“Tặng nhiều bạn của tôi làm
việc khảo cổ tại Iraq và Syria. A.C.”
Ebook miễn phí tại :
www.Sachvui.Com
LỜI NÓI ĐẦU
CỦA BÁC SĨ GILES
REILLY
Những sự việc kể trong chuyện
này xẩy ra cách đây đã bốn năm,
và tôi thấy nó cần được thuật lại
một cách thật trung thực, khách
quan. Thiên hạ đồn thổi rất nhiều
chuyện vô lý chung quanh vấn đề
này; báo chí Mỹ hồi ấy cũng tung
ra nhiều thông tin sai lạc.
Tốt nhất là bản tường thuật
này nên do một người trong cuộc
viết, một người mà ta không thể
nghi ngờ là có thiên kiến với ai.
Tôi liền khuyên cô Leatheran nên
đảm nhận trách nhiệm này. Theo
tôi, cô đúng là người có thể làm
tròn nhiệm vụ. Cô có kiến thức
chuyên môn tốt, lại không hề
quen biết trước các thành viên
của đoàn khảo cổ trường đại học
Pitlstown hoạt động tại Iraq.
Thông minh và có óc quan sát, cô
là một nhân chứng rất quý, ở ngay
tại chỗ.
Cô Leatheran ngần ngại mãi
mới chịu nhận lời, và đến khi viết
xong, phải hối thúc mãi cô mới
đưa tôi xem bản thảo. Sau này tôi
mới biết sự do dự ấy một phần là
do trong đó có một số chỗ cô đã
nhận xét về Sheila, con gái tôi. Tôi
vội làm cô yên tâm ngay: thật vậy,
thời nay, bố mẹ thường quá
nuông chiều con cái, và con cái thì
không ngại chỉ trích bố mẹ. Mặt
khác, cô rất khiêm tốn khi nói về
văn phong của mình, cô yêu cầu
tôi sửa giùm những sai sót về
chính tả và ngữ pháp. Nhưng tôi
đã không chữa một chữ nào. Theo
tôi, cô Leatheran viết rất có hồn,
có bản sắc. Chương này, cô gọi
trống không nhà thám tử người Bỉ
là “Poirot”, chương sau lại viết
“Ông Poirot”, sự thay đổi ấy là rất
hay, hàm chứa ý nghĩa. Đó là vì dù
sao, cô cũng được giáo dục một
cách cặn kẽ (thật vậy, chớ quên là
các nữ y tá ở nước Anh luôn tuân
thủ nghiêm túc nội quy).
Tôi chỉ tự cho phép mình một
điều duy nhất, là viết chương mở
đầu, dựa vào bức thư mà một cô
bạn của Leatheran vui lòng
chuyển cho tôi. Thư này sẽ giúp
bạn đọc có một ý niệm về tính
cách của tác giả thiên truyện này.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Trong khách sạn Tigris Place ở
Baghdad, một cô y tá ngồi viết
thư. Bút chạy sột soạt trên giấy:
“… Đó là tất cả tin tức mình kể
lần này. Đúng là biết thêm một xứ
sở khác trên thế giới cũng thú, mặc
dù mình vẫn thích nước Anh hơn
tất cả mọi nước khác. Cậu không
thể hình dung vẻ bẩn thỉu, kinh
tởm của thành phố Baghdad. Đâu
rồi cái thần tiên của “Một nghìn
một đêm lẻ”! Có lẽ ở phía bờ sông
còn khá, nhưng bên trong thành
phố thì rất chán… chẳng có cửa
hàng nào đẹp. Thiếu tá Kelsey dẫn
mình đi thăm các quầy tạp hóa
trông cũng lạ mắt… song toàn là
những đồ linh tinh, hổ lốn, đã thế
tiếng gõ của thợ gò làm xoong chảo
vang lên đến nhức óc. Thú thật là
mình không chắc đã dám dùng
những xoong ấy, vì sợ chất gỉ đồng
khi đun nấu bằng những dụng cụ
kim loại đó.
Mình sẽ viết thư báo tin sau về
kết quả việc bác sĩ Reilly giới thiệu
mình vào chỗ làm ấy. Cái ông
người Mỹ này hiện đang ở
Baghdad, và chiều nay sẽ đến gặp
mình. Công việc là trông nom vợ
ông ta… Theo bác sĩ Reilly, bà ta
hay lên cơn “khủng hoảng”… Bác
sĩ không nói gì thêm, nhưng bạn
biết đấy, ta hiểu thông thường từ
đó có nghĩa gì (Hy vọng là bà ta
chưa đau nghiêm trọng đến mức
điên loạn). Dĩ nhiên, bác sĩ Reilly
rất kín tiếng, song nhìn trong mắt
ông ấy mình biết ngay. Chắc cậu
hiểu mình. Cái ông giáo sư Leidner
ấy là một nhà khảo cổ đang tiến
hành những cuộc khai quật ở sa
mạc, phục vụ một bảo tàng của
Mỹ.
