Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giải pháp hệ thống quản lý nội dung của bộ công cụ test tiếng việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ DUNG

GIẢI PHÁP HỆ THỐNG QUẢN LÝ NỘI DUNG
CỦA BỘ CÔNG CỤ TEST TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ DUNG

GIẢI PHÁP HỆ THỐNG QUẢN LÝ NỘI DUNG
CỦA BỘ CÔNG CỤ TEST TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm
Mã số: 60480103

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ QUANG MINH

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân
dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Quang Minh với những phần tham khảo đã đƣợc
chỉ rõ. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Dung


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự hƣớng dẫn,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè. Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo hƣớng dẫn, TS. Lê Quang Minh. Trong
suốt quá trình làm luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên và đặc biệt
sự hƣớng dẫn tận tình giúp tôi nắm rõ mục tiêu và định hƣớng nghiên cứu trong
luận văn.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy cô giáo của Khoa Công
nghệ thông tin – Trƣờng Đại học Công nghệ đã trang bị cho tôi thêm kiến thức
quý giá trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tập thể Bộ môn Công nghệ phần
mềm – Khoa Công nghệ thông tin – Trƣờng Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian tôi tham gia khóa học.
Cuối cùng, với những tình cảm sâu sắc nhất, tôi xin chân thành gửi tới gia
đình và bạn bè, những ngƣời đã luôn ở bên, động viên, chia sẻ với tôi về mọi
mặt giúp tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2015



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 4
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM ................ 3
1.1. Hệ thống sát hạch trắc nghiệm bằng máy tính ........................................... 3
1.1.1. Giới thiệu............................................................................................. 3
1.1.2. Ƣu /nhƣợc điểm của phƣơng pháp sát hạch trắc nghiệm trực tuyến .. 4
1.2. Một số hệ thống sát hạch trực tuyến trong và ngoài nƣớc ......................... 5
1.2.1. Các hệ thống sát hạch trực tuyến trên thế giới .................................... 5
1.2.2. Các hệ thống sát hạch trực tuyến trong nƣớc ...................................... 7
1.2.3. Một số pần mềm sát hạch trực tuyến thông dụng ............................... 8
CHƢƠNG 2. ĐẶC TẢ QTI CHO CÂU HỎI VÀ BÀI THI TRẮC NGHIỆM .. 10
2.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 10
2.2. Các đặc tả do IMS đề xuất ....................................................................... 11
2.3. Đặc tả QTI ................................................................................................ 12
2.3.1. Giới thiệu chung về đặc tả QTI ......................................................... 12
2.3.2. Các đối tƣợng cơ bản trong đặc tả QTI. ............................................ 13
2.3.3. Các tài liệu trong đặc tả QTI ............................................................. 20
2.3.4. Phân loại câu hỏi theo đặc tả IMS QTI ............................................. 21
2.3.5. Đóng gói câu hỏi theo chuẩn IMS QTI ............................................. 31
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG ....................................... 34
3.1. Mô tả nghiệp vụ bài toán .......................................................................... 34
i



3.1.1. Phát biểu bài toán .............................................................................. 34
3.1.2. Quá trình xây dựng hệ thống ............................................................. 37
3.1.3. Các chức năng của hệ thống.............................................................. 39
3.1.4. Danh dách tác nhân và ca sử dụng .................................................... 40
3.2. Phân tích, thiết kế chƣơng trình ............................................................... 42
3.2.1. Biểu đồ usecase cho chức năng chung .............................................. 43
3.2.2. Biểu đồ usecase cho chức năng của chuyên gia sau khi đăng nhập . 43
3.2.3. Biểu đồ usecase cho chức năng thi của thí sinh ................................ 45
3.2.4. Biểu đồ trình tự ................................................................................. 46
3.2.5. Biểu đồ lớp ........................................................................................ 51
3.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 51
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

TOEFL

Test of English as a Foreign Language

QTI

Question & Test Interoperability


IMS

Instructional Management System

ICDL

International Computer Driving Licence

XML

eXtensible Markup Language

SCORM

Sharable Content Object Reference Model

LOM

Learning Object Metadata

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 . Cấu trúc một mục thi. ......................................................................... 14
Hình 2.2 Ví dụ về thân mục thi của câu hỏi lựa chọn ......................................... 17
Hình 2.3: Loại câu hỏi 1 phƣơng án trả lời ........................................................ 22
Hình 2.4: Ví dụ về câu hỏi matchInteraction ..................................................... 24
Hình 2.5: Ví dụ về câu hỏi gapMatchInteraction ............................................... 27

