Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.5 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ LÂM

GIỌNG ĐIỆU THƠ NGUYỄN DUY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Hải Ninh
PGS.TS Nguyễn Thị Bình

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, tập thể các thầy
giáo, cô giáo khoa Ngữ văn và phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Bình
và TS Đỗ Hải Ninh, những người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn



Hoàng Thị Lâm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 2
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................ 8
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 8
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 9
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ GIỌNG ĐIỆU THƠ
VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIỌNG ĐIỆU THƠ NGUYỄN DUY ............ 9
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về giọng điệu thơ ................................................. 9
1.1.1. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................. 9
1.1.2. Giọng điệu thơ - nhìn từ đặc trưng thể loại .......................................... 12
1.2. Cơ sở hình thành giọng điệu thơ Nguyễn Duy ........................................ 15
1.2.1. Yếu tố quê hương và gia đình ............................................................... 15
1.2.2. Cá tính và điệu tâm hồn nhà thơ ........................................................... 18
1.2.3. Tư tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy ............. 21
CHƢƠNG 2: NHỮNG SẮC THÁI GIỌNG ĐIỆU CHÍNH TRONG THƠ
NGUYỄN DUY .............................................................................................. 24
2.1. Niềm say đắm, tự hào trƣớc những vẻ đẹp bình dị mà lớn lao và chất
giọng ru vỗ ngọt ngào, giọng tâm tình, tha thiết ............................................. 24
2.1.1. Phát hiện những cái đẹp bất ngờ trong đời sống chiến tranh .............. 26
2.1.2. Rưng rưng với những cái đẹp đời thường chìm khuất .......................... 30
2.1.3. Đắm say với văn hoá cổ truyền của dân tộc ......................................... 35



2.2. Giọng điệu chất vấn, hoài nghi và giọng trầm lắng, suy tƣ khi giãi bày
những day dứt, trở trăn thời hậu chiến ............................................................ 41
2.3. Nhu cầu dân chủ hóa mối quan hệ nhà thơ - bạn đọc và giọng đùa ghẹo
hóm hỉnh, dân dã ............................................................................................. 54
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC TẠO GIỌNG TIÊU BIỂU
CỦA THƠ NGUYỄN DUY .......................................................................... 65
3.1. Sử dụng rộng rãi chất liệu của thơ ca dân gian ........................................ 65
3.1.1. Vay mượn mô típ dân gian .................................................................... 66
3.1.2. "Tập" ca dao, lẩy ca dao ....................................................................... 69
3.1.3. Khai thác điệu ru dân gian ................................................................... 72
3.2. Thi liệu đời thƣờng và thể thơ lục bát vừa quen vừa lạ ........................... 74
3.3. Ngôn từ dân dã mà chắt lọc, giản dị mà giàu tính triết lí ......................... 82
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Duy là nhà thơ xuất hiện từ cuối những năm kháng chiến
chống Mĩ, một trong những gƣơng mặt tiêu biểu nhất của thơ ca giai đoạn
này, cùng với các cây bút khác nhƣ Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Xuân
Quỳnh, Hữu Thỉnh… góp phần làm nên diện mạo riêng của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nƣớc.
Bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh, trở về đời thƣờng với những tìm tòi,
đổi mới do nhu cầu thời đại, nhiều cây bút từng thành công ở thời kì trƣớc
không thể thay đổi cảm hứng sáng tạo, đã đánh mất độc giả. Nguyễn Duy, trái
lại vẫn giữ đƣợc bút lực dồi dào, vẫn bền bỉ, kiên trì trên con đƣờng thơ. Bằng

chứng là tác giả tiếp tục cho ra đời nhiều thi phẩm có giá trị. Mặc dù ông
tuyên bố ngừng thơ vào năm 1997, kết thúc bằng một cuộc triển lãm thơ, thế
nhƣng cuộc sống thơ của Nguyễn Duy thì chƣa bao giờ ngừng. Cầm bút hơn
30 năm với hơn mƣời tập thơ, ba tập bút kí và một cuốn tiểu thuyết, chƣa kể
các tác phẩm viết trên báo và tạp chí, nhà thơ cũng vinh dự đƣợc nhận những
giải thƣởng lớn (giải Nhất thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1973, giải thƣởng Nhà
nƣớc về văn học nghệ thuật năm 2007, giải thƣởng về thơ năm 2010 của Viện
Hàn lâm Rumania). Không chỉ bộc lộ tình yêu thơ ca trên "vũ trường giấy
trắng" (Khiêu vũ), Nguyễn Duy còn sáng tác lịch thơ, tranh thơ hay tổ chức
những cuộc triển lãm thơ "độc nhất vô nhị" tạo nên những hiện tƣợng văn hóa
độc đáo thu hút đông đảo bạn đọc yêu thơ.
Gây ấn tƣợng sâu đậm ở cả hai thời kì trƣớc và sau năm 1975, thơ
Nguyễn Duy có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với ngƣời nghiên cứu, nhất là khi
một số thi phẩm của ông đƣợc tuyển chọn vào chƣơng trình môn Ngữ văn
trong nhà trƣờng phổ thông nhƣ Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Ánh trăng,
Đò Lèn… thì đông đảo công chúng càng dành cho Nguyễn Duy nhiều tình cảm
trân trọng, quý mến.

1


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Một trong những thành công của Nguyễn Duy là đã tạo đƣợc một
giọng điệu riêng. Tìm hiểu giọng điệu thơ Nguyễn Duy là hƣớng tiếp cận
phong cách nghệ thuật từ chiều sâu cơ chế sáng tạo vì giọng điệu là nơi bộc lộ
rõ nhất diện mạo chủ thể trữ tình - bản sắc độc đáo của một nghệ sĩ ngôn từ.
Thực tế, việc tìm hiểu, đánh giá thơ Nguyễn Duy đến nay đã có nhiều thành
tựu. Giới nghiên cứu đã xem xét đối tƣợng từ nhiều góc độ nhƣ phong cách
tác giả, đặc trƣng thể loại, thế giới nghệ thuật, yếu tố triết luận... Ở đó, yếu tố
giọng điệu ít nhiều đã đƣợc đề cập song chƣa có công trình nào khảo sát trực

