Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Bình luận ngắn trên các báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 51 trang )

Lời mở đầu:
Bất kì giai đoạn,thời đại lịch sử nào cũng đặt ra vô vàn đề tài ,những
điểm mà báo chí cần quan tâm.
Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới,giai đoạn hội nhập
toàn diện và đầy đủ với kinh tế thế giới,thành quả hơn 20 năm đổi mới là
vô cùng to lớn và hết sức ý nghĩa.Tuy nhiên,còn có những thách thức của
sự tụt hâu,nghèo đói,bất công.Mục tiêu xây dựng thành công CNXH phấn
đấu vì một đất nước Việt Nam dân giàu,nước manh,dân chủ,văn minh đòi
hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới hoàn thiện vươn lên tận dụng tốt
thời cơ đẩy lùi mọi nguy cơ,tạo dựng hình ảnh một Việt Nam mới có vị trí
xứng đáng trên trường quốc tế.Thực hiện sứ mệnh ấy có vai trò vô cùng
quan trọng của báo chí,đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng của
Đảng,thể hiện tâm tư và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.Để hoàn thành
tốt sứ mệnh đòi hỏi công tác tư tưởng nói chung công tác báo chí nói riêng
phải đổi mới hơn nữa,nâng cao chất lượng và hiệu quả.Thực tế những năm
qua báo chí Việt Nam phát triển cả về số lượng chất lượng,nội dung và
hình thức,góp phần to lớn trong sự nghiệp nâng cao dân trí đối với các
phong trào,hoạt động cách mạng sôi nổi,rộng khắp,đóng góp quan trọng
trong công tác nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn,hình thành từng bước
hoàn chỉnh lý luận sự nghiệp đổi mới,khẳng định con đường đi lên
CNXH.Không chỉ đổi mới tu duy mà còn đổi mới cả cách thức tuyên
truyền ,nội dung thông tin,tạo sinh động,hấp dẫn,phù hợp với điều kiện
mới,có sức tác động đến dư luận xã hội.
Là những tác phẩm nghị luận ngắn gọn sắc bén xuất hiện kịp thời trên
mặt báo,dù đứng dưới nhiều chuyên mục khác nhau nhưng các bài bình
luận ngắn đều có chung đặc điểm,xuất hiện thường xuyên ở vị trí ổn
định,nổi bật ở vị trí trang trọng nhất,thường chỉ xoáy vào một luận
điểm,một vấn đề thực sự nóng hổi,thu hút sự quan tâm đông đảo của độc
giả,nhất là độc giả có học thức,tri thức với lối phân tích,bình luận đặc sắc
1



tạo nên cái nhìn đa chiều sâu sắc về một sự kiện,vấn đề nhằm rút ra kết
luận rất riêng.
Không giống như bình luận chuyên sâu thường bàn luận các vấn đề
lớn,có khi cả hệ thống quan điểm được thể hiện và dàn dựng công phu thể
loại bình luận ngắn trước hết là ngắn về hình thức có khi chỉ vài ba trăm từ
và cũng chỉ tập trung phản ánh một vấn đề mà bạn đọc bức xúc.Từ những
vấn đề thời sự của cuộc sống tác phẩm bình luận ngắn thường nhanh
nhạy,nắm bắt xoáy sâu làm nổi bật giá trị của ý nghĩa sự kiện,tích cực cổ
vũ nhân rộng các việc làm cao quý trên công luận.hay cảnh báo kịp thời
những nguy cơ cụ thể nào đó với xã hội.Sự tác động của những tác phẩm
bình luận ngắn là rất lớn thể hiện ở việc nhiều độc giả quan tâm tìm đọc các
bài bình luận ngắn đầu tiên.Nhiều cơ quan quản lý kịp thời sửa đổi những
chính sách phù hợp ngay sau khi bài bình luận ngắn ra đời.Có thể khẳng
định sự phát triển của bình luận ngắn là một xu thế phát triển của thê loại
chính luận báo chí.Việc nghiên cứu đầy đủ nét đặc sắc cũng như tính đặc
trưng điển hình của thể loại này tìm ra những thành công ,hạn chế để nâng
cao chất lượng tác phẩm rất cần cho công tác lý luận báo chí cũng như hoạt
động thực tiễn sáng tạo tác phẩm của nhà báo hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: Bình luận ngắn trên các báo.
Phạm vi: Chuyên mục “Thời sự & suy nghĩ” trên Tuổi trẻ.
“Cùng bàn luận” trên Quân đội nhân dân.
Chuyên trang “Tuần Việt Nam” của Vietnamnet.
(Số ngày 01.02.2011 đến 01.03.2011)

2


Nội dung.
Chương 1: Lý luận chung về thể loại bình luận ngắn.

1.Khái quát về thể loại bình luận.
Nguồn gốc của bình luận là hình thức đơn giản đầu tiên trong thao
tác của tư duy con người, thể hiện thái độ khen chê trước một sự kiện, hiện
tượng, vấn đề trong cuộc sống. Con người biết tư duy từ khi con người bắt
đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, dưới hình thức đối chiếu hay so
sánh…để nhận thức về sự khác nhau của các sự vật. So sánh, là phân biệt
sự khác nhau giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. So
sánh làm nảy sinh sự đánh giá. Sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên
của hoạt động tư duy bình luận.
Theo tài liệu lí luận báo chí của nhiều nước trên thế giới thì bình luận
trên báo chí xuất hiện đã lâu. Karel Storkan cho rằng ở Anh và Pháp, bình
luận có từ đầu thế kỉ XIX, “có tác dụng soi sáng và giải thích một sự kiện,
một vấn đề hay một hiện tượng xã hội nào đó”.
Theo “Lí thuyết và thực hành báo chí Xô viết” thì năm 1902 – 1903,
độc giả Nga đã làm quen với đề mục “Toàn cảnh Châu Âu” của Caramdin,
mà trong đó đã đăng những bài bình luận chính trị, và cả những vấn đề
khác trong đời sống xã hôi”. Nhà phê bình văn học Nga V.G.Bêlinxki đã
chú ý đến những bài bình luận được phổ biến rộng rãi trong thời kì đầu của
thế kỉ XIX, và đã chỉ ra những mặt yếu kém của chúng, đồng thời ông cũng
đánh giá rất cao tài năng của nhà báo Caramdin và những bài bình luận sắc
sảo của Bextugiep. Chính Bêlinxki cũng viết nhiều bài bình luận văn học
và bình luận chính trị văn học đăng trên tạp chí “Người đương thời”, về sau
bình luận trở thành công cụ quan trọng trong cuộc đấu tranh của phong trào
dân chủ của Nga thế kỉ XIX.
So với nhiều nước trên thế giới, báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn,
cho nên, cũng như các thể loại khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm
3


định kì khi đã là một thể loại hoàn chỉnh.Các tác giả của “Giáo trình nghiệp

vụ báo chí” cho rằng “Bình luận là một hoạt động tự nhiên của lí tính. Con
người có tri giác lành mạnh, đứng trước một hiện tượng, đứng trước một sự
kiện hay một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường đều có bình luận. Theo
phạm vi nội dung và hệ tư tưởng nhất định, không phải chỉ khi có báo chí
mới có bình luận.”
Trong lịch sử báo chí Việt Nam đã có khá nhiều cách gọi khác nhau
cho tác phẩm bình luận. Và hiện nay, cách gọi chung thống nhất, thể loại
bình luận.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp, vừa là
thể loại báo chí. Là một phương pháp, bình luận được sử dụng trong tất cả
các hình thức đăng tải, trong tin vắn, dưới dạng các trích dẫn ý kiến của
người khác, hay là những nhận xét khác nhau. Trong bản tin, xã luận, kí sự,
tổng quan, điểm báo, phê bình, dưới hình thức các diễn giải của tác giả về
đối tượng phản ánh, dưới dạng các tư tưởng, đúc kết, kết luận.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau, trong “Cách viết một bài báo”,
Karel Storkan quan niệm bình luận “Bình luận có tác dụng soi sáng và giải
thích một sự kiện, một vấn đề hay một hiện tượng xã hội nào đó”.
Ở đây, Karel Storkan đã nhìn nhận bình luận như quá trình nhận thức
lý tính, là sản phẩm của tư duy, ý thức khi tiếp cận hiện thực khách quan.
“Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, “Bình luận là sự giải thích,
cắt nghĩa một vấn đề, sự kiện, hiện tượng, quá trình, trong đời sống kinh tế
chính trị và đời sống văn hóa”.
“Đại từ điển Tiếng việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên, “Bình luận là bàn
và nhận xét về vấn đề gì đó”.
Còn trong “Tác phẩm báo chí” Tập III, “Bình luận với ý nghĩa là một
phương pháp, là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng,
một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó
và những điều vấn đề đó gợi ra”.
4



