Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương thảo luận môn triết học Mac-Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.13 KB, 9 trang )

Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
Câu 1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn
đề này?
- Chủ đề: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và ý
nghĩa phương pháp luận.
- Trọng tâm: Phần 2 Bài 1 của Giáo trình từ trang 10 đến trang 14.
a. Khái niệm về vật chất và ý thức:
- Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “thực tại khách quan” – tức
là tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người. Vật chất tồn
tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại
của mình.Không thể có vật chất không vận động và không có vận
động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động trong không gian
và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật
chất,là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể .
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người,
là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã
hội.Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới
khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:


- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất
là cái có trước,nó sinh ra và quyết định ý thức:
+ Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ não ngưòi – cơ quan
phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật chất vào
bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .
+ Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực
tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại
và phát triển của ý thức .
+ Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội
dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức. Nó
quyết định sự biến đổi của ý thức là điều kiện để hiện thực hóa tư
tưởng.
- Ý thức có tính năng động sáng tạo, thông qua hoạt động thực tiễn
để tác động trở lại vật chất bằng cách thúc đẩy hoặc kìm hãm ở mức
độ nào đó của điều kiện vật chất.


Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

Phân tích:
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc
lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật
chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ
không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có
tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của

con người .
Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục
tiêu,phương hướng,xác định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện
mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ
yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh
khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của
đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực
sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật
khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.
Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một
mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy
luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào
nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .
c.Ý nghĩa phương pháp luận:
- Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho
nên để nhận thức cái đúng đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải
xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải quyết tận gốc
vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những
nguyên nhân tinh thần nào,“tính khách quan của sự xem xét” chính
là ở chỗ đó .
- Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với
vật chất, cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem
xét đến vai trò của nhân tố tinh thần.
- Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện
khách quan và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên
cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử
dụng và phát huy vai trò năng động, sáng tạo của ý thức,tạo thành
sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
cao.
- Không chỉ có vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc

phục thái độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh
hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời và thổi từng vai trò của từng
yếu tố vật chất hoặc ý thức.
* Ví dụ về vật chất quyết định ý thức: sự gia tăng dân số một cách
nhanh chóng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM gây ra ùn
tắc giao thông nghiêm trọng, sự phát triển của phương tiện cá nhân
gây ô nhiễm môi trường sống (tiếng ồn, không khí…). Đặt ra nhận


Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

thức mới về giao thông đô thị công cộng, loại hình vận tải khối
lượng lớn để giải quyết ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hệ thống đường
sắt đô thị, cũng là xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế
giới. Hay những xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo đã đặt ra
yêu cầu về lực lượng bảo vệ bờ biển, các phương tiện, vũ khí cũng
như các giải pháp ngoại giao để bảo vệ chủ quyền.
Câu 2. Phân tích các nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ
việc nghiên cứu hai nguyên lý cơ bản và ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
- Chủ đề: Nguyên tắc phương pháp luận của hai nguyên lý cơ bản
và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Trọng tâm:
1. Hai nguyên lý cơ bản:
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

- Nội dung nguyên lý:
- Nguyên tắc phương pháp luận:
b. Nguyên lý về sự phát triển:
- Nội dung nguyên lý:
- Nguyên tắc phương pháp luận:
2. Ba quy luật cơ bản:
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật
mâu thuẫn):
- Nội dung quy luật:
- Nguyên tắc phương pháp luận:
+ Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc
động lực của sự vận động, phát triển nên trong nhận thức và thực
tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích
đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
+ Vì mâu thuẫn có tính chất đã dangj, phong phú do vậy trong việc
nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sư cụ
thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương
pháp giải quyết phù hợp.
b. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại:
- Nội dung quy luật:
- Nguyên tắc phương pháp luận:
+ Để có tri thức đầy đủ về sự vật, chúng ta phải nhận thức cả mặt
vật chất và mặt lượng của nó vì mỗi mặt đều có vị trí, vai trò khác
nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
+ Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ sự biến đổi về lượng, do đó trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý đến việc tích



Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

lũy về lượng, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, bất chấp điều kiện
khách quan, đốt cháy giai đoạn.
+ Sự thay đổi về chất thông qua các bước nhảy cho nền chúng ta
cần chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu tinh thần cách mạng,
ngại đổi mới.
c. Quy luật phủ định của phủ định:
- Nội dung quy luật:
- Nguyên tắc phương pháp luận:
+ Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức
một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật hiện
tượng.
+ Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên heejj của sự
vật hiện tượng để tác động tới sự phát triển phù hợp với yeeuc ầu
hoạt động, nhận thức biểu hiện của thế giới khách quan khoa học và
nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và
trong thực tiễn.
+ Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi haotaj
động, có niềm tin và sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu
tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó khắc phục dược tư tưởng bảo thủ
trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, lam trái với luật
phủ định của phủ định.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn? Ý
nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này.
- Chủ đề: Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn và ý nghĩa phương

pháp luận.
- Trọng tâm:
1. Khái niệm thực tiễn và lý luận:
- Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ
của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ triết học Mác –
Lênin nói chung.
* Quan điểm của triết học trước Mác:
- Điđơrô (nhà triết học Pháp): hiểu chưa đầy đủ về thực tiễn,
cho rằng thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học trong phòng
thí nghiệm.
- Phoiơbắc (nhà triết học duy vật siêu hình người Đức): thực
tiễn chỉ là những hoạt động bẩn thỉu của các con buôn.
- Hêghen (nhà triết học duy tâm khách quan người Đức): thực tiễn
chỉ là khái niệm, tư tưởng thực tiễn chứ không phải bản thân thực
tiễn với tư cách là hoạt động vật chất.
* Quan điểm triết học mácxít:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch
sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.


Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

Hoạt động thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động vật chất
của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất (để phân biệt với
hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận), hay nói theo thuật ngữ của
Mác là hoạt động vật chất "cảm tính" của con người.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động đặc trưng và bản chất của con
người, được thực hiện một cách tất yếu khách quan và được tiến
hành trong các quan hệ xã hội, là hoạt động mang tính năng động,
sáng tạo, là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xa hội loài
người.
Hoạt động thực tiễn có ba dạng cơ bản, đó là:
+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản
đầu tiên của thực tiễn, có vai trò quyết định đối với các dạng hoạt
động khác của thực tiễn. Vì: nó là hoạt động nguyên thủy nhất và
tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống con
người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu có tính quyết
định đến sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội loài
người.
+ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động của các cộng đồng
người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã
hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của
thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra
gần giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm
xác định các qui luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên
cứu.
- Lý luận là gì?
+ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm
của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội
tích trữ lại trong quá trình lịch sử.
+ Xét về bản chất: lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ mang
tính trừu tượng khái quát, đúc kết từ thực tiễn, được diễn đạt thông
qua các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật ... phản ánh bản
chất của sự vận động, biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan.

+ Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, được
hình thành trong mối quan hệ với thực tiễn.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn:
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại
nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định.
- Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận:
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận
đồng thời là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thực, lý luận. Thực tiễn là
nguồn gốc cơ sở sinh ra lý luận, nến không có thực tiễn thì không có


Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

lý luận, thực tiễn cao hơn lý luận không những ở tính phổ biến mà
còn ở tính hiện thực trực tiếp.
Sự phản ánh vượt trước của lý luận qua nỗ lực sáng tạo của những
thiên tài ở những giai đoạn lịch sử nhất định xét cho đến cùng thì cái
làm nên sự vượt trước ấy cũng đã được nảy mầm từ mảnh đất thực
tiễn sinh động, đều do thực tiễn gợi ý mách bảo
Chỉ có thông qua thực tiễn con người mới vật chất hóa dược lý luận
vào đời sống hiện thực. Lý luận không có sức mạnh tự thân mà chỉ
có thông qua thực tiễn thì lý luận mới phát huy tác dụng, mới tham
gia vào quá trình biến đổi hiện thực.
Đánh giá vai trò của thực tiễn đối với lý luận, Lênin viết: "Thực tiễn
cao hơn nhận thức, lý luận. Vì nó có ưu điểm không những của tính
phổ biến mà còn của tính hiện thực trực tiếp".

