Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Khảo sát địa danh trong tục ngữ việt nam luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.38 KB, 137 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Hồ thị giang

Khảo sát địa danh trong tục ngữ việt nam
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ngời híng dÉn khoa häc:
pgs. ts. Phan mËu c¶nh

Vinh - 2011


1
LỜI CẢM ƠN
Với đề tài “Khảo sát địa danh trong tục ngữ Việt Nam” chúng tôi
mong muốn khám phá cái hay, cái đẹp của địa danh trong tục ngữ với tư
cách là một tín hiệu thẩm mĩ. Để thực hiện đề tài này ngòai sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của
PGS-TS Phan Mậu Cảnh cùng sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 17 chun nghành ngơn ngữ Trường
Đại Học Vinh và sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phan
Mậu Cảnh và các thầy cô giáo cùng các bạn đã giúp đỡ, động viên tơi hồn
thành luận văn này.
Vinh Năm 2011
Tác giả
Hồ Thị Giang




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu...................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................3
6. Cấu trúc đề tài...............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA DANH........................................5
1.1. Địa danh và địa danh học...........................................................................5
1.1.1 Lịch sử vấn đề..........................................................................................5
1.1.2 Địa danh và địa danh học.........................................................................7
1.2. Việt Nam và văn hóa Việt Nam...............................................................15
1.2.1 Hồn cảnh địa lí, khơng gian văn hoá và các vùng văn hoá Việt Nam..........15
1.3 Nhận diện tục ngữ Việt Nam.....................................................................17
1.3.1 Tục ngữ là một câu- một văn bản hoàn chỉnh........................................17
1.3.2 Phân biệt tục ngữ với thành ngữ.............................................................18
1.3.3 Phân biệt tục ngữ với ca dao..................................................................23
1.4 Tiểu kết chương 1......................................................................................31
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH TRONG
TỤC NGỮ VIÊT NAM.................................................................................32
2.1 Nhận xét....................................................................................................32
2.2 Phân loại địa danh trong tục ngữ Việt Nam..............................................38
2.2.1 Phân loại địa danh theo đối tượng phản ánh.........................................38
2.2.2 Phân loại địa danh theo nguồn gốc ngữ nguyên.....................................43
2.3 Cấu tạo của địa danh trong tục ngữ...........................................................44



2.3.1 Mơ hình cấu trúc địa danh trong tục ngữ Việt Nam...............................45
2.4 Những quan hệ ngữ pháp trong cấu tạo địa danh tục ngữ Việt Nam...............54
2.5 Các phương thức định danh thường gặp trong địa danh tục ngữ..............55
2.5.1 Phương thức tự tạo.................................................................................55
2.5.2 Phương thức ghép...................................................................................56
2.5.3 Phương thức chuyển hoá........................................................................56
2.5.4 Phương thức rút gọn...............................................................................59
2.5.5 Phương thức vay mượn..........................................................................60
2.6 Tiểu kết chương 2......................................................................................61
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH
TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM.................................................................62
3.1 Địa danh gắn liền với đặc điểm khí hậu, thời tiết.....................................62
3.2 Địa danh là những hình ảnh, biểu tượng liên quan đến tình cảm.................67
3.3 Địa danh với việc giới thiệu đặc sản, thổ sản địa phương.........................70
3.4 Địa danh gắn với nghề nghiệp địa phương...............................................76
3.5 Địa danh gắn với việc giới thiệu đặc tính miền đât...................................80
3.6 Địa danh gắn với phong cảnh, con người địa phương..............................87
3.6.1 Loại địa danh gắn với việc ngợi ca con người.......................................87
3.6.2 Địa danh gắn với sự chê bai, chỉ trích con người...................................91
3.7 Địa danh gắn với những tri thức lịch sử, văn hóa địa phương..................94
3.8 Các ngữ cảnh xuất hiện của địa danh trong tục ngữ.................................98
3.9 Vai trò của địa danh trong tục ngữ..........................................................100
3.10 Tiểu kết chương 3..................................................................................102
KẾT LUẬN..................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................105
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Địa danh là những từ có những đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và
ngữ pháp. Nghiên cứu địa danh, chúng ta có thể thấy sự phong phú của đời
sống ngôn ngữ và qua đó cịn giúp ta hiểu thêm các mặt địa lý, lịch sử, văn
hoá của một vùng đất cũng như tâm lý cộng đồng liên quan đến việc đặt tên địa danh.
1.2 Văn hoá là tấm gương phản ánh hiện thực mn mặt của cuộc sống.
Tính chất đó khơng chỉ đúng với văn học viết mà còn thể hiện rõ trong văn
học dân gian - nơi bảo lưu những yếu tố văn hoá sâu đậm nhất. Trong văn học
dân gian, yếu tố địa danh xuất hiện nhiều và nhờ đó mà chúng ta có thể tìm
hiểu địa phương ở nhiều góc độ (địa lý, lịch sử, văn hố...). Địa danh trong
văn học dân gian là những cứ liệu sống, giúp người nghiên cứu xác định được
sự có mặt của nó tại một địa bàn và những đặc điểm nơi mà nó định danh.
1.3 Do sự thống nhất cùng một cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của
văn hóa Việt Nam, cịn tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những bản
sắc riêng về địa danh của mỗi vùng. Với vị trí địa lí giao điểm của các nền
văn hịa, q trình phát triển lịch sử xã hội của Việt Nam đã bị chi phối mạnh
mẽ bởi các quan hệ giao lưu văn hóa rộng rãi với Đơng Nam Á. Nơi đây, từ
bao đời đã lưu giữ được những nét văn hoá đặc sắc, độc đáo của người Việt
nói riêng, của Đơng Nam Á nói chung. Đó là những phong tục tập quán,
những tín ngưỡng dân gian, những nét ứng xử văn hoá đặc sắc trong cuộc
sống...thể hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ thường ngày, trong tác phẩm văn
học trong đó có tục ngữ, thể hiện rõ nhận thức, kinh nghiệm của con người
Việt Nam.


