Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận môn chính sách thương mại quốc tế chính sách thương mại quốc tế của israel và quan hệ thương mại đặc biệt giữa mỹ và israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.78 KB, 38 trang )

Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

THUYẾT TRÌNH
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: Chính sách thương mại quốc tế của Israel và quan hệ thương mại
đặc biệt giữa Mỹ và Israel.
Danh sách thành viên nhóm 9:
Họ tên
Bùi Thị Linh Thơ
Trần Hoài Thương
Đoàn Mạnh Toàn
Nguyễn Quỳnh Trang
Đào Thu Trang
Lê Thùy Trang
Vũ Thị Thanh Trúc

Mã số sinh viên
1411110589
1411110600
1411110616
1411110639
1411110630
1411110632
1411110658

Phân công công việc:
Phần việc
Tìm hiểu về thể chế thương mại
Tìm hiểu về chính sách xuất khẩu


Tổng hợp tài liệu, làm slide
Tìm hiểu về cơ chế quản lý xuất nhập
khẩu
Tìm hiểu về chính sách nhập khẩu

Người phụ trách
Bùi Thị Linh Thơ
Trần Hoài Thương
Đoàn Mạnh Toàn
Đào Thu Trang
Lê Thùy Trang
Nguyễn Quỳnh Trang và Vũ Thị Thanh
Trúc

Tìm hiểu về quan hệ Israel – Mỹ

1


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

MỤC LỤC

2


Thuyết trình CSTMQT


Nhóm 9

I. Tổng quan tình hình thương mại quốc tế của Israel
1. Tình hình xuất khẩu
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Israel: đạt 68.995 triệu USD năm 2014
Vùng
Bắc Mỹ
Mỹ Latin
Liên minh Châu Âu EU
Hiệp hội Mậu dịch
Thương mại Châu Âu
EFTA
Trung Âu và Đông Âu
Châu Á
Châu Phi
Châu Đại Dương

Giá trị (triệu USD)
19.663
2.076
18.876

Tỉ trọng (%)
28.5
3.0
27.4

1.506

2.1


4.163
17.470
1.364
656

6.0
25.3
1.9
1.0

Tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa của Israel sang các vùng trên thế giới
Nguồn: Tổng cục thống kê Israel
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Israel

3


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

2. Tình hình nhập khẩu
- Tổng kim ngạch nhập khẩu của Israel: đạt 72.310 triệu USD năm 2014
Vùng
Bắc Mỹ
Mỹ Latin
Liên minh Châu Âu EU
Hiệp hội Mậu dịch
Thương mại Châu Âu


Giá trị (triệu USD)
9.085
773
24.132
5.366

4

Tỉ trọng (%)
12.5
1.0
33.3
7.4


Thuyết trình CSTMQT

EFTA
Trung Âu và Đông Âu
Châu Á
Châu Phi
Châu Đại Dương

Nhóm 9

3.811
16.440
329
136


5.2
22.7
0.4
0.1

Tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa của Israel sang các vùng trên thế giới
Nguồn: Tổng cục thống kê Israel
- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Israel


Xét về cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng nguyên vật liệu thô
chiếm tỉ trọng cao nhất, khoảng 40% tổng kim ngạch nhập khẩu với trị giá là
27,8 tỷ USD, trong đó giá trị các mặt hàng có kim ngạch từ cao đến thấp lần
lượt là: nguyên liệu dùng cho mặt ngành điện tử và máy móc, hóa chất, cao
su và nhựa, mặt hàng thực phẩm chưa chế biến, sắt thép và các mặt hàng




khác.
Nhóm thứ hai là hàng nhiên liệu, chiếm khoảng 20%.
Nhóm thứ ba là các nhóm hàng đầu tư chiếm 15% với trị giá là 10 tỷ USD,



trong đó chủ yếu gồm máy móc và thiết bị với kim ngạch đạt 6,9 tỷ USD.
Nhóm thứ tư là hàng tiêu dùng chiếm 13% với giá trị đạt 10,5 tỷ USD, trong
đó mặt hàng nội thất và thiết bị điện đạt kim ngạch cao nhất khoảng 3 tỷ
USD, tiếp theo là mặt hàng thực phẩm và đồ uống, mặt hàng quần áo và giày




dép, thiết bị vận tải, dược phẩm, thiết bị gia dụng và các mặt hàng khác.
Nhóm thứ năm là kim cương chiếm 11%.

