Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đề tài Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.05 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu. ................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
5. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài. .................................................... 9
6. Bố cục đề tài. ............................................................................................. 9
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ TÍNH NỮ VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
Ý THỨC NỮ TÍNH TRONG THƠ CA .................................................... 9
1.1. Quan niệm về tính nữ. ............................................................................ 9
1.2. Sự xuất hiện ý thức tính nữ trong thơ ca. ............................................. 12
1.2.1. Tính nữ trong văn học dân gian. ....................................................... 12
1.2.2. Tính nữ trong văn học trung đại. ...................................................... 14
1.2.3. Tính nữ trong văn học cận – hiện đại. .............................................. 16
1.3. Thơ Tuyết Nga tiếp nối ý thức tính nữ trong thơ đương đại ............... 17
1.3.1. Quan điểm sáng tạo nghệ thuật. ....................................................... 17
1.3.2. Cơ sở hình thành bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga. ......................... 18
1.3.2.1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội ............................................................... 18
1.3.2.2. Hoàn cảnh gia đình, bản thân ........................................................ 19
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG BIỂU HIỆN Ý THỨC TÍNH NỮ TRONG
THƠ TUYẾT NGA .................................................................................. 20
2.1. Những xúc cảm ám ảnh của tình yêu. .................................................. 20
2.1.1. Cái tôi tình yêu. ................................................................................. 21
2.1.1.1. Cái tôi hướng nội. .......................................................................... 21
2.1.1.1.1. Sự trở về của nỗi đau kí ức. ....................................................... 21
2.1.1.1.2. Khát khao trong tình yêu............................................................ 24
2.1.1.2. Cái tôi trải nghiệm và triết luận..................................................... 26



Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

2.1.2. Hình tượng người tình....................................................................... 28
2.2. Những tình cảm thiêng liêng trong tình mẫu tử. .................................. 29
2.2.1. Tình cảm sâu nặng đối với mẹ. ......................................................... 29
2.2.2. Tình yêu thương con.......................................................................... 32
2.3. Sự suy tư và chiêm nghiệm về nhân sinh, cõi đời. .............................. 34
2.3.1. Niềm trắc ẩn trước nỗi đau nhân thế. ............................................... 34
2.3.2. Suy tư về cuộc đời ............................................................................. 36
CHƢƠNG 3: HÌNH THỨC BIỂU HIỆN TÍNH NỮ TRONG THƠ
TUYẾT NGA ............................................................................................. 37
3.1. Cấu trúc. ............................................................................................... 38
3.1.1. Sự vận động của cấu trúc thơ tự do. ................................................. 38
3.1.2. Sử dụng phương thức lặp cấu trúc .................................................... 42
3.2. Ngôn ngữ. ............................................................................................. 43
3.2.1. Ngôn ngữ biểu cảm. .......................................................................... 43
3.2.2. Ngôn ngữ hướng nội. ........................................................................ 44
3. 2.2. Ngôn ngữ thể nghiệm. ..................................................................... 45
3.3. Hệ thống hình tượng. ........................................................................... 47
3.3.1. Hình tượng mang giá trị biểu cảm. ................................................... 47
3.3.2. Hình tượng mang đậm cá tính nữ ..................................................... 49
3.4. Giọng điệu. ........................................................................................... 50
3.4.1. Giọng giãi bày. .................................................................................. 51
3.4.2. Giọng triết lý và suy tư ...................................................................... 52
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................... 54
THƢ MỤC THAM KHẢO....................................................................... 54

Lêi C¶m ¥n
1



Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Em xin chân thành cảm ơn những chỉ dẫn quý báu của TS. Nguyễn
Phượng – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài này!
Em cảm ơn sự giúp đỡ của nhà thơ Tuyết Nga để em có những cảm
nhận sâu sắc về thơ chị cũng như con người chị.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với và các thầy cô giáo trong tổ
Văn học Việt Nam và thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tận tình dìu dắt em trong suốt những năm tháng học tập tại đây.
Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, những người thân
đã luôn dành cho tôi sự động viên khích lệ trong quá trình thực hiện khóa
luận này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Người thực hiện

Trịnh Thị Quyên

2


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Năm 1975, đất nước giành độc lập và bước vào một thời kì mới,
đây được coi là bước ngoặt lịch sử trọng đại của dân tộc. Đất nước thống
nhất, toàn thể nhân dân nô nức với sự nghiệp xây dựng đất nước trong
điều kiện lịch sử mới. Công cuộc đổi mới đất nước được phát động và từ

đó đã thổi một luồng gió mới nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo
trong xã hội, tiêu biểu là giới văn nghệ sĩ. Ta thấy lúc này xuất hiện trên
thi đàn một lực lượng đông đảo các nhà thơ nữ với những cá tính sáng tạo
riêng biệt. Trước đó cây bút nữ đã xuất hiện như Vân Đài, Anh Thơ hay
trong kháng chiến chống Mĩ có Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn
Thị Hồng Ngát,... Nhưng đến sau năm 1975, bên cạnh những lớp nhà thơ
cũ hình thành những lớp nhà thơ mới có giọng điệu riêng tạo ấn tượng
mạnh mẽ tới bạn đọc như Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn
Thị Hồng, Vi Thùy Linh, Tuyết Nga,...Tuy họ chưa đạt được những thành
tựu đặc sắc như các tác giả nam nhưng các cây bút nữ cũng đã tạo cho
mình những bản sắc riêng và đã thu hút được sự chú ý quan tâm của các
nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc. Như vậy, thơ nữ là bộ phận không thể
thiếu trong sự nghiệp đổi mới, trong sự nghiệp thơ nước nhà. Những đóng
góp cả về mặt số lượng và chất lượng đặt bên các sáng tác của các nhà thơ
nam, thơ nữ trở nên độc đáo mang bản sắc rõ rệt, cá tính và rất nữ tính.
1.2. Sáng tạo văn học là một lĩnh vực phong phú và vô cùng đa dạng.
Sự phong phú và đa dạng ấy biểu hiện một cách sâu sắc và rõ rệt trên
nhiều phương diện: ở nội dung phản ánh, hình thức thể hiện ở chủ thể tiếp
nhận và chủ thể sáng tạo. Chủ thể sáng tạo là người thai nghén ra tác phẩm
văn chương nghệ thuật và thông thường những yếu tố thuộc về cá nhân
chủ thể đó có ảnh hưởng rất lớn đến đứa con tinh thần của họ. Tính chủ
thể trong sáng tạo văn chương nghệ thuật đem đến cho tác phẩm văn học