2
Như vậy, từ những lý do cơ bản nêu trên chúng tôi thấy việc nghiên cứu
địa danh trong tục ngữ Việt Nam là việc làm cần thiết, hữu ích.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài khơng phải khảo sát địa danh ở một vùng cụ thể như một số
người đã làm, mà là nghiên cứu địa danh dưới một góc độ ngơn ngữ qua từ
ngữ, trong đó có lớp từ chỉ địa danh đã góp phần thể hiện nếp cảm nếp nghĩ,
các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tên đất, vùng miền trên đất nước Việt
Nam. Lớp từ địa danh trong tục ngữ rất đáng được tìm hiểu phân loại, phân
tích, lí giải qua đó, giúp thấy được mặt địa lí, lịch sử, văn hóa cũng như tâm lí
cộng đồng qua sự xuất hiện cách sử dụng các địa danh. Mục đích của nó là
tìm ra sự phong phú, đa dạng của địa danh trong tục ngữ Việt Nam, đồng thời
cũng nhằm tìm ra những quy luật cơ bản về cấu tạo, ý nghĩa của địa danh ở
các vùng phương ngữ. Trên cơ sở đó rút ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc
liên quan đến vốn từ tiếng Việt và hiểu rõ đặc trưng văn hoá của địa phương.
Trong một chừng mực nhất định nào đó, luận văn đồng thời cũng khẳng
định vị trí, vai trị và mối quan hệ hữu cơ giữa địa danh học với từ vựng học,
ngữ âm học, ngữ pháp học và các ngành khoa học có liên quan như: ngơn
ngữ, văn hố và tư duy - vấn đề đang được nhiều người quan tâm, nghiên cứu.
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài địa danh xuất hiện trong tục ngữ
Việt Nam. Nhưng do khả năng và điều kiện thời gian có hạn nên chúng tơi
chỉ khảo sát, tìm hiểu địa danh trong phạm vi những câu tục ngữ được tập
hợp xuất bản trong các tuyển tập về tục ngữ Việt Nam. Cụ thể là quyển tập
1 và tập 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
sau đây.


3
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Chúng tôi khảo sát, thống kê các địa danh trong tục ngữ. Sau đó tiến
hành phân loại các địa danh theo những tiêu chí nhất định.

4.2. Phương pháp phân tích, lý giải
Dựa vào kết quả thống kê phân loại người nghiên cứu phân tích lí giải địa
danh, tần số và số dạng xuất hiện, khả năng kết hợp, khả năng hoạt động, ngữ
nghĩa của địa danh trong tục ngữ.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trên những đặc điểm rút ra được về địa danh trong từng mảng, chúng
tôi so sánh những câu tục ngữ có sử dung địa danh thì có vai trị như thế nào,
cịn những câu tục ngữ khơng sử dụng địa danh thì ý nghĩa của nó ra sao.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở khảo sat, thống kê, phân loại, phân tích, lí giải, so sánh, đối
chiếu, chúng tơi phân tích tổng hợp các mảng địa danh trong tục ngữ. Từ đó
thấy được vai trị của địa danh trong tục ngữ.
5. Đóng góp của đề tài
Với luận văn này, chúng tơi mong góp được một phần nhỏ cơng sức
vào việc tìm hiểu địa danh trong tục ngữ Việt Nam. Và đây cũng sẽ là những
cứ liệu quan trọng để giúp chúng ta thấy sự phong phú, đa dạng trong các địa
danh trong tục ngữ Việt Nam.
6. Cấu trúc đề tài
Luân văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Trong phần nội dung có ba chương sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về địa danh
(Trong chương này chúng tơi trình bày lịch sử nghiên cứu, các vấn đề
lý thuyết về địa danh, và những điều cơ bản liên quan đến địa danh Việt Namvăn hoá Việt Nam, để làm tiền đề cho việc giải quyết các chương tiếp theo).


