Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.62 KB, 21 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
CỦA BỘ TÀI CHÍNH
3.1. Những mục tiêu của quản lý đào tạo cán bộ, công chức, viên chức.
Đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được Đại hội
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định là: ‘ Tiếp tục đổi mới công tác
cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở tất cả các cấp vững vàng về
chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức
và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo và gắn bó với nhân dân, có cơ chế
chính sách phát hiện, tuyển chọn. ĐTBD cán bộ, trọng dụng những người có
tài có đức”.
Mục tiêu chung của ngành Tài chính trên lĩnh vực quản lý nguồn nhân
lực 2011-2020 là: “ Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt
trên mọi lĩnh vực quản lý tài chính quốc gia cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm
chất đạo đức”.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Bộ tài chính được phát triển dựa
trên những mục tiêu sau đây:
− Chủ động trong xây dựng kế hoạch hóa nguồn nhân lực để đảm bảo ngành
Tài chính có đủ số lượng cán bộ, công chức, và viên chức cần thiết để phục
vụ mục tiêu phát triển của ngành.
− Hoàn thiện khung cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài
chính được cụ thể và dựa trên kết quả thực hiện công việc.
− Rà soát và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nguồn nhân lực ngành Tài
chính theo hướng quản lý dựa trên năng lực cán bộ.
− Hoàn thiện và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý
nguồn nhân lực để cung cấp được thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản
lý.
1
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
1


2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
− Nâng cao năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và ngoại ngữ của cán bộ làm
công tác quản lý nguồn nhân lực.
− Nâng cao năng lực quản lý nhân sự của cán bộ điều hành các cấp thuộc Bộ
Tài chính.
− Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và
năng lực công tác của công chức, viên chức ngành tài chính nhằm đáp ứng
được với yêu cầu, đòi hỏi mới khi hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Giải pháp đối với quản lý đào tạo của Bộ Tài chính.
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo cán
bộ công chức tại Bộ tài chính; chúng ta có thể xây dựng được những giải pháp
đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Những giải pháp này được xây
dựng theo những định hướng sau:
 Đào tạo cán bộ, công chức phải đảm bảo mục tiêu chung, lâu dài đã được đại
hội của Đảng khẳng định rõ:
 Đào tạo cán bộ, công chức phải đảm bảo những nguyên tắc đào tạo đã được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
 Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức phải đảm bảo quy trình đào tạo. Quá
trình này gồm 3 bước cơ bản là: lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện đào
tạo, đánh giá đào tạo.
 Đào tạo cán bộ công chức phải đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cải cách
hành chính: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà
nước.
3.2.1. Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch.
Hiện nay, công tác xác định nhu cầu của Bộ đã thực hiện đúng quy
trình. Không thể phủ nhận được những ưu điểm, sự khoa học của quy trình
lập kế hoạch mà Vụ đang thực hiện. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại
một số hạn chế nhất định.

2
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khi xác định nhu cầu đào tạo, đối tượng viên chức chưa thực sự được
quan tâm. Mặt khác, phân tích theo tổ chức, nhóm, cá nhân vẫn chưa sâu sắc
mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thực trạng về ngạch, trình độ
chuyên môn; còn thiếu các phương pháp phân tích nhu cầu của từng cá nhân.
Đồng thời những phân tích này chưa đưa ra được cụ thể một động lực mạnh
mẽ, thường được tìm thấy qua những phân tích về cơ hội thách thức của tổ
chức trước bối cảnh thế giới.
Trong việc lập kế hoạch, việc xác định mục tiêu được xem là quan
trọng nhất. Các mục tiêu đưa ra càng cụ thể, càng đúng đắn thì khả năng đạt
được mục tiêu càng cao. Đồng thời lấy mục tiêu làm thước đo đánh giá mức
độ thực hiện công việc. Hiện nay, trong các năm đã đào tạo, tổng số lượt đào
tạo chưa đảm bảo được sự thực hiện theo kế hoạch đã định.
Trên cơ sở này, một số giải pháp với lập kế hoạch cần thực hiện là :
Thứ nhất, cần tiến hành phân tích môi trường của tổ chức, bao gồm cả
môi trường bên trong và bên ngoài để thấy được những cơ hội cũng như thách
thức mà tổ chức đang, sẽ đối mặt. Chúng ta đang sống trong một thế giới vận
động không ngừng, đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Tính bất
định này cho thấy tính không ổn định của thành công đối với các tổ chức
công. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch có tính toán đến những thay đổi của
môi trường cho phép lựa chọn những phương án tối ưu phù hợp với mục tiêu
và đảm bảo thành công. Bên cạnh đó, các nghiên cứu dự báo về môi trường
bên ngoài và bên trong tổ chức sẽ giúp xác định cụ thể hơn mục tiêu của đào
tạo đối với những mục tiêu của tổ chức.
Thứ hai, tiếp tục duy trì những nỗ lực cải tiến cách thức xác định nhu
cầu đào tạo của các đơn vị theo hướng dựa vào dự báo về xu thế cán bộ

