Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KHẢO SÁT ĐỊA DANH CỔ LOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.39 KB, 12 trang )

KHẢO SÁT ĐỊA DANH CỔ LOA

1. Thôn Chùa

STT Tên địa danh
1
Thôn Chùa

Lịch sử và những vấn đề liên quan
Sở dĩ xóm Chùa có tên như vậy vì trong khu vực của xóm

(Xóm Chùa)

có một ngôi chùa tên Bảo Sơn (Báo Sơn Tự). Trong các
xóm của xã Cổ Loa, chỉ duy nhất xóm Chùa có chùa, các
xóm còn lại trong xã chỉ có điếm (theo lời cụ Lê Thị An,
84 tuổi).

2

Điếm

Xóm Theo lời cụ từ trông coi điếm, điếm Xóm Chùa còn một

Chùa

tên gọi khác là điện Quyết Cư. Nhiều người khi đến đây
vẫn nhầm tưởng điếm Xóm Chùa là đền Trình trước khi
vào đền Cổ Loa, do điếm Xóm Chùa nằm cạnh khu di tích
thành Cổ Loa. Cũng theo lời cụ từ, điện Quyết Cứ thờ
tướng Cao Lỗ. Cạnh điếm xóm Chùa có một hồ nước rộng


tên Ngọc Tỉnh (giếng ngọc). Giữa hồ có tượng ông Cao
Lỗ đang giương cung bắn. Đây là bức tượng do giáo sư
Trần Quốc Vượng dựng năm 1982. Bên trong khuôn viên
của điếm có một chiếc Giếng Cổ do vua Ngô Quyền đào.

3

Bên cạnh Giếng Cổ là miếu Giếng Cổ thờ thần Kim Quy
Chùa Bảo Sơn Bảo Sơn là ngôi chùa nằm trong khuôn viên khu đền thờ
(Bảo Sơn Tự)

công chúa Mỵ Châu. Cái tên Bảo Sơn là tên do nhà nước
đặt, còn người dân nơi đây vẫn gọi chùa là chùa Cổ Loa –
lấy theo tên quê hương cho dễ nhớ, dễ gọi (theo lời cụ
Nguyễn Thị Nghèn, 82 tuổi).


4
5

Đình Cổ Loa
Am Mỵ Châu

Là nơi xưa kia vua ngự triều
Am Mỵ Châu thờ công chúa Mỵ Châu. Trong am có bức
tượng đá cụt đầu gọi là tượng Mỵ Châu. Theo lời kể của
cụ từ trông coi am, ngày xưa bức tượng trôi dạt theo biển
Đông, qua vùng Diễn Châu về đến đây. Trẻ chăn trâu nhìn
thấy liền cưỡi lên đùa nghịch, sau về thì bị ốm. Thời đó
không có thuốc thang chữa chạy như ngày nay, nên người

dân đắp lá đồng thời sắm sanh đồ cúng lễ tạ tượng rồi
bệnh mới khỏi. Các cụ già đem võng đào rước tượng Mỵ
Châu về am thờ. Tính đến nay bức tượng đã được 2300
tuổi

2. Thôn Chợ
STT Tên địa danh
1
Thôn Chợ
(Xóm Chợ)

Lịch sử và những vấn đề liên quan
Sở dĩ được gọi là xóm Chợ vì ngay cạnh xóm có một khu
chợ rất lớn. Đó là chợ trung tâm của xã Cổ Loa. Ngay đầu
xóm có một ngôi điếm được gọi là điếm xóm Chợ. Trước
mặt có một chiếc ao làng rất rộng, cũng được gọi theo tên

2

Miếu Trấn Nam

xóm là ao xóm Chợ (theo lời cụ Trần Văn Nhân, 67 tuổi).
Xóm Chợ là một xóm cổ, có rất nhiều di tích như: điếm,

(Miếu Cây Thị miếu, di chỉ. Từ xóm Chợ nhìn ra có hai ngôi miếu ở hai
và miếu Cây Đa) bên đường gọi là miếu Trấn Nam. Sở dĩ gọi như vậy là
bởi hai ngôi miếu này thờ vị thần Trấn Nam Vương (thần
trấn giữ cửa phía Nam). Miếu bên trái có một cây thị nên
người dân thường gọi là miếu Cây Thị, miếu bên phải có
một cây đa nên được gọi là miếu Cây Đa.

