Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

------

THATSANADEUANE KHAMKEO

CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

------

THATSANADEUANE KHAMKEO

CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã số
: 62 34 01 21



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN QUANG

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực.
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên
kỷ yếu hội thảo quốc gia và tạp chí, không trùng với bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận án

THATSANADEUANE KHAMKEO


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án tiến sỹ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện của rất
nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tôi:

Trước hết, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS.
Nguyễn Xuân Quang - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về sự hướng dẫn nhiệt tình
và những ý kiến đóng góp quý báu để luận án được hoàn thành tốt.
Xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế quốc
dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận án, cảm ơn các giáo sư,
phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô giáo trong trường nói chung và trong Viện Thương
mạivà Kinh tế quốc tế nói riêng nói riêng. Cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện
về thời gian, hướng dẫn nội dung và cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc
phân tích trong luận án, cũng như những góp ý hoàn thành luận án.
Cuối cùng, đặc biệt xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bố, mẹ, anh chị em đã
động viên tôi, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, giúp đỡ công việc gia đình cho tôi
trong suốt thời gian viết luận án tiến sỹ kinh tế này.

Tác giả luận án

THATSANADEUANE KHAMKEO


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA MỘT QUỐC GIA .............. 12
1.1. Bản chất và vai trò của chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực
của một quốc gia ....................................................................................................... 12

1.1.1. Khái niệm chiến lược và các cấp chiến lược .............................................. 12
1.1.2. Khái niệm, bản chất chiến lược marketing quốc gia .................................. 16
1.1.3. Sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu quốc gia ......................................... 19
1.1.4. Sự cần thiết xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ
lực của một quốc gia ............................................................................................. 25
1.2. Mô hình xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực quốc
gia .............................................................................................................................. 27
1.2.1. Nguyên lý xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ
lực quốc gia ........................................................................................................... 27
1.2.2. Mô hình quá trình xây dựng chiến lược marketing XK nông sản quốc gia 34
1.3. Nội dung cơ bản của xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc
gia .............................................................................................................................. 36
1.3.1. Phân tích môi trường xuất khẩu, xác định mục tiêu chiến lược marketing
xuất khẩu nông sản quốc gia ................................................................................. 36
1.3.2. Xác lập thị trường xuất khẩu mục tiêu ....................................................... 38
1.3.3. Xác lập chiến lược marketing xuất khẩu hỗn hợp ...................................... 42
1.4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
nông sản quốc gia ...................................................................................................... 47
1.4.1. Các nhân tố quốc tế..................................................................................... 47
1.4.2. Các nhân tố trong nước ............................................................................... 49


iv
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA CHDCND
LÀO ĐẾN 2020 ............................................................................................................ 53
2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào ........... 53
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND
Lào giai đoạn 2003 - 2015 ........................................................................................ 57
2.2.1. Tình hình sản xuất hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào giai đoạn

2003 - 2015 ........................................................................................................... 57
2.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào giai đoạn
2003 – 2015 .......................................................................................................... 61
2.3. Phân tích các yếu tố và nguồn lực xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào đến 2020 ............................................... 64
2.3.1. Trạng thái chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của
CHDCND Lào hiện nay........................................................................................ 64
2.3.2. Các yếu tố nguồn lực xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông
sản chủ lực của CHDCND Lào............................................................................. 81
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu và xây dựng chiến lược
marketing xuất khẩu nông sản chủ lực Lào .............................................................. 85
2.4.1. Những thuận lợi .......................................................................................... 85
2.4.2. Những khó khăn.......................................................................................... 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA CHDCND LÀO
ĐẾN 2020 ...................................................................................................................... 90
3.1. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực của CHDCND
Lào đến 2020 ............................................................................................................. 90
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào đến 2020 ....... 90
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành nông sản chủ lực CHDCND Lào đến 2020 ...... 92
3.1.3. Dự báo tiềm năng xuất khẩu nông sản chủ lực của CHDCND Lào đến
2020 ...................................................................................................................... 94
3.2. Quan điểm định hướng xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu mặt hàng
nông sản chủ lực CHDCND Lào đến 2020............................................................... 97
3.3. Một số giải pháp định hướng xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng
nông sản chủ lực CHDCND Lào .............................................................................. 99


v
3.3.1 Nâng cao hiệu suất phân tích môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu

chiến lược marketing xuất khẩu hàng NSCL Lào ................................................ 99
3.3.2. Xây dựng chiến lược marketing mục tiêu đáp ứng các thị trường xuất khẩu
hàng NSCL Lào .................................................................................................. 107
3.3.3. Giải pháp về marketing- mix trong chiến lược marketing xuất khẩu hàng
NSCL Lào ........................................................................................................... 112
3.3.4. Các giải pháp về nguồn lực xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng
NSCL Lào ........................................................................................................... 117
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 121
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt Nam
CHDCND Lào : Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
CL