chuyển ngành, cán bộ về hưu... tránh việc dựa vào sự thiếu hụt nhân sự thực
tế đã xảy ra và cần thiết bổ sung. Đặc biệt, khi xác định nhu cầu đào tạo cần
tính đến sự tham gia của viên chức và thực hiện các phương pháp xác định
3
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhu cầu đào tạo của cá nhân một cách rộng rãi, sâu sắc. Lập kế hoạch cần có
sự tham gia của nhiều công cụ thu thập dữ liệu hơn để đánh giá được nhu cầu
đào tạo như bảng hỏi nhu cầu đào tạo cá nhân (phụ lục 4), bảng đánh giá thực
hiện công việc..v..v.. Muốn vậy, việc xây dựng các kiến thức, kỹ năng cho đội
ngũ quản lý về các công cụ nên được quan tâm hơn nữa.
Thứ ba, tiến hành đánh giá lại mức độ phù hợp của mục tiêu với khả
năng thực hiện. Hiện nay công tác đào tạo vẫn chưa đạt được mức mục tiêu kế
hoạch đã định. Năm 2010 này và giai đoạn kế tiếp đòi hỏi phải có sự thống
nhất theo chiều dọc giữa các mục tiêu trung hạn và ngắn hạn để đảm bảo sự
thành công của mục tiêu dài hạn. Quá trình đào tạo để thực hiện mục đích mà
Đảng và Nhà nước đã đặt ra là một quá trình lâu dài. Các mục tiêu phù hợp
không những sẽ giúp Vụ Tổ chức tăng cường kết quả thực hiện đào tạo mà
còn tạo ra một động lực lâu dài cho nỗ lực đào tạo, trong khi vẫn đảm bảo
mục tiêu trung hạn, dài hạn và mục đích đào tạo.
Các giải pháp trên đưa ra nhằm hoàn thiện hơn một bước quan trọng
của quá trình quản lý đào tạo của Bộ. Nếu xây dựng được một kế hoạch đào
tạo càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì bản thiết kế tương lai càng đầy đủ, khoa
học bấy nhiêu, góp phần đạt được sự hiệu quả cao nhất khi tổ chức thực hiện
đào tạo. Việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch cũng giúp tăng điểm cho chỉ
số kết quả thực hiện. Đồng thời, một kế hoạch đào tạo tốt sẽ là cơ sở quan
trọng khi kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được.
3.2.2. Giải pháp đối với công tác tổ chức thực hiện.

Tổ chức thực hiện đào tạo hiện nay của Bộ đã có những bước ổn định,
tích cực góp phần vào kết quả thực hiện đào tạo. Mặc dù vậy, những khó
khăn, hạn chế về nội dung, phương pháp đào tạo, nhân sự vẫn đòi hỏi phải có
những thay đổi phù hợp hơn.
Do đó, một số giải pháp sau nên được thực hiện nhằm tăng chất lượng
của công tác tổ chức thực hiện đào tạo :
4
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thứ nhất, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo.
Hiện nay nội dung của đào tạo tập trung chủ yếu vào các nội dung sau :
 Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị: cập nhật đường lối chủ trương chính sách
của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có lập trường vững vàng,
thái độ chính trị rõ ràng.
 Kiến thức QLNN : tăng cường khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ trước
yêu cầu của xã hội.
 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ : xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ cao, đảm bảo chất lượng công vụ.
 Ngoại ngữ : tăng cường khả năng giao tiếp, dịch tài liệu.
 Trang bị kiến thức về tin học và tăng cường năng lực hành chính.
Ngoài ra còn có các chương trình cụ thể đối với từng nhóm đối tượng
như chương trình đào tạo tiền công vụ cho những người mới vào làm việc
trong các cơ quan công quyền; chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo
chương trình đào tạo chuyên gia..v..v
Các phương pháp đào tạo truyền thống được áp dụng khi đào tạo là
phương pháp thuyết trình, nghiên cứu tình huống, đóng vai và làm việc theo
nhóm. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, bổ sung
cho nhau, nên khi đào tạo thường được sử dụng kết hợp nhằm đem lại hiệu

