Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao kỹ năng quan sát thực tiễn cho học sinh trong sản xuất nông nghiệp ở trường phổ thông’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.27 KB, 23 trang )

PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1. Tính cấp thiết của đề tài.

Công nghệ là môn học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật
tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm phục vụ đời sống con người. Nước ta
là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân
sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ lương
thực đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo; hàng đầu về xuất khẩu
nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su, cà phê, tiêu, điều... và gần đây thủy sản
cũng chiếm vị trí rất cao trên thị trường thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tiến bộ khoa học đang tiếp tục thúc
đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đang ngày càng mở cửa để hòa nhập
với thế giới, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như khẳng định vị
trí của mình trên trường quốc tế .
Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là lúc chúng ta đón nhận
một cơ hội vàng, đồng thời cũng là những thách thức mà chúng ta phải tận dụng
và vượt qua bằng chính khả năng của mình. Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp,
người nông dân cần phải biết trồng cây gì, nuôi con gì thì được thị trường chấp
nhận và tổ chức sản xuất, tiêu thụ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất,
1


cũng như các nhà tiêu thụ biết sẽ mua sản phẩm mình cần ở đâu, với tiêu chuẩn
kỹ thuật ra sao, chất lượng như thế nào để tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn không
ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của mình. Hơn bao giờ hết, ngay
bây giờ, “các nhà nông nghiệp tương lai” cần phải có những kỹ năng cơ bản
nhất về cách tiếp thu kiến thức thực tế sản xuất nông nghiệp.


Từ lý do trên, tôi chọn SKKN “Một số kinh nghiệm nâng cao kỹ năng quan
sát thực tiễn cho học sinh trong sản xuất nông nghiệp ở trường phổ thông’’
I.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đáp ứng những yêu cầu đó và trở thành cầu nối giữa nhà khoa học người sản
xuất đòi hỏi hình thành một mối liên hệ qua lại để tư vấn và hỗ trợ người sản
xuất và người tiêu thụ trong quá trình sản xuất - tiếp thị - kinh doanh, giúp người
nông dân tiếp cận nhanh nhất khoa học kỹ thuật. Đối tượng học sinh trung học là
nguồn nhân lực ban đầu và đông đảo trong xã hội hiện nay. Các em sẽ làm gì
khi rời trường phổ thông? Các em vận dụng kiến thức đã học được như thế nào
cho có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Ngay bây giờ, các em phải được
hướng dẫn và vận dụng thành thạo các thao tác kỹ thuật, các quy trình công
nghệ được học vào thực tế. Qua đó các em nhận thức thực tế và vận dụng vào
bài học công nghệ một cách hiệu quả nhất, để tiếp thu kiến thức nhanh chóng và
khắc sâu kiến thức cũng như vận dụng nó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

I.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.

2


Với giới hạn nội dung của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu các quá trình tư duy nhận
thức của học sinh và đưa ra những phương pháp, những hướng dẫn cụ thể về
cách quan sát các khâu trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn cần được chỉ ra một cách cụ thể, nhằm
hướng dẫn các em tiếp thu tốt nhất kiến thức bài học, vận dụng được kiến thức
bài học vào thực tế sản xuất nông nghiệp một cách linh hoạt và thành thạo.
I.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Trên đối tượng là học sinh trung học phổ thông, hướng dẫn cho các em

những công việc kỹ thuật cụ thể, những kỹ năng quan sát thực tiễn sản xuất
nông nghiệp, nhằm giúp các em vận dụng vào việc học các nội dung kiến thức
môn công nghệ trên lớp. Với mức độ của đề tài này, tôi chỉ hướng dẫn một số kỹ
năng cơ bản nhất để các em thực hiện quan sát thực tế sản xuất nông nghiệp sao
cho hiệu quả nhất, sát với nội dung kiến thức của môn học, của từng bài học.

3


4


PHẦN II:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.

