Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí kinh tế ( khảo sát thời báo kinh tế việt nam, báo diễn đàn doanh nghiệp, tạp chí doanh nghiệp hội nhập từ tháng 6 2013 đến 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 128 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
-------------------------------------------------

ĐỖ THỊ QUYÊN

THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH KINH DOANH
CỦA BÁO CHÍ KINH TẾ
(Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp,
Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hµ néi - 2015


®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
-----------------------------------------------------------------

ĐỖ THỊ QUYÊN

THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH KINH DOANH
CỦA BÁO CHÍ KINH TẾ
(Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp,
Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hoàng Hải



Hµ néi - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi. Số liệu trong luận văn đƣợc điều tra
trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Quyên


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chƣơng trình Cao học báo chí K17, những ngƣời thầ y đáng kin
́ h và giàu tâm
huyế t đã truy ền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về nghề báo, làm cơ sở cho tôi
thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Hải đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi
trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù thời gian qua s ức khỏe không tốt nhƣng
thầy luôn nhiệt tình, hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà báo, nhà quản lý báo chí đã giúp đỡ
tôi trong việc cung cấp dữ liệu thƣ̣c hiê ̣n luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận
văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên

luận văn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô
và các anh chị học viên.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: THÔNG TIN ĐIỂN HÌNH TRÊN BÁO CHÍ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................................10
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đế n luâ ̣n văn .........................................10
1.2. Chức năng thông tin tuyên truyền điển hình của báo chí...................................16
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tuyên
truyền gƣơng điển hình .............................................................................................19
1.4. Báo chí thông tin về điển hình kinh doanh ........................................................21
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................33
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH KINH DOANH
CỦA CÁC BÁO LỰA CHỌN KHẢO SÁT .............................................................35
2.1. Khái quát về các báo khảo sát ........... …………………………………………35
2.2. Thực trạng thông tin về điển hình kinh doanh trên các báo khảo sát ................38
2.2.1. Về tầ n suấ t, số lƣơ ̣ng bài viế t về điể n hình kinh doanh …………………….38
2.2.2. Về nội dung .....................................................................................................40
2.2.3. Về hình thức ....................................................................................................64
2.3. Đánh giá chung ..................................................................................................82
2.3.1. Những mặt tích cực .........................................................................................82
2.3.2. Một số hạn chế ................................................................................................86
2.4. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. ................................................................92
2.4.1. Nguyên nhân ...................................................................................................92
2.4.2. Những vấn đề đặt ra ........................................................................................94

Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................97
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THÔNG TIN VỀ ĐIỂN HÌNH KINH DOANH CỦA BÁO CHÍ KINH TẾ ...........99
3.1. Một số thách thức trong thông tin về điển hình kinh doanh ..............................99
3.2. Đề xuấ t giải pháp góp phầ n nâng cao ệu
hi quả thông tin về điển hình kinh doanh...103
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................116
KẾT LUẬN .............................................................................................................117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................118
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

1

Biểu đồ 2.1: Số lƣợng bài viết về điển hình kinh doanh của 3

40

báo khảo sát
2

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nội dung thông tin của Thời báo Kinh tế


62

Việt Nam
3

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nội dung thông tin của báo Di

ễn đàn

63

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nội dung thông tin của T ạp chí Doanh

63

Doanh nghiệp
4

nghiệp & Hội nhập
5

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thể loại của Thời báo Kinh tế Việt Nam

73

6

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thể loại của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp


73

7

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thể loại của Tạp chí Doanh nghiệp & Hội

74

nhập


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn có vị trí, vai trò hết sức
quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng, dƣới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, báo chí
đều thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác nhau do yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ mà
Đảng và Nhà nƣớc ta đặt ra.
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu,
mặc dù đời sống xã hội đang diễn ra biết bao phức tạp với những tốt xấu đan xen
nhƣng trên mọi lĩnh vực vẫn luôn xuất hiện những tấm gƣơng điển hình, ngƣời tốt
việc tốt cần đƣợc báo chí phát hiện, truyên truyền, giới thiệu, nhân rộng để những
mặt tích cực, tiêu biểu ngày càng nhiều hơn, lấn át cái xấu, cái tiêu cực, góp phần
xây dựng môi trƣờng xã hội tốt đẹp.
Hiện nay, phát triển kinh tế đang là một nhiệm vụ trọng tâm, luôn luôn đƣơ ̣c
Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân quan tâm. Kinh tế có phát triển mạnh thì đất nƣớc mới
vững mạnh bởi thế Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
Tuy nhiên, đời sống kinh tế luôn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ, thách thức, có thuận lợi cũng có khó khăn. Thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh đã xuất hiện nhiều gƣơng doanh nghiệp, doanh nhân điển hình, đóng góp lớn

cho cộng đồng xã hội và đất nƣớc đƣợc báo chí phát hiện, thông tin và giới thiệu tới
đông đảo công chúng. Bên cạnh đó cũng có không ít những doanh nghiệp, doanh
nhân làm ăn gian dối, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nƣớc và xã hội. Vì
thế vấn đề thông tin về điển hình kinh doanh hiện nay có tính thời sự, phù hợp với
sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, là một hoạt động thiết thực nhằm cổ vũ, tăng
cƣờng những mặt tích cực trong sản xuất kinh doanh, hạn chế và đẩy lùi những mặt
hạn chế, tiêu cực.
Hiện nay, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ngày càng đƣợc
nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh đúng với nhƣ̃ng đóng góp vào đời sống kinh tế - xã
hội. Từ năm 2012 đến nay, do ảnh hƣởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu,
nền kinh tế nƣớc ta cũng chịu ảnh hƣởng nặng nề: Kinh tế suy giảm, nhiều doanh
nghiệp phá sản, nhiều doanh nhân phải từ bỏ sự nghiệp kinh doanh. Trong bối cảnh
1


