Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

09 ẢNH HƯỞNG TỚI MẶT ĐẤT KHI KHAI ĐÀO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỘ THIÊN HOẶC DO KHAI THÁC LỘ THIÊN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )

NHÓM 09:
ẢNH HƯỞNG TỚI MẶT ĐẤT KHI
KHAI ĐÀO BẰNG PHƯƠNG PHÁP
LỘ THIÊN HOẶC DO KHAI THÁC
LỘ THIÊN.

THÀNH VIÊN NHÓM 09
Phạm Văn Duy
Trần Văn Xuyến
Phan Quý Trọng
Trịnh Duy Tuyên
Nguyễn Trọng Hưng


MỤC LỤC


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết đề tài:

Khai thác lộ thiên có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với
lịch sử phát triển xã hội loài người, chính vì vậy nó có tác động và
ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người, động
vật, và thực vật làm thay đổi hiện trạng ban đầu, dẫn đến mất
cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường


không khí, ô nhiễm tiếng ồn do quá trình khai thác lộ thiên sử
dụng các thiết bị máy móc hoặc sử dụng khoan nổ mìn để phá vỡ
đất đá phủ bề mặt, gây phá hủy các công trình bề mặt như nhà
cửa …(do nổ mìn gây ra các song chấn động), thay cấu trúc của
các địa tầng trái đất, làm gia tăng các hiện tượng sụt lún ở bề mặt
đất tại các vị trí gần khu vực khai thác khoáng sản, các hiện sạt lỡ
trượt vào mưa tại các khu vực chứa đất đá thải ..
Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu các ảnh hưởng của mặt đất do khai thác lộ thiên
sử dụng các thiết bị máy móc hoặc nổ mìn để khai thác khoáng
sản gây ra.
2.

Để đạt được mục tiêu này đề tài đã tập trung nghiên cứu
những nội dụng sau:
Nội dung 1: Tổng quan về quá trình khai thác lộ thiên.
Nội dung 2: Các ảnh hưởng của mặt đất do quá trình khai
thác lộ thiên
Nội dung 3: Các biện pháp khắc phục bề mặt đất khi khai
thác lộ thiên
3.
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới
của đề tài:
Đề tài đã tập trung nghiên cứu các cơ sở khoa học phục vụ
xây dựng công trình ngầm đào bằng phương pháp khiên đào, mục
đích ứng dụng trong thực tế.
 Về lý luận : đề xuất các biện pháp khắc phục mặt do
khai thác đào lộ thiên
 Về thực tiễn: đã giải quyết được một phần nào đó ảnh
hưởng của mặt đất

do quá trình khai thác lộ thiên gây ra.
Nhóm 09

3


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

CHƯƠNG 1
Tổng quan về quá trình khai thác lộ thiên.
1.

Khái niệm

Khai thác lộ thiên được áp dụng để khai thác những
khoáng sàng có vỉa lùi lấp không sâu dưới mặt đất, cho phép thu
hồi khoáng sản có ích bằng những công trình mỏ đào trực tiếp
trên mặt đất, trong những điều kiện kinh tế kĩ thuật nhất định.
Công tác mỏ lộ thiên gồm hai dạng chính: bóc đá ( bóc, vận
chuyển và thải đá trên bãi thải) và khai thác ( bóc, vận chuyển và
công tác trên kho chứa).
Khai thác lộ thiên còn bao gồm cả công tác chuẩn bị mặt đất, các
biện pháp nhằm ổn định bờ mỏ, tầng và bãi thãi, bảo về lòng đất
đá và khoáng sản, sự biến dạng mặt đất và sự khôi phục đất
trồng.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp khai thác lộ thiên là lấy
khoáng sản phải bóc đi một lượng lớn đất phủ trên vỉa và đá bao
quanh thân vỉa. Khối lượng đá phải bóc và vận chuyển vào bãi

thãi phụ thuộc vào khối lượng khoáng sản khai thác và hệ số bóc
đất giới hạn. Hế số này thay đổi trong một phạm vi rất lớn, tùy
thuốc vào các điều kiện địa chất mỏ, kinh tế kỹ thuậ mỏ của từng
vùng và theo thời gian.
2.

Tổng quan về khai thác lộ thiên tại việt nam và trên
thế giới.

Tại việt nam hiện nay công ty cổ phần than cọc sáu, Một
trong số các đơn vị khai thác than lộ thiên, hạ lòng moong sâu
nhất, của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Nhóm 09

4


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

TKV. Diện tích khai trường, trên 4km2. Không rộng, so với các mỏ
lộ thiên ở vùng than Quảng Ninh. Nhưng đi bộ nửa ngày không
hết. Bởi lòng moong sâu hun hút. Từ trên miệng moong, nom
xuống đáy, những con đường vòng thúng xoáy trôn ốc tới vỉa than
thấp hơn mực nước biển 215m.