Vậy, bình luận với tư cách là một phương pháp, một cách thức đã
được các nhà báo sử dụng rộng rãi trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Thực
tế, khi thực hiện các tác phẩm báo chí, từ phóng sự, điều tra, hay chỉ phản
ánh…các tác giả đều phải sử dụng phương pháp bình luận góp phần “soi
sáng” hay “giải thích một sự kiện, vấn đề nào đó”.
Bình luận, với tư cách là một thể loại báo chí, là thể loại được Karel
storkan khẳng định xuất hiện trên báo chí phương Tây từ cuối thế kỉ XIX,
ra đời ở Anh, Pháp những năm 1870.
Trong “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, tác giả bài “Bình
luận trên báo chí” đã trình bày quan niệm “Bình luận là một thể loại của
báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của tòa soạn về một vấn đề
thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ
đó theo một quan điểm nhất định, và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận
có tính chất chính trị.”
Điểm cốt lõi, tính chất thể loại báo chí chính là nhằm giúp tòa soạn
bộc lộ quan điểm, thái độ về vấn đề, sự kiện, hướng công chúng hiểu một
thông điệp có ý nghĩa tư tưởng tòa soạn, giúp định hướng dư luận!
Trong “100 câu hỏi về cách viết báo”, T.S Nguyễn Đức Dũng “ Bình
luận là tên gọi của một thể loại báo chí mà trong đó nội dung của nó gôm 2
thành phần chính. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề,
đánh giá nó, khai thác nó ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Còn luận, là sự bàn
bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó vào trong quá trình diễn biến, phát triển nhất
định, khả năng và những triển vọng của những vấn đề náo đó mà công
chúng quan tâm”.
Cũng trong “Các thể loại báo chí chính luận”, tác giả Trần Quang “
Thể loại bình luận là một bộ phận của công tác báo chí, dùng để hướng dẫn
cách nhận định các nguồn tin tức…tạo điều kiện cho độc giả đánh giá đúng
đắn sự kiện nhất định, đồng thời dẫn dắt độc giả rút ra được kết luận từ
những sự kiện xảy ra”.

5


Bình luận, cũng như loại thể chính luận báo chí, luôn lấy lí lẽ và phân
tích làm trọng tâm. Và yếu tố tình cảm được thay thế phần lớn bằng lí trí
của tác giả qua lập luận, lí giải, phân tích, nhận xét, bình giá.Tư duy sắc
bén cùng logic sẽ tạo sức thuyết phục cho tác phẩm.
Với tác phẩm bình luận, thông tin, sự kiện, vấn đè của tác phẩm là
hạt nhân quan trọng. Nhưng bản thân nó chi là phần “thô”, phần “nguyên
liệu” để người viết dựa vào bày tỏ hệ thông luận điểm riêng, đặc biệt phát
triển rộng ra các mối quan hệ xung quanh thông tin, sự kiện, nhằm bóc trần
bản chất thực, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc, rất mới về sự kiện,
vẩn đề. Bình luận được coi là thể loại đóng vai trò then chốt trong công tác
truyền thông cũng như thực hiện các nhiệm vụ tư tưởng, chính trị.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Tổng biên tập báo Hà Nội mới nhận định:
“Bình luận là một thể loại trụ cột, vừa thể hiện tầm vóc của một cơ quan
ngôn luận, vừa tăng sức hấp dẫn của báo chí. Trước đây, bình luận chủ yếu
xuất hiện trên các tờ báo chính trị lớn, ngày nay, rất nhiều tờ báo, không kể
báo Trung ương hay địa phương, báo ngành hay báo đoàn thể đều chú
trọng tới thể loại này.”
So với xã luận và chuyên luận thì bình luận là thể loại xuất hiện nhiều
hơn. Có mặt ở tất cả các loại hình báo chí, báo viết, Đài PT-TH. Theo điều
tra xã hội học, bình luận chiếm 51% thông tin quốc tế. Một trong những
nhiệm vụ chủ yếu của báo chí là hướng dẫn chính trị cho quần chúng. Bình
luận đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.Nó là công
cụ có tác dụng không thể thiếu được trong việc giáo dục tư tưởng chính trị
cho quần chúng, trong việc hướng dẫn cách nhìn nhận, cách đánh giá
nguồn tin tức.
Có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân chia những loại
bình luận khác nhau. Nếu lấy dung lượng và thời gian làm tiêu chí, ta có

thể có dạng bình luận ngắn, bình luận trong ngày, bình luận trong tuần.

6


Nếu lấy phương pháp thể hiện làm tiêu chí, ta có thể coi bình luận có
2 dạng: Bình luận có tính chất giải thích thường gặp trên báo in, nhằm giải
thích các hiện tượng tích cực và các quá trình của tất cả các lĩnh vực của
đời sống rồi đi đến đánh giá, thẩm định, rút ra ý nghĩa hay dạng bình luận
bút chiến, chủ yếu đề cập đến những vấn đề: Đấu tranh quan điểm của các
nhà chính trị đối phương, vạch mặt những hành động chính trị, thủ đoạn
của bọn phản động nhằm bóc lột, đàn áp nhân dân lao động; phê bình, góp
ý đối với các quan điểm lạc hậu, những biểu hiện sai trái còn tồn tại trong
nội bộ nhân dân. Người ta cũng có thể căn cứ vào nội dung, chia bình luận
thành 2 dạng: Bình luận sự kiện và bình luận vấn đề. Phổ biến nhất là bình
luận sự kiện. Trên cái nền của diễn biến thời sự, nhà bình luận chọn lấy
những sự kiện mà ở đó người đọc quan tâm, người đọc cần phân tích, lí
giải, định hướng
2.Bình luận ngắn.
2.1.Các quan niệm về bình luận ngắn.
Theo dung lượng và thời gian, như trên đã nói, ta có thể có bình luận
ngắn, bình luận trong ngày hay bình luận trong tuần. Nếu như bình luận
trong ngày là dạng bình luận cổ điển nhất, mang đầy đủ những đặc điểm
của thể loại báo chí, là một chỉnh thể thống nhất, chặt chẽ trong nội dung
cũng như hình thức, nhằm giải thích các sự kiện chính trị liên quan, tác
động trực tiếp với các vấn đề chính trị trung tâm của thời đại. Nếu như bình
luận trong tuần, không đề cập đến các sự kiện hàng ngày mà chỉ đề cập đến
mối quan hệ của các biến cố trong tuần, có tính chất đặc biệt cho sự phát
triển của thời đại. Mang tính tổng quát, không cần thông báo chi tiết các sự
kiện, chỉ có thể đưa thêm những chi tiết mới bổ sung; thì dạng bình luận

ngắn, không đòi hỏi nhiều tính luận lí, chỉ cần 20-30 dòng là đủ, khi dẫn ra
một sự kiện, một lời phát biểu, và chỉ một vài câu bình luận ( hoặc tán
thành, hoặc mỉa mai phê phán…) và thường cũng chỉ cần một vài câu ngắn
gọn cũng có thể giải thích đầy đủ một thông tin có giá trị.
7


Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thể loại bình luận ngắn, như
quan niệm vừa rồi của tác giả Trần Thế Phiệt. Trong quan niệm, tác giả đưa
ra sự khu biệt bình luận ngắn với các dạng bình luận khác khi xác định
phần nội dung “ chỉ dẫn ra một sự kiện”. Bên cạnh đó, nhấn mạnh yếu tố
hình thức “chỉ cần 20-30 dòng là đủ”. Dù ở cột báo cỡ nào thì chăc chắn
dung lượng như trên cũng chỉ khoảng vài trăm chữ.
Theo tác giả Trần Quang, bình luận ngắn “ Tác phẩm chỉ tập trung
làm sáng tỏ một sự kiện và những vấn đề liên quan đến sự kiện đó. Những
phân tích, lí giải của tác giả là nhằm làm sáng tỏ bản chất của sự kiện nêu
lên để đánh giá. Như vậy, bình luận ngắn thường theo đuổi những mục tiêu
như: đánh giá sự kiện mới và lưu ý người đọc chú ý đến nó, chỉ ra nguyên
nhân của sự kiện và mối quan hệ của nó.”
Bổ sung cho hệ thống quan điểm, trong bài viết “ Bình luận ngắnmột mũi nhọn xung kích trên công luận”, nhà báo Hông Phương đã nhận
định “ Các tác phẩm nghị luận chỉ dài mấy trăm chữ, xuất hiện thường
xuyên ở vị trí ổn định, in nghiêng, đóng khung nổi bật trang trọng trên
trang nhất các báo, thực chất là những bài bình luận ngắn…Các bài bình
luận ngắn phải viết ngắn, viết rất nhanh thường chỉ xoáy vào một luận
điểm, nhiều khi phải viết trong đêm trước ngày ra báo, đáp ứng được nhu
cầu bức xúc của bạn đọc.”
Vậy, thực chất bình luận ngắn???...Có thể hiểu, bình luận ngắn là
một dạng tác phẩm thuộc thể loại bình luận báo chí. Dạng tác phẩm này có
dung lượng dưới 1000 chữ và chỉ tập trung làm sáng tỏ một sự kiện thời sự
nóng, xuất hiện thường xuyên trên báo. Bằng những phân tích, giải thích,

bình chú, với lập luận và lí lẽ ngắn gọn, súc tích, tác phẩm nhằm làm sáng
rõ bản chất của sự kiện, đem đến cho công chúng báo chí một cách nhìn
mới, đầy đủ và toàn diện về sự kiện, có tác động trực tiếp, làm thay đổi
quan điểm và thái độ của công chúng.
2.2.Vài nét về các trang báo khảo sát.
8


Để hiểu rõ hơn thể loại bình luận ngắn, bài viết sẽ đi tìm hiểu, xem
xét những bài bình luận ngắn trên một số chuyên mục của các báo: Chuyên
mục “Thời sự & suy nghĩ” trên báo Tuổi trẻ; “Cùng bàn luận” trên Quân
đội nhân dân; chuyên trang Tuần Việt Nam trên Vietnamnet.
2.2.1.Báo Tuổi trẻ _ “ Thời sự & suy nghĩ”.
Có thể nói, trong “ binh chủng” báo in Việt Nam, Tuổi trẻ là tờ báo
có tuổi đời chưa nhiều, nhưng có bước phát triển khá mạnh mẽ. Xuất bản
số đầu tiên ngày 2.9.1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Tuổi trẻ
chỉ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
nhưng, từ hàng chục năm nay, đã nỗ lực vươn ra khỏi phạm vi của một tờ
báo đoàn địa phương.
Với số lượng 260.000 bản/ kỳ, tuổi trẻ là tờ nhật báo có số phát hành
cao trên phạm vi cả nước. Không giới hạn mình trong phạm vi là diễn đàn
của thế hệ trẻ thành phố mang tên Bác. Tuổi trẻ xác định mục tiêu cho
mình, phải vươn lên trở thành kênh cung cấp thông tin, tri thức, nhận thức
cho thế hệ trẻ cả nước, cũng như phải tham gia giải quyết những vấn đề
chính trị xã hội nóng hổi của đất nước, như đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực. Bên cạnh đó, cỗ vũ tích cực những gương sáng trong mọi lĩnh vực
của đời sống, vinh danh, cải thiện cái tốt đẹp trong xã hội.
Tuổi trẻ hiện nay có 30 chuyên mục thường xuyên và không thường
xuyên. Số trang in là 20 trang, khổ 29x42cm, trong đó chỉ có một chuyên
mục xuất hiện thường xuyên từ thứ 2 đến thứ 7 là “ Thời sự & suy nghĩ”.

Ngay từ tên gọi của chuyên mục cũng mang hơi hướng của bình luận.
Thời sự, hay sự kiện đầu tiên, hình thành nên một bài bình luận ngắn, vấn
đề nóng hổi, cấp thiết. Suy nghĩ, hay chính là phần tư duy phân tích, đánh
giá nhận định, và phần “bình”, cũng như phần luận của tác giả. “Suy nghĩ”,
một phạm trù rất rộng, tạo đất “cho các tác giả có thể phô diễn năng lực
bình luận, tư duy logic của mình”.

9


Như vậy,trong chuyên mục tập hợp những bài bình luận ngắn, với ý
nghĩa lựa chọn những sự kiện nóng, được đông đảo công chúng quan tâm.
Không né tránh những vấn đề nhạy cảm, hóc búa, và mang tính thời đại,
thời cuộc. Như chủ đề đấu tranh chông tham nhũng, tiêu cực; chống vấn đề
tưởng như rất dung dị, bị cuộc sống che khuất đi, nhằm làm nổi bật những
ý nghĩa trong sáng, tốt đẹp.
Nhà báo Huỳnh Sơn Phước, Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ “ Thể
loại bài viết thuộc “Thời sự & suy nghĩ” có thể gọi là bình luận ngắn hay
thời luận cũng được. Đây là chuyên mục giàu sức chiến đấu, giàu trí tuệ
nên báo Tuổi trẻ luôn dành cho nó vị trí trang trọng nhất”.
2.2.2.Báo Quân đội nhân dân _ Chuyên mục “Cùng bàn luận”.
Quân đội nhân dân, một tờ báo chính trị của làng báo in Việt Nam.
Xuất bản số đầu tiên ngày 20.10.1950. Trước năm 1957, chỉ phát hành
trong lực lượng vũ trang, nhưng từ 23.01.1957, phát hành rộng rãi cho mọi
đối tượng bạn đọc ở miền Bắc lúc đó.Từ 19.05.1965, chính thức trở thành
một trong ba tờ báo đầu tiên của nước ta sau 1945.
Bước vào công cuộc đổi mới, báo đã từng bước xã hội hóa, để thích
ứng với đời sống báo chi cũng như đời sống xã hội, đổi mới công tác tuyên
truyền, hướng ra cộng đồng, nhằm thu hút thêm bạn đọc, nâng cao vị thế tờ
báo, phá vỡ giới hạn là một tờ báo ngành đặc thù, vươn lên giải quyết

những vấn đề nóng của xã hội, liên quan trực tiếp đến quốc kế, dân sinh.
Ban biên tập xác định hướng, nội dung tờ báo phải luôn bám sát thời
cuộc, nhanh nhạy nhưng vẫn phải đảm bảo chính xác.thông tin thời sự
được ưu tiên hàng đầu, mở rộng phạm vi tuyên truyền đến mọi lĩnh vực bởi
cán bộ chiến sĩ trong quân đội cũng rất quan tâm đến mọi vấn đề của đời
sống xã hội. Bản chất một chính sách, sự kiện, vấn đề nào đó trong đời
sống kinh tế, xã hội có thể tác động đến hậu phương người lính. Như vậy
xã hôi hóa tờ báo trước hết phục vụ tốt hơn hàng vạn độc giả trung thành
lâu nay của báo, cung cấp cho họ thông tin, hiểu biết cần thiết.
10