đó, báo chí nói chung và báo chí kinh tế nói riêng vẫn luôn đồng hành cùng nền
kinh tế đất nƣớc, một mặt phản ánh kịp thời những thông tin kinh tế trong và ngoài
nƣớc, tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nƣớc; một mặt báo chí kinh tế ngày càng tích cực trong hoạt động tuyên
truyền, giới thiệu tấm gƣơng điển hình kinh doanh đã biết vƣợt qua khó khăn, kinh
doanh hiệu quả, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, thông tin về
điển hình kinh doanh trên báo chí kinh tế từ trƣớc đến nay ít đƣợc nghiên cứu, đánh
giá, tổng kết về mặt nội dung và hình thức thể hiện một cách cụ thể, toàn diện để
thấy đƣợc những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động này, từ đó chỉ ra những vấn
đề còn tồn tại và đề ra giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về điển hình kinh
doanh trong bối cảnh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế nhiề u khó khăn và thách thƣ́c .
Bên ca ̣nh đó , trong Luật Báo chí 1999, ở điều 6, mục 4 quy định về nhiệm vụ
và quyền hạn của báo chí, đã nêu: “Phát hiện, biểu dƣơng gƣơng tốt, nhân tố mới;
đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã
hội khác”. Nhƣ vậy, việc phát hiện và biểu dƣơng các điển hình trong đời sống xã

hội nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng không đơn thuần là hoạt động nghiệp vụ
của cơ quan báo chí và nhà báo mà đã trở thành quy định của luật pháp nhà nƣớc,
có tính chất “bắt buộc” các cơ quan báo chí và các nhà báo phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ tuyên truyền về nhân tố mới, điển hình tiên tiến.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí kinh tế” để nghiên cứu. Thông qua đề tài này, tác giả mong
muốn làm sáng tỏ thực trạng hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh của báo
chí kinh tế trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhiều khó khăn bất
ổn vƣ̀a qua , đóng góp một số giải pháp để hoạt động thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí kinh tế đạt hiệu quả cao hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trƣớc đến nay, vấn đề vai trò của báo chí đối với sự phát triển của doanh
nghiệp và nền kinh tế đất nƣớc luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu.
Từ năm 1997, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (CVSC) đã liên kết
thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển doanh nghiệp. Năm 2002, CVSC đã tƣ
2


vấn cho Tạp chí Cộng sản cùng Phòng Thƣơng mại & Công nghiệp Việt Nam tổ
chức hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam với công cuộc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ và hội nhập quốc tế”. Năm 2003, CVSC tiếp tục tƣ vấn cho Tạp chí Cộng
sản cùng Trung tâm thông tin - Ban kinh tế Trung ƣơng phối hợp với Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Báo chí với đổi mới doanh
nghiệp nhà nƣớc”.
Từ tƣ liệu của các cuộc hội thảo trên, cùng những tƣ liệu khác, với sự tƣ vấn
của CVSC, năm 2005 cuốn sách “Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp”
do TS. Phạm Tất Thắng và TS. Hoàng Hải chủ biên đã đƣợc biên soạn và xuất bản.
Những vấn đề trình bày trong cuốn sách đã tạo nên một bức tranh đa dạng về đổi
mới doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó có vai trò quan trọng, những tác động của báo

chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tham khảo của các
doanh nghiệp, doanh nhân, nhà quản lý kinh tế.
Ngoài những tƣ liệu nêu trên, vấn đề vai trò của báo chí đối với kinh tế còn
nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số cuốn sách
tiêu biểu nhƣ: Cuốn sách chuyên khảo “Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã
hội” của TS. Lê Thanh Bình (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2005). Trong
cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu và trình bày chi tiết, cụ thể vai trò của báo chí
truyền thông đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tác giả khẳng định
“Báo chí thƣờng xuyên nêu gƣơng các điển hình làm ăn mới, kinh doanh hiệu quả,
đúng pháp luật; có văn hóa trong kinh doanh, làm giàu chính đáng…” [7, tr.238].
Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí cũng đã tổ chức nhiều hội
thảo, diễn đàn trao đổi về mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp, doanh nhân
nhƣ: Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực và kĩ năng đội ngũ nhà báo viết về kinh
tế” do Ban nghiệp vụ - Hội nhà báo Việt Nam và Viện KAS (CHLB Đức) tại Việt
Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 2/12/2011. Hội thảo đã thu hút gần 100 nhà báo - nhà
khoa học báo chí tham gia với hàng chục tham luận tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ
khác nhau [21, tr.5].
Cùng với các công trình nghiên cứu kể trên, vấn đề vai trò của báo chí trong
lĩnh vực kinh tế và hoạt động thông tin tuyên truyền điển hình trên báo chí đã đƣợc
một số luận văn thạc si ̃ đề cập đến. Đó là:
3


Luận văn thạc si ̃ “Người tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay. Thực trạng và
vấn đề đặt ra” của tác giả Bùi Thị Thu Trang, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, năm 2007. Trong luận văn này tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về
biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt trên báo chí; khảo sát việc biểu dƣơng ngƣời tốt việc
tốt trên 4 tờ báo Nhân dân, Hà Nội mới, Lao động, Quân đội nhân dân để đánh giá
những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trong đó có nêu
những gƣơng điển hình trong lĩnh vực kinh tế đƣợc phản ánh trong chuyên mục của

các báo nhƣng không nhiều và chƣa cụ thể.
Cùng chủ đề này, năm 2011 tác giả Phạm Thị Dung, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền thực hiện đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền
điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình”. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát,
phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình để
chỉ ra thực trạng, ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân, đề xuất phƣơng hƣơng, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình.
Luận văn thạc sĩ “Khối Tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập và
phát triển” của tác giả Trần Thị Thanh Hà, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, năm 2008 tập trung nghiên cứu hoạt động thông tin và đóng góp của các
tạp chí kinh tế trong thời kỳ hội nhập nhƣ Tạp chí Kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, Tạp chí Thƣơng mại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Vấn đề thông tin về điển
hình kinh doanh trên các tạp chí kinh tế không đƣợc đề cập đến trong luận văn này.
Luận văn thạc si ̃ “Thời báo Kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh
báo chí thời kỳ hội nhập” của tác giả Đặng Đình Nam, Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, năm 2008. Mặc dù đã đề cập đến hoạt động của một tờ báo
kinh tế cụ thể nhƣng tác giả chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế báo chí.
Một số luận văn thạc sĩ của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
nhƣ: “Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu” của tác giả Đỗ Thị
Hoa Quỳnh, năm 2009; “Vai trò của báo chí trong xây dựng và quảng bá thương
hiệu doanh nghiệp hiện nay” của tác giả Trần Thị Tú Mai, năm 2010; “Hoạt động
PR của các doanh nghiệp và báo in tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê
Ngọc Hƣờng, năm 2011;“Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp” của tác giả Đào Xuân Hƣng, năm 2012 đề cập đến
4