Hiện nay miếu Cây Thị vẫn còn. Các cụ già trong xóm
Chợ và các xóm xung quanh vẫn thường ra đây cũng lễ.
Trước miếu Cây Thị có một cây thị lâu năm rất to và


trước kia có một tấm biển xi-măng do Nhà nước làm,
nhưng hiện nay đã sập đổ.
Miếu Cây Đa đã bị sập đổ, nay chỉ còn chân miếu. Trước
miếu Cây Đa cũng có một cây đa nhưng đây là cây đa do
người dân trồng lại chưa lâu.
Theo lời kể của các cụ già trên 80 tuổi, trong miếu Trấn
Nam bao gồm hai miếu nhỏ là miếu Cây Đa và miếu Cây
Thị. Nhưng theo ý kiến của một số cô bác ngoài 40 tuổi:
từ xa xưa cửa thành này đã được gọi là cửa Trấn Nam và
hai ngôi miếu ở đây chỉ có một tên gọi chung duy nhất là
miếu Trấn Nam Cổ Loa chứ không phân biệt thành miếu
3

Điếm Xóm Chợ

Cây Đa và miếu Cây Thị.
Điếm Xóm Chợ thờ thành hoàng làng của xóm đồng thời
thờ thờ cả vị thần Trấn Nam. Theo lời kể của cụ Trần Văn
Nhân 67 tuổi và ba cụ già trên 80 tuổi: trước kia cạnh
miếu Cây Đa có một cây đa cổ thụ rất to. Cây đa bị đổ
trong một trận bão làm sập cả miếu. Bởi vậy, nhân dân đã
rước vị thần Trấn Nam ở đây về thờ trong điếm Xóm
Chợ, đợi khi nào miếu được tu sửa sẽ rước lại thần ra
miếu, tuy nhiên cho đến nay miếu Cây Đa vẫn chưa được


4

Di chỉ Mả Tre

sửa sang.
Di chỉ Mả Tre hiện nay thuộc đất canh tác của xóm Chợ.
Đây chính là nơi phát hiện ra trống đồng vào năm 1982.
Theo lời chị Ngô Thị Lan, 38 tuổi, người dân xóm Mít: di
chỉ Mả Tre vốn là nơi quân lính tập trận ngày xưa, đồng
thời là nơi chôn cất những người chết, nhất là binh lính. Ở
vùng này có nhiều mô đất được đắp cao lên để phục vụ
cho việc tập trận. Đồng thời ở đây xưa kia cũng trồng rất
nhiều tre.


3. Phố Chợ Sa
STT Tên địa danh
1
Phố Chợ Sa

Lịch sử và những vấn đề liên quan
Có nhiều cách lí giải về tên phố Chợ Sa
-

Theo ý kiến của cụ từ trông coi điếm thôn thượng,
xưa kia nơi đây là sa trường tập bắn nên được gọi
là Chợ Sa.

-


Theo ý kiến của chị Nương – hướng dẫn viên khu
di tích Cổ Loa: “Sa” ở đây là phù sa. Phố Chợ Sa
ngày nay nắm trên khu đất nổi ngày xưa của song
Hoàng Giang. Khu vực này được phù sa của con
song Hoàng Giang bồi đắp lên nên được gọi là Chợ
Sa. Chợ Sa cũ trước kia chính là khu vực “Chợ văn
hoá du lịch Cổ Loa” hiện nay.

-

Còn theo ý kiến của bác Nguyễn Thị Thuốc, 52
tuổi và nhiều người dân nơi đây: Chợ Sa là tên cổ
đã có từ lâu đời, nhưng vì sao lại gọi như vậy thì
họ không biết.