diện và chuyên sâu.
Đó là lí do để ngƣời viết chọn nghiên cứu đề tài Giọng điệu thơ
Nguyễn Duy. Đề tài này đã đƣợc chúng tôi bƣớc đầu triển khai trong Khóa
luận tốt nghiệp mang tên Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Duy, bảo vệ năm
2003 tại Khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Lần này, chúng tôi
trở lại trên tinh thần bổ sung, phát triển thêm một số nội dung, mở rộng hệ
thống vấn đề dƣới góc nhìn của thi pháp học hiện đại để đáp ứng yêu cầu
khoa học của một luận văn cấp Thạc sĩ.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Giọng điệu là một khái niệm “siêu văn bản”, nó hội tụ hầu hết các yếu
tố nghệ thuật của một tác phẩm, các phƣơng diện tài năng, cá tính, nhãn quan
thẩm mĩ và nhãn quan đời sống của tác giả. Cho nên, theo chúng tôi mọi
nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy đều ít nhiều có liên quan đến vấn đề của luận
văn này. Chúng tôi sẽ trình bày lịch sử vấn đề theo hai cấp độ.
2.1. Những ý kiến chung về thơ Nguyễn Duy
Từ chùm thơ đầu tay (gồm ba bài thơ: Bầu trời vuông, Tre Việt Nam,
Hơi ấm ổ rơm) đƣợc trao giải Nhất tuần báo Văn nghệ năm 1973, Nguyễn
Duy đã gây nhiều chú ý trong giới nghiên cứu phê bình. Đọc một số bài thơ
Nguyễn Duy của Hoài Thanh là bài viết đầu tiên về thơ Nguyễn Duy: "Thơ
Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc (...) Nguyễn Duy đặc biệt thấm

2


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù, gian khổ,
không tuổi, không tên (...). Đọc thơ Nguyễn Duy thường thấy anh hay cảm xúc
trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở những người
khác thường chỉ là thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như dừng
lại"[60]. Cũng từ chùm thơ ấy, Lê Đình Kị đã nhận ra cái "tạng" của Nguyễn

Duy: "Anh hướng nhiều về đất, ca ngợi cái sức mạnh âm thầm, lặng lẽ, cái
sức nuôi dưỡng và sáng tạo bất diệt", "Nguyễn Duy thích cái chân chất chắc
bền, sâu kín" [26].
Cùng với sự ra đời của các tập Cát trắng, Ánh trăng, Đãi cát tìm vàng,
Mẹ và Em..., độc giả ngày càng tỏ ra quan tâm tới thơ Nguyễn Duy. Tế Hanh
khi giới thiệu tập Ánh trăng khẳng định đây là "một bước tiến của Nguyễn
Duy, những câu thơ anh viết về bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là những
câu thơ thấm thía nhất.[21] Lê Quang Hƣng trong bài Thơ Nguyễn Duy và
Ánh trăng nhận thấy sự kế thừa truyền thống ở một cây bút hiện đại: "Nguyễn
Duy muốn đứng giữa hôm nay và nhìn lại hôm qua từ tâm trạng riêng, tiếng
thơ anh như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở (...). Không chỉ qua thể thơ, giọng
điệu mà chất dân gian của thơ Nguyễn Duy ngấm trong cả cách cảm, lối
nghĩ, trong quá trình "dàn dựng" hình tượng thơ. Tất cả những cái đó vừa rất
dân tộc, rất truyền thống lại vừa khá hiện đại, khá mới" [25]. . Riêng về bài
thơ Ánh trăng, khi viết mục Sổ tay người yêu thơ của báo Văn nghệ, Nguyễn
Bùi Vợi đƣa ra nhận xét: "Viết về ánh trăng mà để nói chuyện đời, chuyện
tình nghĩa. Tác giả chọn một lối viết giản dị, dễ hiểu. Đọc xong bài thơ,
những người thích ngôn ngữ tân kì có thể cho là không có gì, những người ưa
đọc loại văn chương trau chuốt, tỉa tót đến tinh xảo cũng có thể thất vọng,
những người quen với lối ồn ào đại ngôn cũng có thể ngỡ ngàng" [74]. Còn
với bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy (Phụ lục tập thơ Mẹ và
em), nhà văn Nguyễn Quang Sáng - một ngƣời bạn vong niên của Nguyễn
Duy đã nhận ra nét lạ và độc đáo: "Nguyễn Duy vẫn sáng tác với bản sắc của

3


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
mình, không biến dạng, không pha tạp do hoàn cảnh sống. Đó là nét riêng,
nét phong cách có tính ổn định, có ý nghĩa tạo nên bản sắc, hồn thơ Nguyễn

Duy". Tác giả lí giải: "Phải chăng, tất cả những chi tiết vụn vặt về nhân cách,
tấm lòng nhân hậu trong anh đã là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu
thơ Nguyễn Duy", "linh hồn nhân dân, nguồn tiềm lực vô tận cho thơ ca mà
trong đó Nguyễn Duy đang lớn lên và đang hoàn thiện" [49].
Cùng với bề dày sáng tạo của Nguyễn Duy, những công trình nghiên
cứu có tính khái quát về thơ ông cũng xuất hiện. Trong bài viết Nguyễn Duy người thương mến đến tận cùng chân thật đăng trên Tạp chí Văn học, Vũ
Văn Sỹ đặc biệt trân trọng và đánh giá rất cao tài năng và tấm lòng của
Nguyễn Duy. Ông khẳng định Nguyễn Duy "không dửng dưng với số phận
riêng chung của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt là sự thay đổi, lật trở những
năm sau chiến tranh(...) Nguyễn Duy đã gợi cho ta nắm bắt cái vô hình mong
manh trong tiềm thức của mình", "cái đáng quý nhất trong thơ Nguyễn Duy là
anh viết về đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về những người thân và về
chính mình bằng tấm lòng "thương mến đến tận cùng chân thật". Đồng thời,
tác giả bài viết cũng đề cao sự sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Duy:
"Trong những năm gần đây, khi mở rộng phạm vi giao tiếp của cái tôi trữ
tình theo hướng hiện đại hóa, không ít nhà thơ đi vào con đường hình thức,
vô tình đầy thơ vào tình trạng khó hiểu, bế tắc, Nguyễn Duy vẫn lẩy ca dao để
mở rộng tứ thơ hoặc thiết lập tứ thơ mới để dung nạp và đồng hóa chất liệu
đa dạng tinh tế của đời sống" [56]. Trong một công trình nghiên cứu tâm
huyết và công phu, Chu Văn Sơn đã định danh Nguyễn Duy là "Thi sĩ thảo
dân", đồng thời lí giải chất "thảo dân" từ quan niệm nhân sinh và nghệ thuật:
"Đơn sơ mà kì diệu chính là diện mạo bao trùm cái đẹp Nguyễn Duy (...). Duy
sẽ đi vào cái vô danh để mang về cái vô giá (...). Đi vào cái nhỏ nhoi, mang
về cái cao quý, đi tới chốn mong manh đề đem về cái bất diệt" [50]. Từ việc
xác định quan niệm nhân sinh và nghệ thuật, tác giả bài viết chỉ ra những nét