3


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

những giá trị thẩm mĩ đích thực. Một trong những yếu tố đó là đặc điểm
giới tính trong văn học. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình từ

góc độ giới tính, theo chúng tôi đó là hướng tiếp cận có nhiều triển vọng.
1.3. Tuyết Nga là gương mặt nổi bật có nhiều đóng góp cho phong trào
thơ nữ thời kì đổi mới. Tuy số lượng về thơ chị không nhiều, Tuyết Nga
chỉ cho in ba tập thơ đó là Viết trước tuổi mình, Ảo giác, Hạt dẻ thứ tư,
mỗi tập cũng chỉ có vài chục bài nhưng chị đã khẳng định được phong
cách thơ trên thi đàn văn học và được đánh dấu với nhiều giải thưởng đáng
trân trọng như: Giải thưởng hội nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hồ Xuân
Hương, Giải thưởng Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Giải
thưởng thi báo thơ văn nghệ,...Trong khi không ít những người làm thơ
chạy đua về số lượng đầu sách thì “Tuyết Nga lại lặng lẽ đững về phía nỗi
đau, chăm chút cho từng câu thơ, từng cảm xúc bất thường chơt đến”. Chị
viết “cho riêng mình, theo ý thích của mình” và mỗi bài thơ của Tuyết
Nga giống như “một bức tranh thi phái theo trường phái ấn tượng”(Đinh
Nam Khương). Là một độc giả nữ yêu thích và quan tâm đến thơ Tuyết
Nga, người viết muốn đi tìm một hướng đi mới từ góc độ giới tính để đánh
giá thơ Tuyết Nga. Từ đó, khẳng định được đặc trưng riêng cũng như sự
đóng góp của chị trên thi đàn văn học Việt Nam.
1.4. Theo thống kê, đến thời điểm này đã có khoảng 30 bài viết về thơ
Tuyết Nga in trên các báo và tạp chí. Trong các bài viết đó, thơ chị được
khẳng định rải rác ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên
những nghiên cứu đó chưa có hệ thống, đặc biệt chưa có luận văn nào
nghiên cứu riêng về thơ chị. Vì vậy cần tìm hiểu khám phá thế giới thơ của
chị một cách toàn diện và hoàn thiện. Tiếp nối ý tưởng của Lê Thành Nghị
qua bài phê bình “Bản tính nữ trắc ẩn và suy tưởng”, từ góc độ giới tính
trong thơ Tuyết Nga với cái nhìn chỉnh thể, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần
nhận diện thơ chị một cách sâu rộng. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi
nâng cao trình độ học tập và giảng dạy.
4



Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

2. Lịch sử nghiên cứu.
Là nhà thơ có trách nhiệm trong sáng tạo nghệ thuật, thơ Tuyết Nga
đã được các nhà nghiên cứu văn học, các nhà văn, nhà phê bình cũng như
độc giả chú ý tới. Có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ Tuyết Nga có giá trị
như: Về một dòng thơ cần giải thích – Đỗ Quyên, Thơ Tuyết Nga, ảo giác
vết thương chìm – Nguyễn Trọng Tạo, Những giọt nắng chắt từ miền rong
rêu – Nguyễn Đăng Điệp, Bản tính nữ suy tưởng và trắc ẩn – Lê Thành
Nghị, Đắm say với ảo giác – Đinh Nam Khương, Tháng mười tình yêu gửi
lại – Hà Linh,...Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao thơ Tuyết Nga
khẳng định được giọng thơ rất riêng cũng như vị trí của chị. Để thấy rõ hơn
quá trình phát triển và đánh giá thơ Tuyết Nga, trong phần này chúng tôi
khảo lược vấn đề theo tiêu chí phạm vi nghiên cứu.
Bài nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về thơ Tuyết Nga phải kể đến đó
là bài viết của Lê Thành Nghị: “Bản tính nữ trắc ẩn và suy tưởng”. Đây là
bài viết khái quát cả ba tập thơ của Tuyết Nga. Lê Thành Nghị đã tiếp cận
thơ chị từ góc độ giới tính và nhận ra được đặc trưng tính nữ trong thơ
Tuyết Nga là “trắc ẩn và suy tưởng”. Và điều đó thể hiện rõ nét qua những
vần thơ được “vỗ cánh từ thật sâu trong biển quên của kí ức”, những vần
thơ mang nỗi “lo âu, thấp thỏm” về nhân thế, về tình yêu, về duyên phận
mình,... Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra bút pháp nghệ thuật chủ yếu mà
Tuyết Nga dùng để miêu tả những trắc ẩn ấy là “không gian của suy tưởng,
không gian nhuốm màu phi thực, một không gian siêu thực” và một “mô
thức thời gian không cùng chiều”. Bài viết của Lê Thành Nghị cho ta thấy
cái nhìn bao quát nhất về thơ Tuyết Nga để thấy được thơ ấy có một “vẻ
đẹp lặng lẽ” đến vô cùng, có một vẻ đẹp giàu chất nữ tính. Những đánh giá
của bài viết trở thành một tài liệu quý báu cho đề tài của chúng tôi. Bởi đề
tài “Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga” chính là sự phát triển hơn bài viết
của Lê Thành Nghị về chiều sâu và quy mô. Nó mang tính chất của bài

nghiên cứu khoa học chứ không dừng lại ở bài phê bình văn học.
5


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Bên cạnh đó, còn có những bài viết như “Người đàn bà không nhìn
đời bằng ảo giác” của Vũ Nho cũng tiếp cận ba tập thơ về phương diện nội
dung. Bài viết “Về một dòng thơ cần giải thích, thơ Tuyết Nga hay vì sao?”
của Đỗ Quyên, lại đi chứng minh cho người đọc thấy được những tài tình
của Tuyết Nga trong việc sáng tạo nghệ thuật.
Ngoài những bài viết mang tính tổng hợp là những bài phê bình
riêng cho từng tập thơ của Tuyết Nga. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại
dành nhiều giấy bút cho hai tập thơ Ảo giác và Hạt dẻ thứ tư.
Kể từ tập “Viết trước trước tuổi mình” (NXB Nghệ An, 1992) đến
tập Ảo giác(NXB Hà Nội, 2002) và đến Hạt dẻ thứ tư (NXB Văn học,
2008), thơ Tuyết Nga có những bước tiến đáng ghi nhận và thơ chị càng
ngày càng đạt đến vẻ đẹp của thơ hiện đại. Đầu tiên, phải kể đến là những
lời ngợi ca của các nhà nghiên cứu dành cho tập Ảo giác qua một số bài
viết như: Đắm say với ảo giác – Đinh Nam Khương, Thế giới thực trong
cõi ảo – Chu Thị Thơm, Ảo giác vết thương chìm – Nguyễn Trọng Tạo,
Những giọt nắng chắt từ miền rong rêu – Nguyễn Đăng Điệp. Đa số, các
bài viết khai thác chất ảo trong tập thơ này, thế giới thơ Tuyết Nga đưa
chúng ta đến thật lạ lẫm, huyền ảo và mông lung. Đinh Nam Khương đến
với Ảo giác và đưa ra nhận xét sắc sảo về con người văn chương cũng như
thành công của tác giả về nội dung và nghệ thuật. Đinh Nam Khương đã
khẳng định một “Tuyết Nga tài hoa, huyền bí, lạ lẫm, yểu điệu, sang trọng,
tinh tế, biến hóa và sâu sắc đến lạ lùng”. Tuyết Nga ở chỗ khả năng biến
hóa mỗi bài thơ của chị như “bức tranh thi hứng theo trường phái ấn
tượng”, mỗi chữ thấy rõ “dấu ấn của sự lao động nghệ thuật ở đẳng cấp

cao” thể hiện ở chỗ “những câu thơ chấp dính lòng thòng, thơ giàu chất
tương trưng”, sâu sắc ở chỗ thơ chị luôn đề cập tới nỗi đau nhân thế.
Nếu như Đinh Nam Khương đánh giá chủ yếu về mặt nghệ thuật thì
Chu Thị Thơm trong bài viết “Thế giới thực trong cõi ảo” đã gia công về
phần giá trị nội dung. Chị khẳng định “nét độc đáo của tập thơ là chỗ
Tuyết Nga đã đưa người đọc đến với cõi ảo để từ đó trong tâm thức mỗi
6


