Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 120 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

HONG TH LOAN THANH

THựC TRạNG Và GIảI PHáP
NÂNG CAO NHậN THứC Về SứC KHỏE SINH SảN CủA SINH VIÊN
TạI TRƯờNG CAO ĐẳNG SƯ PHạM THáI BìNH, TỉNH THáI BìNH

Chuyờn ngnh:

Sinh hc thc nghim

Mó s:

60.42.01.14

LUN VN THC S SINH HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. Dng Th Anh o

H NI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên, TS. Dương Thị Anh Đào,
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ
nhiệm và các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh lý người - động vật, khoa Sinh
học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu


và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình, cùng gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên

Hoàng Thị Loan Thanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên

Hoàng Thị Loan Thanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai


ĐC

Đối chứng

ĐH

Đại học

DS

Dân số

GV

Giáo viên

HIV/AIDS

Human immunodeficiency virus infection/Acquired
immuno deficiency syndrome (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải)

HS

Học sinh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


LTQĐTD

Lây truyền qua đƣờng tình dục

Nxb

Nhà xuất bản

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SV

Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN


Thực nghiệm

TNCS

Thanh niên cộng sản

Tr.

Trang

VTN

Vị thành niên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ của đề tài....................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 4
NỘI DUNG ...................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................ 4
1.1. Cơ sở lý luận chung ................................................................................... 5
1.1.1. Sức khỏe sinh sản .................................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản................................................................ 5
1.1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản ............................................... 6
1.1.1.3. Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản ................................................. 6

1.1.2. Sức khỏe sinh sản vị thành niên .............................................................. 8
1.1.2.1. Khái niệm vị thành niên, thanh niên .................................................... 8
1.1.2.2. Khái niệm sức khỏe sinh sản vị thành niên.......................................... 9
1.1.3. Cơ sở lý luận của các biện pháp nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh
sản.................................................................................................................... 12
1.1.3.1. Vai trò của giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ........................ 12
1.1.3.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên......................... 15
1.2. Lƣợc sử quá trình nghiên cứu .................................................................. 26
1.2.1. Lƣợc sử nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 26
1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 30
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 36


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: chia thành 2 giai đoạn ......................................... 36
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số...................................................... 37
2.2.2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn bằng phiếu .................................................. 37
2.2.2.2. Phƣơng pháp thiết kế bài giảng, hoạt động........................................ 37
2.2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................. 38
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 38
2.3.1. Địa điểm ................................................................................................ 38
2.3.2. Thời gian ............................................................................................... 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 38
3.1. Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
Thái Bình ......................................................................................................... 38
3.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 38
3.1.2. Hiểu biết về sự dậy thì .......................................................................... 40
3.1.2.1. Hiểu biết về sự thay đổi thể chất, sinh lý và tâm lý ở tuổi dậy thì .... 40
3.1.2.2. Sự chia sẻ sinh viên nhận đƣợc trƣớc những thay đổi ở tuổi dậy thì ..... 45

3.1.3. Hiểu biết về một số vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục ................. 47
3.1.3.1. Hiểu biết về quan hệ tình dục ............................................................ 47
3.1.3.2. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai ................................................. 49
3.1.3.3. Hiểu biết về nạo, phá thai................................................................... 53
3.1.4. Hiểu biết về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình .................................... 55
3.1.5. Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ................................. 57
3.1.5.1. Nhận biết bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục .................................. 57
3.1.5.2. Hiểu biết về các con đƣờng lây truyền các bệnh lây truyền qua đƣờng
tình dục ............................................................................................................ 59
3.1.5.3. Hiểu biết về cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.. 61


3.1.6. Điều tra sinh viên về vấn đề giáo dục tình dục cho vị thành niên, thanh
niên và tích hợp kiến thức sức khỏe sinh sản trong chƣơng trình giáo dục đại
học ................................................................................................................... 63
3.1.6.1. Vấn đề giáo dục tình dục cho vị thành niên, thanh niên .................... 63
3.1.6.2. Vấn đề tích hợp kiến thức sức khỏe sinh sản trong chƣơng trình giáo
dục đại học ...................................................................................................... 65
3.2. Kết quả can thiệp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản ................... 68
3.2.1. Kết quả đánh giá bài kiểm tra kiến thức sức khỏe sinh sản .................. 68
3.2.2. Kết quả đánh giá hiểu biết về các biện pháp tránh thai ........................ 69
3.2.3. Kết quả đánh giá hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục
và HIV/AIDS .................................................................................................. 72
3.2.4. Hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình và bình đẳng giới .......................... 74
3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về SKSS cho SV trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm Thái Bình ............................................................................................... 76
3.3.1. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức SKSS cho đội ngũ cán bộ,
giảng viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình ........................................... 76
3.3.2. Tăng cƣờng sự chỉ đạo, cải tiến trong nội dung và quản lý công tác giáo
dục SKSS trong trƣờng học ............................................................................ 76