quả cao nhất.
Hiện nay, các chương trình đào tạo đã bám sát và cụ thể hóa được chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều chương trình đào
tạo đã được Bộ Nội vụ ấn định sẵn bị trùng lắp về nội dung, thời gian dài quá
mức cần thiết. Một số nội dung vẫn chưa được biên soạn thành tài liệu hoặc
đã biên soạn nhưng chưa thật đầy đủ. Bên cạnh đó, nội dung của các chương
trình có lúc còn nặng về đào tạo kiến thức chung và chưa đáp ứng tốt nhất cho
từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng trên các lĩnh vực khác nhau; phương pháp
giảng dạy và học tập chậm được đổi mới, phương pháp giảng dạy truyền
thống còn khá phổ biến nên chất lượng và hiệu quả đào tạo còn hạn chế. Trên
5
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cơ sở này, chúng ta có thể thực hiện các giải pháp sau nhằm đem lại chất
lượng cao hơn đối với nội dung đào tạo :
 Tiến tới thống nhất nội dung đào tạo, tránh tình trạng chồng chéo. Việc xây
dựng một hệ thống nội dung đào tạo thống nhất, khoa học là đòi hỏi sự nỗ lực
rất lớn, không thể diễn ra sớm, nhưng nếu làm được, nó sẽ đem lại những lợi
ích chất lượng cho kết quả đào tạo.
 Nội dung chương trình được đổi mới cụ thể, sát với thực tiễn, có tính đến sự
kế thừa cho tương lai.
 Xây dựng thêm nhiều chương trình về đào tạo đạo đức công vụ.
 Tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo tiền nghỉ hưu cho phép cán bộ,
công chức, viên chức hiểu rõ về các chính sách của Nhà nước. Các chương
trình đào tạo này hiện nay chưa thực sự nhận được sự quan tâm, việc xây
dựng khung nội dung trở nên rất cần thiết.
 Dần đổi mới phương pháp học tập có chú trọng tới đặc điểm học tập của
người đào tạo để tăng dần tính chủ động, thực tế. Trước khi tiến hành đổi mới

các phương pháp cần xây dựng đồng bộ các tiền đề, vì hiệu quả của phương
pháp phụ thuộc nhiều vào người dạy, học viên, cách thức đào tạo. Bên cạnh
đó, vẫn tiếp tục duy trì các phương pháp đào tạo truyền thống hiện nay vốn đã
đem lại những hiệu quả nhất định cho đào tạo. Việc kết hợp các phương pháp
đào tạo đòi hỏi yêu cầu về sự phối hợp giữa giáo viên và người học; giữa
người học với người học.
 Tăng cường sự hợp tác về nội dung và phương pháp với sự tham gia của nước
ngoài. Các chương trình đào tạo giúp cán bộ, công chức, viên chức nhanh
chóng tiếp cận với những kiến thức về Tài chính mới trên thế giới. Nội dung
chủ yếu của các chương trình có sự tham gia của nước ngoài tập trung vào kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ.
Một nội dung đầy đủ, hợp lý, sâu sắc và toàn diện kết hợp với các
phương pháp đào tạo hợp lý sẽ giúp việc dạy học có chất lượng cao. Những
6
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thay đổi cần có ở trên đối với nội dung, phương pháp đào tạo là nhằm giúp
đào tạo có được kết quả thực hiện tốt hơn.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giáo viên có một vị trí quan trọng trong đào tạo cán bộ, công
chức, viên chức ngành Tài chính. Hiện nay, ngoài một lượng các giáo viên có
biên chế tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì có một lực lượng các giáo viên
kiêm chức. Họ là những nhà quản lý, cán bộ, công chức có chuyên môn giỏi
có kinh nghiệm được tham gia vào công tác đào tạo. Đội ngũ giảng viên cần
trước hết phải được đảm bảo cập nhật thường xuyên các tri thức mới theo yêu
cầu phát triển. Đặc biệt, họ phải là người có kỹ năng sư phạm tốt, có khả năng
sử dụng các phương tiện dạy học mới.
Trong tổ chức thực hiện đào tạo, vấn đề thiếu giảng viên là những