Môn Công nghệ là môn học mới, được tích hợp trên cơ sở môn Kỹ thuật nông
nghiệp trước đây, với một số đổi mới về nội dung, mục tiêu chương trình củng
như phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì vậy vấn đề hướng
dẫn cho học sinh quan sát thực tiển sản xuất nông nghiệp, để vận dụng vào bài
học môn công nghệ lớp 10 nhằm tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất cho đến nay
vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Hơn nữa, mỗi vùng miền sản xuất
nông nghiệp đều có mỗi đặc trưng, đặc thù riêng nên việc vận dụng kiến thức
vào sản xuất nông nghiệp có sự khác nhau, không mang tính rập khuôn mà có
tính linh hoạt, sáng tạo.
II.2. Các kỹ năng cơ bản cần có khi tiến hành quan sát.
II.2.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề tư duy khi quan sát:
Hầu hết các công việc trong lĩnh vực quan sát và nhận thức đều liên quan đến
giải quyết vấn đề, sử dụng mối liên hệ giữa trực giác và khả năng phân tích. Các
em học sinh cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì mới đem lại kết quả tốt

trong quan sát và vận dụng trở lại trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp.
II.2.2. Kỹ năng giải quyết công việc khi quan sát:

5


Các em học sinh phải biết quan sát, biết cách ghi chép cụ thể, kỹ năng phân
tích và đánh giá là những yêu cầu tối cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi
các em muốn nhận thức, hay ở những mức độ cao hơn các em tư duy với các
quy trình công nghệ. Các em phải có khả năng hoạch định các kế hoạch, đánh
giá hiệu quả và chất lượng cuả công việc quan sát một cách bao quát.
II.2.3. Kỹ năng nhẫn nại khi quan sát:
Các em cần phải có suy nghĩ và hành động tập trung, dứt khoát, đồng thời với
tính cần cù, kiên nhẫn, ham học hỏi. Chỉ có tin tưởng mãnh liệt vào mục tiêu lâu
dài và cố gắng trường kì một cách kiên nhẫn trong quá trình quan sát mới có thể
thực hiện được mục tiêu quan sát đã đặt ra.
II.2.4. Kỹ năng quan sát có tính sáng tạo và khả năng nhạy cảm:
Đây là hai kỹ năng tạo cơ sở vững chắc cho công việc quan sát thực tế. Kỹ
năng quan sát là kỹ năng nắm bắt trọng tâm từ quan sát sự việc trên nhiều
phương tiện và nhiều vấn đề, nó thúc đẩy các em nắm bắt thực chất vấn đề chứ
không phải chỉ là hiện tượng bên ngoài. Kỹ năng quan sát có lợi cho việc nhận
thức lí tính các kiến thức của nhân loại. Những người có kỹ năng quan sát sáng
tạo thường thành công trên mọi lĩnh vực, nhất là trong công tác học tập và
nghiên cứu.
II.2.5. Kỹ năng xây dựng tương lai quan sát:

6


Các em có khả năng nhìn xa có thể suy đoán những điều chưa biết, vận dụng

tổng hợp các nhân tố thực, con số, cơ hội, thậm chí cả rủi ro... để xây dựng kế
hoạch cụ thể và dự đoán các tình huống xẩy ra. Các em không bị bất ngờ bởi
những tình huống nhỏ xẩy ra khi quan sát, không sợ hãi với những khó khăn tạm
thời mà trong lòng luôn duy trì một mục tiêu dài hạn khi quan sát.
II.2.6. Kỹ năng ứng biến trong quá trình quan sát:
Kỹ năng ứng biến là biết ứng phó với những thay đổi. Đây là một kỹ năng rất
khó, nó giúp các em dự đoán mục tiêu cần chú ý chứ không phải các vấn đề, các
hiện tượng xẩy ra trước mắt. Chính nó sẽ giúp các em bình tĩnh đối mặt với các
tình huống chưa hề dự liệu hay chưa được nghĩ tới có thể nảy sinh trong quá
trình quan sát, thích ứng ngay được với các thay đổi.
II.2.7. Kỹ năng tập trung khi quan sát:
Kỹ năng này sẽ giúp các em thực hiện các kế hoạch quan sát đặt ra có hiệu
quả. Mọi sự việc hay tình huống phát sinh đều hỗ trợ hoặc ảnh hưởng đến công
việc quan sát của các em. Chính vì vậy kỹ năng này sẽ giúp các em tập trung
vào phần trọng tâm có hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.
II.3. Nội dung quan sát và liên hệ với kiến thức bài học.
II.3.1. Quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.