4


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy

độc đáo trong thế giới hình tƣợng, giọng điệu, thể thơ của một "thi sĩ thảo
dân" chính hiệu.
Trong phạm vi bao quát của chúng tôi, những nghiên cứu bƣớc đầu có
tính chất chuyên sâu là một số luận văn Thạc sĩ khoa học thuộc hai chuyên
ngành Văn học Việt Nam và Lí luận văn học, nhƣ: Chủ đề quê hương đất
nước trong thơ Nguyễn Duy của Nguyễn Thị Minh Tâm (bảo vệ năm 1999),
Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Duy của Mai Thị Nguyệt
(1999), Thơ lục bát Nguyễn Duy của Nguyễn Thị Bích Nga (2000), Thế giới
nghệ thuật thơ Nguyễn Duy của Đàm Thị Minh Uyên (2001), Yếu tố triết
luận trong thơ Nguyễn Duy của Lê Trâm Anh (2007). Các luận văn này tuy
chất lƣợng không đồng đều nhƣng cũng đƣa ra đƣợc những kết luận xác đáng
mà chúng tôi có thể tham khảo, kế thừa. Thí dụ, tác giả luận văn Tìm hiểu
phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Duy khẳng định: "Thơ Nguyễn Duy phát
huy có tính kế thừa, sáng tạo những ưu thế từ nguồn mạch văn chương dân
tộc và luôn có những tìm tòi thể nghiệm mới, đem đến cho thơ hiện đại một
sức mạnh mới. Phong cách thơ Nguyễn Duy chân thật, thẳng thắn đến cay
nghiệt, mà hết mực đôn hậu, tình tứ; gồ ghề, gai góc mà hết sức dung dị, đằm
thắm và luôn trăn trở, suy ngẫm để có những phát hiện độc đáo, những
khoảnh khắc giật mình; nhìn nhận và thẩm định giá trị cuộc sống (...). Tất cả
là những nét tính cách có ý nghĩa như những dấu hiệu phân biệt và để nhận
biết Nguyễn Duy với các nhà thơ cùng thời" [37]. Tìm hiểu thể thơ lục bát của
Nguyễn Duy, Nguyễn Bích Nga cho rằng: "Mảng thơ lục bát là mảng thành
công nhất, nổi trội nhất trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Duy. Thơ anh
đậm chất ca dao song cũng rất hiện đại. Nguyễn Duy vận dụng ca dao, phát
triển ca dao truyền thống một cách sáng tạo" [35]. Đề tài Yếu tố triết luận
trong thơ Nguyễn Duy (Lê Trâm Anh) trân trọng đánh giá: "Vẻ đẹp của thơ
Nguyễn Duy có khi tiềm ẩn trong sự thô mộc, kín đáo, khiêm nhường nhưng
khi khám phá và cảm nhận được, người ta không thể bỏ qua" [1].

5



Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
2.2. Những ý kiến trực tiếp đề cập đến giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Khi chỉ ra những hạn chế của một cây bút còn non nớt chập chững pha
giọng, Hoài Thanh đồng thời cũng nhận ra một trong những nét độc đáo của
Nguyễn Duy: "Giọng thơ chân chất. Tình thơ chắc. Ý thơ sâu" [60]. Hà Minh
Đức qua bài viết Về một số cây bút trẻ gần đây trong quân đội nhận xét:
“Thơ Nguyễn Duy mang màu sắc dân gian. Cách suy nghĩ và cảm xúc trên
trực tiếp hay gián tiếp nằm trong mạch suy nghĩ quen thuộc của dân gian. Và
tự nhiên là anh cũng phải tìm đến một lối phô diễn, một điệu thơ thích hợp.
Anh chú ý nhiều đến thể lục bát, đến sự mềm mại, nhịp nhàng của làn điệu
dân ca” [15]. Bình về bài thơ Tre Việt Nam, Lê Trí Viễn cho rằng: "Giọng
điệu bài thơ là kể chuyện như kể chuyện cổ tích". Tác giả nhấn mạnh: “Người
ta gặp ở đây vừa âm hưởng của ca dao - dân ca ngọt ngào, thân mật, vừa
vang vọng của thơ ca bác học lắng sâu vào trí tuệ. Cách tân linh hoạt nhưng
lại nhuần nhuyễn cả xưa lẫn nay, truyền thống và hiện đại"[73].
Trong bài Tìm giọng mới thích hợp với thời mình, Lại Nguyên Ân đã
bàn khá kĩ về giọng điệu trong tập Ánh trăng. Theo tác giả Nguyễn Duy cố gắng
“dệt thật nhiều những giai điệu trữ tình”. “Nét riêng”, “cái riêng” của nhà thơ
thể hiện qua cách “đổi giọng” “tìm giọng mới thích hợp”, “tạo nên cái tiếng cười
khúc khích, giọng bông lơn bỡn cợt ngay giữa những dòng trữ tình như là để
phá bớt cái vẻ rưng rưng thống thiết cứ dâng cao lên làm căng thẳng và mệt mỏi
tâm lí cảm thụ”. Nhà nghiên cứu tỏ ra tinh tế khi nhận diện sự mới mẻ này:
“ngay ở những bài thơ lục bát, ta cũng thấy có cái gì đó bên trong như muốn cãi
lại cái vẻ êm nhẹ, mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” [2].
Đọc tập thơ Bụi, Ngô Thị Kim Cúc viết: "Từ bài đầu đến bài cuối hầu
hết vẫn giống nhau ở một cách viết, vẫn cái giọng cà tửng cà khịa khiến
người ta lúc đầu bật cười sau đó thấm thêm một tí lại trào nước mắt"[11].
Phạm Thu Yến trong bài Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy đã chỉ

ra hiện tƣợng “tập ca dao” đầy sáng tạo ở Nguyễn Duy, đặc biệt là những bài

6


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
thơ mang âm điệu lời ru: "Những khúc ru này có nhiều ý, nhiều tứ, nhiều hình
ảnh vọng về từ ca dao nhưng tổng hợp hơn, suy tư hơn, giàu cá tính sáng
tạo", “đọc thơ Nguyễn Duy, ta như được gặp một thế giới ca dao sinh động,
phập phồng làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của thi sĩ” [75] .
Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy của Đàm Thi Minh
Uyên nhận định: "Thơ Nguyễn Duy trong sáng, bình dị, giọng điệu và ngôn từ
đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn chất dân gian" [71].
Trong bài viết Nguyễn Duy, thi sĩ thảo dân, Chu Văn Sơn rất tâm đắc
với một phƣơng diện giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy, ấy là giọng ghẹo
được pha thêm chút bụi mà nhà thơ đã kế thừa và phát huy từ thơ ca dân gian:
"Không chỉ ghẹo trong tình tang, gã ghẹo cả trong tình đời. Lối ghẹo dân
gian vốn chỉ bóng gió vòng vo, đến gã đã đa dạng, đa thanh và đầy sinh khí
hiện đại. Gã trêu hoa ghẹo nguyệt rõ khéo, mà nhạo thế bỡn đời còn điệu
nghệ hơn. Giọng ghẹo được pha thêm chút bụi nữa đã tải được rất ngon lành
những tâm tình ở đằng sau tâm tình thảo dân của gã" [50].
Cũng viết về điệu ghẹo trong thơ Nguyễn Duy, tác giả công trình
nghiên cứu Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay - những đổi
mới cơ bản đánh giá: "Nguyễn Duy cũng rất mặn mà có duyên bởi cái điệu
"xẩm ngọng", "nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi"(...). Bị ám bởi điệu ghẹo
của dân gian, anh thích trêu tròng, đùa nhả, cười cợt ỡm ờ (...). Ngay trên đất
Mĩ, con người này vẫn giữ một vẻ ngang tàng, một hành động tưởng đùa
chơi, nghịch ngợm, một giọng điệu "tửng từng tưng" mà hóa ra lại ẩn chứa
bao điều về bản lĩnh, tư thế, phong cách người Việt" [65; tr.142-143].
Vƣơng Trí Nhàn với bài viết Một bản sắc đã đến lúc định hình đánh

