thêm

Thuế thu nhập doanh Trực thu
nghiệp

Là loại thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ các khoản chi phí

hợp lý khác: 22% trên tổng số lợi nhuận còn lại
Doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể: 20%

Thuế thu nhập cá Trực thu
nhân

Có ý nghĩa xã hội cao vì số người nộp thuế lớn.
Nguyên tắc: đảm bảo công bằng xã hội
Thu nhập không thường xuyên: làm thêm, thưởng, tặng cho, chịu thuế thu
nhập toàn phần:
 10%/1 lần thu nhập (có MST)
 20% nếu không có MST
Thu nhập thường xuyên từ tiền lương hằng tháng: lũy tiến, sau khi đã trừ các
khoản tiền gia cảnh gồm:
 9tr/tháng cho người nộp thuế
 3,6tr/tháng cho mỗi cá nhân phụ thuộc người nộp thuế (do người nộp thuế
trực tiếp nuôi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật)
* Các khoản từ thiện được miễn thuế, vợ trong độ tuổi lao động không được
miễn thuế.

4. Kể tên các loại thuế có ở VN?
 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
 Thuế nhà đất
 Thuế sử dụng tài nguyên
 Thuế chuyển quyền sử dụng đất
 Và 5 loại thuế trên
_______________

CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT - GDP
1. Khái niệm – Thực hành tốt?

Những bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, kiểm nghiệm, bán lẻ, bán buôn, bảo quản, trồng, thu hái và chế biến dược
liệu do bộ Y tế ban hành.
Có VB quyết định của bộ Y tế
Tất cả các cơ sở dược, tùy theo hình thức kinh doanh phri thực hiện 1 hoặc 1 số các nguyên tắc thực hành tốt.
Các GPs: GMP, GLP, GSP, GDP, GPP, GACP
2. Các nội dung của GDP Việt Nam?
Ban hành ngày 24/01/2014 gồm 17 nội dung (GSP 07, GPP 12)
Nội dung

Quy định

Cơ cấu tổ chức quản


Công ty phân phối thuốc được thành lập hợp pháp có tư cách pháp nhân.
Có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cá nhân, bộ phận trong công ty

2

Nhân sự

Công ty phân phối thuốc phải có đủ nhân lực và bằng cấp chuyên môn phù hợp.
 Người phụ trách chuyên môn là DSDH có chứng chỉ hành nghề
 Kiểm tra quản lý chất lượng thuốc: DSDH không cần chứng chỉ hành nghề
 Người thủ kho, vận chuyển: DSTH
 Giao hàng: DT
Tất cả phải được đào tạo về GDP và các kiến thức, kĩ năng liên quan đến bản quản thuốc,
có hồ sơ đào tạo rõ ràng

3


Quản lý chất lượng
thuốc

Công ty phân phối phải có các chính sách và biện pháp để đảm bảo chất lượng thuốc trên
mọi kênh phân phối

STT
1

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 12


Phải có kho để đảm bảo chất lượng thuốc: S  30m2 ,V  100m3

4

Cơ sở vật chất, khu
vực bảo quản

5

Phương tiện vận
chuyển thuốc

Công ty phân phối phải có xe chuyên dụng để vận chuyển, thùng đựng thuốc phải sạch
sẽ dễ vệ sinh, có cửa, nắp đậy kín chắc chắn để tránh sự xâm nhập phá hoại của các loài
chim, côn trùng, gặm nhấm


6

Bao bì và nhãn

Công ty phải có các biện pháp để đảm bảo bao bì và nhãn thuốc còn nguyên vẹn trên
mọi kênh phân phối, nếu có hư hỏng phải xử lý ngay

7

Giao thuốc và gửi
thuốc

Việc xếp thuốc lên xe phải thực hiện theo nguyên tắc FILO – First in Last out
Chỉ giao thuốc cho nơi nhận đúng trên hóa đơn làm theo đầy đủ hồ sơ và tài liệu đúng
với thuốc đó

8

Quá trình vận chuyển
thuốc

Trong suốt quá trình vận chuyển thuốc, phải thường xuyên theo dõi nhiệt, độ ẩm, ghi
chép cẩn thận, nếu xảy ra tình trạng đổ vỡ phải xử lý ngay để tránh nhiễm bẩn, nhiễm
chéo

9

Hồ sơ tài liệu


Phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuốc trong suốt quá trình phân phối, có thể
truy cập dễ dàng

10

Đóng gói lại và dán
nhãn lại

 Nếu việc đóng gói ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc, nhỏ ra lẻ hay thay thế
bao bì phải thực hiện tại khu vực đạt yêu cầu GMP
 Nếu gói lại chỉ đơn giản như để thêm tờ HDSD thuốc bằng tiếng việt lên bao bì thương
phẩm, chỉ cần thực hiện tại khu vực biệt trữ

11

Giải quyết khiếu nại

Việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến phân phối thuốc phải thực hiện theo thao tác
chuẩn trong đó đó quy định rõ thẩm quyền người giải quyết, trình độ người giải quyết

12

Thu hồi

Khi có quyết định thu hồi thuốc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty phân phối
thuốc phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời phải thông báo cho người mua biết. Người
được giao trách nhiệm thu hồi phải được cung cấp hồ sơ, tài liệu của cơ quan đổi thuốc
và chính sách khách hàng

