Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập dài tối ưu hóa chu trình lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.77 KB, 15 trang )

Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Môn : Nhiệt động kĩ thuật
Nhóm số : 16

BÀI TẬP DÀI TỐI ƯU HÓA CHU TRÌNH LẠNH.

I/Mục đích:
Lựa chọn môi chất lạnh, lưu lượng môi chất lạnh, áp suất làm việc để làm
mát một dòng chất dùng trong công nghệ tại một nhà máy hóa chất. Hệ thống
lạnh phải làm việc ở chi phí thấp nhất.
Cho dây truyền sản xuất 1 hóa chất theo chu trình sau:

1 - 2: Nén đoạn nhiệt.
Yêu cầu:
Po > 150 kPa
Pk < 5 Mpa
Hãy chọn các môi chất lạnh sau: R11, R12, R13, R14, R21, R22, R113, R114,
R123, R134a, R152a, R500, R502.
Page 1


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Năng suất lạnh: Qo = 130 kW
• Nhiệt độ nước lạnh vào tnv = 30 oC
• Nhiệt độ nước ra tnr ≤ 40 oC


• Hóa chất được làm lạnh từ 1 oC đến -5 oC
• Giả thiết môi chất lạnh và hóa chất được sản xuất luôn ở trạng thái khô,
không biến thành đá.
• Hiệu suất máy nén 85%
• Giá thành: + Điện 1kWh = 1800VNĐ
+ Nước làm mát 5000 VNĐ/m3
+ Thiết bị TĐN 5000 USD/m2
+ Giá máy nén 500USD/kW
• Thời gian làm việc 10 năm, lãi suất ngân hàng 15 %.
II/ Chọn các thông số ban đầu:
1.Chọn nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh.
to = t b - ∆ to
tb: nhiệt độ môi trường được làm lạnh.
∆ to : hiệu nhiệt độ trung bình. → chọn ∆ to = 5 oC

( Khi chọn ∆ to nhỏ thì to lớn, diện tích dàn bay hơi lớn, nhưng công nén nhỏ.
Ngược lại, chọn ∆ to lớn thì to nhỏ, diện tích dàn bay hơi nhỏ nhưng công nén
lớn)
Vậy ta chọn to = - 5 - 5 = - 10 oC
2. Chọn nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh.
Khi sử dụng bình ngưng gia nhiệt nước có 3 nguồn nước: nước tuần hoàn,
nước giếng khoan và nước thành phố. Trong trường hợp sử dụng nước giếng
khoan hoặc nước thành phố, bơm cấp cho bình ngưng 1 lần rồi xả bỏ hoặc
đưa đi xử dụng cho mục đích khác, có thể giảm nhiệt độ ngưng tụ được 3 - 5
o

C so với sử dụng nước tuần hoàn. Tuy nhiên sẽ mất 1 khoản chi phí không

nhỏ để mua nước trong 10 năm.


Page 2


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Vậy chọn hệ thống lạnh có tháp giải nhiệt sử dụng nước tuần hoàn thì nhiệt
ngưng tụ là :
tk = tnr + ∆ tmin
Trong đó:

tnr : nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng.

Ta lấy

tw2 = 40 oC
∆ tmin = ( 3 ÷ 5 ) oC

=> tk = 40 + 5 = 45 oC
3. Chọn môi chất.
Ta chia các môi chất: R11, R12, R13, R14, R21, R22, R113, R114, R123,
R134a, R152a, R500, R502 ra làm 3 nhóm:
• Nhóm CFC: R11, R12, R13, R14, R113, R114, R500, R50 ( đã bị cấm
sử dụng từ 01/01/1996)
• Nhóm HCFC: R21, R22, R123, R152a.
• Nhóm HFC: R134a ( ga lạnh dài hạn)
Từ đó thấy rằng: các môi chất lạnh được sử dụng còn nhóm HCFC và nhóm
HFC và Nhóm CFC hầu như không còn sản xuất.
+ Từ nhiệt độ to và tk như đã tính toán ở trên, ta có bảng sau: ( số liệu được lấy

trong tài liệu: Ga, dầu và chất tải lanh_Nguyễn Đức Lợi.)
Với

to = -10 oC
tc = 45 oC

Môi chất
R21
R22
Po(bar)
0,4581
3,5498
Pk(bar)
0,432
17,208
Mặt khác, theo yêu cầu của bài toán:

R123
0,2041
1,8276

R134a
2,006
11,6101

R152a
0,18523
1,046

=>Po = 1,5 + 1 = 2,5 bar

Po > 2,5 Bar Và Pc < 5 MPa = 50 bar
Nên R21, R123, R134a, R152a bị loại do Po < Po yêu cầu.
Vậy R22 là môi chất phù hợp với các yêu cầu để lựa chọn sử dụng trong hệ
thống.

Page 3


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

II/ Xác định các điểm nút và tính toán chu trình lạnh.
1. Xác định các điểm nút của chu trình.
Dựa vào đồ thị Log P – I của môi chất R22

Log p
2

3

4

2s

1

i
Hình 3.1 Đồ thị log P- i môi chất R22.
Ta xác định được các thông số của các điểm như sau:

Thông

P

T

i

s

v

[bar]

[oC]

[kJ/kg]

[kJ/kgK]

[m3/kg]

1

3,5

-10

701,5


1,76

0,068

2

17,211

65

739

1,767

0,017

2s

17,211

67

745,6

1,78

0,019

3


17,211

45

554

1,19

---

4

3,5

-10

554

1,21

0,027

số
Điểm

+ hiệu suất chỉ thị
ηi =

N s l s i2 − i1
i −i

739 − 701,5
= =
⇒ i2 s = i1 + 2 1 = 701,5 +
= 745,6 kJ/kg
N i li i2 s − i1
ηi
0,85
Page 4


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Tra đồ thị ta xác định các điểm còn lại.

2. Tính toán chu trình lạnh.

Qk
BH
TL

MN
BH
Qo
Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống lạnh

+ Năng suất lạnh riêng:
qo = i1 – i4 = 701,5 – 554 =147,5 kJ/kg
+ Lưu lượng môi chất lạnh:

Qo = G . qo


Q

130

o
G = q = 147,5 = 0,881 kg/s
o

+ Công nén riêng:
l = i2 – i1 = 739 - 701,5 = 37,5 kJ/kg
Page 5


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

+ Hệ số lạnh của chu trình:
ε=

qo 147,5
=
= 3,933
l
37,5

+ Nhiệt tỏa ra khi ngưng tụ:

Qk = G . qk = G .(i2 – i3)
= 0,881 . ( 739 – 554 ) = 162,985 kW
+ Công nén đoạn nhiệt:
Ns = G . l = 0,881 . 37,5 = 33,03 kW
+ Thể tích hút lý thuyết:
λ .Vh

G= v
1

=>Vh =
P

G.V1
λ

17,2

c
n = P = 3,5 = 5
o

Từ tỷ số

Tra bảng 4.1 Bài tập nhiệt động truyền nhiệt và kỹ thuật lạnh => λ = 0,7


Vh =

0,881.0,068

= 0,085
0,7

+ Công suất chỉ thị của máy nén:
Ni =

Ns
ηi

Từ tỷ số nén Π = 5 ta tra bảng theo Π ta có η i = 0,85
33,03

=> N i = 0,85 = 38,86 kW
+ Công suất hiệu dụng :
Ne = Ni + Nms = Ni + Vh . Pmax
Với máy nén freon thẳng dòng Pmax = 40 kPa


Ne = 38,86 + 0,086 . 40 = 42,3 kW

+ Công suất tiêu thụ điện :
Ne

Nđ = η .η
td
dc
η td _ Hiệu suất truyền động, chọn η td = 1
Page 6



Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

η dc _ Hiệu suất động cơ điện, chọn η dc = 0,9



42,3

Nd = 0,9 = 47 kW

+ Công suất lắp đặt máy nén :
Ntd = S.Nd = (1,1 ÷ 2,1). Nd
s-s chỉ số an toàn khi máy nén hoạt động.


