Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT KHÔI

Hà Nội – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Việt Khôi cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc
tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận
sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.


TÓM TẮT
Luận văn « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » xây dựng cái nhìn, sự đánh giá
chung nhất có tính cập nhật cao về hoạt động M&A ở các NHTM Việt Nam thời
gian qua, đặc biệt đặt trong bối cảnh tác động của quá trình hội nhập KTQT và việc
Việt Nam gia nhập WTO tới hoạt động M&A ở hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó
đưa ra những biện pháp phát triển hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt
Nam như một phương thức hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT. Kết cấu của luận văn bao
gồm 4 chương cũng là 4 nội dung chính của nghiên cứu :

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề
tài
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Chương 3. Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập KTQT
Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập và mua lại
NHTM ở Việt Nam


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt ....................................................................................... i
Danh mục bảng biểu...................................................................................................... ii
Danh mục hình .............................................................................................................. iv
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ................................. 11
1.2.1. Khái niệm về sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng .......................... 11
1.2.2. Đặc điểm sáp nhập và mua lại TCTD .............................................................. 13
1.2.3. Các hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) ..................................................... 14
1.2.4. Các đối tượng tham gia vào hoạt động M&A .................................................. 16
1.2.5. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng .......... 17
1.2.6. Các phương thức thực hiện M&A .................................................................... 18
1.2.7. Tiến trình thực hiện thương vụ M&A cụ thể ................................................... 20

1.2.8. Các tác động và vai trò của hoạt động M&A đối với ngân hàng trong quá
trình hội nhập KTQT ..................................................................................................... 21
1.2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A và thách thức đặt ra đối với
hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT ........................................ 26
1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động M&A trong các NHTM trên thế giới ...................... 28
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản: Ngân hàng Mitsubishi Tokyo sáp nhập ngân
hàng Mitsubishi UFJ ..................................................................................................... 28
1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ: Ngân hàng Bank of America mua lại ngân hàng
Merrill Lynch ................................................................................................................ 30
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU ........ 32
2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 32
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 33
2.3. Xây dựng và ứng dụng ma trận SWOT ................................................................. 34
CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
NHTM Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KTQT ....................... 35
3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam....... 35
3.1.1. Thời kỳ trước đổi mới kinh tế (từ 1951 đến trước 1986) ................................. 35
3.1.2. Thời kỳ đổi mới kinh tế đến trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO ......................................................................................................... 36
3.1.3. Hệ thống NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Từ năm 2007- hiện
nay) ................................................................................................................................ 37
3.2. Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) NHTM ở Việt Nam ................................ 50


3.2.1. Bối cảnh chung ................................................................................................. 50
3.2.2. Thực trạng khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A ở Việt Nam ................... 53
3.2.3. Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM Việt Nam ......................... 59
3.2.4. Đánh giá chung hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam .................................... 82
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP
VÀ MUA LẠI NHTM Ở VIỆT NAM ....................................................................... 89

4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về M&A NHTM ở Việt Nam trong quá trình
hội nhập KTQT ............................................................................................................. 89
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động M&A ở NHTM Việt Nam trong quá
trình hội nhập KTQT ..................................................................................................... 90
4.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước ............................................................................ 90
4.2.2. Giải pháp về phía các NHTM ở Việt Nam ..................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 97


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

1
2

CAR
GATS

3

ICBC

4
5
6

KTQT

M&A
MIGA

7
8
9
10
11
12
13

MUFG
NHLD
NHNN
NHNNg
NHTM
NHTW
ROA

14

ROE

15
16
17

TCTD
TMCP
TRIMs


18

WTO

NGUYÊN NGHĨA
TIẾNG ANH
Capital Adequacy Ratio
General Agreement on Trade in
Services
International Commercial Bank of
China
Merger and Acquisition
The Multilateral Investment
Guarantee Agency
Mitsubishi UFJ Financial Group

Return on total Assets
Return on Equity

The Agreement on Trade-Related
Investment Measures
World trade organization

i

NGUYÊN NGHĨA
TIẾNG VIỆT
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Hiệp định chung về Thương

mại
Ngân hàng thương mại quốc
tế Trung Quốc
Kinh tế quốc tế
Sáp nhập và mua lại
Hiệp định thành lập tổ chức
bảo đảm đầu tư đa phương
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung ương
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài
sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Thỏa thuận về các biện pháp
đầu tư liên quan đến thương
mại
Tổ chức Thương mại thế
giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng


Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Tốc độ tăng vốn điều lệ của NHTM Việt Nam từ

41

2007-2014(%)
2

Bảng 3.2

Lợi nhuận trước thuế của các NHTM Việt Nam

42

giai đoạn 2007-2012 (sau khi Việt Nam gia nhập
WTO)
3

Bảng 3.3

Hệ số ROA, ROE của một số NHTM CP Việt

43


Nam từ 2007-2012
4

Bảng 3.4

Các thương vụ M&A giữa ngân hàng nông

61

thôn và ngân hàng lớn ở đô thị tại Việt Nam
giai đoạn 1999 – 2004
5

Bảng 3.5

Các thương vụ M&A ngân hàng liên quan yếu

63

tố nước ngoài ở Nam giai đoạn 2005- nay
6

Bảng 3.6

Các thương vụ mua lại cổ phần giữa các NHTM

69

trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO

7

Bảng 3.7

Các thương vụ sáp nhập, hợp nhất các ngân

71

hàng trong nước sau khi Việt Nam gia nhập
WTO
8

Bảng 3.8

Các thương vụ M&A có tính chất bắt buộc từ

75

đầu năm 2015- nay
9

Bảng 3.9

Vận dụng ma trận SWOT trong phân tích điểm

77

yếu, điểm mạnh của hai ngân hàng Vietinbank
& PG Bank trước khi tiến hành M&A
10


Bảng 3.10

Vận dụng ma trận SWOT trong phân tích cơ

79

hội, thách thức của hai ngân hàng Vietinbank &
PG Bank khi tiến hành M&A
11

Bảng 3.11

Phương pháp nghiên cứu sử dụng ma trận

ii

82


SWOT khi phân tích : điểm yếu, điểm mạnh,
thời cơ, thách thức của hoạt động M&A trong
lĩnh vực NHTM trước bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập KTQT

iii


DANH MỤC HÌNH
STT


Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam tính đến 6/2014

38

2

Hình 3.2

Số lượng Ngân hàng có xu hướng tăng qua các

39

năm
3

Hình 3.3

Biểu đồ gia tăng tổng giá trị tài sản NHTM


40

Việt Nam 2008- 2013
4

Hình 3.4

Tỷ trọng M&A toàn cầu theo ngành năm 2013

51

5

Hình 3.5

Tỷ trọng M&A tại châu Á theo ngành năm

52

2013
6

Hình 3.6

Số lượng các thương vụ M&A của các tổ chức

66

nước ngoài với các NHTM Việt Nam từ năm
2005- 2013

7

Hình 3.7

Tỷ lệ % cổ phần bị mua lại của các NHTM Việt

68

Nam trong các thương vụ M&A có yếu tố nước
ngoài trong quá trình hội nhập KTQT
8

Hình 3.8

Các ngân hàng bị tiến hành M&A trong năm
2015

iv

74


LỜI MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
1.1. Lý do chọn đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại
ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » :
Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Nó giúp cho hoạt
động kinh tế của các nước xích lại gần nhau, vượt qua những rào cản về địa lý,
chính trị, thể chế pháp luật, văn hóa…Từ đó, thúc đẩy kinh tế của mỗi nước phát

triển, đưa nền kinh tế thế giới dần trở thành một chỉnh thể thống nhất. Trong xu thế
đó, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Một trong
những điểm nhấn quan trọng có tính chất bước ngoặt lịch sử đó là việc Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/1/2007). Điều này đã đặt ra rất
nhiều thách thức và cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập
KTQT.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, một trong những xu hướng nổi lên những
năm gần đây ở Việt Nam đó là xu hướng “Sáp nhập và mua lại NHTM Việt Nam”.
Xu hướng này đã góp phần mở ra những hướng mới có tính chất chủ động hơn để
hội nhập, tạo ra những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, giảm thiểu đáng kể những
rủi ro từ cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống các NHTM cả trong và ngoài nước
cũng như những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu trong những năm gần
đây tác động đến bản thân các NHTM trong nước và cho cả nền kinh tế nước nhà
nói chung. Đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » được tác giả chọn làm đề tài nghiên
cứu vì tính cấp thiết của nó với một số lý do sau:
- Trên thế giới, hoạt động Sáp nhập và mua lại (M&A- Merger and
Acquisition) có từ khá lâu và cho đến ngày nay, hoạt động này vẫn luôn là một xu
thế tất yếu khách quan của thời đại khi tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giữa