mối quan hệ báo chí - doanh nghiệp song chỉ đi sâu vào nghiên cứu vai trò của báo
chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa báo chí với doanh
nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn nghiên cứu đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ “Tác động của báo chí với
doanh nghiệp”. Luận văn đã đi sâu phân tích tác động của báo chí đối với doanh
nghiệp ở khía cạnh tích cực cũng nhƣ tiêu cực. Qua đó chứng tỏ báo chí có một
đóng góp quan trọng với hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ và phát
triển thƣơng hiệu. Tác giả không đề cập đến hoạt động thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí.
Năm 2013, tác giả Lê Duy Phong, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực
hiện đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ “Báo chí với việc thông tin điển hình kinh tế nông
nghiệp - nông thôn hiện nay”. Luận văn làm rõ vai trò của báo chí với việc thông
tin điển hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn qua khảo sát báo Nhân dân, Kinh tế
nông thôn, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay. Tuy đã đề cập đến điển
hình kinh tế nhƣng chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, đối tƣợng
khảo sát cũng không phải là các tờ báo chuyên ngành kinh tế.
Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ "Thông tin về điển hình tiên tiến trong
phong trào bảo vệ ANTQ trên báo in ngành Công an" của Nguyễn Kim Anh, bảo
vệ tháng 7/2014 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đánh giá thực
trạng thông tin về điển hình tiên tiến của báo in ngành Công an (gồm An ninh Thủ
đô, Công an nhân dân, Công an TP Hồ Chí Minh) để từ đó, làm rõ từng ƣu, nhƣợc
điểm cụ thể; sự tác động của các thông tin về điển hình tiên tiến trong phong trào
bảo vệ ANTQ đến quần chúng nhân dân; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả thông tin đƣợc báo phản ánh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi của
phong trào bảo vệ ANTQ trong tình hình mới.
Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận
thấy vấn đề tuyên truyền về điển hình, nhân tố mới và vai trò của báo chí đối với
lĩnh vực kinh tế, với doanh nghiệp, doanh nhân là một vấn đề nhận đƣợc sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi tác giả có một hƣớng tiếp cận và nghiên cứu

5



riêng, song vấn đề nghiên cứu hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh của báo
chí kinh tế thì chƣa có một công trình nào đề cập đến một cách sâu sắc và toàn diện.
Từ thực tế hoạt động bó chí, tác giả nhận thấy vấn đề tuyên truyền về điển
hình kinh doanh luôn đƣợc các báo kinh tế thực hiện thƣờng xuyên. Tuy nhiên, vấn
đề tuyên truyền ra sao và làm thế nào cho hiệu quả thì những công trình đã thực
hiện còn có một số hạn chế cần đƣợc bổ sung.
Vì vậy, đề tài “Thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí kinh tế” của
tác giả là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, khắc phục một phần hạn chế về
vấn đề này. Đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu là những tờ báo chuyên biệt về kinh tế
có uy tín hiện nay, đó là: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp - cơ quan ngôn luận của
Phòng Thƣơng mại & Công nghiệp Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam - cơ
quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và Tạp chí Doanh nghiệp &
Hội nhập - cơ quan ngôn luận của Hiêp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền về
điển hình kinh doanh trên báo chí kinh tế (cụ thể là báo in chuyên biệt về lĩnh vực
kinh tế), Luận văn làm sáng tỏ thực trạng hoạt động thông tin về điển hình kinh
doanh của báo chí kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu (bao gồm thành tựu và hạn chế),
Luận văn góp phần giúp các cơ quan báo chí kinh tế nhận rõ đƣợc ƣu điểm, thế
mạnh và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh;
đề ra mô ̣t số giải pháp góp phầ n khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả thông tin
tuyên truyền về điển hình kinh doanh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc những mục đích nêu trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng,
Nhà nƣớc và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền biểu dƣơng gƣơng
điển hình tiên tiến, nhân tố mới.


6


- Làm rõ các khái niệm, thuật ngữ báo chí có liên quan (thông tin, thông tin
điển hình, điển hình kinh doanh, báo chí kinh tế...) và chức năng thông tin tuyên
truyền về điển hình, nhân tố mới của báo chí.
- Phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa báo chí với hoạt động kinh doanh, phát
triển kinh tế; vai trò của báo chí trong việc thông tin về điển hình kinh doanh; nội
dung thông tin về điển hình kinh doanh trên báo chí.
- Khảo sát, phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm báo chí có nội dung
thông tin về điển hình kinh doanh trên 3 báo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn
đàn Doanh nghiệp và Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập. Từ đó, đánh giá về tần
suất, nội dung và hình thức thể hiện; nêu đƣợc những thành công và hạn chế trong
hoạt động tuyên truyền điển hình kinh doanh trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến
động phức tạp nhƣ giai đoạn hiện nay.
- Nêu đƣợc những yêu cầu mới đặt ra với công tác tuyên truyền điển hình
kinh doanh của báo chí kinh tế và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động tuyên truyền về điển hình kinh doanh trong giai đoạn 2016-2020.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu vấn đề thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí
kinh tế hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Các tác phẩm báo chí về doanh nghiệp, doanh nhân điển hình, có thành tích
nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập.
Lý do chọn 3 tờ báo này là vì:
+ Cả ba tờ báo này đều thuộc loại hình báo in nên có nhiều ƣu điểm phù hợp
với việc thông tin về điển hình kinh doanh.