4
Chương 2: Địa danh trong tục ngữ Việt Nam
(Ở đây, chúng tôi giới thiệu sơ lược về văn học dân gian Việt Nam, sau
đó đi vào tìm hiểu địa danh trong tục ngữ Việt Nam qua việc thống kê, khảo
sát phân loại...)

Chương 3: Đặc điểm, cấu tạo và ý nghĩa của địa danh trong tục ngữ
Viêt Nam.
(Đây là chương trọng tâm, là phần quan trọng nhất của đề tài, bao gồm
hai nội dung: cấu tạo và ý nghĩa địa danh).
Ngoài ra luận văn có phần phụ lục với 939 địa danh và tài liệu tham khảo.


5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA DANH
1.1. Địa danh và địa danh học
1.1.1 Lịch sử vấn đề
Dựa vào các cơng trình nghiên cứu về địa danh, có thể thấy rằng: Địa
danh xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, lúc loài người
sáng tạo ra ngôn ngữ để làm phương tiện giao tiếp và là cơng cụ của tư duy
thì địa danh cũng xuất hiện từ đó. Từ xa xưa, các bầy người nguyên thuỷ
cũng như các bộ lạc sống bằng săn bắn và hái lượm đã sử dụng não bộ để nhớ
về các hang đá, quả đồi, hay các khe nước...làm nơi cơ trú và kiếm sống. Dù
mới ở dạng rất manh nha song ta có thể khẳng định địa danh xuất hiện từ
buổi bình minh của lịch sử lồi người.
So với địa danh trong ngơn ngữ thơng thường thì địa danh học ra đời
muộn hơn nhiều, và nó cũng muộn hơn một số chun ngành ngơn ngữ khác,
nhưng chúng lại có những đóng góp rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ
những vấn đề về ngôn ngữ học, địa lý học, lịch sử học và văn hoá học...Tuy
nhiên, việc nghiên cứu địa danh ở từng khu vực, từng quốc gia lại có những
mức độ và khả năng không như nhau.
1.1.1.1 Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ lâu đời:
Ở Phương Đông đại diện là Trung Quốc người ta đã nghiên cứu địa
danh học sớm. Ngay từ đời Đông Hán (25 - 220) Ban cố trong “Hán Thư”đã
ghi chép hơn 4000 địa danh (Một số được giải thích rõ ý nghĩa và nguồn gốc
cụ thể). Đến thời Bắc Nguỵ (439 - 535) Lê Đại Nguyên trong “Thuỷ Kinh

Chú”có chép hơn 20.000 địa danh trong đó trên 2.300 địa danh được giải
thích ý nghĩa).
Ở Phương Tây, theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì địa danh
học chính thức ra đời từ cuối thế kỷ XIX. Cụ thể có các cơng trình như: Năm


6
1872 J.T.Egli (Thụy Sỹ) viết “Địa danh học"; năm 1903, J.W.Nagl (áo) cũng có
“Địa danh học"... Và các Uỷ ban địa danh cũng lần lượt ra đời ; Năm 1890 thành
lập uỷ ban địa danh nước Mỹ (BGN), năm 1902 thành lập Uỷ ban địa danh Thuỵ
Điển, và năm 1919 thành lập Uỷ ban địa danh Anh (PCGN).
Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển liên tục từ đó đến nay ở
nhiều khu vực khác nhau. Ở thời kỳ đầu, các tác giả địa danh học chỉ khảo sát
nguồn gốc địa danh ...Nhưng từ thế kỷ XX, bước sang giai đoạn nghiên cứu
tổng hợp về địa danh, đã có tác giả xúc tiến việc nghiên cứu tổng hợp về địa
danh theo hướng phát triển địa lý học (Chẳng hạn như: J.Gillienon với “Atlat
ngôn ngữ Pháp”(1902 - 1910) ; hoặc có tác giả lại đề xuất văn hố học để
nghiên cứu các niên đại địa danh (Như A Đanzat với “Nguồn gốc và phát
triển địa danh “năm 1926.
Đi đầu trong việc xây dựng hệ thống lý luận là các nhà địa danh học Xô
Viết vào đầu những năm sáu mươi của htể kỷ XX.
Đến nay, đã có địa danh học phổ thông nghiên cứu tổng hợp các
nguyên lý cơ bản về địa danh: địa danh học khu vực nghiên cứu hệ thống địa
danh phản ánh điều kiện lịch sử - địa lý trong khu vực; địa danh địa chỉ học
nghiên cứu từng địa danh về âm đọc, cách viết, cách dịch tiêu chuẩn hố có
từng mục đích thực hiện.
1.1.1.2. ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng đã có từ lâu nhưng
trước đây chỉ ở góc độ địa lý - lịch sử, nhằm tìm hiểu đất nước - con người.
Mãi đến năm 1960 trở lại đây, các vấn đề liên quan đến địa danh và lý luận về
địa danh mới được quan tâm.