1


các quốc gia trên thế giới nói chung và trong hệ thống Ngân hàng nói riêng ngày
càng khốc liệt.
- Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ 2008 và những hệ lụy của nó là bài học
cảnh tỉnh cho các NHTM cần nhìn lại mình và có chiến lược, bước đi phù hợp trong
thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh trên thị trường trong
nước và quốc tế, có sức đề kháng cao ngăn chặn tác động của các cuộc khủng hoảng
diễn ra với ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. M&A có thể là một trong những

phương thuốc hữu hiệu giúp cho các ngân hàng có được sức mạnh cần thiết vượt
qua những thách thức đặc biệt trong bối cảnh hội nhập KTQT sâu rộng diễn ra trên
phạm vi toàn cầu.
- Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng đẩy mạnh quá trình hội nhập KTQT
sâu rộng, cột mốc quan trọng là việc Việt Nam gia nhập WTO (2007) đã khiến cho
xu hướng mở cửa thị trường trong đó có mở cửa ngành ngân hàng trở thành một xu
thế tất yếu khách quan của tiến trình hội nhập. Quá trình hội nhập KTQT và trọng
tâm là việc Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy hoạt động M&A ở các NHTM
Việt Nam.
- Mặc dù ra đời và phát triển khá lâu trên thế giới với những ý nghĩa và tác
động hết sức to lớn, nhưng hoạt động M&A trong các NHTM Việt Nam diễn ra vẫn
còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập và hạn chế. Hệ thống chính sách pháp luật về M&A của
Việt Nam còn chưa đồng bộ và phù hợp với tiến trình phát triển chung của thế giới
và khu vực.
- Các nghiên cứu về hoạt động M&A không nhiều và chưa thực sự đi sâu
nghiên cứu hoạt động M&A ở các NHTM Việt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập KTQT- Một xu thế vốn có những tác động không nhỏ đến hoạt
động M&A, đồng thời, phân tích những lợi ích và thách thức đem lại hậu WTO đối
với việc sáp nhập & mua lại ngân hàng, từ đó dự báo đánh giá xu hướng của hoạt
động này trong thời gian tới, góp phần đưa ra những nhận định và giải pháp thúc
đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực Ngân hàng trên cơ sở bám sát bối cảnh thực tiễn
sau khi Việt nam gia nhập WTO và hội nhập KTQT sâu rộng.

2


Với những ý nghĩa có tính thực tiễn và thời đại, tác giả đã chọn đề tài « Hoạt
động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế » làm đề tài nghiên cứu với mong muốn phần nào xây dựng cái
nhìn, sự đánh giá chung nhất có tính cập nhật cao về hoạt động M&A ở các NHTM

Việt Nam thời gian qua, đồng thời, đặc biệt đặt trong bối cảnh tác động của quá
trình hội nhập KTQT và việc Việt Nam gia nhập WTO tới hoạt động M&A ở hệ
thống NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra những biện pháp phát triển hoạt động M&A
trong hệ thống NHTM Việt Nam như một phương thức hữu hiệu nâng cao năng lực
cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
KTQT.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Bối cảnh hội nhập KTQT và việc Việt Nam gia nhập WTO có những tác động
như thế nào đối với hoạt động M&A của các NHTM ở Việt Nam ?
2. Hoạt động M&A trong hệ thống NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập
KTQT diễn ra như thế nào ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu :
Đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » với mục đích tiến hành phân tích, đánh
giá thực trạng : mặt đạt được và hạn chế, thời cơ và thách thức, khó khăn và thuận
lợi của hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM ở Việt Nam đặt trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập KTQT sâu rộng đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO từ đó
cho thấy xu hướng tất yếu khách quan của hoạt động này đối với sự tồn tại và phát
triển vững mạnh của các NHTM Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói
chung. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của quá trình hội nhập KTQT đối với hoạt
động M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng tính hội nhập toàn diện
của các NHTM Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hóa. Qua đó, đưa ra những bài
học kinh nghiệm, những giải pháp ý nghĩa góp phần hoàn thiện hoạt động M&A
lĩnh vực NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :

Để đạt được những mục đích, mục tiêu nghiên cứu cho đề tài « Hoạt động
sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế » ở trên, tác giả định hướng nhiệm vụ xây dựng khung khổ lý thuyết
về hoạt động M&A, những đặc điểm, vai trò, tác động tích cực và tiêu cực, cơ sở lý
luận và thực tiễn của hoạt động này đặt trong bối cảnh hội nhập KTQT sâu rộng.
Đồng thời, với định hướng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin có chất lượng, đặc biệt là thực hiện vận dụng
xây dựng mô hình phân tích ma trận SWOT về điểm yếu, điểm mạnh, thời cơ, và
thách thức đối với hoạt động M&A cũng như ứng dụng mô hình này trong việc
phân tích, đánh giá tình huống cụ thể của thương vụ M&A tiêu biểu giữa một số
ngân hàng năm 2015, qua đó phục vụ cho việc phân tích hoạt động Sáp nhập và
mua lại NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua và dự báo xu hướng này trong
tương lai thêm phần sâu sắc và thuyết phục.
Thêm vào đó, đề tài sẽ chú trọng phân tích những thay đổi của hoạt động này
trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và đặc biệt kể từ khi gia nhập
WTO, từ đó cho thấy xu hướng tất yếu khách quan của hoạt động này đối với sự
phát triển vững mạnh của các NHTM Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam
nói chung.
Để làm rõ những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra đối với
hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, đề tài sẽ tập trung đi sâu phân tích tổng
thể những hạn chế về mặt luật pháp Việt Nam đối với hoạt động M&A trong
NHTM ; những cam kết liên quan đến hoạt động này của Việt Nam đối với khu vực
và thế giới như một bước ngoặt thúc đẩy sự phát triển M&A trong hệ thống ngân
hàng diễn ra mạnh mẽ.
Mặt khác đề tài định hướng phân tích những bài học M&A trong hệ thống
ngân hàng trên thế giới, liên hệ với Việt Nam nhằm đưa ra những đề xuất, những
hướng giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển hiệu quả, đem lại một ngân
hàng hậu M&A phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

4



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hoạt động M&A của NHTM
ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập
WTO.
- Phạm vi nghiên cứu : khung thời gian nghiên cứu chủ yếu là những số liệu
và các sự kiện về hoạt động M&A của NHTM ở Việt Nam từ năm 2007 (kể từ sau
khi Việt Nam gia nhập WTO) cũng là mốc cho thấy quá trình hội nhập ngày càng
sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu
này cũng được so sánh với giai đoạn trước đó nhằm nêu bật tác động của hội nhập
KTQT đối với hoạt động M&A trong NHTM ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng
thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » tác giả đã dùng
một số phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
như sau :
+ Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn nghiên cứu uy tín.
+ Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích định tính kết hợp với sử
dụng mô hình ma trận SWOT để làm nổi bật hướng đề tài nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn:
Lời mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Chương 3. Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập KTQT
Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở
Việt Nam
Kết luận


5


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để có cơ sở nghiên cứu, tác giả đã thu thập các nguồn thông tin, số liệu, dữ
liệu thứ cấp từ các nghiên cứu uy tín, tạp chí tài chính, các báo cáo tổng hợp số liệu,
các bài viết phân tích về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng của các chuyên
gia hàng đầu về kinh tế, tài chính, ngân hàng…. Đồng thời luận văn chú trọng việc
kế thừa và phát triển một số công trình nghiên cứu trước về hoạt động M&A trong
hệ thống NHTM Việt Nam. Tham khảo một số thể chế, chính sách, văn bản pháp
luật mới nhất của Việt Nam quy định về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân
hàng… trong đó đặc biệt chú trọng những nguồn tài liệu sau khi Việt Nam gia nhập
WTO làm cơ sở để đánh giá hoạt động này hậu WTO. Sau đây là tổng thuật những
tài liệu có tính chất tham khảo quan trọng, góp phần làm cho đề tài « Hoạt động sáp
nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế» được hoàn thiện hơn :
+ Tác giả Ngô Đức Huyền Ngân (2009) với nghiên cứu “Sáp nhập và mua
lại NHTM tại Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ, trường đại học kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh) đã có khái quát được cơ sở lý luận về sáp nhập và mua lại NHTM làm cơ
sở cho việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng hoạt động
M&A của hệ thống NHTM Việt Nam, qua đó thấy được điểm mạnh điểm yếu của
các ngân hàng cũng như nêu ra được động cơ sáp nhập của các ngân hàng. Luận văn
cũng đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM cũng như
cách thức thực hiện để có một thương vụ M&A hiệu quả. Với phương pháp nghiên
cứu thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu, luận văn đã sử dụng
nghiên cứu định tính như phân tích, tổng hợp so sánh để xử lý số liệu trên nền tảng
lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính- ngân hàng… Từ đó, góp phần phác họa
bức tranh M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn trước năm 2009. Tuy