: Chiến lược

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP

: Chính phủ


HH

: Hiệp hội

HTX

: Hợp tác xã

KD

: Kinh doanh

KDXK

: Kinh doanh xuất khẩu

LHQ

:

NDCM

: Nhân dân cách mạng

NSCL

: Nông sản chủ lực

QH


: Quốc hội

QTCL

: Quản trị chiến lược

R&D

: Nghiên cứu triển khai

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCMN

: Thủ công mỹ nghệ

TM

: Thương mại

TN

: Tư nhân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


TTg - CP

: Thủ tướng - Chính phủ

VPTTg - CP

: Văn phòng Thủ tướng - Chính phủ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XK

: Xuất khẩu

XNK

: Xuất nhập khẩu

Liên hiệp quốc


vii
2. Tiếng Anh
AISP

ASEAN Integrated System of

Ưu đãi hội nhập ASEAN


Preferences
ASEM

The Asia-Europe Meeting

ASEP

Asia-Europe ParliamentaryPartnership Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu

ASEAN Association of South East Asian

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Nations
ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

CIF

Cost, Insurance and Freight

Giá thành, Bảo hiểm và Cước phi vận
chuyển


EU

European Union

Liên minh châu Âu

ECS

EconomicCooperation Strategy

Nhóm Chiến lược hợp tác kinh tế

EFAS

External Factors Analysis Summary

Mô thức phân tích tổng hợp các tác
nhân bên ngoài

FOB

Free On Board

Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi
đi Hay còn gọi là " Giao lên tàu"

FAS

Free Alongside Ship


Miễn trách nhiệm Dọc mạn tàu nơi đi

FDI

Foreign Direct Investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED

Federal Reserve System

Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc gia

GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng sông Mekong

ICO

International Coffee Organization


Tổ chức Cà phê Quốc tế

ISO

International Standard Organization

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

IFAS

Internal Factors Analysis Summary

Mô thức phân tích tổng hợp các tác
nhân bên trong

JC

Joint Committee

Hội nghị Ủy ban hỗn hợp

LC

Letter of Credit

Thư tín dụng

SHDP

Smallholder Develoment Project


Dự án xúc tiến sản xuất nông sản


viii
SBU

Strategic Business Unit

Đơn vị kinh doanh chiến lược

SWOT

Strengths -Weaknesses -

Điểmmạnh- Điểm yếu - Cơ hội-Thách

Opportunities- Threats

thức

TT

Telegraphic Transfer

Điện báo

USD

United States dollar


Đồng đô la Mỹ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng
Bảng 2.1. Diện tích trồng cà phê CHDCND Lào................................................... 58
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực theo cơ cấu sản phẩm
của CHDCND Lào giai đoạn 2003 - 2015 ............................................................. 62
Bảng 2.3. Xuất khẩu nông sản chủ lực giai đoạn 2003 -2015 ............................... 63
Bảng 2.4. Kim ngạch XK cà phê của CHDCND Lào phân theo thị trường .......... 72
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của CHDCND Lào ................ 73
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu gạo của CHDCND Lào theo đoàn thị trường mục
tiêu .......................................................................................................................... 75
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng của CHDCND Lào các năm 2010, 2015
và dự báo 2020 ....................................................................................................... 95


Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn ...................................... 53
Biểu đồ 2.2. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của CHDCND Lào ........ 55
Biểu đồ 2.3. Trị giá hối đoái CHDCND Lào 2003 - 2013 ..................................... 56
Biểu đồ 2.4. Diện tích trồng cà phê của CHDCND Lào năm 2014 ....................... 58
Biểu đồ 2.5. Diện tích sản xuất và sản lượng gạo CHDCND Lào......................... 60
Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lựccủa
CHDCND Lào ........................................................................................................ 61
Biểu đồ 2.7. Sản lượng Cà phê xuất khẩu 2004 – 2014 ......................................... 71
Biểu đồ 2.8. Kim ngạch xuất khẩu gạo của CHDCND Lào 2007 – 2014 ............. 74
Biểu đồ 3.1. Mức tăng trưởng kim ngạch XK 3 mặt hàng nông sản chủ lực
CHDCND Lào các năm 2010, 2015 và dự báo 2020 ............................................ 95
Biểu đồ 3.2. Định hướng tỷ trọng XK nông sản chủ lực Lào đến năm 2020 ........ 96


x
Hình vẽ
Hình 1.1. Vị thế của chiến lược marketing trong hệ thống CL của doanh nghiệp ....... 17
Hình 1.2. Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược marketing của một quốc gia . 18
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa ba bộ phận cơ bản của marketing ............................. 27
Hình 1.4. Ba cách tiếp cận thị trường trọng điểm .................................................. 34
Hình 1.5. Mô hình quá trình xây dựng chiến lược marketing XKnông sản chủ lực
Quốc gia ............................................................................................................... 35
Hình.1.6. Quy trình phân tích tình thế chiến lược marketing XK ......................... 37
Hình 1.7. Mô thức phân tích SWOT ...................................................................... 37
Hình 1.8. Mô hình kênh phân phối XK nông sản chủ lực ..................................... 44
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Dự án xúc tiến sản xuất nông sản thành sản phẩm tiêu
thụ (Smallholder Develoment Project, SHDP) ...................................................... 68
Hình 3.1. Phân tích SWOT cho mặt hàng cà phê Lào ......................................... 101

