Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo trình trộn đổ dầm bê tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.43 KB, 15 trang )

Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông
GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN TRỘN, ĐỔ, ĐẦM BÊ TÔNG
BÀI 1: THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CỦA BÊ TÔNG
1. Định nghĩa:
– Bê tông là vật liệu đá nhân tạo do hỗn hợp các chất kết dính vô cơ (xi măng, vôi,

silic, thạch cao,…) nước và các hạt rời rạc của cát, sỏi, đá dăm (được gọi là cốt
liệu) nhào trộn theo một tỷ lệ thích hợp rắc chắc lại mà thành. Cũng có thể dùng
chất kết dính hữu cơ như bi tum, gudrong chế tạo lên bê tông atphan, hoặc chất
dẻo chế tạo thành bê tông polime.
– Trong bê tông ngoài những thành phần cơ bản trên có thể thêm vào những chất
phụ gia nhằm cải thiện tính chất của bê tông như tính lưu động, giảm lượng nước
và xi măng, điều chỉnh thời gian linh kết và rắn chắc, nâng cao tính chống thấm
của bê tông.
– Cường độ nén của bê tông biến đổi trong phạm vi rộng và có thể đạt giá trị từ
100; 200 đến 900; 1000 da/m2
2. Phân loại theo khối lượng thể tích:
– Bê tông đặc biệt nặng: m >2500kg/m3 có thể ngăn được ti X và tia γ
– Bê tông nặng (còn gọi là bê tông thường): m = 1800 – 2500 kg/m3 sử dụng phổ
biến trong các kết cấu chịu lực
– Bê tông nhẹ: m = 500 – 1800 kg/m3
– Bê tông đặc biệt nhẹ: m < 500kg/m3
3. Phân loại theo phạm vi sử dụng:
– Bê tông công trình: Sử dụng trong các kết cấu công trình chịu lực, yêu cầu có
cường độ thích hợp và tính chống biến dạng.
– Bê tông công trình cách nhiệt: Vừa chịu lực vừa yêu cầu cách nhiệt, dùng ở các
kết cấu bao che như tường ngoài, mái.
– Bê tông cách nhiệt: Đảm bảo yêu cầu cách nhiệt của các kết cấu bao che có độ
dày không lớn.
– Bê tông thủy công: Yêu cầu chịu lực, chống biến dạng, độ đặc chắc cao, chống
thấm, ổn định dưới tác dụng xâm thực của môi trường nước.


– Bê tông làm đường: Có cường độ cao, tính chống cọ mòn lớn, chịu được sự biến
đổi lớn viề nhiệt độ và độ ẩm.
– Bê tông ổn định hóa học: Chịu tác dụng xâm thực của dung dịch muối, axit, kiềm
mà không bị phá hoại hay giảm chất lượng.
– Bê tông chịu lửa: Chịu được tác dụng lâu dài của nhiệt độ cao trong quá trình sử
dụng.
– Bê tông trang trí: Dùng để trang trí bề mặt công trình, có màu sắc yêu cầu và chịu
được tác động thường xuyên của thời tiết.
– Bê tông nặng chịu bức xạ: Dùng ở các công trình đặc biệt, hút được bức xạ của tia
γ hay bức xạ notron
4. Thành phần vật liệu:
– Cốt liệu lớn: Đá, sỏi, đá dăm
1


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông





Cốt liệu nhỏ: Cát, đá nghiền
Chất kết dính: Xin măng pooclang, xi măng rắn nhanh, xi măng bền sunfat, xi
măng trắng, xi măng màu, xi măng xỉ quặng, xi măng pooclang pudolan, xi măng
chịu lửa, xi măng chịu axit
Phụ gia
BÀI 2: TÍNH CHẤT KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA BÊ TÔNG