Hình 2.6: Ví dụ về câu hỏi hotspotInteraction ................................................... 29
Hình 2.7: Cấu trúc gói câu hỏi theo chuẩn IMS QTI .......................................... 31
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức thi của hệ thống ............................................................ 38
Hình 3.2. Biểu đồ Use case cho chức năng chung .............................................. 43
Hình 3.3. Biểu đồ Use case cho chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi ............. 43
Hình 3.4. Biểu đồ Use case cho chức năng quản lý ngân hàng đề thi ................ 44
Hình 3.5. Biểu đồ Use case cho chức năng thi của thí sinh. ............................... 45
Hình 3.6. Biểu đồ trình tự cho chức năng đăng nhập ......................................... 46
Hình 3.7. Biểu đồ trình tự cho chức năng cập nhật dạng câu hỏi ....................... 46
Hình 3.8. Biểu đồ trình tự cho chức năng cập nhật câu hỏi ................................ 47
Hình 3.9. Biểu đồ trình tự cho chức năng cập nhật khung đề ............................. 48
Hình 3.10. Biểu đồ trình tự cho chức năng tạo đề thi ......................................... 49
Hình 3.11. Biểu đồ trình tự cho chức năng làm bài thi ....................................... 50
Hình 3.12. Biểu đồ lớp ........................................................................................ 51

iv


MỞ ĐẦU
Nội dung của luận văn này đề cập đến các vấn đề về xây dựng phần mềm
thi trắc nghiệm đánh giá trình độ tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài trên máy tính.
Luận văn tìm hiểu về chuẩn cho hệ thống sát hạch trắc nghiệm trực tuyến cụ thể
là chuẩn QTI, từ đó xác định các vấn đề đặt ra với hệ thống đánh giá trình độ
tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài.
Đối với những ngôn ngữ thông dụng, đƣợc sử dụng nhiều trên thế giới, từ
lâu đã có những phƣơng pháp đánh giá trình độ một cách khách quan dựa theo
các bài thi trắc nghiệm.Với việc tạo những bài thi trắc nghiệm có các câu hỏi
phủ đƣợc những khía cạnh về từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu với lĩnh
vực đời sống khác nhau, mức độ khó khác nhau, tổ chức đánh giá có thể thu
nhận đƣợc các chỉ số khách quan phản ánh khá chính xác trình độ của ngƣời học

về ngôn ngữ đó.
Việc đầu tiên để có thể đánh giá là xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá.
Nhiều nơi đã thực hiện xây dựng các tiêu chuẩn đối với ngôn ngữ sử dụng. Một
trong các hệ thống sát hạch đƣợc rất nhiều nƣớc dùng là “Test of English as a
Foreign Language – TOEFL) để đánh giá trình độ tiếng Anh. Trung quốc cũng
đã có “Tiêu chuẩn năng lực Hán ngữ quốc tế” 6 cấp.
Đối với tiếng Việt, cho đến nay chƣa có một tiêu chuẩn đánh giá quốc tế
nào. Đề tài QG.TĐ.13.17 do Trƣờng Đại học khoa học xã hội nhân văn chủ trì
có lẽ là đề tài đầu tiên đƣa ra một chuẩn đánh giá quốc tế về tiếng Việt. Đề tài
dự kiến xây dựng một hệ thống phân loại trình độ tiếng Việt với 3 mức trong 6
cấp A1, A2, B1 B2, C1, C2 tƣơng tự nhƣ hệ thống phân loại trình độ tiếng Anh
theo khung tham chiếu của châu Âu.
Rõ ràng vấn đề đánh giá trình độ tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là một
nhu cầu lớn, cấp bách, đã đƣợc đặt ra từ lâu nhƣng đến nay mới đƣợc triển khai.
Hệ thống đánh giá trình độ tiếng Việt là phần mềm đƣợc phát triển bởi nhóm
nghiên cứu theo đề tài QC.13.21 thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do trung tâm
ứng dụng Công nghệ thông tin -Viện Công nghệ thông tin chủ trì thực hiện. Với
công cụ đƣợc tạo ra, việc kiểm tra trình độ tiếng Việt có thể thực hiện đƣợc mọi
lúc mọi nơi thông qua mạng Internet, giúp những ngƣời học tiếng Việt trên toàn
1


thế giới có thể tham gia kiểm tra mà không nhất thiết phải đến Việt Nam. Điều
này cho phép mở rộng dễ dàng quy mô và phạm vi áp dụng các phƣơng pháp
đánh giá đã đƣợc đƣa ra.
Từ các vấn đề đã nêu trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra là:
- Tìm hiểu về các hệ thống quản lý nội dung thi trắc nghiệm.
- Tìm hiểu về các chuẩn đặt ra cho các câu hỏi trắc nghiệm cụ thể là chuẩn
QTI.
- Phân tích và thiết kế hệ thống sát hạch trình độ tiếng Việt.

