Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.27 KB, 42 trang )

1

Đề tài : Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may
vào thị trường EU”
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã được khẳng định trong định hướng phát triển xuất nhập khẩu
thời kỳ 2001 – 2010, mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu có nội dung cơ bản
là : “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH
–HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các
loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao…” (Văn kiện Đại hội
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX).
Ngành dệt may là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi
Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Với nhũng ưu thế về
nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn
nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về
giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa
giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động.Hiện nay ngành thu hút hơn
hai triệu lao động.
Thị trường EU là xu ất kh ẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam, với những
yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã, c ác ti êu chu ẩn v ề k ĩ thu ật …Việc dáp
ứng được các yêu cầu của thị trường này giúp các doanh nghiệp Việt Nam n
âng cao đ ư ợc ch ất l ư ợng s ản ph ẩm, nâng cao được vị thế của hàng dệt
may Việt Nam trên thị trường thế giới. Hi ện nay thế giới đang rơi vào khủng
hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Vì vậy em chon đề
tài:”Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuât khẩu dệt may vào
thị trường EU”
Nội dung
CHƯƠNG1 : Bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng
I. Khái quát về cuộc khủng hoảng và tác động của nó tới nền kinh tế


thế giới
1.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng


2

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là một cuộc khủng hoảng toàn diện của cả
một hệ thống đang thống trị cả toàn thế giới. Lúc đầu chúng ta không thấy hết
tất cả cuộc khủng hoảng, tưởng chỉ là một khủng hoảng năng lượng, rồi dến
khủng hoảng thực phẩm, rồi đến khủng hoảng tín dụng. Lúc dầu tưởng là lạm
phát sau đấy lại trở thành thiểu phát.
1.1 Bản chất của cuộc khủng hoảng
Do không hiểu được bản chất của khủng hoảng (KH) nên các biện pháp khắc
phục không có hiệu quả. Việc giá dầu hoả tăng không phải vì thiếu dầu trên
thị trường quốc tế. Giá lương thực tăng nhanh không phải vì thiếu lương thực,
năm nay thế giới được mùa, lương thực hiện nay còn nhiều. Thực ra trước
khủng hoảng dầu hoả đã có cuộc khủng hoảng bất động sản ở Hoa kỳ. Bây
giờ người ta cho rằng nguyên nhân của tất cả các KH này là sự đầu cơ của các
ngân hàng và công ty đa quốc gia để bù vào cái đã mất trong KH tín
dụng.Theo các chuyên gia kinh tế KH này là KH của mô hình Anh-Mỹ, là mô
hình tự do chủ nghĩa mới. Cuộc KH này đã chấm dứt giai đoạn thống trị của
chủ nghĩa tự do mới. Trong cuộc KH này thị trường chứng khoán Wall street,
CNTB đang gặp thảm hoạ ngày càng rõ. CNTB đang ở trong một tình trạng
suy thoái về tài chính và ngân hàng. Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế nói là
CNTB đang ở trên đỉnh của sự suy thoái. Chính phủ Mỹ và Anh đã phải quốc
hữu hoá hay quốc hữu hoá một phần một số ngân hàng để cứu cuộc KH.Uỷ
ban lao động quốc tế ở Anh (CWI) cho rằng các trao đổi tài chính và đầu cơ
là nguồn gốc chính của lợi nhuận ngân hàng và doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp thường dùng tín dụng để mở rộng thị trường.Công cuộc cải cách đã
bắt đầu từ đầu các năm 1980 lúc trên thế giới đang có một phong trào “điều

chỉnh cơ cấu kinh tế” dưới ảnh hưởng của “sự đồng thuận Washington” do
các tổ chức quốc tế đề xuất. Xu hướng của phong trào này đã ảnh hưởng
mạnh đến công cuộc chuyển đổi cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Hơn nữa
các tổ chức quốc tế đã có các chương trình hỗ trợ ‘điều chỉnh cơ cấu” bằng
việ́n về chính sách, đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng, nên một thế hệ
các cán bộ chính trị và kinh tế được đào tạo ở các nước nói tiếng Anh đã trở
thành các đệ tử của chủ nghĩa tự do mới. Đáng lẽ những nước XHCN còn
đang chuyển đổi đã có một công cụ rất tốt là định hướng xã hội chủ nghĩa để
hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do mới, nhưng công cụ này trước đây đã
không hiệu quả trong thời kỳ trước cải cách, không đủ sức để chống lại xu
hướng của chủ nghĩa tự do mới, quá đề cao kinh tế thị trường và sự rút lui của
Nhà nước. Vai trò điều tiết của Nhà nước trong sự phát triển là rất cần thiết để
có một sự phát triển cân bằng và bền vững đã bị coi nhẹ.Hiện nay toàn thế
giới đang đi vào một cuộc khủng hoảng (KH) kinh tế và tài chính chưa từng
có trong 30 năm qua, đang làm cho tăng trưởng bị rối loạn, có tác dụng xấu
đến việc làm, tiêu dùng và đầu tư của các hộ nhân dân và doanh nghiệp, làm