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

người lại độc hành về với cõi thực”. Chu Thị Thơm đã phân tích một số bài
thơ trong Ảo giác để cho người đọc hiểu được thế giới thực thật bất hạnh,
khổ đau, những lo toan bộn bề, những dự cảm không lành sau bóng của
hạnh phúc. Tuy nhiên, thơ chị không đẩy người đọc vào sợ hãi mà làm
“người đọc trăn trở được yêu thương mà tự khơi dậy trong mình đức tin”.
Nguyễn Trọng Tạo với bài viết Ảo giác vết thương chìm, ông đã khai
thác khía cạnh nỗi đau trong Ảo giác. Khác với những cây bút khác khi viết
về nỗi đau thường cuộn xiết hú gào.
Sang tập thơ được xuất bản gần đấy nhất: Hạt dẻ thứ tư, đây là tập
thơ mang đặc trưng nhất của thơ đương đại bây giờ. Phan Chí Thắng với
bài viết “Mười thương” đã có những cảm nhận hết sức tinh tế về tập thơ.
Đọc xong 29 bài thơ trong Hạt dẻ thứ tư, nhà thơ cảm nhận được con người
Tuyết Nga qua thơ tương ứng với những đặc điểm của người con gái Huế
trong bài ca dao Mười thương và ông đã lấy thơ chị để chứng minh. Đây là
một sự cảm nhận hết sức tinh tế không phải ai cũng nhận ra được.
Hay trong bài giới thiệu của nhà Sách Đông Tây về tập thơ “Hạt dẻ
thứ tư” của tác giả Tuyết Nga (Nxb Văn học, Qúy IV-2008), có bài viết
Tuyết Nga - Hạt dẻ thứ tư tìm thấy, tác giả bài viết tập trung nhấn mạnh vào
cảm thức về thời gian trong thơ chị. Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh

khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình của nhà thơ. Lời giới thiệu ngắn gọn
nhưng cũng đã khái quát được những đặc trưng tiêu biểu trong tập thơ này
và kích thích bạn đọc tìm đến với tập thơ.
Ngoài những bài bình luận trên kể thêm vào đó là bài viết của Bình
nguyên Trang – Người thơ một mình góc khuất, hay Thuận Nghĩa - Hạt dẻ
thứ năm,...cũng dành những lời hay ý đẹp để bình luận về bài thơ
Trong phạm vi hẹp hơn hẳn, có một số tác giả đi vào bình một bài
thơ cụ thể trong hệ thống thơ của Tuyết Nga chẳng hạn như: Tháng mười
tình yêu gửi lại – Hà Linh, Ảo giác một giọng điệu riêng – Tú Tâm, treo
đèn lồng vào gió, Mắt – Vương Cường, Rồi một ngày, nói với con về bà
ngoại,...Qua việc phân tích một số bài thơ, các tác giả cũng đưa ra một số
7


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

lời nhận xét khái quát nhất cho phong cách nghệ thuật thơ Tuyết Nga.
Trên đây là những ý kiến tham khảo hết sức quý báu đối với chúng
tôi trong việc tìm hiểu thơ Tuyết Nga. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy thơ
Tuyết Nga được nghiên cứu ở các cấp độ, tuy nhiên sự nghiên cứu vẫn
chưa hoàn thiện và chưa sâu. Chọn hướng nghiên cứu từ góc độ giới tính
và những biểu hiện của nó chúng tôi mong góp một tiếng nói nhỏ bé của
mình và cùng với các bài viết, các công trình đã có từ trước để có thể khẳng
định sâu sắc hơn nữa đặc trưng riêng của thơ Tuyết Nga.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: chúng tôi tập trung triển khai trong khóa luận là bản tính
nữ được biểu hiện trên hai phương diện cả nội dung và nghệ thuật trong các
tập thơ của Tuyết Nga
Phạm vi khảo sát: Để thuận tiện cho việc làm sáng rõ đề tài, chúng tôi
nghiên cứu qua những tập thơ: Viết trước tuổi mình, Ảo giác, Hạt dẻ thứ tư.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp hệ thống.
Chúng tôi quan niệm thơ Tuyết Nga là một chỉnh thể nghệ thuật trọn
vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu tổng thể thơ Tuyết Nga
cũng như một số phương diện chúng tôi không xem nó như những yếu tố
riêng lẻ, rời rạc mà đặt nó trong hệ thống chung để tìm ra một trật tự nhất định
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ
Tuyết Nga có chứng cứ cụ thể. Một mặt nó cũng giúp cho việc so sánh đối
chiếu thêm sức thuyết phục. Mặt khác,qua những yếu tố lặp lại làm nổi bật
phong cách nhà thơ
Phương pháp thống kê dựa trên những khảo sát cụ thể cho người
nghiên cứu tổng hợp được số liệu chứng minh cho các nhận định đánh giá
4.3. Phương pháp so sánh
So sánh đồng đại và lịch đại để thấy được những nét độc đáo, riêng
8


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

biệt của Tuyết Nga so với các nhà thơ khác. Đồng thời để thấy được những
cách tân độc đáo của thơ chị đối với thơ truyền thống
4.4. Phương pháp phân tích tác phẩm
Qua viêc phân tích tác phẩm thơ cụ thể chúng ta có thể tìm ra cái hay cái
đặc sắc trong từng bài lấy đó làm cơ sở để kết luận chung về thơ Tuyết Nga
5. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.
5.1. Mục đích nghiên cứu.
- Nhìn nhận vấn đề bản tính nữ trở thành đặc điểm nổi bật và xuyên
suốt trong sáng tác của Tuyết Nga
- Phân tích những biểu hiện của bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

- Chỉ ra sự tìm tòi và sáng tạo nghệ thuật trong thơ Tuyết Nga
5.2. Ý nghĩa đề tài.
- Về khoa học : chúng tôi muốn đưa đến cách tiếp cận dòng văn học
nữ tính Việt qua cái nhìn bản năng giới cụ thể trong sáng tác của nhà thơ
Tuyết Nga. Từ đó xác định rõ hơn sự vận động phát triển của dòng thơ
trong trào lưu thơ đương đại
- Về thực tiễn: Ứng dụng vào việc phân tích các tác phẩm văn học liên
quan đến vấn đề “tính nữ” được đưa vào chương trình học.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận dề tài bao gồm ba chương:
Chƣơng một: Khái quát về sự vận động của ý thức nữ tính trong thơ.
Chƣơng hai: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga nhìn từ nội dung.
Chƣơng ba: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga nhìn từ nghệ thuật.