II. Tổng quan chính sách thương mại quốc tế của Israel
NHẬN XÉT CHUNG:
1) Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Israel là hàng nông nghiệp và hàng điện tử công
nghệ cao
2) Israel đánh mạnh thuế nhập khẩu vào mặt hàng nông nghiệp đối với các nước
chưa kí kết FTA
3) Israel chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu với các chính sách hỗ trợ xuất khẩu rất tốt
5


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

1. Thể chế thương mại
Thể chế thương mại của một quốc gia được thể hiện thông qua nội dung cam
kết mà nước đó đã chấp thuận trong các bản hiệp định thương mại đã kí kết hoặc
đang trong quá trình đàm phán. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu về thể
chế thương mại của quốc gia Israel.
1.1. Khu vực Bắc Mỹ
a) Hiệp định Thương Mại Tự Do Canada – Israel (CIFTA)
-

Ký ngày 31/07/1996


-

Có hiệu lực ngày 01/01/1997

-

Nội dung cam kết 1:


Loại bỏ thuế quan trên một số lượng nhất định sản phẩm nông nghiệp (lúa
mì, yến mạch, rau tươi, dâu tằm, nho, cam, việt quất, gia vị, thức ăn chăn
nuôi…) và thủy sản (cá hồi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cá gefilte,


-

cá phi lê đông lạnh, cá trích hun khói, tôm hùm, sò điệp…)
Loại bỏ hầu như tất cả các mức thuế đối với hàng hóa công nghiệp.

01/11/2003, Canada và Israel thực hiện cắt giảm thuế nông nghiệp bổ sung cho
nhiều mặt hàng như kiều mạch, kê, dầu, củ cải đường, si rô, đường mía, nước
ép trái cây, rượu,…

-

Kết quả: Kể từ khi Hiệp định ban đầu có hiệu lực, thương mại hàng hóa song
phương của Canada từ $507 triệu vào năm 1996 tăng hơn ba lần lên $1,6 tỷ
USD trong năm 2014, xuất khẩu hàng đầu của Canada tới Israel bao gồm máy
móc thiết bị, máy bay, giấy, thiết bị quang học, nhập khẩu hàng đầu của Canada

từ Israel bao gồm đá quý và các thiết bị dược phẩm. Về thương mại nông

1 />
6


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

nghiệp, xuất khẩu của Canada tới Israel chủ yếu là đậu, đậu Hà Lan và đậu
lăng, trong khi Israel xuất khẩu sang Canada rau tươi, hoặc rau đông lạnh.
b) Hiệp định Thương Mại Tự Do Mỹ - Israel (ILFTA)
-

Ký ngày 22/04/1985

-

Có hiệu lực ngày 01/09/1985

-

Nội dung cam kết:


Giảm bớt rào cản thương mại trong một số mặt hàng (đá quý, dược phẩm,
thực vật tươi hoặc đông lạnh, hạt cây, gia vị, …), giảm thuế suất , và trong
một số trường hợp loại bỏ tất cả các thủ tục.




Hoa Kỳ và Israel triển khai thực hiện theo từng giai đoạn cắt giảm thuế quan
mà đỉnh cao là hoàn toàn loại bỏ các nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa sản xuất
vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.



Hơn 90 % kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Hoa Kỳ đến Israel được
miễn thuế.



Để được hưởng ưu đãi, hàng hóa phải sản xuất hoàn toàn tại Mỹ/ Israel,
hoặc chứa ít nhất 35 % xuất xứ Mỹ/Israel.

-

Kết quả:


Israel hiện đang là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 24 của Hoa Kỳ với
38 tỷ USD trong năm 2014. Hàng hóa xuất khẩu sang Israel đạt 15 tỷ, hàng
hóa nhập khẩu từ Israel đạt 23 tỷ, hỗ trợ 40.000 việc làm.



Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ đến Israel trong năm 2014 là:
đá quý (6.8 tỷ $), điện máy (1,8 tỷ $), máy móc (1,1 tỷ $), máy bay (1.0 tỷ
$), dụng cụ y tế (565 $ triệu đồng). Dẫn đầu hạng mục nhập khẩu của Hoa

Kỳ bao gồm: thực phẩm ăn nhẹ (61 triệu $), và các loại hạt cây (39 triệu $),
đá (9,4 tỷ $), dược phẩm (4,6 tỷ $),…

7


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

c) Hiệp định Thương Mại Tự Do Mexico - Israel
-

Ngày có hiệu lực

Sau hai năm đàm phán, Mexico và Israel đã ký một thỏa thuận thương mại tự do
vào ngày 10/04/2000 và thực hiện nó vào ngày 1/7/2000.
-

ND hai bên cam kết 2


Thỏa thuận này ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với hầu hết sản phẩm
được giao dịch giữa Mexico và Israel tại thời điểm mà hợp định bãi bỏ hoàn
toàn thuế dự kiến được ký kết vào năm 2005.