nhiên, luận văn phân tích hoạt động M&A trong NHTM Việt Nam với khung thời

6


gian nghiên cứu từ năm 2009 về trước. Do vậy, số liệu nghiên cứu chưa được đầy
đủ, đa dạng, phản ảnh sâu sắc toàn cảnh hoạt động M&A của NHTM Việt Nam qua
các thời kỳ và đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như tham gia hội nhập
KTQT ngày càng sâu rộng. Luận văn cũng chưa phân tích sâu sắc tác động của quá
trình hội nhập KTQT sâu rộng và việc Việt Nam gia nhập WTO tới hoạt động
M&A về mặt thể chế pháp lý vĩ mô cũng như yếu tố vi mô trong bản thân các
NHTM. Đây là yếu tố vốn không thể thiếu, là xu thế tất yếu khách quan và là nhân
tố nòng cốt thúc đẩy hoạt động M&A nói chung và M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Việt Nam nói riêng phát triển. Do đó, tác giả đã chưa thể tái hiện làn sóng M&A
gắn kết với xu thế hội nhập KTQT đang diễn ra từng giờ và dự đoán xu hướng này
trong tương lai như là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Nguyễn Thanh Huyền (2013) với nghiên cứu về “Xây dựng pháp luật về
mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ, trường đại
học Quốc gia Hà Nội), bằng phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình
hội nhập KTQT đã tiếp cận hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM & TCTD dưới
góc độ khung khổ pháp luật Việt Nam, những điểm tích cực và còn hạn chế của
hành lang pháp lý Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh
vực TCTD nói riêng, qua đó đề tài đã làm rõ sự cần thiết phải xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về M&A đối với các TCTD ở Việt Nam, đồng thời đề tài cũng
phân tích các quy định về pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động M&A của
các TCTD và nghiên cứu về một số thương vụ thực tế đối với mua bán, sáp nhập
TCTD tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mua bán và sáp

nhập các TCTD ở Việt Nam.
+ Tác giả Phan Diên Vỹ, (2013) với nghiên cứu “Sáp nhập, hợp nhất và
mua bán Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” (Luận án tiến sỹ, trường đại
học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh), bằng cách tiếp cận phương pháp nghiên

7


cứu duy vật biện chứng, luận án đã tìm ra những tác động của sáp nhập, hợp nhất
và mua bán ngân hàng đem lại lợi ích như hiệu quả kinh tế do quy mô, do phạm vi
kinh doanh, lợi ích có được từ hiệu ứng kế toán và hiệu ứng quản lý; những tác
động đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội; Mặt khác cho thấy được toàn cảnh
mặt trái của hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng tác động ảnh
hưởng đến một số lợi ích của những cổ đông thiểu số về xung đột lợi ích với cổ
đông lớn, khó duy trì văn hóa ngân hàng do bị xáo trộn văn hóa khi hội nhập lại với
nhau, xuất hiện tập trung độc quyền trong cạnh tranh, xu hướng dịch chuyển nhân
sự giữa các bên hoặc chuyển qua các ngân hàng khác cũng là một vấn đề đặc biệt
cần quan tâm. Luận án đã phân tích một cách khá sâu sắc, toàn diện về hoạt động
sáp nhập, hợp nhất và mua bán NHTM của Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp
ý nghĩa thúc đẩy hoạt động này được phát triển và giảm thiểu những hạn chế mang
lại khi NHTM thực hiện sáp nhập và mua bán.
+ Nghiên cứu của VPBank securities (2014) về “Báo cáo ngành Ngân hàng
Việt Nam”, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp từ
những tổng hợp của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác và phân tích
định tính dựa trên những số liệu đã có để đánh giá hoạt động của NHTM Việt Nam
thời gian qua và dự báo triển vọng của ngành trong thời gian tới. Nghiên cứu đã
phân tích, tổng hợp sâu sắc toàn cảnh bức tranh ngành ngân hàng Việt Nam tính đến
năm 2014. Báo cáo cũng đã nêu bật quá trình phát triển lịch sử của ngành Ngân
hàng Việt Nam, những tăng trưởng ấn tượng trong quá khứ, những phân tích bối
cảnh thị trường sâu sắc, và kết quả hoạt động của các NHTM dựa trên một số tiêu