- Vai trò tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn:
Lý luận có thể thúc đẩy tiến trình phát triển của thực tiễn nếu đó là
lý luận khoa học và ngược lại có thể kìm hãm sự phát triển của thực
tiễn nếu đó là lý luận phản khoa học, phản động, lạc hậu.
Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn.
Nó hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng cho thực tiễn, vạch ra phương pháp
giúp hoạt động thực tiễn đi tới thành công. Hồ Chí Minh đã chỉ ra
rằng: "Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi". Lý
luận đem lại cho thực tiễn những tri thức đúng đắn về những quy
luật vận động và phát triển của thế giới khách quan, giúp con người
xác định đúng mục tiêu để hành động có hiệu quả hơn, tránh được
những sai lầm, vấp váp.
Lý luận khoa học thâm nhập vào hoạt động của quần chúng tạo nên
sức mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt
động của con người trở nên tự giác, chủ động, tiết kiệm được thời
gian, công sức, hạn chế những mò mẫm, tự phát.
Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và phát triển của sự vật hiện
tượng trong tương lai, từ đó chỉ ra phương hướng mới cho sự phát
triển. Con người ngày càng đi sâu khám phá giới tự nhiên vô cùng
vô tận bằng những phương tiện khoa học hiện đại thì càng cần có
những dự báo đúng đắn. Nếu dự báo không đúng sẽ dẫn đến những
sai lầm, hậu quả xấu không thể lường được trong thực tiễn. Vì thế,
chức năng dự báo tương lai là chức năng quan trọng của lý luận.
Lý luận cách mạng có vai trò to lớn đối với thực tiễn cách mạng.
Lênin cho rằng: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có
phong trào cách mạng". Mác thì nhấn mạnh: "Lý luận khi thâm
nhập vào quần chúng thì nó biến thành lực lượng vật chất".
Vai trò của lý luận khoa học ngày càng tăng lên, đặc biệt trong giai
đoạn mới của thời đại ngày nay, thời đại của cuộc đấu tranh giai cấp
và dân tộc diễn ra gay go, phức tạp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ,



Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Ph.
Ăngghen chỉ ra rằng: một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao khoa
học thì không thể không có tư duy lý luận.
Sự lạc hậu, giáo điều về lý luận dẫn đến sự khủng hoảng về lý luận
của chủ nghĩa xã hội trong thời gian qua là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội nói chung, cụ
thể là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trước
đây.
- Nguyên lý thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Theo quan điểm mácxít, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau mà
giữa chúng có sự liên hệ, xâm nhập và tạo điều kiện cho nhau cùng
phát triển. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn
bản của triết học Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiêu biểu cho sự gắn bó mật thiết
giữa lý luận và thực tiễn trong qúa trình hình thành và phát triển của
nó. Lý luận Mác – Lênin là sự khái quát thực tiễn CM và lịch sử xã
hội, là sự đúc kết những tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận trên
các lĩnh vực khác nhau. Sức mạnh của nó là ở chỗ gắn bó hữu cơ
với thực tiễn xã hội, được kiểm nghiệm, bổ sung trong thực tiễn.
Chính vì vậy mà nó có vai trò cải tạo thế giới chứ không chỉ giải
thích thế giới. Chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và triết học Mác –
Lênin nói riêng đã tìm thấy ở giai cấp vô sản vũ khí vật chất của

mình và giai cấp vô sản đã tìm thấy ở triết học Mác – Lênin vũ khí
tinh thần của mình.
Lênin từng nhắc nhở những người cộng sản ở các nước phải
biết cụ thể hóa chủ nghĩa Mác – Lênin cho thích hợp với điều kiện,
hoàn cảnh từng lúc, từng nơi. Lý luận cần phải được bổ sung bằng
những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động.
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Thống nhất lý luận với thực tiễn là
nguyên tắc căn bản của triết học Mác – Lênin. Thực tiễn không có
lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không
liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" hoặc "Có kinh nghiệm mà
không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ".
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
- Việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có
ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ta tránh được bệnh kinh nghiệm
cũng như bệnh giáo điều và rút ra được những quan điểm đúng đắn
trong nhận thức và cuộc sống.
- Trước hết, cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này
yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, sâu sát thực tiễn, tổ chức hoạt động thực tiễn để triển khai
lý luận, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung phát
triển lý luận. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học


Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

đi đôi với hành, tránh tình trạng quan liêu, bàn giữaấy, sách vở, xa

rời thực tiễn.
- Đồng thời cần phải phát huy vai trò của lý luận đối với thực tiễn.
Phát huy vai trò của lý luận yêu cầu phải nâng cao trình độ tư duy lý
luận, đổi mới phương pháp tư duy cho toàn Đảng, toàn dân nghĩa là
chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang tư duy lý luận, từ tư duy siêu
hình, duy tâm sang tư duy biện chứng duy vật; đổi mới công tác lý
luận, hướng công tác lý luận vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra,
làm rõ những căn cứ khách quan của đường lối chính sách của
Đảng.
- Nếu coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn thì sẽ dẫn
đến sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
+ Bệnh kinh nghiệm: là căn bệnh tuyệt đối hóa kinh nghiệm, nhận
thức và hành động chỉ dựa vào kinh nghiệm, đề cao vai trò thực
tiễn, hạ thấp lý luận, không chịu học hỏi để vương lên, không coi
trọng việc tổng kết thực tiễn để khái quát thành lý luận. Thể hiện ở
chỗ tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi thường lý luận, “chỉ biết tối ngày
vùi đầu vào công tác sự vụ”, ít đào sâu suy nghĩ, nhất là đối với
những người trình độ văn hoá kém, ít quen đọc sách và suy nghĩ, áp
dụng kinh nghiệm một cách thiếu sáng tạo.
+ Bệnh giáo điều: là căn bệnh tuyệt đối hóa lý luận, nhận thức và
hành động chỉ dựa vào lý luận, coi lý luận là "chìa khóa vạn năng"
cho tư duy và hành động, bất chấp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Thể
hiện ở chỗ: coi tri thức là chân lý tuyệt đối, là cứng nhắc, tách lý
luận khỏi thực tiễn, rơi vào bệnh lý luận suông, không biết cụ thể
hóa lý luận cách mạng cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
từng lúc, từng nơi, không biết bổ sung lý luận mới rút ra từ trong
thực tiễn sinh động và vận dụng một cách máy móc, rập khuôn,
cứng nhắc, thiếu sáng tạo vào hoạt động nhận thức cũng như hoạt
động cải tạo hiện thực mà không chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể
đối tượng, mang lại hiệu quả xấu cho hoạt động lý luận và thực tiễn.

Xét từ khía cạnh trình độ nhận thức thì bệnh giáo điều có nguồn gốc
từ sự yếu kém về tư duy lý luận, nhất là lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
Để khắc phục hai căn bệnh trên cần phải xuất phát từ thực tiễn, bám
sát thực tiễn, thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển
lý luận, đồng thời phải coi trọng lý luận, nâng cao trình độ tư duy lý
luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “phải học tập tinh thần chủ
nghĩa Mác-Lênin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp
của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng giải quyết cho tốt những vấn
đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. Từ nhận thức
đúng đắn mối quan hệ biện chứng giưa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí
Minh đã phê phán sai lầm của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa


Họ và tên: NGUYỄN XUÂN THỊNH
Lớp: TC87

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

giáo điều. Khi đặt vấn đề phải học tập lý luận theo Người, học lý
luận không phải để thuộc lòng từng câu từng chữ, cũng không phải
học lý luận để đem loà thiên hạ, để kiêu ngạo, để mặc cả với Đảng,
để trở thành những người lý luận suông. Mà mục đích học tập lý
luận để tự cải tạo mình, để tránh mò mẫm, để đỡ phạm sai lầm trong
công tác, để hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ cách mạng mà Đảng
và nhân dân giao phó. Học tập lý luận là cốt áp dụng vào thực tế và
khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những
lý luận mới sinh ra từ trong thực tiễn.
Câu 4: Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự phù

hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất? Liên hệ sự vận dụng quy luật này trên đất nước ta?
- Chủ đề: Phân tích thành tựu và hạn chế của 21 năm xây dựng
CNXH ở miền bắc (1945-1975).
- Trọng tâm:



×