Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những điều cấm kỵ khi đặt tên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.28 KB, 3 trang )

Những điều cấm kỵ khi đặt tên, ai cũng phải biết để tránh

Cái tên sẽ đi cùng 1 ai đó suốt cả cuộc đời. Thế nên, không cần cái tên phải
quá hay nhưng chúng ta cũng cần nên biết những điều này, chỉ 1 sai lầm nhỏ
cũng có thể khiến ai đó tự ti và mặc cảm với cái tên của mình.

Đặt tên cho con là việc vô cùng quan trọng và khiến không ít bố mẹ đau đầu. Đặt
sao cho được cái tên vừa đẹp, vừa độc lại không "phạm húy" (tên trùng với vua
chúa, các bậc thánh hiền, lãnh tụ, ông bà, cha mẹ...) là điều không hề đơn giản.
Việc đặt tên cho con thường được thực hiện ở những tháng cuối thai kỳ. Có những
cặp đôi háo hức còn lên kế hoạch cho tên gọi của con từ những ngày đầu mới biết
có thai.
Bố mẹ nên tham khảo quy tắc trước khi đặt tên cho con để chọn được cái tên vừa


hay, độc mà không ảnh hưởng đến bất cứ ai, thậm chí là phải đặt lại tên khi bé
chào đời. Dưới đây là những điều không nên khi đặt trên cho bé:
1. Đặt bắt chước, trùng tên với những người thân thiết trong gia đình.
2. Đặt trùng tên các bậc thánh hiền, lãnh tụ, doanh nhân.
3. Tránh thô tục
4. Tránh Tây hóa
5. Tránh tên của những động vật không may mắn
6. Tránh những từ chỉ thứ bậc trong gia đình
7. Tránh những từ mang ý nghĩ xấu, ốm yếu, nhu nhược, tù túng
8. Không nên dùng những từ ít dùng, quá xa lạ.
9. Tránh dùng những từ không hợp, vô nghĩa.
10. Tránh dùng những từ có nghĩa nông cạn.
11. Tránh tên không phân biệt được nam hay nữ hoặc nam dùng tên nữ và ngược
lại.
12. Tránh dùng từ ngữ, sự vật, hiện tượng xấu
13. Tránh dùng những từ chỉ vai vế như: chú, bác, cô, dì, thúc...


14. Tránh dùng những từ tầm thường, nghĩa nông cạn.
15. Tránh những từ có đồng âm hoặc ngữ âm nghe không hay, đa âm, đa nghĩa.
16. Tránh đặt tên trùng với quá nhiều người, chạy theo số đông
17. Tránh đặt trùng tên hoặc trùng niên hiệu của tổ tiên: bị xem là đảo lộn vai vế,
bất kính.
18. Tránh dùng những từ chỉ bộ phận cơ thể.
19. Tránh từ cổ, huyền bí, xa lạ, khó hiểu
20. Tên không nói láy lại nghe hay hoặc trùng hợp từ láy làm cho bé sau này dễ bị
người ta trêu chọc, ví dụ tên: Tiến Tùng bị láy lại thành Túng Tiền.
21. Tên khi viết không dấu có nghĩa xấu.


22. Tên đọc lên không hoặc khó viết.
23. Hạn chế các tên có vần A ở đầu, ví dụ như tên Anh, sẽ gây trở ngại cho bé khi
đi học luôn nằm đầu danh sách lớp.
24. Tên cũ rích, nghe rất quen thuộc.
25. Không đặt tên là tên quốc gia, quan lại... hay các đồ vật, trang phục tế lễ...
26. Tránh đặt tên của thần thánh, niên hiệu của vua chúa.
27. Thanh bằng (dấu huyền + không dấu); thanh trắc (các dấu còn lại); cần tránh
đặt tên 3 từ cùng 1 thanh điệu, đọc sẽ rất khó nghe và tốn sức.



×