Thỏa thuận này bao gồm các quy định về đối xử quốc gia và tiếp cận thị
trường cho hàng hóa, quy tắc nguồn gốc, thủ tục hải quan, các hành động

khẩn cấp, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, giải quyết tranh chấp,
và quyền và nghĩa vụ với WTO. Thỏa thuận bao gồm 98,6% hàng hóa nông
nghiệp và 100% hàng hóa công nghiệp. Mexico nhận được miễn thuế tiếp
cận ngay lập tức trên 50% lượng xuất khẩu và giảm thuế trên 12% lượng
xuất khẩu sang Israel. Biểu thuế suất hạn ngạch được áp dụng trên 25% xuất
khẩu của Mexico tới Israel. Hầu hết các hàng rào thuế quan còn lại của xuất
khẩu Mexico đã có một giai đoạn ra lịch trình 5 năm. Israel nhận được ngay
lập tức miễn thuế tiếp cận vào khoảng 72% lượng xuất khẩu sang Mexico.
Một khoản thuế 22,8% đối với hàng hóa Israel xuất khẩu sang Mexico đã
được cắt giảm trong năm 2003 và 4,4% nữa đã được cắt giảm trong 2005.

1.2. Với các tổ chức kinh tế
a) Hiệp định Thương Mại Tự Do EFTA (Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu)
-

Ngày có hiệu lực

2 />
8


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Tổ chức EFTA đã ký 1 Hiệp định thương mại tự do với Israel vào ngày
17/09/1992 ở Geneva, Thụy Điển và Hiệp định này có hiệu lực từ ngày
1/1/1993
-


Nội dung hai bên cam kết 3

o

Thương mại hàng hóa
Israel là một đối tác kinh doanh quan trọng đối với các nước thuộc EFTA

(Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu) ở Đông Âu và một thị trường quan trọng đối
với xuất khẩu của các nước này, Israel có tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Thương
mại song phương hàng năm 2001 lên tới 1156, 755 triệu USD (EFTA xuất khẩu lên
tới 825, 493 triệu USD, trong khi xuất khẩu của Israel đến các nước EFTA đạt
331.262 triệu USD.


Quy tắc xuất xứ
Các quy tắc xuất xứ đối với hàng công nghiệp đề cập đến các vấn đề về

nguồn gốc sản phẩm và các phương pháp hành chính hoạt động hợp tác, dựa trên
mô hình hiện tại của châu Âu đó là duy trì cấu trúc nói chung và bản chất của các
quy tắc tiêu chuẩn châu Âu.


Hàng công nghiệp
Hiệp định cung cấp cách thức tiếp cận thị trường hiệu quả cho các mặt

hàng công nghiệp về mặt thuế quan và các quy tắc xuất xứ. Kể từ khi có hiệu lực
tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất xứ tại EFTA hoặc Israel được hưởng miễn
thuế tiếp cận.



Cá và hải sản
Hiệp định này bao gồm trao đổi thương mại tất cả các loài cá và các hải

sản khác. Các nước EFTA và Israel được miễn thuế tiếp cận trên hầu như tất cả sản

3 />
9


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

phẩm cá nhập khẩu sau khi kết thúc thời kỳ chuyển giao, vào ngày 31 tháng 12
năm 2003.


Những sản phẩm nông nghiệp
Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp được bao gồm trong ba hiệp định nông

nghiệp song phương được đàm phán giữa Nhà nước EFTA (Iceland, Na Uy và
Thụy Sĩ / Liechtenstein) và Israel.
Các thỏa thuận này là một phần của các công cụ thiết lập các khu vực
thương mại tự do để nhắm đến các ngành có liên quan đối với thương mại hàng
hóa trong hợp đồng chính.
Các hiệp định cung cấp cho các nhượng bộ đáng kể về phía cả hai bên, khi
mà tính đến những sự nhạy cảm tương ứng. Mỗi thỏa thuận có quy định cụ thể về
nguồn gốc, nhìn chung dựa trên các tiêu chí “ tất cả đều thu được".
o


