Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.84 KB, 31 trang )

Phần 1: Mở đầu.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đã biết, văn hóa văn nghệ mang trong mình những vai trò
nhất định, hết sức quan trọng_là động lực, mục tiêu phát triển của đất nước.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng vấn đề công tác văn hóa văn
nghệ, luôn luôn làm sao nâng cao khả năng nhận thức cũng như sang tạo của đội
ngũ những người làm công tác này.
Báo chí, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước. Báo chí là một lĩnh
vực cũng như các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Làm báo là một nghề
cũng như bất kì nghề nào khác trong xã hội, người làm báo là một người “làm
nghề” trong lĩnh vực báo chí, như bất kì người lao động khác trong xã hội.
Vai trò của báo chí rất to lớn, cho nên trách nhiệm xã hội của nó cũng rất
lớn. Nếu nó hoạt động tích cực thì hiệu quả xã hội rất lớn, và khi nó tiêu cực thì
ảnh hưởng không hề nhỏ đối với xã hội. Vì thế, vai trò cũng như trách nhiệm
của người làm báo là vô cùng to lớn.
Chúng ta không coi báo chí là hàng hóa thông thường mà coi nó là một
lĩnh vực của hoạt động văn hóa, tư tưởng. Chúng ta khuyến khích báo chí_báo
chí hoạch toán kinh doanh nhưng chông “thương mại hóa” báo chí, vì nêu lấy
tiêu chuẩn lợi nhuận là chính thì báo chí sẽ chỉ hướng vào phục vụ những người
có khả năng thanh toán, không hướng đến công nhân, nông dân, trí thức, những
người không giàu có gì để có thể mua báo thường xuyên, và cũng vì “chạy theo
lợi nhuận” mà có thể báo chí xa rời mục tiêu, tôn chỉ, phạm vào khuyết tật mà
một nhà văn hóa đã nói “Có khi ông chủ báo thu được 5 đồng lợi nhuận, nhưng
xã hội sẽ phải bỏ ra gấp trăm lần số tiền như thế để chữa chạy ngoài xã hội mà
chính 5 đồng kia đã gây nên”.
Cho nên, với vai trò hết sức quan trọng, phản ánh, thông tin, góp phần tạo
ra dư luận xã hội, định hướng cho người đọc, người nghe,..mang nội dung, tư
tưởng của Đảng, Nhà nước truyền tải lại cho đông đảo quần chúng nhân dân,
mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thế xã hội, cũng như trình độ tri thức,…
1



Dặc biệt trong việc truyền tải những vấn đề, có thể coi, hết sức nhạy cảm_văn
hóa, văn nghệ, đòi hỏi nhà báo cũng như các phương tiện truyền thông đại
chúng cần phải thông tin sao cho chân thực, chính xác, khách quan.
Với ý nghĩa nhằm xem xét, khảo sát, tìm hiểu thông tin về văn hóa, văn
nghệ trên báo chí, bài viết này nhằm xem xét, tìm hiểu vấn đề trên tờ báo cụ thể,
ở đây là báo mạng điện tử Dân trí, sẽ cho chúng ta thấy những cái nhìn thực tế,
xác thực, toàn diện cũng như những hiểu biết hơn về diện mạo thông tin văn
hóa, văn nghệ.
Từ việc khảo sát, nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận thức được những
ưu thế cũng như những mặt hạn chế trong quá trình thông tin về lĩnh vực hết sức
nhạy cảm mà thiết yếu, quan trọng này. Để từ đó có những giải pháp khắc phục
hiệu quả, nâng cao chất lượng thông tin, định hướng dư luận, truyền tải tư
tưởng.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Báo mạng điện tử Dân trí (Dantri.com)_Trang báo của Trung ương Hội
Khuyến học và Dân trí Việt Nam.
Các thể loại báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng, với lịch sử hình
thành, phát triển, với những đặc diểm, ưu thế, hạn chế khác nhau, vai trò, vị trí
khác nhau; tác động, chuyển hóa cho nhau, mà không cái nào có thể thay thế cái
nào, chúng song song cùng tồn tại.
Báo mạng điện tử nói chung, Dân trí nói riêng, tuổi đời non trẻ nhưng
tuổi nghề không hề non trẻ, những ưu thế, thuận lợi vượt trội, vai trò, vị trí hết
sức quan trọng trong xã hội ngày nay_thời kì công nghệ, viễn thông.
Có nhiều trang báo ssieenj tử khác nhau, nhưng Dân trí, một trang báo tiêu
biểu, đại diện cho “trí tuệ Việt Nam”, với những bước đi trưởng thành nhất định,
thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, mang nội dung tư tưởng Đảng,
Nhà nước truyền bá cho nhân dân.
Dân trí, với lượng truy cập, có thể nói khá đông, tầm ảnh hưởng rộng lớn,
trong và ngoài nước…

3. Bố cục tiểu luận.
2


Chương 1: Văn hóa văn nghệ_ Thông tin văn hóa văn nghệ.
1. Văn hóa văn nghệ.
2. Vai trò của văn hóa văn nghệ.
3. Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác văn hóa văn nghệ.
Chương 2: Báo Dân trí với vấn đề thông tin văn hóa văn nghệ.
1. Vài nét về Dân trí.
1.1. Sự ra đời, phát triển của báo chí_báo mạng điện tử.
1.2. Sự ra đời và phát triển của Dân trí (Dantri.com.vn).
1.3. Sơ khảo, những nét vẽ về Dân trí.
2. Thông tin văn hóa văn nghệ trên Dân trí.
2.1. Thuận lợi, khó khăn, thách thức.
2.2. Ưu điểm. (Nội dung, hình thức).
2.3. Hạn chế. (Nội dung, hình thức).
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin văn hóa văn nghệ trên
báo chí nói chung và trên Dân trí nói riêng.

3


Phần 2: Nội dung
Chương 1: Văn hóa, văn nghệ. Thông tin văn hóa văn nghệ.
1. Văn hóa văn nghệ.
Có lẽ, khi nhắc đến văn hóa văn nghệ, ắt hẳn trong chúng ta, không ai xa
lạ với khái niệm này. Dù ít hay nhiều, dù đầy đủ hay chưa đầy đủ, mỗi người
trong chúng ta đều có một hình dung, cách nhìn về nó. Thế nhưng, nói hiểu thực
sự, ngọn ngành, chính xác…thì ai trong chúng ta đảm bảo???

Văn hóa_cultura, là những từ, những khái niệm xuất hiện rất sớm trong đời
sống xã hội phương Đông (Trung Quốc) và phương Tây (La Mã) với những nội
dung khác nhau. Văn hóa, khái niệm rất rộng, có khoáng 500 khái niệm khác
nhau trên thế giới.
Từ định nghĩa đầu tiên của E.Taylor trong tác phẩm “Van hóa nguyên
thủy” (1871), cho tới đầu những năm 70 của thế kỉ trước, người ta đã thông kê
được vài trăm định nghĩa văn hóa, tuy nhiều điịnh nghĩa còn hạn hẹp và phiến
diện.
Nghiên cứu định nghĩa của các nhà văn hóa đi trước, ta thấy có 2 cách quan
niệm cơ bản:
Một là,văn hóa bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo ra khác với
tự nhiên.Mặc nhiên văn hóa hàm chứa cả cái đúng và cái sai ,trong văn hóa có
mặt sang và tối.
Quan niệm thứ 2 cũng hướng tới thế giới nhân tạo song phải là thế giới đã
được sàng lọc theo định chuẩn xã hội,chỉ là những gì là tốt đẹp với cuộc sống
con người (theo quan niệm lịch sử) mới được xem là văn hóa ,còn lại là “phản
văn hóa”.
Đã có rất nhiều các tổ chức ,các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về
văn hóa đưa ra các khái niệm về văn hóa và các vấn đề liên quan.Tuy nhiên,hiện
tại vẫn chưa có một khái niệm thống nhất tuyệt đối về văn hóa.