3.3.3. Tăng cƣờng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại
khóa, xây dựng các mô hình tác động ............................................................. 77
3.3.4. Động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện để SV tham gia nghiên cứu khoa học
với các đề tài có liên quan đến giáo dục SKSS............................................... 78
3.3.5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra ................................................. 79
3.3.6. Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trƣờng với gia đình, cộng đồng, xã
hội và sự tự giáo dục của cá nhân SV ............................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu .........................................................39
Bảng 3.2. Hiểu biết về sự thay đổi thể chất, sinh lý và tâm lý ở tuổi dậy thì .........41
Bảng 3.3. Sự chia sẻ sinh viên nhận đƣợc khi bƣớc vào tuổi dậy thì......................45
Bảng 3.4. Hiểu biết về quan hệ tình dục của đối tƣợng nghiên cứu........................47
Bảng 3.5. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai ........................................................50
Bảng 3.6. Hiểu biết về nạo, phá thai của đối tƣợng nghiên cứu ..............................54
Bảng 3.7. Hiểu biết về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình .......................................55
Bảng 3.8. Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ....................................58
Bảng 3.9. Các con đƣờng lây truyền các bệnh LTQĐTD........................................59
Bảng 3.10. Hiểu biết về cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD ..............................62
Bảng 3.11. Nhận thức về vấn đề giáo dục tình dục cho vị thành niên, thanh niên......65
Bảng 3.12. Hiểu biết về vấn đề tích hợp kiến thức SKSS ở trƣờng chuyên nghiệp...66
Bảng 3.13. Xếp hạng kết quả bài kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức kiến thức
SKSS .............................................................................................................................68
Bảng 3.14. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai của đối tƣợng nghiên cứu .........69
Bảng 3.15. Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS ..72
Bảng 3.16. Ý kiến về vấn đề kế hoạch hóa gia đình và bình đẳng giới của đối
tƣợng nghiên cứu..........................................................................................................74



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Hiểu biết về các dấu hiệu thay đổi thể chất và sinh lý của sinh viên......42
Hình 3.2. Hiểu biết về các dấu hiệu thay đổi tâm lý của sinh viên ................. 43
Hình 3.3. Hiểu biết về từng nhóm dấu hiệu thay đổi khi bƣớc vào tuổi dậy thì
của SV ............................................................................................................. 44
Hình 3.4. Tỉ lệ hiểu biết về các BPTT của sinh viên ...................................... 51
Hình 3.5. Lý do không sử dụng biện pháp tránh thai ..................................... 52
Hình 3.6. Khoảng cách sinh con thích hợp ..................................................... 57
Hình 3.7. Mức độ nhận biết các bệnh LTQĐTD của sinh viên ...................... 59
Hình 3.8. Mức độ nhận thức về SKSS của nhóm ĐC và TN ......................... 69
SƠ ĐỒ 3.1. MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA CÁC GIẢI PHÁP ............. 81


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, đảm bảo dân số ổn
định, phát triển kinh tế – xã hội là mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với mọi dân
tộc, mọi đất nƣớc, nhất là trong thời kì hội nhập. Trong đó, đẩy mạnh giáo
dục dân số và sức khỏe sinh sản (SKSS) trong trƣờng phổ thông là phần
không thể thiếu. Bởi vì, giáo dục dân số, SKSS đƣợc thực hiện tốt thì chất
lƣợng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội đƣợc nâng lên góp phần
thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang sống trong môi trƣờng hội nhập, có
nhiều cơ hội để phát triển song cũng có không ít nguy cơ và thách thức, đặc biệt
là những nguy cơ về SKSS. Do đó, chăm sóc SKSS cho thanh thiếu niên có ý

nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách công dân, đảm
bảo cho việc đạt đƣợc mục tiêu chính sách dân số quốc gia bền vững [9, 10].
Hiện nay, tại các trƣờng trung học phổ thông (THPT) cũng nhƣ các cơ sở
giáo dục chuyên nghiệp, nội dung giáo dục SKSS đƣợc lồng ghép vào một số
môn học là Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân. Tuy nhiên, với chƣơng trình
học quá nặng, việc lồng ghép nội dung SKSS còn gặp nhiều khó khăn, không
mang tính chất bắt buộc và phụ thuộc vào thời lƣợng dƣ của mỗi môn học. Do
đó, kiến thức của học sinh, sinh viên (HS, SV) về SKSS còn hạn chế, dẫn đến
tăng khả năng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình
dục; quan hệ tình dục sớm, không an toàn; mang thai ngoài ý muốn, nạo phá
thai tiền hôn nhân...để lại hậu quả nghiêm trọng về khả năng phát triển năng
lực, thể chất và tâm lý cho các em [9, 10].
Theo điều tra quốc gia về vị thành niên (VTN) và thanh niên Việt Nam
lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2009, tỉ lệ nạo phá thai ở VTN trên tổng số ca đẻ
ƣớc tính khoảng 20%, cao hơn nhiều so với số liệu của Bệnh viện Phụ sản

1


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Trung ƣơng và Bệnh viện Từ Dũ. Vì thế, theo các chuyên gia sự chênh
lệch này phản ánh mảng tối trong việc phá thai không an toàn hiện nay [8].
Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình
mỗi năm cả nƣớc có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 – 19, trong
đó 60 – 70% là HS, SV. Theo Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS
– KHHGĐ), mặc dù tỉ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm,
nhƣng tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm
hơn 20% các trƣờng hợp nạo phá thai. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy,

độ tuổi quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm.
Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây
truyền qua đƣờng tình dục (LTQĐTD) khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có
khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên [41].
Với con số mang thai và nạo hút thai ở VTN nhƣ trên, Việt Nam là một
trong những nƣớc có tỉ lệ nạo phá thai tuổi VTN cao trên thế giới. Đây không
chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lƣu tâm
hơn là để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của
thực trạng trên đƣợc các chuyên gia dân số lý giải là do tình trạng tảo hôn và
QHTD trƣớc hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục còn chƣa đƣợc
phổ biến rộng rãi; giới trẻ chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính;
tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng,
đặc biệt là VTN, thanh niên sống ở nông thôn và miền núi [51].
Nhƣ vậy, có thể thấy hiểu biết của VTN, thanh niên về các biện pháp
tránh thai còn khá thấp. Đa số các em có nghe nói về HIV/AIDS và các bệnh
LTQĐTD, nhƣng hiểu biết còn hạn chế, rất ít VTN biết rõ nguyên nhân, triệu
chứng và cách phòng tránh các bệnh này [35]. Nguồn cung cấp chính các
thông tin về SKSS cho VTN là phƣơng tiện thông tin đại chúng (đài, ti vi, báo
chí, sách), gia đình và nhà trƣờng. Tuy nhiên, nhà trƣờng cũng chỉ mới cung
cấp đƣợc rất ít thông tin về SKSS cho VTN và cũng có rất ít bậc cha mẹ nói
2