1. Những tính chất của bê tông dưới tác dụng vật lý của nước:
– Tính hút nước và bão hòa nước: Do bê tông có kết cấu mao quản và rỗng nên có


thể bị hóa ẩm do hút một lượng hơi nước nhất định từ môi trường không khí
chung quanh hoặc có thể hút đến bão hòa nước khi tiếp xúc trực tiếp với nước.
Khi bão hòa nước, cường độ bê tông sẽ giảm. Sự hút nước và bão hòa nước liên
tiếp sẽ dẫn đến dự biến đổi thể tích của bê tông và biến dạng dài của sản
phẩm.Nếu hiện tượng bão hòa nước rùi sấy khô liên tiếp nhiều lần, sự biến dạng
lặp đi lặp lại liên tục dẫn đến phá hoại mối liên kết và làm lay chuyển kết cấu bê
tông.
– Tính thấm nước: Bê tông có kết cấu rỗng mao quản (kể cả bê tông đặc chắc) nên
có tính thấm nước và chất lỏng khác dưới tác dụng của áp lực thủy tĩnh. Để đảm
bảo tính chống thấm cho kết cấu hay công trình bê tông, có thể dùng các biện
pháp sau:
+ Nâng cao độ đặc chắ của bê tông: Giảm nhỏ tỷ lệ N/X, đầm chặt khi thi
công, bảo dưỡng theo phương pháp chưng hơi
+ Tăng chiều dày cấu kiện bê tông
+ Sử dụng phụ gia hoạt tính bề nặt trong hỗn hợp bê tông
2. Tính chất nhiệt lý của bê tông:
– Tính dẫn nhiệt: Là tính chất vật lý kiến trúc quan trọng của bê tông sử dụng ở các
công trình dân dụng. Nó liên quan mật thiết đến cấu tạo bê tông và cấu trúc các
vật liệu thành phần. Tính dẫn nhiệt phụ thuộc vào trạng thái ẩm và nhiệt độ của
bê tông, độ ẩm và nhiệ độ tăng thì tính dẫn nhiệt tăng. Bê tông có độ đặc chắc
càng cao thì dẫn nhiệt càng tốt.
– Tính dãn nở vì nhiệt: Đối với phần lớn các loại bê tông khi đố nóng đến 100oC
hệ số dãn dài chung bình là 10.10-6 gần với hệ số dãn dài của thép 12.10-6 nên khi
bê tông và cốt thép bị đốt nóng do có hệ số dãn dài tương đối đồng đều nên liên
kết giữa cốt thép và bê tông ko bị phá hoại.
3. Tính chất cơ học của bê tông:
– Sức chịu nén: Là tiêu chuận quan trong nhất trong tính chất cơ học của bê tôn.
Cường độ chịu nén của bê tông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trước hết là
tính chất của các vật liệu thành phần tạo lên bê tông, và cuối cùng là điều kiện

rắn chắc và sự phát triển cường độ của bê tông.
– Sức chịu kéo: Cường độ chịu kéo của bê tông bé hơn rất nhiều so với cường độ
chịu nén của bê tông.
2