Trên biển đề tên của Nhà nước, khu vực này được gọi
là phố Chợ Sa. Nhưng trên các biển hiệu quảng cáo
của người dân lại đều ghi thành “Chợ Xa”. Sở dĩ như
vậy là bởi: trong cách hiểu của người dân, khu chợ này
được gọi là chợ Xa vì đó là vùng chợ xa cách với chợ
trung tâm của huyện Đông Anh: chợ Tó. Khu vực chợ
Tó vốn là vùng ban đầu khi An Dương Vương kéo
quân xuống đây, sau đó mới rời sang vùng Cổ Loa.
Chợ Tó một tháng có đủ 6 ngày chợ phiên còn “chợ
Xa” thì thiếu phiên so với chợ Tó (theo lời chị Nương
- hướng dẫn viên khu di tích Cổ Loa).


Phố Chợ Sa không có điếm giống như các thôn khác
trong xã Cổ Loa vì điểm ở đây đã bị phá và bị hỏng

hóc do thời gian, thời tiết (theo lời bác Nguyễn Thị
2
3

thuốc, 48 tuổi và chú Lò Văn Túc, 43 tuổi)
Khu Lò Rèn
Do ở đây có rất nhiều gia đình làm nghề rèn
Sông
Hoàng
Sông Hoàng Giang vốn là một nhánh của sông Hồng
Giang

chảy qua khu vực Cổ Loa (nhánh còn lại chảy về tỉnh
Phúc Yên, được gọi tên là sông Cà Lồ). Sông Hoàng
Giang vốn có tên là sông Thiếp. Kể từ khi An Dương
Vương đến đây định đô đã đổi tên sông thành Hoàng
Giang (theo lời chị Nương - hướng dẫn viên khu di

4

Cầu Cống Ngòi
(Cầu

tích Cổ Loa).
- Nhân dân vẫn thường gọi cây cầu bắc qua sông

Hoàng

Hoàng Giang là cầu Hoàng Giang hay cầu Cổ Loa


Giang)

cho dễ nhớ, dễ gọi.
-

Trên bản đồ, cầu Hoàng Giang được ghi là cầu
Cống Ngòi. Cầu Cống Ngòi là tên mới của cầu
Hoàng Giang. Sở dĩ gọi như vậy là bởi: sông
Hoàng Giang ngày nay đã bị thu hẹp rất nhiều, chỉ
còn như một con ngòi nhỏ. Giữa sông Hoàng
Giang, đoạn cây cầu bắc qua lại có những chiếc
cống chắn qua ngăn sông thành hai phần (theo lời

5

Loa Khẩu

chị Nương - hướng dẫn viên khu di tích Cổ Loa).
Loa Khẩu nằm cạnh cầu Cống Ngòi. Loa Khẩu có nghĩa
là “miệng ốc”. Khi đường bao quanh thành xoáy hết vòng
thành thì thông ra sông Hoàng Giang. Loa Khẩu vốn là
nơi mạch nước phun lên tạo thành một chiếc giếng. Cạnh
giếng còn có miếu thờ thần Kim Quy, nhưng hiện nay các
dấu tích của miếu và giếng Loa Khẩu hầu như không còn
(theo lời chị Nương - hướng dẫn viên khu di tích Cổ Loa).


4. Thôn Chợ Sa
Thôn Chợ Sa nằm cạnh phố Chợ Sa. Theo ý kiến của bác Đặng Văn Ngư, 48
tuổi và bác Lê Thị Chạc, 53 tuổi: thôn Chợ Sa là khu đất giãn dân. Thôn mới

được thành lập cách đâu khoảng hơn 10 năm. Bởi vậy, thôn không có điếm
như các xóm cổ khác.

5. Thôn Mít
STT Tên địa danh
1
Thôn Mít

Lịch sử và những vấn đề liên quan
- Theo lời cụ Trần Văn Nhân, 67 tuổi, người xóm

(xóm Mít)

Chợ: xóm Mít được gọi như vậy là bởi bao quanh
xóm Mít là sông Hoàng Giang và rất nhiều hồ
nước. Xưa kia, ven sông, hồ trồng rất nhiều cây
sung, cây mít.
-

Theo lời đồng chí chủ tịch UBND xã Cổ Loa: xóm
Mít là vùng vừa có đất thành vừa có vùng đất
trũng. Ở đây, từ xưa nhân dân trồng rất nhiều mít
(theo quan sát thực tế, hiện nay hầu như hộ gia
đình nào trong thôn cũng vẫn trồng một vài cây
mít) nên được gọi là xóm Mít. Tên cũ của xóm là
Cự Nê thôn và đó cũng là tên mà hiện nay trong
văn khấn các cụ già vẫn dung. Cự Nê là từ cổ, có
nghĩa là “mít”.