7


-

Xác định mục đích quan sát.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẻ, thước đo độ dài.
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật canh tác mà bà con nông dân


thường làm.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm tư duy quan sát, phân tích và rút
ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người
tiến hành làm trực tiếp.
- Nội dung quan sát kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng cần phải ghi bao
gồm:

Thời
gian

Địa điểm

Nội dung kỹ thuật

Người làm

Ghi chú

- Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật canh tác cụ thể và
những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các
bài: Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng, Bài 3. Sản xuất giống cây trồng,
Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây
trồng nông, lâm nghiệp.


8


- Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và
thực tế nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý
thuyết và thực tiễn nhằm đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung
kiến thức.

II.3.2. Quan sát các biện pháp kỹ thuật làm đất, cải tạo đất trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát: Tùy vào từng loại đất trồng khác nhau, từng
biện pháp kỹ thuật khác nhau.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẻ, thước đo độ dài, giấy pH,
máy đo pH cầm tay.
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là các kỹ thuật làm đất mà bà con nông dân
thường làm, chọn những thửa ruộng có kỹ thuật làm đất điển hình nhất,
đẹp nhất.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm những câu hỏi cần thiết liên
quan để hỏi trực tiếp người làm, tư duy quan sát, phân tích và rút ra kết
luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp
cho từng biện pháp kỹ thuật.
9



Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người
tiến hành làm trực tiếp.
- Xác định và ghi cụ thể loại đất, tính chất của đất theo nhận định ban đầu
của học sinh qua hỏi thăm, quan sát bằng mắt thường về đất, về những
thực vật mọc trong vùng đất đó. Ví dụ: Đất chua thường có nhiều cây sim,
mua mọc. Đất bạc màu thường khô hạn và không tơi xốp.
- Nội dung quan sát kỹ thuật làm đất, cải tạo đất trồng cần phải ghi bao
gồm:
Thời

Địa

Nội dung kỹ

Biện pháp kỹ

gian

điểm

thuật

thuật

Kết luận Ghi
chú


- Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật làm đất cụ thể và
những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các
bài: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng, Bài 8. Thực hành: Xác định độ
chua của đất, Bài 9 và

Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc

màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn và Bài 11. Thực
hành: Quan sát phẫu diện đất.
- Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và
thực tế nhất.
- Giải thích từng khâu, từng bước trong quy trình kỹ thuật nhằm rút ra ưu
nhược điểm, tác dụng của chúng.
10


Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý
thuyết và thực tiễn nhằm đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung
kiến thức.

II.3.3. Quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát: biết được các cách phòng trừ tổng hợp dịch

hại cây trồng.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, thước kẻ, thước đo độ dài.
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát: Hệ thống IPM ( Integrated, Pest,
Management ) được sử dụng như thế nào, biện pháp nào là được ưu tiên
sử dụng, biện pháp nào là không được ưu tiên sử dụng. Đối tượng sâu
bệnh hại nào là được quan tâm nhất, nguy hại nhất.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Khả năng nhận biết và phân
loại các loại sâu, bệnh hại, tư duy quan sát tổng hợp, phân tích và rút ra
kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát linh hoạt
thích hợp cho từng mô hình IPM khác nhau, vì mỗi quần thể, quần xã sinh
thái nông nghiệp có đặc điểm sinh học khác nhau, mỗi người nông dân lại
có mỗi biện pháp, khả năng áp dụng biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
11


- Phải ghi đầy đủ thông tin về tên biện pháp kỹ thuật, ngày tháng cụ thể, vị
trí diễn ra, người tiến hành làm trực tiếp, cần có những ghi chú cụ thể cho
từng nội dung kỹ thuật.
- Nội dung quan sát kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cần phải ghi bao gồm:
Thời

Tên biện pháp

gian, địa

kỹ thuật


Nội dung kỹ thuật

Người làm Ghi chú

điểm

- Rút ra kết luận chung cho từng biện pháp, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại
và bảo vệ cây trồng cụ thể và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan. Cụ thể ở các
bài: Bài 15. Điều kiện phát sinh phát triển sâu, bệnh hại cây trồng và Bài
17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Xem kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và thực
tế nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kết luận thu được về bảo vệ cây trồng.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa làm kiến thức cơ bản.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong quá trình quan sát, để rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa lý
thuyết và thực tiễn nhằm đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung
kiến thức.