chí như: Chỉ số ROA & ROE; Phân tích Dupont; Bảng cân đối kế toán; Đánh giá
chất lượng tín dụng….Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra một số nhận định về triển vọng
của ngành trong thời gian tới. Liên quan đến hoạt động M&A trong lĩnh vực
NHTM, báo cáo cũng khái quát sơ bộ thực trạng của hoạt động này trong một số
năm gần đây (từ năm 2012-2014).
+ Đào Minh Tú (2011) trong nghiên cứu « Sáp nhập và hợp nhất ngân
hàng - Quan điểm và cách thức tiến hành » (Tạp chí khoa học & Đào tạo ngân

8


hàng, số 114) đã phân tích sắc sảo về tình hình thực tế của hệ thống NHTM Việt
Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới tác động cũng như sự cạnh tranh
quốc tế ngày càng khốc liệt khi các NH 100% vốn nước ngoài thâm nhập vào thị
trường gia tăng, tác giả đã khẳng định vai trò của sáp nhâp, mua lại ngân hàng là
một hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với quá trình tái cấu trúc ngân hàng nhằm
gia tăng sức mạnh, sức cạnh tranh vươn tầm quốc tế. Quá trình này không chỉ diễn
ra giữa các ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh hay giữa các ngân hàng yếu với
nhau mà bản thân giữa các ngân hàng mạnh cũng cần có sự liên kết, sáp nhập, hợp
nhất để tạo ra những ngân hàng lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới. Nhất là khi sự hiện diện của các ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam gia tăng. Như vậy, bài viết đã khẳng định việc
sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại NHTM là con đường tất yếu trong lộ trình phát
triển ngân hàng Việt Nam hiện tại và tương lai. Vì vậy, NHNN cũng như bản thân
mỗi ngân hàng thương mại cần có sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này để có lộ
trình và bước đi phù hợp nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho toàn hệ thống và bản
thân mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết còn thiếu hệ thống số liệu sơ cấp và thứ cấp
nhằm làm cho lập luận có tính thuyết phục cao. Đồng thời, bài viết chỉ nghiên cứu
hoạt động M&A dưới một khía cạnh đó là tính tất yếu của nó đối với xu thế thời đại
nhằm phát huy và củng cố sức mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình

hội nhập quốc tế. Vì vậy, bài viết chưa thể phản ánh đầy đủ và toàn diện hoạt động
M&A trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, những mặt tích cực, hạn chế, giải pháp
đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới….
+ Tác giả Hoàng Đức (2013) với nghiên cứu “Tái cấu trúc NHTM ở Việt
Nam” (Tạp chí phát triển & hội nhập, số 8, trang 17-20) đã nêu bật được tính tất
yếu cần thiết của việc tái cấu trúc, mua lại và sáp nhập NHTM Việt Nam. Nền kinh
tế Việt Nam chỉ có thể phát triển bền vững, trên cơ sở sắp xếp lại, cấu trúc lại nền
kinh tế, trong đó tái cấu trúc hệ thống NHTM giữ vai trò vô cùng quan trọng. Với
nội dung nổi bật đó, tác giả đã tập trung phân tích một số nội dung : Vai trò của hệ
thống NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế ; Tái cấu trúc nền kinh tế và hệ