Bạn thân mến, hôm nay mình
kết thúc ở đây, gửi cậu những lời
chúc thân yêu nhất.
Amy Leatheran”
Sau khi bỏ thư vào phong bì,
nàng đề địa chỉ gửi cho xơ
Curshaw,
bệnh
viện
Sant
Christophe ở London.
Nàng vừa đậy nắp bút thì một
người hầu bản xứ tiến đến.
- Có một quý ông muốn gặp cô.
Ông giáo sư Leidner.
Cô y tá quay lại, thấy một
người tầm thước, vai hơi xuôi, râu
màu nâu và đôi mắt mệt mỏi.
Còn giáo sư Leidner thấy trước
mặt mình một phụ nữ ba mươi
lăm tuổi, vẻ đầy tự tin. Mớ tóc
màu hạt dẻ trùm lên một khuôn
mặt vui tươi; đôi mắt xanh như
cười cười. Một con người khỏe
mạnh, niềm nở, thông minh và
tháo vát, tóm lại đúng là y tá lý
tưởng cho người bệnh tâm thần.
Vị khách nghĩ bụng: “Cô
Leatheran chính là người mình
đang cần”.
CHƯƠNG 2
AMY LEATHERAN
Tôi không có tham vọng viết
văn, sở dĩ thực hiện thiên truyện
này chỉ là do bác sĩ Reilly thúc hối,
động viên. Một khi bác sĩ Reilly
yêu cầu điều gì, làm sao tôi có thể
từ chối.
- Ồ! Không! Tôi không phải nhà
văn, không được đâu.
- Đừng nói lăng nhăng. Cô cứ
viết như hằng ngày cô vẫn ghi
chép y bạ cho bệnh nhân.
Thôi được, thế cũng là một
cách giải quyết khó khăn.
Bác sĩ Reilly nói rất cần có một
bản tường thuật vụ việc xảy ra ở
Tell Yarimjah, thật đơn giản và
xác thực.
- Nếu do một người trong đoàn
khảo cổ viết, sẽ không ai tin, cho
là có sự thiên lệch.
Điều đó quả là đúng. Dù được
chứng kiến, song ít nhất tôi là
người đứng ngoài.
- Vậy sao bác sĩ không viết? –
tôi hỏi.
- Tôi không ở tại chỗ, không
như cô - ông thở dài - Hơn nữa,
con gái tôi phản đối.
Ông luôn chịu khuất phục ý
muốn của con gái, điều đó làm tôi
khó hiểu. Tôi định nói ra song lại
thôi.
- Hừm!... Nếu ông đã muốn, tôi
sẽ liều xem sao.
- Xin rất hoan nghênh.
- Cái khó là không biết nên bắt
đầu từ đâu.
- Rất đơn giản: bắt đầu từ chỗ
bắt đầu, và tiếp tục cho đến hết,
thế là xong.
- Nhưng tôi không hề biết
chuyện xảy ra từ lúc nào và như
thế nào.
- Cô này, cái khó của sự bắt
đầu là không nghĩa lý gì so với cái
khó phải chấm hết ở chỗ nào. Đó
là điều tôi thường cảm thấy khi
phát biểu trước mọi người. Có
người đã phải kéo áo tôi để bắt tôi
ngồi xuống.
- Ồ, bác sĩ cứ đùa!
- Tôi nói rất nghiêm chỉnh. Vậy
là, nhất định rồi chứ?
Tôi phân vân một điều nữa.
Sau một phút do dự, tôi đáp:
- Tôi e… khi kể sẽ không tránh
khỏi có lúc cảm tính.
- Càng hay! Càng hay! Hãy giữ
bản sắc của mình. Cứ bạo dạn, sắc
sảo mà nhận xét, cứ kể các sự việc
theo con mắt của cô. Rồi sau đó,
khi đọc lại, ta vẫn có thể xóa bỏ
những đoạn nào quá đáng. Nào,
hãy bắt tay vào việc! Với trí óc
điềm tĩnh của cô, tôi tin sẽ có một
bản tường thuật thông minh.
Số phận thế là đã định, tôi hứa
sẽ cố gắng làm tốt.
Trước hết, có lẽ tôi phải tự giới
thiệu. Tôi ba mươi hai tuổi, tên
Amy Leatheran. Tôi đã hoàn
thành đợt thực tập y tá tại bệnh
viện Saint Christophe, London.
Sau, tôi làm việc hai năm ở một
nhà hộ sinh. Rồi bốn năm công tác
trong nhà an dưỡng của cô Bendix,
quận Devon. Rồi tôi đi Iraq theo bà
Kelsey. Chả là tôi chăm sóc bà ta
từ lúc bà sinh con, nay bà cùng
chồng đi Baghdad, ở đó bà đã
mượn sẵn một bà vú để trông con.