-


Còn theo lời kể của bà Phùng Thị Chút, 61 tuổi thì:
xóm Mít là tên do vua đặt từ xưa. Đây vốn là khu
vườn trồng thiên lí của vua, gọi là vườn thượng
uyển. Khu vườn thiên lí toả mùi hương rất thơm
nên được gọi là xóm Mít, chứ không phải do ở đây
trồng nhiều cây Mít. Cũng theo lời bà, trong Thanh


Hoá có rất nhiều làng có tên giống như các thôn ở
Cổ Loa, do sau khi thua Triệu Đà, An Dương
vương chạy vào đất Thanh Hoá, lập làng trong đó
và đặt tên làng giống như các ngôi làng ngoài này.
Như vậy, có rất nhiều ý kiến đưa ra xung quanh việc lí
giải vì sao xóm Mít lại có cái tên như vậy. Nhưng có
lẽ ý kiến cho rằng do xưa kia ở đây thường trồng nhiều
mít là hợp lí hơn cả, vì nếu cho rằng do trước kia đây
là khu vườn thượng uyển trồng nhiều thiên lí của vua
thì tại sao lại không đặt tên là “xóm Thiên Lí” mà lại
2

Điếm xóm Mít

gọi là “xóm Mít”.
Khi được hỏi, những người trung tuổi và trẻ tuối trong
xóm đều trả lời: không biết trong điếm thờ gì.
Còn theo lời các cụ già: điếm thờ Thánh tức thần hoàng

3


Đầm Rơi

làng của xóm.
Sở dĩ vùng đầm này được gọi là đầm Rơi vì đây là vùng
đầm trũng (Rơi ở đây có nghĩa là rơi xuống). Nhưng khi
được hỏi thì người dân ở đây đa phần đều phát âm thành
“Dơi” do phương ngữ Bắc thường không phân biệt “r” và
“d”. Người dân xóm Mít còn có một câu ca dao rất thú vị
khi nói về thôn mình và đầm Rơi:
“Ai ăn cơm trắng nồi đầy
Lấy chồng xóm Thượng lên chơi bãi chè
Ai ăn cơm hẩm nồi vơi
Lấy chồng xóm Mít sa lầy đầm Rơi”

4

Gò Cột Cờ

(theo lời chị Ngô Thị Lan, 38 tuổi)
Theo lời chị Nương - hướng dẫn viên khu di tích Cổ Loa
gò Cột Cờ vốn xưa kia là gò đất cao, nơi dùng trong việc
kéo cờ tụ tập nghĩa quân nên được gọi như vậy


6. Thôn Lan Trì:
STT Tên địa danh
1
Thôn Lan Trì
(Xóm Lan Trì)
2


Lịch sử và những vấn đề liên quan
Sở dĩ thôn Lan Trì có tên gọi như vậy là bởi trước kia ở
đây trồng rất nhiều cây hoa ngọc lan dọc theo đường

thành (theo lời cụ Phan Thị Thử, 73 tuổi)
Điếm thôn Lan Điếm thôn Lan Trì thờ quan bản thổ. Trong điếm không
Trì

có tượng mà chí có bát hương, ngai, hài, mũ. Trong khuôn
viên điếm vón có một cái giếng cổ nhưng nay đã bị lấp
(theo lời cụ Phan Thị Thử, 73 tuổi)

7. Thôn Vang
STT Tên địa danh
1
Thôn Vang

Lịch sử và những vấn đề liên quan
- Theo lời đồng chí chủ tích UBND xã Cổ Loa, xóm

(Xóm Vang)

Vang còn có tên cũ, cũng là tên khấn hiện nay là
“Đa Bang thôn”. Sở dĩ gọi như vậy là bởi xóm
Vang gần với chợ Sa, là xóm mà người dân tứ xứ
đổ về sinh sống rất nhiều.
-

Xóm Vang còn có một tên gọi khác nữa là “Trại

Vang”. Trại Vang có nghĩa là “khu trại của xóm
Vang”, là vùng mà nhân dân đến lập làng, lập làng
sinh sống. Theo lời cụ Phạm Thị Sót, 69 tuổi thì
người thôn Trại Vang này đa phần vốn không phải
dân gốc ở đây mà là dân từ các vùng khác kéo đến
sinh sống. Cũng theo lời kể của cụ, trong xóm còn
có một số địa danh khác có những cái tên rất lạ
như: đầm Muông, đàm Hanh Giáu, đầm Cả.