3

cho thế giới nghèo đi.Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế này
là sự đầu cơ. Cuộc KH này đã chứng minh rằng việc tìm lợi nhuận ngắn ngày
không có lợi cho túi tiền của người tiết kiệm lẫn nền kinh tế nói chung, vì
người để dành không có phản ứng và phương tiện như các nhà tài chính quan
sát thị trường thu lợi từ các cuộc KH. Việc tạo một quỹ để bù vào các thiếu
hụt của thị trường lúc đầu tư dài hạn có lợi cho môi trường và công bằng xã
hội. Nền kinh tế thật không phải dựa vào tiêu thụ các vật rẻ tiền mau hỏng và
do các sự quảng cáo đẻ ra giá trị tăng thêm. Không thể dựa vào tín dụng để
tiêu thụ được.
1. 2. Cuộc KH hiện nay đã diễn biến như sau:

1. Đầu tiên là cuộc KH subprime (lãi dưới chuẩn) diễn ra trên thị trường bất
động sản Mỹ làm cho thị trường này suy sụp. Hoa kỳ là một nước tiêu thụ,
tiết kiệm thấp nhất thế giới, do đấy các ngân hàng dùng bất dộng sản để thế
chấp. Subprime là tín dụng do Ngân hàng trung ương Mỹ đề ra năm 2002 để
các hộ nghèo có thể mua nhà, có lãi suất thay đổi, giá trị nhà tăng thì lãi suất
sẽ giảm. Tín dụng này hoạt động tốt trong thời kỳ vàng son (2002-2006).
Nhưng lúc tăng trưởng giảm giá bất động sản giảm làm cho lãi suất tăng. Dân
không trả nợ được làm cho ngân hàng bị phá sản. Các ngân hàng lớn cho
ngân hàng nhỏ mượn tiền cũng bị ảnh hưởng phải bán cổ phần làm cho chỉ số
chứng khoán giảm.
2. Sau đấy KH lan rộng sang các nước khác. Nhiều ngân hàng châu Âu cho
ngân hàng Mỹ vay để thực hiện subprime. Các ngân hàng không tin nhau,
không cho nhau vay làm cho thiếu tiền . Các ngân hàng phải bán cổ phiếu và
rủi ro cho đầu tư.
3. Các ngân hàng trung ương can thiệp. Lúc ngân hàng trung ương bơm số
tiền cho các ngân hàng tư nhân vay nhiều thì tạo ra lạm phát. và rủi ro cho
đầu tư. Lúc các ngân hàng thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất và giảm thời hạn
cho vay thì đầu tư giảm và tăng trưởng giảm, việc làm giảm, tiêu dùng và đầu
tư giảm, doanh nghiệp và ngân hàng không hồi phục được. Đấy là kết quả của
Toàn cầu hoá.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng này là:
1. Là hậu quả của việc các ngân hàng của Mỹ cho các hộ không có khả năng
trả vay tiền,
2. Là hậu quả của hệ thống tài chính TBCN, của ưu tiên cho các nhà tài
chính, do đầu cơ trong bất động sản, do chính sách công nghiệp hoá không có
chiến luợc, chạy theo lợi nhuận trước mắt, tạo ra các bong bóng tài chính.
3. Là kết quả của chính sách tự do mới, không có điều tiết.
4. Là kết quả của sự toàn cầu hoá không có biên giới, không có điều tiết
5. Là kết quả của sự chuyên chính của Mỹ... Đầu cơ chứng khoán là cơ sở của
sự không ổn định của thị trường. - Sự không cân đối thông tin là gốc của thái



4

độ đầu cơ. - Đầu cơ dẫn đến sự và hình thành bong bóng đầu cơ. Các nhân tố
của sự phổ biến khủng hoảng là rủi ro hệ thống và rủi ro quan hệ vvới đối tác
trong ngân hàng và tài chính thế giới
2 . Tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế thế giới
Hiện nay toàn thế giới đang đi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài
chính chưa từng có trong 30 năm qua, đang làm cho tăng trưởng bị rối loạn,
có tác dụng xấu đến việc làm, tiêu dùng và đầu tư của các hộ nhân dân và
doanh nghiệp, làm cho thế giới nghèo đi.
Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi
bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm
lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của
người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007,
những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ
cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài
chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng
khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và
kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, …
cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực
của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng
của ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ năm 2008.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm
2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong vòng 6
tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%.
Các nước khác
2. 1. Hệ thống ngân hàng
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu,

cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy,
bóng bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp
nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước châu
Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban
Nha.
Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút
tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi còn làm


5

căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt
Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng
biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building
Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline
Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay
quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm
1983 tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík
Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này
phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia.
Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho
giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt ghê gớm, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu
tháng 3 Năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm
2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu
tình trạng cổ phiếu mất giá ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được
khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ.
Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh
doanh dịch vụ bảo hiểm. Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính
phủ Bỉ cho vay để củng cố.