Bên cạnh trang 4 được báo dành toàn bộ cho thông tin các vấn đề thuộc
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội nói chung, ngay trang nhất của báo từ
2004 xuất hiện thêm chuyên mục “Cùng bàn luận”, phản ánh trực diện mọi
vấn đề thời sự của đất nước.
Trước khi chuyên mục này ra đời,Quân đội nhân dân-một tờ báo có
thế mạnh về các thể loại chính luận, đặc biệt thể loại bình luận dài, xã luận,
chuyên luận…, bình luận quốc tế.
Dù tên gọi chuyên mục chưa thực khẳng định quan điểm nhìn nhận,
đánh giá trực diện, bởi lẽ đặc thù của một tờ báo thuộc lực lượng vũ trang,
do đó Ban biên tập né tránh những tên như “Sự kiện & bình luận” trên báo
Lao động, “Thời sự & suy nghĩ” của Tuổi trẻ…và lựa chọn tên như vậy,
mang tính chất khách quan cho cách nhìn nhận chung “Cùng”.
Hiện nay, Quân đội nhân dân có 26 chuyên mục và chỉ duy nhất
“Cùng bàn luận” xuất hiện thường xuyên từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Trải
qua thời gian phát triển, chuyên mục khẳng định là một thế mạnh của báo,
đứng ở vị trí trang trọng góc dưới cùng bên phải của trang nhất.
2.2.3.Báo điện tử Vietnamnet _ Chuyên trang “Tuần Việt Nam”.
Có thể nói, Vietnamnet_tờ báo điện tử có uy tín với số lượng bạn đọc

cao.Trong tập hợp báo mạng, Vietnamnet có thể được coi là thế hế “đàn
anh đàn chị”.Báo được cấp giấy phép hoạt động vào 23.01.2003.
Đây là tờ báo điện tử ra hàng ngày bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
Với nhiều chuyên mục đa dạng, phong phú: Quốc tế, công nghệ thông tin,
thể thao, âm nhạc, thời trang, trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc…
Đặc biệt, Vietnamnet cho ra đời chuyên trang Tuần Việt Nam, với
nội dung đặc sắc, là sự “trình làng” của những chuyên mục mới hoàn toàn,
như Thông tin đa chiều, công chúng phản biện báo chí; Thế giới truyền
thông_đặc sản của Tuần Việt Nam; Tư liệu & suy ngẫm _ X-files của Tuần
Việt Nam hay Độc giả nhặt sạn_chuyên mục mang tính đột phá mới. Phần

11


lớn các bài báo trên Tuần Việt Nam đều thuộc nhóm các thể loại chính luận
báo chí, với thông tin mang tính thời sự và lí lẽ.
Thông tin thời sự, việc bình luận, tranh luận xung quanh vấn đề, sự
kiện. Bằng phương pháp lập luận, chứng minh, dựa vào bằng chứng, sự
thật cụ thể để bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình. Lí lẽ mà người viết đưa
ra, nhằm giải quyết những vấn đề thời sự của cuộc sống, đồng thời hướng
dẫn người đọc hiểu vấn đề theo đúng cách của họ, thuyết phục, vận động
bạn đọc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà áp đặt, ngược lại, những bài viết
thường mềm mại, tôn trọng độc giả.
Các bài viết, luôn đảm bảo trung hòa hai yếu tố: vừa có tầm, vừa giật
gân. Những bài viết, vừa đảm bảo những phân tích, lí lẽ, quan điểm sâu
sắc. Nhưng không phải vì thế mà kém phần “nóng”, thời sự. Chính vì thế,
để làm được điều đó, đội ngũ phóng viên, cộng tác viên phải luôn không
ngừng học tập, trau dồi kiến thức cũng như kĩ năng, kinh nghiệm của mình.
2.3.Đặc điểm nổi bật của bình luận ngắn.
2.3.1.Đối tượng phản ánh là những sự kiện nóng hổi.

Đối tượng phản ánh của bình luận ngắn phải là những sự kiện nóng
hổi, thu hút sự quan tâm của dư luận, có như vậy bình luận ngắn mới có đất
“dụng võ”.
Khi các sự kiện diễn ra, công chúng báo chí rất cần bài viết nhanh
mang tính bình giá, giải thích, phân tích, kịp thời làm sáng tỏ, nhằm đem
đến cho người đọc cách hiểu hợp lí, phần nào định hướng tư tưởng, quan
điểm, thái độ. Cũng chính vì thế, bình luận ngắn ra đời, xuất hiện thường
xuyên, liên tục trên mặt báo.
Nếu như bình luận dài( tác giả Trần Quang) là bình luận tổng quan,
là những bài bình luận “nhằm tái tạo bức tranh toàn cảnh của một vấn đề
náo đó trong đời sống xã hội”, với đặc điểm nhìn nhận,tổng kết một sự
kiện, vấn đề lớn mang tính tầm cỡ, đòi hỏi sự nhìn nhận tổng thể,…,thường
được sử dụng trong tuyên truyền những sự kiện chính trị, kinh tể, xã hội
12


lớn, trong và ngoài nước, như: Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử quốc hôi,
gia nhập WTO…hay sự kiện Chiến tranh vùng vịnh, vụ khủng bố 11.09 ở
Mỹ…thì, bình luận ngắn không có thời gian, điều kiện để làm việc đó.
Bài bình luận dài, người viết có thời gian chuẩn bị, ý đồ định trước,
tác giả phải sử dụng nhiều tư liệu khác nhau, ở những thời điểm khác nhau
mới có thể làm rõ bản chất, ý nghĩa xã hội của vấn đề, nhằm tạo tác phẩm
bình luận đầy đủ, mang tính chất tổng kết thực tiễn. Bình luận ngắn, với
đặc thù phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, ngay, do đó nó chỉ lựa chọn
những sự kiện nhỏ, riêng biệt, vừa xảy ra hay những sự kiện mới nảy sinh
thuộc vấn đề lớn đang diễn tiến làm đề tài, đối tượng phản ánh.
Bởi bình luận ngắn phải đáp ứng yêu cầu nhanh nhạy, thời sự do đó,
nó là thể loại xuất hiện thường kỳ trên các báo, luôn lựa chọn sự kiện
“nóng” và “rất nóng” làm đối tượng phản ánh.
Không giống bình luận dài, bình luận ngắn chỉ có thể tập trung đánh

giá một sự kiện, lựa chọn một vài thông tin, “nhặt” một hai chi tiết “đắc
địa” của sự kiện để làm nguyên liệu.
Những hoàn cảnh xã hội cũng như diễn biến xảy ra là chủ đề, đề tài
“nóng” được báo chí cập nhật, thông tin. Bình luận ngắn cũng nằm trong
dòng chảy đó, lựa chọn cho mình những đề tài nổi bật, cần kíp.
Có thể nói, bình luận ngắn luôn chạy đua cùng thời gian, thông tin
đến độc giả những tin tức vừa có tầm, vừa mang tính thời sự.
2.3.2.Bộc lộ rõ chính kiến của người viết, của cơ quan báo chí.
Nhà báo, khi phản ánh sự kiện bức xúc,tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến
đời sống xã hội thường có những lên tiếng phê phán, phản đối sự kiện hành
vi đó.Ngược lại, với những sự kiện tốt, tích cực thường đồng tình, ủng
hộ…có sự cổ vũ để nhân rộng, tuyên truyền.
Những sự kiện được nhà báo tìm hiểu, bình luận_bản thân còn ẩn
chứa những điều khuất lấp, chưa bộc lộ rõ bản chất. Do đó, thông qua tác
phẩm của mình, bằng suy luận, tìm hiểu,…nhà báo phải kịp thời làm rõ, lí
13