giá sự trƣởng thành về giọng điệu thơ Nguyễn Duy: "Giờ đây, với tập Về từ
chỗ pha giọng, chập chững, mày mò, nhà thơ đã đi tới một giọng thơ có nhiều
phẩm chất thuần nhất. Dân dã mà hiện đại, từng trải dạn dày song lại run rẩy
tinh tế, cay đắng ngậm ngùi ngay trong khi cười cợt đắm say, lam lũ dông dài
mà vẫn có những nét cao sang riêng" [38].

7


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Tựu trung lại, các công trình nghiên cứu đã nhìn nhận, đánh giá thơ
Nguyễn Duy dƣới nhiều góc độ: từ một bài thơ, một tập thơ đến việc tìm hiểu
một vấn đề xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Các tác giả bài viết đã
ghi nhận, khẳng định những giá trị, thành tựu mà thơ Nguyễn Duy đã đạt
đƣợc, đồng thời cũng nhặt ra những "hạt sạn" mà nhà thơ chƣa "đãi" hết. Đó
là lối diễn đạt "nhiều khi còn khắc khổ, cầu kì và rắc rối" [56], "những vấp
váp trong sáng tạo, lối diễn đạt đôi khi ồn ào, xa lạ với âm hưởng của chính
thơ anh" [52], hoặc có những vần thơ "bụi mù quá ngứa cả mắt" [50]. Song
tất cả đều thống nhất quan điểm đánh giá Nguyễn Duy đã khơi nguồn sáng tạo
thành công từ mạch thơ ca truyền thống của dân tộc.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa ý kiến ngƣời đi trƣớc, luận văn của chúng
tôi sẽ đi sâu nghiên cứu giọng điệu thơ Nguyễn Duy nhƣ một đối tƣợng
chuyên biệt theo nhãn quan của thi pháp học hiện đại.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu vấn đề giọng điệu thơ Nguyễn Duy, từ
đó thấy đƣợc nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các tập thơ của Nguyễn Duy, đặc biệt dựa
vào cuốn Tuyển chọn thơ Nguyễn Duy của Trần Đăng Khoa (NXB Giáo dục

Hà Nội, 1998) vì cuốn sách có sự phân loại thơ Nguyễn Duy theo các mảng
đề tài và nội dung cảm hứng, rất tiện cho việc khảo sát và nghiên cứu.
3.3. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm làm sáng tỏ hơn một nét đặc sắc, độc đáo của phong cách thơ
Nguyễn Duy từ góc độ giọng điệu. Từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định giá
trị thơ Nguyễn Duy.
- Rèn luyện kĩ năng cảm hiểu, phân tích thơ.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: dùng để tập hợp, thống kê và phân

8


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
loại các dữ liệu, trên cơ sở đó khảo sát theo các khía cạnh khác nhau mà đề tài
hƣớng đến.
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: thế giới nghệ thuật trong một tác
phẩm hay toàn bộ sự nghiệp sáng tác của một tác giả bao giờ cũng tồn tại nhƣ
một hệ thống. Phƣơng pháp này nhằm giúp tái lập đối tƣợng trong chỉnh thể
hệ thống nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: đây là phƣơng pháp cần thiết khi đi
vào khám phá thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy với sự đa dạng về giọng điệu.
- Phƣơng pháp so sánh (lịch đại và đồng đại) để thấy điểm gặp gỡ, ảnh
hƣởng cũng nhƣ điểm khác biệt giữa thơ Nguyễn Duy và một số tiếng thơ khác.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đi sâu cắt nghĩa cơ chế sáng tạo giọng điệu thơ Nguyễn Duy
qua đó góp phần khẳng định thêm nét đặc sắc của một nhà thơ tài năng, có
phong cách nghệ thuật độc đáo.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:

- Chƣơng I: Một số vấn đề lí thuyết về giọng điệu và cơ sở hình thành giọng
điệu thơ Nguyễn Duy.
- Chƣơng II: Những sắc thái giọng điệu chính trong thơ Nguyễn Duy.
- Chƣơng III: Một số phƣơng thức tạo giọng tiêu biểu của thơ Nguyễn Duy.

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ GIỌNG ĐIỆU THƠ
VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIỌNG ĐIỆU THƠ NGUYỄN DUY

1.1. Một số vấn đề lý thuyết về giọng điệu thơ
1.1.1. Giọng điệu nghệ thuật

9


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thƣờng tiếp xúc với giọng nói
của con ngƣời khi phát âm trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Giọng nói không
chỉ tồn tại nhƣ một âm thanh (yếu tố vật chất mang đậm tính vật lí) mà còn
hàm chứa thái độ, tình cảm, cá tính của ngƣời nói. Từ điển tiếng Việt (do
Viện Ngôn ngữ biên soạn năm 2000) cũng giải thích giọng điệu là "giọng nói,
lối nói biểu hiện một thái độ nhất định". Vậy nên, trong thực tế giao tiếp, tùy
thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp hay mục
đích giao tiếp mà có các biểu hiện khác nhau của giọng điệu. Giọng điệu
thƣờng thể hiện tính cách và tâm trạng của con ngƣời, nó còn in dấu ấn nghề
nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa của chủ thể phát ngôn.
Ở đây, chúng ta bàn đến khái niệm giọng điệu trong tác phẩm nghệ
thuật. Nếu nhƣ trong giao tiếp thƣờng nhật, giọng điệu thƣờng mang tính nhất
thời (do phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích
giao tiếp), vì một lí do nào đó mà lúc này con ngƣời nói bằng một giọng, lúc

sau lại nói bằng giọng khác. Còn trong văn học, giọng điệu tác giả lại có tính
tƣơng đối nhất quán.. Giọng điệu bao giờ cũng đƣợc tổ chức một cách công
phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Nó là một yếu tố quan
trọng để hình thành phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đến với nghệ thuật,
ngƣời nghệ sĩ bao giờ cũng muốn tạo cho mình dấu ấn riêng, và điều đó chỉ
có đƣợc khi anh ta tạo đƣợc chất giọng riêng độc đáo, không trộn lẫn.
Trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học đã có rất nhiều ý kiến bàn
về vấn đề giọng điệu. Từ xƣa, các nhà lí luận phƣơng Đông khi nhắc đến
giọng điệu và phong cách nhà văn đƣa ra những khái niệm gần gũi nhƣ "hơi
văn"," khí văn", "tình điệu"... Tào Phi trong Điển luận bắt đầu đề cập đến
giọng, trong đó đặc biệt chú ý đến mối quan hệ chặt chẽ giữa cảm hứng và
giọng điệu: "Khí là khí của người tạo ra văn, còn thể thì thường dùng để nói về
tác phẩm văn học. Những câu thơ được sáng tạo trong các xung động của cảm
hứng sáng tác qua hàng trăm cái giọng" [14; tr.15.]. Nguyễn Đức Đạt trong