chuyên gia giỏi; thiếu phương pháp sư phạm là một trong những khó khăn của
việc đào tạo. Đội ngũ giảng viên cơ hữu phục vụ công tác đào tạo là mỏng,
chưa đáp ứng được nhu cầu giáo viên đào tạo. Giảng viên giảng dạy các lớp
bồi dưỡng chủ yếu là giảng viên kiêm chức nên có lúc bị động trong việc điều
động giảng viên. Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa đổi mới nên
chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.
Các biện pháp cần được thực hiện để nâng cao chất lượng của đội ngũ
giảng viên là :
 Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa các chương trình đào tạo về phương
pháp giảng dạy cho giảng viên. Hiện nay hằng năm Bộ đều tổ chức các lớp
đào tạo về phương pháp giảng dạy cho các giảng viên tại các trường Đại học
cao, các trung tâm bồi dưỡng thuộc Bộ. Việc duy trì và ngày càng tăng cường
các chương trình này sẽ giúp cho đội ngũ giảng viên có được những kiến thức
kỹ năng mới, phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy. Cần lưu ý rằng, các
7
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chương trình này còn phải hướng tới đối tượng là các giảng viên không cơ
hữu, nhằm tao ra sự đồng đều về phương pháp giảng dạy giữa các giảng viên.
 Tiến hành xây dựng một đội ngũ giảng viên cơ hữu, kết hợp với các giảng
viên không cơ hữu trong công tác đào tạo. Mỗi loại giảng viên đều có những
thuận lợi riêng khi tham gia giảng dạy. Do những ưu điểm về tính ổn định đối
với việc dạy học, các giảng viên cơ hữu được xem là nòng cốt trong đội ngũ
giảng viên. Các giảng viên không cơ hữu, như đã nói ở trên, họ là những cán
bộ, công chức, viên chức có chuyên môn vững vàng, kinh nghệm phong phú.
Do đó, việc xây dựng đội ngũ này phải tính đến những yếu tố ảnh hưởng như
nội dung, thời gian, phương pháp gảing dạy để phù hợp với đặc điểm của
giảng viên.

 Mở rộng các chương trình tin học, ngoại ngữ cho giảng viên để tăng khả năng
làm việc với những kiến thức mới, phương pháp học tập mới. Giải pháp này
là không thể không thực hiện bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào
tạo. Một giảng viên có kiến thức, kỹ năng tin học, ngoại ngữ phong phú sẽ có
thể tìm hiểu được nhiều loại tài liệu, nghiên cứu nhiều phương pháp hiện đại
trong dạy học. Các học viên cũng có thể học nhiều các kiến thức về tin và
ngoại ngữ từ những bài học trên lớp khi được giảng viên hướng dẫn sử dụng
trong quá trình học.
 Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn với các giảng viên kiêm chức làm
công tác đào tạo. Điều này sẽ thúc đẩy động lực làm việc với tư cách là một
giảng viên đối với những giảng viên không cơ hữu, qua đó làm tăng hiệu quả
đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hơn.
Thứ ba, kiện toàn, nâng cấp cơ sở vật chất đào tạo thuộc Bộ.
Hiện nay, số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất của các cơ sở đào
tạo trong ngành Tài chính còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được kế hoạch
đào tạo. Hằng năm, một lượng không nhỏ các chương trình đào tạo phải
chuyển giao cho các cơ sở đào tạo khác ngoài các cơ sở thuộc Bộ. Do đó, cần
8
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
8

×