4


Nhiều quan điểm,khái niệm văn hóa khác nhau ví như Hội nghị quốc tế về
văn hóa ở Mexico(1982) để bắt đầu thập kỷ hóa UNESCO-đã thống nhất đưa ra
một khái niệm về văn hóa : “Trong ý nghĩa rộng nhất,văn hóa là tổng thể những
nét riêng biệt về tinh thần và vật chất,trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương,những lối sống,những quyền cơ bản của con người ,những hệ giá

trị,những tập tục và tín ngưỡng.”
Năm 2002,UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa : “văn hóa nên được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,vật chất,trí thức,
và xúc cảm của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,hệ thống
giá trị,truyền thông và đức tin.”
Cựu giám đốc UNESCO, giáo sư Federio Mayon,khi ông đưa ra một định
nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt
của cuộc sống ( của một cá nhân và của cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ
cũng như đang diễn ra trong hiện tại,qua hàng bao thế kỷ ,nó đã cấu thành một
hệ thống các giá trị,truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà được dựa trên đó từng
dân tộc và khẳng định bản sắc riêng của mình.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm về văn hóa : “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống,loài người mới sang tạo và phát minh ra ngôn
ngữ,chữ viết,đạo đức,pháp luật,khoa học,tôn giáo,văn học,nghệ thuật,những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,ăn,ở và các phương tiện sử dụng.Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Nhìn chung,dù định nghĩa ,khái niệm nào,văn hóa cũng có những điểm
chung thống nhất.Đó là sáng tạo của con người ,thuộc về con người,những gì
không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hóa.Từ đó,văn hóa
là đặc trưng căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên.Văn
hóa xuất hiện do sự thích hợp một cách chủ động và có ý thức của con người với
tự nhiên,nền văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.Sự thích nghi này là
sự thích nghi có ý nghĩa có ý thức và chủ động nên nó không phải là sự thích
5


nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo ,phù hợp với giá trị
chân,thiện,mỹ.
Văn hóa bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần chứ không chỉ

riêng tinh thần mà thôi.
Văn hóa không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật như thông thường
người ta hay nói văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn
hóa mà thôi.
Như vậy, ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của loài người văn hóa được
tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người với xã hội.Song
chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững
với trật tự xã hội.Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua
quá trình xã hội hóa.Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hoạt động
và tương tác xã hội của con người.Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và của xã hội – được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hoạt động của con người cũng như giá trị vật chất và tinh thần mà do con người
tạo ra.
Văn nghệ - nằm trong cấu thành của văn hóa nhưng là một thành tố có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng,có nhiều đặc thù và có tính tiêu biểu của văn hóa.
2.Vai trò của văn hóa – văn nghệ
Có thể nói,văn hóa,mối quan hệ vai trò,vị trí hết sức quan trọn.Văn hóa
thể hiện trình độ phát triển cũng như những đặc sắc riêng của mỗi dân tộc.
Một dân tộc,có thể bị nô lệ,áp bức,phong kiến trong khoảng thời gian dài vô
cùng về chính trị,kinh tế,xã hội,…..Thế nhưng,dân tộc ấy vẫn có thể đứng vững,
giành lại chủ quyền dân tộc nếu dân tộc ấy không bị “đồng hóa về văn hóa” và
giữ vững được bản sắc dân tộc mình. Đó sẽ là động lực, là sức mạnh giúp dân
tộc ấy có thể chiến thắng, dù kẻ thù mạnh cỡ nào. Lịch sử đi qua là những bằng
chứng sống động nhất, là những trang sử vàng hào hung, đầy tự hào của dân tộc
ta, của thế hệ cha ông đi trước.
Từ thời xa xưa, chúng ta, dù trước kẻ thù hung mạnh nhường nào, dù bị nô
dịch về kinh tế, xã hội, chính trị…nhưng, luôn giữ vững trong mình những bản
6



sắc văn hóa, bản sắc dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh hùng bất
diệt, và thực tế chứng minh, chúng ta đã chiến thắng, từ thời các Vua Hùng, Lý,
Trần, Lê, Nguyễn…cho đến những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ gần đây…Tự hào biết mấy bản sắc văn hóa Việt Nam!
Thực sự, văn hóa văn nghệ có vai trò hết sức to lớn, tác động đến suy nghĩ,
lối sống, hành vi, nhận thức, cũng như mọi mặt của mỗi người dân nói riêng, của
cả dân tộc nói chung.
Văn hóa, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hôi, kinh tế, chính trị, xã
hội…hàm chứa trong mình những chức năng khác nhau, cần thiết và hết sức
quan trọng; không chỉ là chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ…mà nó còn
vươn tới những chức năng cao hơn, khả năng tích lũy, giao tiếp, thông tin, kí
hiệu…cũng như chức năng xã hội, cá nhân, làm động lực phát triển kinh tế xã
hội…
Với những vai trò, chức năng vô cùng quan trọng đó, từ lâu Đảng và Nhà
nước ta đã coi vấn đề văn hóa văn nghệ là một trong những vấn đề hàng đầu,
cần quan tâm, chú trọng.
Trong Nghị quyết của Đại hôi VI có ghi “Xây dựng một nền văn hóa văn
nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc”.
Và, trong “Báo cáo chính trị”, “Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới
đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục các
hiện tượng tiêu cực, giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa
anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thông dân tộc và cách
mạng”.Ở đây nổi rõ quan niệm về văn hóa: Văn hóa không chỉ là một số hoạt
động của công tác văn hóa, mà văn hóa nằm trong mọi mặt hoạt động của cuộc
sống. Cho nên, xây dựng văn hóa là phải xây dựng lối sống, xây dựng các quan
hệ xã hội tốt đẹp. Một nền văn hóa văn nghệ có nghĩa là một tổng thể văn hóa,
trong đó có văn hóa nghệ thuật, cũng có nghĩa là một nền văn hóa văn nghệ.
Có thể nói, “Không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học
nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc
đổi mới nếp sống và nếp nghĩ của con người.”

7


Là người mac xit, là nhà cách mạng, Chủ tịc Hồ Chí Minh luôn luôn xem
hoạt động văn hóa văn nghệ như một hoạt động cải tạo, sáng tạo thế giới ở con
người. Văn nghệ không có một mục đích tự thân. “Văn hóa văn nghệ cũng như
mọi hoạt động khác, không thể ở ngoài mà phải ở trong kinh tế xã hội “.
Vấn đề văn hóa văn nghệ, với vai trò vô cùng quan trọng, tác động mọi mặt
đời sống kinh tế xã hội, là bản chất, sắc thái của dân tộc, đã và đang đòi hỏi phải
có những hoạt động, công tác thiết thực, nhăm nâng cao vai trò, vị thế, phát huy
tối đa những lợi thế sẵn có,
Theo cùng nhịp chảy trôi của thời gian, qua những khoảng không gian
khác nhau, văn hóa văn nghệ luôn luôn phải tự hoàn thiện, cũng như đổi mới
mình. Và, trong guồng quay của thời đại, của công nghệ thông tin, truyền thông
đại chúng, văn hóa văn nghệ có được thông tin chính xác, thiết thực, khách
quan???
3. Quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác văn hóa văn nghệ.
Đại hội VI đã hết sức coi trọng vấn đề chính sách xã hội, coi chính sách
xã hội quan trọng ngang với các chính sách kinh tế, chứ không coi các chính
sách xã hội chỉ là những chính sách có ý nghĩa phúc lợi, ban ơn.
Báo cáo chính trị khẳng định “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của
cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan
hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc,... “Trong việc phát huy yếu tố
con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất của mọi hoạt
động.”Trong nghị quyết của Đại hội “coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ
yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.Tư tưởng
về chính sách xã hội và vai trò của yếu tố con người là một tư tưởng lớn của Đại
hội VI và cũng là một vấn đề văn hóa lớn.
Cũng trong Nghị quyết Đại hội VI có ghi “xây dựng một nền văn hóa văn
nghệ XHCN đậm đà bản sắc dân tộc.”