10


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Nam Sơn tùng thoại có nhận xét hết sức tinh tế về mối quan hệ giữa văn và
ngƣời: "Văn như con người của nó. Văn thâm hậu thì con người của nó trầm
mà tĩnh; văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa; văn cao khiết thì con
người của nó đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó cương mà
nhanh; văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn" [14;tr.16]...
Đến thế kỉ XX, giới nghiên cứu phê bình văn học cả Đông lẫn Tây thực
sự quan tâm đến vấn đề giọng điệu nghệ thuật, coi đó là yếu tố quan trọng
hàng đầu của phong cách nhà văn. Trong công trình Thi pháp tiểu thuyết,
M.Bakhtin cho rằng giọng điệu bao giờ cũng thể hiện thái độ lập trƣờng của
chủ thể. A.P. Chekhov cũng khẳng định: "Nếu tác giả không có lối nói riêng
của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả". Và ta biết, "lối nói

riêng" ấy chủ yếu do giọng điệu tạo nên. Trong số các ý kiến bàn về giọng
điệu, nhận định của M.B.Khravchenko rất đƣợc chú ý. Ông coi giọng điệu là
một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật: "Phong cách là một hệ thống
phức tạp và trong hệ thống ấy, điều cần chú ý đầu tiên là phải tính đến sự
tổng hợp của những phương tiện giọng điệu", "Đề tài, tư tưởng, hình tượng
chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối
tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của
lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở
giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một
thể thống nhất hoàn chỉnh" [28; tr.167-168].
Giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam thời kì sau năm 1975 cũng
tỏ ra quan tâm nhiều đến giọng điệu nghệ thuật. Lê Ngọc Trà trong cuốn Lí
luận văn học coi giọng điệu là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác
của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể: "Trong văn học, giọng điệu vừa
liên kết các hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng
nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa có chỗ dựa chính để
các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một

11


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
kiểu nào đó. Trong chỉnh thể giọng ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn,
thậm chí mới mẻ hơn" [67]. Theo ông, giọng điệu cũng là yếu tố quan trọng
của phong cách nghệ thuật: "Trong giọng thể hiện cả nhận thức, thái độ, lối
sống và cả nội lực của nhà văn (giọng nhiều khi cũng có nghĩa là hơi văn,
văn khí). Đồng thời, giọng cũng là cái không lẫn được. Chính tính tổng hợp
và độc đáo ấy làm cho giọng trở thành nhân tố mang phong cách rất rõ"[67].
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì khẳng định: "Giọng điệu
phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả,

có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền
cảm cho người đọc"[20].
Nhìn chung, việc nghiên cứu văn học, đặc biệt là dƣới góc độ thi pháp
học hiện đại thì vấn đề giọng điệu tác giả rất đƣợc coi trọng. Dƣới đây, chúng
tôi đi vào tìm hiểu phạm vi cụ thể hơn, vấn đề giọng điệu trong thơ.
1.1.2. Giọng điệu thơ - nhìn từ đặc trưng thể loại
Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt với đặc trƣng thể loại là sự
xúc cảm và suy tƣ của nhà thơ trƣớc các hiện tƣợng đời sống, thƣờng đƣợc
thể hiện một cách trực tiếp. Dấu hiệu tiêu biểu của nó là tính chất cá thể hóa
của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện. Trong khi đó, văn
xuôi lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở đây, tƣ
tƣởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động
bên ngoài của con ngƣời tới mức dƣờng nhƣ không có sự phân biệt nào cả.
Do đó, giọng điệu trong thơ cũng khác với giọng điệu trong tác phẩm tự sự.
Câu thơ "đưa một thông báo về một thông điệp sống thực của tác giả vào lĩnh
vực nghệ thuật, tức là biến một dữ kiện kinh nghiệm thành một sự kiện nghệ
thuật; đồng thời câu thơ lại cho phép tái tạo bằng giọng điệu trữ tình một sự
thật trực tiếp thể hiện sự sống cá nhân, một giọng người thật sự riêng biệt giọng nói của nhà thơ" [3; tr314].

12


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Các nhà lí luận nổi tiếng trên thế giới chỉ ra rằng thơ ca mang bản chất
"độc bạch", "trinh nguyên" và "khép kín" (M. Bakhtin) nên "bao giờ cũng có
một tính chủ quan trong giọng điệu" (G.N. Pospelov). Pospelov còn khẳng
định: "Trữ tình không dung hợp được thứ giọng điệu thuần túy miêu tả và
không thiên vị vốn là giọng điệu thường gặp ở các tác phẩm tự sự"[44].
Ở nƣớc ta, các công trình nghiên cứu thơ cũng đề cập nhiều đến vấn đề
giọng điệu. Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã nắm bắt rất tinh tế

chất giọng gắn liền với tạng hồn riêng của các cây bút Thơ mới: "Chưa bao
giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như
Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị
như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu" [60]. Ở đây, Hoài Thanh chƣa giải thích giọng điệu trên cơ sở tƣ duy lí
luận mà mới chỉ dựa vào trực cảm nghệ thuật. Hoàng Thiếu Sơn trong bài viết
Lịch sử và thi ca (Tri tân, số 134, 135 - 1944) cũng nói đến "hơi văn", "giọng
thơ" nhƣng chủ yếu ông coi đó là biểu hiện trực tiếp của cảm xúc.
Theo Nguyễn Đăng Điệp (công trình Giọng điệu thơ trữ tình) thì Trần
Đình Sử là ngƣời đầu tiên đã nhìn giọng điệu bằng cái nhìn hệ thống theo tinh
thần thi pháp học hiện đại. Trong Thi pháp thơ Tố Hữu, ông đã "phân biệt
hiện tượng giọng điệu trong đời sống và giọng điệu trong nghệ thuật, coi
giọng điệu văn chương là một phương diện cấu thành hình thức của văn học".
Nguyễn Đăng Điệp đánh giá: "Đây là một phân biệt đích đáng (...). Theo
Trần Đình Sử, giọng điệu nhà thơ là sự biểu thị lập trường, tư tưởng, cảm xúc
chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân" [14;tr.23].
Một số nhà nghiên cứu khác cũng tìm hiểu giọng điệu thơ từ nhiều góc
độ nhƣ: Lê Ngọc Trà, Hoàng Ngọc Hiến, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,
Lê Anh Hiền, Lã Nguyên, Lê Lƣu Oanh... Bài Giọng điệu trong văn chương
của Hoàng Ngọc Hiến đã lí giải mối quan hệ giữa giọng điệu và cảm hứng.