Từ nội dung đã nêu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, ngoài phần mở đầu, kết
luận, những chƣơng còn lại trong luận văn gồm những phần sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về hệ thống thi trắc nghiệm.
Nội dung của chƣơng này trình bày về hệ thống thi trắc nghiệm nói chung và
giới thiệu về một số hệ thống thi trắc nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam.
Chƣơng 2. Đặc tả QTI cho câu hỏi và bài trắc nghiệm.
Chƣơng này trình bày về các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo chuẩn QTI do
IMS định nghĩa.
Chƣơng 3. Giải pháp xây dựng hệ thống .
Nội dung của chƣơng là trình bày về các yêu cầu đặt ra của bài toán, từ đó
phân tích và thiết kế chƣơng trình.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THI TRẮC
NGHIỆM
Nội dung của chƣơng này trình bày tổng quan về phƣơng pháp sát hạch
trực tuyến nói chung. Và đƣa ra một số hệ thống sát hạch trực tuyến trên thế
giới và Việt Nam.
1.1. Hệ thống sát hạch trắc nghiệm bằng máy tính
1.1.1. Giới thiệu
Một hệ thống sát hạch trắc nghiệm bằng máy tính gồm hai phần quan
trọng là các chức năng quản lý, phân phát bài thi thông qua mạng
Intranet/Internet và cơ sở dữ liệu ngân hàng câu hỏi. Các chức năng quản lý
ngoài nhiệm vụ quản lý toàn bộ các đối tƣợng tham gia hệ thống nhƣ thí sinh,
giáo viên... còn có nhiệm vụ tổ chức những câu hỏi đƣợc rút ra từ ngân hàng câu
hỏi thành bài thi và phân phối cho thí sinh thông qua trình duyệt web, đồng thời
phân tích các phƣơng án trả lời và hiển thị kết quả bài thi của thí sinh đó. Ngân
hàng câu hỏi đƣợc xem là phần nội dung của hệ thống, trong đó các câu hỏi

đƣợc phân loại theo môn học hoặc theo chủ đề, rồi đƣợc tập hợp lại đặt ở máy
chủ. Trong một số hệ thống sát hạch trắc nghiệm, các thành phần của hệ thống
có thể đƣợc sử dụng nhƣ những phân hệ độc lập nhƣ phân hệ tạo câu hỏi, phân
hệ quản lý câu hỏi, phân hệ tổ chức và phân phối bài sát hạch. Các phân hệ này
có thể hoạt động độc lập. Đặc biệt là phân hệ tạo câu hỏi hoặc có thể kết nối với
nhau thành một hệ thống nhất khi tổ chức kỳ thi.
Việc tổ chức và phân phối bài trắc nghiệm đến thí sinh đƣợc thực hiện theo
nhiều phƣơng thức, trong đó có thể kể đến hai phƣơng pháp phổ biến là:
- Dùng phần mềm thi trắc nghiệm cài đặt sẵn trên máy tính.
- Dùng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến.
Trắc nghiệm trực tuyến là một phƣơng thức triển khai thi trắc nghiệm đƣợc
ra đời cùng với sự phát triển của công nghệ Web và ngày càng đƣợc quan tâm
và ứng dụng rộng rãi.

3


1.1.2. Ƣu /nhƣợc điểm của phƣơng pháp sát hạch trắc nghiệm trực tuyến
 Ƣu điểm
- Sát hạch trắc nghiệm trực tuyến là hình thức thi khách quan. Thí sinh chỉ
cần chọn câu trả lời trong số các phƣơng án đề xuất và ngƣời chấm sẽ không
phải cân nhắc theo chủ quan của mình về những lỗi của thí sinh nhƣ trong thi tự
luận. Do việc chấm thi khách quan, không phụ thuộc vào cá nhân nào nên kết
quả của sát hạch trắc nghiệm ít có sai sót. Thí sinh ít khi phải khiếu nại, hoặc
nếu có thì việc phúc tra cũng nhanh chóng và dễ dàng.
- Việc chấm điểm trong hình thức sát hạch này đƣợc tiến hành rất nhanh.
Ngoài ra còn có thể thống kê các số liệu của kỳ thi một cách nhanh chóng và dễ
dàng. Với ngân hàng câu hỏi và công cụ máy tính, việc tiến hành sát hạch có thể
tổ chức vào bất kỳ thời gian và địa điểm nào, và kết quả sát hạch có thể đƣợc
công bố ngay sau khi kết thúc bài thi.

- Việc chọn đề thi đƣợc tiến hành mềm dẻo và có thể theo nhiều tiêu chí
khác nhau. Nó có thể đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo
viên.
- Việc tổ chức thi đƣợc tiến hành đơn giản và thuận tiện hơn cho cả cán
bộ quản lý đào tạo, thí sinh.
- Với hình thức sát hạch trắc nghiệm trực tuyến, việc học và dạy tƣơng
đối độc lập, ngân hàng đề thi đƣợc sử dụng thống nhất cho các lớp sẽ buộc thí
sinh phải học đầy đủ nội dung chƣơng trình, tránh học lệch, học tủ. Nội dung sát
hạch có thể gồm nhiều câu hỏi nhỏ bao trùm toàn bộ chƣơng trình học, đòi hỏi
thí sinh phải học đều, hiểu rõ. Điều này tránh đƣợc tình trạng "học tủ", "học theo
đề mẫu".
- Thứ tự các câu hỏi và thứ tự các phƣơng án trả lời luôn thay đổi, hơn
nữa các bài thi đều khống chế thời gian nên hạn chế đƣợc hiện tƣợng gian lận
trong quá trình thi. Rủi ro trong việc rò rỉ các câu hỏi thi trong ngân hàng câu
hỏi cũng nhƣ xác suất để đoán mò các câu trả lời đúng trong một kỳ sát hạch là
rất thấp.
- Giúp đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập theo hƣớng hiện đại,
hƣớng tới ngƣời học đang là một vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lƣợng đào
4