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông
Sự kết dính giữa bê tông và thép: Một đặc tính quan trọng của bê tông cốt thép là
sự dính kết giữa bê tông và cốt thép. Nó đảm bảo cho hai loại vật liệu này cùng
làm việc đồng thời với nhau, cường độ kết dính này phụ thuộc vào nhiều nhân tố
có liên quan đến tính chất của bê tông, hình dáng của cốt thép và điều kiện tiếp
xúc giữa bê tông và cốt thép.
4. Tính đàn hồi, tính dẻo của bê tông:
– Bê tông là vật thể đàn hồi – dẻo, nó mang đặc tính của vật thể đàn hồi và có biến
dạng dẻo ở mức độ lớn đáng kể dưới tác dụng của ngoại lực và tải trọng.
5. Tính bền vững của bê tông:
– Tính bền vững trong môi trường xâm thực: Xâm thực cơ lý, xâm thực sinh vật,
xâm thực hóa học. Để nâng cao tính bền vững của bê tông trong môi trường công
tác, kéo dài tuổi thọ công trình có thể dùng các biện pháp sau
+ Nâng cao độ chắc và tính đồng nhất của bê tông, dùng các loại cốt liệu đặc
chắc có tính ổn định lớn
+ Chọn dùng các loại xi măng thích hợp với môi trường sử dụng, hoặc dùng
các chất phụ gia hóa học trống xâm thực
+ Bảo vệ bề mặt công trình thường xuyên làm việc trong môi trường xâm
thực bằng các lớp vật liệu chống xâm thực để găn cách tác dụng trực tiếp
của môi trường đến công trình
– Tính chịu lửa và chịu nhiệt của bê tông: Tính chịu lửa của bê tông là khả năng
chịu tác dụng của lửa trong thời gian ngắn, còn tính chịu nhiệt của bê tông là khả
năng không bị phá hoại của bê tông dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong điều
kiện sử dụng



BÀI 3: LIỀU LƯỢNG VẬT LIỆU PHA TRỘN BÊ TÔNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Ý nghĩa của việc xác định cấp phối bê tông:
– Xác định cấp phối bê tông là tìm ra tỷ lệ hợp lý các loại nguyên vật liệu nước, xi

măng, cát, đá hoặc sỏi cho 1m3 bê tông để đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế
phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường.
2. Các cách biểu thị cấp phối bê tông:
– Thành phần của bêtông thường được biểu thị khối lượng xi măng (kg) và thể tích
cốt liệu(m3) nước(l). Cũng có thể biểu thị bằng tỷ lệ về khối lượng (hoặc thể
tích) trên một đơn vị khối lượng (hoặc thể tích) xi măng. Nếu trộn bê tông trong
phòng thí nghiệm, hoặc tại trạm trộn có hệ thống định lượng tự động thì cấp phối
bê tông được biểu thị bằng khối lượng các loại vật liệu dùng trong 1m3 bê tông
(kg)
3. Các cách xác định cấp phối bê tông:
Để xác định cấp phối bê tông có thể thực hiện bằng 2 phương pháp
– Xác định cấp phối bê tông bằng phương pháp tính toán kết hợp với thực nghiệm
– Xác định cấp phối bê tông bằng phương pháp tra bảng kết hợp với thực nghiệm

3


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông

II.


Trong nội dung giáo trình lý thuyết đã trình bày cách xác định cấp phối bêtông
bằng phương pháp tính toán kết hợp với thực nghiệm. Nội dung phần hướng dẫn
thí nghiệm sẽ giới thiệu cách xác định cấp phối bê tông bằng phương pháp tra
bảng kết hợp với thực nghiệm.
XÁC ĐỊNH CẤP PHỐI BÊ TÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA BẢNG KẾT HỢP
VỚI THỰC NGHIỆM:
1. Nguyên tắc của phương pháp:
– Căn cứ vào điều kiện cơ bản về nguyên vật liệu, độ sụt và mác bê tông yêu cầu ta
sử dụng bảng tra để xác định sơ bộ thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông x sau đó
tiến hành kiểm tra bằng thực nghiệm theo vật liệu thực tế sẽ thi công trên công
trường và điều chỉnh để có cấp phối bê tông phù hợp nhất.
2. Các bước thực hiện:
Bước 1: Tra bảng để xác định sơ bộ thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông.
Căn cứ vào:
– Loại mác xi măng
– Độ sụt
– Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu (Dmax)
– Mác bê tông
Để tra bảng xác định sơ bộ thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông (các bảng từ 4-2 đến
4-13)
Sau khi tra bảng tìm được thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông cần lập 3 thành phần
định hướng.
– Thành phần 1 (thành phần cơ bản) như đã tra bảng.
– Thành phần 2 là thành phần tăng 10% xi măng so với lượng xi măng ở thành
phần 1. Lượng nước như thành phần 1. Thành phần cốt liệu lớn và nhỏ cũng tính
lại theo lương xi măng và lượng nước đã hiệu chỉnh.
– Thành phần 3 là thành phần giảm 10% xi măng so với lượng xi măng ở thành
phần 1. Lượng nước như thành phần 1. Thành phần cốt liệu lớn và nhỏ cũng tính
lại theo lượng xi măng.
Chú ý: Khi tra bảng, cốt liệu biểu thị bằng m3 nhưng để bước kiểm tra thực nghiệm