giải, giúp công chúng kịp thời nhận thức cũng như có hành vi ứng xử phù
hợp.
Thông qua đối tượng phản ánh_những sự kiện nóng, nhà báo, cơ
quan báo chí, bằng những lí lẽ, bình giá, phương pháp suy luận, suy lí,
logic, chứng minh…nhằm thuyết phục công chúng tin vào kết luận của
mình, thể hiện một cách sinh động, là chính kiến của người cầm bút, của cơ
quan báo chí. Đồng thời, nó cũng là thước đo bản lĩnh, phẩm chất, năng lực
của mỗi nhà báo. Do đó, đòi hỏi nhà báo phải dám nhìn thẳng vào sự thật,
kịp thời bộc lộ quan điểm khen chê, không vòng vo, né tránh để có thể làm
thỏa mãn độc giả, khiến độc giả tìm đọc như một kênh thông tin có đủ khả
năng lí giải thấu đáo, rõ ràng những vấn đề đang diên ra trong xã hội, kịp
thời trên dư luận để cùng phán xét. Người đọc, cũng như nhà báo, trước

những sự kiện tiêu cực hay bức xúc, có thể lên tiếng phản đối, gây sức
ép…để từ đó, các cơ quan chức trách có thể kịp thời có những điều chỉnh
cũng như xử lí thích đáng.
Như vậy, mỗi bài viết, mỗi lập luận. lí lẽ…mang dấu ấn của những
cây viết khác nhau hay chính là cái tôi tác giả. Mà nếu như cái tôi trong
tường thuật là cái tôi nhân chứng, cái tôi trong phóng sự là cái tôi đặc tả. thì
cái tôi trong bình luận là cái tôi lí lẽ. Dấu ấn chủ quan trong bài bình luận
được thể hiện khá rõ, bộc lộ qua cách nhìn sự kiện, cách đánh giá sự kiện
của người viết. Trong bình luận, dấu ấn của “cái tôi” người bình luận luôn
được bộc lộ. Đây là nơi tạo nên bản lĩnh của nhà bình luận và sự đa dạng
của những nhận thức hiện thực cuộc sống.
Tuy nhiên, những nhà bình luận tài năng phải hướng cái tôi lí lẽ của
mình về phía công chúng.Càng tiệm cận đến suy nghĩ, quan điểm của công
chúng, càng tiệm cận đến bản chất của một vấn đề, sự kiện thì càng có giá
trị.
Mỗi bài viết, mỗi lập luận, lí lẽ…mang dấu ấn của những cây viết
khác nhau, góp phần quan trọng trong việc quyết định vị thế, chỗ đứng cho
14


mỗi tờ báo. Tuy nhiên, cũng chính đặc trưng này đòi hỏi mỗi tòa soạn xây
dựng đội ngũ người viết có kiến thức, tầm hiểu biết, khái quát, biết nhìn
nhận sự việc, hiện tượng vừa nảy sinh với mối liên hệ, quan hệ biện chứng
với sự kiện, hiện tượng khác. Đồng thời có đầu óc tổng kết, suy luận logic,
tư duy sắc sảo, giàu tính sáng tạo, dám đấu tranh, trung thực, dũng cảm,
dám hi sinh lợi ích của cá nhân.
2.3.3.Dung lượng không quá 1000 chữ.
Có nhiều quan điểm khác nhau vế dung lượng của bình luận ngắn.
Có quan điểm cho rằng “20-30 dòng chữ in”, hay “vài trăm chữ”, có khi
dung lượng chỉ từ 200-400 chữ…nhưng, thực tế, số lượng ấy thường dao

động từ 600-800 chữ. Tuy nhiên nhiều trường hợp cá biệt, người viết đôi
khi phải sử dụng trên mức ấy mới có thể nói được hết ý, hết nghĩa vấn đề
mình đưa ra.
Thường những bài bình luận ngắn nằm trong những chuyên mục cố
định, có khung, đường viền phi lê xung quanh, nhằm phân biệt với bài
khác, đồng thời tạo sự chú ý của công chúng.
Hầu hết những bài bình luận ngắn trên “Thời sự & suy nghĩ” hay
“Cùng bàn luận” có dung lượng như thế…tuy nhiên những bài trên “Tuần
VN” lại thường có dung lượng lớn hơn, bởi những phân tích có phần sâu
hơn, làm nổi bật vấn đề với luận điểm then chốt, do đó cần lượng từ nhiều
hơn để diễn đạt hết ý là điều dễ hiểu.
2.3.4.Kết cấu.
Có thể có nhiều dạng kết cấu khác nhau với những phương pháp khác
nhau để sáng tạo nên tác phẩm bình luận nói chung cũng như bình luận
ngắn nói riêng. Thông thường các bài bình luận ngắn được viết theo 3 dạng
kết cấu: Diễn dịch, quy nạp hay tổng phân hợp, cùng với việc vận dụng
tổng hợp các lối phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, đối chiếu,
tương phản…để làm nên tác phẩm bình luận.

15


Quy nạp, là phương pháp phổ biến được các tác giả vận dụng, nhằm
phân tích, đánh giá, bình xét, nêu bật chính kiến và quan điểm của người
cầm bút. Quy nạp được sử dụng phổ biến nhất có lẽ bởi đây là phương
pháp giúp các tác giả, bằng lối suy lí logic, có thể đi từ cái riêng, các sự
kiện hay những tình tiết đơn lẻ để nói về cái chung, kết luận tổng thể, mở
rộng phạm vi tác động và ảnh hưởng của sự kiện, hiện tượng.
Phương pháp này cho phép đặt sự kiện, hiện tượng “nóng” vừa phát
sinh hay diễn ra trong mối liên hệ tổng thể với những vấn đề khác trong xã

hội. Là tiền đề, là phương pháp luận để người viết phát huy trí tuệ qua cách
lập luận, khả năng thuyết phục công chúng một cách biện chứng.
Bình luận ngắn sử dụng phương pháp quy nạp sẽ cho ta thấy những
sự kiện có thể là nhỏ nhất, đơn lẻ và khuất lấp nhất, nhưng cũng toát lên giá
trị hay những ý nghĩa lớn lao.
Bên cạnh quy nạp, diễn dịch cũng là phương pháp được các tác giả sử
dụng, tuy không nhiều.Nếu như quy nạp đưa ra một hệ thống lí lẽ, dẫn
chứng, lấy đó làm cơ sở để khái quát vấn đề; đi từ cái riêng, đơn lẻ đến cái
chung tổng hợp, thống nhất, thì diễn dịch, ngược lại, nêu vấn đề trước, từ
đó bóc tách, giải quyêt, đi từ cái chung, cái tổng quát, từ đó phân tích, xem
xét từng cái riêng. Dùng những dẫn chứng, cái riêng đơn lẻ để minh chứng,
chứng minh cho cái tổng kết ban đầu.
Hai phương pháp này, tuy khác nhau nhưng liên hệ, gắn bó mật thiết
với nhau, bổ sung cho nhau.
Diền dịch_phương pháp đi từ nguyên lí chung, quy luật chung đến
những trường hợp riêng, cụ thể. Trong một số bài bình luận ngắn, người
viết có thể sử dụng phương pháp này để lật đi lật lại vấn đề, nhằm đưa ra
cách hiểu thấu đáo, có tình có lí, đầy đủ và thuyết phục hơn về một sự kiện,
hiện tượng nào đó, bổ sung cho phương pháp quy nạp.
Ngoài ra, người viết cũng có thể sử dụng kết cấu tổng-phân-hợp. Ban
đầu đưa ra vấn đề, từ đó phân tích, mổ xẻ vấn đề, rồi khi kết thúc lại tổng
16


kết, đồng thời nâng cao vấn đề…có thể nói nó là tổng hợp của hai phương
pháp quy nạp và diễn dịch.