tạo. Bên cạnh việc xây dựng nguồn tài liệu học tập và tham khảo cho thí sinh,
công tác đánh giá kết quả học tập khách quan, chính xác, toàn diện có tác động
quan trọng thúc đẩy thí sinh chủ động học tập.
Một hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến cho phép thí sinh có thể tham gia
kỳ thi từ bất kỳ nơi nào, chẳng hạn nhƣ các trung tâm sát hạch đƣợc ủy quyền có
máy tính đƣợc kết nối với máy chủ cung cấp đề thi. Đây là một thuận lợi lớn đối
với các kỳ thi trên diện rộng và theo quy mô lớn, chẳng hạn nhƣ kỳ thi sát hạch
lấy chứng chỉ quốc tế.
Hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến giúp cho việc xây dựng ngân hàng câu

hỏi dễ dàng hơn nhờ việc hân chí thành các dạng câu hỏi; có thể dễ dàng cập
nhật các câu hỏi từ bất kỳ máy tính nào có kết nối với hệ thống trắc nghiệm.
 Nhƣợc điểm
- Để soạn đƣợc một bộ đề sát hạch trắc nghiệm là một công việc khó và đòi
hỏi phải mất nhiều thời gian. Không dễ gì có đƣợc những câu hỏi tốt với những
lựa chọn thích hợp. Đặc biệt là trong các câu chọn lựa, câu nhiễu và câu chọn
đúng phải tƣơng xứng với nhau và không sai biệt nhau nhiều theo mức độ hiểu
biết của thí sinh.
- Việc chọn khoảng thời gian cần thiết và hợp lý cho thí sinh để hoàn tất
một bài sát hạch trắc nghiệm cũng là vấn đề khó. Bởi vì ta phải cân nhắc câu hỏi
sao cho thí sinh có đủ thời gian để đọc đƣợc hết phần câu hỏi và câu lựa chọn rồi
kịp thời suy nghĩ, phán đoán hoặc tính toán để có phƣơng án lựa chọn đúng.
- Trắc nghiệm trực tuyến sử dụng hạ tầng mạng máy tính để truyền tải bài
thi từ máy chủ tới máy tính của thí sinh, do đó, có thể gặp một số sự cố nhƣ: thí
sinh đang là bài thi thì mất điện, tính an toàn và bảo mật cho các câu hỏi không
cao khi truyền tải trên đƣờng truyền…. Do vậy, mỗi hệ thống thi trắc nghiệm
trực tuyến cần có những biện pháp khắc phục nhƣợc điểm này.
1.2. Một số hệ thống sát hạch trực tuyến trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Các hệ thống sát hạch trực tuyến trên thế giới
Các hệ thống sát hạch trực tuyến (kiến thức và kỹ năng Công nghệ thông
tin, ngoại ngữ...) đã đƣợc một số công ty trên thế giới nghiên cứu, phát triển và
áp dụng cho lĩnh vực của mình một cách hiệu quả. Trong lĩnh vực ngoại ngữ,
5


tiêu biểu nhƣ hệ thống sát hạch chứng chỉ Test of English as a Foreign Language
(TOEFL). Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tiêu biểu là hệ thống sát hạch
chứng chỉ “Sử dụng máy tính cấp Quốc tế” –International Computer Driving
Licence (ICDL) của tổ chức ICDLAP và hệ thống đào tạo và sát hạch kỹ năng
quản trị mạng máy tính của Cisco System. Các hệ thống trên đã đƣợc phát triển

theo hƣớng dựa trên nền web, cho phép cài đặt hệ thống trên một máy chủ và bài
thi đƣợc phân phát tới các máy tính còn lại có kết nối.
 Hệ thống sát hạch TOEFL trên Internet để đánh giá trình độ tiếng Anh.
Hệ thống đánh giá kiến thức, kỹ năng của thí sinh thông qua 4 phần: nghe, nói,
đọc, viết.
- Phần nghe: Trong phần này có khoảng 34 – 50 câu hỏi. Phần nghe bao gồm
6 đoạn, mỗi đoạn kéo dài 3- 5 phút và kèm theo câu hỏi, các câu hỏi thuộc loại
câu hỏi lựa chọn. Tức là, câu hỏi có một hay nhiều phƣơng án trả lời, nhiệm vụ
của thí sinh là chọn ra phƣơng án trả lời đúng nhất hoặc là các phƣơng án trả lời
đúng trong trƣờng hợp có nhiều phƣơng án trả lời đúng. Các câu hỏi với mục
đích đánh giá khả năng hiểu ý chính, thông tin chi tiết quan trọng, mục đích và
thái độ của ngƣời nói.
- Phần nói: Phần này thí sinh sẽ đƣợc đánh giá về khả năng nói chuyện tự
nhiên và cách thức truyền đạt ý tƣởng.
- Phần đọc: Phần này có 2 hình thức là dài và ngắn. Ở dạng dài, thí sinh sẽ
đƣợc trả lời câu hỏi về 5 bài đọc. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3
bài đọc. Phần này đòi hỏi khả năng tranh luận và phản biện. Loại câu hỏi ở phần
đọc là câu hỏi lựa chọn. Thí sinh phải chọn ra một đáp án đúng nhất hoặc là các
phƣơng án trả lời đúng trong trƣờng hợp câu hỏi có nhiều đáp án trả lời đúng.
- Phần viết: Phần này gồm 2 bài viết. Bài thứ nhất thí sinh phải đọc một
đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ
giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài thứ hai viết về một đề tài trong xã hội.
Hệ thống này hoạt động an toàn và ổn định, hiện đã có thí sinh ở rất nhiều
nƣớc trên thế giới đã từng tham gia sát hạch trên hệ thống này.
 Hệ thống đào tạo và sát hạch trực tuyến của Cisco sử dụng công nghệ
Flash làm chủ đạo. Công nghệ này cho phép mô phỏng các hoạt động mạng
6


