Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận quản lý nhà nước về lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.42 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
VN là 1 quốc gia có rất nhiều khả năng về nguồn lao động do sự phong phú, dồi
dào và có khả năng trong việc cung cấp LĐ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
trong nước và cũng có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài.
Thị trường LĐ nước ngoài sẽ tạo cơ hội trong việc nâng cao tay nghề NLĐ đồng
thời tạo điều kiện để NLĐ tận dụng và tiếp thu khoa học công nghệ mới từ các
nước tiên tiến trong giai đoạn NLĐ đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Hoạt
động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn nhất
định. Vì vậy với mục đích tìm hiểu thực trạng vấn đề này em chon đề tài “Công tác
quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động tại nước
ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm đưa ra 1 số giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được
sự đóng góp của cô để bài viết được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nghiêm Thị Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thiện bài tiểu luận này!
1.

Cơ sở lý luận

1.1

khái niệm QLNN về LĐ

Quản lý NNVLĐ là sự thể hiện quản lý của nhà nước về lao động thông qua bộ
máy nhà nước chủ yếu sử dụng pháp luật tác động có định hướng đến các chủ thể
tham gia quan hệ lao động nhằm điều chỉnh và hướng các hành vi đến chủ thể này
1


Quản lý nhà nước về lao động


diễn ra phù hợp với lợi ích chung trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích của các bên
khi tham gia.
QLNN về LĐ đi làm việc ở nước ngoài là sự tác động của nhà nước thông qua
các chính sách để điều chỉnh công tác tuyển mộ, tuyển chon, đào tạo và giáo dục
định hướng quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng lao động trong hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
này.
1.2 Nội dung công tác QLNN về LĐ tại tỉnh Vĩnh Phúc
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về người lao
động đi làm việc ở nước ngoài.
Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động
trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu để thực
hiện quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đàm
phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm
việc ở nước ngoài.
Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; quy định
khu vực, ngành, nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở
nước ngoài; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh
nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động.
2


Quản lý nhà nước về lao động


Cấp, đổi, thu hồi Giấy phép, đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài; quản lý việc đăng ký và hướng dẫn tổ chức thực hiện các loại hợp
đồng theo quy định tại Luật này.
Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động
đi làm việc ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ.
1.3 các hình thức đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được
phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng
thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập
3


Quản lý nhà nước về lao động


nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức
thực tập nâng cao tay nghề;
Hợp đồng cá nhân.
1.4

quan điểm của nhà nước về công tác QLNN về LĐ đi làm việc tại nước
ngoài
Từ trước năm 2007 nước ta chưa có luật nào quy định chính thức vê hoạt
động này , mà chỉ có một số nghị định quy định về việc đưa người lao động ra
nước ngoài làm việc nhưng từ năm 2007 đến nay , với sự ra đời luật đưa người
lao động việt nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày
1/7/2007, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
hoạt động này. cho thấy nhà nước việt nam đã rất quan tâm đến vấn đề đưa
người lao động ra nước ngoài làm việc và đã tạo ra khung pháp lý khá thông
thoáng tương đối đầy đủ và đồng bộ để thúc đẩy hoạt động đưa người lao động
việt nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế trong nước và
quôc tế ,tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vê quyền lợi
hợp pháp cho người lao động Trong thời gian qua công tác QLNN về LĐ VN đi
làm việc ở nước ngoài có nhiều bước phát triển, chính phủ đa có nghị định,
những đề án sau đó có hẳn 1 chương trong bộ luật lao động đến nay có hẳn 1 bộ
luật thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến công tác này. HĐ đưa
người lao dộng đi làm việc ở nước ngoài theo những quy định pháp lý chặt chẽ
theo đó các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm cụ thể về từng lĩnh vực sao

1.5


cho NLĐ có dk sự thuận lợi nhất khi muốn đi làm việc tại nước ngoài.
chính sách cụ thể
Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định mẫu và nội dung của
Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
4

Quản lý nhà nước về lao động


Quyết định 655/QĐ-BLĐTBXH về việc thu hồi giấy phép hoạt độngdịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành
Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng
dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.(2006).
Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.\
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 13/5/2014 của UBND tỉnh về tăng cường công tác
đưa lao động tỉnh Vĩnh Phúc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Kế hoạch số 340/KH-BCĐXKLĐ ngày 19/01/2015 của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao
động tỉnh Vĩnh Phúc về việc đưa lao động tỉnh Vĩnh Phúc đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài theo hợp đồng năm 2015 22/01/2015