12


II.3.4. Quan sát các phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi:
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát.

- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy chụp ảnh, máy quay camera
(nếu có).
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là các giống vật nuôi thường được nuôi trong
gia đình.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Tư duy quan sát, khả năng quan
sát kĩ từng
đặc điểm của vật nuôi, khả năng phân tích, ứng biến trong quá trình quan
sát và rút ra
kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra,người
tiến hành quan sát
- Nội dung quan sát theo yêu cầu cụ thể của mỗi bài.
- Rút ra kết luận chung và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan, có thể tìm hiểu
thêm tài liệu có liên quan để làm cơ sở ban đầu. Cụ thể ở các bài: Bài 22.
Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. Bài 24. TH Quan sát nhận
dạng, ngoại hình giống vật nuôi, Bài 26. Sản xuất giống trong chăn nuôi
và thủy sản, Bài 27.Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống .
- Các quy trình công nghệ trong sách giáo khoa có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo, định hướng cho quá trình quan sát.
13


Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.

- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong
quá trình quan sát các nội dung cụ thể , để rút ra sự giống nhau, khác
nhau giữa lý
thuyết và thực tế sản xuất.
*Ví dụ: Quan sát nhận dạng ngoại hình một số giống vật nuôi .
Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát : nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ
biến ở trong nước và hướng sản xuất của chúng.
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy chụp ảnh, máy quay camera
(nếu có).
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là các giống vật nuôi thường được nuôi trong
gia đình, phim về các giống vật nuôi phổ biến ở nước ta.
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Tư duy quan sát, khả năng quan
sát kĩ từng đặc điểm của vật nuôi, khả năng phân tích, ứng biến trong quá
trình quan sát và rút ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin bao gồm:

14


Giống vật
nuôi
Bò vàng
Việt Nam


Bò sữa
Hà Lan

Nguồn gốc
Giống nội

Giống ngoại
( Hà Lan)

Đặc điểm ngoại hình dễ

Hướng sản

nhận biết
Tầm vóc nhỏ, da màu vàng

xuất
Sức kéo, nuôi

cánh dán, màu nâu sậm.

lấy thịt

yếm phát triển
Cổ thanh, dài, không có
Hướng sữa
yếm, bụng to vú phát triển,

Bò Lai


Bò vàng VN x

bầu vú có tĩnh mạch nổi rõ.
Màu lông vàng sẫm, u và

Sind

Bò Sind.

yếm phát triển. …

Hướng
thịt,sữa, hoặc
cày kéo.

Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Bài 23. Chọn lọc giống vật nuôi. Bài 24. TH Quan sát nhận dạng, ngoại
hình giống vật nuôi,. Học sinh nắm rõ được các đặc điểm ngoại hình cơ
bản nhất của một số giống vật nuôi trong gia đình. Từ đó hình thành kĩ
năng chọn lọc giống vật nuôi qua hình dáng bên ngoài của con vật.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong
quá trình quan sát các nội dung cụ thể , để rút ra sự giống nhau, khác
nhau giữa lý
thuyết và thực tế sản xuất.
II.3.5. Quan sát kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng giống vật nuôi:
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát.

15


- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, …
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là các loại thứ ăn thường được dùng trong
chăn nuôi, phim về chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm và ao nuôi tôm
cá..
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Tư duy quan sát, khả năng tập
trung khi quan sát, khả năng sáng tạo và nhậy cảm,ứng biến trong quá
trình quan sát và rút ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra,người
tiến hành quan sát
- Nội dung quan sát theo yêu cầu cụ thể của mỗi bài.
- Rút ra kết luận chung và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan, có thể tìm hiểu
thêm tài liệu có liên quan để làm cơ sở ban đầu. Cụ thể ở các bài: Bài 29.
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Bài 31. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. Bài
34. Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.
- Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và
thực tế nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kiến thức thu được.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong

quá trình quan sát các nội dung cụ thể , để rút ra sự giống nhau, khác
nhau giữa lý
16


thuyết và thực tế sản xuất.
II.3.6. Quan sát kỹ thuật phòng chống bệnh cho vật nuôi:
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
-