Chương 2: Thực trạng bình luận ngắn trên các báo.
1.Đề tài.
Bình luận nói chung cũng như bình luận ngắn nói riêng không giới

hạn phạm vi đề tài. Do đó, đề tài của nó rất phong phú và đa dạng. Tất cả
những vấn đề chính trị, thời sự, tư tưởng, kinh tế, xã hội, thể thao, y học…
đều có thể là đề tài của bình luận ngắn. Song nó cũng phải đáp ứng yêu cầu
tính thời sự của báo chí. Có thể nó là những vấn đề nhỏ như: cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, giá cả thị trường biến động, (“Nồi cà ri cuối tuàn”,…)
đến những vấn đề, sự kiện mang tầm quốc gia, khu vực, thế giới_vấn đề về
biển Đông hay sông MeKong (“Đừng bỏ dài, trông ngắn”, “Dòng MeKong
lại bị “bức tử”, “Biển Đông: sự phụ thuộc lẫn nhau”, “Biển Đông: Bàn cờ
những tính toán chiến lược”, “Chính sách ngoại giao tàu chiến”, “Chính
sách nào cho biển Đông hòa bình?”, …). Nó cũng có thể là từ những vấn đề
y tế, sức khỏe (“Tiền thuốc và chất lượng khám chữa bệnh”, “Nhà thương”,
“Luật hóa các quy định về y đức”,…), đến những vấn đề về đời sống tinh
thần xã hội (“Nỗi buồn lễ hội”, “Vun giữ văn hóa lễ hội”, “Công chức mùa
lễ hội”, “Trách nhiệm người đứng đầu”,…), từ vấn đề giáo dục-đào tạo
(“Công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo”, “Chảy máu hay lưu thông chất
xám toàn cầu?”,…) đến những vấn đề về pháp luật, trật tự an toàn xã hội
(“Dẹp “đinh tặc” không khó”, “Tội phạm bẩn thỉu”,…) hay đôi khi là
những hành vi ứng xử, đạo đức (“Người tốt quanh ta”, “Biên cương không
bao giờ ngủ”,…)…
Rõ ràng, từ những sự kiện, có thể rất nhỏ, đến những sự kiện quan
trọng, mang tầm cỡ lớn…đều có thể là đề tài của các tác phẩm bình luận
ngắn.Chúng có thể là những sự kiện vừa diễn ra, có tính thời sự, được thể
hiện đặc trưng bằng những cụm từ “vừa qua”, “mới đây”, hay việc nói,
trích dẫn cả ngày, giờ, địa điểm… “Vừa rồi trong chuyến đi công tác huyện
17


Mộc Châu, Sơn La…”(“Đừng bỏ dài, trông ngắn”), “Mấy ngày qua, cả
nước đang theo sát tình hình nóng bỏng ở Li-bi, …”(“Lá lành đùm lá
rách”), “ Một vụ cháy rừng với quy mô lớn vừa mới xảy ra tại Tiểu khu

159 thuộc Ban quản lí rừng Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng)…”(“Cháy rừng
vẫn…bình chân như vại!),…hay một loạt bài được viết theo dạng này, nói
về những sự kiện vừa xảy ra “Người tốt quanh ta”, “Điểm tựa của người
Việt ở Libya”, “Hai cách cắt giảm chi tiêu công”, “Sau quyết tâm là hành
động”, “Không thể chậm như rùa”, “Cải cách hành chính, không thể chậm
trễ”, “Sẻ chia trách nhiệm”,…
Điều này đòi hỏi nhà báo phải luôn bám sát các nguồn tin, liên tục
cập nhật thông tin để từ đó có thể tác nghiệp thật nhanh.
Nói về vấn đề này, Nhà báo Hồng Phương: “Người viết bình luận ngắn
phải biết tinh nhạy với các sự kiện, sự việc thời sự nóng hổi. Một vụ lở đất
sập 5 căn nhà trên sông Sài Gòn, 1 quán “cơm tù” hành khách trên đường
Bắc-Nam, 1 tin tượng đài Điện Biên Phủ mới khánh thành bị xói lở chân
móng, đến chuyện ông Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị ghi danh trang
trọng mọi người, mọi tổ chức hiến cây, trồng cây phủ xanh cho Đà Lạt,
Ông Chủ tịch và các thành viên Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM đề
nghị miễn phúng điếu quá nhiều vòng hoa tốn kém để chuyển thành tiền
cho trẻ em khuyết tật…đều được người viết bình luận ngắn nhanh nhạy
nắm bắt, xoáy sâu phân tích, cảnh báo hay mài sáng ý nghĩa, nhân rộng các
cử chỉ đẹp, việc làm quý trên công luận.
Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn sự kiện vừa mới xảy ra hay sự kiện
nhỏ vừa phát sinh từ một vấn đề lớn, là những “lát cắt” của một vấn đề,
mang tính thời sự, thời cuộc của xã hội, như chống tham nhũng, cải cách
hành chính, lạm phát, xóa đói giảm nghèo, …hay đơn giản là những sự
kiện có tầm cỡ, có nhiều tình tiết nội dung. Điều này còn được gọi là
phương pháp “chẻ nhỏ” vấn đề.

18


Trong kinh tế, chính trị, những chính sách an sinh xã hội…có vô vàn

nội dung, vấn đề phong phú, đa dạng, thế nhưng không phải tất cả đều có
thể trở thành đề tài của bình luận ngắn. Bình luận ngắn chỉ có thể lựa chọn.
lọc ra những vấn đề “nóng” cũng như những vấn đề điển hình. Và cũng chỉ
có thời gian cũng như điều kiện nói về những “lát cắt” ấy. Nó không thể
phân tích cũng như bình luận tổng thể, toàn diện như bình luận dài bởi
dung lượng cũng như đặc trưng, tính chất không cho phép thực hiện
Có thể nói, mỗi bài viết là một nội dung, chỉ là một “lát cắt” trong
tổng thể của vấn đề, chứ không ôm đồm, tổng thể, toàn diện. Ở mỗi thời
điểm, người viết chỉ “chộp” lấy một sự kiện mới làm chất liệu cho tác
phẩm bình luận, đáp ứng kịp thời tính thời sự, nhanh nhạy, diễn biến tiếp
theo dành cho những bài bình luận sau. Khi thời sự xã hội đặt ra một vấn
đề lớn, thì trong những ngày, trên các chuyên mục đăng tải bình luận ngắn
của một tờ báo đều liên tiếp có những bài bình luận về tình trạng này, với
những “lát cắt” khác nhau, là sự kiện thời sự của vấn đề.
Điều này cũng thể hiện tính chất của bình luận ngắn. Ấy là việc phải
xem xét sự vật trong nhiều khía cạnh, đặt nó trong các mối quan hệ nhiều
mặt, từ đó mới có thể phát hiện ra được các ý nghĩa của vấn đề. Đạt được
điều đó, bài bình luận nói chung, bình luận ngắn nói riêng phải chú ý cả 2
mặt: Bình và luận. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề,
đánh giá nó, khai thác nó ở các mặt nội dung ý nghĩa.Luận, là bàn bạc mở
rộng vấn đề, đặt nó vào trong quá trình diễn biến, phát triển, nhận định khả
năng và triển vọng của vấn đề mà người bình luận quan tâm, rồi nêu ra
những tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và lí luận.
Ví như, khi giá cả hàng hóa thị trường gia tăng, đặc biệt giá xăng,
dầu cũng như giá điện…có một loạt bài xung quanh vấn đề này, thể hiện
những lát cắt khác nhau, theo cùng diễn biến, tiến triển mới của sự kiện vấn
đề, chứ không phải thể hiện toàn bộ, tập trung, vẽ ra cả bức tranh hoàn
chỉnh trong một bài bình…Ở đây, trong từng giai đoạn, người viết lựa ra
19