nhằm giúp ngƣời học nhanh chóng nắm bắt kiến thức thông qua các tình huống

thực hành trực quan. Trong quá trình sát hạch, công nghệ Flash đƣợc tận dụng
triệt để nhằm tạo ra những câu hỏi tƣơng tác với thí sinh cũng nhƣ quản lý tiến
trình làm bài. Cisco sử dụng PHP và ColdFusion kết hợp cùng MacroMedia
Flash, và nó cũng gặt hái đƣợc nhiều thành công. Hệ thống đƣợc triển khai qua
mạng Internet, hoạt động an toàn, ổn định, có khả năng khôi phục trạng thái
trong trƣờng hợp rủi ro nhƣ mất điện, đứt đƣờng truyền…
 Hệ thống sát hạch chứng chỉ ICDL trực tuyến, trƣớc đây do công ty Thụy
Điển Enlight đảm nhiệm (www.enlight.net). Hệ thống này của Enlight sử dụng
công nghệ Java Applet đã tạo một hệ thống sát hạch dựa trên nền web
(www.enlight.net) để thiết kế bài thi và quản lý toàn bộ hoạt động của thí sinh ở
phía máy trạm. Nó cho phép bất kỳ một thí sinh dự thi hợp lệ nào đều có thể
tham gia sát hạch trên website. Hệ thống có khả năng phân phát bài thi tới các
máy trạm thông qua mạng Internet. Nó quản lý thời gian làm bài của thí sinh và
đánh giá kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin của thí sinh thông qua 2 dạng
câu hỏi: Một câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn một đáp án đúng nhất trong bốn
phƣơng án trả lời và câu hỏi có sử dụng hình ảnh minh họa tình huống thực hành
(thí sinh cần nhấn chuột vào vị trí đúng). Hệ thống này hoạt động an toàn và ổn
định, hiện đã có thí sinh ở trên nhiều quốc gia đã từng tham dự sát hạch trên hệ
thống của Enlight.
1.2.2. Các hệ thống sát hạch trực tuyến trong nƣớc
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với e-Learning, sát hạch trắc
nghiệm, đặc biệt là sát hạch trắc nghiệm trực tuyến cũng là vấn đề thƣờng xuyên
đƣợc đề cập tới. Các cơ sở đào tạo về Công nghệ thông tin nhƣ trƣờng Đại học
Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học
viện Bƣu chính Viễn thông, Trung tâm Đào tạo và Sát hạch VITEC - Bộ Khoa
học Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh… đã bƣớc đầu có những nghiên cứu
triển khai về sát hạch trắc nghiệm trực tuyến. Một số sản phẩm liên quan đến các
hệ thống sát hạch trực tuyến đƣợc các đơn vị này xây dựng nhƣ:
- Trung tâm Đào tạo và sát hạch VITEC - Bộ Khoa học Công nghệ thông