Với “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên
sông “[8], Hoàng Thị Châu là người đầu tiên nghiên cứu địa danh trên bình
diện ngơn ngữ học. Những cơng trình kế tiếp theo của bà cũng nghiên cứu
hướng này, nhưng đi sâu vào phương ngữ nhiều hơn [9], [10].


7
Đến nay, có các cơng trình chun sâu về địa danh như: “Những đặc
điểm chính của địa danh ở Thành Phố Hồ Chí Minh”[22] và “Những đặc
điểm địa danh Hải Phòng (Sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng
khác)”[37]. Đây là hai luận án phó tiến sỹ chuyên ngành ngơn ngữ học,
nghiên cứu địa danh trên bình diện ngơn ngữ, chun biệt về địa phương, đã
tìm hiểu tương đối cặn kẽ về lý luận địa danh và địa danh học.
Địa danh được tìm hiểu từ nhiều góc độ một vùng đất được chia ra các
vùng miền rõ ràng sẽ có nét văn hóa đặc sắc riêng nên việc nghiên cứu, có
chăng chỉ dưới dạng địa chí, đề cập chung dưới dạng tên đất, tên làng...
Chẳng hạn: “Địa chí văn hố dân gian Nghệ Tĩnh”của Nguyễn Đổng Chí
[13], hoặc nhiều cuốn sách xã chí, huyện chí, lịch sử địa phương... ra đời.
Nhưng năm gần đây, việc xem xét địa danh Việt Nam dưới góc độ
ngơn ngữ được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là nhóm luận
văn thạc sỹ chuyên ngành lý luận ngôn ngữ, trường Đại Học vinh. Chẳng
hạn:”Địa danh Thành phố Vinh” của Nguyễn Hồng Minh năm 1998; “Bước
đầu khảo sát đặc điểm địa danh huyện Yên Thành”của Nguyễn Hữu Dị, năm
1998, “Những đặc điểm chính của địa danh Nghi Lộc, Cửa Lị tỉnh Nghệ
An”của Trần Văn Phương, năm 1998: “Địa danh Can Lộc”của Bùi Đức
Hạnh năm 1998... Đây là những cơng trình nghiên cứu khá sâu địa danh của
một số vùng cụ thể và vẫn chưa có cái nhìn bao qt, tổng thể về địa Việt
Nam nói chung.
1.1.2 Địa danh và địa danh học
1.1.2.1. Cũng như vốn từ của bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, vốn

từ Tiếng Việt bao giờ cũng có một bộ phận tên riêng gồm tên người
(Nhân danh), tên đất (Địa danh)... Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy
Anh [1]: “Địa danh là tên gọi các miền đất". Thế nhưng, với khái niệm