Đấu thầu
Các điều về mua sắm công có chứa một điều khoản xem xét nhằm tự do

hóa hơn nữa của thị trường mua sắm công tại các nước đối tác.
o

Sở hữu trí tuệ
Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm bằng sáng chế, nhãn

hiệu hàng hoá và bản quyền và chỉ dẫn địa lý và những điều khác. Mức độ bảo vệ
trong khu vực nhất định đi xa hơn những gì được quy định theo Hiệp định của
WTO về các khía cạnh thương mại liên quan sở hữu trí tuệ, chú ý đến nguyên tắc
đối xử đối với các quốc gia được ưu tiên nhất và đối xử quốc gia.
o

Cạnh tranh
Về cạnh tranh, thỏa thuận bao gồm các quy định về hợp tác và trao đổi

thông tin với mục đích đảm bảo và tạo thuận lợi cho việc thi hành pháp luật về
cạnh tranh tương ứng của các bên.
Hiệp định trợ cấp Nhà nước chứa các quy tắc toàn diện và cụ thể cấp giấy
phép xuất viện trợ nhà nước của cơ quan công quyền của các nước đối tác ). Mục
10


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

đích của các quy định này là để đảm bảo rằng viện trợ của chính quyền cho các

doanh nghiệp tư nhân không bị sai lệch, hoặc có nguy cơ sai lệch, sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong các vùng lãnh thổ áp dụng của hợp đồng.

o

Uỷ ban Hỗn hợp và giải quyết tranh chấp
Một ủy ban hỗn hợp gồm nước EFTA và Israel giám sát việc thực hiện các

thỏa thuận thương mại tự do.
Tham vấn là cơ chế cơ bản của giải quyết tranh chấp giữa các đối tác FTA.
Thỏa thuận này ngụ ý rằng các Bên cố gắng giải quyết bất kỳ sự khác biệt giữa
chúng về việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận thông qua tham vấn trực tiếp,
và, nếu cần thiết, thông qua tham vấn tại Ủy ban. Đối với trường hợp tham vấn
không dẫn đến một giải pháp thỏa đáng, các bên có thể đưa lên tòa án.
b) Hiệp định về các biện pháp tự do hóa Israel trên các sản phẩm nông nghiệp
và chế biến – EU
- Ký ngày 19/11/2009
- Có hiệu lực ngày 01/01/2010
- Dẫn đến tự do hóa khoảng 95 % trong thương mại các sản phẩm nông nghiệp chế
biến giữa Israel và EU và làm tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng xuất
khẩu ngành công nghiệp thực phẩm của Israel sang châu Âu
- Nội dung cam kết: Cho phép mở rộng đáng kể phạm vi của các sản phẩm thực
phẩm xuất khẩu vào EU mà không hạn chế. các sản phẩm thực phẩm như sô cô la,
sản phẩm bánh mì, mì, cà phê, nước ép trái cây, mật ong và xà lách tươi, mà cho
đến nay đã có một hạn chế tiếp cận thị trường châu Âu do các khoản thu cao hay
hạn ngạch hạn chế, sẽ được hưởng miễn thuế hải quan và các khoản thu khác .

11



Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

c) Thỏa thuận thương mại tự do MERCOSUR - Israel
- Ký ngày 08/12/2005
- Có hiệu lực ngày 01/06/2010
- Nội dung cam kết:


Trong bốn năm đầu tiên , thuế hải quan về hàng xuất khẩu từ Israel với các
nước thành viên MERCOSUR sẽ là thấp hơn 40% và sẽ được gỡ bỏ sau
mười năm đối với sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp.



Hàng hóa được miễn giảm thuế được chia làm 5 loại


Loại A: Thuế hải quan khi nhập cảnh sẽ bị loại bỏ khi Hiệp định có
hiệu lực gồm giống động vật thuần chủng, muối, tôm…



Loại B: Thuế hải quan sẽ được loại bỏ trong 4 năm tiếp theo cho các
sản phẩm gồm kem, sữa, bơ, dầu, phô mai, các sản phẩm từ sợi tổng
hợp…




Loại C: Thuế hải quan sẽ được loại bỏ trong 8 năm tiếp theo cho các
sản phẩm từ gỗ nhiệt đới, khung cửa, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ và vật
liệu xây dựng,…



Loại D: Thuế hải quan sẽ được loại bỏ trong 10 năm tiếp theo cho các
sản phẩm gồm các loại giấy, khăn, chất kết dính, một số loại hàng
may mặc và phụ kiện quần áo…



Loại E: Thuế hải quan hưởng sự ưu đãi, được quy định đối với từng
hạng mục thuế ( VD: Các loại bột, sữa béo, sữa chua hưởng thuế
MFN 10%)

- Kết quả:


Khối lượng thương mại toàn cầu của Israel với bốn nước thành viên
MERCOSUR lên tới 1,1 tỷ đô la mỗi năm . 86% lượng hàng xuất khẩu từ
bốn nước thành viên tới Israel đã được miễn thuế hải quan, trong khi 36%
xuất khẩu từ Israel hưởng một vài lợi ích.
12


Thuyết trình CSTMQT


Nhóm 9


Trong tương lai quan hệ giữa Israel và MERCOSUR, các thỏa thuận thương
mại tự do sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho MERCOSUR về mặt công nghệ và
khoa học.