Ở Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ
Hà Lan cho vay.[1].
Ở Đức, ngày từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu
những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa
Kỳ.[2] Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên
bang Đức.
2.2. Thị trường chứng khoán
Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris,
Frankfurt, Tokyo đều có thời điểm sụt giá lớn lịch sử.
Ở châu Âu, chỉ số FTSE 100 từ mức 4789,79 xuống còn 4699,82.[3] Chỉ số
DAX hôm 2 tháng 3 năm 2009 chỉ còn 3666,4099 điểm so với 8067,3198
hôm 27 tháng 12 năm 2007.[4] Chỉ số CAC 40 hôm 2 tháng 3 năm 2009 cũng
xuống mức thấp kỷ lục 2534,45 điểm.[5]


6

Nhật Bản có một hệ thống tài chính tương đối vững vàng đã trải qua một thời
kỳ tái cơ cấu sau khủng hoảng 1996-1997. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ
khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ vẫn khiến cho thị trường chứng khoán của
nước này rối loạn. Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp
lịch sử vào các ngày 8 và 10 tháng 10 năm 2008.[6]
2.3 Thị trường tiền tệ
Ở Hàn Quốc tháng 9 năm 2008, won Hàn Quốc bị mất giá mạnh, có lúc tới
mức 1.500 won/đô la Mỹ (xem biểu đồ dưới).

Diễn biến chỉ số Down
Jones

Diễn biến chỉ số OMX

Iceland 15

Diễn biến chỉ số
Nikkei225

Diễn biến tỷ giá
KRW/USD

Như vậy tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình
trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực
sản xuất thực. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn tới suy thoái kinh tế ở
nhiều nước.
3: Tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2008, trong khi hầu hết các nước đang bị suy
thoái nặng nề thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng. Mức xuất khẩu cả
năm 2008 vẫn đạt gần 30% so với năm trước, trong khi hệ thống ngân hàng
của Mỹ, Đức, Anh lâm vào tình trạng khốn đốn thì ở Việt Nam không có
ngân hàng lớn, nhỏ nào bị phá sản; lúc này có ý kiến cho rằng cuộc khủng
hoảng thế giới ít ảnh hưởng đến Việt Nam và nếu có ảnh hưởng thì cũng
không nhiều. Thực tế không phải như vậy. Cho đến nay có thể nói là ảnh


7

hưởng của khủng hoảng tới Việt Nam là nghiêm trọng, tuy con đường tác
động có khác. Nếu như cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ ảnh
hưởng ngay lập tức tới các nền kinh tế hùng mạnh khác, thì cơn bão này đến
Việt Nam chậm hơn một nhịp. Nếu như sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở
hầu hết các nước thể hiện đầu tiên và rõ nét là hệ thống tài chính, ngân hàng,
thì ở Việt Nam lại thể hiện trước hết ở lĩnh vực xuất, nhập khẩu và đầu tư

nước ngoài. Nếu như ở các nước khác các đại gia hàng đầu của nước đó bị
đánh gục hàng loạt, thì ở Việt Nam các công ty lớn lại trụ vững nhưng hàng
ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng đằng sau là hàng triêu nông dân, thợ thủ
công tham gia sản xuất hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề v.v.
Nhìn vào lĩnh vực xuất khẩu, năm 2008 mức xuất khẩu của Việt Nam
vẫn tăng trưởng ngoạn mục (do tăng về số lượng và cả giá cả). Nhưng sáu
tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 27,6 tỷ USD, kém xa
so với mục tiêu đề ra (mục tiêu đặt ra cho cả năm là 64,75 tỷ USD) giảm tới
10,15% so với cùng kỳ (mục tiêu là tăng 13%). Hầu hết các nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực đều suy giảm: Nếu so cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2009 hàng dệt
nay giảm 1,3%; giày dép giảm 8,7%; thuỷ hải sản giảm 10,7%. Nếu năm
2008 giá xuất khẩu rất cao thì năm nay giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam đều giảm sút nghiêm trọng: giá dầu thô giảm 53%; giá cà phê
giảm 28,3% và còn có xu hướng giảm tiếp, giá cao su giảm 44%; giá gạo
giảm hơn 20% v.v.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt
Nam ở hầu hết các thị trường chính đều giảm như thị trường Hoa Kỳ, Nhật
Bản, EU, Trung Quốc, Australia... Hơn nữa để chống trọi với tình trạng thiếu
hụt phương tiện thanh toán và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, ở hầu hết
các thị trường này đều đang gia tăng các biện pháp bảo hộ, từ chối đơn hàng,
tung tin thất thiệt để hạ uy tín của hàng Việt Nam.
Nhiều lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng.
Mặc dù có chương trình “Ấn tượng Việt Nam” nhưng lượng khách du lịch tới
Việt Nam vẫn giảm tới hơn 20%; lượng vốn FDI thực hiện mới khoảng 3 tỷ
USD giảm sút tới hơn 1/3 so với cùng kỳ v.v.
Qua những số liệu trên, thấy rõ rằng mức độ ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam là rất nghiêm
trọng.
II. Khái quát về thị trường EU