8
tương đối đơn giản đó, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu vđưa ra nhiều
cách kiến giải khác nhau:
* Theo Nguyễn Văn Âu [3]: "Địa danh là tên đất gồm: Sông, núi, làng
mạc.... hay là tên đất các địa phương, các dân tộc".
* Theo Lê Trung Hoa [21] “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định
được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các cơng trình xây
dựng, các đơn vị hành chính và các vùng lãnh thổ".
* Theo Nguyễn Kiên Trường [37]: Địa danh là tên riêng chỉ các đối
tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất".
Hầu hết những cách định nghĩa trên đều đã nêu được tính chất cơ bản
của địa danh:"Là tên đất”(Nguyễn Văn Âu), "Là tên riêng...”(Lê Trung Hoa,
Nguyễn Kiên Trường).
Định nghĩa của Nguyễn Văn Âu còn quá chung chung, chưa đề cập đến
những đối tượng do con người kiến tạo nên như: đền, chùa, cầu, cống.... Định
nghĩa của Lê Trung Hoa thì cho rằng: "Địa danh là những từ ngữ cố định"....
Song trong thực tế, sự cố định của địa danh chỉ mang tính tương đối. Có rất
nhiều địa danh bị biến đổi do nguyên nhân bên trong và bên ngoài ngơn ngữ,
ngồi cả ý muốn của chủ thể đặt tên.
Định nghĩa của Nguyễn Kiên Trường đòi hỏi các đối tượng địa lí của
địa danh phải "có vị trí xác định trên bề mặt trái đất". Theo chúng tôi, cách
định nghĩa như vậy là q gị bó theo nghĩa đen. Địa danh tuy là tên đất
nhưng còn hàm nghĩa nơi chốn. Nơi chốn ấy không chỉ xác định trên bề mặt
trái đất mà trong tương lai cịn có thể được xác định trên cả Mặt trăng và sao
hoả với đà phát triển như vũ bão của khoa học hiện nay.

Do vậy, địa danh được hiểu: địa danh là những từ hoặc ngữ được chọn
dùng làm tên riêng để gọi những đối tượng địa lý tự nhiên hoặc nhân văn (do
con người kiến tạo).


9
1.1.2.2. Tuỳ theo mục đích và phương diện nghiên cứu mà có sự
phân loại địa danh khác nhau. Các nhà địa danh học phương Tây và Xô
Viết phân loại địa danh theo hai tiêu chí: theo nguồn gốc ngữ nguyên cấu
thành địa danh và theo đối tượng mà địa danh phản ánh. Có tác giả chia
địa danh thành 4 loại:
1. Phương danh (tên các địa phương).
2. Sơn danh (tên núi, đồi, gò....)
3. Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, vũng...)
4. Phố danh (tên các đối tượng thành trong phố).
(Tiêu biểu là G.P.Smolienaza và M.V Gorbanevsky). Hoặc A.V.
Superanskaya lại chia địa danh ra 7 loại:
1. Phương danh (tên các địa phương).
2. Phố danh (tên các đối tượng thành trong phố).
3. Sơn danh (tên núi, đồi)
4. Thuỷ danh (tên các dòng chảy)
5. Viên danh (tên quảng trường)
6. Lộ danh (tên đường phố).
7. Đạo danh (tên các loại đường giao thông trên đất, dưới đất, dưới
nước, trên không ... [ 35].
Hai cách phân loại trên tương đối đầy đủ, chi tiết nhưng hầu như khơng
chú ý đến những cơng trình xây dựng mang tính phục vụ cơng ích như: cầu,
cống, đập ...
Ở Việt Nam, việc phân loại địa danh cũng đã được nhiều người nghiên
cứu. Tác giả Trần Thanh Tâm trong "Thử bàn về địa danh Việt Nam”[32] đã

chia địa danh ra làm 6 loại:
* Loại đặt theo địa hình và đặc điểm.
* Loại đặt theo tên người, tôn giáo, lịch sử.


10
* Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu.
* Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
* Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.
Tác giả Lê Trung Hoa trong “Những đặc điểm chính của địa danh
Thành phố Hồ Chí Minh”[22] đã phân loại địa danh theo hai tiêu chí
khác nhau:
* Dựa vào thuộc tính của đối tượng riêng chia địa danh thành hai nhóm:
- Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (ví dụ: Núi, đồi, sông, rạch...).
- Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo (gồm ba nhóm nhỏ: địa danh chỉ
cơng trình xây dựng, địa danh hành chính, địa danh vùng...).
Dựa vào nguồn gốc ngữ ngun, ơng chia địa danh thành 3 nhóm:
Địa danh thuần Việt.
Địa danh khơng thuần Việt (trong đó bao gồm 3 nhóm nhỏ: địa danh
Hán Việt, địa danh gốc Khơ Me, địa danh gốc Pháp).
Tác giả Nguyễn Kiên Trường trong “Đặc điểm địa danh thành phố Hải
Phòng”[37] lại đưa ra 3 tiêu chí để phân loại địa danh.
* Địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên (gồm hai nhóm).
Nhóm đất liền.
Nhóm vùng biển giáp ranh.
* Địa danh chỉ đối tượng địa lí nhân văn (gồm 2 nhóm)
Địa danh cư trú hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con
người, do con người tạo nên: ấp, bộ, châu, di chỉ, di tích, khu tập thể, trại,
trang, trấn, xã, xóm, vạn, xứ đạo....
Địa danh đường phố và địa danh chỉ cơng trình xây dựng.