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ TÍNH NỮ VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
Ý THỨC NỮ TÍNH TRONG THƠ CA
1.1. Quan niệm về tính nữ.
Trước hết, theo từ điển Tiếng Việt: “Tính nữ là những đặc tính của
giới nữ (phân biệt với giới tính nam) mang những đặc trưng sinh thể của
9


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

phụ nữ. Những đặc trưng ấy thường ít biến đổi và tuân theo quy luật tự
nhiên có ý nghĩa là tạo hóa sinh ra nữ và nam, giữa chúng chẳng có cái nào
hơn cái nào, hoàn toàn bình đẳng và có những thiên chức riêng biệt”. Như
vậy, tính nữ được hiểu như một phạm trù bao gồm tất cả những gì thiên về
bản chất, thuộc tính của nữ.

Để hiểu sâu rộng quan niệm “tính nữ”, chúng ta đặt khái niệm này
trong sự tương quan so sánh với các khái niệm sau:
 Tính nữ và nữ tính
Trong tương quan với khái niệm lân cận, tính nữ rất gần với nữ tính
nhưng không đồng nhất hoàn toàn với nữ tính mà bao hàm nữ tính. Theo
định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, nữ tính là tính chất phụ nữ (x,y). Như
vậy, nữ tính chỉ có ở giới nữ. Bởi thế, Nguyễn Minh Châu trong truyện
ngắn Người đàn bà trên chuyến tốc hành đã gián tiếp đưa ra khái niệm qua
lời tâm sự của nhân vật Quỳ: “Nữ tính là bản năng chăm lo bảo vệ lấy sự
sống của con người, là tình thương người bẩm sinh, sợi dây thần kinh đặc
biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi”. Nói tóm lại, trong đời sống văn hóa,
nói đến “nữ tính” người ta nhắc đến những tính chất thường thấy ở phụ nữ
như: dịu dàng, duyên dáng, đảm đang, chu đáo, khéo léo, mềm mỏng, chịu
thương, chịu khó, nhạy cảm, yêu thương chồng con,... Nhưng tính nữ
không bó hẹp trong phạm vi giới tính như nữ tính mà còn có mở rộng hơn.
Nó không chỉ là một tính chất mà là phạm trù. Do đó về mặt phạm vi, tính
nữ rộng hơn nữ tính.
 Tính nữ và mẫu tính.
Trong quan hệ với mẫu tính, tính nữ cũng thống nhất chứ không
hoàn toàn đồng nhất. Người phụ nữ được giao phó một thiên chức cao cả
thiêng liêng là làm mẹ. Nếu mẫu tính là tính mẹ, là cội nguồn nguyên thủy
thiêng liêng của người phụ nữ. “Mẫu tính là cội nguồn của sự sống này. Đó
là nguyên tố đầu tiên và cũng là vẻ đẹp cuối cùng của thế giới chúng ta. Sự
sống trường cửu này không phải hằng được duy trì bằng mẫu tính đó sao”.
Mẫu tính là hạt nhân làm nên phạm trù tính nữ.
10


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga


 Tính nữ và cá tính.
Cá tính theo nghĩa rộng là tính cách cá nhân, mang những đặc trưng
riêng không nhòe lẫn với bất kì ai. Theo nghĩa hẹp, cá tính là biểu hiện của
sự tự thể hiện là sự vượt thoát ra khỏi những chuẩn mực thông thường để
thể hiện cái tôi riêng biệt và mạnh mẽ của cá nhân. Ở người nữ, cá tính đôi
khi được hiểu nhầm là sự đối lập với nữ tính và mẫu tính. Nhưng cũng
chính với cá tính, người phụ nữ thể hiện rõ nhất phái tính của mình, ý thức
về mình và phái mình, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong cuộc sống.
Cá tính là vượt qua bất hạnh, mạnh mẽ trong nỗi đau, là muốn được là
chính mình, là yêu và sống hết mình.
 Tính nữ và phái tính
Người ta đồng nhất tính nữ với phái tính. Hiện nay, phái tính là một
vấn đề tương đối mới mẻ và lạ lẫm chưa từng xuất hiện trong từ điển Tiếng
Việt. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Phái tính
được hiểu như giới tính. Nhưng phái tính cũng được hiểu theo nghĩa khác
đó là phái sinh, và kéo theo đó là sự đồng nhất giữa phái tính với nữ tính.
Phái sinh được hiểu là “yếu tố được tạo ra từ yếu tố gốc nhờ biến đổi một
hoặc vài yếu tố nào đó”. Tại sao người ta không hiểu phái tính là tính nam
mà đẩy sang phạm trù tính nữ. Thứ nhất, theo kinh thánh, Eva - người phụ
nữ đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiếc xương sườn của A đam, cũng
có nghĩa là người phụ nữ được phái sinh từ cơ thể người nam. Như vậy,
tính nữ là phái tính. Cơ sở thứ hai, theo Virginia Woolf – Simre de
Beauvour, hiện nay nền văn hóa mà chúng ta đang sống là nền văn hóa phụ
hệ, nam giới đồng nhất với nhân loại, lịch sử, nữ là một cái khác. Hơn nữa,
do các điều kiện kinh tế xã hội từ hệ thống giáo dục đến việc phân chia lao
động và cách thức tổ chức gia đình đều nằm trong tay người đàn ông. Đàn
ông luôn coi mình là trung tâm và có quyền tự quyết. Phụ nữ chỉ là phái
yếu và xuất hiện để cân bằng, hài hòa trong xã hội. Từ đó, dẫn đến tư tưởng
nữ là phái sinh của nam và là giới thứ hai, giới tính nhánh trong thế giới
11



Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

quan trực tiếp với nam. Đến đây, chúng ta có thể đưa ra kết luận phái tính
chính là tính nữ và luôn được đặt đối trọng với tính nam.
Tính nữ được khu biệt trong thế đối lập với tính nam. Tính nữ cũng
như tính nam là hai vế của giới tính do giống sẵn có và hoàn cảnh xã hội
tạo nên những nét riêng biệt về sinh lý cũng như tâm lý. Giả định tương
đối, nếu tính nam gắn với lý trí, lý tính thì tính nữ thiên về tình cảm, cảm
tính. Nếu tư duy mang tính nam là tư duy duy lý thì tư duy mang tính nữ là
tư duy duy cảm. Nếu tính chất của tính nam là dương thì nữ là âm, tính nữ
thuộc tính âm được xác định khu biệt với tính dương. Tính nữ bao gồm tất
cả những gì thuộc về khí chất, đặc điểm của tính âm dịu dàng chịu phục
tùng, yên tĩnh, bền bỉ. Chính vì vậy mà trong cuốn Tại sao đàn ông không
chịu lắng nghe và đàn bà không thể đọc bản đồ do Hanper Collin xuất bản,
nhà tâm lý học Allan Pease đã chỉ ra những nét cơ bản khác nhau giữa đàn
ông và đàn bà, họ sinh là đã khác nhau.
Nói tóm lại, tính nữ là một phạm trù bao gồm tất cả những gì thuộc
về bản chất, thuộc về tính, khí chất của phái nữ: dịu dàng, chịu phục tùng,
yên tĩnh bền bỉ, luôn khát khao hạnh phúc, tình yêu, hơi ấm người mẹ. Tuy
nhiên, tính nữ trong nghệ thuật thể hiện ở nhiều cấp độ nhiều phương diện
từ vĩ mô đến vi mô, từ nội dung tư tưởng đến hình thức. Tính nữ được thể
hiện trong cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ và còn thể hiện trong những
biểu hiện mang tính chất bản năng giới.
1.2. Sự xuất hiện ý thức tính nữ trong thơ ca.
1.2.1. Tính nữ trong văn học dân gian.
“Ca dao chính là tiếng nói đồng nội phản ánh sinh hoạt nông thôn,
chứa chan tình cảm dân tộc và màu sắc xứ sở”. Trong thế giới đó, ca dao
dành một mảng để viết dành cho những người phụ nữ xưa – đau khổ, cay

đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thể nói, ca
dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của
người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ. Vì
12


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

vậy, ngay trong những sáng tác dân gian ấy, ta vẫn thấy sáng lên sắc màu
của tính nữ. Tính nữ toát lên trong những câu ca than thân trách phận. Xã
hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất
công, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan
niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành
mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị
thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi
gắm vào những câu ca dao than thân:
- “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
- “Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
- “Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân”
Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nhưng
nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần,
nỗi khổ của thân phận mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ
ở đây bị “đồ vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ
được ví với “hạt mưa sa”, “chổi đầu hè”...Ta có thể cảm nhận được bao nỗi
xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy.
Tính nữ còn thể hiện trong những câu ca thể hiện tiếng nói phản
kháng cứng cỏi, dám chống lại chế độ trọng nam khinh nữ. Ta thấy ẩn chưa

trong đó là ý thức đòi nữ quyền cho chính giới mình.
“Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba quan một mụ đàn bà
Mua về trải chiếu hoa cho ngồi”
Thậm chí, ta còn bắt gặp những bài ca dao ở đó phụ nữ đã đi ngược
lại những chuẩn mực của lễ giáo phong kiến đã đề ra. Những người phụ nữ

13


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

có thể được coi là “lăng loàn” ấy lại là biểu tượng cho những con người
biết đứng dậy đòi nữ quyền. Đó chẳng phải là một nét biểu hiện của tính nữ
sao? Họ dám làm những việc như:
“Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Đất xấu nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng”
Bài ca dao vẽ lên hình tượng người phụ nữ biết vượt qua mọi lễ giáo
phong kiến để được sống là mình, sống với chính mình. Đó chính là cá tính
trong văn học, một biểu hiện thể hiện bản tính nữ.
Nhìn chung, các dấu hiệu thể hiện bản tính nữ trong ca dao tuy có
xuất hiện nhưng còn chưa đậm nét. Dấu ấn bản năng giới dừng lại ở việc tố
cáo xã hội và đâu đó xuất hiện sự phản kháng. Bởi đặt trong hoàn cảnh xã
hội lúc bấy giờ, việc đòi quyền được sống được thoát khỏi thân phận con
ong cái kiến được tôn trọng là một điều bức bối.
1.2.2. Tính nữ trong văn học trung đại.
Bước sang thời kì văn học trung đại Việt Nam, ý thức tính nữ xuất

hiện trong thơ của các nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh
Quan, Đoàn Thị Điểm. Mỗi người một có một phong cách riêng nhưng thơ
họ đều chất chứa những nét đặc trưng của tính nữ, bởi thơ họ là thơ phụ nữ.
Với Hồ Xuân Hương ý thức tính nữ thể hiện sâu đậm trong tiếng nói đòi nữ
quyền. Thơ Xuân Hương là những nỗi niềm không chỉ của riêng tác giả mà
của tất cả những phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến thế kỉ XV. Bà là
nhà thơ nữ đầu tiên đã cất lên tiếng thét căm hờn, những tiếng châm biếm
sâu cay chĩa thẳng vào xã hội phong kiến bất công ngang trái, xã hội trọng
nam khinh nữ này:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không”

14


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Từ thái độ căm phẫn đó, hình thành trong thơ Xuân Hương một khát
vọng được đổi phận:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.”
Như vây, thơ Xuân Hương đã chất chứa được khát vọng của giới
mình. Ở đây ta không thấy tính nữ toát ra trong sự dịu dàng, đằm thắm mà
ngược lại đó là một sự táo bạo, ngang tàng của một con người đầy cá tính.
Đến đây, có thể khẳng định Hồ Xuân Hương đã đóng góp cho nền thơ ca
dân tộc một tiếng thơ hết sức độc đáo. Thơ bà là thứ thơ giải phóng cá tính,
dám khẳng định cá tính và bản lĩnh riêng. Bà là nhà thơ đầu tiên dám đưa
cá tính vào trong thơ. Chính cá tính ấy đã giúp cho tiếng thơ của bà khi nói
về người phụ nữ có một sắc thái riêng, hoàn toàn khác với những nhà thơ

viết về phụ nữ trước đó và cả sau này.
Khác với thơ Hồ Xuân Hương, thơ Đoàn Thị Điểm mang sắc màu
của phái nữ nhẹ nhàng mà sâu lắng và tác phẩm Chinh phụ ngâm thể hiện
đậm nét điều đó. Chinh phụ ngâm được coi là cuốn nhật kí tâm hồn của
một người chinh phụ. Vẻ đẹp tuyệt vời của tâm hồn người con gái Việt
Nam chúng ta đã gặp thơ của thế hệ trước đến Chinh Phụ Ngâm được nâng
cao hơn một bậc đáng kể nhờ sự gia công nghệ thuật của nữ sĩ.
Tiếp nối thơ của hai nữ sĩ đi trước, lời lẽ trong thơ bà huyện Thanh
Quan trang nhã đến khách sáo. Thơ bà bàng bạc cái hồn chung của một tâm
hồn đầy nữ tính. Chất nữ tính dồi dào đến nỗi từ tình cảm đến ngôn ngữ và
nhạc điệu. Thơ bà luôn hướng đến một nỗi niềm hoài cổ, tiếc nuối quá khứ,
và một khoảng khác dành cho nỗi nhớ thương quê hương và gia đình. Đó là
thứ tình cảm rất phụ nữ. Cảnh vật trong thơ bà là thứ cảnh vật nhìn dưới
nhãn quan, ướt át của phái yếu. Vì vậy, phong cảnh hiện lên không rõ rệt
mà mông lung, mơ hồ, phản chiếu được tâm hồn của nội giới. Nữ tính còn
thoát ra trong ngôn ngữ vừa đoan trang vừa thắm thiết, mà lại có đôi chút e
dè. Nhạc điệu trong thơ là một nhạc điệu thanh thoát và thùy mị. Tất cả
15


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

những cái đó đã tạo nên tính nữ trong thơ bà huyện. Cùng với Xuân
Hương, thơ bà làm phong phú thêm ý thức phái tính trong văn học trung
đại Việt Nam.
Như vậy, thơ nữ trung đại có ưu thế đặc biệt khi giãi bày những
trạng thái tâm hồn của một nửa nhân loại. Họ đã tạo nên sắc thái riêng, giá
trị riêng của giới mình qua thơ ca, điều đó không chỉ khẳng định tài năng
của phụ nữ Việt trong thời kì phong kiến mà còn nâng cao vị thế của họ. Vì
vậy, cho đến nay, thơ ca họ vẫn còn nguyên giá trị.