Ntd = 1,2 . 47 = 56,4 kW

IV/ Xác định kích cỡ thiết bị trao đổi nhiệt.
1.Tính toán thiết bị ngưng tụ.
+ ở đây ta sử dụng bình ngưng ống vỏ freon.
Diện tích bề mặt ngoài ống:
F=

Qh
k .∆t

[W/m2k]


k_ Hệ số truyền nhiệt

Đối với bình ngưng ống vỏ k = 400 ÷ 470 [W/m2K] theo bảng 6.1 tài liệu Bài
tập nhiệt động nhiệt động và kỹ thuật lạnh.
Chọn k = 460 W/m2k
- ∆ t_ Độ chênh lệch trung bình.
∆t =

∆t1 − ∆t 2 15 − 5
=
∆t1
15 = 9,1 oC
ln
ln
5
∆t 2

∆t1 = tn – t’n = 45 – 30 = 15 oC
∆t 2 = tn – t”n = 45 – 40 = 5 oC
162,985.10 3
= 38,93 m2
=> F =
460.9,1

- Lưu lượng làm mát cho bình ngưng:
Qh

162,985

Gn = C ( t − t ) = 4,18.(40 − 30) = 3,9 kg/s

n nr
nv
- Lưu lượng thể tích:
G

3,90

n
Vh = ρ = 1000 = 0,0039 m3/s

Page 7


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

=> Vh = 0,0039 . 3600 = 14,04 m3/h
=>Ở đây ta sử dụng tháp giải nhiệt để làm mát nước sau đó lại được tuần hoàn
về bình ngưng.Ta xác định lượng nước bổ sung của tháp giải nhiệt.
+ Lượng không khí khô qua tháp giải nhiệt là :
Qk

Gkk = I '' − I ' − C t ( d '' − d ' )
n 0
Trạng thái không khí vào tháp là : tk’ = 30 0C và φ = 75% tra đồ thị I – d ta có
I’ = 78,5 Kj/Kg và d’ = 0,02 kg/kg.
Trạng thái không khí ra khỏi tháp là : tk’ = 35 0C và φ = 90% tra đồ thị I – d ta

I’ = 117,4 kJ/kg và d’’ = 0,034 kg/kg.

162,985

Gkk = 117,14 − 78,5 − 4,18.25( 0,034 − 0,02) = 4,384 kg/s.
+ Lượng nước bổ sung.
Gbs = Gkk (d’ - d’’ ) = 4,384.( 0,034 – 0,02 ) = 0,0614 kg/s.
- Lưu lượng thể tích:
G

0,0614

bs
Vh = ρ = 1000 = 0,0000614 m3/s = 0,221 m3/h.

2.Tính toán thiết bị bay hơi.
+ Chọn bình bay hơi ống vỏ chùm ống nằm ngang R22
+ Diện tích truyền nhiệt của bình bay hơi:
F=

Qo
k .∆t

k_ hệ số truyền nhiệt, k = 350 ÷ 400 theo bảng 6.5 tài liệu bài tập nhiệt động
truyền nhiệt và kỹ thuật lạnh.
Chọn k = 380 W/m2
∆ t_ Độ chênh nhiệt độ trung bình:

t=

t ' + t " 1 + (−5)
=

= −2
2
2

∆ t = t – ts = - 2 – (-10) = 8
Page 8


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

=> F =

Nhóm thực hiện : số 16

130.10 3
= 42,76 m2
380.8

V/ Tính chi phí hàng năm.
1/ Chi phí của nước làm mát trong 1 năm.
- Ở đây ta dùng thiết bị tháp giải nhiệt để giải nhiệt nước vì vậy nước ở đây là
quá trình tuần hoàn. Ta chỉ cần tính chi phí của lượng nước bổ xung cho tháp
hàng năm do bay hơi, thất thoát nước.
• Lượng nước bổ sung trong 1 năm :
G = 0,216.24.365 = 1935,96 m3
• Số tiền do chi phí nước làm mát cho 1 năm là :
Anước = 1935,96 . 5000 = 9.679.800 VNĐ
2/ Chi phí điện tiêu thụ trong 1 năm.
Chi phí điện tiêu thụ trong 1 năm là:
Bđiện = 47 . 24.365.1800 = 741.096.000 VNĐ