Hình 1 Moong khai thác công ty cổ phần than cọc sáu cách 215
m so với mực nước biển.
Ở thế giới có Mỏ vàng lộ thiên lớn nhất Australia, dùng thuốc nổ
phá đá rồi tách vàng khỏi lớp đá và tạp chất, đóng góp hàng triệu

USD mỗi ngày cho xứ sở chuột túi

Hình 2 Mỏ vàng lộ thiên lớn nhất Australia
Mỏ Udachny, ở đông bắc nước Nga, là mỏ kim cương lộ thiên lớn
nhất thế giới, đang được khai thác bởi công ty khai thác đá quý
Alrosa (Nga). Mỏ Udachny đã sản xuất khoảng 10 triệu carat kim
cương trong năm 2011. Việc sản xuất đã giảm xuống còn 5,6 triệu
Nhóm 09

5


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

carat trong năm 2012. Sản xuất trong nửa đầu năm 2013 dừng ở
mức 2,8 triệu carat

Hình 3 mỏ kim cương lộ thiên lớn nhất thế giới
CHƯƠNG 2
Các ảnh hưởng của mặt đất do quá trình khai thác lộ thiên
1.

Ảnh hưởng của quá trình khai thác lộ thiên.

Quá trình khai thác than lộ thiên hiện nay đã hủy hoại rừng
và đất đai một cách nhanh chóng. Khu mỏ mở rộng không ngừng
và rừng cứ lùi dần, nhường chỗ cho các khu khai thác và những
bãi thải mới. Hàng loạt các bãi thải ra đời với các diện tích lớn đã

bao phủ toàn bộ lớp phủ thực vật. Các bãi thải đá vùng Hòn Gai,
Cẩm Phả có khối lượng tổng cộng trên 400 triệu m 3 đất đá, đến
khi kết thúc mỏ có thể thải tới hàng tỷ m 3. Hầu hết các bãi thải lộ
thiên đều tiếp giáp với khu dân cư như bãi thải Tây Lộ Phong, Nam
Lộ Phong (Hà Tu), bãi thải Nam Đèo Nai, Cọc 6 tiếp giáp với thị xã
Cẩm phả và vịnh Bái Tử Long, bãi thải của nhà sang Cửa Ông
ngay trên bờ vịnh Bái Tử Long và thị trấn cửa ông... Các bãi thải lộ
thiên thường là bãi thải cao, ô tô vận chuyển và đổ dọc theo sườn
núi tạo thành các bãi thải cao từ 60 đến 80m có nơi tới 200m và
kéo dài tới hàng nghìn mét. Bãi thải Nam mỏ Đèo Nai, Cọc 6 có
dung lượng vài trăm triệu mét khối đất đá thải. Bãi thải đổ dọc
theo sườn núi, chiếm hơn 100 ha ruộng vườn màu mỡ, ngoài ra
đất đá thải bị dòng nước cuốn trôi phá hoại hơn 200 ha ruộng ở
Nhóm 09

6


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

vùng kế cận chân bãi thải, phá hoại quốc lộ 18 đoạn Cẩm Phả Cọc 6 và bồi đắp Vịnh Bái Tử Long. Lớp đất phủ(đất trồng trọt)
trong khu vực khai thác mỏ hoàn toàn không được thu hồi mà
được đổ đi cùng với đất đá thải theo trình tự khai thác.
Qua bản đồ địa hình từ năm 1969 đến năm 1985 cho thấy
đường bờ biển đã thay đổi rất nhiều. Năm 1969, khoảng cách từ
đường sa bồi đến đảo Hòn một, hòn Hai là 400m thì tới nay thì
khoảng cách này không còn tồn tại nữa, sa bồi đã lấn ra tận đảo
này. Từ năm 1969 đến năm 1988 đường bờ biển lấn rat rung bình

300m đến 400m, riêng thị trấn Cọc Sáu đường bờ biển lấn ra
600m đến 700m và chiếm diện tích đổ thải trên biển tới vài chục
nghìn mét vuông. Tại nhà máy sang Cửa Ông, một ngày đêm nhà
máy thải ra biển 3000 tấn đất đá và nó đã góp phần to lớn cùng
với sa bồi để lấp biển. Bãi thải đá Cửa Ông đã tiến gần Trung tâm
thực hiện khai thác mỏ - Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất, bãi thải
này đã lấp mất song cửa ông và hình thành một số hồ nhân tạo,
nước bị ứ đọng.

Hình 4 Công trường khai thác lộ thiên tàn phá bề mặt địa hình
1.1.

Môi trường nước.

Môi trường nước bị ô nhiễm do hai nguồn nước chính là
nước chảy trên bề mặt, nước mưa và nước thải từ các khu mỏ.
Hầu hết các đơn vị khai thác, sang tuyển và chế biến đều thải ra
một lượng nước thải rất lớn. Đặc biệt các hoạt động khai thác
than đều nằm trong khu vực có hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái các
lưu vực, môi trường đất… và nằm xen kẽ các khu vực dân cư. Do
đặc thù của loại hình khai thác nên nước thải bị axit mạnh, có
Nhóm 09