Và trong Báo cáo chính trị “trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới đặc
biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lạnh mạnh,khắc phục các hiện
8


tượng tiêu cực,giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ,nhân đạo,chủ nghĩa anh
hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng.
Hiện nay,ta phải xây dựng một nền văn hóa văn nghệ XHCN.Chúng ta chưa
dự đoán được nền văn hóa văn nghệ của giai đoạn cộng sản chủ nghĩa và thế
giới đại đồng nó như thế nào.Nhưng rõ ràng trong một thời gian còn khá dài nữa
mỗi nền văn hóa văn nghệ XHCN còn phải gắn với dân tộc,của một dân tộc.Màu
sắc dân tộc khác nhau của một văn hóa làm cho văn hóa thế giới tốt đẹp hơn
.Công thức : “một nền văn hóa văn nghệ XHCN đậm đà bản sắc dân tộc” vẫn
nhất quán tinh thần của Đại hội IV,V : “một nền văn hóa nội dung XHCN tính
chất dân tộc” nhưng nó được diễn tả đầy đủ hơn,chính xác,hợp lý hơn.Nó bao
hàm cả ý nghĩa quốc tế và dân tộc.Văn hóa văn nghệ XHCN Việt Nam phải
mang rõ rệt trong mình những sắc thái (hoặc một sắc thái cơ bản) thể hiện rõ
dáng vẻ,cái bộ mặt riêng của Việt Nam,của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.Nói như thế cũng bao hàm ý nghĩa văn hóa Việt Nam phải kế thừa đầy đủ
các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của cách mạng.Đại hội lần này định
hướng cơ bản trong việc kế thừa là “giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ,nhân
đạo,anh hùng”.
Đảng ta cũng nêu nhiệm vụ của công tác văn hóa trong báo cáo chính trị
“công tác văn hóa văn nghệ phải được nâng cao chất lượng.Mỗi hoạt động văn
hóa văn nghệ phải tính đến hiệu quả xã hội,tác động tốt đến tư tưởng,tâm lý,tình
cảm,nâng cao trình độ giác ngộ XHCN,trình độ thẩm mỹ của nhân dân.Quan
tâm đáp ứng nhu cầu thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp xã hội và các lứa
tuổi.Đây là một quan niệm về công tác văn hóa văn nghệ rất chính xác,khoa
học.Quan niệm này yêu cầu hoạt động văn hóa văn nghệ phải tính đến hiệu quả
xã hội,…..Như vậy,công tác văn hóa văn nghệ không chỉ hạn chế và bó hẹp

trong ý nghĩa “bị động”, “công cụ” và “theo sau”.Không chỉ tập trung vào sự cổ
động các nhiệm vụ chính trị,kinh tế,cổ động mọi người thực hiện những nhiệm
vụ hằng ngày của sản xuất,công tác,…Không phải chỉ là những động tác
“cờ,đèn,kèn,trống”, “đóng đinh,leo thang” không phải chỉ là sự giúp vui,giải trí,
…Công tác văn hóa văn nghệ phải là một hoạt động có hiệu quả xã hội,chú ý
9


đến hiệu quả xã hội.Có những hoạt động văn hóa văn nghệ có cả hiệu quả kinh
tế nhưng không thể coi hiệu quả kinh tế là mục đích chủ yếu.Hiệu quả xã hội là
hiệu quả tác động đến từng con người,là hiệu quả có ý nghĩa cao thượng,là hiệu
quả về mặt tinh thần.Đó phải là hiệu quả xây dựng con người mới XHCN chứ
không phải là những hiệu quả kịp thời,tức thời,ngắn hạn,trước mắt.Đó phải là sự
“tác động tốt” tức là tác động xây dựng,bồi dưỡng,nâng cao,tác động tốt vào tư
tưởng,tâm lý và tình cảm của con người…Và cũng chính vì thế mà yêu cầu gay
gắt đối với các hoạt động văn hóa văn nghệ phải nâng cao chất lượng,chất lượng
nghệ thuật và điều đó đòi hỏi chất lượng ở cả các khâu kĩ thuật,tổ chức.
Đảng và Nhà nước không chỉ xem xét các vấn đề chính sách văn hóa mà
hơn nữa đề cập đến những vấn đề chính sách như một nhiệm vụ và vạch ra tinh
thần cơ bản của yêu cầu về chính sách “cải tiến chính sách đối với công tác
người làm nghệ thuật chuyên nghiệp,đãi ngộ xứng đáng lao động nghệ
thuật,động viên sang tác,khuyến khích tài năng”.
“Đối với trí thức điều quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền tự do sáng
tạo,đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và
phát triển.Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi,không thấy tầng lớp trí thức ngày
nay là những người lao động XHCN được Đảng giáo dục và lãnh đạo.Ngày
càng gắn bó chặt chẽ với công nhân và nông dân.”
Báo cáo chính trị : “Đảng yêu cầu các văn nghệ sĩ thường xuyên trau dồi ý
thức và trách nhiệm của công dân chiến sĩ,thực hiện chức trách cao quý,tạo nên
những giá trị tinh thần,bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm,xây dựng nhân cách và

bản lĩnh của mọi thế hệ công dân,xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội”.\
Quan điểm này nhất quán với quan điểm về nhiệm vụ của công tác văn hóa
và mở rộng một tầm hoạt động lớn lao,một phương hướng chỉ đạo cho các công
tác văn hóa văn nghệ.Những nội dung vấn đề này không mới mà là sự phát triển
đi lên của mọi mặt trong đó có trình độ lãnh đạo của Đảng ta.Mọi sự phát triển
đều có bao hàm sự phủ định các yếu tố cũ,phủ định không hăn là đối lập.Sự phủ
định có thể là phủ định những yếu tố trong hoàn cảnh trước đây là đúng và cần
10


thiết nhưng trước tình hình mới thì không thích hợp,cũng có thể là phủ định
những yếu tố không toàn diện.
Những quan niệm và quan điểm trước đây là hoàn toàn cần thiết và rất
đúng.Nhưng nay do yêu cầu của xã hội đã đặt ra trong tình hình khác đòi hỏi ở
văn hóa văn nghệ ở cấp độ cao hơn.Vì vậy,sự phát triển và nâng cao các quan
điểm của Đảng là rất cấp bách,cần thiết và chủ yếu.Không có những yếu tố phủ
định thì không có sự phát triển .