VI. Chi phí đầu tư ban đầu.
1. Chi phí đầu tư thiết bị trao đổi nhiệt .
• Chi phí đầu tư thiết bị bay hơi :
CDBH = FBH . 5000 = 42,76 . 5000 = 213.800 USD
• Chi phí đầu tư thiết bị ngưng tụ :
DBNT = FNT . 5000 = 38,93 . 5000 = 194.650 USD
F_ Diện tích thiết bị.
2. Chi phí đầu tư máy nén.
EMN = Qo . 500 = 130 . 500 = 65.000 USD
Qo_ Năng suất lạnh máy nén.
Page 9


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

- Tổng chi phí đầu tư ban đầu:
Σ = CDBH + DBNT + EMN = 213.800 + 194.650 + 65.000 = 473.450 USD

VII.Phân tích phương án lựa chọn.
1.Hóa chất lựa chọn
- Hóa chất lựa chọn là R22 .
- Là hóa chất được phép sử dụng .
- Không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
- Áp suất bay hơi Po và áp suất ngưng tụ Pc đạt yêu cầu đặt ra.
( Po > 150 kPa ; Pc < 5 Mpa ).
2.Chi phí hoạt động và hiệu quả kinh tế .
* Số tiền phải trả cho ngân hàng sau 10 năm hoạt động :
473450 . 150 % = 710175 USD

*Tổng chi phí hoạt động của hệ thống sau 10 năm hoạt động :
10 . (Anước + Bđiện ) = 10 .( 9679800 + 741096000 ) = 7.507.758.000 VND

VIII. Báo cáo về các thiết bị trao đổi nhiệt.
1. Thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ ở đây ta sử dụng “Bình Ngưng Ống Vỏ Frêôn”
Bình ngưng có ống trao đổi nhiệt bằng thép, nhưng cần lưu ý là các chất frêôn
có tính tẩy rửa mạnh nên phải vệ sinh bên trong đường ống rất sạch sẽ và hệ
thống phải trang bị bộ lọc cơ khí.
- Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bình ngưng ống chùm nằm ngang

Page
10


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Hình 7.1 : Bình ngưng frêôn
a): Kiểu mặt bích: 1- Vỏ; 2- Mặt sàng; 3- Nắp; 4- Bầu gom lỏng; 5-Van lấy
lỏng; 6- Nút an toàn.
b) Kiểu hàn : 1- ống trao đổi nhiệt có cánh; 2- Cánh tản nhiệt; 3- Vỏ; 4- Vỏ
hàn vào ống xoắn; 5- Lỏng frêôn ra; 6- Hơi frêôn vào
• Ưu điểm
- Bình ngưng ống chùm nằm ngang, giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả giải
nhiệt cao, mật độ dòng nhiệt khá lớn q = 3000 ÷ 6000 W/m2, k= 400 ÷ 470
W/m2.K, độ chênh nhiệt độ trung bình ∆ t = 5 ÷ 6 0C. Dễ dàng thay đổi tốc độ
nước trong bình để có tốc độ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt.
Page