2

Thực trạng công tác QLNN về LĐ Vn đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ
tại Vĩnh phúc

2.1 Đặc điểm của lao động của tỉnh VP( tìm thêm)
Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm 90% lao động nông thôn do đó đặc
điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao
5

Quản lý nhà nước về lao động


động trong sản xuất nông nghiệp. Lao động đa dạng nhưng ít chuyên sâu, trình
độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều công việc gồm nhiều khâu với tính
chất khác nhau, hơn nữa mức độ áp dụng máy móc chưa cao nên sản xuất
nông nghiệp chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao
động có thể đảm nhiệm được nhiều công việc khác nhau nên lao động ít
chuyên sâu hơn lao động công nghiệp và các ngành khác. Bên cạnh đó, phần
lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ
yếu bằng kinh nghiệm, tổ chức lao động cũng rất giản
đơn, với công cụ thủ công lạc hậu. Lực lượng lao động lành nghề, lao
động chất xám không đáng kể, phân bố không đều, vì vậy hiệu suất lao
động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh Vĩnh Phúc từ 2011 đến 2014
Đơn vị: nghìn người
Năm
Số lao động

2011

608.3

2012
607.2

2013
613.2

2014
631.2

2.2 Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tỉnh Vĩnh
Phúc.
Xác định công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm việc là một nhiệm
vụ quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần, giảm
tỷ lệ thất nghiệp, dư thừa lao động; xoá đói giảm nghèo.Vì vậy trong những năm
qua tỉnh Vĩnh phúc đã rất nỗ lực trong vấn đề này và đã đạt được các kết quả rất
tích cực quả .Tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh đưa được 2.247 người đi xuất
khẩu lao động, đạt 100,7% so với kế hoạch đề ra. Người lao động đi làm đều được
trang bị kiến thức tốt, chấp hành kỷ luật lao động, tạo uy tín với nước bạn, đặc biệt
với những thị trường khó tính như Nhật, Hàn Quốc.
6

Quản lý nhà nước về lao động


2.3

Những chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài tại tỉnh
VP.


Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh về Ban hành
quy định về quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
a) Đối với người là thân nhân người có công, là người dân tộc thiểu số, là lao động
thuộc hộ nghèo đi làm việc, đi thực tập kỹ thuật có thời hạn ở nước ngoài:
- Hỗ trợ học nghề ngắn hạn: 1.000.000 đồng/người/khóa học.
- Trường hợp đã hưởng hỗ trợ học trung cấp nghề, bổ túc văn hóa+nghề, cao đẳng
nghề, học nghề trình độ sơ cấp, học nghề ngắn hạn, học nghề tại các làng nghề theo
Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND thì không hưởng hỗ trợ học nghề tại nội dung
này.
- Hỗ trợ học ngoại ngữ: 3.000.000 đồng/người/khóa học.
- Hỗ trợ học bồi dưỡng kiến thức cần thiết: 530.000 đồng/người/khóa.
- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học bồi dưỡng kiến thức cần thiết (thời gian ghi
trên chứng chỉ học bồi dưỡng kiến thức cần thiết): 15.000 đồng/người/ngày.
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho người lao động từ nơi cư trú đến nơi học (01 lần cho cả
khóa học): Đối với người lao động thuộc các xã miền núi 400.000 đồng/lao động;
đối với người lao động thuộc các xã còn lại: 300.000 đồng/lao động.
- Hỗ trợ chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp mức: 2.000.000
đồng/người.
b) Đối với các đối tượng còn lại (không thuộc diện nêu ở điểm a Khoản 3 Điều
này) đi làm việc, thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Hỗ trợ học nghề ngắn hạn: 700.000 đồng/người/khóa học.
Trường hợp đã hưởng hỗ trợ học trung cấp nghề, bổ túc văn hóa+nghề, cao đẳng
nghề, học nghề trình độ sơ cấp, học nghề ngắn hạn, học nghề tại các làng nghề theo
7