7


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh


chất rắn lơ lửng cao, có hàm lượng các kim loại mạnh như Fe, Cu,
Mn, Zn… do việc sử dụng các dung dịch tuyển. Các nguồn thải
này không được xử lý cộng với nước mưa lớn tạo ra dòng chảy bề
mặt đổ thải trực tiếp vào nguồn nước mặt là các sông, suối, ao hồ
chứa nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Đất đá từ
các bãi thải bị mưa lớn bào mòn cuốn trôi theo dòng chảy mặt
làm bồi lấp sông suối, làm cạn kiệt nguồn nước mặt về mùa khô.
Do đặc điểm khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa lớn và tập trung, do đặc điểm bãi thải đất đá bao gồm các
nham thạch rời rạc, bề mặt sườn dốc gồ ghề, không có thực vật
bao phủ nên tạo điều kiện thuận lợi hình thành dòng chảy tập
trung bào mòn sườn bãi thải. Đất đá trên sườn dốc bãi thải bị
nước mưa cuốn trôi đi, bồi lấp, phá hoại khu vực kế cận chân bãi
thải. Bồi lấp đất đá ở vùng kế cận chân bãi thải xảy ra trong mùa
mưa lũ dưới hai hình thức bồi lấp do dòng chảy mặt và bồi lấp tập
trung gây nên.
+ Bồi lấp do dòng chảy mặt gây nên, xảy ra trên diện
tích lớn, lấn dần từ chân bãi thải ra khu vực xung quanh, đất đá
do dòng chảy mặt bồi lấp là các loại nham thạch có kích thước
nhỏ, chủ yếu là bụi cát, dăm sỏi cỡ nhỏ.
+ Dòng chảy tập trung có lưu lượng, vận tốc lớn, sức
công phá mạnh, cuốn theo nhiều loại đất đá từ các loại bùn, dăm,
sỏi đến đá hòn đường kính tới 10cm. Dọc theo dòng chảy tập
trung sức công phá hoại nghiêm trọng, ở những nơi mà dòng chảy
đi qua mặt đất bị bào xói thành các khe rãnh sâu, cuốn trôi đất
đá, cát sỏi bồi lấp, phá hoại mùa màng ruộng vườn, nhà cửa, cầu
cống và đường sá. Các long song, hồ cấp nước sinh hoạt cho các
vùng dân cư và công nghiệp mỏ ngày càng hạ thấp mực nước,
khô kiệt và ô nhiễm như Diễm Vọng, Yên Lập.
- Nước trong mạng song vùng Cẩm Phả bị nhiễm bẩn, nhiều

dòng song trở nên đục ngầu do ảnh hưởng của các chất thải.
Sông Diễm Vọng với chiều dài 20km, hàng năm cung cấp 360
triệu m3 nước cho thị trấn xã Cẩm Phả. Năm 1989 do lượng bùn,
rác, bụi than trong nước tăng lên quá nhiều mà nhà máy nước
phải tạm ngừng hoạt động một thời gian. Chất lượng nước ở Hồ
Diễm Vọng qua phân tích được cho ở bảng sau:
Nhóm 09

8


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Độ
PH

NO2

NH4

Sắt

6,8

âm

âm


0,16 2,16

Can
xi

Clo

Phốt
pho

Cặn lắng

Độ
cứng

11,8
7

0,15

1000mg/
m3

7,79

Sự bồi đắp song Mông Dương, sông Uông do chặt phá rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ và đổ thải khối lượng lớn làm tang tốc độ
xói mòn và bồi lấp. Đặc biệt vào khoảng tháng 4 năm 1977 đã có
nhiều cuộc họp lien ngành để giải quyết việc đất đá thải trôi lấp
hồ và có nguy cơ tràn vào một khu dân cư thuộc Thị xã Cẩm Phả,

nơi vùng tài nguyên do công ty Đông Bắc quản lý. Trong phóng sự
điều tra phát trong chuyên mục “Vấn đề hôm nay” (1/8/1998) của
đài truyền hình Trung Ương đã nói nhiều tới việc mỏ than Thùng
và Yên Tử đã làm mất cảnh quan môi trường khu chùa Yên Tử và
gây ô nhiễm sông, suối trong vùng.
Nhìn chung cho đến nay chưa có phương án hữu hiệu bảo vệ nước
đầu nguồn và kế hoạch xử lý nước thải trước khi đưa ra sông và
biển. Mỏ Cọc 6 mỗi năm thải ra môi trường biển 2 triệu m 3 nước
thải không qua xử lý, tương đương với liều lượng thải là 5.500 đến
6000 m3 ngày đêm, trong khi đó ở khu sang tuyển cửa ông là
3000 m3 ngày đêm.

Hình 5 Nguồn nước ở các dòng sông bị ô nhiễm do khai thác than
ở thị xã Uông Bí- Cẩm Phả- Quảng Ninh
1.2.

môi trường không khí

Nhóm 09

9


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Bụi, đây là vấn đề trở nên bức thiết cho mỗi người dân
Quảng Ninh. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi
không khí ở những khu vực khai thác mà cả ở ác khu vực dân cư,