13


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Hà Minh Đức lại nhận thấy giọng điệu không chỉ liên quan đến cảm hứng mà
còn liên quan đến "cái tôi" trữ tình của thi sĩ. Lê Lƣu Oanh chú ý đến giọng
điệu của câu thơ. Lã Nguyên tiếp cận giọng điệu từ góc độ văn hóa nghệ thuật
qua một bài thơ cụ thể...

Công trình Giọng điệu trong thơ trữ tình của Nguyễn Đăng Điệp (xuất
bản năm 2002) là sự tổng hợp và bổ sung một cách có hệ thống so với các công
trình trƣớc đó. Ông chú ý phân biệt giọng điệu với ngữ điệu, nhạc điệu và nhịp
điệu; coi giọng điệu là phƣơng diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả.
Cũng theo ông, giọng điệu trong thơ trữ tình có thể nhận diện ở các cấp độ:
giọng điệu trong tác phẩm thơ trữ tình, giọng điệu nhà thơ và giọng điệu thời đại.
Tìm hiểu giọng điệu trong tác phẩm trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp đặc
biệt chú ý đến chủ thể trữ tình. Ông cho rằng để bắt trúng giọng điệu bài thơ,
ngƣời đọc phải phát hiện đƣợc cái nhìn, vị thế, giọng điệu của ngƣời nói trong
thơ. Giọng điệu đƣợc thể hiện qua lời văn nghệ thuật, cách tổ chức ngữ lƣu, cách
tạo dáng câu thơ, cách xây dựng và tổ chức nhạc điệu, nhịp điệu, qua các môtip
và hình tƣợng. Kĩ thuật phân tích giọng điệu tác phẩm phải trải qua các thao
tác cơ bản sau: xác định tƣ thế của ngƣời nói và điểm nhìn nghệ thuật; khảo
sát nghệ thuật xây dựng lời văn để biểu hiện giọng điệu; vai trò của hình
tƣợng và môtip trong việc thể hiện giọng điệu; lí giải chức năng và vai trò
giọng điệu trong chỉnh thể tác phẩm.
Để xác định giọng điệu nhà thơ cần chú ý đến cảm hứng (mà cốt lõi của
cảm hứng là tƣ tƣởng, là thái độ yêu, ghét...), chú ý đến kiểu tác giả, kiểu nhà
thơ, thân phận của họ và tƣ thế trữ tình của nhà thơ ấy. Đặt nhà thơ trong một
kiểu tác giả sẽ cho phép khu biệt đƣợc sự độc đáo của ông ta và tìm thấy bóng
dáng của thời đại hiện lên trong những đứa con tinh thần của nhà thơ. Giọng
điệu còn thể hiện ở sự lặp lại những yếu tố hình thức - sự lặp lại mang ý nghĩa
phong cách và đặc biệt thể hiện rõ nhất trong "bí mật" dùng từ của nhà thơ.

14


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Giọng điệu thời đại là giọng điệu chung của các nghệ sĩ cùng chia sẻ
quan niệm nghệ thuật của thời đại. Sự thay đổi của mỗi thời đại trƣớc hết hiện

ra qua sự thay thế các kiểu nhà thơ. Giọng điệu thời đại còn thể hiện ở hệ
thống hình tƣợng, biểu trƣng mà nó thƣờng sử dụng. Giữa giọng điệu tác
phẩm, giọng điệu tác giả và giọng điệu thời đại luôn có tác động qua lại. Là
một hiện tƣợng nghệ thuật, giọng điệu nhà thơ thực sự là một sản phẩm của
một quá trình sáng tạo, tự nó là một hệ thống trong một hệ thống lớn hơn. Các
yếu tố trong hệ thống ấy có tác động qua lại mật thiết nhằm bộc lộ chiều sâu
cái nhìn, thái độ của nhà thơ với thế giới. Giọng điệu của thời đại có ảnh
hƣởng tới giọng điệu cá nhân nhƣng chính giọng điệu cá nhân là yếu tố tạo
nên sự phong phú và âm hƣởng chung của giọng điệu thời đại.
Những vấn đề lí thuyết này sẽ là điểm tựa cho chúng tôi đi vào nhận
diện giọng điệu thơ Nguyễn Duy.
1.2. Cơ sở hình thành giọng điệu thơ Nguyễn Duy
1.2.1. Yếu tố quê hương và gia đình
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại xã Đông
Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phƣờng Đông Vệ, T.P Thanh Hóa), tỉnh Thanh
Hóa. Nơi Nguyễn Duy sinh ra là một làng quê nghèo, rất gần với Gia Mƣu
ngoại trang - nơi phát tích nhà Nguyễn, một vùng chiêm trũng nên cũng thật
nhiều kham khổ. Xứ Thanh đã từng lƣu truyền câu ca: Oai hùng Thanh Hóa
ta đây/Vua thì cũng lắm, ăn mày cũng đông. Khi trả lời phỏng vấn của Phạm
Hùng và Đỗ Quyên (báo Diễn đàn, số 114 năm 2002), Nguyễn Duy tâm sự:
"Tôi quê ở cái vùng "ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt dây điện
thoại", là cái vùng "khu Bốn đẩy ra, khu Ba đẩy vào". Tôi sinh ra ở nông thôn,
làm ruộng từ bé, đằm mình trong đất cát, rơm rạ, cua ốc và ngôn ngữ của nhà
quê. Lớn lên thì đi lang thang nhiều nơi, nhưng mà cái thần hồn của làng quê
trong tôi nó cứ nhập vào như lên đồng ấy. Chính thế mà sau này tôi rất thích
làm thơ lục bát”. Trong nhiều bài thơ ông để lộ khá rõ “cái tôi tiểu sử”:

15



Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo
quen cái thói hay nói về gian khổ
dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm
Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất
bãi tha ma không một cái mả xây
mùa gặt hái rơm nhiều thóc ít
lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày
Thuở tới trường cũng đầu trần chân đất
chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai...
(Đánh thức tiềm lực)
Hình bóng cuộc sống làng quê vất vả, lam lũ hội tụ nơi một "xó bếp"
rất quen thuộc với "Mẹ ta nhễ nhãi mồ hôi/đàn con lóc nhóc khóc cười/tuổi ta
xanh như tàu rau tươi", "gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai"... Thế
nhƣng, chính nơi làng quê nghèo khó ấy, Nguyễn Duy cũng đã có đƣợc
những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, trong mát để nuôi dƣỡng hồn thơ:
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích chòe đánh thức buổi ban mai.
(Tuổi thơ)
Có thể nói, cái miền quê “thương mến đến tận cùng chân thật” ấy đã
gợi nguồn cảm hứng để Nguyễn Duy sáng tác nên nhiều bài thơ làm lay động
16



Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
lòng ngƣời. Nhà thơ viết về cảnh quê và ngƣời quê bằng một tình yêu máu
thịt, da diết sẻ chia. Trong thế giới tinh thần ngƣời Việt, quê hƣơng bao giờ
cũng có một ý nghĩa đặc biệt, đó là nơi "chôn nhau cắt rốn", là bến náu bình
yên để con ngƣời tìm về sau những thăng trầm, phiêu bạt. Cái hồn của làng
quê đã sớm nhập vào Nguyễn Duy và theo riết hành trình sống của ông:
Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
có một miền quê trong đi đứng nói cười.
(Tuổi thơ)
Nơi làng quê khoai ngô rơm rạ ấy, gia cảnh Nguyễn Duy cũng có
những nỗi niềm riêng. Cậu bé Duy sớm mồ côi mẹ, đƣợc bà ngoại nuôi dạy từ
nhỏ. Nỗi bất hạnh của tuổi thơ côi cút đã đƣợc bà bù đắp. Bà ngoại nhà thơ là
một nông dân mù chữ nhƣng lại chứa trong mình cả một kho tàng ca dao, hò
vè, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện tiếu lâm, truyện Nôm khuyết danh và
những đoạn thơ lục bát đầy cảm thƣơng trong Truyện Kiều. Khi vỗ về giấc
ngủ cho cháu, bà thƣờng ngâm nga những câu ca nồng ấm nghĩa tình. Trong
cuộc sống hàng ngày, hễ nói điều gì bà cũng hay vận thành ngữ, tục ngữ. Nhƣ
một lẽ tự nhiên, những ý tứ của ca dao, tục ngữ dân gian cứ lặng lẽ thấm vào
tâm hồn nhà thơ. Sau này, Nguyễn Duy có kể lại ảnh hƣởng của bà với mình:
"Bà ngoại tôi là một người không biết chữ nhưng có một trí nhớ tuyệt vời, ca
dao, hò vè, truyện Nôm thuộc nằm lòng. Tôi lớn lên cùng những câu chuyện
kể của bà, hiểu về nhân tình thế thái trong những ngày theo bà hành hương về
những ngôi chùa. Từ những chuyện kể, câu ca của bà, tôi bắt đầu viết những
câu lục bát ngắn như một cách viết nhật kí, nay nhẩm một câu, mai nhẩm một
câu"[58]. Hình ảnh ngƣời bà quê mùa dân dã sẽ thành cảm hứng để Nguyễn
Duy sáng tác nên những bài thơ đặc sắc mang đậm âm hƣởng của ca dao dân
gian: Đò Lèn, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Lời ru mùa thu...
Đƣợc tắm mình trong nguồn suối mát lành của ca dao- dân ca, hồn thơ
Nguyễn Duy đã thấm một cách tự nhiên những gì làm nên cốt cách con ngƣời
Việt cổ truyền, để rồi sau này hình thành một chất giọng rất riêng: giọng điệu

17


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
ru vỗ ngọt ngào, đằm thắm, thiết tha. Với ngƣời nghệ sĩ ấy, truyền thống và
bản sắc văn hóa dân tộc chính là vẻ đẹp mà ông tìm về khi theo đuổi khát
vọng sáng tạo nghệ thuật. Hơn một lần nhà thơ khẳng định:
- Nghìn năm trên dải đất này
cũ sao được cánh cò bay la đà
cũ sao được sắc mây xa
cũ sao được khúc dân ca quê mình.
(Khúc dân ca)
- Cứ bèo bọt bước thiên di
Đưa chân lục bát mà đi loằng ngoằng
(…)
Cứ là rượu của chúng sinh
Cho ai nhấm nháp cho mình say sưa.
(Bao cấp thơ)
Có thể nói, với Nguyễn Duy, nền văn học Việt Nam đã có thêm một bằng
chứng sinh động về sự gắn bó máu thịt giữa văn học dân gian và văn học viết.
1.2.2. Cá tính và điệu tâm hồn nhà thơ
Giọng điệu thơ phụ thuộc rất nhiều vào cá tính, tâm hồn của chủ thể
sáng tạo. Đúng nhƣ nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: "Mỗi
nhà văn có một cái tạng riêng, nó tạo nên một thứ nam châm riêng để bắt lấy
những gì thích hợp với nó"[33]. Cái "tạng riêng" ấy có thể do thiên bẩm,
nhƣng cũng phải nhờ sự khổ luyện tìm tòi.
Nguyễn Duy từ nhỏ đã đƣợc tắm mình trong nguồn suối văn học dân
gian nhờ bà ngoại ("người thầy dạy tôi làm những vần thơ đầu đời" nhƣ chính
nhà thơ đã tâm sự) rồi biết làm thơ từ sớm, khi mới là cậu học trò lớp 2
trƣờng làng. Bài thơ Trên sân trường sáng tác năm 1957 (sau đƣợc đƣa vào

tập thơ Sáu và Tám - 1994) đƣợc Nguyễn Duy coi là "những vần nôm na về
kỉ niệm bé con của mình". Khoảng 14,15 tuổi đang học trƣờng Lam Sơn,

18


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Thanh Hóa, cậu học trò ấy đã làm thơ gửi nhiều báo, trong đó có một bài
Nguyễn Duy hình dung về ngƣời vợ tƣơng lai của mình mang tựa đề Người
vợ của tôi. Bài thơ chỉ mỗi Nguyễn Duy thuộc lòng còn các báo thì không nơi
đâu chịu in, thế nhƣng nó cũng cho thấy ở ông một ngƣời rất giàu trí tƣởng
tƣợng. Lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nƣớc đang diễn ra
ác liệt, Nguyễn Duy cũng nhƣ bao thanh niên Việt Nam yêu nƣớc đã tình
nguyện khoác áo lính "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" (Tố Hữu). Ông trở
thành nhà thơ - chiến sĩ, một trong những gƣơng mặt tiêu biểu nhất trong
phong trào thơ trẻ thời này. Đi qua cuộc chiến tranh, trở về với cây cỏ ruộng
vƣờn, chứng kiến cuộc hồi sinh nhọc nhằn của đất nƣớc thời hậu chiến,
Nguyễn Duy đã có đƣợc những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, thấu hiểu cái
đƣợc, cái mất và chân giá trị của sự sống. Sự từng trải còn nhờ Nguyễn Duy
rất "ham đi". "Duy đi hầu khắp đất nước, đi qua bão, qua lụt, qua đạn, qua
bom, đi "xẻ dọc Trường Sơn". Nguyễn Quang Sáng đã đùa ví Nguyễn Duy
"như một con ngựa sung sức, nếu không được buông vó trên đường đi, thì ở
trong tàu, lúc nào cũng nghe cái tiếng gõ lộp cộp của nó, nó đòi đi" [49].
Nguyễn Duy tự nhận mình là "một người lương dân sống rất thành tâm
với cuộc đời", giống nhƣ bà ngoại của ông, nghĩa là ông chọn cho mình cách
sống của một thảo dân - một “lƣơng dân”, dân dã mà thành thực:
Vẫn trang trọng tấm lòng trung thực
dù có thể lỗi lầm - làm thế nào mà biết trước
dù có sao thì cũng phải chân thành.
(Nhìn từ xa… Tổ quốc)