1.2.3. Tính nữ trong văn học cận – hiện đại.
Bước sang thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều thay đổi về mọi mặt.
Sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội sang nửa thực dân nửa phong kiến đã
làm xuất hiện ý thức hệ tư sản, tạo điều kiện cho tư tưởng dân chủ tư sản
nảy sinh. Lực lượng sáng tác có sự bổ sung và khác so với trước. Đa số,
họ là những người chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ phương Tây. Đặc
biệt, ở giai đoạn này số lượng các tác giả nữ xuất hiện đông đảo chứ
không lẻ tẻ như thời trước. Năm 1928, xuất hiện Nữ lưu thơ quán với các
hoạt động phong phú về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên, hoạt động của hội
cũng nhanh chóng bị dập tắt. Phong trào thơ nữ phát triển mạnh hơn trong
thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và đến nay thì có những bước
phát triển nở rộ với nhiều tên tuổi sáng giá. Trước 1975, tính nữ trong văn
học thoát ra từ cái tôi cá nhân độc đáo của người phụ nữ. Ta có thể bắt
gặp một Xuân Quỳnh khát khao hạnh phúc dám sống hết mình cho đời và
cho thơ, gặp một Phan Thị Thanh Nhàn nhẹ nhàng e ấp và kín đáo, Lâm
Thị Mỹ Dạ hồn nhiên, trong trắng và một Ý Nhi, Lê Thị Mây, Nguyễn
Thị Hồng Ngát giàu triết lý suy tư. Thơ các chị âm thầm mà mãnh liệt,
mang đặc trưng giới mình.
Hiện nay, cùng sự hòa nhịp với dòng chảy của văn học đương đại thế
giới, thơ nữ trẻ đương đại khám phá và thích ứng để các tác phẩm của mình
vừa mang hơi thở thời đại, vừa có nét thuần Việt không hề trộn lẫn. Rất
16


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

nhiều cây bút nữ trẻ đã có những tác phẩm bắt đầu ghi được dấu ấn trong
lòng độc giả. Thơ của họ là tiếng nói của thế hệ biết tận hiến và tận hưởng
những vang âm của đời sống. Họ không muốn chỉ là người biểu hiện cuộc
sống trên trang viết mà còn muốn tạo dựng, khơi mở một thế giới khác

trong chính thế giới hiện thực này, thế giới của sự vươn tới mãnh liệt và
đầy khao khát, thế giới của yên bình và tình yêu. Tâm hồn thi ca của họ đa
cảm, tinh tế, luôn rung lên những nhịp cảm xúc nóng bỏng, chân thực và
đầy liều lĩnh. Tuy nhiên sự cảm nhận của họ không giống như các nam sĩ
mà họ tạo dựng cho mình một phong cách mới trong trào lưu thơ
Việt Nam đương đại. Thơ nữ trẻ đã và đang tạo đà cho mình những bước
tiến mới trong dòng chảy chung của văn học đương đại, dù muốn hay
không, đội ngũ thơ nữ trẻ cũng đang ngày càng phát triển, như một điều tất
yếu của nhu cầu tự thân
Như vậy, văn học được xem là tiếng nói của tâm hồn, nếu có con
đường đi tới tâm hồn ngắn nhất thì đó là văn học, nhất là đối với phụ nữ họ
phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Các nhà văn nữ tìm đến con đường
văn học không chỉ để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình và mong
nhận được sự đồng cảm, mà đối với họ văn học còn là con đường để đi đến
đấu tranh đòi bình đẳng về giới. Các nhà văn nữ coi văn học như mảnh đất
để thể hiện cá tính sáng tạo của mình. Văn học do giới nữ sáng tác sẽ mang
được dấu ấn của giới mình. Đó là những xúc cảm, những chiêm nghiệm rất
phụ nữ. Vì thế, những vấn đề thuộc tính nữ do giới nữ cảm nhận sẽ tinh tế
hơn. Và thơ nữ đương đại đậm đặc màu sắc nữ tính nhất so với thơ nữ
trong suốt tiến trình phát triển văn học Việt Nam.
1.3. Thơ Tuyết Nga tiếp nối ý thức tính nữ trong thơ đƣơng đại
1.3.1. Quan điểm sáng tạo nghệ thuật.
Trong bài báo trả lời phỏng vấn báo nhân dân, Tuyết Nga đã thể hiện
những quan điểm sáng tác nghệ thuật của bản thân mình. Thứ nhất, Tuyết
Nga đã khẳng định “tôi làm thơ để san sẻ, để ghi nhận chứ không phải để
17


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga


chứng tỏ”, tức là chị dùng thơ để bày tỏ nỗi niềm của mình, là phương tiện
để ghi nhận cảm xúc của cá nhân. Như thế thơ chị mới tự nhiên và không
có cảm giác bị gò bó, xúc cảm cứ tự khơi tự gọi nhau về và tổ chức thành
một bài thơ. Và khi sáng tác cũng là lúc chị “đắm mình sâu nhất vào trong
đời sống, trong số phận riêng mình để được cảm nhận hết mình”. Hai quan
niệm này có ảnh hưởng rất lớn đến sâng tác của Tuyết Nga. Vì thơ chị
không chạy theo số lượng mà đi theo cảm xúc cá nhân nên thơ chị mang
được dấu ấn của bản thể. Những vấn đề mà người nữ ấy quan tâm là đời
sống với những lo toan bộn bề, là con người trong thời đại hiện nay, và là
chính bản thân mình. Đó là những vấn đề gần gũi với Tuyết Nga nhưng để
viết thành thơ và viết thật hay về nó cần phải có một trái tim biết rung động
và cảm nhận. Tuyết Nga đã làm được
Tuyết Nga là một nhà thơ không chủ trương làm thơ giới tính, trong
xu thế chung của thơ nữ đương đại ta thấy rất nhiều có sự xuất hiện của thơ
giới tính, tức là mượn thơ để cất tiếng nói cho giới mình, cụ thể hơn đó là
thơ đòi nữ quyền. Tuyết Nga không có quan niệm ấy, nhưng mặc nhiên thơ
chị vẫn mang được dấu ấn của giới mình có lẽ bởi tất cả được khúc xạ qua
lăng kính tâm hồn người phụ nữ và thơ chị cũng đề cập đến những biến thái
tinh vi trong xúc cảm của người phụ nữ.
1.3.2. Cơ sở hình thành bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga.
1.3.2.1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội
Dưới tác động mãnh mẽ của sự phát triển của phong trào nữ quyền
vào thế kỉ XVIII, trào lưu thơ nữ đương đại ở Việt Nam có sự phát triển lớn
mạnh. Chưa bao giờ trong lịch sử phát triển của văn học lại có số lượng các
nhà thơ nữ đông đến như thế. Sự có mặt của các nàh thơ nữ thời kỳ này
cũng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho diện mạo thơ ca Việt
Nam. Tuyết Nga cùng với tinh thần chung của thời đại, chị đã đóng góp
vào đó ba tập thơ của mình mà tập nào cũng hay tập nào cũng ý nghĩa.