11


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

- Hiệu quả trao đổi nhiệt khá ổn định, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Cấu tạo chắc chắn, gọn và rất tiện lợi trong việc lắp đặt trong nhà, có suất
tiêu hao kim loại nhỏ, khoảng 40 ÷ 45 kg/m2 diện tích bề mặt trao đổi nhiệt,
hình dạng đẹp phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.
- Dễ chế tạo, lắp đặt, vệ sinh, bảo dưỡng và vận hành.
- Có thể sử dụng một phần của bình để làm bình chứa, đặc biệt tiện lợi trong
các hệ thống lạnh nhỏ,
- Ít hư hỏng và tuổi thọ cao: Đối với các loại dàn ngưng tụ kiểu khác, các ống
sắt thường xuyên phải tiếp xúc môi trường nước và không khí nên tốc độ ăn
mòn ống trao đổi nhiệt khá nhanh. Đối với bình ngưng, do thường xuyên chứa
nước nên bề mặt trao đổi nhiệt hầu như luôn luôn ngập trong nước mà không
tiếp xúc với không khí. Vì vậy tốc độ ăn mòn diễn ra chậm hơn nhiều.
• Nhược điểm
- Đối với hệ thống lớn sử dụng bình ngưng không thích hợp vì khi đó đường
kính bình quá lớn, không đảm bảo an toàn. Nếu tăng độ dày thân bình sẽ rất
khó gia công chế tạo. Vì vậy các nhà máy công suất lớn, ít khi sử dụng bình
ngưng.
- Kích thước bình tuy gọn, nhưng khi lắp đặt bắt buộc phải để dành khoảng
không gian cần thiết hai đầu bình để vệ sinh và sửa chữa khi cần thiết.
- Quá trình bám bẩn trên bề mặt đường ống tương đối nhanh, đặc biệt khi chất
lượng nguồn nước kém.
Khi sử dụng bình ngưng ống vỏ nằm ngang cần quan tâm chú ý hiện tượng
bám bẩn bề mặt bên trong các ống trao đổi nhiệt, trong trường hợp này cần vệ

sinh bằng hoá chất hoặc cơ khí. Thường xuyên xả cặn bẩn đọng lại ở tháp giải
nhiệt và bổ sung nước mới. Xả khí và cặn đường nước.
2. Thiết bị bay hơi.
+ Bình bay hơi frêôn

Page
12


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Trên hình 7.2 hai loại bình bay hơi khác nhau loại môi chất sôi ngoài ống và
bên trong ống trao đổi nhiệt. Bình bay hơi frêôn môi chất sôi trong ống
thường được sử dụng để làm lạnh các môi chất có nhiệt độ đóng băng cao.

Hình 7.2 Bình bay hơi frêôn.
1. Môi chất sôi ngoài ống: 1) Ống phân phối lỏng, 2,3- Chất tải lạnh vào, ra;
4- Van an toàn; 5- Hơi ra; 6- áp kế; 7- Ống thuỷ
2. Môi chất sôi trong ống (dạng chữ U) ,3. Tiết diện ống có cánh trong gồm
02 lớp: lớp ngoài là đồng niken, trong là nhôm
Khi xảy ra đóng băng ít nguy hiểm hơn trường hợp nước chuyển động bên
trong ống. Đối với bình môi chất sôi trong ống khối lượng môi chất giảm 2 - 3
lần so với sôi ngoài ống. Điều này rất có ý nghĩa đối với hệ thống frêôn vì giá
thành frêôn cao hơn NH3 nhiều. Để nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt đối với
bình frêôn, đặc biệt R12 người ta làm cánh về phía môi chất. Khi môi chất
chuyển động bên trong người ta chế tạo ống có cánh bằng 02 lớp vật liệu khác
nhau, bên ngoài là đồng, bên trong là nhôm.
Page