1.3. Israel và Hiệp định Khu công nghiệp chất lượng (QIZ )
a) Qualifying Industrial Zones - Khu công nghiệp chất lượng
- Khu công nghiệp chất lượng (QIZ) là khu công nghiệp sản xuất hoạt động tại
Jordan và Ai Cập. Đó là khu thương mại đặc biệt được thành lập dưới sự hợp tác
của Jordan, Ai Cập với nước láng giềng Israel để tận dụng lợi thế của các hiệp định
tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và Israel.
- Ý tưởng đằng sau việc thành lập QIZ là duy trì sự thịnh vượng và ổn định vùng
Trung Đông thông qua hợp tác kinh tế.
- Các khu thương mại khác nhau là những thực thể độc lập trong một quốc gia và
không kết nối trực tiếp với các nước khác. Ngoài ra, sản phẩm của những khu công
nghiệp này dành cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa ở bất cứ nước nào, không giới
hạn quốc gia cụ thể, và quan trọng nhất là chỉ hoạt động theo thẩm quyền và điều
kiện đặt ra bởi chính phủ sở tại.
b) Israel và Jordan
- Có hiệu lực 06/03/1998
- Nội dung cam kết: Sản phẩm phải được biến đổi đáng kể trong quá trình sản xuất.
Vật liệu và chi phí phát sinh để tạo nên sản phẩm tổng cộng phải lớn hơn 35% giá
trị sản phẩm khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất từ phía Jordan phải góp
ít nhất 11,7% của sản phẩm cuối cùng, và các nhà sản xuất ở phía Israel phải đóng
góp 8% (7% trên các sản phẩm công nghệ cao).
- Tác động: Jordan đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế đáng kể kể từ khi QIZ đã
được thiết lập. Xuất khẩu từ Jordan sang Hoa Kỳ đã tăng từ 15 triệu USD đến hơn
13



Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

1 tỷ USD vào năm 2004, ước tính rằng hơn 40.000 việc làm đã được tạo ra. Đầu tư
hiện đang có giá trị từ 85-100.000.000 USD và dự kiến sẽ tăng lên $ 180-200 $
triệu.
c) Israel và Ai Cập
- Ký ngày 24/12/2004
- Có hiệu lực từ 02/2005
- Nội dung cam kết: 11,7% các yếu tố đầu của sản phẩm vào phải được thực hiện
tại Israel và 11,7% tại Ai Cập hoặc mỗi bên đóng góp ít nhất 20% tổng chi phí sản
xuất sản phẩm để được miễn thuế tại Hoa Kỳ.
- Tác động: Xuất khẩu của Israel tới Ai Cập đã tăng hơn 30% từ 29 triệu USD lên
93,2 triệu USD trong năm 2004 và vượt quá 125 triệu USD trong năm 2006. Tính
đến năm 2008 mười QIZ đã được thiết lập ở Ai Cập.
1.4. Các hiệp định thương mại tự do khác
a) Hiệp định thương mại tự do Thổ Nhĩ Kỳ - Israel
- Kí ngày14/3/1997
- Có hiệu lực ngày 01/05/1997.
- Nội dung cam kết: Thuế quan và hàng rào phi thuế quan đã được loại bỏ, bao
gồm nhiều lĩnh vực thương mại liên quan như các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
thực vật, thuế nội bộ, cán cân thanh toán, mua sắm công, viện trợ nhà nước, quyền
sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và các quy tắc xuất xứ.
- Liên quan đến các sản phẩm công nghiệp, tất cả các thủ tục và các chi phí có ảnh
hưởng tương quan đã được bãi bỏ vào ngày 01/01/2000
- Đối với các sản phẩm nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Israel giảm thuế quan hoặc
loại bỏ trong các hình thức hạn ngạch thuế quan

14



Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

b) Hiệp định Thương Mại Tự Do Israel - Colombia
- Ký ngày 30/09/2013
- Nội dung cam kết:


70% xuất khẩu của hai bên sẽ được miễn thuế hải quan và thuế nhập khẩu,
được áp dụng ngay khi Hiệp định có hiệu lực.