11


Chương 2:Báo Dân trí với thông tin văn hóa văn nghệ
1.Vài nét về báo chí nói chung báo mạng điện tử nói riêng.
Lịch sử thời đại trải qua biết bao thời kỳ,giai đoạn khác nhau mang trong
mình những tính chất đặc trưng riêng.Ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã biết
truyền tin cho nhau từ hình thức đơn giản nhất – truyền miệng,trải qua những
dấu mốc thăng trầm,hệ thống phương thức phát triển theo từng giai đoạn và
ngày càng hoàn thiện,hoàn chỉnh hơn.Thời đại ngày nay thòi kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật của công nghệ số
hoá là điều kiện thuận lợi cho mọi ngành nghề,lĩnh vực kinh tế ,xã hội,chính trị,

….có thêm nhiều cơ hội phát triển nâng cao.Khoa học công nghệ cùng với việc
thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội ngày càng hữu ích hơn trong việc
thông tin,hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng hiện đại nâng cấp đã
phát huy tối đa vai trò của mình không chỉ là thông tin là diễn đàn ngôn luận mà
nó còn định hướng,xây dựng dư luận xã hội.Các phương tiện truyền thông đại
chúng rất đa dạng và phong phú từ báo in,đài,truyền hình đến internet,mỗi loại
mang trong mình những ưu thế đặc trưng riêng ngày càng được nâng cao.
Các thông tin kinh tế,chính trị,xã hội,văn hóa,….được truyền tải và thông
tin một cách nhanh chóng cập nhật.Đặc biệt trong thời đại số hóa theo dòng
chảy xã hội sự phát triển như vũ bão của internet là điều đáng quan tâm.Với
hàng loạt trang báo khác nhau cùng những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các
loại hình khác như báo in phát thanh truyền hình.Những trang tin không chỉ
dừng lại ở việc cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có những chuyên mục phục
vụ cho mục đích giải trí,kết nối độc giả.
Cùng dòng chảy thời đại các trang báo mạng ngày càng phát triển so với
những loại hình báo chí khác báo mạng là một loại hình khá mới nhưng ngày
càng được phổ biến và phát huy vai trò tích cực của mình.Kể từ sau khi cơn bão
khoa học kĩ thuật và công nghệ “đổ bộ” xuống các quốc gia trên thế giới thì mọi
mặt của đời sống xã hội nói chung đã dần “thay da đổi thịt”.Các nước phát triển
12


trên thế giới không ngừng phát minh ra những sản phẩm công nghệ phục vụ nhu
cầu con người và ảnh hưởng không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống.Báo chí
cũng không nằm ngoài quy luật đó.Báo mạng điện tự chính là kết quả của sự tác
động trên.Cùng vơi sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối giúp đẩy
nhanh tốc độ truy tải số lượng các tờ báo điện tử cũng ngày một nở rộ truyền tải
thông tin dưới mọi hình thức mà các thể loại báo truyền thống cung cấp.Có thể
coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy(text),báo tiếng (audio) và

báo hình (video).Người lưới web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ
viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và truyền hình.Chỉ một động
tác click chuột để biết tất cả tin tức mỗi buổi sáng thay vì mở radio,xem truyền
hình hay mua một tờ báo.Thói quen ấy đã bắt đầu hình thành ở Việt Nam trước
hết là giới trẻ và bắt đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình báo chí mới –
báo điện tử.Bước ngoặt của báo điện tử Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời
cuuar báo điện tử Vnexpress tiếp đó là Vietnamnet và một số tờ báo khác.
Ngày nay hệ thống mạng lưới các trang báo điện tử ngày càng phong phú
và dày đặc : dantri,QĐND,tuổi trẻ online,….phục vụ nhu cầu thông tin ngày
càng cao của mọi tầng lớp đối tượng.
2.Dân trí – sự ra đời và phát triển
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc TƯ Hội Khuyến học Việt Nam,có
lượng truy cập khá lớn.Dân trí là gì ? Phải chăng dân là nhân dân,trí là trí tuệ
nên dân trí chính là trí tuệ của nhân dân,nếu thế thì trang dân trí – là trang báo
thể hiện trí tuệ của người dân Việt Nam.Nó thực sự tao điều kiện thuận lợi cho
mọi người dân tiếp xúc nhiều hơn với các luồng thông tin.
Dân trí tuy có tuổi đời chưa thật lâu nếu không muốn nói là còn khá non
trẻ chì gần 6 năm hoạt động.Kể từ ngày 15/07/2005 đến nay Dân trí đã có những
bước đi trưởng thành.Những năm qua cùng với báo chí cả nước báo điện tử Dân
trí đã có những bước phát triển mạnh mẽ,trở thành một trong những trang báo có
lượt truy cập hàng đầu,góp phần vào sự nghiệp khuyến học,khuyến tài,xây dựng
xã hội,học tập,nâng cao dân trí và khơi gợi tinh thần nhân văn,nhân ái.
13


Dân trí cung cấp những thông tin nóng hổi,,thời sự về các vấn đề trong
cuộc sống mà công chúng quan tâm,làm nhiệm vụ định hướng tư tưởng,tuyên
truyền cho Đảng và Nhà nước. Dân trí đa dạng về chuyên mục trong những
chuyên mục lớn như sự kiện xã hội thế giới,…..lại còn được chia thành những
chuyên mục nhỏ.Nội dung các chuyên mục đa dạng,phong phú đề cập đến mọi

lĩnh vực trong đời sống xã hội.
“Mấy năm mới có bấy nhiêu ngày” từ một trang tin điện tử Dân trí đã
nhanh chóng trở thành một trong số các tờ báo điện tử có số lượng bạn đọc trong
và ngoài nước lớn hàng đầu trong số các tờ báo điện tử Việt Nam.Báo có được
uy tín lớn như vậy trước hết là do đã đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của
người dân,cả nam lẫn nữ ,từ già đến trẻ,từ trí thức đến người lao động,từ cán bộ
giáo viên đến người kinh doanh bằng những thông tin phong phú,chính xác,kịp
thời về mọi mặt của đời sống.Đúng như tên gọi của báo bài viết trên Dân trí có
tác dụng bồi bổ tri thức gợi mở vấn đề ,khuyến khích tìm tòi rất rõ nét .
Những chặng đường đã qua thực sự là những bài học đáng nhớ,có những
thành công,niềm vui nhưng cũng không ít những khó khăn,thách thức,có những
lúc thăng trầm khác nhau.Những ngày đầu không ít người trong chúng ta có ấn
tượng không mấy tốt đẹp về những trang báo điện tử.Những năm qua mặc dù đã
có những bước phát triển nhanh chóng và có những hoạt động từ thiện ý nghĩa
nhưng vẫn còn một số ý kiến cho rằng Dân trí là lá cải,chuyên copy paste từ báo
khác hay những tin gây sốc,thu hút độc giả,câu khách.
Nhìn lại những chặng đường đã qua từ những ngày đầu tiên đến ngày
15/07/2008 sau 3 năm chạy thử và hoạt động dưới hình thức là trang tin điện tử
của báo Khuyến học và Dân trí , Dân trí chính thức được tách ra hoạt động riêng
với tên miền : http//www.dantri.com.vn.Đây thực sự là dấu mốc rất quan trọng
trong con đường phát triển của Dân trí đồng thời nó cũng cho thấy xu thế đi lên
của báo mạng trong nước cũng như nhu cầu đọc tin tức của người dân.
Quả thật,những ngày đầu mới thành lập nhân lực của báo chưa có nhiều
chủ yếu là những cán bộ cũ của báo khuyến học và Dân trí .Thời đó báo có gặp
phải những khó khăn về nguồn tin chủ yếu là sử dụng tin tức từ cơ quan báo
14


mẹ.Đến hôm nay “ mặc dù không phải là số 1 nhưng là số 2,và việc Dân trí lên
số 1 là điều có thể” – Phạm Hữu Thân (Chánh văn phòng của báo Dân trí).Tin