+ Đây là những tờ báo chuyên biệt về kinh tế, là cơ quan ngôn luận của các
tổ chức kinh tế có uy tín lớn hiện nay: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp là cơ quan ngôn
luận của Phòng Thƣơng mại & Công nghiệp Việt Nam; Thời báo Kinh tế Việt Nam
là cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp &
Hội nhập là cơ quan ngôn luận của Hiêp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
7


+ Là những tờ báo có số lƣợng bài viết về doanh nghiệp, doanh nhân lớn, thu
hút đƣợc sự quan tâm của độc giả
+ Các báo này có nhiều hoạt động tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân
có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh nhƣ tổ chức sự kiện vinh danh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề: Lý luận
chung về báo chí - truyền thông; Các vấn đề về thông tin tuyên truyền về điển hình
tiên tiến, nhân tố mới trên báo chí; Quan điểm chỉ đạo của Đảng, các chính sách và
pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tuyên truyền, biểu dƣơng các điển hình, nhân tố
mới trên báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng
pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp; Phƣơng pháp
phân tích nội dung văn bản; Phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Cụ thể nhƣ sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sẽ sƣu tầm và hệ thống
các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động thông tin tuyên truyền về điển hình,
nhân tố mới. Ngoài ra còn nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, sách,
báo, tƣ liệu, tài liệu, các luận văn và khóa luận liên quan tới đề tài, các bài báo liên
quan tới vấn đề luận văn nghiên cứu.
Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp: Tác giả khảo sát nội dung 3 báo: Thời

báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Tạp chí Doanh nghiệp &
Hội nhập trong vòng 2 năm (tháng 6/2013 đến tháng 6/2015), từ đó chọn ra những
bài viết về điển hình kinh doanh, tập hợp lại để thống kê con số cụ thể, phục vụ cho
việc phân tích, đánh giá nội dung thông tin và hình thức thể hiện.
Phƣơng pháp phân tích văn bản: Phân tích các tác phẩm báo chí viết về
điển hình kinh doanh trên các báo mà luận văn khảo sát. Cụ thể là phân tích về tần
suất, số lƣợng tin bài; nội dung thông tin và hình thức trình bày tác phẩm báo chí.
Qua đó chỉ rõ nội dung thông tin về điển hình kinh doanh. Những ƣu, nhƣợc điểm
của hoạt động thông tin này và nguyên nhân của những hạn chế.
8


Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia là
các nhà quản lý báo chí, chuyên gia kinh tế, các nhà báo kinh tế, doanh nhân, đại
diện doanh nghiệp,… để có đƣợc những đánh giá khách quan, chuyên sâu về thực
trạng hoạt động tuyên truyền về điển hình kinh doanh, những thành công và hạn
chế, qua đó đƣa ra những giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt
động tuyên truyền điển hình kinh doanh trên báo chí.
Ngoài ra, để so sánh làm rõ nội dung nghiên cứu, tác giả tham khảo thêm
một số báo kinh tế nhƣ: Báo Đầu tƣ, Tạp chí Tài chính, Thời báo Doanh nhân, báo
Nông nghiệp Việt Nam, báo Kinh tế nông thôn, Tạp chí Thƣơng gia & Thị trƣờng...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu, khái quát và cung cấp những luận cứ
khoa học xung quanh hoạt động thông tin tuyên truyền về điển hình kinh doanh của
báo chí kinh tế, do vậy có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà báo kinh
tế, doanh nhân, doanh nghiệp và sinh viên, học viên chuyên ngành Báo chí học.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần làm sáng tỏ những thành công và hạn chế
trong hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh của báo chí kinh tế trong nhƣ̃ng
năm 2013-2015; đề xuất mô ̣t số giải pháp góp phầ n nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
của hoạt động thông tin tuyên truyền về lĩnh vực này trong thời gian tới.

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
và nội dung chính đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng.
Chương 1: Thông tin điển hình trên báo chí - Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Hoạt động thông tin về điển hình kinh doanh của các báo lựa
chọn khảo sát.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiê ̣u quả thông tin về điển
hình kinh doanh của báo chí kinh tế.

9


CHƢƠNG 1
THÔNG TIN ĐIỂN HÌNH TRÊN BÁO CHÍ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến luận văn
1.1.1. Thông tin và thông tin báo chí
Khái niệm “thông tin” đƣợc bắt nguồn từ chữ Latinh “infometio”, gốc của từ
tiếng Anh “infomation”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “thông tin” đƣợc hiểu nhƣ
sau: Ở dạng động từ, thông tin là truyền tin, đƣa tin, báo cho nhau biết. Ở dạng danh
từ, thông tin có hai cách hiểu, một là tin tức đƣợc truyền đi cho biết; hai là tin tức về
các sự kiện đƣợc diễn ra trong thế giới xung quanh (Ví dụ: Bài viết có nhiều thông
tin mới khắc phục tình trạng thiếu thông tin) [48, tr.1526]. Nhƣ vậy, có thể hiểu
thông tin là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một dạng thức, ví dụ nhƣ: Thông
tin bằng điện thoại; Có gì thông tin cho nhau với. Thông tin là sự truyền đạt ý
tƣởng, một nội dung nào đó từ đối tƣợng này đến đối tƣợng khác, ví dụ nhƣ: Cuốn
sách này cho biết rất nhiều động vật quý hiếm đang tuyệt chủng.
Trong cuốn sách “Bùng nổ thông tin”, hai tác giả Philippe Breton và Serge
Proulx giải thích rằng: Khái niệm này có liên quan đến nét đặc trƣng Rôma, biểu
hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt. Nó có hai hƣớng nghĩa: Thứ nhất là nói