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

chuyện với con mình về SKSS. Do hàng rào ngăn cản là những quan niệm
truyền thống về giới tính, tình dục, tình yêu. Những số liệu trên phần nào cho
thấy, giáo dục dân số trong đó có vấn đề giáo dục SKSS, giáo dục giới tính,
giáo dục đời sống gia đình chƣa thật sâu và bền vững .

Trong thời gian qua, đã có khá nhiều hoạt động nhằm giáo dục và cải
thiện thực trạng hiểu biết về SKSS cho HS, SV đƣợc triển khai ở các địa
phƣơng. Tuy nhiên, chất lƣợng hoạt động chƣa cao, mới chỉ mang tính phong
trào, chƣa đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc SKSS cho HS, SV.
Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và
giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên tại
trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình’’, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục SKSS trong học đƣờng nói riêng và
cộng đồng nói chung. Hơn nữa, các SV của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái
Bình sẽ là những thầy, cô giáo tƣơng lai, đó là cầu nối quan trọng để truyền
đạt kiến thức về chăm sóc SKSS đến thanh thiếu niên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hiểu biết về SKSS của SV trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm Thái Bình.
- Thiết kế và đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp giúp nâng cao
nhận thức về SKSS cho SV trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình. Từ đó, phát
triển, hoàn thiện các giải pháp và nhân rộng các mô hình tuyên truyền kiến
thức về SKSS trong học đƣờng nói riêng, cộng đồng nói chung.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Điều tra thực trạng hiểu biết về SKSS của SV.
- Tiến hành can thiệp bằng biện pháp giảng dạy nội dung về SKSS trên
đối tƣợng SV năm I.
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp, trên cơ sở đó phát triển các
giải pháp góp phần nâng cao nhận thức về SKSS.
3


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là SV năm I, năm II và năm III, từ 19 đến 21
tuổi, đang học tập tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hiểu biết về SKSS, tiến hành
giải pháp can thiệp (giảng dạy nội dung về SKSS), đánh giá hiệu quả của giải
pháp, từ đó phát triển, hoàn thiện các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức
về SKSS cho SV trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các chỉ số đƣợc nghiên cứu bằng các phƣơng pháp: phỏng vấn bằng
phiếu, thiết kế bài giảng và hoạt động, kiểm tra đánh giá (các mẫu phiếu sử
dụng đƣợc thiết kế sẵn).
Kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel, SPSS 16.0 và Epidata 6.0.
6. Những đóng góp của đề tài
Là đề tài đầu tiên thực hiện trên đối tƣợng SV ở địa bàn tỉnh Thái Bình
về điều tra nhận thức SKSS và tác động giải pháp can thiệp.
Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp, trên cơ sở đó phát triển, hoàn
thiện các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức về SKSS cho SV trƣờng Cao
đẳng Sƣ phạm Thái Bình nói riêng và trong trƣờng học nói chung.
Các số liệu trong luận văn góp phần bổ sung số liệu cho việc nghiên cứu,
đánh giá về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Đồng thời có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy ở các trƣờng trung học cơ sở (THCS),
THPT và đại học (ĐH).

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4



Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Sức khỏe sinh sản
1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Theo chƣơng trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển (Hội nghị Cairo – 1994), “SKSS là một tình trạng hài hòa về thể chất,
tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật hay tàn phế
trong tất cả các vấn đề liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con
ngƣời, những chức năng và quá trình hoạt động của nó” [6, 7, 57, 58, 60].
Qua đó, có thể khẳng định việc chăm sóc SKSS là tổng thể các biện
pháp kĩ thuật, dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe, hạnh phúc bằng cách
phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe
tình dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tƣ, chứ
không chỉ là việc tƣ vấn, chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh
LTQĐTD. SKSS không chỉ là trạng thái không có bệnh tật hoặc các vấn đề
sức khỏe khác, mà SKSS phải đƣợc hiểu trong khuôn khổ của các mối quan
hệ giữa sự thực hiện và rủi ro; cơ hội có đứa con mong muốn hoặc ngƣợc lại,
tránh mang thai ngoài ý muốn và không an toàn. SKSS góp phần rất lớn cho
nguồn an ủi về thể chất, về tâm lý xã hội và sự gần gũi, sự trƣởng thành cá
nhân và xã hội. SKSS kém đi liền với bệnh tật, lạm dụng, mang thai ngoài ý
muốn và tử vong [6, 7].
SKSS bao gồm các nội dung: KHHGĐ (tƣ vấn, thông tin, giáo dục
truyền thông, dịch vụ KHHGĐ); sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; bệnh viêm
nhiễm và ung thƣ đƣờng sinh dục; bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và
HIV/AIDS; tình dục (thông tin và tƣ vấn về tình dục); SKSS vị thành niên;
bình đẳng giới (bạo lực giới và phân biệt đối xử với phụ nữ); trách nhiệm của
nam giới; phá thai (những tai biến, hậu quả phá thai không an toàn, ngăn ngừa
và quản lý phá thai không an toàn); vô sinh (ngăn chặn và điều trị vô sinh);