8

1. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường EU
Thị trường EU 27 gồm hầu hết các nước châu Âu với gần 4 triệu km2 và
490 triệu dân có thu nhập cao, đây là thị trường tiêu thụ lớn mà cá doanh
nghiệp Việt Nam cần quan tâm.Ngoài ra, GDP của EU gần 14.960 tỷ USD
chiếm 27% GDP thế giới. Tổng ngạch ngoại thương gần 2.800 tỷ USD chiếm
gần 25% thương mại toàn cầu. Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch
mậu dịch là 5.092 tỷ chiếm 45% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về
xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phầm thế giói gấp 2,5 lần Mỹ và chiếm
42,7 nhập khẩu dịch vụ thế giới. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn
cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.
Trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU thì hàng dệt may cùng
với thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, túi sách, thủ công mỹ nghệ, điện
tử vi tính, sản phẩm nhựa sẽ là những mặt hàng chủ lực trong thời gian tới.
Theo đánh giá của Tổ chức dệt may Thế giới thì EU là khu vực đứng
đầu về nhập khẩu sản phẩm dệt may của toàn Thế giới, cụ thể chiếm hơn 49%
tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Thế giới. Nhu cầu nhập
khẩu hàng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD bao gồm quần áo may sẵn và
sản phẩm dệt các loại, đem đến cơ hội lớn cho các nước có tiềm năng phát
triển ngành dệt may, trong đó có Việt Nam. Cơ hội này càng trở nên rõ rệt
hơn khi EU đang có xu hướng chuyển nguồn nhập khẩu sang các nước đang
phát triển nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ của các nước này.
Bên cạnh đó, giá trị buôn bán giữa Việt Nam và EU tăng nhanh trong
những năm gần đây, từ 3,6 tỷ USD năm 1999 lên 11,5 tỷ USD năm 2007,
trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,9 tỷ USD chiếm 17,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước, chủ yếu gồm: giầy dép 2,09 tỷ USD, dệt may 1,49 tỷ USD, cà
phê 621,4 triệu USD, chè 10 triệu USD, hạt tiêu 62 triệu USD, xe đạp và phụ

tùng 54,8 triệu USD, sản phẩm nhựa 164,3 triệu USD, cao su 233,2 triệu
USD, thủ công mỹ nghệ 192 triệu USD, hải sản 1095,7 triệu USD, đồ gỗ 509
triệu USD...


9

Các nhóm hàng xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2007 là
thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, sản phẩm cao su, sản phẩm cơ khí, điện dân dụng và
sản phẩm công nghệ thông tin, đồ chơi trẻ em.
Ngoài ra, EU còn là nhà cung cấp nguyên phụ liệu dệt may cho Việt
Nam, năm 2007 Việt Nam nhập khẩu 106,7 triệu USD chiếm khoảng 6,5%
kim ngạch nhập khẩu. Có thể nói EU chính là thị trường xuất nhập khẩu giữ
vai trò chiến lược quan trọng đối với dệt may Việt Nam.
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU
(Đơn vị: triệu USD)

Nguyên phụ liệu dệt
may

2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

83.3

66.2

76.3

89.4

107.5

92.5

106.7

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2008


10

2 Đặc điểm chung về ngành dệt may
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người các sản phẩm về may mặc cũng
ngày càng được hoàn thiện.Từ những nguyên liệu thô sơ con người đã sang
tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ ngày càng đa dạng của con
người. Cuộc cách mạng khoa học cùng với nhũng phát minh trong lĩnh vực
công nghiệp đã giup cho ngành dệt may có những bước phát triển vượt bậc.
Ở Việt Nam, dệt may là một trong nhũng ngành được chú trọng phát triển

khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Với nhũng ưu thế về
nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn
nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu
về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa
giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động.
Các sản phẩm của ngành
Sản phẩm không chỉ đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà còn bao gồm
những sản phẩm dùng trong ngành và sinh hoạt như: lếu, chăn, màn, rèm…
Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang thị trường
chính của Việt Nam là: quần dài, quần short, áo jaket, áo sơ mi, áo bong, áo
thun,…
Đặc thù ngành dệt may Việt Nam
Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, dệt may là một trong
nhũng ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn
nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện những đơn hang may xuất
khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành dệt may gần 2 triệu
lao động. Tuy nhiên đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của
nguồn lao động trong ngành không cao. Nguyên nhân chính là do mức thu
nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đó,
người lao động không mấy mặn mà với ngành dệt may,họ sẵn sang chuyển
sang những ngành có thu nhập cao hơn.Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp
may đã có những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao
động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao
động tuyển mới.
Doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn
hang gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng
thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều. Do đó giá
trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam còn thấp, dẫn đến lợi
nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng của ngành. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp may mặc trong nước chưa chú trọng tới thị trường nội địa với

số dân đông đảo hiện nay. Chính vì vậy, hang may măc Việt Nam dù được
đánh giá cao trên thị trường nước ngoài nhưng lại không được coi trọng ở