-

Theo lời cụ từ trông coi điếm thôn Vang: xã Cổ
Loa có hai khi trại là trại Cầu Cả và trại xóm Vang,


nên phải gọi là xóm Trại Vang để phân biệt với
khu trại còn lại. Trại vốn ngày xưa là vùng chỉ có
một số hộ gia đình tách riêng khỏi xóm ra ở, sau có
thêm nhiều gia đình khác đến sinh sống lập thành
2

Điếm thôn Vang

một xóm.
Điếm thôn Vang là điếm to, rộng và đẹp nhất trong các
điếm ở xã Cổ Loa. Cũng như các điếm khác, điếm thôn
Vang thờ thành hoàng làng. Đây vốn là một ngôi điếm cổ
được xây dựng từ cách đây rất lâu và được trùng tu lần
thư nhất vào đời vua Thành Thái thứ 12. Gần đây, điếm
mới được nhà nước trùng tu lại (theo lời kể của cụ từ


3
4

Đồng Hàm Ếch

trông coi điếm thôn Vang).
Sở dĩ gọi như vậy là do khu đồng này có hình dáng giống

Đầm Mắm

như hàm một con ếch (theo lời cụ Phạm Thị Sót, 69 tuổi).
Đầm Mắm hay còn gọi là ao Mắm, được gắn với tích ao
Mắm vườn Thuyền. Đầm Mắm là nơi xưa kia nhân dân
thường hay buôn bán mắm trên các ghe, thuyền. Ngày xưa
người dân chở mắm từ Thanh Hoá ra đây theo sông Hồng
rồi rẽ sang sông Hoàng Giang và dừng lại bán mắm tại
vùng đầm này nên nơi đâu được gọi là “ao Mắm vườn
Thuyền”. Trước kia ao Mắm được nối liền với sông
Hoàng Giang, nhưng do quá trình bồi đắp nên bị chia cắt,
hiện nay chỉ còn là một cái ao nhỏ tách rời (theo lời bác

5

Ngự Xạ Đài
(Đền Đá)

Nguyễn Thị Thơ, 48 tuổi).
- Ngự Xạ Đài hay theo cách gọi người dân là đền Đá
là một phần đất nổi lên được nối liền với đường

thành xưa, chính là một đoạn của vòng thành. Đây
là nơi xưa kia vua quan thường tập bắn cung tên
nên được gọi là Ngự Xạ Đài. Trước kia, ở đây
cũng có một ngôi đền được làm hoàn toàn bằng đá


nên còn được gọi là đền Đá (Theo lời kể của đồng
chí Chủ tịch UBND xã Cổ Loa).
-

Còn theo lời kể của bác Nguyễn Thị Thơ, 48 tuổi
thì đền Đá chính là nơi tượng đá của công chúa Mỵ
Châu dừng nghỉ lần thứ hai khi được đưa từ sông
Hoàng Giang về am Mỵ Châu. Khi võng đào được
khiêng đến đây, tượng đá công chúa Mỵ Châu
bỗng nhiên bị rơi ra. Các cụ già phải làm lễ khấn
xin bà trở lại võng đào để rước về am thờ. Bởi vậy,
nhân dân đã lập nên một ngôi đền đá ở đây để thờ
bà. Ngày nay, đền Đá đã không còn, chỉ còn là một
bãi trồng nhãn.