Về bản chất con ngƣời mình, Nguyễn Duy tự bạch: "Như tôi mang dấu
ruộng dấu vườn" (Tuổi thơ). Cái "dấu ruộng vườn" ấy sẽ kết lắng bền sâu
trong suốt quãng đời ông sống cuộc sống thị dân nơi thành phố sôi động nhất
nƣớc.Và ta thấy cái tôi trữ tình Nguyễn Duy hiện ra thành hai bản thể: mang
đậm "hồn quê" và hài hòa "hồn phố", nó có vẻ tƣơng ứng với hai hình tƣợng

19


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
nổi bật mà ông sáng tạo trong thơ là Đất và Gió (trong đó Đất là phần bình ổn,
mộc mạc, giản dị còn Gió là phần phóng túng, lãng mạn, đa tình). Ta hiểu vì
sao thơ ông vừa có chất giọng dung dị, mộc mạc lại cũng vừa gai góc, ngang
tàng; vừa bụi bặm, tƣng tửng, dạn dày song vẫn giữ đƣợc những run rẩy, ngỡ
ngàng, tình tứ; nhiều khi nhƣ kể lể dông dài mà vẫn không che mờ nét cao
sang riêng. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhận xét khá thú vị về con ngƣời và
thơ Nguyễn Duy: "Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ
Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó" [49]. Vƣơng Trí
Nhàn cũng thấy ở ông "một người lùn mập, mặt vuông, bàn chân bè, bàn tay
chai sạn, mái tóc ổ rơm, nghĩa là một thứ ngoại hình không thơ chút
nào"[38]. Ấy vậy mà thơ Nguyễn Duy lại có đƣợc lực hấp dẫn riêng. Tất
nhiên, trong cách so sánh của nhạc sĩ họ Trịnh, ta hiểu "đám đất hoang"
không chỉ nói về diện mạo bên ngoài, mà quan trọng hơn, khắc họa cái bản
tính của ngƣời thôn dân Việt Nam: đó là sự hồn nhiên, mộc mạc, chất phác,
ngay thẳng, nhân hậu.
Ở Nguyễn Duy ta còn thấy bộc lộ bản lĩnh và tấm lòng của một "sĩ
phu" đất Việt. Thƣờng trực nỗi trở trăn về số phận dân tộc, nhân dân, ông can
đảm đối diện với sự thật và thẳng thắn chất vấn những bất cập của đời sống.
Đó là thời hậu chiến với muôn vàn khó khăn: thiếu thốn, thiếu tất cả nhƣng lại
thừa sự trì trệ, sự dối trá và thói ba hoa. Ba bài thơ mà có ngƣời gọi là "bộ ba

thế sự" (Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ xa... Tổ quốc, Kim mộc thủy hỏa thổ)
là những tác phẩm tiêu biểu cho tấm lòng kẻ sĩ đã đề cập đến những vấn đề
"kinh mạch", "huyệt đạo" mà nhiều ngƣời vẫn ngại ngần né tránh. Tinh thần
tự vấn và chất vấn của Nguyễn Duy lay động mạnh mẽ bạn đọc, buộc họ phải
nhìn lại tƣ cách công dân để cùng hành động vì một cuôc sống tốt đẹp hơn.
Những bài thơ nhƣ vậy mang đậm "tố chất" của một "sĩ phu Bắc Hà" nhƣ nhà
văn Tô Nhuận Vĩ nhận xét (phát biểu tại buổi giới thiệu bản dịch ra tiếng Anh

20


Đề tài: Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
tác phẩm Nhìn từ xa... Tổ quốc tại Đại học Văn hóa Hà Nội nhân dịp Hội thơ
xuân tối 16 tháng giêng Tết Ất Mùi - 2015).
Nhƣ vậy, cá tính và tâm hồn Nguyễn Duy có sự thống nhất chặt chẽ với
chất giọng nghệ thuật trong thơ ông: dân dã mà tinh tế, sâu sắc; bỡn cợt,
ngang tàng, gai góc mà đầy trách nhiệm với cộng đồng.
1.2.3. Tư tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy
Một nhà văn đích thực khi cầm bút đều tự giác về nghề văn, đều có một
lí tƣởng nghệ thuật để mình tôn thờ, theo đuổi. Theo nhà nghiên cứu Chu Văn
Sơn thì trong tƣ tƣởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy,
triết lí nhân sinh "Ta là dân - vậy thì ta tồn tại" (Nhìn từ xa...Tổ quốc) có ý
nghĩa nhƣ một "mẫu gốc". Quan niệm đó không chỉ thể hiện tình cảm máu
thịt với nhân dân lao động mà còn là sự lựa chọn hƣớng đi trong nghệ thuật:
hòa mình vào nhân dân, cất lên tiếng nói của chính họ. Mà nhân dân - "thập
loại chúng sinh" trong thơ Nguyễn Duy hầu hết lam lũ, quê mùa, quanh năm
cúi mặt xuống thửa ruộng hoặc những thân phận bé nhỏ bèo bọt chốn thị
thành, nếu có là ông vua thì ông vua đó cũng chỉ là "người thợ khổng lồ" thảo dân đúng nghĩa. Vậy quan niệm của Nguyễn Duy về cái Đẹp nhƣ thế
nào? Nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Duy "tìm cái Đẹp ngay trong cái Khổ,
chính xác hơn là khắc chế cái Khổ, vượt lên cái Khổ, đó chính là cái Đẹp.

Một tư tưởng mĩ học thật khỏe khắn và thực tế - một thứ mĩ học của thảo dân"
[50]. Theo chúng tôi đây là nhận định thuyết phục. Cách Nguyễn Duy triết lí
về "cái ấm nồng nàn như lửa/cái mộc mạc lên hương của lúa" trong Hơi ấm
ổ rơm và đặc biệt về Tre Việt Nam đã thể hiện rất rõ điều đó:
Ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
có gì đâu, có gì đâu
mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều

21


×