13


Thuốc bị loại, trả về

Tất cả các thuốc loại và trả về trong quá trình phân phối đều được để riêng tại biệt trữ,
được đánh giá lại bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi tái nhập trở lại kho, tái xuất cho
khách hàng hoặc đem xử lý

14

Thuốc giả

Khi phát hiện thuốc giả phải tách riêng, dán nhãn cẩn thận để tránh nhầm lẫn, đồng thời
thông báo cho cơ quan thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật

15

Thuốc nhập khẩu

Công ty phân phối phải cử cán bộ chuyên môn có trình độ tối thiểu là DSTH để tham gia
giải quyết thủ tục hải quan sao cho thời gian thuốc bị trữ tại kho bãi càng ngắn càng tốt

16

Hoạt động theo hợp
đồng

Mọi giao dịch trong quá trình phân phối thuốc như thuê phương tiện, giao gửi hàng…
đều phải thực hiện theo hợp đồng theo đúng luật dân sự

17


Tự kiểm tra

Căn cứ vào nội dung yêu cầu của GDP do bộ Y tế ban hành
Tự kiểm tra để điều chỉnh bổ sung kịp thời

Trong đó phải trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị để sắp xếp, bảo quản thuốc theo
đúng yêu cầu của GSP

_______________

CÔ THỦY
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ Y TẾ
1. Kinh tế y tế là gì?
Kinh tế + Y tế = Kinh tế y tế

 Kinh tế y tế là khoa học ứng dụng những nguyên lý của kinh tế học và y tế.
Kinh tế y tế là môn học nghiên cứu việc sử dụng các nguồn lực y tế trong các cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế nhằm
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về dịch vụ y tế của cá nhân và cộng đồng.
2. Phạm vi nghiên cứu của kinh tế y tế?
 Định nghĩa sức khỏe và đo lường sức khỏe
 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
 Cung ứng trong chăm sóc sức khỏe
 Đánh giá kinh tế vi mô và các phương pháp điều trị
 Sự cân bằng thị trường
 Đánh giá tổng thể hệ thống y tế
 Lập kế hoạch kinh, lập ngân sách và giám sát hệ thống y tế.
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 13



3. Kinh tế vĩ mô áp dụng trong y tế như thế nào?
Thu nhập bình quân đầu người
Sức khỏe
Chi phí y tế
 Xem xét sự ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người và chi phí y tế đến sức khỏe:
 Chi phí cao không đồng nghĩa với sức khỏe tốt, mà phải xem xét hệ thống y tế được tổ chức như thế nào để đưa lợi
ích cao nhất so với kinh phí đầu tư.
 Cải thiện kinh tế đi kèm với sự cải thiện tình trạng sức khỏe chung. Nhưng nền kinh tế nào cũng có bệnh của nó.
VD: KT phát triển thì có ung thư, béo phì, tiểu đường, stress … Kinh tế kém phát triển thì sẽ gặp tình trạng sốt rét, lao ….
3.1. Chi phí?

Phân biệt chi phí và giá:
Chi phí

Giá

Toàn bộ nguồn lực (thường quy ra tiền) để tạo ra (đê có (Phí, viện phí) Là số tiền mà người mua trả cho người bán
được) một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Chi phí dịch vụ y tế:
Giá = Chi phí + Lợi nhuận
 Lương BS, điều dưỡng, cán bộ hỗ trợ trực tiếp tham
gia cung cấp dịch vụ.
 Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao
 Điện, nước, vật tư văn phòng
 Khấu hau trang thiết bị, máy móc
 Quản lý hành chính, tài chính, phục vụ
Phân loại chi phí dựa trên quan điểm người cung cấp dịch vụ:
Phân loại theo giai đoạn triển khai:

Chi phí thiết lập

Chi phí duy trì

Chi phí cho các hoạt động tính từ thời điểm quyết định Chi phí cho các hoạt động về sau( thường tính trong 1 giai
triển khai hoạt động đến khi dịch vụ đầu tiên được cung đoạn nào đó)
cấp.
Ví dụ: Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, mua Ví dụ: lương, hóa chất, vật tư tiêu hao.
sắm trang thiết bị
Chi phí trực tiếp – gián tiếp:
Chi phí trực tiếp
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

Chi phí gián tiếp
pg. 14


Liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa, cung cấp Không trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch
dịch vụ
vụ
Ví dụ: Lương và phụ cấp cán bộ trực tiếp giam gia ca Chi phí của các bộ phận hành chính, kế toán
mổ
Chi phí cố định:
Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Là những hạng mục chi phí không bị ảnh hưởng bởi Là những hạng mục chi phí bị ảnh hưởng bởi những thay
những thay đổi về qui mô hoạt động
đổi về quy mô hoạt động

VD: lương và phụ cấp cán bộ phòng khám

Thuốc, vật tư tiêu hao tại phòng khám

Chi phí đầu tư – thường xuyên:
Chi phí đầu tư

Chi phí thường xuyên

Là những mục chi phí thông thường phải trả một lần, Là những chi phí xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một
ngay từ khi bắt đầu một dự án hay một can thiệp y tế. năm hoặc nhiều năm
Đó thường là các khoản chi phí lớn, và có giá trị sử dụng
trên một năm
Chi lương, thưởng, phụ cấp cán bộ

VD: Chi phí xây dựng, mua sắm máy móc

= Chi phí cố định + chi phí biến đổi
= Chi phí vốn + chi phí thường xuyên
= Chi phí trực tiếp + gián tiếp
CHI PHÍ TRUNG BÌNH = Tổng chi phí/số lượng sản phẩm
CHI PHÍ BIÊN: Chi phí thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm nào đó:
TỔNG CHI PHÍ