Hình 3.2. Phân tích SWOT cho mặt hàng rau quả Lào........................................ 102
Hình 3.3. Phân tích SWOT mặt gạo..................................................................... 104
Hình 3.4. Mô hình định vị theo hệ cạnh tranh ..................................................... 111


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài luận án
Marketing là một hoạt động cần thiết, đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển không chỉ của một doanh nghiệp mà còn của một khu vực kinh tế hay một quốc
gia. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, hoạt động marketing vẫn chưa được nhận
thức đầy đủ và quan tâm đúng mức trong phát triển kinh tế nói chung và trong xuất
khẩu nông sản nói riêng ở nước CNDCND Lào.
Đối với nước CHDCND Lào, hàng nông sản có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, không những giải quyết việc làm cho một lượng
lớn dân cư, giúp họ và gia đình ổn định cuộc sống mà còn mang ý nghĩa an ninh quốc
phòng ở các vùng sâu vùng xa. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, theo nghị quyết
lần thứ IX của Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra 4 chủ trương như sau: 1. Phát huy nội
lực; 2. Đào tạo nguồn nhân lực; 3. Hệ thống quản lý; 4. Xóa đói giảm nghèo cho nhân
dân. Trong đó, thúc đẩy xuất khẩu nông sản được coi là giải pháp nhằm phát huy thế
mạnh nội tại, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa
đói giảm nghèo.
Trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, những ngành thâm dụng lao
động đang bị thu hẹp ở mức tối thiểu nhưng đặc điểm của ngành nông sản thì vẫn phải
sử dụng một lực lượng lao động thủ công rất lớn. Những nước xuất khẩu hàng nông
sản hàng đầu thế giới và khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia...đang
có xu hướng thu hẹp diện tích. Trong khi đó ngành nông sản của Lào nói chung đang
trên đà phát triển đầu tư mở rộng diện tích cây trồng. Từ thực tế trên, ngành nông sản

của Lào đang có lợi thế trong cạnh tranh so với Thái Lan và các nước ASEAN khác.
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Lào có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 17%
trở lên trong trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua xuất khẩu hàng
nông sản chủ lực của Lào vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như hệ thống tổ chức xúc tiến xuất
khẩu chưa thật sự hiệu quả, thông tin thu được còn ở dạng thô với chất lượng chưa
cao, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang thị trường mục tiêu chưa có hệ thống
phân phối chính thức dẫn tới mặt hàng NSCL mất giá trong giao dịch, số lượng và giá
nông sản không đúng theo hợp đồng xuất khẩu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, trong đó một trong nguyên
nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản là việc nghiên
cứu vận dụng và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing trong xuất khẩu nông sản


2
còn chưa được chú trọng. Qua nghiên cứu thực tiễn ở CHDCND Lào, có thể thấy các
nội dung lý luận về marketing xuất khẩu chưa được nghiên cứu đầy đủ và hiểu biết
một cách sâu sắc, đồng thời chưa được ứng dụng tốt vào hoạt động xuất khẩu nói
chung, cũng như hoạt động xuất khẩu mặt hàng NSCL của Lào nói riêng. Còn nhiều
vấn đề, khía cạnh, nội dung của chiến lược marketing xuất khẩu cần được nghiên cứu
sâu sắc và vận dụng một cách phù hợp vào hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ lực
của CHDCND Lào.
Vì những lý do trên, cần có một chiến lược marketing xuất khẩu cho toàn ngành
nông sản Lào nói chung và hàng nông sản chủ lực của Lào nói riêng. Xây dựng chiến
lược marketing xuất khẩu cho hàng nông sản chủ lực quốc gia, cùng các nội dung của
nó, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu của một ngành
hàng, vấn đề lựa chọn thị trường trọng điểm, hoạch định chiến lược marketing - mix
xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu mục tiêu đã lựa chọn, xác định nguồn lực trong
chiến lược marketing xuất khẩu hướng tới thị trường trọng điểm cần được tiến hành
khẩn trương nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu nông sản, mở rộng và
phát triển thị trường xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu hàng nông sản cả về số lượng và