Song vốn người yếu đuối, bà cứ lo
cuống lên về chuyện phải bế con
đi xa. Bởi thế thiếu tá Kelsey quyết
định tôi đi theo họ để trông nom
đứa bé trong lúc đi đường. Họ sẽ
chịu tiền tầu để sau đó tôi trở về
London.
Khỏi cần đi sâu mô tả gia đình
Kelsey: đứa trẻ rất kháu, bà mẹ thì
hay lo vô cớ, nhưng đối xử với tôi
rất tốt. Chuyến đi rất thích: đây là
lần đầu tôi đi xa bằng tầu biển.
Cùng đi trên tầu có bác sĩ
Reilly. Ông hay nói chuyện vui,
thỉnh thoảng lại trêu chọc tôi. Tóc
đen, mặt dài, ông là bác sĩ ngoại
khoa ở bệnh viện dân y
Hassanieh, cách Baghdad ngày
rưỡi đường.
Tôi ở Baghdad được một tuần,
và một hôm gặp ông ngoài phố.
Ông hỏi thăm bao giờ thì tôi rời
nhà thiếu tá Kelsey, vì ông biết bà
Kelsey đã có bà vú trước đây làm
với vợ chồng ông Wright. Hai ông
bà trở về Anh, bà vú sang phục vụ
nhà Kelsey.
Bác sĩ Reilly hỏi tôi có dự định
gì không:
- Vì tôi đang có một chỗ làm,
muốn giới thiệu cô.
- Chăm sóc người ốm?
Nét mặt ông trở nên nghiêm
trang.
- Gọi là người ốm không hẳn
đúng. Đó là một bà thỉnh thoảng
lại có những cơn… khủng hoảng
tinh thần.
- Ồ!
(Ta biết những từ ấy thường có
nghĩa là: nghiện rượu hoặc ma
túy).
Bác sĩ Reilly chỉ nói đến thế. Rồi
kể tiếp:
- Ông chồng là người Mỹ, nói
cho đúng là người Mỹ gốc Thụy
Điển, và đang cầm đầu một đoàn
khảo cổ học đi khai quật rất lớn.
Ông giải thích đoàn đang tiến
hành nghiên cứu ở nơi xưa kia là
một thành phố lớn. Đại bản doanh
đóng gần Hassanieh, ở một nơi
vắng vẻ, và giáo sư Leidner gần
đây tỏ ra lo lắng về sức khỏe bà vợ.
- Ông ấy không nói rõ, nhưng
hình như bà Leidner thường có
những cơn hoảng loạn tinh thần.
- Họ cứ để bà ấy suốt ngày với
những gia nhân bản xứ? – Tôi hỏi.
- Ồ, không. Trong đoàn toàn
người da trắng, bảy hoặc tám
người. Có lẽ bà không ở một mình
trong nhà đâu, nhưng đôi lúc
hoảng loạn khá kỳ lạ. Ông Leidner
bận trăm công nghìn việc, nhưng
rất yêu vợ và rất khổ tâm thấy vợ
bị như thế. Nếu có người nào
đứng đắn, có khả năng chăm nom
riêng bà thì ông ấy yên tâm hơn.
- Bản thân bà ta nói gì với ông?
- Bà ta chưa bao giờ hỏi ý kiến
tôi, có lẽ bà không thích tôi.
Đích thân Leidner đến gặp tôi
nói chuyện này. Cô định thế nào?
Dù sao cũng có dịp biết thêm đất
nước này trước khi về Anh. Công
việc khai quật còn hai tháng nữa
kết thúc, đến cho biết cũng có cái
hay.
Sau một lát suy nghĩ, tôi đáp:
- Thì cứ thử, có mất gì đâu?
- Hoan hô! – bác sĩ Reilly reo
lên - Leidner hiện đang ở Baghdad.
Ngay chiều hôm đó, giáo sư
đến khách sạn gặp tôi. Một ông
trung niên, cử chỉ rụt rè, bứt rứt.
Từ con người đó toát lên sự hiền
hậu đồng thời với một vẻ yếu
đuối.
Ông tỏ ra rất yêu vợ, nhưng khi
được hỏi về bệnh tình bà Leidner,
ông lại lảng tránh, nói chung
chung. Đưa tay giật giật râu – sau
này tôi nhận ra đó là thói quen đã
thành tật – ông đáp:
- Cô thông cảm, nhà tôi đang
trải qua một cơn khủng hoảng
làm tôi lo lắng.
- Sức khỏe thể chất bà nhà thế
nào?
- Bề ngoài thì tốt, không có gì
bất thường, nhưng… bà ấy tưởng
tượng ra lắm thứ.
- Những thứ như thế nào? – tôi
hỏi.
Ông tránh trả lời thẳng, nói
nhỏ:
- Việc nhỏ hay làm ra to. Theo