những vấn đề điển hình, từ đó thông tin, bình giá, đáp ứng yêu cầu thời sự,
còn những diễn biến tiếp theo, sẽ được tiếp tục xem xét trong bài bình ngắn
tiếp theo…Tuổi trẻ với loạt bài “Lấp những lỗ hổng” (14.02.2011), “Bớt
khó cho dân” (16.02.2011), “Nồi cà ri cuối tuần” (20.02.2011), “Kềm hàng
kiếm lợi” (21.02.2011).
Với những nội dung, vấn đề nảy sinh, phát sinh, phát triển…Từ vấn
đề chung, những động thái ban đầu…nhận định “Những dấu hiệu đầu tiên
của một đợt lạm phát mới năm nay, biểu hiện bằng những làn sóng tăng giá
các mặt hang thiết yếu đang nhấp nhô trước mắt”, “Ngay từ đầu năm,
chúng ta có thể thấy những sức ép rất lớn từ việc tăng giá điện, than, xăng,
dầu…” (“Lấp những lỗ hổng”), sự phát triển tiếp theo, biểu hiện cụ thẻ của
việc tăng giá “Đầu năm, có quá nhiều tin giá cả tăng, ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày của người dân. Tỉ giá VND/USD do Ngân hàng Nhà Nước
đã cố kìm tỉ giá nhưng giá trên thị trường vẫn nhấp nhổm tăng, liền sau đó
giá điện cũng đã được thông báo chính thức tăng từ ngày 1.3, mức ít nhất là
18%...Tỉ giá tăng, lập tức giá ga tăng, giá xăng dầu tăng…” (“Bớt khó cho
dân”). Khi giá cả bất đầu tăng, từ những dự đoán, động thái trở thành hiện
thực, và hiện thực ấy vẫn tiếp tục biến động, nhiều vấn đề phát sinh, như
việc kềm hàng kiếm lợi, “Thêm nhiều cây xăng đóng cửa, bán cầm
chừng…”. Có thể nói, một sự kiện, vấn đề lớn, được các nhà báo, nhà bình
luận ngắn chia nhỏ, lựa chọn những nội dung cần thiết, là những lát cắt nổi
bật, điển hình để thông tin, chứ không ôm đồm, hay có thể tái tạo một cách
đầy đủ, toàn diện bức tranh thông tin ấy. Tuy nhiên, thay vào đó, bình luận
ngắn đi cùng, theo sát diễn biến của sự kiện…, có những thông tin kịp thời,
nhanh, thời sự,…mà cũng không kém phần sắc sảo.
Nhà báo Hồng Phương khẳng định: “Từ một đề tài lớn như cải cách
thủ tục hành chính, người viết bình luận ngắn có thể chẻ nhỏ ra nhiều vấn
đề, đầu đề cụ thể như một cánh cửa mà nhiều khóa. Nạn “cò” thủ tục hành
chính, tội, trách nhiệm của người thường trực tiếp dân, Thủ trưởng cơ

20


quan_đầu tàu cải cách; minh bạch, công khai hoàn thành các thủ tục hành
chính; lời hẹn, lời hứa trước dân…biết “chẻ nhỏ” vấn đề, lấy ra vấn đề sát
sườn để viết, lại phải biết tìm con đường ngắn nhất dẫn thông tin có tính
thời sự nóng hổi để đặt vấn đề, nêu vấn đề bình luận”.
Do đó, khả năng, năng lực riêng của người viết bình luận ngắn, phải
biết nhìn những “nét cụ thể” trong một đề tài lớn.Từ đó có những bài viết
sắc sảo, biết chọn đề tài “nóng hổi”, cần thiết thể hiện_dù không phải là tất
cả, nhưng là những nét đặc trưng, điểm chính.
Bên cạnh đó, người viết cũng có thể lựa chọn những sự kiện sắp diễn
ra làm đề tài, những sự kiện mà người viết đã biết trước nội dung, ý nghĩa
của nó: Quốc hội thông qua một dự luật, vấn đề tốt nghiệp THPT, hay ngày
phán quyết một vụ án…và thường sử dụng những cụm từ “sắp tới”, “tới
đây”, “hôm nay”, “ngày mai” sẽ diễn ra sự kiện gì…Điều này có nội dung,
ý nghĩa, mang tính dự báo trước, cũng như định hướng…Một loạt bài “Bớt
khó cho dân”, “Luật hóa các qui định về y đức”, “Chuyên nghiệp hóa hoạt
động du lịch biển đảo”, “Thử tìm lối ra cho ngành điện”, “Không thể bứng
trường Đại học để thay bằng khách sạn, cao ốc”, “Phải điều chỉnh tỷ giá để
đánh thức nền kinh tế”, “Thiêu công bằng trong tăng giá điện”, “Giảm bôi
chi, đừng chỉ trông vào tăng thu từ đất”,…
1.1.1.Đề tài bình luận_Thể hiện xu hướng vận động của lịch sử đất
nước!
Nếu phân tách các bài viết về cùng một đề tài riêng ra để xếp chúng
với nhau, ta sẽ nhận thấy một sự liên hệ, mối quan hệ như sợi dây xuyên
suốt, móc nối các sự kiện tưởng như tồn tại riêng lẻ, biệt lập với nhau, tạo
nên một “dòng chảy” không dứt. Chính dòng chảy này bộc lộ những xu
hướng vận động của lich sử đất nước.
Những nội dung này biểu hiện tất cả các mặt, các lĩnh vực khác nhau

trong đời sống xã hội. Như trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực nóng bỏng, thu
hút sự quan tâm của độc giả.Ví như, vấn đề lạm phát, sự biến động của giá
21


cả trên thị trường, vấn đề được đề cập nhiều nhất trong thời gian này. Điều
này cho ta thấy gì??? Xu hướng vận động của đất nước đang ở phạm vi hẹp
hơn, cùng với những biến động thế giới, trong nước, nỗ lực của Chính phủ
trong việc kiềm chế tăng giá cũng như những thách thức với đất nước giai
đoạn này_vấn đề lạm phát, giá cả leo thang. Từ đó đòi hỏi, yêu cầu những
hành động giải quyết nhanh, thiết thực, hiệu quả.
Hay, xu hướng về lĩnh vực chính trị đối nội, ý thức dân chúng ngáy
càng được nâng cao, cũng như tiếng nói của cơ quan đại diện cho quyền lợi
nhân dân mạnh mẽ hơn.
Trong giáo dục, đào tạo,thể hiện cải cách giáo dục là xu thế tất yếu
nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực trẻ Việt Nam.
Khoa học-kĩ thuật, những vấn đề xã hội; sự lên ngôi của khoa học thực
hành. Những bài toán, trăn trở của công cuộc đổi mới khoa học nước nhà.
Về vấn đề này, nhà báo Phùng Kim Lân (cây viết bình luận ngắn cho
Quân đội nhân dân).
“Do mỗi lĩnh vực hiện nay các tòa soạn đều giao cho một vài phóng
viên hoặc biên tập viên phụ trách, theo dõi nên hầu hết các sự kiện thời sự
nổi bật của lĩnh vực đều được họ lựa chọn làm đề tài viết bình luận ngắn.
Bởi vậy, các bài viết khi tách ra thì tồn tại riêng lẻ nhưng nếu đặt cạnh
nhau, nó sẽ như mảng ghép hay nét vẽ của một bức tranh toàn cảnh về lĩnh
vực đó. Nhìn vào đó có thể thấy cả cái vi mô lẫn cái vĩ mô của từng giai
đoạn lịch sử. Xu hướng vận động này tùy thuộc lĩnh vực mà bộc lộ rõ ràng,
mạnh mẽ hay mới chỉ manh nha, mờ nhạt. Theo tôi, xu hướng rõ nhất là
vấn đề đổi mới và phát triển kinh tế với rất nhiều thành tựu và thách thức
khi nó đang chứng tỏ sự quan tâm của độc giả với số lượng sự kiện “ nóng”