mãn kinh và tuổi già [57, 58].
5


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

1.1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc SKSS đề cập đến các biện pháp, kĩ thuật, dịch vụ góp phần cải
thiện SKSS và phúc lợi bằng cách ngăn ngừa, giải quyết các vấn đề có hại đối
với SKSS. Chăm sóc SKSS bao gồm chăm sóc sức khỏe tình dục với mục
đích nâng cao chất lƣợng cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân liên quan đến
SKSS chứ không chỉ đơn thuần là khám, điều trị các bệnh liên quan đến sinh
sản và LTQĐTD [15, 40, 57, 58].
1.1.1.3. Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản
Nội dung chăm sóc SKSS gồm: Thông tin, giáo dục truyền thông về
chăm sóc SKSS; thực hiện tốt KHHGĐ; làm mẹ an toàn; phòng tránh thai,
phá thai an toàn; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản; phòng
chống các bệnh LTQĐTD; giáo dục SKSS VTN; phòng chống nguyên nhân
gây vô sinh; phòng chống ung thƣ vú và ung thƣ sinh dục; giáo dục về tình
dục, sức khỏe ngƣời cao tuổi và bình đẳng giới.
Ở Việt Nam, theo chiến lƣợc chăm sóc SKSS giai đoạn 2001 – 2010, Ủy
ban dân số quốc gia đã nêu ra bảy nội dung cụ thể đƣợc ƣu tiên gồm:
Quyền sinh sản: Là quyền cơ bản của tất cả các cặp vợ chồng, cá nhân
trong việc tự do quyết định và có trách nhiệm về sinh, khoảng cách, thời điểm
sinh con, quyền có đƣợc thông tin và phƣơng tiện để làm đƣợc điều này, cũng
nhƣ quyền có đƣợc những chuẩn mực cao nhất về sức khỏe tình dục và SKSS.
Quyền sinh sản còn bao gồm quyền của nam, nữ quyết định vấn đề sinh sản
mà không bị phân biệt đối xử, ép buộc hay cƣỡng bức. Khi thực hiện quyền
lợi này cả nam và nữ đều phải cân nhắc nhu cầu cuộc sống của bản thân và

con cái sau này, cũng nhƣ trách nhiệm của họ đối với cộng đồng, xã hội (Hội
nghị Quốc tế và Phát triển tại Cairo, Ai Cập, 1994).
Kế hoạch hóa gia đình bao gồm: Sử dụng tốt, rộng rãi và đa dạng các
biện pháp tránh thai (BPTT); mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con dù trai
hay gái; khoảng cách giữa các lần sinh con từ 3 đến 5 năm; tuổi đẻ lần đầu là
6


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

22, lần cuối là dƣới 35; không sinh con đầu lòng trƣớc 20 tuổi và con cuối
cùng sau 35 tuổi; vai trò và trách nhiệm của nam giới trong KHHGĐ; lợi ích
của việc thực hiện tốt công tác KHHGĐ (Khống chế sự gia tăng dân số, giảm
tai biến sản khoa, đảm bảo sức khoẻ phụ nữ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống).
Làm mẹ an toàn: Là những biện pháp đƣợc áp dụng để đảm bảo sự an
toàn cho cả ngƣời mẹ và thai nhi, để làm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật từ khi
ngƣời mẹ mang thai, trong khi sinh và suốt thời kì hậu sản (42 ngày sau đẻ).
Phòng tránh thai, phá thai an toàn: Để phòng tránh thai, quan trọng
nhất là áp dụng rộng rãi các BPTT. Nếu phá thai, cần phá thai an toàn, đó là
thực hiện việc phá thai thật tốt để đảm bảo sức khoẻ cho ngƣời phụ nữ. Chỉ
phá thai khi chắc chắn đã có thai bằng xét nghiệm thai sớm hoặc siêu âm, việc
này chỉ đƣợc thực hiện ở các cơ sở y tế đƣợc phép phá thai, do những cán bộ
đã đƣợc đào tạo chu đáo về các phƣơng pháp phá thai. Phải làm tốt công tác
tƣ vấn trƣớc và sau phá thai, không phá thai chui. Thực hiện tốt những lời dặn
dò của thầy thuốc sau phá thai về sử dụng thuốc, vệ sinh, sinh hoạt tình dục…
Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, LTQĐTD và
HIV/AIDS: vệ sinh thân thể, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén, vệ sinh
sinh hoạt tình dục, vệ sinh sau đẻ, sẩy, phá thai; phòng và điều trị sớm những
bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh sản cho cả nam và nữ; cung cấp kiến thức

chung, đặc biệt là đƣờng lây truyền của các bệnh LTQĐTD, gồm cả
HIV/AIDS và hậu quả của các bệnh LTQĐTD; không dùng chung các dụng
cụ bị nhiễm dịch cơ thể của ngƣời khác; sống thuỷ chung một vợ một chồng;
sử dụng rộng rãi và đúng cách bao cao su (BCS).
Chăm sóc SKSS VTN: Giáo dục sinh lý kinh nguyệt; giáo dục sinh lý
thụ thai và các BPTT, những điều kiện và các dấu hiệu có thai; giáo dục vệ
sinh cho VTN nữ, vệ sinh kinh nguyệt; giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh,
những nguy cơ do thai nghén, nguy cơ có thai ngoài ý muốn; giáo dục về sức
khoẻ tình dục và tình dục an toàn.

