Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.47 KB, 25 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HỒ THỊ MỸ TÌNH

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC
FRIEDRICH NIETZSCHE
CHUYÊN NGÀNH:TRIẾT HỌC
MÃ SỐ:

60 22 80

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Huế, 2010


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm
hiểu thế giới xung quanh, con người đã không ngừng tìm hiểu về
chính bản thân mình. Biết bao nhiêu câu hỏi xung quanh vấn đề con
người được đặt ra, và cũng đã có không biết bao nhiêu cách trả lời về
những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế
tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người không hề trở nên cũ trong


nhận thức của nhân loại.
Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại
với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của
mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên bố
là “triết học của con người, vì con người”, thì mọi trào lưu triết học
từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Tây sang phương Đông đều đi vào
lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của
con người.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những biến đổi mạnh mẽ của
khoa học và xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của các tư tưởng triết
học. Vấn đề thân phận con người, sự tồn tại của con người càng trở
thành vấn đề nóng bỏng trong triết học. Friedrich Nietzsche – một
trong những triết gia dám tạo điểm nhấn, dám đưa ra những quan
điểm trái chiều với quan điểm truyền thống trong xem xét và đánh
giá con người. Friedrich Nietzsche, nhà tư tưởng Đức, người gây
chấn động bằng tuyên bố “Chúa đã chết”. Và con người muốn hiện
hữu với tư cách là chủ thể của chính mình, không tha hóa với chính
mình, thì phải biết cởi bỏ những giá trị ảo quanh mình. Những tư
tưởng về con người và những chủ đích mà con người cần vươn tới
của Friedrich Nietzsche trở thành tiền đề quan trọng của chủ nghĩa
hiện sinh, trong đó con người hiện hữu với tư cách là một nhân vị.


3
Cùng chủ nghĩa hiện sinh, Friedrich Nietzsche đã tạo ra một phong
cách sống mới, một cách nhìn mới về vấn đề con người.
Vấn đề con người là một vấn đề triết học có ý nghĩa đặc biệt,
do vậy, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò và vị trí của con người luôn
là một vấn đề cấp thiết trong mọi thời đại. Những năm gần đây, thế
giới nói chung, Việt Nam nói riêng, quan niệm coi con người là trung

tâm trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan
tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà chính trị − xã hội.
Chúng ta, mỗi cá nhân đang sống và cống hiến, nhận thức rõ việc
phát huy năng lực của chính bản thân đồng nghĩa với việc phát huy
nguồn nhân lực cho đất nước, lấy con người làm trung tâm trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm đặc biệt có ý nghĩa
và hết sức cấp thiết. Tìm hiểu, khai thác tư tưởng, quan niệm về con
người của Friedrich Nietzsche để nhìn nhận rõ hơn, thiết thực hơn
vấn đề con người, đồng thời chọn lọc những yếu tố tích cực, góp
phần hữu ích vào việc phát huy mạnh mẽ hơn tiềm năng sức lực, trí
lực của con người trong thời đại mới.
Với ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề
tài “Vấn đề con người trong triết học Friedrich Nietzsche” làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp cao học ngành triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giới học thuật phương Tây đã rất quan tâm nghiên cứu triết
học Friedrich Nietzsche, tiêu biểu có: Martin Heidegger, Felicien
Challaye, Charter Andler, Karl Jasper,…Và Nguyễn Đình Thi là
người mở đầu cho nghiên cứu về Friedrich Nietzsche ở Việt Nam vào
năm 1942.
Trước năm 1975, triết học Nietzsche được quan tâm đặc biệt ở
Miền Nam Việt Nam. Các học giả miền Nam Việt Nam muốn thông
qua triết học Nietzsche để tìm tiếng nói tương đồng cho thân phận
con người, cho sự khốn cùng của trí tuệ trong xã hội hiện đại. Nổi bật