chất lượng.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng chiến lược marketing
xuất khẩu hàng hàng nông sản của CHDCND Lào để thúc đẩy xuất khẩu và phát
triển nền kinh tế, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án:“Chiến lược
marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm
2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lược marketing xuất khẩu nói chung;
chiến lược marketing xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của quốc gia nói riêng.
Thứ hai, vận dụng cơ sở lý thuyết đã lựa chọn để phân tích đánh giá cơ sở thực
tiễn xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND
Lào trong thời gian qua. Xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như yêu cầu xây dựng
chiến lược marketing xuất khẩu, nhằm thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả mang tính bền
vững các mặt hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm định hướng chiến lược, các giải pháp có tính
chiến lược nhằm xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của
nước Cộng hòa DCND Lào đến năm 2020 và các điều kiện thực hiện các giải pháp đó.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chiến lược marketing xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản
chủ lực của nước CHDCND Lào, tập trung vào 3 mặt hàng là cà phê, rau quả và gạo…
ở tầm vĩ mô, tập trung vào công tác xây dựng chiến lược với các nội dung cụ thể như:
Phân tích thời cơ marketing và chiến lược thị trường, chiến lược marketing mục tiêu,
chiến lược marketing - mix xuất khẩu và xác định nguồn lực xây dựng chiến lược
marketing xuất khẩu.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vềxây
dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào,
trong đó tập trung vào hai công cụ chủ yếu của chiến lược này là tham số sản phẩm
(sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực,bao gồm cà phê, rau quả và gạo) và tham số xúc
tiến (xúc tiến xuất khẩu) trong mối liên hệ với thị trường xuất khẩu mục tiêu, đặc biệt
chú trọng đến các thị trường xuất khẩu chính là Châu Á, EU và Mỹ. Về giác độ tiếp
cận, đề tài tiếp cận nghiên cứu các nội dung của việc xây dựng chiến lược marketing
xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào ở tầm vĩ mô.
Số liệu về thực trạng xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào và
các chương trình, chính sách, chiến lược… của CHDCND Lào liên quan đến nông
nghiệp nói chung và xuất khẩu hàng nông sản/nông sản chủ lực nói riêng từ năm 2002
- 2015. Kết quả dự báo và đề xuất giải pháp có phạm vi đến năm 2020.

3.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực?
(2) Mô hình, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược
marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực quốc gia?
(3) Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước
CHDCND Lào?
(4) Trạng thái chiến lược và quá trình xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào?
(5) Các yếu tố nguồn lực xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông
sản chủ lực của CHDCND Lào?
(6) Định hướng và giải pháp xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng
nông sản chủ lực của CHDCND Lào?


4


3.2.2. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu và lựa chọn cơ sở lý thuyết cho xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
của CHDCND Lào

-

Vận dụng lý thuyết, phân tích các cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược marketing xuất
khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào.
Phân tích đánh giá thuận lợi và khó khăn về nguồn lực trong xây dựng chiến lược
marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào

Đề xuất các định hướng chiến lược, các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp
nhằm xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào

Nguồn: Tác giả
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận án kết hợp cả 2 hình thức nghiên cứu tại bàn (thu thập và phân tích dữ liệu
thứ cấp) và tại hiện trường (thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp) để giải quyết tốt các
mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Trong từng nội dung cụ thể, tuỳ thuộc yêu cầu và điều
kiện nghiên cứu, luận án sử dụng các các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung luận án. Các phương
pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh… được sử dụng để phân tích các nội dung
liên quan đến cơ sở lý luận của luận án cũng như các nội dung phân tích thực trạng
xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào và các cơ sở thực tiễn xây
dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào.
Các phương pháp toán, thống kê, điều tra chọn mẫu và phỏng vấn sâu được sử dụng để
thu thập, điều tra và xử lý số liệu điều tra phục vụ cho phân tích thực trạng xuất khẩu
và cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của
nước CHDCND Lào.


4.1. Thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn, các nguồn chủ yếu bao gồm:
+ Sách, tạp chí và các tư liệu quốc tế về xuất khẩu nông sản và chiến lược
marketing xuất khẩu hàng nông sản.
+ Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông Lâm
nghiệp Việt Nam, Lào.


5
+ Các thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư việnTrường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua hai hình thức:
+ Điều tra của tác giả luận án về các nội dung liên quan đến đề tài luận án:
Nghiên cứu sinh sử dụng bản hỏi để điều tra các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
hàng nông sản chủ lực ở nước CHDCND Lào về thực trạng chiến lược marketing xuất
khẩu hàng nông sản chủ lực của doanh nghiệp và quan điểm của doanh nghiệp về sự
cần thiết và vai trò của một chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực cấp
quốc gia. Tổng số phiếu (bảng hỏi) phát ra: 250 phiếu, thu về 152 phiếu hợp lệ, đạt tỷ
lệ 60,8%.
Điều tra được thực hiện với các đơn vị kinh doanh nông sản thuộc các loại hình
khác nhau phân theo 2 nhóm.
(1). Nhóm doanh nghiệp tư nhân, Trách nhiệm hữu hạn: 20 doanh nghiệp trong
đó có: doanh nghiệp XK cà phê: 10 doanh nghiệp; doanh nghiệp XK rau quả: 7 doanh
nghiệp; doanh nghiệp XK gạo: 3 doanh nghiệp.
(2). Nhóm hiệp hội, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu: 10 đơn vị
Quá trình điều tra thực địa đã được thực hiện trải qua các bước như sau:
(1). Lập danh sách theo các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh
vực xuất khẩu nông sản chủ lực CHDCND Lào.
(2). Gửi phiếu điều tra kèm theo giấy giới thiệu của Sở Công thương Tỉnh
Chămpasak trực tiếp đưa đến tay các đơn vị kinh doanh, thông qua Fax hoặc Email

