ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – KHỐI 3
Năm học: 2012-2013
MÔN: TIẾNG VIỆT
Ngày kiểm tra: 15/5/2013
I. MỤC TIÊU:
A. PHẦN ĐỌC HIỂU:
- Học sinh đọc thầm bài tập đọc “ Người đi săn và con vượn” (SGK Tiếng
Việt 3, tập 2, trang 113) và trả lời câu hỏi.
- Xác định được bộ phận trả lời câu hỏi “ Bằng gì?” và nhận biết câu có
phép nhân hóa.
B. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả:
- Nghe - viết đúng bài chính tả bài viết “ Liên hợp quốc ” (SGK Tiếng
Việt 3, tập 2, trang 100).
.
- Trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài văn xuôi; tốc độ viết khoảng 70
chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
2. Tập làm văn:
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về một việc tốt em đã
làm để bảo vệ môi trường.
- HS biết dùng từ đặt câu rõ ràng, mạch lạc, biết sử dụng dấu câu hợp
lý. Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
II. ĐỀ KIỂM TRA
A. PHẦN ĐỌC HIỂU:
Đọc thầm bài “ Người đi săn và con vượn” (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang
113) và trả lời câu hỏi:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi
dưới đây:
Câu 1: Câu nào trong bài nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
A. Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
B. Con thú nào cũng chẳng thoát khỏi tay bác ta.
C. Chẳng con thú nào thoát khỏi tay bác ta.
D. Bác ta chằng tha cho con vật nào.
Câu 2: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng, nhìn thấy con vật gì?
A. Con thỏ mẹ ôm con
B. Con vượn lông xám ngồi ôm con
C. Con khỉ mẹ đang ngồi ôm con
Câu 3: Nhìn thấy con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá, bác
thợ săn đã làm gì?
A. Đuổi mẹ con nó chạy đi
B. Đánh tiếng động làm mẹ con nó sợ
C. Rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ
D. Quát ầm ĩ khiến nó giật mình.
Câu 4: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
A. Đứng lặng, hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má.
B. Cắn môi, bẻ gãy nỏ, lặng lẽ quay gót ra về
C. Không bao giờ đi săn nữa.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Trong câu “Vượn mẹ hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn
bằng đôi mắt căm giận.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” là:
A.Vượn mẹ
B. Nhìn mũi tên
C. Nhìn về phía người đi săn
D. Đôi mắt căm giận
Câu 6: Câu có dùng phép nhân hóa là:
A. Vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu
con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
B. Người đi săn nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
C. Người đi săn cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
B. PHẦN VIẾT
1. Chính tả (5 điểm)
Nghe – viết Bài: “ Liên hợp quốc ” (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 100).
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về một việc tốt em đã
làm để bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a) Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn
vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại
cây, hoa, làm bẩn môi trường sống ...)
b) Kết quả ra sao? ?
c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT CUỐI HỌC KÌ I – KHỐI 3
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Tiếng Việt
Ngày kiểm tra: 15/5/2013
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4điểm)
Câu 1: Khoanh vào A (0,5 đ)
Câu 2: Khoanh vào B (0,5 đ)
Câu 3: Khoanh vào C (0,5 đ)
Câu 4: Khoanh vào D (0,5 đ)
Câu 5: Khoanh vào D (1 đ)
Câu 6: Khoanh vào A (1 đ)
II. PHẦN VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (5điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức
bài văn xuôi: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không
viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ,
hoặc trình bày bẩn, … bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm )
Học sinh viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về một việc tốt
em đã làm để bảo vệ môi trường theo gợi ý ở đề bài; viết câu đúng ngữ pháp,
đúng chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. ( 5 điểm ).
( Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, ... GV cho các mức điểm
phù hợp: 4,5 – 4 - 3,5 – 3 – 2,5 – 2 - 1,5 – 1 – 0,5 ).
Lưu ý: Trình bày dơ, chữ viết xấu, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0.5đ toàn bài.
TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
LỚP: Ba
Năm học: 2012- 2013
Môn: Tiếng Việt (phần viết)
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 15/5/2013
HỌ VÀ TÊN:…………………………………………………………………………………..
Ñiểm
Lời phê của giáo viên
Chữ ký
giám thị
Chữ ký
giám khảo
ĐỀ BÀI:
1. Chính tả (5 điểm)
Nghe – viết Bài: “ Liên hợp quốc ” (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 100).
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về một việc tốt em đã
làm để bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a) Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn
vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại
cây, hoa, làm bẩn môi trường sống ...)
b) Kết quả ra sao? ?
c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.
TRƯỜNG TIỂU HỌC
LỚP: Ba
HỌ VÀ TÊN:…………………………………………………………………………………..
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Năm học: 2012- 2013
Môn: Tiếng Việt (phần đọc hiểu)
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 15/5/2013
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ ký
giám thị
Chữ ký
giám khảo
ĐỀ BÀI:
Đọc thầm bài “ Người đi săn và con vượn” và trả lời câu hỏi:
Người đi săn và con vượn
1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp
bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám
đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt
căm giận, tay không rời con, máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả…
3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu
con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi
ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ
gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
Theo LÉP TÔN –XTÔI
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi
dưới đây:
Câu 1: Câu nào trong bài nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
A. Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
B. Con thú nào cũng chẳng thoát khỏi tay bác ta.
C. Chẳng con thú nào thoát khỏi tay bác ta.
D. Bác ta chằng tha cho con vật nào.
Câu 2: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng, nhìn thấy con vật gì?
A. Con thỏ mẹ ôm con.
B. Con vượn lông xám ngồi ôm con.
C. Con khỉ mẹ đang ngồi ôm con.
Câu 3: Nhìn thấy con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá, bác
thợ săn đã làm gì?
A. Đuổi mẹ con nó chạy đi.
B. Đánh tiếng động làm mẹ con nó sợ.
C. Rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ
D. Quát ầm ĩ khiến nó giật mình.
Câu 4: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
A. Đứng lặng, hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má.
B. Cắn môi, bẻ gãy nỏ, lặng lẽ quay gót ra về.
C. Không bao giờ đi săn nữa.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Trong câu “Vượn mẹ hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn
bằng đôi mắt căm giận.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” là:
A.Vượn mẹ
B. Nhìn mũi tên
C. Nhìn về phía người đi săn
D. Đôi mắt căm giận
Câu 6: Câu có dùng phép nhân hóa là:
A. Vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu
con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
B. Người đi săn nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
C. Người đi săn cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.