Cmn 1  TCn 1  TCn
 Ý nghĩa:
 Thể hiện sự thay đổi về mối quan hệ giữa tổng chi phí với khối lượng hoạt động của một chương trình y tế.
 Mối quan hệ với chi phí trung bình
VD chi phí:
Đầu tư


Thường xuyên

Cố định

Phòng mổ

Lương nhân viên

Biến đổi

Stent

Thuốc

Phân loại chi phí trên quan điểm người sử dụng dịch vụ:

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 15


3.2. Chỉ số hiệu quả?
Chỉ số

Khái niệm

Ví dụ

Chỉ số hiệu quả

trực tiếp

Những thay đổi của các chỉ số sinh hóa và sinh lý dưới Độ chênh lệch huyết áp, độ giảm triệu
tác dụng của thuốc hoặc các liệu pháp điều trị nghiên chứng và hội chứng bệnh, độ tăng
cứu
hồng cầu... trước và sau khi điều trị

Chỉ số hiệu quả
gián tiếp

Những hiệu quả không trực tiếp được ghi nhận ngay sau Sự giảm tần số biến chứng, sự giảm số
khi dùng thuốc
ngày nhập viện.

Chỉ số sức khỏe

Những sự thay đổi về mặt sức khỏe ở nhóm sử dụng Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sống, thời gian
liệu pháp điều trị mới
sống, tỷ lệ tàn tật, số năm sống không
tàn tật

Chỉ sốt chất lượng
cuộc sống

Những sự thay đổi về mặt chất lượng sống liên quan Số năm sống chất lượng (quality lifeđến sức khỏe ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
years gained – QALY)

4. Kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế như thế nào?
4.1. Thị trường trong kinh tế y tế.
 Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hửu sản phẩm, dịch vụ, tiền tệ giữa người bán và người mua  Xác định rõ

ràng số lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ.
 Trong thị trường chăm sóc sức khỏe thì dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một loại hàng hóa. Nó tuân thủ nguyên tắc của
thị trường thông thường nhưng có một số đặc điểm:
 Sản phẩm của thị trường chăm sóc sức khỏe là dịch vụ chăm sóc sức khỏe chứ không phải là sức khỏe và sức khỏe là
lợi ích thu được.
Đặc điểm của thị trường trong kinh tế y tế:
 Tính ngoại biên: rất lớn, nhu cầu của bản thân bị ảnh hưởng bởi nhiều người xung quanh.
 Tính thông tin bất đối: thông tin trong thời gian song song giữa người dùng và người cung ứng.
 Ví dụ: Khi mua điện thoại: được lựa chọn tìm hiểu theo ý.
 Trong khám bệnh: bệnh nhân không được lựa chọn xét nghiệm.
 Tính không lường trước được: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe được quyết định một cách đột ngột và hoàn toàn ngẫu nhiên.
 VD: Không lường trước được bệnh gì trong ngày mai, nên các bác sĩ có quyền quy định xét nghiệm cho bệnh nhân,
phải có danh sách bảo hiểm y tế.
Thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích gì ? Điểm chung của họ ?
- Tối ưu hóa nhu cầu (thõa mãn nhu cầu tốt nhất, lợi nhuận cao nhất, chi phí thấp nhất).
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 16


Thông tin thu thập được khi tham gia thị trường?
- Người bán: thông tin về nhu cầu người dùng, đối thủ cạnh tranh.
- Người mua: thông tin sản phẩm, thông tin về nơi chốn.

Các chức năng của thị trường:
 Chức năng thừa nhận: sản phẩm thỏa mãn nhu cầu sẽ được thừa nhận.
 CN thực hiện: trao đổi giữa người bán và người mua  cung cầu, giá cả.
 CN điều tiết: sản phẩm, dịch vụ sẽ tự dịch chuyển, điều tiết từ nơi có nhu cầu thấp đến cao.
 CN thông tin: Cung cấp thông tin về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, người bán, người mua.
Các quy luật chi phối thị trường:

 Quy luật giá trị: Sản xuất, trao đổi dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hôi cần thiết, bình quân trong xã hội.
 Quy luật cung cầu: Cung và cầu  xích lại gần nhau  cân bằng thị trường (Bàn tay vô hình tự động)
 Quy luật giá trị thặng dư: hàng hóa bán ra phải bù khoản sản sản xuất và lưu và khoản lợi để tái sản xuất.
 Quy luật cạnh tranh: hàng hóa ngày càng có chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn  lợi nhuận cao hơn và cạnh tranh
hàng hóa cùng loại.
Điểm cân bằng của thị trường là gì? Thị trường tồn tại theo quy luật cung cầu như thế nào?
 Tại điểm cân bằng lượng cung và lượng cầu = nhau.
 Quy luật cung cầu: Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung = cầu nên không tạo ra một
áp lực thay đổi giá nào. Nếu một lý do nào đó, giả cả tăng  Cung > cần  Giá giảm  Cân bằng.
 Cơ chế thị trường: Sự vận động giá cả trên thị trường dựa vào quy luật cung cầu.
Vai trò của chính phủ tham gia và thị trường?
 Vai trò kiểm soát giá của chính phủ.
- CS: Thặng dư tiêu dùng
- PS. Thặng dư sản xuất
 Giá trần: là mức giá cao nhát mà người bán được phép bán. Chính phủ quy định mức giá cao nhất đối với 1 số hàng
hóa nhằm mục đích bảo hộ cho 1 nhóm người tiêu dùng nhất định.
Mức giá trần thường thấp hơn mức giá cân bằng thị trường  thiếu hụt hàng hóa, mất cân bằng thị trường
 Giá sàn: là mức giả thấp nhất mà người mua được phép mua. Chính phủ thường quy định mức gia tối thiểu đối với 1
số hàng hóa nhằm bảo hộ cho 1 số nhà sản xuất đặt biệt là các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Giá sàn thường cao hơn giá cân bằng thị trường gây ra dưa thừa hàng hóa.
 Vai trò của chính sách thuế tới thị trường.
 Thuế trực thu: là thuế trực tiếp thu nhập và là phần phải trích nộp trước khi tiêu dùng. Người nộp là người chịu thuế.
 Thuế gián thu: Là khỏa thuế gián tới thu nhập thông qua tiêu dùng hàng hoán và dịch vụ trên thị trường. Người nộp
thuế không phải là người chịu thuế mà nộp thay cho khách hàng vì tiền thuế đã được tính vào trong giá cả hàng hóa,
dịch vụ.
4.2 Cung trong kinh tế y tế?
Khái niệm:
 Cung là số hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở mức giá khác nhau trong khoảng
thời gian nhất định.
 Lượng cung là số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi. Chúng