Địa danh đường phố: Đường, ngã tư, ngõ...
Địa danh chỉ cơng trình xây dựng: bể bơi, bến, cảng, chợ, chùa,
nhà thờ...


11
* Theo nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chia địa danh Hải Phịng ra làm
các loại.
Địa danh có nguồn gốc Hán - Việt.
Địa danh có nguồn gốc thuần Việt.
Địa danh có nguồn gốc từa Tiếng Pháp.
Địa danh có nguồn gốc khác như Tày - Thái, Việt - Mường, Chàm,
Môn - Khơme, Mã Lai.
Địa danh chưa xác định nguồn gốc.
* Dựa vào chức năng giao tiếp, ơng chia ra:
Tên gọi chính thức: do nhà nước đặt và có trong các văn bản hành chính.
Tên gọi dân gian: Tên quen gọi trong dân gian.
Tên cổ, tên cũ.
Tên khác.
Nhìn chung, cách phân loại của hai tác giả Lê Trung Hoa và Nguyễn
Kiên Trường là hợp lý. Song, dường như mọi sự phân loại cũng chỉ mang tính
tương đối: tương đối giữa các nhóm với nhau và đồng thời tương đối trong cả
các nhóm nhỏ chúng có sự "giao thoa”lẫn nhau.
1.1.2.3. Ngày nay, từ vựng học bao gồm cả môn danh học - môn học
“nghiên cứu những nguyên tắc và quy luật của việc biểu thị các đối tượng,
khái niệm bằng phương tiện từ vựng của các ngôn ngữ”[20]. Nêu “Ngữ nghĩa
học nghiên cứu tính chất của khái niệm mối quan hệ của khái niệm với các
biểu hiện thực tế”thì danh họ “nghiên cứu các khái niệm về mặt biểu
hiện”[37]. Danh học bao gồm.
a. Nhân danh học: nghiên cứu lịch sử, cấu tạo tên người (học tên, bí

danh, biệt hiệu...)
b. Địa danh học nghiên cứu nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa và sự biến đổi
của địa lý.


12
c. Với danh học nghiên cứu rộng các đối tượng khác chẳng những thuộc
về trái đất mà cịn nằm ngồi trái đất.
Địa danh được tạo nên từ chất liệu ngôn ngữ, từ vỏ âm thanh đến nội
dung ý nghĩa được xác định bởi quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tạo
cho nên nó mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của ngơn ngữ. Do đó, địa danh
học có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp
học. Tuy nhiên, địa danh gắn với một địa bàn cụ thể, xác định nên nó cũng là
đối tượng khảo sát của phương ngữ học. Nhìn chung, địa danh là tên riêng,
nằm trong hệ thống tên gọi (chung) của mọi đối tượng mà đơn vị từ vựng
phải ánh cho nên địa danh thuộc về từ vựng học.
1.1.2.4. Địa danh học là một môn học của từ vựng học nói riêng và của
ngành ngơn ngữ học nói chung. Địa danh học nghiên cứu sự hình thành, biến
đổi và vận hành của tên đối tượng địa lý tự nhiên và xã hội.
Hiện nay, địa danh học được nhìn nhận từ nhiều góc độ và nảy sinh ra
nhiều bộ mơn chun nghiên cứu các đối tượng hay nhóm đối tượng địa lý
trên trái đất. Chẳng hạn:
a. Thuỷ danh học: Nghiên cứu các đối tượng sông nước (ao, hồ, đập...)
b. Sơn danh học: Nghiên cứu tên đồi, núi, rừng.
c. Phương danh học: Nghiên cứu tên các địa bàn, địa điểm cư trú của
con người (làng, xã, xóm, thơn..)
d. Phố danh nghiên cứu tên đường phố...
Trên thực tế, cịn có một số bộ môn nghiên cứu với các tên gọi khác về
các đối tượng địa lý khác tuỳ theo mục đích, điều kiện và hồn cảnh địa lý
của mỗi địa bàn, dân tộc, quốc gia....