cho Ban giám đốc hoặc phòng kinh doanh của Doanh nghiệp.
(3). Liên hệ với Ban giám đốc hoặc phòng kinh doanh của các đơn vị kinh
doanh qua điện thoại để thu xếp các vấn đề liên quan đến phỏng vấn như thời gian, địa
điểm và người được phòng vấn.
(4). Tiến hành phỏng vấn theo lịch hẹn.
(5). Liên hệ với các đơn vị SXKD nông sản chủ lực để tham quan khảo sát địa
điểm sản xuất, kho bảo tồn, điểm giao hàng …
(6). Thu thập phiếu điều tra và phỏng vấn.
+ Phỏng vấn sâu của tác giả luận án về sự cần thiết và nội dung của chiến lược
marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực cấp quốc gia: Nghiên cứu sinh trực tiếp
thực hiện phỏng vấn với các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo cấp trung ương và địa
phương có liên quan đến quản lý nhà nước về xuất khẩu và xây dựng chiến lược xuất
khẩu nông sản quốc gia của nước CHDCND Lào.


6

4.2. Xử lý dữ liệu điều tra
+ Kết quả điều tra bảng hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản chủ lực
của nước CHDCND Lào được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.
+ Kết quả phỏng vấn sâu được tổng hợp và phân tích trong nội dung của
chương 2 của Luận án.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

5.1. Các nghiên cứu quốc tế
Liên quan đến đề tài luận án, các nghiên cứu quốc tế thường tiếp cận ở các khía
cạnh: nghiên cứu về thị trường xuất khẩu nói chung và chiến lược marketing xuất khẩu
ở giác độ vĩ mô; nghiên cứu về tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của các
mặt hàng nông sản. Cụ thể:
- Các nghiên cứu liên quan đến thị trường xuất khẩu và marketing xuất khẩu ở

giác độ tiếp cận vĩ mô có thể kể đến là:
Lee, Chol; Griffith, David A. (2004), The Marketing Strategy-Performance
Relationship in an Export-Driven. International Marketing Review. 21 (3), 321-334.
Phattarawan, T; Kiran, K; Anil, N; and Anusorn Singhapakdi. (2010), The
Effect of Product Adaptation and Market Orientation on Export Performance: A
Survey of Thai Managers. Marketing Theory and Practice. 18 (2), 155-169.
- Các nghiên cứu liên quan đến tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu một
số mặt hàng nông sản có thể kể đến là:
Dubois (2006), Improving market conditions for coffee producers: The
experience of the ICO (Paper for the World Trade Organization committee on trade
and development in Geneva) đã phân tích các điều kiện để phát triển thị trường xuất
khẩu đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới.

5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu xuất bản có liên
quan đến marketing xuất khẩu nông sản nói chung, có thể nêu một số công trình điển
hình như:
- Các công trình liên quan đến chiến lược marketing xuất khẩu:
Trần Đoàn Kim (2007), Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ
của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế. Mục tiêu nghiên
cứu của luận án là, Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về
chiến lược marketing có thể vận dụng đối với các doanh nghiệp tại các làng nghề thủ