Quản lý nhà nước về lao động



Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND thì không hưởng hỗ trợ học nghề tại nội dung
này.
- Hỗ trợ học ngoại ngữ: 2.100.000 đồng/người/khóa học.
- Hỗ trợ học bồi dưỡng kiến thức cần thiết: 371.000 đồng/người/khóa.
- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học bồi dưỡng kiến thức cần thiết (thời gian ghi
trên chứng chỉ học bồi dưỡng kiến thức cần thiết): 10.500 đồng/người/ngày.
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho người lao động từ nơi cư trú đến nơi học (01 lần cho cả
khóa học): Đối với người lao động thuộc các xã miền núi 280.000 đồng/lao động;
đối với người lao động thuộc các xã còn lại 210.000 đồng/lao động.
- Hỗ trợ chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp mức: 1.400.000
đồng/người.
Tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ 7 triệu đồng qua hình thức hỗ trợ tiền giáo
dục định hướng, lệ phí visa, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe đối với các đối
tượng chính sách, người bị thu hồi đất, hộ nghèo...; hướng người lao động tìm
những thị trường cao cấp được đào tạo bài bản.
Tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ cho người lao động đi xuất khẩu vay vốn theo hợp
đồng và miễn 1 năm lãi suất
2.4 các công cụ quản lý nhà nước về lao động
Tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu sử dụng công cụ pháp luật và công cụ chính sách đê
thực hiện QLNN về lao động.
2.4.1 Pháp luật
Pháp luật đóng vai trò quan trọng, có tính chất nền tảng thể hiện quyền lực Nhà
nước về lao động bởi chỉ khi ban hành được hệ thống các văn bản phù hợp và khả
thi thì mới đảm bảo việc thực hiện tốt pháp luật lao động trong thực tế.

8

Quản lý nhà nước về lao động



Các văn bản pháp luật, chính sách về lao động được nhà nước bạn hành tỉnh Vĩnh
Phúc đã tổ chức thực hiện các chính sách bằng cách tuyên truyền thông tin pháp
luật để người lao động biết và tuân thủ thực hiện, ngoài ra còn tổ chức hoạt động
thanh tra, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật về lao động nhằm đảm bảo
quyền lực Nhà nước trong việc thực thi pháp luật lao động và tăng cường pháp chế.
2.4.2 Chính sách
Các chính sách sẽ giúp điều khiển các hoạt động đưa NLĐ đi làm việc tại nước
ngoài. Tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng các chính sách làm công cụ tác động đối với
NLĐ, ban hành 1 số chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài như: các
chính sách vay vốn, hỗ trợ học ngoại ngữ.. Nhờ có các chính sách cụ thể đã dẫn dắt
các hoạt động đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài phù hợp với lợi ích chung của
xã hội, lợi ích riêng của NLĐ.
2.5 Các phương pháp quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại
nước ngoài của tỉnh VP.
2.4.1 Phương pháp kinh tế
Để quản lý hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc được tốt hơn
Tỉnh Vĩnh phúc đã áp dụng phương pháp kinh tế theo như Điều 29 đến điều 35
của nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng , vào trong việc quản lý người lao động đi nước ngoài
đối với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người
lao động đang làm việc ở nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động
cũng như giúp cho việc quản lý người lao động đang làm việc ở nước ngoài được
dễ dàng hơn .Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ, đăng ký hợp
đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quy định về
tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng, Vi phạm quy định về tổ chức đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước
2.4.3 Phương pháp giáo dục.


9

Quản lý nhà nước về lao động


Trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong
công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm ra nước ngoài làm với các hoạt
động giáo dục như việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong các lĩnh vực Thông
tin về thị trường lao động, mức lương được hưởng theo hợp đồng, tiền lương làm
thêm giờ … để người lao động nắm rõ các nội dung, lựa chọn thị trường lao động cho
phù hợp.
- Tuyên truyền về điển hình người lao động đi làm việc nước ngoài, vươn lên
thoát nghèo, làm giàu.
- Tuyên truyền cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hiểu
và thực hiện tốt chính sách pháp luật, không bỏ trốn, trộm cắp, vi phạm pháp luật ở
nước ngoài.
vận động và có nhiều giải pháp hỗ trợ đi xuất khẩu lao động (XKLĐTheo báo cáo
của Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã
có trên 6.300 lượt đoàn viên, thanh niên được tư vấn, giới thiệu về chương trình đi
làm việc tại nước ngoài
Ngoài việc xây dựng các phóng sự, tờ rơi tuyên truyền, Tỉnh Đoàn cũng thành lập
9 đoàn công tác về các địa phương tư vấn cho đoàn viên, thanh niên về chương
trình đi XKLĐ, giải đáp các chế độ, chính sách ưu tiên đối với những người tham
gia.
Ngoài các đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi lao động, Tỉnh Đoàn cũng đặc biệt
chú trọng đến việc tư vấn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các thanh niên là bộ
đội xuất ngũ. “Hằng năm, Đoàn thường tổ chức đón bộ đội xuất ngũ về địa
phương, sau đó tổ chức ngày hội việc làm để họ tìm kiếm việc làm sau thời gian ở
trong quân ngũ”,. Trong 3 tháng đầu năm, có 630 đoàn viên, thanh niên là bộ đội
xuất ngũ được tư vấn và trao cơ hội việc làm, đi XKLĐ.