qua dự án của Nhật Bản đã triển khai hệ thống Cultiva (Nhật Bản) nhằm hỗ trợ
7


học sinh, sinh viên ôn tập để thi chứng chỉ kỹ sƣ công nghệ thông tin cơ bản
(FE) và chứng chỉ kỹ sƣ phần mềm (SE) theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
- Phần mềm sát hạch trực tuyến CmTest-112 do Viện Công nghệ Thông tin,
Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển, đƣợc xây dựng trên công nghệ web động,
vận hành theo mô hình Client – Server, cho phép sát hạch kiến thức và kỹ năng
CNTT theo nội dung chƣơng trình đề án 112 của Chính phủ trên một số lƣợng
lớn học viên. Ngân hàng câu hỏi đƣợc xây dựng trong phần mềm này dùng cho
7 module cơ bản trong khung đào tạo của đề án, bao gồm: Cơ bản về máy tính,
Hệ điều hành Windows, MS-Word, MS-Excel, Trình duyệt và thƣ điện tử, Cơ
bản về mạng máy tính, Hệ thống thông tin tác nghiệp Chính phủ. Ngoài ra Viện
Công nghệ thông tin còn ứng dụng phƣơng thức thi trắc nghiệm trên máy tính
cho các kỳ thi học kỳ dành cho đối tƣợng Kỹ thuật viên Tin học của trung tâm
Tin học PT trực thuộc Viện. Bên cạnh đó, trung tâm Đào tạo và Sát hạch của
Viện Công nghệ Thông tin còn là một đơn vị ủy nhiệm của tổ chức ICDLAP,
tiến hành sát hạch cho các đối tƣợng thi chứng chỉ ICDL thông qua hệ thống sát
hạch của tổ chức này.
- Nhiều trƣờng đại học sử dụng ngay chức năng sát hạch trắc nghiệm của
hệ thống e-Learning mà mình sử dụng nhƣ Moodle, Sakai hoặc tải về các sản
phẩm phần mềm sát hạch nguồn mở nhƣ TCExam, CyberTester, v.v…
1.2.3. Một số pần mềm sát hạch trực tuyến thông dụng
- Phần mềm CyberTester
( />CyberTester là phần mềm sát hạch trực tuyến nguồn mở viết bằng Jboss kết
hợp với Java Enterprise Edition và cơ sở dữ liệu MySQL. CyberTester hỗ trợ
các kiểu câu hỏi gồm: câu hỏi đơn lựa chọn, đa lựa chọn, câu hỏi ghép cặp.
CyberTester phù hợp để tích hợp vào các dịch vụ giáo dục trực tuyến hoặc chạy
nhƣ một ứng dụng web độc lập trong các trƣờng học. CyberTester hỗ trợ chức

năng chèn ảnh minh họa/ liên kết ngoài cho câu hỏi hoặc các phƣơng án trả lời
sử dụng môi trƣờng soạn thảo nội dung câu hỏi trên nền RTE (Rich Text
Editor).

8


- Phần mềm AsDel ( />AsDel - viết tắt của “Assessment Delivery”, là một dự án do Khoa Điện tử
và Khoa học máy tính, Trƣờng Đại học Southampton tiến hành. Dự án nhằm
phát triển hệ thống tạo ra và phân phối bài trắc nghiệm tuân thủ chuẩn QTI v 2.1
có thể chạy nhƣ một ứng dụng độc lập hoặc nhƣ một dịch vụ thành phần trong
hệ thống theo kiến trúc hƣớng dịch vụ.
- Phần mềm TCExam ()
TCExam là phần mềm sát hạch nguồn mở, là ứng dụng web đƣợc phát triển
trên nền LAMP (hệ điều hành GNU-Linux, Apache Web server, ngôn ngữ lập
trình PHP, cơ sở dữ liệu MySQL). Phần mềm có khả năng nhập/ xuất dữ liệu
trực tiếp với các định dạng XML, PDF. Phần mềm có các chức năng quản lý,
phân phối, lên lịch, báo cáo các bài khảo sát, câu hỏi trắc nghiệm, và các bài
kiểm tra. Phần mềm hỗ trợ các kiểu câu hỏi: đơn lựa chọn, đa lựa chọn, lựa chọn
nội tuyến, câu hỏi nhập văn bản.

9


CHƢƠNG 2. ĐẶC TẢ QTI CHO CÂU HỎI VÀ BÀI THI
TRẮC NGHIỆM
Nội dung của chƣơng trình bày tổng quan về chuẩn Question & Test
Interoperability đƣợc đƣa ra bởi tổ chức IMS (Instructional Management
System) Global Learning Consortium.
2.1. Giới thiệu chung

IMS (Instructional Management System) Global Learning Consortium là
tổ chức phát triển các đặc tả mở để hỗ trợ các hoạt động học tập phân tán trên
mạng nhƣ định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi và thông báo các kết
quả học tập, trao đổi thông tin giữa các hệ thống quản lý.
IMS có 2 nhiệm vụ chính để phát triển:
 Hỗ trợ việc đƣa đặc tả IMS vào các sản phẩm và dịch vụ trên toàn thế
giới. IMS xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho môi trƣờng học tập phân tán
và các dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau có thể tƣơng thích đƣợc với nhau.
IMS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đƣa ra các đặc tả cho eLearning.
Các đặc tả này sau đó đƣợc các tổ chức cấp cao hơn nhƣ ADL, IEEE, ISO sử
dụng , chứng nhận thành chuẩn eLearning và đƣợc ứng dụng rộng rãi.
 Xác định các đặc tả kĩ thuật để các hệ thống tƣơng thích đƣợc với nhau
trong học tập phân tán.
Mục đích hoạt động của tổ chức IMS là:
 Để đƣa ra các đặc tả, IMS tập hợp các yêu cầu về chức năng, dựa trên khả
năng kĩ thuật, các ƣu tiên phát triển từ những ngƣời ứng dụng, ngƣời mua, ngƣời
bán và ngƣời quản lí hệ thống. Các yêu cầu này sẽ đƣợc IMS Project Teams phát
triển thành một bộ các đặc tả gồm : Information Model, XML binding, Best
Practice Guide. Các phiên bản Public Drafts Release và Final Releases sẽ đƣợc
công bố trên trang web của IMS. Sau đó IMS sẽ tập hợp các ý kiến phản hồi để
nâng cấp, chỉnh sửa và cho ra những phiên bản mới.
 Đƣa ra các đặc tả dựa trên XML phục vụ cho các công nghệ trong eLearning. Các đặc tả của IMS đƣợc thừa nhận nhƣ một chuẩn không chính thức
10


trên toàn thế giới. Nó chính là điều kiện để ngƣời mua các hệ thống LMS
(Learning Management System) đặt ra với ngƣời bán và hƣớng dẫn cho những
ngƣời phát triển các sản phẩm ứng dụng e-Learning.
2.2. Các đặc tả do IMS đề xuất
IMS đã xây dựng một bộ đặc tả bao gồm các đặc tả sau:

STT

Tên đặc tả

Chức năng

1

Meta-data

Hỗ trợ cho việc tìm kiếm và sử dụng tài nguyên
học tập hiệu quả hơn.

2

Enterprise

Xác định khả năng tƣơng tác, trao đổi thông tin
giữa các hệ thống trong phạm vi một doanh
nghiệp

3

Question & Test Đặc tả cho các câu hỏi và bài trắc nghiệm.
Interoperability

4

Learner
Information


5

Content Package Các chỉ dẫn để đóng gói và trao đổi nội dung học
tập.

6

Simple
Sequencing

7

Reusable
Là khung (framework) để trao đổi kết quả học
Definition
of tập của học viên dựa trên các định nghĩa về mục
Competency or tiêu giáo dục.
Educational
Objective

8

Assessbility for Đƣa thêm các đặc điểm cho đặc tả LIP để gộp dữ
Learner
liệu gồm các yêu cầu thay đổi của học viên, điều
Information
kiện sử dụng, công nghệ.

Cung cấp thông tin liên quan đến học viên hoặc

nhà cung cấp dịch vụ.

Sắp xếp và trình bày các đối tƣợng học tập tƣơng
ứng với từng học viên.

11


Package
9

Digital
Repositories
Interoperability

Gắn kết việc học trên mạng với các tài nguyên.

10

Learning Design Các định nghĩa dùng để mô tả việc thiết kế giảng
dạy và học tập.
Bảng 2.1. Các đặc tả do tổ chức IMS đề xuất

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn quan tâm đến đặc tả Question & Test
Interoperability (QTI).
2.3. Đặc tả QTI
2.3.1. Giới thiệu chung về đặc tả QTI
Đặc tả IMS QTI đƣợc phát triển bởi tổ chức IMS Global. Đặc tả QTI dùng để
mô tả các kiểu dữ liệu câu hỏi (assessmentItem), đề thi (assessmentTest) và báo
cáo kết quả tƣơng ứng trong một hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến nhằm tạo

ra một kiểu dữ liệu thống nhất cho các hệ thống khác nhau có thể trao đổi dữ
liệu và thông tin cho nhau.. Đặc tả IMS QTI hỗ trợ cho khả năng trao đổi giữa
các hệ thống và khả năng đổi mới công nghệ. Các đặc tả này đƣợc đóng gói một
cách riêng biệt để cho các hệ thống có thể hiểu và sử dụng.
IMS QTI đƣợc ra đời lần đầu tiên vào năm 1999 (version 0.5) và version 1.0
đƣợc công bố vào năm 2000. Đặc tả này đƣợc mở rộng và cập nhật 2 lần vào
năm 2001 và năm 2002. Đến năm 2003, version 1.2.1 đƣợc công bố. Hiện nay,
version 2.1 đƣợc đƣa ra vào năm 2005.
Tƣơng tự nhƣ chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model)
đối với hệ thống e-Learning nhằm chia sẻ dùng chung các tài nguyên đào tạo
điện tử giữa các hệ thống khác nhau, các hệ thống tuân thủ chuẩn QTI có thể
trao đổi dữ liệu với nhau về câu hỏi, bài thi và các báo cáo kết quả. Do đó có thể
dễ dàng sử dụng lại câu hỏi từ các ngân hàng câu hỏi khác nhau, dễ dàng chuyển
đổi dữ liệu từ hệ thống đánh giá sang các hệ thống quản lý học tập và ngƣợc lại.
Cụ thể hơn, đặc tả QTI đƣợc thiết kế nhằm:
12


 Cung cấp khả năng phân phối các kho câu hỏi trên một diện rộng các hệ
thống học tập và đánh giá, kiểm tra khác nhau.
 Cung cấp các hệ thống với khả năng báo cáo các kết quả đánh giá, kiểm
tra nhất quán.
 Cung cấp một định dạng lƣu trữ nội dung tốt, và việc lƣu trữ các nội dung
này là độc lập đối với các công cụ đã đƣợc dùng để tạo ra chúng.
 Cung cấp khả năng sử dụng các câu hỏi và kho câu hỏi tại một hệ thống
đơn với nguồn câu hỏi và kho câu hỏi đa dạng đƣợc đƣa đến từ các hệ thống
khác.
2.3.2. Các đối tƣợng cơ bản trong đặc tả QTI.
Theo đặc tả QTI có 3 đối tƣợng cơ bản nhất là: Bài thi (Assessment), phần
bài thi (Section), Mục thi hay câu hỏi (Item).