7


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS: Bình đẳng giới trong gia đình và
xã hội, đặc biệt trong việc lựa chọn các BPTT nhằm đạt mục tiêu tình dục an
toàn và lành mạnh.
Nhƣ vậy, chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề KHHGĐ, mà còn
phải bảo vệ và chăm sóc SKSS cho nhân dân, đặc biệt là VTN, thanh niên và
phụ nữ. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong quyền chăm sóc SKSS, đó là
quyền đƣợc thông tin về chăm sóc SKSS; quyền đƣợc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe phù hợp; quyền đƣợc lựa chọn các BPTT; quyền đƣợc đảm bảo
an toàn; quyền đƣợc đảm bảo kín đáo; quyền đƣợc giữ bí mật; quyền đƣợc
tôn trọng; quyền đƣợc thông cảm, thoải mái; quyền đƣợc tiếp cận sử dụng
dịch vụ và quyền đƣợc bày tỏ ý kiến [6, 7, 57, 58].
1.1.2. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.2.1. Khái niệm vị thành niên, thanh niên
VTN là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ trẻ em thành ngƣời lớn, đƣợc

đặc trƣng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và
khả năng hòa nhập cộng đồng. Tuổi VTN kéo dài trong khoảng 9 – 10 năm,
căn cứ vào mức độ phát triển thể chất, tâm sinh lý ngƣời ta chia VTN thành 3
giai đoạn: VTN sớm (10 – 14 tuổi); VTN trung bình (15 – 17 tuổi) và VTN
muộn (18 – 19 tuổi) [58].
Điều 1 Luật Thanh niên năm 2005 quy định, thanh niên không phải là
một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội đặc thù, có độ tuổi nhất định từ 16 đến
30 tuổi, có những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, có tâm tƣ nguyện vọng; có nhu
cầu và hoài bão, khát vọng theo lứa tuổi và giới; có mặt trong tất cả các giai
cấp, tầng lớp xã hội và 54 dân tộc anh em; có mặt và giữ vai trò quan trọng
trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nƣớc [20].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuổi VTN dùng để chỉ những ngƣời từ
10 đến 19 tuổi, tuổi thanh niên là những ngƣời từ 15 đến 24 tuổi. Ở Việt Nam
những ngƣời từ 10 đến 24 tuổi gọi chung là thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên là
8


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn, do đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải
có những thay đổi mới để thích nghi. Tuổi dậy thì nằm trong tuổi VTN, thanh
niên và là thời kì phát triển đặc trƣng của VTN, thanh niên. Tuổi dậy thì có nhiều
thay đổi lớn về thể chất, sinh lý, tâm lý và tình cảm [56, 57, 58, 60].
Ở Việt Nam, theo số liệu mới nhất của cuộc Điều tra biến động DS –
KHHGĐ giai đoạn 2007 – 2012, số ngƣời ở tuổi VTN (từ 10 đến 19 tuổi)
chiếm 16,4%, độ tuổi thanh niên (từ 20 đến 24 tuổi) chiếm 8,4% dân số cả
nƣớc [48].
Nhƣ vậy có thế thấy, nhóm dân số trẻ từ 10 đến 24 tuổi của Việt Nam
chiếm gần 25% dân số cả nƣớc. Đây là thời điểm, là cơ hội để chúng ta có thể

xây dựng kế hoạch cho thời kì chuyển đổi dân số này, đồng thời tận dụng thời
kì này giúp phát triển kinh tế – xã hội mà một số quốc gia khác ở châu Á đã
thành công bằng việc đảm bảo rằng tất cả các nhóm dân số đều đƣợc quan
tâm, mỗi thanh thiếu niên đều đƣợc giáo dục và hỗ trợ để phát triển hết tiềm
năng của mình.
1.1.2.2. Khái niệm sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan, tƣơng ứng với lứa
tuổi VTN, đó là một trạng thái hoàn hảo của VTN về thể chất, tinh thần và
xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến bộ máy sinh sản cũng nhƣ quá
trình và chức năng của nó chứ không phải chỉ có bệnh tật hay khuyết tật
của bộ máy đó [6, 7, 60].
Tất cả những vấn đề về sức khỏe trong thời kì thanh thiếu niên đều liên
quan đến sự phát triển tự nhiên của thể chất và tinh thần, về giới tính, nó tác
động một cách sâu sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cá thể trong giai đoạn
tiếp theo hình thành một con ngƣời hoàn thiện với các chức năng đầy đủ, đặc
biệt là các chức năng về tình dục, sinh sản và các lĩnh vực tâm sinh lý.
1.1.2.3. Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kì thanh thiếu niên
Tuổi thanh thiếu niên là thời kì phát triển đặc biệt – thời kì xảy ra đồng
9


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

thời hàng loạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng nhƣ sự biến đổi
tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Cần hiểu rõ về các đặc điểm tâm sinh lý và
những thay đổi trong độ tuổi này thì mới có thể tiếp cận, tƣ vấn, cung cấp
dịch vụ cho các em một cách phù hợp, thân thiện và hiệu quả.
* Những thay đổi về thể chất và sinh lý
Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì.