ta có thể thấy là cung biểu diễn mạnh giữa giá và lượng cung.
 Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả trên 1 trục tọa độ. Trục tung biểu hiện giá, trục
hoành biểu hiện lượng cung.
 Quy luật cung: Giá tăng, cung tăng khi khả năng sản xuất chưa thay đổi.
 Cung trong kinh tế y tế: cán bộ y tế, phòng khám bệnh viện.
 Tuân theo những quy luật của kinh tế vi mô.
 Sản phẩm của thị trường chăm sóc sức khỏe không đồng nhất. (Các tuyến khám bệnh, các phòng khám có chất lượng
khác nhau).
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:
 Công nghệ SX
 Giá cả yếu tố đầu vào
 Chính sách thuế
 Số lượng người sản xuất
 Các kỳ vọng
 Số lượng người lao động
 Điều kiện tự nhiên
 Yếu tố khác
Phân loại cung:
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 17


 Cung doanh nghiệp là số lượng hàng hóa ở các mức giá khác nhau của 1 nhà sản xuất nào đó trong một thời gian.
 Cung thị trường là tổng số lượng hàng hóa ở các mức giá khác nhau của tất cả các nhà sản xuất mặt hàng đó trong một
thời gian
4.3. Cầu trong kinh tế y tế?
Khái niệm:
 Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng
thời gian nhất định.

 Lượng cầu: là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại 1 mức giá nào đó với các yếu tố khác không
đổi (với giả thuyết CP – Ceteris Paribus) (giá cả đối thủ không đổi, không thêm bớt đối thủ, thuế không đổi, chính sách
không đổi).
 Hàm cầu là hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của nó. Thường dùng dưới hàm bật
nhất.
 Đường cầu: đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả trên đồ thị.
 Quy luật cầu: trong điều kiện các yếu tố khác của thị trường không thay đổi (Ceteris Paribus), khi giá tăng thì cầu giảm
và ngược lại. (Trừ hàng hóa thiết yếu)
 Công thức: Q  Q1  Q2  f1 ( P)  f 2 ( P) Q: cầu, P : giá.
 Cầu trong kinh tế y tế: Những người có nhu cầu chăm sóc ức khỏe.
Yếu tố ảnh hưởng đến cầu:
 Thu nhập: hàng thứ cấp – nghịch, hàng cao cấp – thuận.
 Thị hiếu người tiêu dùng
 Giá hàng hóa liên quan
 Thay thế: cùng thỏa 1 nhu cầu.
 Bổ sung: màn hình và CPU.
 Số lượng người tiêu dùng (quy mô thị trường)
 Kỳ vọng
 Chính sách nhà nước.
 Các yếu tố khác.
 Tính sẵn có của dịch vụ
 Chất lượng dịch vụ - Người cung ứng
 Bạn bè
 Thời tiết, khí hậu
Phân biệt các khái niệm:
 Mong muốn: Là cái mà người bệnh cho rằng sẽ tốt nhất với họ.
 Yêu cầu (cầu): Là cái cuối cùng người tiêu dùng mua.
 Nhu cầu (Cần): là cái thực sự cần thiết do nhà chuyên môn quy định.
Cầu có thể trùng hoặc không trùng với cần và mong muốn.
So sánh cầu cá nhân và cầu thị trường

 Cầu cá nhân là cầu của 1 người tiêu dùng dịch vụ hàng hóa nào đó trên thị trường.
 Cầu thị trường là tổng mức cầu cá nhân ứng với từng mức giá.
Phân loại nhu cầu:
 Nhu cầu tiềm năng: số lượng sản phẩm được khách hàng yêu cầu (có khả năng và sẵn sàng mua)
 Nhu cầu thực tế: số lượng sản hpaarm thỏa mãn đúng với yêu cầu khách hàng.
 Nhu cầu không thỏa mãn: số lượng sản phẩm không thỏa mãn đúng với yêu cầu khách hàng
 Nhu cầu thỏa mãn không hoàn toàn: số lượng sả phẩm từ chối cung cấu
 Nhu cầu không thỏa mãn một phần: số lượng sản phẩm thay thế sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
______________

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DƯỢC
1. Hoàn cảnh ra đời của KTD?