trong các làng mạc và các khu đô thị Bụi bao phủ lên khắp các
làng mái nhà, ruộng vườn, trên các thảm thực vật, cây xanh dọc
theo đường vận chuyển than. Bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả
năng quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh do có
các độc tố chứa trong bụi… Bụi gây tác hại đến các công trình và
vật liệu sẽ gây ra các phản ứng hóa học, làm hư hỏng các công
trình máy móc thiết bị. Bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng
đồng. Bụi gây bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô hấp. Kết quả
khám định kỳ cho 1700 công nhân ngành than cho thấy trên 40%
người mắc bệnh viêm mũi, viêm họng; 17% mắc bệnh viêm
xoang sau 5 năm làm việc; 40% mắc bệnh phế quản sau 5 năm
làm việc. Số công nhân ngành than bị bệnh bụi phổi chiếm 85%
tổng số người mắc bệnh của cả khối công nghiệp.
Mức độ ô nhiễm bụi theo mùa và cường độ hoạt động khai thác
liên quan. Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ mìn,
sang tuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến
cảng, bụi từ các bãi thải mỏ lộ thiên cao hàng tram mét, dài chục
km theo dọc bờ biển từ vịnh Hạ Long đến Bái Tử Long do gió cuốn
theo, bụi do vận chuyển than và đất đá bằng ô tô từ khu vực khai
thác qua các khu dân cư đến nhà máy tuyển, kho chứa hoặc đến
các bến cảng.
Ngoài bụi từ các mỏ than còn có lượng lớn khí độc như khí CO,
SO2, H2S, NOx, CH4… Tại các khu vực sang tuyển, nghiền, chế biến
than còn xảy ra quá trình ô xy hóa dấn đến suy giảm nồng độ ô
xy cần thiết để hô hấp(<12%).
Bụi mỏ sinh ra trong quá trình khi thác không khí các khu vực
dân cư quanh khi vực mỏ. Bụi mỏ không những làm ảnh hưởng tới
sức khỏe công nhân, tới năng suất lao động mà còn là mối nguy
hiểm cháy nổ phá hủy các công trình mỏ. Bụi được sinh ra trong
quá trình xúc bốc, do nổ mìn do khi thác lộ thiên và bụi sinh ra

trong các nhà máy trong vùng. Xe chở than chạy với cường độ cao
với sức chở lớn đã gây hỏng đường và sinh ra bụi rất nhiều khó
khan trong các hoạt động giao thong của dân cư. Lượng bụi tăng
dần theo thời gian trong ngày. Qua nghiên cứu, đo đạc thấy rằng:
Nhóm 09

10


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

buổi trưa cao gấp 2 lần buổi sang, buổi chiều cao gấp 1,5 lần buổi
trưa. Nhìn chung bụi vượt quá mức cho phép từ 10 đến 20 lần ở
khu sản xuất và khoảng 10 lần ở khu dân cư( nồng độ bụi giới hạn
cho phép là 2mg/m3)
Thời Nồng độ bụi(đơn vị đo mg/m3)
điểm đo
Địa điểm đo
Trước của khách sạn số 1

21,6

40

65

Ngã tư(cột đồng hồ)


16,5

45,5

72

Trước rạp công nhân

16,2

86

95

Hình 6 Lượng bụi phát sinh ra trong quá trình nổ mìn
1.3.

Tiếng ồn và sóng chấn động

Độ ồn, rung do các hoạt động trong khai thác lộ thiên, các nhà
máy tuyển, các nhà máy cơ khí gây nên nhờ các máy khoan, xe
goòng, các thiết bị, bãi nổ mìn, máy xúc, máy gạt, xe vận tải lớn,
sóng chấn động sinh ra trong quá trình nổ mìn đã ảnh hưởng tới
các công trình nhà dân ở khu vực lân cận.

Nhóm 09

11



An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Hình 7 số lượng xe vận tải lớn gây tiếng ồn cho công trường và
sóng trấn động làm hỏng nhà cửa người dân
1.4.

Giảm diện tích rừng

Diện tích rừng giảm và rừng phòng hộ bị phá hủy sẽ làm tăng độ
xói mòn đất và cũng là nguyên nhân làm mất nguồn nước ngầm.

Hình 8 khai thác khoáng sản phá hoại rừng đầu nguồn.
1.5.

Tác động đến đa dạng sinh học

Việc huy động quỹ đất dành cho hoạt động khi thác than
đồng nghĩa với việc giảm một quỹ đất tương ứng với một số mục
đích sử dụng khác nhau. Điều đó có thể ảnh hưởng đa dạng sinh
học của hệ động thực vật trong khu vực khai thác. Phá hủy một
khối lượng lớn số loài động vật, thực vật trong khu vực, phá vỡ hệ
sinh thái nông, lâm nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan. Chiếm chỗ và
làm thay đổi chỗ cư trú, sinh sống của một số loài động vật tự
nhiên của khu vực.
Nhóm 09

12



An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

2. Ô nhiễm và các tác hại góp phần gây ô nhiễm môi trường

Suy giảm môi trường là hậu quả của tợp hợp nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp và cũng có nguyên nhân
gián tiếp gây tác hại.
Ví dụ. mở khai trường và đổ thải làm thay đổi địa mạo khu vực và
xâm phạm thảm thực vật hoặc diện tích canh tác, nhưng đồng
thời cũng là nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm môi trường thủy
văn và môi trường không khí.
Nước mưa và lũ sẽ không gây tác hại lớn nếu không có sự công
hưởng của sự biến đổi thủy lực dòng chảy, sự thay đổi của địa
mạo do khoảng trống khai thác, do đất đá đổ thải.
Những tác hại gây ra do khai thác lộ thiên làm suy giảm môi
trường khu vực có
nhiều dạng khác nhau và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.
Theo bản chất lý
hóa của chúng có thể phân theo 5 dạng:
a) Các tại hại có tính địa cơ học như làm biến đổi địa hình mặt