Tuổi dậy thì ở các em nữ thƣờng bắt đầu sớm hơn và trong khoảng từ 10 – 15
tuổi, các em nam trong khoảng từ 12 – 17 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì, các
nội tiết tố sinh dục (estrogen và tetosteron) tăng dần, cơ quan sinh dục phát
triển, cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Biểu hiện rõ rệt ở các
em nữ là hiện tƣợng kinh nguyệt và ở em nam là hiện tƣợng xuất tinh.
Một số đặc điểm dậy thì ở các em nữ: phát triển núm vú, quầng vú; mọc
lông sinh dục (lông mu, lông nách); tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển
to ra; xƣơng hông nở ra, phát triển chiều cao nhanh chóng; xuất hiện kinh
nguyệt; các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện trứng cá.
Một số đặc điểm dậy thì ở các em nam: tinh hoàn và dƣơng vật to lên, da
tinh hoàn sẫm màu lại; thanh quản mở rộng, vỡ tiếng, yết hầu lộ ra; tăng
trƣởng nhanh chóng về chiều cao, các xƣơng dài phát triển, cơ bắp ở vai,
ngực, cánh tay...to ra; xuất hiện lông mu, ria mép; xuất tinh (thƣờng là mộng
tinh hay còn gọi là “giấc mơ ƣớt”); các tuyến bã hoạt động mạnh, có trứng cá
[12, 14, 26, 33, 34, 39, 44, 50, 59, 61] .
* Những biến đổi về tâm lý: Tùy theo từng giai đoạn phát triển, có
những biến đổi về tâm lý khác nhau.
Thời kì VTN sớm, VTN bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn
đƣợc độc lập; muốn đƣợc tôn trọng, đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ ngƣời lớn;
chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè; quan tâm đến hình thức bên ngoài và
những thay đổi của cơ thể; tò mò, thích khám phá, thử nghiệm; bắt đầu phát
triển tƣ duy trừu tƣợng; có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng.

10


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Thời kì VTN giữa, VTN tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ

thể; tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hƣớng tách ra khỏi sự
kiểm soát của gia đình; phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân; chịu ảnh
hƣởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa; quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ
nhận tình bạn khác giới với tình yêu; tiếp tục phát triển tƣ duy trừu tƣợng;
phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi; bắt đầu
thử thách các quy định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra.
Thời kì VTN muộn, VTN muốn khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình
ảnh bản thân tƣơng đối ổn định; khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt
hơn; cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn; ảnh hƣởng của nhóm
bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng mối quan hệ gia đình; chú trọng tới mối
quan hệ riêng tƣ, tin cậy giữa hai ngƣời hơn quan hệ theo nhóm; định hƣớng
cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn; biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách
nhìn nhận tình yêu mang tính thực tế hơn [12, 22, 23, 50].
Tóm lại, thời kì thanh thiếu niên đƣợc đặc trƣng bởi sự phát triển rất
nhanh cả về trí tuệ và thể lực, thời kì này không dài nhƣng lại có nhiều biến
động về thể chất, sinh lý và tâm lý. Các hiện tƣợng tâm lý trong giai đoạn này
có đặc điểm biến động nhanh, mạnh, có tình trạng mất cân đối. Tuổi thanh
thiếu niên thƣờng có những hành vi, những thử nghiệm biểu hiện sự hào
phóng, có khi có nguy cơ gây hại cho bản thân và xã hội. Đây cũng là lứa tuổi
đang phát triển hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý đang đƣợc hình
thành vững chắc, quan điểm sống và thế giới quan chƣa rõ ràng. Đặc trƣng cơ
bản là sự mâu thuẫn trong nội dung tâm lý, giữa một bên là tính chất quá độ
không còn là trẻ con nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời lớn với một bên là ý thức
về bản thân phát triển mạnh mẽ [17, 23, 24]. Mặt khác, ở độ tuổi này thanh
thiếu niên chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS, làm mẹ an toàn nên
dễ xảy ra các tai biến sản khoa trong quá trình sinh đẻ. Vì vậy, nếu mang thai
và sinh con ở độ tuổi này sẽ gây ảnh hƣởng không tốt đến quá trình phát triển
11



Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

theo quy luật tự nhiên và ảnh hƣởng rất lớn đến sức khoẻ của ngƣời mẹ.
Ngƣời mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con làm ảnh hƣởng đến
chất lƣợng dân số. Do đó, cần có sự nỗ lực của bản thân các em, sự quan tâm,
định hƣớng của nhà trƣờng, gia đình và xã hội để các em phát triển nhân cách
đúng hƣớng, tránh các sai lệch không đáng có. Cần có biện pháp giáo dục về
giới tính, về SKSS, về hôn nhân gia đình, về tránh thai an toàn…tạo điều kiện
cho các em vƣợt qua giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành
ngƣời lớn với đúng nghĩa của nó.
1.1.3. Cơ sở lý luận của các biện pháp nâng cao kiến thức về sức khỏe
sinh sản
1.1.3.1. Vai trò của giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
Giáo dục sức khỏe sinh sản VTN là 1 trong 10 nội dung của “Chiến lược
quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Nội dung này đƣợc thực hiện chủ
yếu trong các nhà trƣờng cùng với sự phối hợp của ngành y tế, các đoàn thể,
các tổ chức xã hội và gia đình.
Đối tƣợng của giáo dục SKSS VTN là thanh thiếu niên trong độ tuổi
VTN, thanh niên. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang ngƣời lớn, là
giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con ngƣời.
Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời những thay đổi bao gồm sự chín muồi về
thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bƣớc đầu hình
thành nhân cách nên nẩy sinh nhiều rắc rối về tâm lý hơn các lứa tuổi khác.
VTN phát triển qua các thời kì chuyển tiếp đầy tiềm năng nhƣng cũng rất
mỏng manh, vì vậy cần đƣợc nuôi dƣỡng chăm sóc trong một môi trƣờng an
toàn, thân thiện để có thể lớn lên và trƣởng thành. Trẻ em bƣớc vào tuổi VTN
bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì (đó là lần đầu tiên có kinh nguyệt đối
với nữ và xuất tinh đối với nam). Tuổi dậy thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
dân tộc (châu Á thƣờng sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống (thành thị sớm hơn