tức trên báo đã được cập nhật phong phú đa dạng,đó thực sự là bước đi trưởng
thành phát triển của Dân trí .Báo ngoài trụ sở chính tại số 2B (nhà 48), giảng
Võ, Hà Nội.Còn rất nhiều văn phòng đại diện ở Hà Tĩnh,Đà Nẵng,Cần Thơ,Hồ
Chí Minh,…Nhiều cộng tác viên trên mọi miền đất nước luôn sẵn sàng cung cấp
tin bài cho báo.Sự tương tác giữa bạn đọc và báo cũng được gắn kết.Hiện nay
theo thông tin báo được biết Dân trí có 3 triệu lượt bạn đọc thường xuyên,trung
bình mỗi tuần đạt 90 triệu lượt truy cấp.Đội ngũ phóng viên có khoảng 100
người.Nếu như Vietnamnet có tham vọng trở thành tập đoàn báo mạng số 1 của
Việt Nam thì Dân trí lại chọn cho mình một lối đi riêng,nó không phải là một đại
lộ thênh thang chỉ với lối đi nhỏ của mình nhưng có thể thấy đội ngũ nhà báo
phóng viên ở đây thực sự tự hào với những gì họ đã làm được.Nhờ có sự thay
đổi trong chiến lược phát triển Dân trí đã khẳng định được vị trí của mình trong
hệ thống báo điện tử ngày càng phong phú trong nước. “Tiêu chí hàng đầu của
Dân trí là khuyến học,đặc biệt báo chú trọng về hoạt động nhân ái,khuyến khích
và phát triển nhân tài mang lại những bài báo đi sâu vào lòng người đọc.
Quả thật ,những sai sót khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi.Tuy
nhiên,đến ngày nay Dân trí dường như đã trưởng thành và phát triển rất nhiều
,đạt được những thành quả to lớn.Theo kết quả từ trang web alesa.com,hiện nay
Dân trí đang là một trong 2 tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông
đảo nhất.Lượng truy cập vào báo điện tử này năm 2009 xấp xỉ 8-9 triệu lượt một
ngày.Theo thống kê của google địa chỉ của tờ báo này (http ://
www.dantri.com.vn) là cụm từ được tìm kiếm đứng thứ 9 năm 2009 trên toàn
cầu.Các tin tức của Dân trí được cập nhật hàng giờ, Dân trí có diễn đàn trực
tuyến về các vấn đề kinh tế,chính trị,thể thao,văn hóa ,….Báo điện tử Dân trí
online vào tháng 4 năm 2005, từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung
thông tin tổng hợp từ tintucvietnam.com.Đến năm 2009 báo điện tử Dân trí lần
đầu tiên thay đổi giao diện,báo sử dụng phần mềm ICMS của công ty vinacomn.
15



Bước vào năm 2010 khi vừa tròn 5 tuổi dantri.com.vn đã được công cụ
xếp hạng Zeitgeist của Google xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng
trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”.Đây là từ khóa mang tên Việt Nam duy
nhất trong bảng xếp hạng.Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển Dân
trí bên cạnh tính thời sự và nhanh nhạy,đúng định hướng,luôn đảm bảo tính thân
thiện của giao diện báo và tính thuận tiện cao nhất nhằm thỏa mãn tối đa yêu cầu
của bạn đọc.
Với tiêu chí chỉ đạo về nội dung thông tin,nhân văn,nhân bản,nhân ái báo
Dân trí đã và đang có số lượng bạn đọc đông đảo,rộng khắp thế giới.Hoạt động
xã hội trên báo Dân trí cũng được sự ủng hộ rộng lớn của bạn đọc trong nước
cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.Theo Google analytics đến
nay mỗi ngày có 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng
Anh.Trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài.
Báo Dân trí không được bao cấp,nguồn thu duy nhất của báo là từ hoạt
động kinh doanh quảng cáo,được công ty cổ phần Dân trí và công ty cổ phần
truyền thông Việt Nam thực hiện thành công từ những năm qua.Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của bạn đọc ngoài việc không ngừng cải tiến,tăng cường nội
dung đa phương tiện và giao diện từng trang báo.Ban biên tập đã ký thỏa thuận
hợp tác trao đổi thông tin và mua thông tin với gần 30 báo và hang tin trong
nước,nước ngoài.
3.Thông tin văn hóa văn nghệ trên báo điện tử Dân trí.
3.1.Thực trạng thông tin văn hóa văn nghệ trên Dân trí.
Dân trí với những chuyên mục khác nhau đa dạng,phong phú thể hiện
mọi mặt của đời sống xã hội: sự kiện,xã hội,thế giới,thể thao,giáo dục,giải
trí,nhịp sống trẻ,tình yêu giới tính,…..Trong những chuyên mục lớn lại bao hàm
những chuyên mục nhỏ khác nhau.Như trong tin tức về xã hội bao hàm các lĩnh
vực chính trị,pháp luật,phóng sự,kí sự môi trường.Trong giáo dục có các chuyên
mục nhỏ :tuyển sinh,du học,gương sáng khuyến học,nhân tài đất Việt.Hay giải
trí có : Âm nhạc,thời trang,xem,ăn,chơi…..Có thể nói Dân trí thực sự là một
16



diễn đàn mở ,là cầu nối cho công chúng với Đảng và Nhà nước,là diễn đàn ngôn
luận công khai và ngày càng phát huy rõ rệt vai trò,vị trí của mình.
Một điểm đặc biệt và cũng là nét riêng trong cách phân chia thể loại,trình
bày bố cục,hình thức của Dân trí so với các báo khác đó là Dân trí không có mục
văn hóa – văn nghệ.Nếu như ở Vnexpress,Vietnamnet hay một số trang báo
khác đều có mục văn hóa riêng bên cạnh các chuyên mục viết về mảng chính
trị,thể thao,pháp luật,giáo dục,…thì Dân trí lại chọn cho mình một cách
riêng.Các vấn đề,thông tin về văn hóa-văn nghệ được đan cài ,xen kẽ trong một
phần,một góc,một nội dung ,lĩnh vực của đời sống.Như vậy,có thể thấy trong sự
kiện có văn hóa ,trong văn hóa có sự kiện ,thông tin ….Chính vì thế tuy không
có chuyên mục văn hóa như nhiều trang báo khác nhưng không vì thế mà nội
dung của nó kém phần hấp dẫn.Đồng thời các tin tức liên quan đến lĩnh vực này
vẫn luôn được cập nhật,đăng tải đầy đủ trên trang báo.
Như HCM đưa ra định nghĩa về văn hóa, đó là :" Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn."(Hồ Chí
Minh : Toàn tập , t.3, tr.431), ta có thể thấy văn hóa là tổng hợp mọi mặt của đời
sống xã hội, theo hàm nghĩa rộng, văn hóa là tổng hợp, là tất cả những giá trị vật
chất cũng như tinh thần tồn tại trong xã hội, là sản phẩm sáng tạo của con người
theo thời gian. Do đó, nhìn một cách tổng thể ta có thể thấy nội dung trên Dân
trí là những góc cạnh, khía cạnh khác nhau của văn hóa,đó có thể là những vấn
đề về đời sống chính trị, pháp luật, về văn hóa ứng xử hàng ngày của cộng đồng
người, những nghĩa cử cao đẹp, những tấm lòng nhân ái, hay đôi khi là đời sống
tinh thần, giải trí, là phong cách ăn mặc, là nếp ăn nếp nghĩ, là những gì thường