11

trong nước. Gần đây, một số thương hiệu may như: May 10, Việt Tiến,
Ninomax, Made in Vietnam…đã được người tiêu dung trong nước chú ý
hơn
Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với giá trị nguyên phụ liệu
nhập khẩu thường chiếm gần 70-80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuấthiện đại
hơnnhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử
dụng trong nước hoặc không đáp ứng đựợc tiêu chuẩn của klhách hang nước
ngoài. Nhiều đơn đặt hang phía nước ngoài chỉ định luôn nhà cung cấp
nguyên liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện
sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như
vậy, giá trị thực tế mà ngành thu được không hề cao so với con số kim ngạch
xuất khẩu. Điều này cũng lý giải tại sao giá trị xuất khẩu cảu ngành may cao
nhưng cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn mà lắm với công việc
này.Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất may Việt Nam hiện nay vấn
còn thấp hơn 30-50% so với mặt bằng chung của khu vực. Đây là một thiệt
thòi lớn cho ngành may mặc của Việt Nam.Tuy nhiên,trong thời gian qua,
một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư cải tiến về công nghệ nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, từ đó tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường
.
3. Thị trường EU
Liên minh châu Âu (EU) là hình thức hội nhập khu vực ở trình độ cao

với nhiều triển vọng tốt đẹp cho các nước thành viên và cho toàn châu Âu,
đang phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực phấn đấu trở thành khu vực
phát triển nhất hành tinh, đủ sức đối phó với các thách thức toàn cầu trong
thế kỷ 21, có lợi cho xu thế hoà bình và hợp tác phát triển toàn cầu....
Vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế, thương mại, tài chính, khả năng phòng
thủ của EU không ngừng tăng sau mỗi lần mở rộng. EU chính thức thành lập
ngày 1 tháng 11 năm 1993, đây là kết quả của việc hình thành một loạt các
tổ chức hợp tác châu Âu mà bắt đầu là Cộng đồng Than Thép châu Âu
(ECSC) năm 1952, Cộng đồng năng lượng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế


12

châu Âu (EEC) hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967. Các
thành viên của EC bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia,
Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha. Năm 1991, Liên
minh châu Âu được hình thành dựa trên hiệp ước Maastricht đã ký của
Chính phủ 12 quốc gia thành viên EC. Năm 1995, các quốc gia gồm: Áo,
Phần Lan và Thụy Điển gia nhập EU, tăng số thành viên EU lên 15 nước.
Cũng trong năm này, một loạt các quốc gia Đông Âu đã nộp đơn xin gia
nhập EU nhưng đến năm 2004, EU mới quyết định chấp nhận kết nạp them
10 quốc gia gồm: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Slovakia, Latvia,
Estonia, Lithuania, Malta, Đảo Síp. Đến ngày 1/1/2007, EU kết nạp thêm 2
thành viên nữa là Romani v à Bulgaria nâng tổng số thành viên lên 27 quốc
gia
Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của EU
(%)
Tốc độ tăng GDP
Tốc độ tăng tiêu dùng
Tốc độ tăng tổng đầu tư

Tốc độ tăng việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp

2002
1,2
1,6
-1,2
0,4
8,7

2003
1,2
1,6
0,8
0,2
9,0

Tỷ lệ lạm phát

2,1

1,9

2,1

2,3

2,2

1,9


Nợ chính phủ (% GDP)
Cán cân tài khoản vãng lai (%

61,4

63,0

63,4

64,1

64,2

64,3

0,3

0,1

0,0

-0,3

-0,4

-0,3

GDP)


2004 2005 2006
2,4
1,5
2,5
2,1
1,6
1,6
3,0
2,3
3,5
0,6
0,9
1,0
9,0
8,7
8,5

2007
2,4
2,1
3,6
1,0
8,1

Nguồn: www.gso.gov.vn

3.1.Dân số
Về dân số, Đức là nước có dân số đông nhất trong các nước thành



13

viên, dân số Đức năm 2008 là 82,2 triệu người sau đó là Anh, Italia và Pháp.
Tổng dân số EU hiện nay khoảng 499 triệu người. Với một quy mô dân số
tương đối lớn cùng với thu nhập cao, EU chắc chắn sẽ là một thị trường lý
tưởng cho tất cả các nhà xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam.
DANH SÁCH MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN EU NĂM 2008
Tên nước

Dân
số(người)

Diện
tích(km2)

Bỉ
10.666.866 30.528
Đức
82.218.000 357.050
Italia
59.619.290 301.318
Hà Lan
16.471.968 41.526
Pháp
64.473.140 674.843
Đan mạch 5.511.451
43.094
Anh
61.003.875 244.820

Bồ Đào Nha 10.599.095 92.391
Thụy Điển 9.253.675
449.964
Áo
8.340.924
83.871
Phần Lan 5.312.415
338.145
Ba Lan
38.115.641 312.683
Cộng hòa 10.403.100 78.866
Séc
1.1Tập quán và thị hiếu tiêu dung
EU là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu
dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa và
dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là
chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và
bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường tất cả các nước