13


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

Hệ số truyền nhiệt bình ngưng sử dụng môi chất R22 khoảng 350- 400
W/m2.K, độ chênh nhiệt độ khoảng 5 0C.
IX. Ảnh hưởng của các môi chất lạnh đối với môi trường
1.Môi chất lạnh và tác động làm suy giảm tầng ozon
Nhận thức được vai trò quan trọng của tầng ôzôn nên ngay từ những
năm 20 của thế kỷ trước con người đã tìm cách đo đạc tổng lượng ôzôn trong
khí quyển và sau đó đã thiết lập một hệ thống quan trắc trên toàn cầu, trong
đó Việt Nam cũng có một số trạm như ở Hà Nội, Sa Pa và Tp Hồ Chí Minh.
Từ những năm 70 các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân chính gây
nên sự suy giảm ôzôn là những hóa chất nhân tạo trong phân tử có chứa clo,
điển hình là cloflocacbon (CFC), chiếm tới 70% các hóa chất nhân tạo phá
hủy tầng ôzon do con người tạo ra phát thải vào khí quyển. Ta biết rằng các
môi chất lạnh là các CFC như CCl3F (R11), CCl2F2 (R12), CClF3 (R13),
C2Cl2F4 (R114) và một số các hỗn hợp đồng sôi như R500, R502 chiếm tỷ lệ
rất lớn trong các hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp sử dụng ở nước ta
cho mục đích làm lạnh và điều hòa không khí.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng clo phản ứng rất nhanh
với ôzôn để tạo thành clorine ôxit (ClO), sau đó ClO lại phân ly thành Cl
nguyên tử và ôxy, Cl lại tiếp tục phản ứng với ôzôn,…Quá trình lặp lại nhiều
lần như vậy như một chuỗi phản ứng, mỗi nguyên tử Cl có thể phá hủy hàng
nghìn phân tử ôzôn. Lượng ôzôn bị phá hủy nhiều tới mức đã xuất hiện lỗ
thủng ở tầng ôzôn, các tia cực tím khi đó có cơ hội đi tới bề mặt trái đất và
gây các tác dụng xấu. Cơ chế tác động làm suy giảm tầng ôzôn của môi chất

lạnh có chứa Clo được minh họa ở hình 2. Ta thấy rằng dưới tác dụng của tia
cực tím ôzôn bị phân tích thành O2 + O và Clo tách ra từ HCFC 22 lại tác
dụng với ôxy nguyên tử và làm suy giảm tầng ôzôn.
Như vậy các môi chất lạnh càng có nhiều nguyên tử Clo thì sức phá hủy
ôzôn của nó càng mạnh, trong số các môi chất có chứa Clo là CFC và HCFC
thì rõ ràng các CFC có số nguyên tử Clo cao hơn (ở các HCFC đã có các
Page
14


Bài Tập Dài Môn : Nhiệt Động Kĩ Thuật.

Nhóm thực hiện : số 16

nguyên tử hydro thế chỗ một số nguyên tử Clo), do đó “kẻ thù” lớn nhất của
ôzôn là các chất CFC. Các số liệu năm 1996 cho thấy tổng lượng ôzôn ở Nam
cực đã giảm 60% so với những năm 60, ở Bắc cực cũng giảm khoảng 50%.
Sự giảm lượng ôzôn trong khí quyển, mà chủ yếu sự suy giảm trong tầng bình
lưu đang là điều cảnh báo đối vơi nhân loại, nhắc nhở chúng ta phải có những
hành động cụ thể bảo vệ tầng ôzôn và đó cũng là mối quan tâm của ngành
lạnh và điều hòa không khí, nơi sở hữu nhiều nhất các CFC,HCFC làm suy
giảm tầng ôzôn một khi nó được xả vào khí quyển.
2.Công ước Viên và nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ozon.
Theo nghị định thư Montreal 1985 và Copenhagen 1995 thì các môi
chất lạnh CFC(R11,12,13,113,502,500,…) bị loại trừ vào cuối năm 1995, các
HCFC (R22,R123) sẽ bị ngưng sản xuất vào năm 2020, riêng các dịch vụ kèm
theo được kéo dài tới 2030. Các nước đang phát triển có lượng tiêu thụ nhỏ
hơn 0,3kg/người (Việt Nam) được trì hoãn thêm. Hiện nay các môi chất lạnh
thay thế chỉ còn là HFC (các freon không có thành phần clo) như R134a(CH2
– CF3), R125(CHF2 – CF3), R32(CH2F2)… các HFC có chỉ số làm suy giảm

tầng ozon ODP = 0 nhưng vẫn có hiệu ứng nhà kính làm nóng địa cầu GWP ≠
0. Nhưng các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa kiếm thêm được các môi
chất nào phù hợp hơn ngoài các chất vô cơ tự nhiên như CO2, NH3, propan,
butan với một số tính chất không phù hợp CO2 áp suất khá cao, NH3 độc hại
dễ cháy nổ, propan, butan càng dễ cháy nổ hơn.

Page
15



×