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 18


2. Khái nhiệm KT dược?
Pharmacoeconomics – “description and analysis of the costs of drug therapy to healthcare system and society”
 Kinh tế dược – môn khoa học ứng dụng nghiên cứu so sánh tỷ lệ giữa chi phí và hiệu quả của các liệu pháp điều trị và
dự phòng khác nhau nhằm lựa chọn những liệu pháp trị liệu tối ưu.
 Kinh tế dược - là ngành khoa học ứng dụng hiện đại đánh giá về mặt kinh tế chất lượng điều trị bằng thuốc hoặc không
bằng thuốc trên cơ sở đánh giá tổng hợp kết quả điều trị và chi phí điều trị.
3. Lịch sử phát triển?
 Đầu 1960s: dược học phát triển như là môn học lâm sàng (dược lâm sàng, thông tin thuốc, dược động học...)
 1978: McGhan, Rowland, và Bootman (ÐH Minnesota) giới thiệu những khái niệm về phân tích chi phí-lợi ích, chi phíhiệu quả
 1986: thuật ngữ “pharmacoeconomics” được sử dụng lần đầu tiên bởi Ray Townsend tại hội nghị dược sĩ ở Toronto,
Canada
 1993: Australia sử dụng kết quả phân tích kinh tế dược là cơ sở để quyết định trợ cấp của chính phủ đối với thuốc mới

 Từ 1993: phân tích kinh tế dược đã được sử dụng tại Canada, Phần Lan, New Zealand, Nauy, Thụy Điển, Anh...
4. Vai trò của KT Dược?
Kinh tế dược cho phép:
 Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng những can thiệp y tế (thuốc, liệu pháp điều trị…) mới, đắt tiền hơn ở khía cạnh độ
an toàn, hiệu quả và lợi ích kinh tế.
 Lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu giữa rất nhiều các phương pháp điều trị
 Hoạch định chi phí với hiệu quả mong đợi tối ưu nhất
5. Những câu hỏi có thể được giải đáp nhờ kinh tế dược ? (10)
 Những thuốc nào nên cho vào danh mục thuốc bệnh viện?
 Thuốc nào tốt nhất cho mỗi nhóm bệnh nhân cụ thể?
 Thuốc nào tốt nhất để phát triển sản xuất công nghiệp?
 Thuốc nào nên được chọn vào danh mục thuốc thiết yếu?
 Thuốc nào nên được chọn vào danh mục thuốc chủ yếu?
 Thuốc nào nên được chọn vào danh mục bảo hiểm?
 Chi phí của mỗi năm sống chất lượng của bệnh nhân khi sử dụng thuốc là bao nhiêu?
 Chất lượng sống của bệnh nhân có được tăng lên khi sử dụng liệu pháp điều trị cụ thể không?
 Thuốc nào là tối ưu cho những bệnh cụ thể này?
 Lợi ích mà bệnh nhân thu được cho mỗi liệu pháp điều trị cụ thể là gì?
6. Đối tượng nghiên cứu của KTD?
 Chi phí cho từng bệnh cụ thể (gánh nặng bệnh tật)
 Chi phí điều trị bệnh nhân
 Chi phí cho khóa điều trị bằng dược phẩm
 Chi phí y tế nói chung

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 19


7. Những rào cản trong lựa chọn thuốc?

 Chất lượng
 Hiệu quả
 Độ an toàn
_________________

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG KT DƯỢC
1. Khái niệm
 Chi phí - tổng nguồn lực bỏ ra để sản xuất một đơn sản phẩm/dịch vụ (đối với nhà sản xuất) hoặc để sở hữu/sử dụng
một sản phẩm/dịch vụ nào đó (đối với người tiêu dùng).
 Chi phí của bất kì một hàng hàng hóa nào đó chính là sự mất đi cơ hội sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ khác.
 Chi phí cơ hội (Opportunity costs): lợi ích tốt nhất bị bỏ qua khi lựa chọn phương án này mà không lựa chọn phương
án khác.
2. Phân loại chi phí?
Tổng quan Kinh Tế Y Tế. Phần 3. Mục 3.1
3. Phương pháp phân tích chi phí cho người cung cấp dịch vụ?
 Phân tích từ trên xuống
 Phân tích từ dưới lên

TỔNG CHI PHÍ = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
= Chi phí vốn + chi phí thường xuyên
= Chi phí trực tiếp + gián tiếp
CHI PHÍ TRUNG BÌNH =

Tong chi phi
So luong san pham

Khấu hao = Giá mua * Hệ số khấu
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 20



Giá mua (hiện tại) = Giá mua (quá khứ) *
Hệ số khấu hao: a 

CPI now
CPI past

r *(1  r ) n
(1  r ) n  1

Trong đó:

a: hệ số khấu hao
r: lãi suất
N: thời gian sử dụng (năm)
4. Phương pháp phân tích chi phí cho người sử dụng dịch vụ?
CHI PHÍ NGƯỜI BỆNH = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp

CPnow  CPpast *

CPI now
CPI past

Chi phí trong tương lai (giá) trong tương lai quy đổi về chi phí (giá) ở hiện tại bằng công thức:

CPNow 

CPfuture
(1  r ) a


Trong đó:

CPnow là chi phí (giá) thời điểm hiện tại

CPfuture là chi phí (giá) thời điểm n trong tương lai
r là tỉ lệ chiết khấu (lãi suất hằng năm)
a là khoảng cách thời gian từ thời điểm hiện tại đến thời điểm n.
5. Điều chỉnh lạm phát.
 Giá trị tiền tệ có thể thay đổi hằng năm, có thể là do lạm phát hoặc giảm phát
 Đối với việc tính toán chi phí cho một hoạt động kéo dài trong nhiều năm cần điều chỉnh giá chi phí về một thời điểm
 Thường dựa và chỉ số giá tiêu dùng
 Thường được sử dụng trong đánh giá hiệu quả hoạt động.
______________________

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG KINH TẾ DƯỢC
1. Phân loại các chỉ số hiệu quả trong kinh tế dược?
Xem bài Tổng quan kinh tế dược. Phần 3. Mục 3.2
2. Chỉ số QALY?
2.1. Khái niệm
 QALY – đơn vị đo lường thể hiện được cả năm sống và chất lượng những năm sống đó (YHL – year of healthy life,
HAPY – Health Adjusted Person Year, HALE – Health Adjusted Life Expectancy)
 1968: QALY bắt đầu sử dụng bởi Herbert Klaman và cộng sự trong một nghiên cứu về suy thận mãn
 Từ 1977: QALY bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong một số bài báo được đăng trong tạp chi NEJM của ĐH Harvard
2.2 Đặc tính của QALY.
 Phụ thuộc vào mức độ ưa thích (bao gồm thoả dụng và giá trị).
 Trạng thái sức khoẻ tốt hơn có mức ưa thích cao hơn.
 Mức độ ưa thích nằm trong khoảng hoàn toàn khoẻ mạnh (ưa thích = 1) và tử vong (ưa thích = 0).
 Đo lường dựa trên thang điểm (biến khoảng chia).
2.3. Công thức tính


QALY = Thời gian sống *U
U (Utility): mức thỏa dụng, hệ số chất lượng sống
Ví dụ: Một người có kỳ vọng sống là 7 năm trong đó 2 năm ông ta đạt trạng thái sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh; 1,5 năm
đạt sức khỏe có mức thỏa dụng là 0,7; 1 năm đạt trạng thái sức khỏe có mức thỏa dụng là 0,3; và 2,5 năm có mức thỏa dụng
là 0.9. Tính QALYs.
2.4. Phương pháp phân tích:
Ưu

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp gián tiếp

Kiểm soát được đối tượng
Đánh giá tâm lý bệnh nhân tốt hơn

Dễ, nhanh

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 21


Nhược

Chậm, tốn chi phí, sức lực
Kết quả phụ thuộc vào người phỏng vấn

Không chính xác


Phương pháp

 Time Trade OFF
 Standard gamble
 Visual Analogue Scale

Questionnaire:
 WHO Quality of Life-BREF (WHOQOL-BREF)
 EuroQoL EQ-5D
 EORTC QLQ-C30

3. Chỉ số DALY?
3.1. Khái niệm
DALY (Disability Adjusted Life Years – số năm sống được điều chỉnh theo mức độ tàn tật) – đơn vị đo lường gánh nặng
bệnh tật trong cộng đồng thể hiện được sự mất đi những năm sống do tàn tật, bệnh tật và do chết sớm.
3.2 Công thức tính

DALY = YLL + YLD
YLL Year Life Lost (số năm sống mất đi do chết sớm)

YLD Year Lived with Disability (số năm sống mất
đi vì tàn tật hoặc thương tích)


nhân

YLL = Kỳ vọng sống – Tuổi lúc chết
Chuẩn:
Nam 80;
Nữ 82.5


YLD = L*D
D - disability weight: hệ số bệnh tật (mức độ nặng
nhẹ của bệnh)
L - thời gian mang bệnh trung bình

Cộng
đồng

YLL được tính dựa vào kỳ vọng sống trung bình cho từng
nhóm tuổi và theo hai giới và áp dụng công thức:
YLD = I*L*D
YLL = I*(Kỳ vọng sống – tuổi chết)
I: số mới mắc hoặc chết trong một khoảng thời gian.
___________________

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ DƯỢC
1. Khi tiến hành nghiên cứu kinh tế dược khoa cần tuân thủ quy tắc nào?
Quy tắc 3Đ
 Đúng chỉ số hiệu quả
 Đúng chỉ số chi phí
 Đúng thiết kế nghiên cứu
2. Phân loại các phương pháp phân tích chi phí?
Loại phân
tích

Khái niệm

Phân tích
“giá thành

bệnh”

 Phân tích toàn bộ chi phí để tiến hành chẩn đoán- điều
trị một bệnh cụ thể
 Là nghiên cứu kinh tế dược duy nhất không tính đến
hiệu quả điều trị
 Được coi là đánh giá bệnh về mặt kinh tế và là cơ sở
phân bổ nguồn vốn của bộ y tế giữa các bệnh khác nhau
 Cần thiết để tìm ra những bệnh là gánh nặng về mặt kinh
tế cho người bệnh và xã hội
 Đưa ra những thông tin bổ ích về cấu trúc của chi phí
và giúp định hướng nghiên cứu những chi phí cao nhất

Phân tích
tối thiểu hóa
chi phí

Phân tích
chi phí-hiệu
quả

Công thức

COI  DC  IC
COI : cost of illness (giá thành bệnh)
DC: direct cost (chi phí trực tiếp)
IC: indirect cost (chi phí gián tiếp)
Trong trường hợp bệnh diễn ra theo nhiều
giai đoạn điều trị khác nhau (nội trú, ngoại
trú, cấp cứu...), giá thành bệnh sẽ được tính

theo công thức sau:

COI  1 ( DCi  ICi )
n

 Phương pháp kinh tế dược được sử dụng để tìm ra chênh
CMA  COI 2  COI1
lệch chi phí giữa 2 can thiệp y tế (thường là thuốc) có
CMA: tối thiểu hóa chi phí
chỉ số hiệu quả ngang nhau.
 Ví dụ: phân tích tối thiểu hóa chi phí giữa các thuốc DC1, DC2: Chi phí điều trị trực tiếp bằng liệu
pháp 1, 2
generic
IC1, IC2: Chi phí điều trị gián tiếp bằng liệu
pháp 1, 2
 Phương pháp kinh tế dược so sánh giữa 2 liệu pháp điều
trị khác nhau về chi phí và hiệu quả

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

CER 

COI DC  IC

Ef
Ef

CER: chỉ số chi phí-hiệu quả (costeffectiveness ratio)
pg. 22



 Phương pháp này cho phép xác định liệu pháp điều trị
nào hiệu quả hơn về mặt kinh tế dựa trên chênh lệch
giữa hiệu quả và chi phí
 So sánh chỉ số CER giữa 2 liệu pháp điều trị, CER của
liệu pháp nào thấp hơn thì liệu pháp đó có hiệu quả
kinh tế hơn
 Khi liệu pháp điều trị mới có chi phí cao hơn và đem lại
hiệu quả cao hơn  đánh giá qua ICER
 ICER cho biết chi phí phải trả thêm cho một đơn vị
hiệu quả tăng thêm, chỉ số này so sánh với ngưỡng chi
trả để kết luận.
 Ngưỡng chi trả (WTP: Willingness – to – pay)
 Ngưỡng chi trả là giá trị đồng tiền có thể chi trả để
có một sự thay đổi sức khỏe
 Khác nhau tùy vào mỗi quốc gia.

DC: Chi phí trực tiếp của liệu pháp điều trị
IC: Chi phí gián tiếp của liệu pháp điều trị
Ef: Chỉ số hiệu quả của liệu pháp điều trị

ICER 

COI1  COI 2
Ef1  Ef 2

ICER: Incremental Cost-Effectiveness ratio
(Chỉ số gia tăng chi phí-hiệu quả)
DC1, DC2: Chi phí trực tiếp liệu pháp điều trị
1, 2

IC1, IC2: Chi phí gián tiếp liệu pháp điều trị
1, 2
Ef1, Ef2: Chỉ số hiệu quả của liệu pháp điều
trị 1, 2

Phân tích
chi phí –
hiệu lực
CUA

 Là 1 dạng của phương pháp phân tích “chi phí-hiệu quả” Đánh giá thông qua chỉ số chi phí thỏa dụng
trong đó chỉ số hiệu quả là chỉ số sức khỏe.
COI
CUR 
 Cho biết chi phí cho 1 năm sống có chất lượng khi sử
QALY
dụng liệu pháp điều trị nào đó
 So sánh 2 hay nhiều thuốc có kết quả khác nhau về
chủng loại

Phân tích
chi phí – lợi
ích
CBA

 Là phương pháp phân tích kinh tế dược trong đó cả chi
phí và lợi ích đều được tính bằng đơn vị tiền
 Đây là phương pháp cho phép tính lợi ích kinh tế của
liệu pháp này so với liệu pháp kia trong điều trị những
bệnh cụ thể

 Là phương pháp ít dùng vì những khó khăn nhất định
trong việc tính chỉ số hiệu quả bằng đơn vị tiền tệ.
____________

MÔ HÌNH HÓA TRONG KINH TẾ DƯỢC
1. Kể tên các kỹ thuật thu thập dữ liệu kinh tế dược?
 Alongside clinical trial

 Modelling

Ưu

Alongside clinical trial

Modelling

Cụ thể
Chính xác từng bệnh nhân
Các chi phí khác

Hình dung tổng thể, nhanh, ít tốn, có thể
đánh giá được hiệu quả kinh tế về lâu
dài

Nhược Mất thời gian, công sức, chi phí tăng dần
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

Có nhiều giả định, kết quả mang tính
ước lượng là chính
pg. 23



Phải chọn mẫu lý tưởng, không đại diện tổng thể, người bệnh khỏe,
ít ADR
Tuân thủ nghiêm ngặt, thời gian nghiên cứu ngắn, không phản ánh
tác động lâu dài
2. Mô hình hóa là gì? Vai trò của nó và khi nào sử dụng?
Mô hình hóa là phương pháp mô tả các sự việc nhờ xây dựng mô hình mô phỏng.
Vai trò:
 Đơn giản hóa thế giới thực
 Giúp đánh giá hiệu quả kinh tế của thuốc/ can thiệp y tế trong thời gian dài.
Những trường hợp sử dụng phương pháp mô hình hóa:
 Khi nghiên cứu lâm sàng không đánh giá những hiệu quả điều trị lâu dài hoặc gián tiếp
 Khi cần đưa ra quyết định về sự hợp lý trong lựa chọn thuốc hoặc liệu pháp điều trị ở bệnh nhân không được bao gồm
trong nghiên cứu trước đó
 Khi chuyển những kết quả phân tích kinh tế từ nước này sang nước khác
 Thiếu kết quả nghiên cứu lâm sàng cho những thuốc/liệu pháp điều trị cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế
 Không có nghiên cứu lâm sàng hoặc không cần thiết thực hiện
3. Mô hình hóa có nhược điểm gì?
 Sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nhau
 Có nhiều giả sử
4. Những mô hình được sử dụng trong KTD?
Cây quyết định (Decision Tree Model)
Khái niệm

Markov

Là mô hình mô tả các phương án điều trị có thể Là mô hình toán học mô tả chuỗi các sự kiện lặp đi
thực hiện cho một trạng thái bệnh tật nào đó dưới lặp lại và chuyển hóa qua lại lẫn nhau với những
dạng cây phân nhánh.

tần số chuyển hóa và chu kì chuyển hóa nhất định.