về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng (forme); thứ hai là nói về sự
truyền đạt một ý tƣởng, một khái niệm hay biểu tƣợng. Hai hƣớng nghĩa này cùng
tồn tại nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt,
đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh. Nó thể hiện sự gắn kết của hai
lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức [39, tr. 52].
Trong báo chí, thông tin đƣợc dùng để nói về chất liệu ngôn ngữ sống, sự
miêu tả, câu chuyện kể, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại.
Ngoài ra, còn có một số cách hiểu khác về thông tin nhƣ: Thông tin là những tri
thức có thể đƣợc mã hóa để bảo quản, để xử lý hoặc để truyền đạt; Thông tin là tin
tức đƣợc thông báo qua một hãng báo chí, một tạp chí, đài phát thanh hoặc truyền
10


hình. Thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những giá trị xã hội hay chính trị.
Ví dụ, một ngƣời gọi điện thoại cho một ngƣời khác cũng là hoạt động thông tin
nhƣng những thông tin đó không mang tính xã hội vì nó không đƣợc nhiều ngƣời
tiếp nhận và ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời nhƣ thông tin báo chí. Những thông tin
trao đổi giữa hai ngƣời chỉ có ý nghĩa chính trị - xã hội khi nó có ảnh hƣởng đến
nhiều ngƣời, đƣợc nhiều ngƣời tiếp nhận và đƣợc công bố trên báo chí. Bởi vậy,
báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội và thông tin báo chí mang
những đặc trƣng riêng so với các hình thức thông tin khác.
Trong lý luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách hiểu:
Một là, tri thức, tƣ tƣởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai
là, sự loan báo cho mọi ngƣời biết. Theo cách hiểu thứ nhất, thông tin thể hiện tính
chất khởi đầu, khởi điểm (tƣơng tự với khái niệm hình tƣợng trong nghệ thuật, hàng
hóa trong kinh tế - chính trị,…). Đây chính là một đặc trƣng cơ bản của báo chí nói
chung. Còn theo cách hiểu thứ hai là sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện có để
truyền đạt kết quả sáng tạo của nhà báo ra thế giới xung quanh. Nhƣ vậy, thông tin
cũng chính là chức năng của báo chí (theo nghĩa là sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật để
phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo) [39, tr. 55].

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm thông tin đƣợc hiểu theo
cách thứ hai. Theo đó, thông tin là tƣ̀ chỉ ho ạt động của nhà báo nhằm truyền đạt,
phổ biế n các kết quả lao động sáng tạo của nhà báo (là các các phẩm báo chí) tới
công chúng thông qua các phƣơng tiện kỹ thuật, qua đó tác động đến suy nghĩ, tƣ
tƣởng của ngƣời nhận, dẫn đến những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi
hoặc mang lại những hiệu quả cụ thể với đối tƣợng tiếp nhận.
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều cách sử dụng khác
nhau. Thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông
tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng, là nhân vật “trung gian” trong mối
quan hệ giữa nhà báo và công chúng. Thông tin là cái nhà báo có và cũng là cái mà
công chúng cần. Có trƣờng hợp, các nhà báo sử dụng nó để biểu thị tính chất chung
nhất của các thông báo ngắn, không kèm theo lời phân tích, bình luận về một sự
kiện mới (nhƣ tin vắn hay tin ngắn). Trong trƣờng hợp khác, nó đƣợc dùng để chỉ
tất cả các thể loại đƣợc dùng để ghi chép những sự kiện, hiện tƣợng mới nhƣ: tin
11


tức, tƣờng thuật, phỏng vấn... Nói một cách khác, bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng
đều chứa đựng lƣợng thông tin nhất định. Từ tiêu đề, vị trí của tác phẩm trên các cột
báo, chƣơng trình truyền hình, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách
xếp chữ trên các tờ báo, vị trí ảnh... đều hàm chứa trong đó một lƣợng thông tin
nhất định. Nhƣ vậy, có thể hiểu thông tin báo chí là tri thức, tƣ tƣởng do nhà báo
sáng tạo ra và đƣợc truyền đạt, loan báo, giới thiệu rộng rãi đến công chúng qua các
phƣơng tiện kỹ thuật.
1.1.2. Điển hình kinh doanh và thông tin điển hình
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “điển hình” có nghĩa là: Có tính chất tiêu biểu
nhất, bộc lộ đƣợc rõ bản chất của một nhóm hiện tƣợng, đối tƣợng. Ví dụ nhƣ nhân
vật điển hình, sự kiện điển hình [48, tr.522].
Thuật ngữ “điển hình” thƣờng đƣợc sử dụng trong công tác thi đua khen
thƣởng, chỉ những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong các lĩnh

vực công tác và các nhóm đối tƣợng. Trong văn học cũng có khái niệm nhân vật
điển hình để nói về những nhân vật có sức sống bền bỉ, vƣợt ra khỏi khuôn khổ văn
chƣơng, có tính chất đại diện cho một tầng lớp, một giai đoạn lịch sử nhất định nhƣ
nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn Du; nhân vật
Chí Phèo, Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao; nhân vật chị
Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố.
Trên báo chí thƣờng xuyên có thông tin phản ánh về các điển hình, nhân tố
mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điển hình trên báo chí khác với điển hình
trong văn học, nó dựa trên cơ sở sự thật khách quan, hiện thực chứ không phải hƣ
cấu, sáng tạo. Nhƣ vậy, có thể khái quát: Điển hình là những hình mẫu cụ thể, mang
những đặc tính nổi trội, đại diện cho một nhóm hiện tƣợng hoặc đối tƣợng. Có thể
phân loại điển hình thành hai loại: điển hình tích cực và điển hình tiêu cực. Điển
hình tích cực còn gọi là điển hình tiên tiến, mang giá trị nhƣ những tấm gƣơng tốt
để mọi tổ chức, cá nhân học tập và làm theo. Điển hình tiêu cực là những hành
động, tƣ tƣởng tiêu biểu cho sự bảo thủ, lạc hậu, gây hậu quả cho xã hội, có tác
dụng răn đe đối với những sai phạm của con ngƣời mang tính phổ biến trong đời
sống. Tuy nhiên, từ điển hình vẫn thƣờng đƣợc dùng theo nghĩa thứ nhất, khi nói
12