10

Quản lý nhà nước về lao động


Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên đăng ký tham gia XKLĐ, những cá nhân
trúng tuyển sẽ được tỉnh giới thiệu tham gia các lớp học ngoại ngữ và giáo dục
định hướng ở trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên, trung tâm hoạt động thanh
thiếu niên do Tỉnh Đoàn tổ chức.
2.5 Đánh giá
2.5.1 Thuận lơi
Hiện nay lao động sang làm việc ở nước ngoài đã tăng dần về số lượng và
phạm vi rộng ra các nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Thu nhập của NLĐ được
nâng lên góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội, tăng nguồn
vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.
Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư nghiên cứu và phát triển thị trường tiếp
nhận lao động, đổi mới hoàn thiện pháp luật, tổ chức các hoạt động đối ngoại hỗ
trợ các Dn khai thác thị trường, khuyến khích mô hình liên kết giữa các địa phương
và các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nói
chung và ở từng địa phương nói chung
2.5.2 Khó khăn
Vấn dề quản ly hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đang là 1 thách
thức lớn đối với Vĩnh Phúc do số LĐ đưa sang các nước ngày càng lớn đội ngũ
DN đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài nhiều hơn, thị trường LĐ NN
mở rộng và sự phân công LĐ có nhiều thay đổi. Trong khi chất lượng nguồn LĐ
còn yếu kém, đội ngũ DN đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài hoạt động chưa
chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, do đó khả năng cạnh tranh của ta trên thị
trường LĐ thế giới bị hạn chế, kế hoạch đẩymạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc
ở NN khó có thể đạt được mục tiêu đề ra.
11


Quản lý nhà nước về lao động


Nhiều vụ việc lừa đảo, tranh chấp, vi phạm về hoạt động ày đã diễn ra nhiều
nơi, nhiều cấp độ. Thời gian gần đây đã phát hiện và xử lý nhiều cá nhân, tổ chức
có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, như hiện
tượng “cò mồi”, tổ chức tuyển chọn thu tiền bất hợp pháp, bỏ dơi NLĐ ở NN gây
hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan thuộc Bộ, Ngành và địa phương đã có
nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tiêu cực nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ
đi làm việc ở NN hiệu quả hơn, năng động và minh bạch hơn. Nhưng tình trạng
này không những giảm mà còn có nguy cơ xảy ra nhiều, tinh vi và phức tạp hơn.

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về lao động
3.2.1 Nâng cao nhận thức hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
UBND tỉnh cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các DN, nhà
đầu tư, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động. Hoàn thiện quy
trình tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Đổi mới
công tác tuyển chọn lao động bằng phương thức gắn kết trách nhiệm của chính
quyền địa phương cấp xã phường và các cơ sở sản xuất, đào tạo. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương các cấp, nhân dân và người
lao động trực tiếp được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách của
Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm

12

Quản lý nhà nước về lao động



việc tại nước ngoài; về thị trường, nhà máy, công xưởng nơi người lao động sẽ đến
làm việc.
Các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo giáo dục định
hướng cho người lao động, bổ sung thêm các nội dung giáo dục định hướng thiết
thực, bằng các dẫn chứng thực tế giáo dục làm cho người lao động hiểu rõ tác hại
của việc bỏ trốn, kiên quyết dừng và không tuyển chọn lao động ở những địa
phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Cần ưu tiên tuyển nguồn nhân lực có trình độ
tay nghề cao tham gia lao động tại nước ngoài, trước hết từ các trường đào tạo
nghề có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại
nước ngoài.
3.2.2 cần có các biện pháp tích cực để gia tăng số lượng và nâng cao chất
lượng lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước
ngoài.
Trước mắt, cần phải tập trung vào việc đưa lao động phổ thông cho các thị
trường lân cận như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc... nhằm giải quyết vấn đề việc
làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Mặt khác,
phải tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phù hợp với nhu
cầu của thị trường, tiến tới phấn đấu để có đủ khả năng và điều kiện xuất khẩu lao
động có kỹ thuật.
Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước
ngoài: Đổi mới công tác tuyển chọn lao động bằng phương thức gắn kết trách
nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã phường và các cơ sở sản xuất, đào tạo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương các cấp,
nhân dân và người lao động trực tiếp được cung cấp các thông tin về chủ trương,
chính sách của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về công tác đưa lao
động đi làm việc tại nước ngoài, về thị trường, nhà máy, công xưởng nơi người lao
13

Quản lý nhà nước về lao động



động sẽ đến làm việc. Chính quyền địa phương giám sát việc tuyển lao động, giới
thiệu cho các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, những người
lao động có nhân thân rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, xuất thân từ những gia đình
chấp hành tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chính quyền địa
phương cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ người lao động trong vay vốn và tạo điều
kiện thuận lợi trong việc làm các thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài
Hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
cần được hoàn thiên, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc
không phù hợp, như Chính sách đầu tư mở thị trường; Chính sách hỗ trợ đào tạo và
tín dụng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Chính sách tín dụng cho
người đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách khuyến
khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau khi hoàn
thành nhiệm vụ.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động trong thời gian lao
động làm việc ở nước ngoài. Với mỗi thị trường, cần có các giải pháp thích hợp
nhằm giảm thiểu các rủi ro có xảy ra do việc quản lý lao động gây nên. Cần xử lý
kiên quyết những trường hợp lao động vi phạm hợp đồng, yêu cầu phải bồi thường
thiệt hại cho doanh nghiệp theo các điều khoản của hợp đồng đã ký. Đồng thời,
Nhà nước phải mạnh tay xử lý nghiêm những doanh nghiệp để xảy ra những tiêu
cực trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

14

Quản lý nhà nước về lao động



3.2.4 Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong
quản lý hoạt động của các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại
nước ngoài và chuyên gia.
Trong trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất cho các doanh
nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài; Tăng cường công tác thông
tin, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc tại nước ngoài và chuyên gia; Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu
cực nảy sinh trong việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài lao; Xử lý
nghiêm khắc những người đi lao động ở nước ngoài tùy tiện phá bỏ hợp đồng, làm
ăn phi pháp.
3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra.
Công tác kiểm tra, thanh tra cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, ngành
chức năng có liên quan tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động
đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Cùng với công tác kiểm tra, thanh
tra tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách pháp luật, hoàn thiện các thủ tục
theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chính sách về lao động.
Thông qua kiểm tra, thanh tra tổng hợp đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về lao động; cá nhân điển hình tiên tiến qua khen
thưởng, có xử phạt làm biện pháp răn đe.
3.2.6 Tập trung công tác đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng lao động
Nhà nước cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, hỗ
trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách thuế, điều kiện cấp giấp
phép và khuyến khích NLĐ chuyển thu nhập về nước.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh ban hành kế
hoạch dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động tới các DN sau quá trình đào tạo,
15

Quản lý nhà nước về lao động



mở sàn giao dịch việc làm… để đáp ứng cung – cầu lao động. Phối hợp với các
Trung tâm dịch vụ việc làm mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào
tạo kỹ năng mềm cho lao động có nhu cầu làm việc tại nước ngoài, đảm bảo nguồn
nhân lực đủ về số lượng và chất lượng.
Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn cả nước nói
chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thành
lập và xây dựng các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc nhằm đào tạo nghề có trình độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động
quốc tế.
Kết luận

Đẩy mạnh đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là 1 chủ trương của Đảng và Nhà
nước, là 1 chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện cuộc sống cho 1 bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước. Đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn là biện pháp để tiếp thu,
chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động
có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều
kiện cho Việt nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế. Đảng và nhà nước
cần có những chiến lược, chính sách và giải pháp để tăng cường công tác quản
lý và hiệu quả của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đào tạo để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao
động thế giới.

16

Quản lý nhà nước về lao động




×