6

Lăng Công Chúa
Mỵ Châu

Lăng công chúa Mỵ Châu nằm trong khu nghĩa trang của
thôn Vang hiện nay. Trên bản đồ hành chính, lăng Công
Chúa Mỵ Châu được ghi là “mộ Mỵ Châu” còn nhân dân
vẫn quen gọi là “Lăng Bà Chúa”. Lăng Bà Chúa là nơi mà

tượng đá của công chúa Mỵ Châu dừng nghỉ lần đầu tiên
khi được vớt từ sông Hoàng Giang lên. Bởi vậy, nhân dân
đã lập lăng thờ bà ở đây. Theo tương truyền, tượng công
chúa Mỵ Châu sau khi được rước vào am thờ cứ càng
ngày càng lớn dần lên. Các cụ già phải lập hương án làm
lễ khấn xin tượng đá bức tượng mới chịu dừng lại không
lớn lên thêm nữa (theo lời kể của bác Nguyễn Thị Thơ, 48
tuổi)

Một số nhận xét, đánh giá:


- Đơn vị “thôn” và “xóm” ở xã Cổ Loa là tương đương nhau. Trong
cách gọi hành chính, đơn vị làng ở đây được gọi là thôn, còn nhân dân
vẫn quen gọi là xóm. Tên các thôn ở đây đều là tên cổ đã có từ xa xưa.
-

Xã Cổ Loa có tất cả mười hai thôn, đó là các thôn: Thượng, Nhồi,
Dõng, Gà, Lan Trì, Chùa, Chợ Vang, Hương, Mít, Bãi và Trại. Hầu
hết các thôn trong xã đều có một cái điếm riêng của thôn, chỉ có thôn
Chợ Sa là thôn mới nên không có điếm và điếm Phố Chợ Sa đã bị phá.
Các thôn đều chỉ có điếm mà không có chùa, duy nhất thôn Chùa là có
chùa Bảo Sơn. Tên các ngôi điếm được gọi theo tên của thôn: điếm
thôn Chùa, điếm thôn Chợ… Nhìn bên ngoài, điếm có kiến trúc gần
giống như đình, chùa. Tuy nhiên, trong điếm không có tượng như
đình, chùa mà chỉ có bài vị, ngai, hài, mũ. Điếm bên cạnh chức năng
thờ thần hoàng làng (hay nhân dân thường gọi là quan bản thổ) còn là
nơi xưa kia dân làng thường tập trung hội hộp bàn bạc các việc chung
của xóm. Hiện nay, điếm làng vẫn giữ được những chức năng này.
Bởi vậy, các thôn trong xã hầu hết đều không xây dựng nhà văn hoá

thôn vì đã có điếm. Chỉ duy nhất xóm Chùa bên cạnh điếm xóm Chùa
hiện nay thường được sử dụng như đền Trình, không còn là nơi hội
họp dân làng nên đã xây dựng thêm nhà văn hoá thôn.

- Xung quan tên các địa danh, thường có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có
một nhận xét chung là: những người trẻ thường có cách gọi và lí giải
tên địa danh hơi khác do với những người già và hầu hết những người
trẻ đều không biết điếm của thôn thờ ai.
Phân loại các địa danh:


Địa danh tự nhiên
Thuỷ danh

Địa danh không tự nhiên

Sông Hoàng Giang, đầm Địa

danh Trường mẫu giáo Cổ Loa,

Muôn, đầm Hanh Giáu, công

trình cầu Cống Ngòi

đàm Cả, đầm Mắm, đầm nhân tạo gắn

Sơn danh

Rơi, Loa Khẩu


với đời sống

Gò Cột Cờ, di chỉ Mả Tre

vật chất
Địa
danh Đền Cổ Loa, am Mỵ
công

trình Châu, chùa Bảo Sơn,

nhân tạo gắn điếm Xóm Chùa, điếm
với đời sống Xóm Chợ, điếm Xóm
tinh thần

Mít, điếm Lan Trì, điếm
Xóm Vang, đền Đá, lăng
Bà Chúa, miếu Trấn Nam
(miếu Cây Đa và miếu

Địa
vùng đất

danh Đồng
Thuyền

Hàm Ếch,

Cây Thị)
vườn Các đơn vị Xã Cổ Loa, thôn Chùa,

hành chính

thôn Chợ, phố Chợ Sa,
thôn Chợ Sa. Thôn Mít,
thôn Lan Trì, thôn Vang,
khu Lò Rèn.



×