đến những tấm gƣơng tốt. Đây cũng là ý nghĩa của thuật ngữ “điển hình” đƣợc sử
dụng trong luận văn này.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” có nghĩa là tổ chức buôn bán để
thu hồi lãi [48, tr.852]. Kinh doanh là một từ khá phổ biến trong đời sống hàng
ngày, đƣợc dùng để nói về một hoạt động, một mối quan hệ làm ăn của một cá nhân
hoặc một tổ chức nhƣ: Tôi kinh doanh vật liệu xây dựng, cô ấy kinh doanh bất động
sản, công ty A kinh doanh thép nhập khẩu...
Theo Điều 4. Giải thích từ ngữ của Luật Doanh nghiệp đƣợc Quốc hội khóa
XIII thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, kinh doanh là việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi.
Thuật ngữ “kinh doanh” đƣợc đề cập đến trong phạm vi luận văn là toàn bộ
hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc thực hiện bởi doanh nhân, doanh nghiệp và
đƣợc nói chung là hoạt động kinh doanh. Theo đó, “điển hình kinh doanh” là khái
niệm để chỉ nhƣ̃ng mô hình kinh doanh, đố i tƣơ ̣ng kinh doanh có tính chất tiêu biểu
nhất, thành công nổi bật , đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc
và đƣợc dƣ luận xã hội công nhận, đƣợc các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà
nƣớc đánh giá bằng các danh hiệu, phần thƣởng, giải thƣởng. Cụ thể hơn, điển hình
kinh doanh đƣợc phân chia làm hai nhóm đối tƣợng là: Cá nhân điển hình và tập thể
điển hình. Ở khía cạnh cá nhân, điển hình kinh doanh chỉ những ngƣời hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, buôn bán, là đại địa pháp luật của doanh
nghiệp: Chủ của một sở sở sản xuất, kinh doanh; là giám đốc, tổng giám đốc, chủ
tịch hội đồng quản trị của một công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác
xã... đƣợc gọi chung là doanh nhân. Ở khía cạnh tập thể, điển hình kinh doanh là
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các xí nghiệp, công ty, tập đoàn, hợp tác xã, doanh
nghiệp kinh doanh, cơ sở buôn bán nhỏ,… hoạt động theo luật doanh nghiệp, và
đƣợc gọi chung là doanh nghiệp.
Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh
vực riêng, mỗi doanh nhân có tƣ tƣởng kinh doanh, chiến lƣợc và chiến thuật khác
nhau. Bởi thế con đƣờng đi đến thành công của họ không ai giống ai. Đã là điển
hình kinh doanh phải là những doanh nghiệp có thành tích sản xuất kinh doanh tốt,
13


dẫn đầu trong những ngành nghề lĩnh vực hoạt động, đóng góp lớn cho ngân sách
nhà nƣớc, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích cộng đồng.
Theo đó, căn cứ để đánh giá một doanh nghiệp, doanh nhân có phải là điển
hình hay không đƣợc dựa trên những tiêu chí cơ bản sau: Doanh nghiệp, doanh
nhân hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của pháp
luâ ̣t; có kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt (về doanh thu, lợi nhuận); bảo

đảm việc làm ổn định và các chế độ lƣơng thƣởng cho ngƣời lao động theo đúng
quy định; có thƣơng hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm nổi tiếng trên thị trƣờng; hoàn thành
nhiệm vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc; thực hiện tố t trách nhiệm
xã hội; đƣợc tặng các phần thƣởng và danh hiệu thi đua của Nhà nƣớc (Huân, Huy
chƣơng, danh hiê ̣u Anh hùng Lao đô ̣ng , Bằ ng khen… ), đƣợc vinh danh, trao tặng
giải thƣởng kinh tế trong nƣớc và quốc tế… Và một số giá trị “tinh thần” khác nhƣ:
Văn hóa doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh; khả năng hội nhập kinh tế quốc tế; nỗ
lực vƣợt qua khó khăn, xƣ̉ lý khủng hoảng…
Thông tin điển hình là hoạt động truyền đạt, thông báo, phổ biến những con
ngƣời, sự việc, hành động có tính chất tiêu biểu nhất, đại diện cho một nhóm đối
tƣợng, hiện tƣợng. Trong phạm vi luận văn, thông tin điển hình kinh doanh là các
tác phẩm báo chí viết về những doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà kinh doanh đạt
nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh, hội tụ đƣợc các tiêu chí nêu trên.
1.1.3. Báo chí kinh tế
Báo chí kinh tế là một bộ phận của hệ thống báo chí hiện nay. Đây là thuật
ngữ dùng để chỉ những tờ báo có thông tin chuyên sâu về kinh tế, là diễn đàn của
đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, tiếng nói của các tổ chức, hiệp hội kinh tế. Hầu
hết các báo hiện nay đều có chuyên mục kinh tế, kinh doanh nhƣng các tờ báo
chuyên biệt về kinh tế vẫn là nơi những thông tin kinh tế đƣợc phản ánh một cách
đầy đủ, cụ thể, sinh động và đa dạng nhất dƣới cả hai phƣơng diện lý luận và thực
tiễn.
Các báo kinh tế vừa cung cấp thông tin về đƣờng lối quan điểm của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực kinh tế, vừa đóng vai trò trung gian
trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, doanh nhân với cơ quan quản lý nhà nƣớc;
mặt khác báo chí kinh tế còn cung cấp nhiều thông tin bổ ích, có giá trị phục vụ cho
14


hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cầu nối để công chúng biết đến
doanh nghiệp, doanh nhân, các thƣơng hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm rộng rãi hơn.