nông thôn), mức sống (hiện nay sớm hơn ngày trƣớc)… Tuổi dậy thì là tuổi
12


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

bắt đầu có khả năng sinh sản, nhƣng cơ thể các em vẫn còn đang ở giai đoạn
hoàn thiện, cần phải giúp các em vƣợt qua đƣợc những khủng hoảng của tuổi
dậy thì mới trở thành ngƣời lớn thực sự.
Giáo dục SKSS VTN là khái niệm đã rất quen thuộc trong các nhà
trƣờng, tuy vậy nó vẫn còn là vấn đề tế nhị hoặc bị coi là đơn giản (đến khi
trƣởng thành thì ai cũng biết, nói chi nhiều…), lại có phần ảnh hƣởng của tập
quán, truyền thống văn hóa, xã hội, do đó nếu chỉ có tác động từ nhà trƣờng
mà không có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thì sẽ gặp nhiều khó
khăn trong giáo dục SKSS VTN.
VTN và thanh niên là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nƣớc trong tƣơng
lai. Nếu đƣợc quan tâm chăm sóc để bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp, là đã tạo
cho các em cơ hội và ý chí để cống hiến tốt nhất; ngƣợc lại nếu để mắc phải
những sai lầm trong thời kì này thì các em sẽ bị tổn thƣơng về tinh thần (hoặc
thậm chí cả về thể xác) khó mà hồi phục đƣợc. Ngày nay, điều kiện dinh
dƣỡng và môi trƣờng sống làm cho tuổi VTN thực tế có thể kéo dài hơn (dậy
thì đến sớm hơn, lấy vợ lấy chồng muộn hơn) nên tình trạng QHTD trƣớc hôn
nhân, sống thử…ngày càng phổ biến. Số VTN trong học đƣờng ngày càng
tăng, tình yêu ở tuổi học đƣờng có thể dẫn tới QHTD trƣớc hôn nhân, nếu
không có kiến thức để tự bảo vệ, dễ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, làm cho
HS nữ phải bỏ học để kết hôn sớm hoặc phải nạo phá thai, điều đó ảnh hƣởng
không nhỏ đến sức khỏe hoặc để lại hậu quả không tốt cho cả cuộc đời. Kết
hôn sớm trong điều kiện chƣa có việc làm cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến
SKSS VTN…đó là chƣa nói đến các quan niệm lệch lạc biểu hiện ở nhận thức

thẩm mỹ, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
Ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề và trách nhiệm của mình, ngành
giáo dục đã quyết tâm đƣa nội dung giáo dục SKSS VTN vào trong các nhà
trƣờng. Hàng ngàn tập tài liệu chuyên đề SKSS VTN đƣợc cấp phát đến tận
tay từng giáo viên các cấp, nhiều lớp tập huấn, bồi dƣỡng giáo viên đƣợc mở
13


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

ra thƣờng xuyên trong hè mỗi năm học, các câu lạc bộ của HS, các hội thi,
các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp xung quanh các chủ đề về SKSS VTN đã
mang lại những kết quả đáng phấn khởi. Đặc biệt trong quá trình đổi mới giáo
dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, một chƣơng trình
sách giáo dục phổ thông mới đƣợc xây dựng. Trong đó, lƣợng kiến thức thích
hợp về SKSS VTN cũng đã đƣợc chính thức đƣa vào chƣơng trình, thể hiện
qua các bài học trong sách giáo khoa của các bộ môn Sinh học, Địa lý, Giáo
dục công dân và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chẳng hạn, trong
chƣơng trình Sinh học lớp 8, các em đƣợc học về cấu tạo, vai trò của cơ quan
sinh dục nam và nữ, những thay đổi về hình thái và sinh lý cơ thể trong tuổi
dậy thì, cơ sở khoa học của các BPTT, các bệnh LTQĐTD… Môn Sinh học
lớp 9 giúp các em hiểu đƣợc cơ sở khoa học của Luật Hôn nhân và Gia đình
qua việc cấm kết hôn gần (giao phối cận huyết), cũng nhƣ nhiều vấn đề về tác
hại của virut, đột biến, bệnh di truyền, vệ sinh cơ thể, hay môi trƣờng sinh
thái… Môn Giáo dục công dân giúp các em hiểu đƣợc giá trị nền tảng văn
hóa xã hội và gia đình truyền thống của Việt Nam, có quan niệm đúng về tình
bạn, tình yêu và hôn nhân, biết tôn trọng luật pháp và thực hiện hành vi một
cách tự giác, tự chủ bản thân, từng bƣớc đấu tranh với những thói hƣ tật xấu,
tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trƣờng.