nhật nhất trong cuộc sống.
17


"Danh từ "văn nghệ" xưa nay thường được hiểu theo 3 nghĩa chính sau
đây:
1. Văn nghệ là cái nghề văn (cũng như võ nghệ là nghề võ - métier littéraire);
2. Văn nghệ là nghệ thuật của văn chương hay nghệ thuật làm văn (art littéraire);
3. Văn nghệ là văn chương và nghệ thuật (arts et belles-lettes).
Danh từ "văn nghệ" ở đây được hiểu theo nghĩa sau cùng. Trong phạm vi văn
nghệ hiểu theo nghĩa này, ta có thể nói đến Tiểu thuyết, Thơ, hội họa, khiêu vũ,
kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc, điêu khắc..."
Từ những sự kiện mang tâm quốc gia, khu vực như vấn đề chính trị, đối
đầu của các quốc gia trên thế giới, như cuộc chiến Li-bi, khối quân sự NATO,
các cuộc bầu cử, tranh giành, chạy đua của các Đảng phái trên thế giới, hay gần
đây nhất, vấn đề Việt Nam với biển Đông,…đều được truyền tải, thông tin. Bên
cạnh đó là những sự kiện thường nhật, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, là
những biến động trong cuộc sống, là thông tin thị trường, giá cả, là thông tin
diễn ra hàng ngày, đó có thể là hành động nhân ái của một ai đó được thông tin
với thái độ ca ngợi, tuyên dương; đôi khi nó lại là hành động trái với lương tâm,
đạo đức, được nêu lên như một sự phán xét, phê bình…có lúc nó đơn thuần,
thuần túy là những thông tin diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, được cóp nhặt,
đưa ra bàn bạc…
Trong những vấn đề chung của thời đại, Dân trí tỏ ra là người đưa tin
nhanh, đúng cũng như kịp thời, ấy có thể là những vấn đề của thế giới cũng như
trong nước. Như vấn đề hết sức nóng hổi hiện nay, vấn đề biển Đông, với Việt
Nam và Trung Quốc cũng như với thế giới, “Thông tin báo chí chung về Việt
Nam và Trung Quốc”, “Nhiều Nghị sỹ Anh kiến nghị về tình hình biển Đông”,
hay “Mỹ kêu gọi Trung Quốc đối thoại để giảm căng thẳng tại biển Đông”,…
cho chúng ta những cái nhìn toàn diện, tổng thể về tình hình chung cũng như

những diễn biến mới, được cập nhật từng giờ từng phút. Những vấn đề xã hội,
sự kiện diễn ra cũng được cập nhật tức thời, chính sách của Nhà nước, hay
những vấn đề an ninh quốc gia, khu vực…hay tình hình kinh tế, giáo dục…
18


Một mảng đề tài, có thể nói được Dân trí hết sức quan tâm và có ảnh
hưởng, hiệu quả, chính là vấn đề đạo đức, ứng xử hàng ngày, vấn đề giáo dục,
hay đôi khi là những tâm sự, những câu chuyện giản dị, tâm tình hết sức giản dị.
“Tấm lòng nhân ái” có thể coi như đặc trưng riêng của báo, và đã phát huy
khả năng, hiệu quả của mình rất nhiều, tạo ra những tác động, hiệu quả nhất
định…Thử hỏi, nếu không có những bài báo, những câu chuyện về những số
phận, con người con nhiều khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống thì làm sao bạn
đọc cả nước cũng như nước ngoài biết, và, như hành động tất yếu của con người,
ra tay ủng hộ, giúp đỡ, phát huy tinh thần dân tộc, yêu thương con người từ ngàn
đời nay của chúng ta…. Những câu chuyện nhân ái ấy, từ lúc bắt đầu đến khi
tiến triển, với những diễn biến khác nhau, như câu chuyện xung quanh vụ chìm
tàu Dìn Ký, “Nhà tôi không còn đủ người chít tang”, “Vô vọng bên xác tàu Dìn
Ký”, “Trục vớt thành công tàu Dìn Ký”, “Nước mắt phận bé mồ côi trong vụ
chìm tàu Dìn Ký”, “Sẻ chia nỗi đau với cậu bé mồ côi trong vụ chìm tàu Dìn
Ký”, thử hỏi nếu không có những trang viết về số phận, gia cảnh của cậu bé mồ
côi tội nghiệp, “Vụ tai nạn trên tàu nhà hàng Dìn Ký (Bình Dương) khiến vợ
chồng anh Trần Đình Đồng (37 tuổi), chị Nguyễn Thị Thưởng (35 tuổi) và con
gái Trần Phương Linh (6 tuổi) vĩnh viễn ra đi để lại đứa con trai duy nhất sống
cảnh côi cút.”, “Xế chiều, ánh nắng cuối ngày dần tắt, ngôi nhà gỗ 3 gian nằm
vắt bên triền núi có 9 cái tang càng thêm u ám. Ông Chỉnh sức khỏe sa sút rõ rệt.
Đôi chân khập khiễng yếu ớt bước ra, trong đêm đưa tang, không ít lần ông trượt
ngã. Khuôn mặt tiều tụy, giọng khàn hẳn đi.”, ngôn ngữ giản dị, chân thực, miêu
tả hết sức chân thực, cho chúng ta những cái nhìn chân thực, toàn diện,để rồi
khéo léo dẫn dắt người đọc đi sâu vào bài viết, nhận thức và hiểu về gia cảnh

khó khăn, thương tâm của những số phận.
“Bây giờ, niềm an ủi và mục đích sống những ngày cuối đời ông chỉ còn là
đứa cháu nội tội nghiệp Trần Đình Quang.
Trần Đình Quang (học sinh lớp 7B, trường THCS xã Kỳ Giang, Kỳ Anh)
mới 13 tuổi đã gánh 3 cái tang. Quang cứ lẩm bẩm: "Bữa trước, bố mẹ gọi về
bảo nghỉ hè thì xin ông nội cho vào miền Nam chơi vài tháng rồi về đi học tiếp.
19


Ai ngờ nay bố mẹ đã bỏ cháu mà đi…”. Nói xong, Quang úp mặt vào ông
mà nức nở.” [“Nước mắt phận bé mồ côi trong vụ chìm tàu Dìn Ký”.]
Qua những trang viết chân thực, thấm đẫm nỗi lòng, niềm khắc khoải
cũng như những tình cảm chân thực của người viết, mỗi người đọc chúng ta như
hiểu, nhận thức và cùng chung niềm đau, chung mất mát, và hướng về nơi ấy,
nơi cần tình thương của con người, “Sẻ chia nỗi đau với cậu bé mồ côi trong vụ
chìm tàu Dìn Ký”,
“Chiều 12/6, PV Dân trí tại Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi và trao hơn 15 triệu
đồng của bạn đọc tới hoàn cảnh thương tâm của bé Trần Đình Quang - nhân vật
trong bài: “Nước mắt phận bé mồ côi trong vụ chìm tàu Dìn Ký”. Quả thật, Dân
trí đã phát huy, làm rất tốt công tác nhân văn, nhân ái trong sự nghiệp phát triển
của mình, tạo hiệu quả tác động đến toàn xã hội, làm nên làn sóng yêu thương
trong cộng đồng dân tộc, cùng “lá lành đùm lá rách”, cùng chung tay góp sức,
nâng đỡ, đưa cánh tay, trải lòng với những số phận nhỏ nhoi, bất hạnh, không
bao giờ để những con người cần tình thương ấy phải chịu cảnh sông đơn độc, lẻ
loi…
Dân trí trao 15.430.000 đồng của bạn đọc tới ông cháu cậu bé mồ côi
trong vụ chìm tàu Dìn Ký. Nó không chỉ là giá trị vật chất thông thường, nó còn
hàm ẩn trong đó bao nhiêu tình yêu thương của cả cộng đồng với những con
người ấy. Góp những tiếng nói chung, tiếng nói yêu thương con người, giá trị
văn hóa, giá trị con người,….hay một loạt bài, về những số phận, những con