14

thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ
khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng
được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Thông thường, người tiêu
dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, phần
đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự
nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt
và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào
EU cũng đang có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần các sản phẩm

thô và gia tăng các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao.
Dự kiến đến năm 2020, dân số ở Tây Âu sẽ già đi đáng kể với 45% số người
ở độ tuổi từ 50 trở lên. Nhóm người tiêu dùng này có xu hướng chọn mua
các sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn và có lợi cho sức khỏe. Năm 2008, do
có những xì-căng-đan về an toàn thực phẩm nên người tiêu dùng Tây Âu nói
riêng và EU nói chung rất quan ngại. Họ yêu cầu thực phẩm phải được kiểm
soát chặt chẽ về mức độ an toàn. Họ không ăn nhiều với một món nữa mà ăn
nhiều món khác nhau. Họ chấp nhận sản phẩm giá cao miễn là chất lượng đi
đôi với giá. Phụ nữ EU tham gia lao động nhiều. Họ không có nhiều thời
gian dành cho việc mua sắm và nội trợ. Do vậy, họ có thói quen mua các sản
phẩm tiện lợi, ăn liền. Như vậy, thị trường các sản phẩm tiện lợi, ăn liền sẽ
có xu hướng ngày càng phát triển. Đối với hàng may mặc và giầy dép, khi
có tuổi, người tiêu dùng ở Tây Âu không còn nhu cầu cao với áo sơ mi kín
cổ mà chuyển sang ăn mặc các bộ đồ thoải mái, đi giầy thể thao. Như vậy xu
hướng này sẽ dẫn đến sự chuyển dịch lớn về nhu cầu và hành vi tiêu dùng:
chuyển từ kiểu ăn mặc trang trọng, cổ điển sang phong cách tự nhiên, thoải
mái. Trong khi đó, tại một số nước Đông Âu, do có dân số trẻ nên nhóm
người tiêu dùng này lại thích ăn mặc theo phong cách trang trọng nên thị
trường cho các sản phẩm phục vụ phong cách này ở Đông Âu sẽ có xu
hướng phát triển
Có một điểm đáng chú ý về dân số ở EU là số hộ gia đình chỉ có 1-2 người
đang có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, số hộ có 2 người cùng đi làm, cùng có
thu nhập cao nhưng không có trẻ con cũng đang tăng lên. Những hộ gia đình
này có nhu cầu tiêu thụ cao đối với các sản phẩm chất lượng tốt


15

1.2 Chính sách thương mại EU
Thị trường EU gồm hầu hết các nước châu Âu với gần 4 triệu km2

và 499 triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 14.960 tỉ USD chiếm 27%
GDP thế giới. Tổng ngạch ngoại thương gần 2.800 tỉ USD chiếm gần
25% thương mại toàn cầu. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại
của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ
người tiêu dùng.
Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 5.092 tỷ
chiếm hơn 45% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu
dịch vụ chiếm khoảng 43,8% thị phần, gấp 2,5 lần Mỹ. Đầu tư ra nước
ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.
EU là thị trường mở, mang tính cạnh tranh rất cao đồng thời yêu
cầu cao về chất lượng hang, vễ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì…
Khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn cho hàng xuất khẩu
của Việt Nam ngoài việc tiếp tục được hưởng ưu đãi GSP. Tuy vậy, để
có thể tiếp cận thị trường EU, các doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách
thương mại, các định chế, quy định và các yêu cầu sau đây:
1. Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế
và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính
sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và
bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong
khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông
sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát.v.v...Các yêu cầu về xuất
xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm
ngặt.
2. Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều
hiệp định thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và


16

dành chế độ MFN toàn phần cho sản phẩm nhập khẩu từ Ôxtrâylia,

Canađa, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
NiuZealand, Hoa Kì và các hiệp định ngành hàng song phương khác.
3. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO
về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số
sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất
khẩu. Trong một số lĩnh vực dịch vụ, EU đã có cam kết cụ thể thực hiện
theo lịch trình chung của GATs, kể cả lĩnh vực viễn thông cơ bản, tài
chính và dịch vụ nghe nhìn.
4. EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho
143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất
được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến “Mọi sản trừ vũ khí-EBA”
5. EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu
vào lãnh thổ mình như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế
gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng
hàng hóa, chống bán phá giá…
6. Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại
thương chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy
nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn
xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
7. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự
trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng
dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại
và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong
chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, hàng rào kĩ
thuật, trợ cấp xuất khẩu