Đến nay, có thể khẳng định các nội dung giáo dục SKSS VTN đã đƣợc
tổ chức nghiêm túc, khoa học, với phƣơng pháp sáng tạo, hình thức phong
phú. Điều đó đã góp phần trang bị cho các em kiến thức tƣơng đối đầy đủ,
xây dựng cho mình nếp sống lành mạnh, có quan niệm về tình dục, tình yêu
rõ ràng dứt khoát, từng bƣớc xóa bỏ quan niệm lạc hậu là “vẽ đƣờng cho
hƣơu chạy”.
Ngày nay, VTN tiếp xúc rất sớm các thông tin có lợi và bất lợi từ sách
báo, truyền hình, điện ảnh, internet hay trò chơi điện tử cùng nhiều khía cạnh
khác của hiện thực xã hội, gia đình… Vì vậy, vấn đề giáo dục SKSS VTN
14


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

phải đƣợc xem xét trong một bối cảnh mới, với phƣơng pháp và hình thức
mới. Nội dung giáo dục SKSS VTN phải toàn diện, phƣơng pháp phải tổng
lực, hình thức phải phong phú, chủ thể phải tích cực, dạy ít nhƣng học nhiều.
Kiến thức về giáo dục SKSS VTN không phải loại tri thức khó hay khô khan,
do vậy giáo viên cần tạo điều kiện để các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, từ
đó biến thành vốn sống của mình để từng HS luôn vững vàng, làm chủ đƣợc
bản thân trong mọi tình huống [6, 7, 12, 16, 19, 29, 58].
1.1.3.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
* Thực trạng công tác chăm sóc SKSS trên thế giới
Nền kinh tế, xã hội của các nƣớc trên thế giới phát triển rất khác nhau
nên tình hình chăm sóc SKSS cũng rất khác nhau. Chăm sóc SKSS cho lứa
tuổi VTN đã đƣợc quan tâm, song các nƣớc vẫn xác nhận VTN là nhóm dễ bị
tổn thƣơng nhất. Ở nhiều nƣớc Châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản…các cá nhân,
các cặp vợ chồng đã có thể làm chủ khả năng sinh sản của mình, nghĩa là họ
chủ động đƣợc việc sinh con khi nào và sinh mấy con. Thực tế trong vòng 35

năm trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) họ chỉ mất 5 – 6 năm cho việc
chửa đẻ và nuôi con, phần thời gian còn lại họ quan tâm đến chăm sóc sức
khoẻ mà đặc biệt là sức khoẻ tình dục.
Một trong những vấn đề quan tâm lớn của xã hội đối với SKSS VTN là vấn
đề QHTD sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. VTN QHTD sớm là vấn đề xã
hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Do tác động của nhiều yếu tố: đô thị hoá,
phim ảnh, phƣơng tiện thông tin…và trào lƣu xã hội làm cho tỉ lệ VTN có hoạt
động tình dục sớm ngày càng tăng trên toàn thế giới, trong khi đó hiểu biết về
thời điểm có thai của VTN rất thấp. Vấn đề cần quan tâm cùng với việc QHTD
sớm và sự thiếu hiểu biết của VTN về các bệnh LTQĐTD là các BPTT. Một
nghiên cứu ở Nigeria cho thấy 80% nữ VTN dƣới 19 tuổi đƣợc hỏi đã từng có
QHTD và một nghiên cứu khác nhận đƣợc quan niệm của các đối tƣợng về các
bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS là không thể tránh đƣợc [28, 101].
15


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Những thách thức về SKSS trên toàn thế giới:
Vấn đề thai nghén, sinh đẻ và sức khoẻ trẻ sơ sinh: Hàng năm có khoảng
8 triệu trong số 210 triệu phụ nữ có thai bị các biến chứng liên quan đến thai
nghén đe doạ đến cuộc sống của họ, nhiều trƣờng hợp bị tàn phế thậm chí tử
vong. Năm 2000, có khoảng 529.000 bà mẹ chết trong khi mang thai và trong
khi sinh mà nguyên nhân có thể phòng tránh đƣợc nếu quan tâm hơn về kiến
thức chăm sóc SKSS cho các bà mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong mẹ đã thay đổi
theo chiều hƣớng tích cực trong những năm gần đây do làm tốt công tác chăm
sóc SKSS [28].
Vấn đề KHHGĐ: Việc sử dụng các BPTT đã tăng ổn định ở các nƣớc
phát triển và các nƣớc đang phát triển. Một số nghiên cứu cũng cho biết hoạt

động tình dục của VTN và ngƣời lớn chƣa xây dựng gia đình cũng chƣa đƣợc
đáp ứng nhu cầu về phƣơng tiện tránh thai, khoảng 80 triệu phụ nữ hàng năm
có thai ngoài ý muốn, nhiều trƣờng hợp trong số này có thai do không thành
công trong sử dụng BPTT [28].
Nạo thai không an toàn: Hàng năm có khoảng 19 triệu trƣờng hợp phá
thai không an toàn, trong đó có khoảng 40% ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Việc
nạo phá thai không an toàn đã làm tử vong ƣớc tính 68.000 phụ nữ. Bên cạnh
đó nạo phá thai không an toàn còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác
nhƣ: nhiễm trùng đƣờng sinh sản, thủng tử cung, vô sinh…[28].
Bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS: Hàng năm có khoảng 340 triệu ngƣời mắc
bệnh LTQĐTD, hầu hết các bệnh đều có thể điều trị đƣợc. Tuy nhiên, rất
nhiều trƣờng hợp không đƣợc điều trị, do không đƣợc chẩn đoán bởi thiếu các
dịch vụ. HIV/AIDS là căn bệnh hàng năm có tới 5 triệu ca nhiễm mới, trong
đó có 600.000 trƣờng hợp là trẻ sơ sinh. Hàng năm có trên 100 triệu trƣờng
hợp mắc các bệnh LTQĐTD, những trƣờng hợp này thƣờng ở lứa tuổi 15 đến
24. Sự lây nhiễm này lan tràn cùng với HIV, ƣớc tính 50% các trƣờng hợp
nhiễm mới HIV xuất hiện ở ngƣời trẻ. Nhiễm trùng đƣờng sinh dục có thể dẫn
16


×