Xác định mục đích quan sát.
Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, …
Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
Chuẩn bị đối tượng quan sát là các loại bệnh phổ biến trong chăn
nuôi( phim về một số loại bệnh trong chăn nuôi: Cúm gia cầm, Lở mồm
long móng , Heo tai xanh,…Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm:
Khả năng tập trung khi quan sát, khả năng sáng tạo và nhậy cảm,ứng biến

trong quá trình quan sát và rút ra kết luận.
- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra,người
tiến hành quan sát
- Nội dung quan sát theo yêu cầu cụ thể của mỗi bài.
Thời

Đối tượng
quan sát


Nội dung quan sát Biện pháp
Ghi chú
(triệu chứng, bệnh
phòng chống

gian Địa
tích)
điểm

- Rút ra kết luận chung và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan, có thể tìm hiểu

17


thêm tài liệu có liên quan để làm cơ sở ban đầu. Cụ thể ở các bài: Bài 35.
Điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi. Bài 36. TH: Quan sát một
số loại bệnh thường gặp trong chăn nuôi. Bài 37. Một số loại vac xin và
thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi.
- Sử dụng kết quả quan sát được như một minh chứng cụ thể, xác đáng và
thực tế nhất.
- Ghi nhớ và khắc sâu nội dung kiến thức thu được.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.
- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong
quá trình quan sát các nội dung cụ thể , để rút ra sự giống nhau khác nhau
giữa lý

thuyết và thực tế sản xuất.
II.3.7. Quan sát các quy trình công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy
sản.
*Các bước tiến hành quan sát:
Bước 1: Chuẩn bị quan sát.
- Xác định mục đích quan sát( Quan sát để làm gì? ).
- Chuẩn bị sổ ghi chép cá nhân, bút ghi, máy chụp ảnh, máy quay camera
(nếu có).
- Chuẩn bị vị trí quan sát, hướng quan sát thích hợp.
- Chuẩn bị đối tượng quan sát là một quy trình công nghệ cụ thể.( Phim về
quy trình bảo quản và chế biến thịt, cá, trứng, sữa,…)
- Chuẩn bị phương pháp quan sát bao gồm: Tư duy quan sát, khả năng quan
sát kĩ từng công đoạn của quy trình công nghệ, phân tích và rút ra kết
luận.
18


- Dự trù các tình huống có thể xẩy ra và phương pháp quan sát thích hợp.
Bước 2: Tiến hành quan sát.
- Phải ghi đầy đủ thông tin về giờ ngày tháng cụ thể, vị trí diễn ra, người
tiến hành trực tiếp thực hiện làm các quy trình công nghệ bảo quản chế
biến các sản phẩm từ cây trồng.
- Nội dung quan sát các quy trình công nghệ cần phải ghi bao gồm:
Thời gian Tên quy trình

Nội dung kỹ thuật

Địa điểm

cơ bản của quy trình quy trình


công nghệ

Người làm Ghi chú

- Rút ra kết luận chung cho từng quy trình công nghệ, từng khâu cụ thể của
quy trình và những ghi chú kèm theo.
Bước 3: Liên hệ với kiến thức bài học.
- Sử dụng sách giáo khoa như một tài liệu tham khảo, cần đọc kĩ trước khi
tiến hành quan sát những nội dung kiến thức có liên quan, có thể tìm hiểu
thêm tài liệu có liên quan để làm cơ sở ban đầu. Cụ thể ở các bài: Bài 41.
Bảo quản hạt, củ làm giống, Bài 42. Bảo quản lương thực, thực phẩm, Bài
43. Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá. Bài 44. Chế biến lương thực, thực
phẩm. Bài 45. Thực hành: Chế biến xi rô từ quả. Bài 46. Chế biến sản
phẩm chăn nuôi và thủy sản. Bai 47 . TH_ Làm sữa chua.
- Các quy trình công nghệ trong sách giáo khoa có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo, định hướng cho quá trình quan sát.
Bước 4: Kiểm tra lại những kết luận thực tế thu được bằng kiến thức lí thuyết.
- Sử dụng kiến thức sách giáo khoa “như là mệnh lệnh”.