Tỉ lệ này sẽ được tăng dần trong 10 năm tới cho tới khi đạt các điều khoản
trong thỏa thuận thương mại song phương.



Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, giúp tăng lưu lượng giao thông
trên không giữa hai nước;



Thỏa thuận hợp tác trao đổi khoa học công nghệ, nghiên cứu và công nghệ
sinh học.




Giảm thuế đối với nông nghiệp và công nghiệp các sản phẩm được mua bán
giữa hai nước. 70 phần trăm xuất khẩu từ một đến quốc gia khác sẽ được
miễn thuế từ các rào cản thương mại và thuế nhập khẩu và vào cuối thập kỷ
con số đó sẽ mở rộng đến 100% sản phẩm.

1.5. Các hiệp định đang đàm phán
a) Nga - Israel
- Hai bên đã thống nhất sẽ mua các sản phẩm nông nghiệp của nhau, thành lập các
liên doanh và giới thiệu các công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Nga muốn
tăng cường xuất khẩu các sản phẩm lúa mỳ, thịt bò và trứng sang Israel. Trong khi
đó, Israel, vốn được coi là một cường quốc thế giới về công nghệ nông nghiệp, sẵn
sàng chia sẻ kinh nghiệm của nước này với các đối tác thương mại Nga.
- Kế hoạch thành lập một trung tâm triển lãm các công nghệ nông nghiệp tại thủ đô
Moskva.

15


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

b) Israel - Việt Nam
- Nhất trí nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại
song phương lên 2 tỉ USD và cao hơn nữa trong những năm tới. Trong thời gian
tới, hai bên sẽ tạo điều kiện tối ưu cho hàng hóa của nhau, tăng cường phối hợp tổ
chức các hoạt động giao thương, khảo sát nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các cơ
hội kinh doanh giữa hai nước.
- Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các công ty Israel vào tìm kiếm kinh

doanh, đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực công - nông nghiệp, công
nghệ thông tin, viễn thông, du lịch.
2. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Isreal
1.1.

Chủ thể điều chỉnh

Isreal là 1 nhà nước dân chủ cộng hòa theo chế độ phổ thông đầu phiếu, hoạt
động dưới hệ thống nghị viện. Nghị viện của Isreal được gọi là Knessset.
Tổng thống là người lãnh đạo quốc gia , phần lớn chỉ về mặt nghi thức.Tổng
thông lựa chọn người lãnh đạo của đảng chiếm đa số hay liên minh cầm quyền
trong knesset làm thủ tướng, người lãnh đạo chính phủ, cầm đầu cơ quan hành
pháp.

16


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước Israel
Trong đó, việc quản lí hoạt động xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền
trực tiếp của cục Thương mại, bộ Kinh tế (trước là bộ Công thương) của
Isreal, cụ thể là chi cục Quản lý chính sách nhập khẩu và chi cục Xúc tiến
xuất khẩu.

17



Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Bộ kinh tế
(Ministry of economy)

Cục thương mại
(Foreign trade administration)

Chi cục xúc tiến xuất khẩu
(Export promotion branch)

Chi cục chính sách nhập khẩu
(Department for import policy)

Cục thương mại thuộc bộ Kinh tế có nhiệm vụ quản lí và điều phối
các chính sách thương mại quốc tế của Isreal. Các hoạt động chủ yếu bao
gồm xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa, kí kết và duy trì các hiệp
định thương mại, thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nước phát triển …
Chi cục xúc tiến xuất khẩu giữ vai trò đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
hàng hóa và điều hành các trụ sở đại diện ở nước ngoài. Những hoạt động
chính bao gồm:
• Thiết lập chính sách và các đặc quyền ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu
• Thực hiện các hiệp định thương mại với các nước đối tác xuất khẩu
• Quản lý, điều hành hoạt động, nhân sự và quỹ tiền tệ của các cơ quan đại


diện ở nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế

Tổng hợp thông tin và tiến hành các cuộc thí nghiệm, khảo sát để cung



cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Tham gia vào các hội chợ, triển lãm thương mại trên khắp thế giới

18


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Chi cục quản lý chính sách nhập khẩu có nhiệm vụ quản lý các hoạt động
nhập khẩu hàng hóa vào Isreal. Từ những năm 1990, Isreal đã tích cực tiến
hành lộ trình tự do hóa thương mại , góp phần làm đơn giản hóa hoạt động
nhập khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách được ban hành
tuân thủ theo các cam kết của chính phủ Isreal với tổ chức thương mại thế
giới WTO. Bên cạnh đó, chi cục quản lý chính sách nhập khẩu còn đóng vai
trò quan trọng trong việc đưa ra các phương pháp để bảo vệ sản xuất trong
nước không bị thiệt hại bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối tượng điều chỉnh
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và hàng hóa – dịch vụ
xuất nhập khẩu.
1.2.