Tuy nhiên, việc nghiên cứu nghĩa của địa danh vẫn là vấn đề được đặt
lên hàng đầu. Song để tiếp cận điều đó khơng cịn là việc làm dễ. Trước đây,
lúc chưa có phương pháp ngơn ngữ học và địa danh học theo lý thuyết,


13
thường nhiều tác giả sa vào lối “từ nguyên học dân gian”- giải nghĩa theo kiểu
tự biện, suy đoán mà thiếu cứ liệu cụ thể.
“Việc nghiên cứu nghĩa thực chất là nghiên cứu cách đặt tên, phương
thức địa danh... để qua đó tìm hiểu văn hố của dân tộc hay tộc người nào đó.
Vì đặt tên là một mặt quan trọng của mọi nền văn hoá nhân loại”[37].
Nhưng địa danh khơng phải là bất biến, cố định mà nó có thể như
những hố thạch bị bào mịn theo năm tháng, cả âm lẫn nghĩa, bởi nhiều lí do
khác nhau (có thể do điều kiện lịch sử, xã hội...). Cho nên, sự biến đổi giữa
địa danh, dù dưới hình thức nào, với ngun nhân nào thì cũng cần có một
phương pháp, một cách lí giải thoả đáng, ở dưới góc độ ngôn ngữ (đơn vị nền
tảng tạo nên địa danh) và ngồi ngơn ngữ (sự biến động của lịch sử văn hố
dân tộc...). Như vậy mới có cái nhìn thấu đáo về vấn đề này.
1.1.2.5. Nghiên cứu vấn đề địa danh phải xây dựng được phương pháp
phù hợp, mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Từ lâu nay, nhiều nhà
địa danh học Xô Viết và phương Tây đã cho rằng: “Cần phải nghiên cứu địa
danh bằng phương pháp tổng hợp, lấy phương pháp ngơn ngữ học là chính,
vận dụng các phương pháp bổ trợ của lịch sử học, địa lý học, khảo cổ học,
nhân chủng học và dân tộc học...”[37].
Theo Nguyễn Kiên Trường, khi nghiên cứu địa danh đồng thời lưu ý
hai nguyên tắc chính:
a. Dựa vào thư tịch cũng như các phương pháp nghiên cứu của sử học,
địa lý học, nhân chủng học, dân tộc học và khảo cổ học.
b. Trong thao tác phân tích địa danh, phải thận trọng khi vận dụng
phương pháp thành tố.

Nghiên cứu địa danh phải bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
phương pháp ngơn ngữ học là quan trọng nhất “Thiếu các phương pháp của
ngôn ngữ học, chúng ta không thể hiểu ngay cả vai trò của các yếu tố trong


14
việc hình thành các địa danh vốn được hình thành từ xa xưa, khi nắm vững các
quy luật đó, mới có thể (và cần phải) so sánh, đối chiếu các địa danh, điều này
cho phép cách giải thích chúng từ góc độ hình thái học và ngữ nghĩa học”[37].
Muốn nghiên cứu địa danh một cách cặn kẽ, thấu đáo thì ngồi phương
pháp ngơn ngữ học chúng ta cịn đồng thời phải dựa vào nghiên cứu lịch sử và
địa lý. Sở dĩ như vậy bởi hai lí do cơ bản.
Một là, địa danh ra đời vào những thời kỳ , thời điểm xã hội nhất định,
chúng chịu sự tác động của những biến cố lịch sử cụ thể, về nhiều mặt (chiến
tranh, di dân, tiếp xúc, giao lưu văn hố, ngơn ngữ .... giữa các tộc người) khi
đó địa danh như một chứng tích, dấu ấn lịch sử. Vì thế, địa danh học như là
một bộ môn của lịch sử học, trong đó có lịch sử - địa lý học.
Hai là, ở những mức độ nhất định, địa danh phản ánh đặc thù địa lý của
một địa phương, một dân tộc... Vì khi định danh sự vật, chủ thể hay gắn thuộc
tính ngoại hình, đặc điểm tự nhiên... của đối tượng vào tên gọi thường danh
từ chung phản ánh tính chất địa lý của đối tượng, giúp các nhà địa lý nắm
bắt được các đối tượng của địa lý tự nhiên gắn với hoạt động của con
người, ở diện đồng đại hoặc lịch đại, phân bố trên các vùng lãnh thổ.
Như vậy, việc nghiên cứu địa danh không chỉ sử dụng đơn thuần một
phương pháp nghiên cứu nào đó mà là sự tổng hợp liên ngành.
Trên đây là vấn đề lý thuyết chung của quy trình thực hiện một đề tài
nghiên cứu. Song cũng tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu, đặc trưng của
từng đề tài cụ thể mà vận dụng nó. Với luận văn này, chúng tơi nghiên cứu
địa danh xuất hiện trong tục ngữ. Do vậy, việc khảo sát, thống kê tư liệu
dựa trên cơ sở những tư liệu cụ thể, có sẵn. Đồng thời khi xét cấu tạo, ý

nghĩa cũng cần phải làm rõ đặc trưng văn hoá trong cách đặt tên - định
danh tục ngữ Việt Nam