9


thống NHTM ; Thực trạng về hệ thống NHTM ở Việt Nam ; và tái cấu trúc hệ
thống NHTM như thế nào?
 Khoảng trống nghiên cứu : Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đã
đóng góp đáng kể những phương pháp tiếp cận khác nhau về hoạt động M&A của
hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT. Tuy vậy, phạm vi
nghiên cứu dừng lại ở những mức độ khác nhau trên cơ sở định hướng của người
nghiên cứu, chưa phân tích toàn diện về hoạt động M&A ở NHTM Việt Nam đặt
trong bối cảnh hội nhập KTQT sâu rộng đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới WTO. Do đó, các nghiên cứu chưa phân tích nổi bật các giai
đoạn phát triển hoạt động M&A ở NHTM trong đó có những thay đổi to lớn khi
Việt Nam chủ trương mở cửa hội nhập KTQT và thực hiện đúng lộ trình cam kết
WTO để thấy được vai trò, tác động to lớn của quá trình hội nhập đến nền kinh tế
nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng. Các nghiên cứu cũng chưa làm
rõ những thay đổi về pháp luật, về đường lối chủ trương của Đảng đặc biệt trước và
sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động M&A trong hệ thống NHTM
Việt Nam để thấy được sự tích cực, chủ động của Việt Nam trong quá trình hội

nhập KTQT cũng như vai trò to lớn của quá trình hội nhập tới hoạt động kinh tế nói
chung, hoạt động NHTM nói riêng và đặc biệt là đối với hoạt động mua lại, sáp
nhập ngân hàng trong quá trình hội nhập KTQT.
Với cách tiếp cận hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM đặt trong bối cảnh
toàn cầu hóa và trọng tâm là mốc thời gian từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng
thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » sẽ góp phần khắc
phục một số khoảng trống mà các nghiên cứu trước còn thiếu như : nêu bật vai trò,
tác động của quá trình hội nhập KTQT đối với hoạt động M&A ; Những thay đổi
trong hoạt động M&A lĩnh vực NHTM Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO ; Những
thách thức, thuận lợi của quá trình toàn cầu hóa mang lại cho hoạt động M&A hay
những cam kết có tính tích cực của Việt Nam khi gia nhập WTO có ý nghĩa tác

10


động đến hoạt động M&A…Đặc biệt, với phương pháp sử dụng ma trận SWOT
trong việc phân tích, đánh giá thời cơ, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt
động M&A mang lại cho hệ thống NHTM hay ứng dụng ma trận SWOT trong việc
phân tích tình huống M&A cụ thể của hai ngân hàng tiêu biểu Vietinbank và PG
bank và rút ra những bài học ý nghĩa sẽ góp phần làm cho những phân tích của đề
tài thêm tính thuyết phục, đa dạng và sâu sắc hơn.
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động M&A trong các ngân hàng
1.2.1. Khái nhiệm về sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng:
Mergers and Acquisitions (gọi tắt là M&A) là một cụm từ tiếng Anh, được
dịch ra nghĩa tiếng Việt là “sáp nhập và mua lại”, hoặc “mua lại và sáp nhập”, “mua
bán và sáp nhập” hay “thâu tóm và hợp nhất”, để chỉ hoạt động sáp nhập, hợp
nhất, mua bán doanh nghiệp.
+ Theo từ điển “các khái niệm thuật ngữ tài chính Investopedia” định
nghĩa về M&A như sau:

“Sáp nhập (Mergers) xảy ra khi hai công ty đồng ý tiến đến thành lập một
công ty mới duy nhất, hơn là việc duy trì hai công ty hoạt động riêng rẽ. Chứng
khoán của hai công ty này sẽ bị xóa bỏ và chứng khoán của công ty mới được phát
hành sẽ thay thế chúng”.
“Mua lại (Acquisitions) là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm
lợi ích kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Khác với sáp nhập, mua lại liên quan đến việc một công ty tiến hành mua công ty
khác mà không có sự thay đổi cổ phiếu hay hợp nhất thành công ty mới”.
+ Theo định nghĩa kỹ thuật của David L.Scott trong cuốn Wall Street
Words (2003):
“Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty trong đó tài sản và trách
nhiệm pháp lý của những công ty này do công ty khác tiếp nhận”.
“Mua lại là quá trình mua lại tài sản như máy móc, một bộ phận hay toàn bộ
công ty”.