người nhỏ bé cần cộng đồng giúp đỡ đều được Dân trí thể hiện hết sức thành
công, tài tình, chân thành, bởi nó hàm chứa trong đó cả nỗi lòng của những nhà
báo, cả tình yêu, niềm đau…
“Nỗi lòng người mẹ không có tiền ghép sọ cho con”, “ Cậu học sinh
nghèo bốc vác thuê dành tiền đi thi đại học”, “ Gia cảnh ngặt nghèo của bé gái
11 tuổi chỉ nặng 7kg”, “Bé gái bệnh tật bị bỏ rơi tại bệnh viện”, “Nghẹn ngào
trước cảnh cặp sinh đôi bị bệnh xương thủy tinh”…một loạt bài như thế, quả
thật Dân trí đã góp phần giúp xã hội tốt đẹp, yêu thương nhau hơn rất nhiều…
Dân trí đã đị sâu, len lỏi vào từng góc khuất của đời sống để đem đến cho người
20


đọc chúng ta những thông tin hữu ích, có giá trị…có thể nói đã làm “con người
gần con người” hơn rất nhiều….
Bên cạnh đó, Dân trí vẫn thực hiện chức năng thông tin hàng ngày, hàng
giờ của mình, vói những thông tin âm nhạc, nghệ thuật, thờ trang hay nghệ sỹ…
đem đén cho chúng ta những cái nhìn thời đại, về thị trường điện ảnh, âm nhạc
trong nước cũng như thế giới, về những nghệ sỹ mà chúng ta quan tâm, yêu
thích,… hay cũng có thể là những thông tin về sức khỏe, ẩm thực, hay văn hóa
làm đẹp,văn hóa ứng xử trong đời sống hàng ngày, trong gia đình cũng như
trong xã hội, với những câu chuyện hết sức chân thực, giản dị, là diễn đàn ngôn
luận, diễn đàn mở của nhân dân,…như bài viết “10 quy tắc vàng tại góc làm
việc”, cho chúng ta cách nhìn nhận, hiểu hơn về ứng xử tại cơ quan, công sở,
thảo luận về những vấn đề tế nhị, nhạy cảm hàng ngày mà có lẽ nhiều người
quan tâm nhưng ít ai để ý, thảo luận, vấn đề quan hệ giữa các đồng nghiệp, làm
sao để không mất lòng nhau, không gây khó chịu cũng như không tranh cãi…
Hay đó có thể là văn hóa ứng xử hàng ngày, trong gia đình, với những
mẩu chuyện như những lời tâm tình, thủ thỉ mà sâu lắng, có thể rất giản đơn
nhưng lại có hiệu quả cao…


“Bố mẹ và ba mươi lăm năm” (28/6), “ Đừng để

trẻ “sống ảo” trong thế giới thực” (28/6), “Tổ ấm - Hành động nhỏ “đắp xây”
cam kết lớn” (27/6), “ Các nhân vật hoạt hình Disney diễu hành tại Hà Nội”
(27/6),
“ Muôn thuở chuyện mẹ chồng - nàng dâu” (27/6)…những vấn đè hết sức
thầm kín tưởng chừng như chẳng bao giờ có thể nói ra đều được báo khéo léo
khai thác, đưa ra những ý kiến cũng như cách đánh giá, có cái nhìn nhiều chiều,
đem lại hiệu quả,..có thể là cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, cũng
có thể là mối quan hệ hết sức tế nhị giữa mẹ chồng và náng dâu, giữa những đôi
vợ chồng trẻ,…từ đó, cho ta cái nhìn sâu sắc, toàn diện,…
Đó cũng có thể là những vấn đề về sức khỏe, về nghệ thuật ẩm thực, về
những gì là “đẹp”, là thời trang, là văn minh nhân loại…
Có thể thấy, Dân trí đã phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, từ những
cách nhìn, góc nhìn khách quan, chân thật, nhưng vẫn ẩn chứa những suy nghĩ,
21


trăn trở, những tâm trạng của nhà báo, ở đó không chỉ là thông tin đơn thuần mà
nhà báo sống cùng, trăn trở, trải nghiệm cung cuộc đời.
3.2.Những thuận lợi, khó khăn và thách thức.
Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại của khoa học công nghệ
với những ưu thế vượt trội của mình, những thiết bị công nghệ điện tử là một
trong những điều kiện vô cùng thuận lợi trong quá trình khai thác, tim kiếm
cũng như truyền tải thông tin mọi lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị, kinh tế,
giáo dục, quốc phòng,…cũng như văn hóa văn nghệ…
Đó là những người bạn đồng hành tích cực, để từ đó, thông tin có thể
được xử lí tốt hơn, nâng cao chất lượng âm thanh và hình ảnh truyền tải.
Đồng thời, theo từng bước đi, phát triển của mình, đội ngũ những người làm
báo nói chung cũng như những phóng viên, cộng tác viên của Dân trí nói riêng,

với số lượng đông đảo, trải dài ở mọi nơi khác nhau, có điều kiện cũng như khả
năng thông tin kịp thời, đa dạng.
Vấn đề văn hóa, văn nghệ là mảng đề tài rộng lớn, lượng thông tin khổng
lồ, đặt ra những khó khăn, thách thức nhất định.Yêu cầu đặt ra, trong kho tàng,
biển thông tin khổng lồ như thế, làm sao để, trong phạm vi giới hạn có thể của
mình có thể chọn lọc, lựa chọn những tin tức nổi bật, đáng để đưa tin, không bị
ảnh hưởng bởi xã hội, bởi cơ chế “thương mại hóa”, “thị trường hóa” này.
Vấn đề thông tin về tin tức, sự kiện, mọi mặt của đời sống xã hội nói chung
đòi hỏi những người làm báo cần có sự tinh tế, chính xác, khéo léo về ngôn ngữ
cũng như hình thức thể hiện. Đặc biệt văn hóa văn nghệ là lĩnh vực nhạy cảm,
phải làm sao sử dụng ngôn từ thích hợp, “văn hóa”.
Hơn nữa, có những áp lực, những khó khăn nhất định trong hoàn cảnh, tác
động của ngoại cảnh. Sự cạnh tranh, chạy đua, đòi hỏi thông tin phải nhanh,
chính xác, cập nhật hàng ngày, hàng giờ, cùng với hoạt động vận hành, phương
thức quảng cáo…Tất cả những cái đó đều tạo sức ép đối với việc đưa tin của
phóng viên.
3.3.Những ưu điểm của thông tin văn hóa văn nghệ.
3.3.1.Hình thức.
22


Như chúng ta đã biết, văn hóa văn nghệ là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn,
phức tạp. Do đó, với những trang báo điện tử, báo hàng ngày, những trang thông
tin đòi hỏi tính cập nhật, kịp thời, chạy đua với thời gian như Dân trí, việc phản
ánh được những điểm mốc, dấu ấn quan trọng, nổi bật của vấn đề rộng lớn ấy là
một thành công!
Nhìn tổng thể ta thấy, như bất cứ một trang báo điện tử nào, thông tin rất đặc
sắc, sống động, là sự đan cài, tổng hợp của chữ viết, hình ảnh, âm thanh, thu hút
sự chú ý của bạn đọc, giao diện thân thiện. sự kết hợp, sử dụng màu sắc chữ
viết, phông chữ, cỡ chữ hay bố cục đều rât khoa học, hài hòa, thu hút người đọc.