7
công mỹ nghệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Luận
án đã đánh giá thực trạng hoạch định và thực thi chiến lược marketing hàng TCMN tại
các làng nghề Việt Nam thời kỳ 2000 – 2005; đề xuất chiến lược marketing định
hướng xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm
2010 như một giải pháp mang tính đột phá nhằm giúp phát triển năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án cũng đề xuất một số cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ công tác
marketing hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề Việt Nam, tập trung vào nhằm hỗ
trợ các làng nghề thúc đẩy mạnh mẽ xuất hàng của mình sang thị trường mục tiêu.
Nguyễn Đức Nhuận (2010), Phát triền chiến lược marketing xuất khẩu hàng
may vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp thuộc VINATEX, Luận án Tiến sĩ kinh
tế. Luận án đã xác lập rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chiến lược
marketing nói chung và chiến lược marketing xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp
ngành may, chỉ rõ những đặc điểm của phát triển chiến lược marketing xuất khẩu cho
một thị trường nước xuất khẩu xác định (thị trường Mỹ). Cụ thể, đã hệ thống và tổng
hợp các tài liệu trong và ngoài nước, đưa ra được khái niệm, thực chất, xác lập mô
hình nội dung, quy trình tổng quát, những nhân tố ảnh hưởng và làm điều kiện phát
triển chiến lược marketing xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Thông qua vận dụng các
phương pháp và mô hình nghiên cứu phù hợp, luận án đã nhận dạng và làm rõ thực
trạng phát triển chiến lược marketing ở các doanh nghiệp may thuộc Vinatex giai đoạn
2000 – 2009. Cụ thể, đã phân tích có hệ thống và đánh giá khách quan thực trạng các
yếu tố, các nội dung phát triển chiến lược marketing xuất khẩu vào thị trường Mỹ,
phân tích và chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu, nguyên nhân và những vấn đề đặt
ra qua phân tích thực trạng. Từ đó, luận án đã đưa ra được hệ quan điểm, các định
hướng, các giải pháp chung nhằm phát triển chiến lược marketing xuất khẩu vào thị
trường Mỹ, cùng những kiến nghị để các doanh nghiệp ngành may thuận lợi trong tái
cấu trúc chiến lược và phát triển chiến lược marketing của mình trong giai đoạn hậu
khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đến 2015, tầm nhìn 2020.
- Các công trình liên quan đến xuất khẩu nông sản:
Trung tâm thương mại quốc tế (8/2005) trong báo cáo Đánh giá tiềm năng
xuất khẩu của Việt Nam đưa ra những nhận định, đánh giá tiềm năng xuất khẩu của
Việt Nam đối với các nhóm hàng hóa, bao gồm: khoáng sản và nhiên liệu, thủy hải
sản, nông sản, các sản phẩm công nghiệp chế biến và hàng thủ công mỹ nghệ. Báo cáo
nghiên cứu này đánh giá tiềm năng xuất khẩu của khoảng 40 ngành hàng tại Việt Nam,
bao gồm các sản phẩm tiền khoáng sản và nhiên liệu, thuỷ sản, nông sản, sản phẩm



8
công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Báo cáo so sánh và xếp hạng các ngành
hàng theo nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm môi trường quốc tế (ví dụ: nhu cầu của
thế giới), tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam và các điều kiện cung cấp nội địa
của các ngành hàng. Phân tích thống kê và khảo sát tài liệu được bổ sung bởi các cuộc
phỏng vấn các thể nhân tại địa phương ở Việt Nam, bao gồm ở cả khu vực tư nhân và
công cộng, nhằm trực tiếp nhìn nhận về môi trường kinh doanh nội địa có ảnh hưởng
tới các doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong các ngành hàng khác nhau. Báo cáo
bao gồm nội dung phân tích chuyên sâu về nhiều ngành hàng riêng biệt, trong đó có
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và Thách thức (phân tích SWOT); xác định
những lĩnh vực chính cần có sự can thiệp và những chính sách liên quan đến xúc tiến
phát triển xuất khẩu trong tương lai. Báo cáo cũng xác định những thị trường mục tiêu
có khả năng thâm nhập nhằm đa dạng hóa thị trường cho từng ngành hàng. Đánh giá
tiềm năng xuất khẩu và xác định những chính sách dành riêng cho từng ngành hàng cụ
thể chỉ có thể là một phần trong tổng khối lượng công việc thực hiện thảo luận về
những vấn đề thực tế đang rơi vào tình trạng Thách thức ở Việt Nam. Các tác giả
muốn nhấn mạnh rằng sự lựa chọn tốt nhất của Việt Nam là không lựa chọn những
ngành hàng thắng lợi trên thị trường xuất khẩu mà tạo một môi trường kinh doanh có
lợi cho việc giảm rủi ro, hợp tác, sáng tạo và đổi mới.
Lê Huy Khôi (2013). Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê
Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, Luận án tiến sỹ kinh tế. Luận án đã hệ
thống hóa làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam trong
chuỗi giá trị cà phê toàn cầu; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về nông cao
giá trị gia tăng mặt hàng cà phê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và rút ra các bài học
cho Việt Nam. Luận án cũng phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng giá trị gia tăng của
cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, chỉ rõ Việt Nam mới chủ yếu
tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng rất thấp: sản xuất, thu gom, sơ chế và xuất
khẩu cà phê nhân, các khâu như: rang xay, phân phối và marketing hiện nay vấn còn

rất hạn chế. Mặc khác, Luận án cũng đã chỉ ra được những hạn chế về thực trạng tham
gia và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn
cầu. Đồng thời, luận giải rõ những nguyên nhân dẫn đến giá trị gia tăng thấp trong thời
gian qua. Từ đó, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng nâng cao giá trị gia tăng
cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong thời gian tới và đề xuất các nhóm giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong từng khâu của
chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, đặc biệt là các khâu chế biến và phân phối, marketing sản
phẩm để xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường toàn cầu.