Thông tin về điển hình kinh doanh chỉ là một bộ phận trong bức tranh thông
tin kinh tế đa sắc. Tuy nhiên, trong hàng loạt thông tin kinh tế đƣợc đề cập trên báo
chí hàng ngày, mảng thông tin này đã khẳng định đƣợc một vị trí riêng và có vai trò
nhất định trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh và nền kinh tế đất nƣớc;
đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả.
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn 3 báo in
chuyên về kinh tế để khảo sát là: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh
nghiệp, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập. Việc lựa chọn khảo sát loại hình báo in
dựa trên những ƣu điểm của loại hình báo chí này so với các loại hình khác. Đó là:
- Báo in đƣa thông tin sâu, độ chính xác cao và có nhiều bài phóng sự, phản
ánh, bình luận, phân tích sâu sắc về mọi lĩnh vực của đời sống. Ngôn ngữ, văn
phong của báo in giàu tính khoa học và chuẩn mực phù hợp với thông tin kinh tế.
- Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ in,
hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ... Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung thông tin
của tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trƣớc mắt ngƣời đọc hầu nhƣ ngay trên
cùng một trang báo. Sự đồng hiện về thông tin giúp ngƣời đọc có thể hoàn toàn chủ
động về địa điểm, thời gian và tƣ thế trong việc tiếp nhận thông tin. Khi đọc các tờ
báo in, ngƣời ta hoàn toàn có thể đọc lƣớt nhanh những nội dung quen thuộc, đọc
kỹ hay đọc đi đo ̣c lại nhiề u lầ n những nội dung phức tạp mà đọc lần đầu chƣa rõ.
- Viê ̣c tiếp nhận thông tin từ báo in thông qua thị giác - giác quan quan trọng
nhất của con ngƣời trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, do đó đòi hỏi ngƣời
đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não. Vì thế,
làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin, giúp ngƣời đọc có thể nhận thức sâu sắc
những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện.
- Việc lƣu trữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói quen của
nhiều ngƣời đọc. Do đó, báo in trở thành nguồn tƣ liệu quý giá đối với ngƣời đọc.
Trên các báo kinh tế thƣờng đăng tải nhiều bài viết lý giải, phân tích, bình luận các
vấn đề kinh tế có giá trị cao nên việc ngƣời đọc có thể lƣu trữ và sử dụng cho các
mục đích cá nhân của mình rất thuận tiện.
15



- Báo in cũng có khả năng len lỏi sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống, phù
hợp với nhiều đối tƣợng công chúng khác nhau (chỉ cần họ biết chữ)…
- Về phƣơng diện kỹ thuật, báo in đơn giản hơn rất nhiều so với các loại hình
báo chí khác.
Bên cạnh những ƣu điểm trên thì báo in cũng có một số hạn chế nhƣ: báo in
phát hành theo định kỳ nên tính thời sự kém hơn các loại hình khác, việc phát hành
báo in tốn kém, chậm chạp, phụ thuộc vào phƣơng tiện vận tải, đƣờng sá giao thông
và tác phong làm việc; khả năng tƣơng tác với độc giả không cao… Tuy nhiên,
nhƣ̃ng ƣu điể m vẫn là nổ i trô ̣i và là thế ma ̣nh của báo in so với các loa ̣i hin
̀ h khác .
Với những thế mạnh của báo in, các tác phẩm viết về điển hình kinh doanh
có điều kiện phản ánh một cách cụ thể, chân thực, sinh động về các doanh nghiệp,
doanh nhân tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, qua đó ngƣời đọc có thể hiểu cặn
kẽ về những tấm gƣơng điển hình. Những kinh nghiệm, bài học rút ra từ sự thành
công của các điển hình kinh doanh đƣợc lan tỏa, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng.
1.2. Chức năng thông tin tuyên truyền điển hình của báo chí
Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên
truyền của Đảng. Nhà báo đƣợc coi là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa - tƣ
tƣởng. Báo chí là công cụ sắc bén tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nƣớc; đồng thời, là cầu nối, kịp thời phản ánh những
tâm tƣ, nguyện vọng, những nhu cầu cấp thiết của nhân dân.
Trong thời gian dài, báo chí đƣợc biết đến với các chức năng cơ bản nhƣ:
tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể (V.I.Lênin). Đảng ta, từ khi bắt đầu công
cuộc đổi mới đất nƣớc, đã mở rộng chức năng của báo chí và báo chí còn là diễn
đàn của nhân dân để nhân dân bày tỏ nguyện vọng, tâm tƣ tình cảm và quan điểm
của mình về các vấn đề của đất nƣớc. Đó là một sự phát triển về quan điểm báo chí
cách mạng của Đảng ta [9, tr.401].
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII tại


Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Báo chí, xuất bản làm tốt chức
năng tuyên truyền thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc;
phát hiện những nhân tố mới, cái hay cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gƣơng ngƣời
tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến; phê phán các hiê ̣n tƣơ ̣ng tiêu cƣ̣c , uố n nắ n
16


nhƣ̃ng nhâ ̣n thƣ́c lê ̣ch la ̣c , đấ u tranh với nhƣ̃ng quan điể m sai trái , coi trọng nâng
cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin” [15, tr.116].
Nghị quyết Hội nghị Ban chấ p hành Trung ƣơng 5 (khóa X) “Về công tác tư
tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” xác định nhiệm vụ của báo chí là :
“Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đƣờng lối,
chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, bám sát nhiệm vụ công
tác tƣ tƣởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới. Coi
trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dƣơng các nhân tố mới, điển hình tiến tiến; tích
cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm
sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tƣ tƣởng của Đảng; tiếp tục
phát huy tiềm lực và ƣu điểm, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, nâng cao
chất lƣợng tƣ tƣởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tƣợng độc giả, vƣơn lên hiện đại về
mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ” [16, tr.49].
Theo thời gian và theo sự phát triển của đời sống xã hội, cũng nhƣ bởi chính
sự đóng góp về mặt xã hội của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội của đất
nƣớc, Đảng ta đã phát triển một bƣớc quan điểm về báo chí cách mạng… Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1/2011) đã khẳng định chức năng thông
tin, giáo dục, tổ chức, phản biện xã hội của báo chí, trên cơ sở nhấn mạnh “vì lợi ích
nhân dân và đất nƣớc” [9, tr.401].