đất, biến đổi cấu trúc địa chất mỏ, làm bùng nền, biến đổi
nền móng, tạo nên vùng đất sa mạc hóa, phá hủy cây cối và
lớp phủ rừng,…
Nguyên nhân là do xây dựng khai trường, đổ đất đá thải và
xây dựng các công trình mỏ khác, do tác động của các thiết
bị nặng khi hoạt động,…

b) Các tác hại có tính thủy văn như làm thay đổi mực nước

ngầm và sự vận động của nó, làm hỏng chất lượng nước ở
tầng chứa nước tương đối nông cũng như hệ số ổn định thủy
văn của nền móng và chế độ nước trong nền; giảm thiểu trữ
lượng nước ngầm, gây hiện tượng rắn cơ học của đất, biến
đổi hình thái động lực của sông suối, thay đổi diện tích và
dình dạng bồn thu nước đầu nguồn, thay đổi lưu lượng nước
trên các sông suối, gây nạn bồi cát ở sông,…

Nhóm 09

13


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Nguyên nhân là do tháo và thoát nước mỏ, tháo khô khoáng
sàng, di chuyển hồ chứa nước và các công trình thủy khác,
xây dựng các công trình khai thác, đổ thải đất đá.
c) Các tác hại có tính hóa học như làm biến đổi các thành phần
hóa học và đặc tính của khí trời, của nước, của nền đất (gây
chua, mặn, các thành phần có hại cho thực vật,…).
Nguyên nhân là do khí thải của nổ mìn, của các thiết bị mỏ
thải ra khi hoạt động, do xả bụi có hoạt tính hóa học, do thải
nước bẩn từ mỏ ra,…
d) Các tác hại có tính cơ lý như làm biến đổi các thành phần cơ
học và đặc tính lý học của nước và không khí, biến đổi đặc

tính nền mòng, tính chất cơ lý của đất đá, thay đổi lòng sông
suối,…
Nguyên nhân là do xả bụi, khói, tháonước và cặn bẩn từ mỏ
ra, do các hoạt động của khai thác mỏ.
e) Các tác hại có tính nhiệt như làm biến đổi vi khí hậu, biến đổi
quá trình sinh hóa trong nước,…
Nguyên nhân là do làm bẩn không khí trong quá trình nổ
mìn, do các thiết bị tỏa nhiệt khi hoạt động, do khoảng trống
khai thác có độ sâu lớn và thông gió không tốt,…
Theo cách phân loại trên thì khâu khoan nổ mìn gây ra tác hại
tương đối lớn về địa cơ học và hóa học.
Khoan nổ mìn gây chấn động đối với độ ổn định nền móng.
Khối lượng một lần nổ cho một máy xúc 15 m3 làm việc trong 10
ngày là 12 tấn thuốc nổ thì sóng địa chất có thể lan truyền và làm
chấn động nền móng công trình trên khoảng cách 2 ÷ 3 km. Với
khối lượng chất nổ mà ngành mỏ nước ta phải dùng là 17.000 ÷
20.000 t/năm thì hàng năm xả vào khí quyển khoảng hơn 30 triệu
m3 khí các loại.
Khâu xúc bốc trực tiếp tạo ra khoảng trống khai thác, gây
mất ổn định các bờ dốc, xâm phạm tới diện tích thảm thực vật và
phần nào tạo tiền đề cho xói lở, bồi lấp làm thay đổi địa mạo khu
vực, do vậy có thể coi khâu này gây ra các tác hại có tính địa cơ
học. Ngoài ra khâu xúc bóc còn tạo nên các đáy moong sâu, gây
thất thoát nước ngầm, làm ảnh hường phần nào đến sự biến đổi
dòng chảycủa hệ nước mặt,…Đó là tác hại có tính thủy văn.

Nhóm 09

14



An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Khâu đổ thải là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất đối với tác hại
có tính địa cơ. Hơn nửa tỷ m3 đá thải từ các mỏ lộ thiên lớn của
nước ta đã làm chèn lấp hàng chục ngàn hecta diện tích đất đai
trồng trọt và rừng cây. Đổ thải còn tạo tiền đề cho sự gia tăng tác
hại cộng hưởng của nước mưa, lũ, gây bồi lấp, xói lở và sa mạc
hóa khu vực hạ nguồn. Tác hại của khâu đổ thải còn mang tính
thủy văn - làm thay đổi diện tích bồn thu nước, thay đổi dòng
chảy và động lực dòng chảy.
Khâu thoát nước trên mỏ lộ thiên bao gồm thoát nước mặt,
nước mưa, nước ngầm. Các dòng chảy này là nguyên nhân bồi lấp
sông suối, gây sự thay đổi phần nào các đặc tính cơ lý và thành
phần hóa học của nước hạ nguồn, là nguyên nhân của hiện tượng
hoang hóa đất đai hạ nguồn. Tác hại có tính cơ lý xẩy ra không
nghiêm trọng lắm, sự biến đổi thành phần cơ học và đặc tính lý
học của môi trường không khí và nước do xả bụi khi khoan, khi
xúc và khi vận tải, do khói và nước cặn bã từ mỏ tháo ra.. nhìn
chung không nhiều
* Về mặt ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động khai
thác lộ thiên phân thành hai dạng chính là ô nhiễm hóa học và ô
nhiễm cơ học.
Ô nhiễm hóa học là một trong những hiện tượng nguy
hiểm, nó hủy hoại môi trường âm ỉ và lâu dài. Ô nhiễm có thể gây
ra cho nước mặt do chất bẩn thả từ các mỏ lộ thiên, cho nước
ngầm qua sự thẩm thấu, bay vào không khí hoặc làm ô nhiễm đất
đai. Hầu hết các thành phần ô nhiễm hóa học đều phát sinh ra do