15
1.2. Việt Nam và văn hóa Việt Nam
1.2.1 Hồn cảnh địa lí, khơng gian văn hố và các vùng văn hoá Việt Nam
1.2.1.1 Văn hoá chịu sự chi phối đáng kể của hồn cảnh - địa lí - khí
hậu. Hồn cảnh địa lí - khí hậu Việt Nam có ba đặc điểm cơ bản: Thứ nhất,
đây là sứ nóng. Nóng lắm sinh ra mưa nhiều. Việt Nam là nơi có lượng mưa
trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm (cá biệt có nơi như vườn quốc gia
Bạch Mã (Thừa thiên) đạt tới 7.977mm), vào loại cao nhất thế giới (x. biểu
đồ so sánh ở hình 1.2). Hiện tượng này dẫn đến đặc điểm thứ hai: Đây là một
vùng sông nước. Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong tinh thần
văn hoá khu vực này. Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạo nên
nét độc đáo của nền văn hố nơng nghệp lúa nước. Đặc điểm quan trọng thứ
ba: Nơi đây là giao điểm (“ngã tư đường”) của các nền văn hố, văn minh.
1.3.1.2. Khơng gian văn hố có phần phức tạp hơn: Bởi lẽ văn hố có
tính lịch sử (yếu tố thời gian), cho nên khơng gian văn hố liên quan đến
lãnh thổ nhưng khơng đồng nhất với khơng gian lãnh thổ. Nó bao quát tất
thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy,
không gian văn hố bao giờ cũng rộng hơn khơng gian lãnh thổ; khơng gian
văn hố của hai dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền
giáp ranh.
Trong phạm vi hẹp, khơng gian gốc của văn Hố Việt Nam nằm trong
khu vực cư trú của người Bách Việt. Có thể hình dung nó như một hình tam
giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử, và đỉnh là vùng bắc Trung Bộ Việt Nam.
Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúa nước, của nghệ thuật đúc đồng với
những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Đây cũng là bờ cõi đất nước của họ
Hồng Bàng theo truyền thống (Xem 3.1.2).

Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hoá Việt Nam nằm trong khu
vực cư trú của người Indonésien lục địa. Có thể hình dung nó như một hình


16
tam giác với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc, cịn đỉnh là vùng
đồng bằng sơng Mê Kơng ở phía Nam. Đây là khu vực được tạo nên bởi hai
con sông lớn được bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng: Dương Tử Giang và
Mê Kông. Nơi này phần lớn tên sông và địa danh liên quan đến sông đều
vốn là biến âm của cùng một từ gốc Nam - Á cổ đại với nghĩa là sông
nước: giang (Dương Tử Giang, Việt Giang, Chiết Giang, Linh Giang, Tam
Giang, Tiền Giang…); kiang; kung; khung (khung Giang, khung Bích –
Thái Tây Bắc; Mèkhủng – Lào); Kong, (Mê kong); krong, krông (Tây
Nguyên: krông Púc, krông Pacô…) Sông (Việt; sung (Sung Lung, Sung
Vang – phụ lưu sông Đà, sông Cả)…
Xét từ trong cội nguồn, khơng gian văn hố Việt Nam vốn được định
hình trên nền của khơng gian văn hố khu vực Đơng Nam Á. Ta có thể hình
dung khơng gian văn hố khu vực Đơng Nam Á này như một hình trịn bao
qt tồn bộ Đơng Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Từ sau công
nguyên, khu vực Đơng Nam Á có phần thu hẹp lại do vùng phía Nam sơng
Dương Tử đã bị chính sách bành trướng và đồng hố của Trung Hoa dần dần
thâu tóm. Mặc dù vậy, cho đến giờ ngay cả vùng này cũng hãy cịn giữ được
khơng ít nét trong số hàng loạt những đặc điểm chung của khu vực văn hố
Đơng Nam Á mà G. Coedès (1948) đã liệt kê như sau. “Về phương diện vật
chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bị, dùng đồ kim khí thơ sơ, giỏi bơi thuyền.
Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ tổ
chức xã hội theo nhu cầu tưới nước ruộng. Về phương diện tôn giáo: thuyết
vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần đất, đặt đến thờ ở những chỗ
cao, chôn người chết trong các chum vại hay các trác thạch. Về phương diện
thần thoại: đối lập vũ trụ giữa núi và biển, giữa loài phi cầm với loài thuỷ tộc,

giữa người thượng du với người hạ bạn. Về phương diện ngôn ngữ: dùng
những ngôn ngữ đơn âm với năng lực dồi dào về phát triển từ”Đây là địa



×