Trong các chức năng của báo chí thì chức năng thông tin là chức năng cơ bản
mang tính tiên quyết của báo chí. Báo chí tồn tại và phát triển là để đáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng cao của con ngƣời và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu thông tin của quần chúng cà ng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú hơn.
Ngoài ra, thông tin báo chí cũng đồng thời là chất liệu và động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Những năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thực hiện chức năng nhiệm
vụ đƣợc giao, việc nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, các điển hình, nhân tố mới đã trở
thành một nhiệm vụ thƣờng xuyên của các cơ quan báo chí. Những tấm gƣơng
ngƣời tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến đƣợc phản ánh kịp thời đã trở

17


thành sức mạnh, nguồn cổ vũ, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nƣớc trong thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tuyên truyền, biểu dƣơng, nhân rộng các điển hình tiên tiến đã có
chuyển biến rõ nét, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua , khen
thƣởng với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu

, tuyên truyền về các

phong trào thi đua yêu nƣớc và các điển hình tiên tiến . Nhiề u chƣơng trin
̀ h phố i hơ ̣p
hiê ̣u quả , cách làm hay để biểu dƣơng , tôn vinh, nhân rô ̣ng các điể n hình tiên tiế n
đã đƣơ ̣c áp du ̣ng . Hầ u hế t các tờ báo lớn đề u mở các chuyên mu ̣c
tuyên truyề n về phong trào xây dƣ̣ng

, chuyên trang


nông thôn mới , cuộc vận động “Ho ̣c tâ ̣p và

làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” và biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt

, viê ̣c

tố t, các điển hình tiên tiến , nhân tố mới trong phong trào thi đua yêu nƣớc và các
lĩnh vực khác nhau trong đời số ng xã hô ̣i.
Các điển hình đƣợc giới thiệu , thông tin tuyên truyền trên báo chí đã phát
huy đƣơ ̣c ảnh hƣởng, tạo đƣợc sự lan tỏa trong xã hội, góp phần động viên mọi tầng
lớp nhân dân hăng hái thi đua , vƣơ ̣t qua khó khăn , phấ n đấ u hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều tấm gƣơng điển hình là các doanh nhân có thành
tích xuất sắc trong công tác quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp; các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất hoạt động kinh doanh tốt, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nƣớc hay
các tấm gƣơng làm kinh tế giỏi, thanh niên lập thân lập nghiệp… đƣợc giới thiệu,
biểu dƣơng trên báo chí đã cổ vũ động viên tinh thần lao động năng động sáng tạo,
hăng hái tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội
trong mọi tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền về các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên báo
chí thời gian qua còn nhiều hạn chế. Lƣợng bài viết về nhân tố mới, điển hình tiên
tiến còn chƣa nhiều. Hình thức thể hiện trong bài viết nhân tố mới, điển hình tiên
tiến chƣa phong phú, sinh động, lôi cuốn ngƣời đọc, do vậy sức lan toả chƣa lớn,
hiệu quả tuyên truyền chƣa cao. Các nhà báo còn ngại đi vào một số khía cạnh còn
khuất lấp trong đời sống xã hội để tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp. Những bài
viết về ngƣời tốt việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến chƣa đƣợc một số cơ quan
báo chí quan tâm, chủ động tổ chức thành chuyên trang, chuyên mục định kỳ, có
nền nếp, vì vậy chƣa thấy rõ đƣợc vai trò, vị trí của loại bài này.
18



1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tuyên
truyền gƣơng điển hình
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nêu gƣơng ngƣời tốt,
việc tốt. Ngƣời coi đó là những tấm gƣơng có giá trị lớn trong việc cổ vũ các hoạt
động cách mạng và phong trào cách mạng. Theo Ngƣời, một tấm gƣơng sống còn
có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Những quan điểm của Ngƣời về
tuyên truyền gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên báo chí vẫn còn
nguyên giá trị và là bài học kinh nghiệm quý báu để những ngƣời làm báo chí cách
mạng hôm nay noi theo.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không chỉ
dừng lại ở việc tự mình làm gƣơng, mà luôn quan tâm đến việc nêu nhiều tấm
gƣơng ngƣời tốt, việc tốt để đảng viên và quần chúng noi theo. Từ ngày hòa bình
lập lại ở miền Bắc năm 1954, Ngƣời yêu cầu báo Đảng và báo của các đoàn thể mở
ra chuyên mục “Ngƣời tốt, việc tốt”. Theo thống kê, từ tháng 02/1956 đến tháng
12/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem và đánh dấu hơn 2.000 bài viết về ngƣời
tốt, việc tốt trên các báo và có bút tích thƣởng Huy hiệu. Các bài viết đƣợc cắt ra và
đóng lại thành 20 tập. Bác Hồ không phân biệt đối tƣợng đƣợc tặng thƣởng huy
hiệu. Đó có thể là những em nhỏ thật thà, dũng cảm, biết yêu thƣơng, chia sẻ, giúp
đỡ bạn trong khó khăn, hoạn nạn; những công nhân, trí thức có những ý tƣởng,
những sáng kiến mang lại hiệu quả; những chiến sĩ chiến đấu tiêu diệt đƣợc nhiều
giặc, bắn rơi nhiều máy bay, thu đƣợc nhiều vũ khí; dân quân bắn cháy tàu chiến;
những nông dân vƣợt khó, sản xuất giỏi; hay các cụ già trồng đƣợc nhiều cây… Bác
vẫn thƣờng nhắc nhở: Việc khen thƣởng, động viên kịp thời những gƣơng ngƣời tốt,
việc tốt là cần thiết nhƣng cần tránh việc điều tra không đến nơi đến chốn, thƣởng
không đúng ngƣời, đúng việc sẽ làm mất hết ý nghĩa của giải thƣởng [54].
Tiếp nối tƣ tƣởng của Bác, Đảng, Nhà nƣớc ta luôn chú trọng đến công tác
thi đua khen thƣởng, biểu dƣơng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi tuyên truyền điển hình tiên tiến là cổ vũ
phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, là động lực thúc đẩy quần chúng
nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên

cạnh đó, tuyên truyền điển hình tiên tiến còn nhằm mục đích chứng minh sự đúng
19


×