11


+ Theo pháp luật liên bang của Hoa Kỳ: “Sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp
giữa hai công ty mà một bên hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém
quan trọng hơn sẽ mất đi đặc điểm nhận diện của mình và trở thành một phần của
công ty quan trọng hơn nơi vẫn giữ được đặc điểm nhận diện của mình. Hoạt động
sáp nhập làm lu mờ công ty bị sáp nhập. Một hoạt động sáp nhập không giống với
hoạt động hợp nhất mà hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của
mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới”. Như vậy, với khái niệm mà
pháp luật liên bang Hoa Kỳ đưa ra về hoạt động sáp nhập, đã tập trung đặc điểm giá
trị cốt lõi về thương hiệu, đặc điểm nhận dạng, bản sắc văn hóa của công ty bị tiến
hành sáp nhập.
+ Theo quy định của cộng đồng chung Châu Âu: theo quy định về Sáp
nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger

Regulation): “(i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai
pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một
liên doanh mới”. Ngoài ra, quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu đã đưa
ra cách tính cụ thể về doanh số, các thủ tục, quy trình chi tiết khi các doanh nghiệp
tiến hành việc sáp nhập và mua lại.
+ Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, sáp nhập, hợp nhất được
định nghĩa như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty
bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp
sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty
bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

12


+ Theo Luật cạnh tranh Việt Nam, tại Điều 17, Mục 3, Chương 2 đã định
nghĩa như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp: “là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
Hợp nhất doanh nghiệp: “là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
Như vậy, hợp nhất được xem là một trường hợp đặc biệt so với sáp nhập.
+ Theo thông tư 04/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam ban hành, trong đó hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng được
quy định như sau:
Sáp nhập tổ chức tín dụng: “là hình thức một hoặc một số tổ chức tín
dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín
dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp
nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập”.
Hợp nhất tổ chức tín dụng: “ là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín
dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín
dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất”.
Mua lại tổ chức tín dụng: “là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi
là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại,
tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua”.
1.2.2. Đặc điểm sáp nhập và mua lại tổ chức tín dụng (TCTD):

13


M&A TCTD có một số điểm đáng chú ý để phân biệt với M&A doanh nghiệp
nói chung.
• Về chủ thể tham gia hoạt động M&A TCTD: phải đáp ứng các điều kiện
nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành (ví dụ: vốn pháp định; thành lập
và hoạt động; tiêu chuẩn và điều kiện đối với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc,…).
• Về lĩnh vực hoạt động của các TCTD tham gia M&A: là lĩnh vực đặc thù kinh doanh tiền tệ nên trong quá trình hoạt động chịu sự quản lý của nhiều cơ quan
nhà nước.
• Khi M&A, TCTD phải xin ý kiến của một số cơ quan: NHNN chi nhánh

tỉnh, thành phố; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
TCTD tham gia M&A đặt trụ sở chính; Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
(NHNN); Các Vụ, Cục khác thuộc NHNN.
1.2.3. Các hình thức sáp nhập và mua lại (M&A):
1.2.3.1. Theo phạm vi lãnh thổ:
M&A trong nước (domestic M&A): Đây là hình thức M&A được tiến hành
giữa các chủ thể tham gia đều ở trong cùng phạm vi lãnh thổ một nước. Như vậy,
các ngân hàng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc tìm đối tác chung trong
một lĩnh vực hoạt động để đàm phán và thỏa thuận. Mặt khác hạn chế được
nhiều vấn đề phát sinh khi sáp nhập như việc hòa hợp phương châm kinh doanh,
sự khác biệt về văn hóa ứng xử, chính sách thị trường, đối tác cạnh tranh, xây
dựng thương hiệu…Hình thức này có thể giúp cho các ngân hàng có khả năng tài
chính tốt hơn, năng lực lãnh đạo điều hành khá hơn, dễ dàng thôn tính các ngân
hàng nhỏ làm cho các ngân hàng này biến mất trong hệ thống ngân hàng thông qua
một hoạt động M&A tự nguyện. Hoặc các ngân hàng có quy mô tương đồng khi
tiến hành M&A có thể khiến cho việc tăng cường sức mạnh, nâng cao năng lực
cạnh tranh, ứng phó với những biến động, khủng hoảng tài chính, tiền tệ trên thế
giới… Tuy nhiên, bên cạnh đó, các ngân hàng không có được nhiều cơ hội để học

14


×