4
có Lê Thành Trị với “Hiện tượng luận hiện sinh”; Phạm Công Thiện
với “Ý nghĩa trong Văn nghệ và Triết học”, “Im lặng hố thẳm”, “Ý
thức bùng vỡ”; Trần Thái Đỉnh với “Triết học hiện sinh”; Thế Phong

với “F. Nietzsche và chủ nghĩa đi lên con người”. Bên cạnh đó việc
dịch sang tiếng Việt những cuốn sách viết về Nietzsche và các tác
phẩm kinh điển của Nietzsche đã góp phần đưa Nietzsche lại gần với
những người quan tâm đến Triết học của ông, điển hình như: Felicien
Challaye với “Nietzsche - cuộc đời và triết lý”, F. Nietzsche “Tôi là
ai” và “Buổi hoàng hôn của những thần tượng hay làm cách nào
triết lý với cây búa”…
Ở miền Bắc trước năm 1975, do tập trung vào việc đấu tranh
thống nhất đất nước nên triết học Nietzsche chỉ được nhắc đến trong
một bài viết khi cần minh họa cho các tư tưởng của phương Tây.
Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986, chúng ta đã có cái nhìn
mới về triết học phương Tây hiện đại. Tên tuổi của Nietzsche đã được
nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu thừa nhận, trích dẫn, thậm chí còn được
xem là cảm hứng sáng tác. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây ở Việt
Nam cũng như nước ngoài về triết học phương Tây hiện đại liên quan
đến Nietzsche đã được xuất bản, như: “Triết học phương Tây hiện đại”
(4 tập) của Lưu Phóng Đồng; M. Heidegger với “Tác phẩm triết học”;
Diêu Trị Hoa với “Edmund Husserl” và Hàn Lâm Hợp với “Max
Weber”. Lời giới thiệu về triết học Nietzsche của Quang Chiến trong
“Zarathustra đã nói như thế”; “Mười nhà tư tưởng lớn thế giới” của
Vương Đức Phong và Ngô Hiếu Minh; “Phridrich Nitsơ” của Lưu Căn
Báo; “Câu chuyện triết học” của Bryan Mage; “Nhập môn triết học
phương Tây” của S. E. Stumpt và D. C. Abel; “Lịch sử triết học và các
luận đề” của S. E. Stumpt; “Hành trình cùng triết học” của
T. Honderich.
Ở Việt Nam sau năm 1990, việc nghiên cứu và giới thiệu
Nietzsche hướng vào hai bộ phận hợp nhất tạo thành tư tưởng


5

Nietzsche là văn học và triết học, có các công trình như: Trần Mai
Nhi với “Những trường hợp giữa F. Nietzsche và văn học”; “Nhân
vị - một thành tố trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh”; Bùi Đăng Duy
và Nguyễn Tiến Dũng với “Lược khảo triết học phương Tây hiện
đại”; Nguyễn Tiến Dũng với “Lịch sử Triết học phương Tây”, “Chủ
nghĩa hiện sinh: lịch sử và sự hiện diện ở Việt Nam”; “Triết học
Nítsơ và cuốn sách viết về triết học Nítsơ đầu tiên ở Việt Nam”; Trần
Thiện Đạo với “Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc”;
Nexmeyanov E.E với “Triết học hỏi và đáp”; Hoàng Đức Bình với
“F. Nietzsche: con người và tác phẩm Zarathustra đã nói như thế”;
Hà Lê Dũng với “Sự ảnh hưởng của triết học F. Nietzsche đối với
chủ nghĩa hiện sinh vô thần”…
Trong các công trình nghiên cứu trên, một số đi vào nhìn nhận
và đánh giá tổng quát về cuộc đời và tư tưởng của Nietzsche, một số
thì tập trung đi sâu phân tích một khía cạnh về con người và lập trường
triết học của Nietzsche. Có thể khẳng định, cho đến nay, ở Việt Nam
chưa có công trình nào trùng với hướng nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Sau khi hoàn thành, luận văn phải đạt được mục đích là:
+ Làm rõ quan điểm của Nietzsche về con người.
+ Chỉ rõ những luận điểm có thể kế thừa và những tư tưởng
cần phê phán.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát vài nét về Nietzsche và những nhân tố tác động
đến sự hình thành quan điểm về con người của ông.
+ Phân tích những quan điểm của Nietzsche về con người và
đưa ra đánh giá, nhận xét.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề con người trong triết học
Nietzsche.