18



Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Tiếng thơ của chị không mạnh mẽ, gân guốc mà sâu lắng nhẹ nhàng giống
như con người chị vậy.
1.3.2.2. Hoàn cảnh gia đình, bản thân
Hoàn cảnh gia đình nhà thơ Tuyết Nga có nhiều nét đặc biệt, điều đó
sẽ ảnh hưởng đến hồn thơ nữ tính của chị. Mồ côi mẹ từ khi mười lăm tuổi,
điều đó là tổn thương lớn nhất. Sự thiếu thốn tình cảm của người mẹ đã
khiến thơ chị luôn có sự đi về của hình tượng mẹ. Tuy xuất hiện không
nhiều nhưng nó có sức ám ảnh đối với người đọc.
Điều đáng chú ý thứ hai, đó là Tuyết Nga có một tình yêu đẹp và hai
người đã kết hôn vào thời điểm chị ngoài ba mươi tuổi. Chị luôn trăn trở
băn khoăn về tình yêu của mình và luôn có một sự lo âu, thấp thỏm không
yên. Điều đó cũng tự nhiên mà đi vào thơ chị tạo nên được dấu ấn phái tính
ở trong đó.
Về cá nhân, Tuyết Nga là người có tài văn chương. Chị làm thơ
không chủ trương là làm mới hình thức mà thơ chị là tiếng nói vọng ra từ
sâu thẳm cõi lòng. Chị chỉ đơn giản muốn truyền thứ cảm xúc của riêng
mình vào thơ. Bởi vậy, thơ phản ánh được tâm hồn người phụ nữ
Tóm lại, dựa vào những yếu tố về thời đại, gia đình, cá nhân kết hợp
với quan niệm sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, ta có thể lý giải vì sao thơ
chị lại có sự tiếp nối ý thức nữ tính trong thơ ca đương đại. Với sự biểu
hiện ý thức nữ tính theo phong cách cá nhân, Tuyết Nga sẽ góp phần tạo
nên một nét mới trong sự phát triển của văn học đương đại nói chung và
của phong trào thơ nữ nói riêng
Tiểu kết: tính nữ là một phạm trù bao gồm tất cả những gì thuộc về
bản chất, thuộc về tính, khí chất của phái nữ. Thơ Tuyết Nga mang dấu ấn
tính nữ là do sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài tác động với yếu tố bên

trong nội tại của chủ thể sáng tạo. Đặc điểm bản năng giới trong thơ chị
vừa có những nét giống với thơ nữ nói chung, vừa riêng không lẫn với ai.

19


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Điểu đó, giúp ta có thể phân biệt được Tuyết Nga trong một loạt các thế hệ
trẻ nữ sĩ đang sáng tác văn chương.

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG BIỂU HIỆN Ý THỨC TÍNH NỮ TRONG
THƠ TUYẾT NGA
2.1. Những xúc cảm ám ảnh của tình yêu.
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thơ ca từ xưa tới nay. Đó là thứ
tình cảm kỳ diệu bậc nhất của con người. Nó được nhìn nhận là một dạng
cảm xúc xa lạ và có thể đối lập với những gì thuộc về lý trí. Đặc biệt, trong
cảm nhận của các nữ thi sĩ, tình yêu càng trở nên đa sắc thái. Tất cả những
nhớ mong, cô đơn, giận hờn, buồn, lo âu,... đều đi vào thơ một cách tự
nhiên và dung dị. Với ai, tình yêu luôn thiết tha nồng nàn, đầy nữ tính mà
cũng đầy say mê. Tuy nhiên với tình yêu, Tuyết Nga “không nũng nịu, hờn
dỗi, yêu đương khốc liệt” mà theo như chính lời chị khẳng định: “tình yêu
trong thơ tôi nhẹ nhàng mà có sức ám ảnh”. Và chị cũng không chú trọng
sáng tác trong mảng thơ tình. Chị ít làm thơ tình nhất so với các nữ sĩ trong
văn học đương đại, song “tình yêu không vắng mặt trong bất kì bài thơ nào

20


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga


của Hạt dẻ thứ tư, thậm chí nó còn là đề tài chủ đạo” (Phan Chí Thắng).
2.1.1. Cái tôi tình yêu.
2.1.1.1. Cái tôi hướng nội.
2.1.1.1.1. Sự trở về của nỗi đau kí ức.
Khi các nhà thơ nữ cầm bút, họ thường viết về những vấn đề riêng tư
trong tình yêu và hạnh phúc. Họ viết để giải tỏa cảm xúc. Đọc thơ tình của
họ ta có thể bắt gặp một cái tôi khát khao mãnh liệt hay cái tôi cô đơn chát
chứa đầy lo âu. Đến với Tuyết Nga, ta bắt gặp một cái tôi hướng nội. Tuyết
Nga lặn trong miền sâu kí ức để tìm lại những vết thương chìm và một “nỗi
buồn sáng trong”. Cái tính nữ dung dị bắt đầu từ đó, nhẹ nhàng mà đầy sức
ám ảnh. Trái tim nhạy cảm đã mách bảo chị phơi tỏ nỗi niềm của mình từ
điểm tựa là tiếng gọi của thời gian.
Sự lay gợi của miền kí ức bất chợt hiện ra trong tâm trạng mơ màng
của người đang yêu.
“ Có thể rồi chỉ còn là ảo giác mà thôi
cái màu trăng đêm ấy
cả nụ cười
cả những lời đã nói
có thể chỉ còn là kí ức xa xôi.”
( Thành thực )
Đọc câu thơ ta thấy có một sức hút rất giản dị thành thực của một
tâm hồn Việt. Câu thơ không điệu đà, màu mè mà hoàn toàn rất chân thành
như chính những gì đang diễn ra trong tâm hồn người phụ nữ vậy. Kí ức
gọi về trong nhẹ nhàng thương nhớ. Cấu trúc “ có thể . . . mà thôi” kết hợp
với điệp từ “ cả” đã gợi một nỗi niềm tiếc nuối vô hạn. Sự tương quan giữa
“ ngày mai” và “kí ức” đã vô tình đẩy tất cả vào hư vô. Sự xuất hiện của “
ngày mai” sẽ đẩy “ đêm trăng” kia “lời đã nói kia” vào kí ức xa xôi. Không
nói tiếc nhưng dường như linh cảm của người phụ nữ đã mách bảo Tuyết