được chính xác ta cần chuyển cách biểu thị từ thể tích sang khối lượng (kg).
Để chuyển cách biểu thị từ thể tích sang khối lượng (kg) cần sử dụng số liệu về khối
lượng thể tích xốp của cát và đá dăm (kg/m3) thực tế xác định được ở bài thí nghiệm số 3.
Cách tra bảng, chuyển cách biểu thị từ thể tích sang khối lượng (kg) và lập 3 thành
phần định hướng thể hiện ở ví dụ sau:
Ví dụ:
– Sử dụng bảng tra để xác định sơ bộ và lập 3 thành phần định hướng liều lượng
vật liệu cho 1m3 bê tông M250, dùng xi măng PCB30, đá dăm Dmax=40mm, độ
sụt 6-8cm. Thực tế xác định được ρvcht=1350kg/m3; ρvdht=1400kg/m3, khối
lượng riêng của xi măng là: 3,0 kg/l; của cát và đá là 2,6kg/l.
Ta thực hiện như sau:
Từ điều kiện về nguyên vật liệu và mác bê tông yêu cầu tra bảng 4-5 có:
Thành phần I:
XI=405 kg
CI=0,427m3
ĐI=0,858m3
4


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông
NI=185 lít
Với ρvcht=1350kg/m3 ; ρvdht=1400kg/m3 ta có:
XI=405 kg
CI=0,427m3 x 1350kg/m3 = 576,45kg
ĐI=0,858m3 x 1400kg/m3 =1201,2 kg
NI=185 lít

Để thể tích bê tông không thay đổi thì thể tích hoàn toàn đặc của cát và đá phải
giảm đúng bằng thể tích hoàn toàn đặc của xi măng tăng (hay thể tích bê tông
tăng)

Tức là: Vc giảm+ Vđ giảm=13,5 lít


Ta tính được:
Cgiảm=11,4 kg
Đgiảm=23,7 kg
Vậy ta có liều lượng vật liệu thành phần II là:
XII= 405 + 40,5 kg
CII= 576,45 - 11,4=565 kg
ĐII=1201,2 - 23,7=1177,5 kg
NII=185 lít
Thành phần III là:
Giảm 10% xi măng: x= 405.0,1=40,5 kg Δ
– Tương tự như tính thành phần II, khi lượng xi măng giảm thì lượng cát đá sẽ tăng
lên, ta có liều lượng vật liệu thành phần III là:
XIII = 405 - 40,5kg = 364,5kg
CIII = 576,45 + 11,4 = 588kg
ĐIII = 1201,2 + 23,7 = 1225kg
NIII=185 lít
Bước 2: Kiểm tra bằng thực nghiệm:
– Sau khi lập 3 thành phần định hướng ta tiến hành kiểm tra bằng thực nghiệm với
nguyên vật liệu thực tế sẽ thi công. Khi thí nghiệm phải đồng thời tiến hành kiểm
tra 3 thành phần đã xác định ở bước sơ bộ, thông qua đó chọn thành phần đáp
ứng yêu cầu về chất lượng bê tông, điều kiện thi công và đủ sản lượng 1m3
Trình tự thực hiện như sau:
– Dự kiến thể tích của các mẻ trộn thí nghiệm
Tùy thuộc vào số lượng mẫu, kích thước mẫu bê tông cần đúc để kiểm tra
cường độ mà trộn mẻ hỗn hợp bê tông với thể tích chọn theo bảng 4-1.
5



Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông

– Tính liều lượng vật liệu cho các mẻ trộn thí nghiệm:
Từ liều lượng vật liệu của 1m3 bê tông đã xác định được ở bước sơ bộ cho 3 thành
phần sẽ xác định được khối lượng vật liệu cho mỗi mẻ trộn theo thể tích đã dự kiến.
– Kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông và điều chỉnh thành phần vật liệu để hỗn
hợp bê tông đạt độ sụt
Phần này thực hiện như bài 3 phần II mục 1
Trong quá trình kiểm tra bằng thực nghiệm cần ghi lại lượng vật liệu đã thêm vào các
mẻ trộn để sau này điều chỉnh lại ở bước 3.
– Đúc mẫu bê tông (TCVN 3105:1993):
Phần này thực hiện như bài 3 phần II mục 2
– Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông nặng (TCVN 3108:1993)
Phần này thực hiện như bài 3 phần II mục 3
– Xác định thể tích thực tế của các mẻ trộn hỗn hợp bê tông đã thí nghiệm (TCVN
3108:1993)
Phần này thực hiện như bài 3 phần II mục 4
– Bảo dưỡng các mẫu bê tông (TCVN 3105:1993)
Phần này thực hiện như bài 3 phần III mục 1
– Xác định cường độ nén của bê tông nặng theo phương pháp phá hủy mẫu (TCVN
3118:1993)
Phần này thực hiện như bài 3 phần III mục 2
– Trên cơ sở 3 thành phần đã thí nghiệm, chọn một thành phần có cường độ nén
thực tế (Rtt) vượt mác bê tông yêu cầu thiết kế theo cường độ nén. Nếu trộn bê
tông bằng các trạm trộn tự động thì lấy độ vượt mác khoảng 10%. Nếu trộn bê
tông bằng các trạm trộn cân đong thủ công thì lấy độ vượt mác khoảng 15%.
Bước 3: Xác định lại khối lượng vật liệu thực tế cho 1m3 bê tông:
– Căn cứ vào liều lượng vật liệu thực tế đã sử dụng trong quá trình thí nghiệm cho
mẻ trộn đạt độ sụt và đồng thời đạt mác yêu cầu đã được chọn ta tiến hành tính

lại liều lượng vật liệu cho 1m3 bê tông theo các công thức sau:

Trong đó
– X1, N1,C1,Đ1 Lượng xi măng, nước, cát, đá (sỏi) đã dùng cho mẻ trộn thí
nghiệm sau khi đã kiểm tra đạt độ sụt và cường độ chịu lực(mẻ trộn đã được
chọn) có thể tích Vm lít, kg.
– Xht; Nht; Cht; Đht: - Lượng xi măng, nước, cát, đá (sỏi) dùng cho 1m3 bê tông
sau khi đã kiểm tra đạt độ sụt và cường độ chịu lực(mẻ trộn đã được chọn), kg.

6


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông


Từ thành phần của bêtông trên ta biểu thị khối lượng xi măng (kg) và thể tích cốt
liệu (m3) nước (l). Cách tính như sau: C D

Trong đó: ρvcht, ρvdht ( kg/m3) là khối lượng thể tích xốp của cát và đá dăm
(kg/m3) thực tế xác định tại hiện trường (bài thí nghiệm số 3).
– Như vậy qua các bước tra bảng xác định sơ bộ, kiểm tra bằng thực nghiệm và
điều chỉnh lại ta đã xác định được thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông.
BẢNG TRA THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHO 1M3 BÊ TÔNG THÔNG THƯỜNG:
1. Khi dùng xi măng PC30 (hoặc PCB 30):
a.
Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 2 - 4 cm
– Đá dmax = 20 mm. (40- 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm


III.




b.