Những thông tin văn hóa văn nghệ, mọi mặt của đời sống, được phản ánh
hết sức sinh động và hấp dẫn, mà, nếu như những ngày đầu, trên Dân trí, lượng
hình ảnh, âm thanh còn ít, nhiều khi thiếu hình ảnh theo kèm thì, theo thời gian,
Dân trí có những bước trưởng thành, với đội ngũ phóng viên lành nghề, cộng tác
viên năng động, từng bước nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh,…những tin
tức thường có hình ảnh theo kèm, đôi khi cả những đoạn phim, clip…và, với đặc
thù thông tin nhanh, tức thời, thường hay sử dụng thể loại tin là chính, với
những ưu thế riêng. Tin, thể loại mũi nhọn, thể loại xung kích trên báo chí,
chiếm tỷ lệ lớn. Công chúng quan tâm đến báo chí trước nhất là quan tâm đến
tin.
Báo mạng điện tử ra đời, hình thành một nhóm đối tượng mới có nhu cầu
tiếp nhận, trao đổi thông tin, phục vụ cho công việc, đời sống rất cao, do đó,
cách đọc nhanh, chủ động lựa chọn thông tin mà mình cần, và vì vậy, việc sử
dụng loại tin là hết sức hợp lí, đúng đắn.Tuy nhiên, để bớt nhàm chán cho độc
giả, bên cạnh việc sử dụng tin, Dân trí còn có những bài phản ánh, ghi nhanh…
Tít bài, đầu đề thường ngắn gọn, đi thăng vào vấn đề. Nội dung nói đến,
ngôn ngữ sử dụng cũng được cân nhắc, “tiết kiệm” tối đa. Ngôn ngữ súc tích, sử
dụng linh hoạt, thể hiện khách quan, trung thực, đại chúng, dễ hiểu.
3.3.2. Nội dung.
Nội dung thông tin văn hóa văn nghệ, trong lượng thông tin khổng lồ ấy,
với tính chất, đặc thù riêng của loại hình báo mạng điện tử, tin tức cập nhật hàng
23


ngày hàng giờ, do đó, Dân trí phải thâm nhập, lựa chọn nội dung phù hợp, xem
xét thông tin để có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, Dân trí thực sự đã rất
thành công, có những thông tin đầy đủ, đa dạng, nhiều chiều, với những vấn đề
hết sức đa dạng, mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt những thông tin về những tấm
lòng nhân ái được dân trí thường xuyên, liên tục cập nhật,..mang lại những tác
động tích cực,…Không ai trong chúng ta lại quên được bé Nhân Ái dù em đã

không còn nữa. Sinh ra đã mang trong mình một số phận đau xót, nhưng, nhờ
vận động của báo Dân trí cùng quỹ Nhân ái, bé đã được tất cả dang rộng vòng
tay chào đón. Theo lời chú Thân (Chánh văn phòng của báo Dân trí), riêng số
tiền quyên góp còn lại sau khi bé mất ở tòa soạn là hơn 1 tỷ đồng. Và đó chỉ là
một trong rất nhiều những câu chuyện kì diệu mà Dân trí đã mang tới, còn rất
nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ, những cuộc đời bất hạnh được hàn
gắn…Tất cả chính nhờ sức mạnh của báo chí nói chung và Dân trí nói riêng.
Những vấn đề, từ sự kiện lớn, tầm cỡ quốc gia, khu vực, những vấn đề về
chính trị, xã hội, các chính sách khô khan, đến những vấn đề nhạy cảm, cuộc
sống thường nhật đều được Dân trí truyền tải chân thực nhất đến bạn đọc. Đó có
thể là những lĩnh vực kinh tế, xã hội, những vấn đề chung, cũng có thể là những
vấn đề cá nhân, trong cuộc sống thường nhật, là những tâm tình, những câu
chuyện, những trải nghiệm hay chia sẻ,…Thực sự, Dân trí là một diễn đàn mở,
nơi tâm tình, chia sẻ của nhân dân…
3.4.Hạn chế.
3.4.1. Hình thức.
Có lẽ, do là cơ quan không được bao cấp, phải “tự thân vận động”, tự
mình nuôi sống mình, do đó việc thu hút, lôi kéo lượng độc giả là nhu cầu tất
yếu,thiết thực, cũng là mục tiêu,..Lẽ đó, ban đầu, Dân trí còn xa rời tôn chỉ của
báo, và thường có kiểu giật tít nhằm thu hút.Đôi khi như vậy, ngôn ngữ sử dụng
thường không được chọn lựa, sử dụng đúng đắn. “19.05.2006 “Taylor Hicks:Gã
đầu bạc trở thành thần tượng Mỹ 2006”.
Cũng có khi, hình ảnh không phù hợp với nội dung, mà chỉ đăng tải nhằm
thu hút sự chú ý, một số bài lại thiếu hình ảnh theo kèm.
24


Những bài viết, do đặc thù “cập nhật, tức thời” của báo mạng điện tử, “chạy
đua” cùng thời gian, đưa ra những thông tin mới nhất, “nóng nhất”…mà báo
thường sử dụng chủ yếu thể loại tin, chứ không có những bài bình luận hay phân

tích chuyên sâu như những trang báo chuyên. Việc đó, đôi khi tạo những thông
tin tràn lan, dập khuôn, hay ngôn từ “sáo rỗng”, không có nội dung, gây nhàm
chán cho những độc giả “khó tính”, ..Nhiều bài chỉ nhằm tin tức, người đọc lướt
qua, lựa chọn chủ đề, hình ảnh “giật gân” để truy cập, không để lại ấn tượng lâu.
Những tít tin hay phụ đề thường không sử dụng nhiều biện pháp, lồng ghép
văn học với đời sống, nhằm mang hình ảnh, sắc thái, ý nghĩa ngầm sâu sắc. Tuy
nhiên, cùng với thời gian, từng bước trưởng thành, việc “giật tít” hay xa rời tôn
chỉ của Dân trí cũng dần dần được cải thiện, nâng cao, đi thẳng vào vấn đề, nội
dung thể hiện.
3.4.2.Nội dung.
Văn hóa văn nghệ là đề tài vô cùng rộng lớn,có lẽ vậy, không thể nào một
tờ báo có thể khái quát hết các vấn đề, Dân trí cũng vậy, tuy đã cố gắng thể hiện
thông tin một cách đầy đủ, chân thực nhất, nhưng vẫn có những mảng đề tài còn
thiếu hụt. chưa đề cập đến.
Hay đôi khi, quá chạy theo xu thế thời đại, hoặc chạy đua cùng tiến độ
đưa tin, Dân trí tạm xa rời mục tiêu, có những tin bài không thực nổi bật,…và,
một điều dễ nhận thấy trong những thông tin về âm nhạc, điện ảnh, về văn nghệ
sỹ đó là sự xâm nhập thông tin nước ngoài, cách thông tin về những người làm
nghệ thuật có đôi khi quá thâm nhập đời tư, có những thông tin chẳng đáng
thông tin…

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin văn hóa
văn nghệ trên báo chí nói chung, Dân trí nói riêng.
Báo chí, chính là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước,
cũng là diễn đàn của nhân dân, do đó, việc thông tin trên báo chí là điều hết sức

25



×