21


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

Nga thấy được điều đó. Người đọc thấy hiện lên hình ảnh cái tôi hướng nội
đang trăn trở với tâm hồn yêu của mình.
Trong kí ức thấm sâu, hình ảnh hiện về trong ngọn bút đa cảm của
nhà thơ Tuyết Nga với một nỗi đau nhẹ nhàng:
“ Chậm rồi, xin đừng đến bên em
anh của hôm qua
hoa của mùa trước
vẫn là anh, hạnh phúc từng mong ước
nhưng em giữa tình yêu như nước dưới chân cầu.
Ta thấy có sự thổn thức thầm kín trong giọng điệu của câu thơ. Nhịp
thơ chậm rãi, ngắt nghỉ nhịp nhàng. Kí ức về anh không trào lên cuộn xiết
một cách mãnh liệt mà như nước dưới chân cầu. Cảm xúc gợn lên như
nước mà cứ gợn hoài, gợn mãi không thôi nên tự nó có sức ám ảnh hơn bao
giờ hết. “ Chậm rồi” ta đã thấy sự tiếc nuối đến “vẫn là anh”, “ nhưng em”
thì ta lại thấy một nhói đau. Câu thơ Tuyết Nga đẩy người đọc vào kí ức
của tác giả bắt gặp chị trong những nỗi buồn của ảo giác – một nỗi buồn
lặng lẽ.
Cái tôi hướng nội của Tuyết Nga không chỉ dừng lại mô tả những nỗi
buồn sáng trong của một tâm hồn đa cảm sợ mất đi kí ức mà còn ẩn chứa
những buốt nhói về “nỗi cô đơn dằn dữ vô hồi”. Những nhức nhối âm
thầm đủ sức tạo nên sự ám ảnh cho người đọc:
“ Quá khứ thẳm sâu day dứt không ngờ
những khao khát bạc trắng
những nếm trải đắng cay đầm nên hạ vắng
nỗi cô đơn dằn dữ vô hồi.”

( Rồi một ngày)
Bởi cái tôi trong thơ Tuyết Nga là cái tôi hướng nội nên càng thu lặn
mình vào trong, ta càng thấy bóng dáng của cô đơn xuất hiện. Hình ảnh
người con gái cô đơn, cuộn xé giữa những nỗi đau kí ức đã tạo sự ám ảnh
22


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

với người đọc vô cùng. Đến với Bản nháp ta thấy rõ hơn một tình yêu khắc
khoải, đau đớn. Giữa sự đối lập một loạt những hình ảnh kì vĩ của thiên
nhiên gắn hình tượng người con trai và hình ảnh thời gian mục rữa gắn với
người con gái ta thấy một trạng thái rất lạ trong thơ Tuyết Nga. Bản năng
tìm kiếm chính mình trong tình yêu qua những “Bản nháp” lại đưa về
trong chị nỗi đau khi nhận ra rằng :
“ Những chân dung không màu dập xóa
Tình yêu phác họa nên bất lực chính mình”.
Từ đầu đến cuối bài thơ ta mới thấy nỗi đau dần được bóc tách. Ngỡ
tưởng ngợi ca hình ảnh người con trai vạm vỡ đến khi viết về em lại lắng
sâu và khép lại bài thơ là sự bất lực, chỉ còn lại nỗi đau bị kết tủa. Tiếng gọi
của kí ức, ám ảnh của quá khứ đã hối thúc tâm hồn thơ Tuyết Nga viết nên
những câu thơ xuất thần như thế.
Nỗi đau lớn nhất xuất hiện là trong kiệt cùng của cái chết. Trong
Dòng sông đã chảy, Tuyết Nga đã làm cuộc lãng du viếng thăm người thân
vào thế giới vĩnh hằng. chị đã ru cho người đã khuất:
“Hãy yên nghỉ hỡi trái tim khổ ải
ngoài kia sao sà
ngoài kia gió xoay
người em yêu bên cạnh người yêu em
nhưng em đã kiệt cùng sức lực

hãy yên ngủ đáy mùa thu thăm thẳm
đáy mùa thu mây trắng vĩnh hằng”
Và trong lời ru ấy ta thấy một nỗi đau quằn quại. Dù ở thế giới bên
kia nhưng nỗi đau vẫn bám diết lấy con người, không bao giờ rời bỏ.
Những sáng tác của Tuyết Nga đều được viết khi chị đang sống trong một
gia đình hạnh phúc yên ấm với sự bao bọc của tình yêu. Nhưng sao ta thấy
tình yêu trong thơ chị không yên ả mà đầy những buồn bã, đau đớn và lo âu

23


Đề tài: Bản tính nữ trong thơ Tuyết Nga

thấp thỏm. Phải chăng tâm hồn của người nữ không yên. Dường như càng
hạnh phúc bao nhiêu thì người phụ nữ ấy càng lo lắng bấy nhiêu, lo sợ sẽ
mất đi hạnh phúc. Dường như, con người không bao giờ bình yên khi nghĩ
về hạnh phúc, nghĩ về tình yêu. Nó làm cho ai cũng âu lo. Tình yêu la gì?
Bước sang Hạt dẻ thứ tư, ta bắt gặp một nỗi đau hóa đá:
“Em như đá
từng giọt buông thành nhũ dưới vòm đêm
em như đá
bốn măt vô trí bốn mặt im lìm”
(Như đá)
Sống ở cõi trần nỗi đau hóa đá, ở cõi âm nỗi đau vẫn rượt đuổi con
người. nỗi đau trong tình yêu thật vô tận, không biên giới.
Đến đây, đặt một phép so sánh giữa Tuyết Nga với các nhà thơ nữ
đương đại. Đa phần, các nhà thơ nữ khi viết về tình yêu thường hướng tới
những xúc cảm mạnh mẽ, trào dâng mãnh liệt, thậm chí họ còn ca ngợi tình
yêu gắn với tình dục. Tuy nhiên Tuyết Nga lại xây một cây cầu bắc về quá
khứ, về miền kí ức sống với những nỗi buồn sáng trong, với những lo âu

thấp thỏm và cả một nỗi đau trong tình yêu. Thiên tính nữ thoát ra trong thơ
chị ở chỗ đó, nhẹ nhàng mà đằm sâu dằn vặt và đầy ám ảnh. Điều đó khiến
cho thơ chị dễ đi vào lòng người đọc hơn cả, nó khơi gợi đúng cảm xúc của
giới mình. Không chủ làm thơ giới tính, nhưng từng câu từng chữ trong thơ
Tuyết Nga lại gọi về từ một tâm hồn phụ nữ đa cảm đang tìm kiếm chính
mình trong sự dẫn lối của bản năng giới.
2.1.1.1.2. Khát khao trong tình yêu.
Tình yêu trong thơ Tuyết Nga gắn với miền sâu kí ức, gắn với nỗi cô
đơn khi trái tim thu vào nội hướng của cảm xúc. Tuy nhiên, chính trong
phút giây ấy, tâm hồn người phụ nữ lại cháy bỏng những khát khao được
hạng phúc trong tình yêu, khát khao được giao cảm say mê:
“Em đã nghe
24


×