9
PGS.TS. Đinh Văn Thành - Viện Nghiên cứu Thương mại (2010), Tăng cường
năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước. Đề tài đã khái
quát hóa được chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu, nghiên cứu kinh nghiệm của các
quốc gia trong việc tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu đối với từng mặt hàng
cụ thể, đồng thời đánh giá thực trạng tham gia của hàng nông sản Việt Nam trong
chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu, trên cơ sở đó, kiến nghị các giải pháp tăng cường
hơn nữa khả năng tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu.
Hoàng Thị Vân Anh - Viện Nghiên cứu Thương mại (2009), Chuỗi giá trị toàn
cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ.
Đề tài đã khái quát hóa được chuỗi giá trị mặt hàng cà phê thế giới, đánh giá được thực
trạng tham gia của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, đồng
thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tham gia của mặt hàng cà phê
Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu trong thời gian tới.

5.3. Tình hình nghiên cứu ở Lào
- Các nghiên cứu liên quan đến chiến lược xuất khẩu ở tầm vĩ mô:
Bộ Công thương Lào - Dự án hỗ trợ xúc tiến sản phẩm JICA (2010), Tổng
quan chiến lược xuất khẩu quốc gia, Đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã tập trung tổng

quát hai chiến lược lớn là: (1) Chiến lược xuất khẩu mặt hàng/nhóm hàng: có 9 sản
phẩm xuất khẩu, gồm có: Điện lực; Xuất khẩu tại chỗ dịch vụ du lịch thiên nhiên, văn
hóa và di tích lịch sử, Nông sản; Khoáng sản; Thủ công mỹ nghệ; Dệt may; Thuốc
chữa bệnh; Sản phẩm gỗ và Sản phẩm sản xuất của hộ gia đình và (2) Chiến lược liên
quan đến nguồn lực và công cụ hỗ trợ xuất khẩu có 6 chiến lược, gồm: Chiến lược
quản lý chất lượng xuất khẩu; Chiến lược cung cấp vốn cho ngành thương mại; Chiến
lược dịch vụ nguồn thông tin về thương mại; Chiến lược phát triển tiềm năng cạnh
tranh; Chiến lược nhập khẩu để xuất tiếp. Mục tiêu chung và tầm nhìn của chiến lược
xuất khẩu quốc gia CHDCND Lào là trở thành “máy biến áp” của ASEAN vì lệ phí sử
dụng dòng điện rẻ hơn các nước láng giềng, là con đường truyền qua của các nước
trong khu vực, tạo hệ thống dịch vụ phân phối (logistics) hiện đại và giá cả thấp. Xác
định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị
trường thế giới và lợi thế của CHDCND Lào là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu
đến năm 2020. Đề tài này cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2015 - 2020, tập trung phát
triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như:
nông sản, dệt may và các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình....Tuy nhiên cần
chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ trọng trọng xuất khẩu hàng chế biến.


10
Bộ Công Thương Lào (2010), Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và
thương mại của CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ. Đề tài đã khái
quát tình hình phát triển công nghiệp chế biến và thương mại của CHDCND Lào trong
thời gian qua, từ đó đề xuất ra chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương
mại. Mục tiêu chung của chiến lược là tập trung phát triển thương mại, tăng cường
kinh tế bền vững, trở thành công nghiệp hóa hiện đại hóa, tập trung đột phá 4 mục tiêu
phát kinh tế xã hội quốc gia.
- Công trình liên quan đến sản xuất và xuất khẩu nông sản của Lào có thể kể
đến là:
Văn phòng thư ký Uỷ viên quốc gia (2012), Chiến lược phát triển ngành cà

phê Lào. Đề tài cấp Bộ. Đề tài đã tổng quan tình hình, quá trình hình thành của ngành
cà phê Lào trong thời gian qua, từ đó có thể nhận thấy các vấn đề lớn về thuận lợi,
thách thức và định hướng trong phát triển ngành cà phê của CHDCND Lào. Đề tài sử
dụng phân tích SWOT để nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức về sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm và phê của Lào. Trên cơ sở đó đưa
ra dự báo về tiềm năng phát triển của ngành cà phê Lào cũng như định hướng chiến
lược phát triển đến năm 2020.
Bộ Nông - Lâm nghiệp (2013), Tăng cương hiệu quả sản xuất nông sản Lào,
Đề tài cấp Bộ. Đề tài đã khái quát tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong phát
triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào, ình hình sản xuất và buôn bán nông sản, nhìn
thấy những thách thức trong việc phát triển ngành nông sản, từ đó phân tích đánh giá
SWOT những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó đề xuất ra
chính sách và để nghị giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
TS. Lalyvông(2013), Tăng cường hệ thống dây chuyển marketing của mặt
hàng nông sản giữa các nước Lào, Campuchia, Mi-an-ma và Việt Nam, Đề tài
cấp Bộ.
Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu ở trên có thể thấy mặc dù có nhiều công
trình nghiên cứu của Lào và quốc tế liên quan đến xuất khẩu nông sản và chiến lược
marketing xuất khẩu nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh
giá thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực CHDCND Lào, đưa ra quan
điểm, định hướng và giải pháp hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu các mặt
hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào trong thời gian tới. Do vậy, có thể khẳng
định rằng đề tài của nghiên cứu sinh là không trùng lặp và có ý nghĩa cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn trong việc tăng cường khả năng tham gia và nâng cao hiệu quả xuất
khẩu mặt hàng nông sản chủ lực (cà phê, rau quả và gạo) của Lào.