Đá dmax = 40 mm (40 - 70)% cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm.

Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông : 6 - 8 cm
– Đá dmax = 20 mm (40 - 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm.



Đá dmax = 40 mm (40 - 70)% cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm

7


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông

c.

Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông : 14 - 17cm
– Đá dmax = 20 mm (40- 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm.



Đá dmax = 40 mm (40- 70)% cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm

2. Khi dùng xi măng PC40 (hoặc PCB40):
a. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông : 2 - 4 cm

– Đá dmax = 20 mm (40- 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm.



Đá dmax = 40 mm (40- 70)% cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm.

8


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông

b. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông : 6 - 8 cm
– Đá dmax = 20 mm (40- 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm.



+ Đá dmax = 40 mm ( 40- 70)% cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm

c. Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông : 14 - 17 cm
– Đá dmax = 20 mm (40- 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm



Đá dmax = 40 mm (40- 70)% cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm

9


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông
BÀI 4: TRỘN BÊ TÔNG BẰNG THỦ CÔNG

Mục tiêu của bài:
– Kiến thức:
– Mô tả được cấu tạo, tác dụng của từng loại dụng cụ.
– Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật trộn bê tông bằng thủ công.
– Trình bày được trình tự, kỹ thuật trộn.
– Kỹ năng:
– Sử dụng thành thạo dụng cụ trộn.
– Trộn được vữa bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Thái độ:
– Nghiêm túc trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật.
– Có tác phong công nghiệp, có tính cẩn thận, chịu khó.
– Hợp tác tốt với nhóm, tổ để thực hiện công việc.
– Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1. Dụng cụ:
– Xẻng
– Dụng cụ đong vật liệu
– Cân lớn
2. Yêu cầu kỹ thuật.
– Vật liệu dùng để trộn bê tông phải là vật liệu sạch
– Xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân theo khối
lượng.
– Nước và chất phụ gia cân đong theo thể tích.
– Chỉ trộn tay đối với lượng bê tông không lớn.
– Sàn trộn phải đủ cứng, sạch và không hút nước
– Hỗn hơp bê tông sau khi trộn phải đều và đạt được độ sụt theo thiết kế
– Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và an toàn lao động
3. Kỹ thuật trộn.
– Trước khi trộn cần tưới ẩm sàn trộn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông.
– Trộn đều cát và xi măng.
– Sau đó cho đá vào trộn đều thành hỗn hợp khô.

– Cuối cùng cho nước và trộn đều cho đến khi được hỗn hợp đồng màu và có độ
sụt như quy định.
BÀI 5: TRỘN BÊ TÔNG BẰNG MÁY
Mục tiêu của bài:
– Kiến thức:
• Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng của máy trộn.
• Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật trộn bê tông bằng máy.
• Trình bày được trình tự, kỹ thuật trộn.
– Kỹ năng:
• Sử dụng được máy trộn, đảm bảo an toàn
• Trộn được vữa bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Thái độ:
• Nghiêm túc trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật.
• Có tác phong công nghiệp, có tính cẩn thận, chịu khó.
• Tuân thủ liều lượng pha trộn đã tính toán cho cối trộn bằng máy.
10


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông
1. Cấu tạo, tính năng tác dụng một số loại máy, trạm trộn bê tông.

Cấu tạo gồm các bộ phận chính: thùng chứa, động cơ vận hành, bộ phận điều
khiển, giá đỡ
3. Trình tự vận hành, kỹ thuật trộn.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy
– Di chuyển máy đến vị trí thích hợp
– Kiểm tra nguồn điên, nhiên liệu cung cấp cho máy trộn
– Khởi động máy
– Trước hết đổ 15% - 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc
đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại

– Trộn đều hỗn hợp theo thời gian qui định
4. Bảo quản máy và an toàn lao động.
– Trong quá trình trộn không được cho tay vào thùng chứa
– Tắt máy khi muốn di chuyển máy
– Máy phải được đặt thăng bằng và ổn định
– Chú ý an toàn điện
– Sau khi dùng xong phải vệ sinh máy sạch sẽ
– Che phủ máy hoặc đưa vào nơi có mái che


11


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông
BÀI 5: ĐỔ, ĐẨM BÊ TÔNG
1. Công tác chuẩn bị
– Chuẩn bị phương tiện vận chuyển và phương pháp đổ bê tông
– Kiểm tra ván khuôn, cốt thép
– Bố trí sàn công tác
2. Vận chuyển bê tông

Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:
– Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý,
– Sử dụng thiết bị, nhân lực hỗn hợp và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp
với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông;
– Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông

Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá
200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ vào cốp pha.
– Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào

thùng treo không vượt quá 90 – 95% dung tích của thùng.
3. Yêu cầu kỹ thuật
– Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ
cốt thép.
– Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha
– Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo
quy định của thiết kế.
– Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không
vượt quá 1,5m.
– Dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi đối với cấu kiện có chiều cao tự do > 1,5m
– Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công
để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra
– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường
hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định (bảng 18) phải đợi đến khi bê tông
đạt 25 daN/cm2 mới được đổ bê tông, trước khi đổ lại bê tông phải xả lý làm
nhám mặt.
– Đổ bê tông vào ban đêm và khi có sương mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi
trộn và đổ bê tông.
4. Đổ bê tông
– Chiều dày lớp đổ bê tông không vượ quá bảng sau


12


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông

a. Bê tông móng:
– Bê tông móng chỉ đuợc đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
b. Bê tông cột, tường

– Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao hơn 3m thì nên đổ liên tục.
– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các

cột có tiết diện bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bê tông liên
tục trong từng giai đoạn có chiều cào 1,5m.
– Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt đổ bê tông
c. Bê tông dầm, sàn:
– Đổ be tông dầm (xà) và bản sàn phải được tiến hành đồng thời. Khi dầm, sàn và
các kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80cm) có thể đổ riêng
từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp theo quy định
5. Mạch ngừng bê tông

Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mômen uốn tương đối nhỏ,
đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.
– Mạch ngừng thi công nằm ngang:
o Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao cốp pha.
o Trước khi đổ bê tông mới, bề mặt bê tông cũ cần được xử lý, làm nhám, làm
ẩm và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào lớp bê
tông cũ, đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
– Mạch ngừng thẳng đứng.
o Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng nên cấu
tạo bằng lưới thép với mắt lưới 5mm – 10mm và có khuôn chắn.
o Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tưới nước làm ẩm bề mặt bê tông cũ, làm
nhám bề mặt, rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kỹ để đảm bảo tính liền
khối của kết cấu
– Mạch ngừng thi công ở cột nên đặt ở các vị trí sau:
o Ở mặt trên của móng
o Ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cần trục.
o Ở mặt trên của dầm cần trục.



13


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông



Dầm có kích thước lớn và liên khối với bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách
mặt dưới của bản từ 2cm – 3cm
Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào
nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.

6. Đầm bê tông.






Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm
bê tông được đầm chặt và không bị rỗ.
Thời gian đàm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiện để
nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bê mặt và bộ khí không
còn nữa;
Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác
dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm;
Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 giờ - 2 giờ sau khi
đầm lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề
mặt lớn như sàn mái, sân bãi, mặt đường ôtô …. không đầm lại cho bê tông

khối lớn.

7. Bảo dưỡng bê tông




Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ
cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng
rắn của bê tông.
Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại
khác.

14


Giáo trình giảng dạy môn trộn, đổ đầm bê tông

 Tài liệu tham khảo
o Giáo trình công nghệ bê tông xi măng (tập một) – Nguyễn Tấn Quý – NXB Giáo

Dục – Tái bản lần hai
o Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCVN 4453 -1995 Kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu

15




×