19


- Đối chiếu, so sánh kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa với kết luận thu
được trong quá trình quan sát các quy trình công nghệ, để rút ra sự giống
nhau, khác nhau giữa lý
thuyết và thực tiễn bảo quản, chế biến của bà con nông dân và các công
ty, xí nghiệp
nhằm đưa ra kết luận cuối cùng rồi ghi nhớ nội dung kiến thức.
PHẦN III:

KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
III.1. Kế hoạch thực hiện.
Với đặc thù bộ môn công nghệ 10 vận dụng linh hoạt sáng tạo theo điều
kiện của mỗi địa phương, mỗi trường THPT khác nhau. Đối với trường THPT
Nguyễn Hữu Huân trong bộ môn Công Nghệ 10 lựa chọn giảng dạy phần Chăn
Nuôi- Thủy Sản, tôi đã thực hiện các tiết dạy cụ thể như:
- Các tiết dạy được thực hiện trong phòng nghe nhìn 1 và nghe nhìn 2,
phòng bộ môn.
- Thực hiện tiết daỵ ở các lớp:
+ KH 2 năm học 2012-2013: Lớp 10CT, 10CH, 10A4, 10A5,
10A7,10A10,10A12.
Bài 47: TH_ Làm Sữa Chua.
+ HK 1 năm học 2013- 2014: Lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A6, 10A8,
10A9, 10A11.
Bài 24: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi.
Bài 27: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống.
Bài 30: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
III.2. Kết quả thực hiện.
Thống kê kết quả từ các tiết học đã thực hiện trên các lớp như sau:
- Đa số học sinh hiểu bài
- Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú trong mỗi tiết học.
20


- Học sinh liên hệ được với thực tế trong gia đình.

PHẦN IV:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IV.1. Kết luận.


Đây là đề tài mới, nhưng qua thời gian dài triển khai hướng dẫn các kỹ
năng quan sát thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho các em học sinh trong quá
trình thực hiện đề tài, tôi thấy hiệu quả của việc hướng dẫn kỹ năng quan sát
thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho các em học sinh và rút ra một số kết luận cơ
bản sau đây:
- Đa số học sinh đều trinh bày dễ dàng, rõ ràng những ví dụ rất cụ thể và sát
thực với từng nội dung bài học, vì vậy đa số học sinh đều dễ dàng tiếp thu
kiến thức bài học trên lớp.

21


- Được đánh giá cao những kiến thức thực tế, nên các em học sinh tích cực
quan sát, tham gia sản xuất nông nghiệp ở gia đình, địa phương. Qua đó,
các em có được những kỹ thuật, kỹ năng cơ bản trong sản xuất nông
nghiệp, giúp các em tự tin trong học môn công nghệ và tham gia sản xuất
nông nghiệp.
- Nhờ có những kiến thức thực tế mà tiết học luôn được các em tham gia tích
cực, tạo bầu không khí vui vẽ, hứng thú trong mỗi tiết học.
- Từ việc kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học lí thuyết và
thực hành mà các em được phát triển đồng đều giữa thể lực và trí tuệ.
- Những hiểu biết này sẽ làm cơ sở để các em học các ngành, nghề sau này
cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân các em và cộng
đồng.

IV.2. Kiến nghị.

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài này tôi còn gặp một số hạn chế
và khó khăn nhất định:

- Hiệu quả của phương pháp hướng dẫn kỹ năng cơ bản quan sát thực tiễn
sản xuất nông nghiệp cho các em học sinh là rõ rệt, tuy nhiên những kỹ
năng này không có tính cố định mà mang tính linh hoạt. Hơn nữa mỗi
vùng sản xuất nông nghiệp lại có đặc thù riêng, đặc trưng riêng. Vì vậy,
cần dựa vào đặc trưng của từng địa phương mà có những thay đổi, hướng
dẫn cụ thể, sát với thực tế sản xuất nông nghiệp hơn.
22


- Đây chỉ là một số kỹ năng được trình bày trong nhiều kỹ năng khác, vì
vậy tôi mong muốn được sự quan tâm, khuyến khích của các cấp quản lý
nhằm giúp tôi có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn nội
dung đề tài này.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm không thể tránh được những hạn chế và
tồn tại, rất mong sự quan tâm của đồng nghiệp và các cấp quản lý cho ý
kiến góp ý và nhận xét, để tôi hoàn thiện và nghiên cứu sâu hơn đề tài này
trong thời gian tới. Tôi xin chân thành cảm ơn!

23



×