1.3.

Công cụ điều chỉnh


19


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Chính sách xuất
nhập khẩu

Chính sách
xuất khẩu

Chính sách
nhập khẩu

Chính sách thuế quan

Chính sách phi thuế
quan

Mức thuế suất

Cấm nhập khẩu

Mặt hàng chịu
thuế

Chính sách khuyến

khích xuất khẩu

Chuyển dịch cơ
cấu xuất khẩu

Giấy phép nhập
khẩu

Cách tính thuế

Tiêu chuẩn kĩ
thuật và vệ sinh
dịch tễ

Thời hạn nộp
thuế

Các biện pháp
phòng vệ
thương mại

Hỗ trợ xuất
khẩu

Trợ cấp xuất
khẩu

Hỗ trợ bảo hiểm
và tài chính


Phí phụ thu

Phát triển thị
trường xuất
khẩu

20

Chính sách quản lý
xuất khẩu

Chính sách thuế
quan

Chính sách phi
thuế quan

Cấm xuất khẩu

Giấy phép xuất
khẩu


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

3. Khái quát chính sách thương mại quốc tế của Israel
3.1. Chính sách nhập khẩu
Chính sách nhập khẩu của Isreal được quy định bởi Bộ Công nghiệp, Thương mại

và Lao động bao gồm những điều sau đây:
- Xem xét, đàm phán chính sách nhập khẩu của nước ngoài đối với Israel trong
khuôn khổ các hiệp định WTO.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ cho các doanh nghiệp trong quan
hệ thương mại quốc tế, qua việc cải cách quy trình nhập khẩu và tăng tính minh
bạch của nó;
- Dần dần mở rộng thị trường Israel với hàng nhập khẩu nước ngoài trong khi cho
phép các ngành công nghiệp địa phương của Israel điều chỉnh và bảo toàn lợi ích
xã hội.
a) Thuế quan 4 5
Năm 2012, Isreal ban hành chính sách nhập khẩu tự do Free Import Order, theo đó:


Không yêu cầu đăng ký nhập khẩu khi đi qua hải quan. Tuy nhiên, các nhà
nhập khẩu phải đăng ký thuế VAT và thuế giao dịch với cơ quan thuế Isreal.



Mức thuế suất ràng buộc

+

75% loại thuế ở Isreal là thuế ràng buộc.

+

Mặt hàng chịu mức thuế suất ràng buộc cao nhất là nông sản (trung bình
73,3%).

+


90% loại thuế suất ràng buộc của Isreal được tính theo phần trăm trên giá trị lô
hàng.

4 />5 />
21


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Mức thuế suất ràng buộc trung bình
Mức thuế suất ràng buộc trung bình đối với mặt
hàng nông sản
Mức thuế suất ràng buộc trung bình đối với mặt
hàng không phải nông sản

22.1
73.3
11.4

Bảng mức thuế suất ràng buộc của Isreal đối với một số mặt hàng từ Uruguay vào
năm 1996



Năm 2012, Isreal có tất cả 8505 dòng thuế

+


Đối với các nước đã ký hiệp định thương mại tự do hoăc các nước thành viên
theo nguyên tắc Tối huệ quốc MFN, mức thuế suất giảm đi rất nhiều. Mức thuế
suất trung bình là 12% (2012), trong đó 95% dòng thuế có giá trị nằm trong
khoảng 0-20%.

+

Mức thuế trung bình MFN áp dụng trên các mặt hàng ngoài nông sản tương đối
thấp (4,2%). Các mức thuế tối đa thường là 12%, trừ cá và thủy sản (lên đến
55%) và dệt may (lên đến 14%). Hàng nông sản chịu mức thuế suất MFN trung
bình là 24,5%.

Mức thuế suất MFN trung bình
Mặt hàng nông sản (theo quy định của WTO)
Mặt hàng ngoài nông sản (theo quy định của WTO)
Lâm sản, thủy hải sản
Khoáng sản
Mặt hàng công nghiệp
Các dòng thuế được miễn (% trên tổng số dòng thuế)
Các dòng thuế không tính theo giá trị lô hàng (% trên
tổng số dòng thuế)

2012
7.0
24.5
4.2
29.6
0.2
5.8

54.6
6.7

Một số dòng thuế MFN của Israel (2012)
22


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9



Thuế suất ưu đãi

+

Phần lớn các giao dịch thương mại của Isreal đều trên cơ sở các hiệp định đã
ký kết. Trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết, Isreal áp dụng quy tắc xuất
xứ ưu đãi dựa trên tiêu chí giá trị gia tăng.