Mô hình

Quyết định,

Những dữ
liệu cần thiết

Đặc điểm

Được sử dụng
khi

Cơ hội,

Trạng thái cuối

 Có ít nhất 2 lựa chọn điều trị
 Các tình huống có thể xảy ra cho mỗi lựa chọn
điều trị
 Tỷ lệ các kết quả có thể xảy ra ở mỗi lựa chọn
 Chỉ số hiệu quả ở mỗi phương án lựa chọn
 Chỉ số chi phí ở mỗi phương pháp lựa chọn
 Mô hình cây quyết định cấu trúc hóa chuỗi lựa
chọn – kết quả
 Sử dụng các dữ liệu về xác suất, chi phí và hiệu
quả có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau
 Mô hình không tính đến yếu tố thời gian (xác
suất, chi phí, kết quả không thay đổi bởi thời

gian)

 Trạng thái Markov
 Chu kì Markov
 Tần số chuyển
 Khoảng thời gian (Time horizon)
 Quần thể
 Mô hình Markov được sử dụng dựa trên quan
điểm bệnh là một chuỗi những trạng thái nhất
định
 Ưu điểm: Xét đến yếu tố thời gian (sử dụng cho
bệnh mãn tính)
 Khuyết điểm:
Không có bộ nhớ
Tần số chuyển không phụ thuộc vào trạng thái
trước đó

Khi yếu tố thời gian không ảnh hưởng đến kết quả
điều trị (bệnh cấp tính)
Khi không có những giai đoạn bệnh lặp đi lặp lại

Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 24


5. Những lỗi có thể có trong mô hình hóa?
 Không sử dụng đúng dữ liệu lâm sàng
 Dữ liệu hiệu quả
 Lấy dữ liệu từ nước khác

 Không xây dựng đúng mô hình
__________

MARKETING
1. Lịch sử.
1.1 Lịch sửa ra đời:
 Do sự mâu thuẫn giữa người mua và bán về giá cả
 Do sự mâu thuẩn của người bán và người bán về cạnh tranh
1.2. Phát triển
Tiêu chí

Truyền thống: trước 1950

Marketing hiện đại

Đặc điểm khởi đầu

Nhà SX

Thị trường

Đối tượng quan tâm

Sản phẩm

Nhu cầu khách hàng

Phương tiện đạt mục đích

Bán sản phẩm và cổ động


Tổng hợp nổ lực marketing

Mục tiêu cuối cùng

Lợi nhuận qua tăng khối lượng bán

Lợi nhuận thông qua thỏa mãn nhu cầu người tiêu
dùng và lợi ích xã hội

2. Quan điểm Marketing.
Quan
điểm Khái niệm
Marketing

Ví dụ

Hướng sản xuất

Người tiêu dùng ưa sản phẩm bán rộng rãi, hạ giá và những nơi mà người tiêu Ford
dùng đã quen, có chổ đứng.

Theo sản phẩm

Chất lượng cao nhất, công nhiệu nhiều hay có tính năng mới

Theo bán hàng

Người dùng ngần ngại trong việc mua hàng nên công ty cần có đầy đủ các công Bảo hiểm, từ điển
cụ kích thích mua hàng và khuyến mãi để kích thích mua hàng nhiều hơn

BK

Theo nhu cầu

Chìa khóa để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu J&J, Honda
cầu cùng mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thỏa mãn
mong muốn một cách hiệu quả và hiệu năng hơn đối thủ cạnh tranh

Theo xã hội

Doanh ngiệp không những thỏa mãn đúng nhu cầu và đòi hỏi của khách Vinamilk
hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo quan tâm
đến lợi ích của cộng đồng và xã hội

3. Khái niệm và bản chất của marketing.
3.1 Khái niệm cơ bản.
 Nhu cầu:
 Theo Maslow
 Là một trạng thái thiếu hụt thõa mãn nào đó.
 Mong muốn: ao ước có được những thứ cụ thể thỏa mãn nhu cầu xa hơn.
 Yêu cầu:
 Mong muốn những sản phẩm có khả năng và sẵn sàng mua.
 Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hổ trợ.
 Sản phẩm:
 Hàng hóa/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn.
 Ý nghĩa quan trọng của sản phẩm vật chấ bắt nguồn không phải từ việc sử hữu chúng mà là lợi ích mà chúng đem
lại.
 Trao đổi:
 Hành vi nhận được vật mong muốn từ một người đưa cho họ vật khác
 Điều kiện:

- 2 bên
- Có sản phẩm có giá trị đối với đối phương
- Truyền thông và phân phối
- Tin rằng việc trao đổi có lợi với mình.
- Mỗi bên tự do chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm đề nghị của bên kia
Tinpee © 2015 CTD 1.2.0 Released 25.07.2015

pg. 25


×