17

8. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình

thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng
hoá XNK và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 25 nước thành
viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá XNK. Đối
với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là
18%, hàng công nghiệp là 2%
9. Chính sách ngoại thương của EU từ 1951 đến nay phân thành
những nhóm chủ yếu sau: chóm chính sách khuyến khích xuất khẩu,
nhóm chính sách thay thế nhập khẩu, nhóm chính sách tự do hoá thương
mại, nhóm chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành tình
hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể chế hóa châu Âu và khả năng
cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên minh trên thị
trường thế giới. Ngoài ra EU còn có quy chế nhập khẩu chung.
10.Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực
hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống
hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế
“chống xuất khẩu dưới hình thức bán phá giá” để đấu tranh với những trở
ngại trong buôn bán với các nước ngoài khối. Ví dụ, đánh thuế 30% đối
với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga
và xe hơi của Nhật Bản, giày dép của Trung Quốc, đánh thuế 50% -100%
đối với các xí nghiệp sản xuất camera truyền hình của Nhật Bản.. Trong
khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không
cho nhập khẩu những hàng hóa được sản xuất do sao chép, đánh cấp bản
quyền.
11.Chính sách ngoại thương của EU biểu hiện trong việc áp dụng
một số chính sách và công cụ đặc biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung
và chính sách chống bán phá giá


18


12.Biểu thuế quan chung (CCT – Common Custom Tariff) của
Liên minh châu Âu.
 EU áp dụng biểu thuế quan chung (CCT) chủ yếu đối với các mặt
hàng công nghiệp. Đây là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại
của Liên minh.
 Các thành phần của CCT bao gồm danh mục các mặt hàng tính
thuế, các quy định về cách tính thuế, miễn hoặc giảm thuế, xuất xứ hàng
hoá.
 Hiệp ước Roma có quy định điều khoản theo đó các thành viên
EC luôn sẵn sàng đàm phán nhằm cắt giảm các mức thuế quan chung
 Đặc biệt khi làm rõ đặc điểm trong chính sách ngoại thương EU,
cần phải nghiên cứu biểu thuế quan có liên quan đến xuất xứ của hàng
hoá theo quy định của liên minh. Xuất xứ hàng hoá của EU được quy
định cụ thể như sau:
- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước
hưởng GSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh
hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó xem là có xuất xứ và
được hưởng GSP.
- Đối với các sản phẩm sản xuất tại nước hưởng GSP ( tính theo
giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối
với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể
tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu
phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới
40%: đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giày dép chỉ được
hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế, ở dạng rời sản xuất trong nước
hưởng GSP hoặc nhập khẩu;..)


19


 EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ
mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong
cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó
cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất
khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam
chiếm 20% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu của Indonesia, 10% của
Thái lan, 15% của Singapone. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ
là: 20%+15%+15%+10% = 60%. Mặt hàng này lẽ ra không được hưởng
GSP (vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ
cộng gộp (60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP. Đây là đặc điểm về
xuất xứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và vận dụng.
13.Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Liên minh châu
Âu.
 Chế độ GSP là một biện pháp đẩy mạnh thương mại của EU đối
với các nước đang phát triển và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam)
với mục đích giúp cho hàng hoá của các nước này tăng khả năng thâm
nhập vào thị trường EU thông qua một số những ưu đãi thuế quan nhất
định, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước này phát triển. Chế độ GSP
được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, không đòi hỏi có đi có
lại, đơn phương quyết định
 Hiện nay, EU vẫn đang áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan
phổ cập cho thời kỳ từ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Theo chương trình này,
EU chia ra các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với mức thuế
khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ
phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết
giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được
hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU là:


20


+ Nhóm 1- Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản
và một số ít sản phảm công nghiệp tiêu dùng như: chuối tươi, chuối khô,
dứa tưới, dứa hộp, (lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo
may sẵn, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tằm,.. được hưởng mức thuế GSP
bằng 85% thuế xuất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
+ Nhóm 2- Sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá
chất, nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và đồ sứ), gày dép, hàng
điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em…được hưởng mức thế
GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mạt hàmg mà EU không
khuyến khích nhập khẩu.
+ Nhóm 3- Sản phẩm án nhạy cảm: bao gồm phần lớn thuỷ sản đông
lạnh (tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh) một số nguyên liệu và
hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (máy điều hoà, máy giặt, tủ
lạnh)..được hưởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là
nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.
+ Nhóm 4 - Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là một số loại thực
phẩm, đồ uống, (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô,
cao su..), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều)..được hưởng mức thuế GSP bằng
0% đến 10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến
khích nhập khẩu.
 Trong tương lai, tới một thời điểm nhất định, hàng xuất khẩu của
các nước đang phát triển khi xâm nhập vào thị trường EU sẽ không được
hưởng GSP nữa và phải cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước phát
triển, chịu cùng một mức thuế như hàng của những nước này và không
được hưởng các ưu đãi khác.
 Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà
cá nước và khu vực khác dành chó các nước đang phát triển vào loại thấp