2.3.2.1. Item- mục thi hay câu hỏi
Là đối tƣợng nhỏ nhất có thể trao đổi đƣợc trong tài liệu QTI-XML. Mục
thi chứa câu hỏi, ngoài ra còn có các thành phần khác nhƣ: các lời dẫn hay chú
thích; các thuộc tính (độ khó, độ phân biệt, độ phỏng đoán) của câu hỏi; quy
định cách xử lý phƣơng án trả lời của thí sinh; quy định các phản hồi khi thí sinh
trả lời câu hỏi.
Một mục thi QTI là một phần tử XML:
<AssessmentItem> </Assessment Item>

13


Các thành phần bên trong đƣợc thể hiện qua hình 2.1.
Assessment Item

Attributes
ItemVariableDeclarations
TemplateProcessing
Stylesheet
ItemBody
ResponseProcessing
ModalFeedback
Hình 2.1 . Cấu trúc một mục thi.
Trong đó:
 Các thuộc tính (Attributes)
QTI đã định nghĩa các thuộc tính nhƣ:
identifier: Mã định danh của mục thi.
title: Tiêu để của mục thi.
label: nhãncủa mục thi.
lang: tên ngôn ngữ

adaptive nhận một trong hai giá trị:
 true: có tính tƣơng thích.
 false: không tƣơng thích.
14


timeDependent: Có hạn chế thời lƣợng để trả lời hay không?
 true: bài thi phụ thuộc vào thời gian
 false: không phụ thuộc vào thời gian
toolName: Tên công cụ sử dụng để tạo ra các câu hỏi
toolVesion: Phiên bản của công cụ tạo câu hỏi
Ví dụ:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<assessmentItem xmlns=" />1" xmlns:xsi= />xsi:schemaLocation= /> />identifier="choice"
title="Unattended Luggage "
adaptive= "false"
timeDependent= "false">

 ItemVariableDeclarations ( Các biến mục thi)
Các biến mục thi lƣu giữ thông tin trung gian tạm thời về mục thi trong khi
xử lý mục thi.
Có 3 kiểu biến mục thi:
- Khai báo đáp án: lƣu giữ phƣơng án trả lời của thí sinh.
Một khai báo đáp án là một phần tử và đƣợc đặt trong cặp thẻ:
<responseDeclaration> </responseDeclaration>
Ví dụ:
cardinality="single" baseType="identifier">
<correctResponse>
<value>ChoiceA</value>

</correctResponse>
</responseDeclaration>

15


Trong ví dụ trên, khai báo biến đáp án có mã định danh là RESPONSE, chỉ
chứa một trị là mã định danh, phƣơng án trả lời đúng có mã định danh là
“ChoiceA”.
Khi sử lý mục thi, phƣơng án trả lời của thí sinh sẽ đƣợc lƣu vào biến
RESPONSE. Giá trị này sẽ đƣợc tham chiếu bởi phần tử xử lý đáp án.
- Khai báo kết quả: lƣu giữ điểm số mà thí sinh đạt đƣợc.
Một khai báo kết quả là một phần tử và đƣợc đặt trong cặp thẻ:
<outcomeDeclaration></outcomeDeclaration>
Ví dụ:
cardinality="single" baseType="integer">
<defaultValue>
<value>0</value>
</defaultValue>
</outcomeDeclaration>

Khai báo một biến kết quả tên là SCORE, chứa một giá trị số nguyên. Giá
trị mặc định là 0.
- Khai báo template: để tạo ra bản sao mục thi, lƣu giữ các giá trị sẽ dùng
bên trong thân mục thi.
Một khai báo template là một phần tử và đƣợc đặt trong cặp thẻ:
<templteDeclaration></templateDeclaration>
Ví dụ:

cardinality="single" baseType="string"
mathVariable = "false" paramVariable "false"/>

Khai báo biến template tên là PEOPLE nhận giá trị là một xâu ký tự . sẽ
dùng trong phần xử lý template.
 TemplateProcessing (xử lý template): Đặc tả một dãy các luật template
mà cơ chế sao chép hay phân phát sẽ áp dụng. Các luật sinh ra giá trị cho các
16


biến template. Sau đó các giá trị này sẽ đƣợc dùng để điền trong mục thi, phần
thi ItemBody.
 StylesSheet (phiếu định kiểu)
Một mục thi có thể sử dụng nhiều phiếu định kiểu từ bên ngoài. Phần này
qui định:
- Thí sinh sẽ nhìn thấy mục thi trên màn hình ra sao.
- Các tƣơng tác giữa thí sinh và mục thi.
 ItemBody (thân mục thi): Đây là nơi chứa thông tin của câu hỏi.
Ví dụ với câu hỏi lựa chọn: mục thi “Unattended Luggage”

Hình 2.2 Ví dụ về thân mục thi của câu hỏi lựa chọn
<itemBody>

Look at the text in the picture.



NEVER LEAVE LUGGAGE<br />UNATTENDED



17



×