ôxy hóa các khoáng vật và kim loại nằm trong nguyên khối hoặc
ngập nước, các phản ứng ôxy hóa các khoáng vật và kim loại nằm
trong nguyên khối hoặc ngập nước, các phản ứng ôxy hóa khó sảy
ra hoặc sẩy ra rất chậm chạp. Sau khi khai thác chúng được tiếp
xúc với không khí, mưa, nắng, …tạo điều kiện cho các phản ứng
ôxy hóa diễn biến nhanh hơn. Một số các khoáng sản có chứa
sunphua như than, pyrit, chalcopyrit,… sau khi khai thác, gặp
nước thì phát thải axit sunphuric, rất độc hại. Ô nhiễm không khí
do há học cũng có thể bắt nguồn từ sự bay hơi của hóa chất, ví dụ
như thủy ngân, xianua.

Nhóm 09

15


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Ô nhiễm cơ học là dạng ô nhiễm dễ nhận biết như gây
chất bẩn lơ lửng trong nước, gây bụi, bào mòn đất đai, sụt lở hoặc
trôi lấp,… dẫn đến làm nhiễm bẩn nước, phá hủy hệ sinh thái, hư
hại nền móng, ô nhiễm không khí,… Ô nhiễm sinh học do khai
thác lộ thiên gây ra có ở hầu hết các khâu trong dây chuyền sản
xuất trong mỏ: từ khoan, nổ mìn đến xúc, vận tải, đổ thải và thoát
nước mỏ.
Ngoài hai dạng ô nhiễm cơ bản trên, còn có một dạng
ô nhiễm thứ ba – ô nhiễm vật lý. Ô nhiễm vật lý không sẩy ra liên
tục mà chỉ sẩy ra trong từng thời

đoạn và ít nguy hiểm như các chấn động địa chất, va đập không
khí khi nổ mìn, tiếng ồn, tiếng động lớn khi máy xúc cắt đất đá,
khi ôtô dỡ tải, khi nổ mìn,…

CHƯƠNG 3
Các biện pháp khắc phục bề mặt đất khi khai thác lộ thiên
1.

Biện phắc phục trước trước khi tiến đi vào khai thác vào
trong quá trình khai thác lộ thiên.

Sau khi luật bảo vệ môi trường ra đời (01/10/1994) và nghị
định số 175/CP của chính phủ về hướng dẫn thi hành bảo vệ luật
môi trường, ngành than đã có được chỉ thị 381 và 38n2 của chính
phủ về lập lại trật tự khai thác than. Nghiêm cấm triệt để các
dạng khai thác than thổ phỉ dưới mọi hình thức. Trong quá trình

Nhóm 09

16


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

khai thác lộ thiên từng bước và có nhiều giải pháp ngăn ngừa và
chống ô nhiễm môi trường,
Trong khai thác lộ thiên, sử dụng bãi thải trong thay cho bãi thải
ngoài, hạn chế xói lở, trôi lấp. Làm các con đê, kè sắt và đá hộc

vòng quanh bãi thải.
Bãi thải để chứa đất đá loại bỏ trong quá trình khai thác mỏ. Để
đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường, các bãi thải cần đảm bảo
các yêu cầu sau:

Hình 9 Sử dụng bãi thải trong khai thác lộ thiên.
1.
Các mỏ khai thác đá phải có bãi thải để chứa đất đá loại bỏ.
Nhà cửa, công trình trong phạm vi bãi thải và ở những vị trí đất đá
có thể lăn tới phải được di chuyển ra vị trí an toàn. Trong phạm vi
nguy hiểm do đá lăn phải có rào chắn hoặc có biển cấm người,
súc vật và phương tiện qua lại.
2.
Khi bố trí bãi thải ở khe núi hoặc thung lũng phải làm trước
những công trình thoát nước mưa và nước lũ.
3.
Bãi thải ở phần đất chưa ổn định phải có độ dốc vào phía
trong ít nhất là 20. Mặt ngoài của bãi thải phải để lại bờ cao ít
nhất là 0,5 m, rộng ít nhất là 0,7 m.
4.
Nếu thải đất đá bằng ô tô phải có người đứng ở đầu bãi thải
để điều khiển cho xe đổ đúng vị trí quy định.