áp đảo, qua đó mà số bài bình luận ngắn cũng vượt trội.”
1.1.2.Hiệu quả tác động của đề tài.
Hầu hết các bài viết nhìn trực diện vào sự kiện “nóng”, cùng những
suy ngẫm đầy trách nhiệm, đễ xuất hướng giải quyết thỏa đáng…không
22


vòng vo, né tránh, bày tỏ quan điểm cá nhân (cũng như cơ quan báo chí) rõ
ràng với sự kiện, thể hiện rõ cảm xúc, tâm trạng của người viết.
Xét về khía cạnh lập trường, lúc này “cái tôi nhà báo” đã hòa chung
“cái tôi cộng đồng”.
Nhìn nhận vấn đề trực diện, bộc lộ quan điểm, thái độ thẳng thắn,
đòi hỏi nhà báo phải là người dũng cảm, thể hiện thái độ, trách nhiệm trước
xã hội; không vì những thế lực vật chất, quyền lực có thể làm lập trường
người viết lung lay. Rõ ràng, những cây viết thể loại chính luận nói chung,
bình luận ngắn nói riêng phải có sự dũng cảm, kiên trung mới có thể tạo
nên những bức tranh nhiều màu, đi vào những vấn đề_từ nhỏ nhất đến
những sự kiện tầm quốc gia, thế giới. Thừ hỏi, nếu không thế làm sao
chúng ta có những bài bình luận thẳng thắn, phê phán trực diện những vấn
đề, chính sách, những hạn chế còn tồn đọng trong một số cơ quan, tổ chức.
Cùng bàn luận, đưa ra giải pháp hay hoạch định những hướng đi,… “EVN
vẫn kêu thiếu tiền đầu tư và xu hướng chọn công nghệ “rẻ” vẫn đang rất
“thịnh” vì một số dự án nhiệt điện quan trọng bậc nhất trong tổng sơ đồ VI
đang tiếp tục được kí với nhà thầu không phải các nước có công nghệ tiên
tiến. Đây có lẽ là điều cần cải cách. Cần tránh khi người dân đã tăng tiền
cho ngành điện chi tiêu thì tiền đó lại gieo thêm nỗi lo cho họ, khiến họ vẫn
tự nhiên tối thui…vì sự cố nhà máy điện.”(“Giá điện mới, nỗi lo cũ”).
Những chính sách kinh tế xã hội “Cắt giảm chi tiêu công” hay vấn
đề kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội hay
những nhìn nhận, phê phán thẳng thắn về vấn đề y tế, “Tiền thuốc và chất

lượng khám chữa bệnh”. Từ những vấn đề cải cách hành chính, tư vấn
hướng nghiệp đến những vấn đề tầm vi mô, giá cả thị trường biến động
phức tạp…Từ vấn đề chính trị quốc gia khu vực_vấn đề biển Đông, Hoàng
Sa…đến những nội dung nhỏ, hẹp hơn diễn ra trong khu vực tỉnh thành.
Có thể nói, những mảng đề tài khác nhau thuộc mọi lĩnh vực đời
sống xã hội được các cây viết bình luận ngắn tìm tòi, nghiên cứu, bàn, bình
23


thẳng thắn, trực diện, thể hiện quan điểm, cách nhìn của bản thân nhà báo
cũng như cơ quan, tòa soạn.
Ở góc độ người cầm bút, nhà báo lại bộc lộ một cái tôi chủ quan,
tỉnh táo khi dùng suy luận, lập luận đầy logic để phân tích, bình xét, bộc lộ
suy nghĩ của mình. Cùng với việc tìm rõ thêm bản chất sự kiện nhằm phơi
bày trước công chúng điều mà thông tin sự kiện chưa phản ánh được đầy
đủ hay không phải ai cũng đã biết. những suy nghĩ ấy, không chỉ là những
suy nghĩ riêng về vấn đề mà là cả một hệ thống những luận điểm của người
viết, để làm rõ mối quan hệ giữa bản chất sự kiện với các yếu tố khác, để
có sự đánh giá đầy đủ, đa chiều. Và, từ những phân tích, bình giá để đưa ra
những đề xuất góp phần thiết thực trong giải quyết vấn đề hiệu quả.
Trong bài viết “Đừng bỏ dài, trông ngắn”_Thời sự & suy nghĩ. Bằng
những lập luận, lí lẽ của mình, kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh,
liên tưởng, từ việc người dân vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam, giặt giũ
bên suối không đổ thau nước xà bông dơ xuống suối vì cho rằng “đó là
nước dơ, mình đổ xuống suối thì người phía dưới suối sẽ phải nhận nước
dơ của mình” để gợi sự liên tưởng, vấn đề mang tầm vĩ mô_vấn đề sông
MeKong.
Với những lí lẽ, phân tích; dòng MeKong qua các nước trong khu
vực, từ thượng lưu đến hạ lưu, đến ảnh hưởng của dòng chảy, tác động sâu
sắc của dòng chảy đến các nước, đặc biệt vùng hạ nguồn, mà ở đây, chính

là Việt Nam, cụ thể là vùng ĐBSCL.
Từ đó, với cách đánh giá của mình, tác giả cho thấy tầm quan trọng của
khu vực ĐB SCL, “với đông dân cư đang sinh sống. Đặc biệt khu vực này
cũng là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp lương thực
cho người dân Việt Nam mà còn góp phần quan trọng bảo đảm lương thực
cho thế giới…”, với vô vàn ảnh hưởng, tác động có thể xảy đến. “Khi dòng
MeKong cung cấp nguồn nước và phù sa chính cho vựa lúa ĐBSCL bị tác
động tiêu cực, chắc chắn không chỉ nhân dân Việt Nam gặp khó khăn mà
24


rất nhiều bếp ăn trên thế giới cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng theo…”,
“Đó còn là câu chuyện một lượng cá nước ngọt rất lớn được chăn nuôi từ
khu vực này ở Việt Nam ra chợ thế giới mỗi năm”… “Xa hơn, khi vùng
đồng bằng rộng lớn với hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi
sinh thái, lúc đó các quóc gia lân cận cũng khó tránh khỏi tác động dây
chuyền khó lường”.
Với những phân tích, lập luận, đánh giá của mình, tác giả muốn
người đọc có thể nhận thấy vấn đề, định hướng tư duy, suy nghĩ của độc
giả, nhằm hướng dư luận theo ý kiến của mình “Lợi ích, thiệt hại của sông
MeKong rõ ràng sẽ là lợi ích và thiệt hại chung của các quốc gia…Vì
tương laic hung, cũng là vì tương lai chính mình, các quốc gia có sông
MeKong cần phải cùng ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp hài hòa lợi ích
và cách hành xử tốt đẹp nhất cho dòng sông này.”
Quan điểm, cách nhìn, thái độ cũng như chính kiến của tác giả dần
dần được bộc lộ. Đôi khi đó chỉ là cách đặt vấn đề, với những câu hỏi bỏ
ngỏ, nhằm chuyển hướng hay mở ra hướng mới về vấn đề,.. “Trách nhiệm
chính phủ sẽ làm gì nếu MeKong cạn dòng, đại dương lấn mặn? Vai trò các
nhà khoa học ra sao trước sự biến đổi có tính thời đại này? Và nhân dân
Việt Nam sẽ thích ứng, chuyển đổi sinh kế thế nào nếu đồng lúa không còn

phì nhiêu?”
“Cái cách hành chính, không thể chậm trễ”_Cùng bàn luận, cải cách
hành chính là vấn đề nóng, thực sự là quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nền
hành chính dân chủ, lành mạnh. Từ những phân tích, đánh giá tình hình, vai
trò quan trọng của công tác hành chính nói chung, của thủ tục hành chính
nói riêng, “Theo văn phòng Chính phủ, hiện nay, các cơ quan hành chính từ
Trung ương đến địa phương phải sửa đổi hơn 4000 văn bản không còn phù
hợp thực tế. Làm tốt vấn đè này, chỉ tính về kinh tế mỗi năm cả nước có thể
tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng, Còn xét lợi ích chung với người dân thì
thật vô giá!”
25


×