+

Các mặt hàng miễn thuế bao gồm:
Sản phẩm nông nghiệp tới các nước Canada, Mỹ, Mexico, Columbia, tới các tổ
chức EU, MERCOSUR.
Sản phẩm công nghiệp tới các nước Canada, Mỹ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ,
Columbia, tới các tổ chức EFTA, MERCOSUR.




Hạn ngạch thuế quan

23


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Israel đã loại bỏ hầu hết các hạn ngạch nhập khẩu của mình, ngoại trừ hạn ngạch
áp dụng cho 12 sản phẩm nông nghiệp (quả óc chó, lúa mì, chất béo, ngô ngọt,
nước ép chanh cô đặc, bò, cừu và dê, sữa và kem, pho mát, mận khô, …), được duy
trì theo các thỏa thuận quốc tế của Israel, gồm cả Phụ lục 5 của Hiệp định WTO về
Nông nghiệp, song phương các Hiệp định thương mại tự do, và các chất làm suy
giảm ôzôn theo Nghị định thư Montreal.

b) Phi thuế quan


Các biện pháp hạn chế định lượng

+

Cấm nhập khẩu
Israel hoạt động cấm nhập khẩu vì lý do sức khỏe con người, đạo đức xã hội,
môi trường và an ninh. Chính sách cẩm nhập khẩu được quy định trong Công
ước Basel về chất thải nguy hại, Nghị định thư Montreal, và Công ước CITES,
áp dụng chung cho tất cả các đối tác thương mại.
Các cơ sở pháp lý cho việc cấm nhập khẩu của Israel là Phụ lục của Lệnh 2005

Hải quan và 2006 miễn phí nhập Dòng. Ngoài ra, kể từ tháng 12 năm 1994,
Israel đã duy trì lệnh cấm nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt không tuân theo luật
kosher 6. Tuy nhiên, Chính phủ đã cho phép sản xuất giới hạn trong nước, bán
và tiêu thụ thịt không tuân theo luật kosher.

+

Giấy phép nhập khẩu tự động

6 /> />
24


Thuyết trình CSTMQT

Nhóm 9

Áp dụng cho các hàng hóa có liên quan đến an toàn và an ninh quốc gia, được
cấp giấy phép bởi các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Công nghiệp, Thương
mại và Lao động, Nông nghiệp, Y tế, Giao thông vận tải và môi trường tùy
thuộc vào loại hàng hoá nhập khẩu.
Áp dụng cho hàng hóa phải tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể hoặc yêu cầu kỹ
thuật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, đi kèm với đó là các điều kiện
đảm bảo an toàn và an ninh.
Chính sách Free Import Order không áp dụng trực tiếp đối với hàng hóa có
xuất xứ từ các nước mà Israel không có quan hệ ngoại giao và cấm nhập khẩu
hàng hóa từ Israel. Các nước này cần có sự cho phép đặc biệt để nhập khẩu vào
Israel.

+


Giấy phép nhập khẩu không tự động
Israel áp dụng các thủ tục cấp phép không tự động chủ yếu là vì lý do an toàn,
sức khỏe, bảo vệ môi trường, an ninh, hoặc tuân thủ các cam kết quốc tế (ngoài
WTO), hoặc cho các mục đích quản lý hạn ngạch thuế quan.
Nhập khẩu từ 17 quốc gia thành viên WTO và những quốc gia không có quan
hệ ngoại giao với Isreal hoặc cấm nhập khẩu Isreal chịu một chế độ cấp giấy
phép nhập khẩu đặc biệt, không được hưởng chế độ nhập khẩu miễn phí theo
chính sách Free Import Order. Kể từ năm 2013, Isreal đã dỡ bỏ chính sách cấm
nhập khẩu đối với một số quốc gia thành viên WTO.



Hàng rào kỹ thuật

+

Tiêu chuẩn về kỹ thuật
Viện tiêu chuẩn Israel (SII) đã ban hành hơn 3,000 tiêu chuẩn (2,600 vào năm
2005). Vào tháng 1 năm 2012, 552 tiêu chuẩn (trừ tiêu chuẩn thức ăn) là bắt
buộc. Trong đó, có đến 160 tiêu chuẩn về thức ăn là bắt buộc, chiếm đến gần
25


×