21

nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyến
khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%o Cho 35% đối với hàng nông sản
và 15% 25% 35% đối với hàng nông sản và của EU bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:
+ Bảo vệ quyền của người lao động: nước hưởng GSP cần chứng
minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về các tiêu
chuẩn áp dụng các nguyên tắc về tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao
động tối thiểu.
+ Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP
phải có các quy định cụ thể áp các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi
trường.
14. Chính sách chống bán phá giá.
 Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những
ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO,
EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp
các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản
phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa
với mức giá “thông thường”. Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này
thường gặp khó khăn. Cách tính giá “thông thường” của EU dựa vào chi
phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đề là mức lợi nhuận như
thế nào mới được coi là thích hợp. Xu hướng của EU là tính mức lợi
nhuận cao, có khi tới 30%.
 Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong
Quy chế chống phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật
bằng quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng
ghép tất cả các biện pháp được thoả thuận tại vòng đàm phán Urugoay



22

của GATT. Quy chế chống phá giá năm 1996 quy định việc áp dụng thuế
chống bán phá giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các đìều kiện:
+ Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị
trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
+ Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU; hàng nhập khẩu gây
ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
+ Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp
không được tỉ lệ ngịch với lợi ích thu được.
 Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối
với các ngành sản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống phá giá
hoặc chấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu lên. Thông thường, các
bên không nên áp dụng đặt mức thuế chống phá giá ở mức tối đa nếu như
điều này không cần thiết cho việc ngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây
ra. EU thường tính toán ở mức độ tổn thất và áp đặt mức thuế đúng bằng
mức đó . Về nguyên tắc, các biện pháp chống bán phá giá thường là các
mức thuế tính theo giá trị. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng đồng nhất
như nguyên liệu, nông sản thì thuế tính theo số lượng thường được áp
dụng. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì
khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu.
15. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Liên
minh châu Âu
 Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người
tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường của các nước
đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành
kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động
giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở
biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người



23

tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp
đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu, v.v.. các tổ chức chuyên
nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn
Quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban
châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện
Định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được
ở thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của
EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn
bán sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất
chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo
đảm an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng biểu hiện cụ
thể như sau:
+ Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói sản phẩm phải ghi rõ
tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng
tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi
bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử
dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô
hàng.
+ Các loại thốc men đều phải được kiểm tra chặt chẽ, phải đăng ký
và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép
trước khi sản phẩm được bán ra trên thị trường EU. Giữa các cơ quan có
thẩm quyền này và Uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống
thông tin trao đổi tức thời, có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại
thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
+ Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống nhất về mã hiệu
cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị
trường EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai



24

hay nhiều loại sợi mà trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng
lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên của loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về
trọng lượng hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi
cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại
sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu
ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên
các loại sợi khác đã được sử dụng. Nếu các sản phẩm không ghi đúng
như vậy thì không được bán trên thị trường bất cứ nước EU nào. EU
ngày nay được xem như là một “đại quốc gia” ở châu Âu chính sách
thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của
một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách
ngoại thương. Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây
dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát
biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏa các hàng rào thuế
quan và phi quan thuế) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch
vụ, vốn và điều hoà các chính sách ngoại thương chung đối với các nước
ngoài khối. Uỷ ban châu Âu (EC) là người đai diện duy nhất cho Liên
minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp
tranh chấp trong lĩnh vực này. Hiện nay, 15 nước thành viên EU cùng áp
dụng một biểu thuế quan và hệ thống quy chế nhập khẩu chung..
16. Hàng rào phi quan thuế của Liên minh châu Âu
 Hạn ngạch (Quota): là một công cụ được EU sử dụng để hạn
chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và phân bổ
theo hạn ngạch theo chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển trong
khung khổ của GSP. Những hạn ngạch này nằm cho quy chế 519/94 (của
khối EU cũ) áp dụng cho một số nước chưa phải là thành viên của WTO.

Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, những hạn chế về định lượng được


25

thoả thuận là phải dỡ bỏ vào năm 2005. Hiện nay, một số mặt hàng của
Việt Nam như hàng dệt may, một số loại thuỷ sản xuất khẩu sang thị
trường EU cũng phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch.
 Hàng rào kỹ thuật: rào cản kỹ thuật chính là quy mô chế nhập
khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU,
được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm: tiêu chuẩn chất
lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử
dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Những
mặt hàng xuất khẩu như hải sản, nông sản thực phẩm và dược liệu của
Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu này của EU. Năm
tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU cụ thể
như sau:
+Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu
cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị
trường EU. Có thể coi ISO 9000 như một “ngôn ngữ” xác định cam kết
cung ứng sản phẩm có chất lượng đáng tin cậy cũng như “phương tiện
thâm nhập” vào thị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý
và thực hiện.
+Tiêu chuẩn 2: tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Về phương diện này,
EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang
EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Đặc biệt việc áp dụng
hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) trong các xí
nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu. HACCP là hệ
thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các trọng yếu áp dụng cho các
doanh nghiệp thực phẩm và các ngành có liên quan (chăm nuôi, trồng

trọt) Hệ thống này có tính bắt buộc với các công ty nước ngoài. Nhưng từ
ngày 1/1/1993, EU đã ra một văn bản hướng dẫn nhập khẩu hàng thuỷ


×