11
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(1) Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược marketing

xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của quốc gia.
(2) Phân tích cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng
nông sản chủ lực của nước NHDCND Lào ở cấp độ vĩ mô.
(3) Đề xuất định hướng chiến lược, giải pháp chiến lược và điều kiện thực hiện
giải pháp nhằm xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của
nước CHDCND Lào đến năm 2020.
7. Kết cấu nội dung luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông
sản chủ lực của một quốc gia;
Chương 2:Nghiên cứu cơ sở thực tiễnxây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào đến 2020;
Chương 3: Giải pháp định hướng xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào đến năm 2020.


12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢNCHỦ LỰC
CỦA MỘT QUỐC GIA
1.1. Bản chất và vai trò của chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản
chủ lực của một quốc gia
1.1.1.Khái niệm chiến lược và các cấp chiến lược
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược
Chiến lược là thuật ngữ dùng trong quân sự. Nhà lý luận quân sự thời cận đại
Clawzevit cho rằng “chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế”. Từ điển
Larous coi: chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng.
Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: chiến lược là các kế

hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Như vậy trong lĩnh vực
quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm
giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và
kinh doanh và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Chandler (1962) định
nghĩa chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn và việc áp dụng
một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện
mục tiêu này [6].
James B Quinn cho rằng: chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối
hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể
kết dính lại với nhau [6].
William J Glueck trong giáo trình “Business Policy & Strategic Management”
quan niệm chiến lược là: một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính
phối hợp, được thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản sẽ được thực hiện.
Johnson và Scholes (1999) định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường
có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: chiến lược là định hướng và phạm vi của
một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định
dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường
và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan[6].
Qua phân tích các khái niệm trên, có thể thấy có những điểm chung là:
Một là, chiến lược là một chương trình hành động tổng quát hướng tới mục tiêu
dài hạn của một chủ thể (quốc gia, tổ chức hay doanh nghiệp) [9], [10].


13
Hai là, chiến lược bao gồm các chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng của
chủ thể đó nhằm đạt được mục tiêu: lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, phát triển thị
trường mục tiêu… [9], [10]
Ba là, chiến lược bao gồm trình tự hành động, cách thức tiến hành và phân bổ
các nguồn lực trong môi trường thay đổi, các điều kiện hoạt động đáp ứng nhu cầu thị

trường mục tiêu [9], [10].
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm chiến lược là định hướng hoạt
động có mục tiêu của một chủ thể trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách,
biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực trong các môi trường để thực hiện đáp ứng
được nhu cầu thị trường mục tiêu trong khoảng thời gian tương ứng.

1.1.1.2. Các cấp độ chiến lược
Căn cứ vào cấp độ chiến lược và phạm vi chiến lược, có thể phân loại chiến
lược thành các cấp độ sau:
a. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia là một văn kiện xác định
tầm nhìn dài hạn, mang tính chỉ đạo định hướng tương lai cho sự phát triển của quốc
gia đó trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý nhà nước.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia có thể được coi là một công cụ
quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân, thể hiện sự nhận thức của
các cơ quan quản lý nhà nước trước các vấn đề của thực tiễn và vận dụng các quy luật
phát triển của tự nhiên, của xã hội và của nền kinh tế thị trường để phác thảo ra những
định hướng phát triển với các mục tiêu cụ thể và hệ giải pháp tương ứng nhằm quản lý
và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó có hiệu quả cao. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia cũng chỉ rõ cách thức mà quốc gia đó huy động và sử
dụng các nguồn lực phát triển một cách hợp lý nhất trong một môi trường cạnh tranh
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và thị trường, cũng như đáp ứng sự mong
đợi của các bên liên quan ở quốc gia đó.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia thường do Chính phủ và các
cơ quan của Chính phủ (Bộ/ngành trung ương) soạn thảo.
b. Chiến lược ngành/lĩnh vực
Chiến lược ngành/lĩnh vực là bản kế hoạch hành động trung hạn và dài hạn của
một ngành/lĩnh vực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển nhất định. Mục tiêu là cái
đích mà ngành/lĩnh vực đó đề ra và phấn đấu đạt được trong một giai đoạn nhất định
với các điều kiện nguồn lực sẵn có hoặc dự kiến có thể huy động được. Mục tiêu, cùng



×