Nhóm 09

17


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ


GVHD: Phan Tuấn Anh

Các bãi thải phải đủ diện tích để ô tô đổ thải, máy gạt làm việc và
đủ bán kính quay vòng xe, đảm bảo các thiết bị hoạt động an
toàn.
5.
sau:

Nếu thải đất đá bằng goòng phải đảm bảo các yêu cầu

5.1. Ray ngoài của đường đổ đất đá phải cao hơn ray trong từ
20 – 30 mm;
5.2. Cuối đường ray phải bắt vòng vào phía trong bãi thải và có
cơ cấu chắn không cho xe vượt qua. Đoạn ray với chiều dài không
nhỏ hơn 100 m tính từ điểm mút đường ray cụt trở vào phải có độ
dốc lên hướng về phía điểm mút ít nhất là năm phần nghìn (5‰);
5.3. Tại các ngáng chắn phải đặt biển báo, phải có đèn chiếu
sáng;
5.4. Hàng ngày hoặc sau mỗi trận mưa, người phụ trách khu
vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra tuyến đường ray ra bãi thải.
Nếu thấy có hiện tượng sụt lún hay nứt nẻ thì phải đình chỉ ngay
việc cho phương tiện qua lại và tiến hành sửa chữa kịp thời;
5.5.
Khi chuyển tuyến đường ray đến vị trí mới, người phụ
trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra trên toàn tuyến. Chỉ
khi mọi yếu tố kỹ thuật và an toàn đã được đảm bảo mới cho
phép đưa tuyến đường vào hoạt động.
6.
Bãi thải phải được dọn sạch, gạt phẳng, khi làm việc ban
đêm phải có chiếu sáng đầy đủ.

7.

Nhóm 09

Phải có hệ thống thu gom nước chảy tràn vào hồ lắng.

18


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Hình 10 thu gom nước thải để tiến hành sử lý.
Trước khi tiến hành đi vào khai thác phải tiến hành công tác
đọc đạc, đo vẽ được biên giới mỏ nhằm xác định bán kính ảnh
hưởng tối đa do quá trình khai thác lỗ thiên ảnh hưởng tới khu dân
cư, như những tác động của sóng nổ mìn, ô nhiễm tiếng ồn, bụi,
tránh để hiện trạng xảy ra rồi mới khắc phục thì chi cho công tác
khắc phục sẽ rất lớn, bằng cách quy hoạch dân cư ở khu nguy
hiểm ra cho an toàn.
Để giảm lượng bụi do quá trình khai thác khoáng sản và vận
chuyển gây ra sử dụng các biện pháp sau:
• Các xe chở than hoặc đất đá thải khi tham gia giao thông

nhất thiết phải được phủ bạt kết hợp với các xe phun nước
để giảm nộng độ bụi trên đường cũng như khu dân cư hai
bên đường.
• Đặc biệt xí nghiệp than cửa ông đã dung giải pháp chống bụi
bằng phun sương cao áp trong năm 1993 đã lắp đặt hệ

thống chống bụi cho 500 mét đường ô tô quanh nhà máy.
Năm 1994 lắp tiếp đến ga cửa ông A
• Tăng cường vận tải đường sắt bằng toa goòng có che đậy đã
nâng cao hiệu quả vận tải và góp phần làm sạch môi trường
• Để giảm thiểu bất tiện đó thì người ta rào công trường bởi
một hàng bụi cây dày đặc và công nhân phải đeo mặt nạ
phòng bụi

Nhóm 09

19


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

Hình 11 ảnh phun nước giảm bụi.
Cải tạo khi quá trình kết thúc khai thác mỏ.
Hai nội dung chính của việc cải tạo khôi hồi môi trường khu vực
mỏ:
1. Sau khi kết thúc khai thác để lại địa hình có dạng hố mỏ,
có độ sâu so với mặt bằng tự nhiên, do vậy phải đổ đất đá
thải lưu trữ đất đá không có quặng để sau này có thể đắp
lại những nơi đã bị khai đào, Lưu trữ riêng đất mùn cây để
sau này có thể dùng để phủ lại những diện tích đã bị cạo
trọc và trồng lại cây đã bị đốn khi khu mỏ sẽ ngưng hoạt
động.
2.


Hình 12 trồng cây cải tạo khôi phục các moong mỏ sau khi ngừng
khai thác.
2. Các bãi thải đất đá có dạng đống đá cao, do vậy cần tạo

độ dốc của bãi thải, và các tầng thải, tạo các công trình
thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Kết
thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt,
lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh
bãi thải và sau đó trồng cây.
Có thể chọn 1 trong 2 phương án sau:
Phương án 1: phương án lấp đầy moong:
Các công việc và công trình thực hiện gồm: mua đất đá lấp đầy
moong khai thác; san gạt mặt bằng; trồng cây phủ xanh.
Phương án này có ưu điểm là khôi phục được toàn bộ diện
tích moong khai thác, phủ xanh toàn bộ và trả hiện trạng ban đầu
cho khu vực, an toàn cho người và vật hoạt động trong khu vực.
Nhược điểm của phương án là nguồn vật liệu san lấp rất lớn;
tình trạng sụt lún khi quá trình san gạt không đảm bảo quy cách
Nhóm 09

20


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

sau một thời gian ảnh hưởng đến địa hình, làm ô nhiễm nguồn
nước
Phương án 2: cải tạo hố mỏ và để lại tích nước:

Các công việc chính cần thực hiện gồm san gạt, đắp bờ bao
xung quanh moong khai thác; củng cố bờ moong khai thác; lập
hàng rào, biển báo; trồng cây xanh xung quanh moong khai thác;
và tạo hệ thống thoát nước cho hố mỏ.
Phương án này có ưu điểm tạo thành hồ nước với mục đích
cấp nước cho tưới tiêu trong khu vực, cảnh quan cây xanh bóng
mát giúp cải tạo vi khí hậu; tạo cảnh quan du lịch,…. cải tạo cảnh
quan như cũ, phục hồi những sinh hoạt lâm nghiệp nông nghiệp
và, nếu có thể, phục hồi môi trường thiên nhiên sinh thái hay tạo
ra một môi trường thiên nhiên sinh thái khác hài hòa với thiên
nhiên.
Nhược điểm là không hoàn trả cảnh quan thiên nhiên ban
đầu cho khu vực nhưng tạo cảnh quan tương tự và thiếu an toàn
cho các hoạt động của dân. Tuy nhiên sau cải tạo, hồ chứa nước
sẽ là nơi có tiền năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong mùa hè
khá lý tưởng. Dù sao thì cũng không thể đắp lại được hết tất cả
những nơi đã bị khai đào. Quá lắm thì những chỗ trũng còn lại có
thể dùng làm hồ nuôi cá hay làm khu du lịch nghỉ dưỡng. Đất đá
bị đập vỡ không còn trạng thái đặc cứng xưa nên rừng sẽ không
mọc lại như xưa và đồng ruộng phải được canh tác theo lối khác.
Những dòng sông cũng như dòng nước ngầm cũng sẽ không chảy
như xưa nữa.
3. Kết luận và Đề xuất giải pháp
Khai thác than lộ thiên luôn là giải pháp rẻ tiền và hiệu quả so
với khai thác ngầm, song hậu quả môi trường để lại là rất lớn,
đặc biệt là vấn đề biến đổi địa hình, cảnh quan, thảm phủ bề
mặt.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên, nên việc tăng cường
công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường nói
chung và hoạt động khoáng sản nói riêng là rất cần thiết. Đồng

thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan
quản lý Nhà nước và việc giám sát của nhân dân, các tổ chức
chính trị-xã hội; ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm. Chế tài phải đủ mạnh để xử lý các
Nhóm 09

21


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ

GVHD: Phan Tuấn Anh

hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai
thác, chế biến khoáng sản.
Cùng với việc phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển
bền vững công nghiệp khai khoáng và cải tạo, phục hồi môi
trường, nên điều chỉnh quy định phí bảo vệ môi trường có tính
đến mức độ ô nhiễm môi trường như hệ số bóc đất đá trong
khai thác lộ thiên, tỷ lệ thu hồi tinh quặng từ quặng nguyên
khai, thành phần chất gây ô nhiễm trong quặng. Quy định cụ
thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ, theo giấy
phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo
cáo đánh giá tác động môi trường; quy định cụ thể định mức
tính toán cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho
các khu vực khai thác khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân

cùng khai thác; quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi
trường đối với từng loại hình khai thác; nội dung tham vấn ý
kiến cộng đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ,
hệ số trượt giá theo thực tế...
Một giải pháp rất cần thiết là tăng cường nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường
trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các
công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; có chương
trình triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá
nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và
phục hồi môi trường...
Quyết định số 18/2013 của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành,
do vậy nội dung và cấu trúc của đề án cải tạo, phục hồi môi
trường của các dự án khai thác và chế biến khoáng sản cần
được nghiên cứu thấu đáo, khoa học, toàn diện để đảm bảo tính
khoa học và thực tế áp dụng của các mỏ sau khai thác, đáp ứng
phát triển bền vững sau này. Theo quy định này, yêu cầu khi xin
cấp phép khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân phải có
phương án cải tạo, phục hồi môi trường được duyệt.
Đề án cải tạo, phục hồi môi trường phải nêu cam kết về các
chỉ tiêu chất lượng môi trường, hệ sinh thái sau khi cải tạo, phục
hồi. Mặt khác có cả ý kiến tham vấn cộng đồng về phương án
cải tạo, phục hồi này. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có dự án
đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập, trình cơ quan có
Nhóm 09

22


An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Xây Dựng Ngầm & Mỏ


GVHD: Phan Tuấn Anh

thẩm quyền thẩm định đề án cải tạo, phục hồi môi trường cùng
với thời điểm lập, trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường, hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.
Trường hợp đã được duyệt dự án thì trước khi bắt đầu khai
thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải lập, trình đề án cải tạo,
phục hồi môi trường. Các đối tượng được phép khai thác khoáng
sản phải ký quỹ với số tiền bằng tổng kinh phí thực hiện cải tạo,
phục hồi, nhằm bảo đảm chắc chắn nguồn tài chính cho việc cải
tạo, phục hồi môi trường sau khai thác một cách có hiệu quả.

Các tài liệu tham khảo.
Ts. Ngô Doãn Hào. “bảo vệ môi trường và an toàn lao động”. nhà
xuất bản xây dựng.
Các nguồn trên mạng:
/> />%203900006.pdf
/> />
Nhóm 09

23



×