6
+ Phạm vi nghiên cứu: Những quan điểm về con người trong
hệ thống triết học Nietzsche.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp của
phép biện chứng duy vật với quan điểm: lịch sử, cụ thể, toàn diện và
phát triển.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích và
tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh,…
6. Đóng góp của luận văn
Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc
làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, tìm hiểu triết học phương
Tây hiện đại ở bậc đại học và sau đại học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm hai nội dung chính là 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Sự hình thành tư tưởng về con người trong triết học
Friedrich Nietzsche
Chương 2: Nội dung cơ bản trong tư tưởng về con người của
Friedrich Nietzsche


7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC FRIEDRICH NIETZSCHE
1.1. Bối cảnh thời đại
Thế kỷ XIX, châu Âu biến động về mọi mặt. Chủ nghĩa tư bản
dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
Khoa học phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng hiện
đại, song ở những điều kiện xác định lại làm cho chính cuộc sống bị
tiêu diệt. Những thành tựu mà con người tạo ra gần như quay lại chống
con người. Niềm tin bị khủng hoảng, khi mọi thứ ngày càng hiện đại
thì chính con người ngày càng bị tha hóa. Bên cạnh đó là sự khôi phục
lại những tín điều của Kytô giáo, làm sống lại niềm tin của Chúa.
Một thế kỷ của những biến đổi mạnh mẽ ở châu Âu về cả tinh
thần lẫn vật chất, từ chính trị đến kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Châu Âu lún sâu vào cuộc khủng hoảng tín ngưỡng và khủng
hoảng giá trị chưa từng có. Người châu Âu hoang mang, không biết:
Thân phận con người sẽ như thế nào? Xã hội loài người sẽ đi về đâu?
Bức tranh châu Âu thế kỷ XIX chứa đựng đầy đủ các khía
cạnh, màu sắc của xã hội và con người ở châu Âu lúc bấy giờ. Từ
bức tranh toàn cảnh này, ta có cơ sở để tìm hiểu thấu đáo hơn tư
tưởng của nhà triết học người Đức - Friedrich Nietzsche, một con
người dám dấy lên tiếng chuông đổi thay cuộc sống hiện tại, một nhà
tư tưởng làm nên dấu ấn của thời đại.
1.2. Friedrich Nietzsche và quá trình hình thành tư tưởng về con người
1.2.1. Sơ lược tiểu sử Friedrich Nietzsche
Friedrich Nietzsche là nhà triết học, nhà thơ nổi tiếng nước Đức,
nhà tư tưởng lớn thời cận đại. Sinh vào ngày 15 tháng 10 năm 1844 ở
Roecken, miền Trung nước Đức. Mấy thế hệ gia đình của Nietzsche
sùng đạo Kytô giáo, kính Chúa.



8
Nietzsche bị khuyết tật bẩm sinh, hay ốm đau, bệnh tật. Bố mất
sớm, em trai cũng sớm bị bệnh qua đời, đi học thì bị kỳ thị, phân biệt,
khinh rẻ. Ông chuyển đến nhiều nơi và không lúc nào thôi ham mê
nghiên cứu, tìm tòi các môn học, đặc biệt là Triết học. Nietzsche rất
uyên bác, am hiểu nhiều lĩnh vực, là người có tâm hồn nghệ sĩ, làm
thơ, viết văn, yêu nhạc và luôn nhạy cảm với thời cuộc.
Vào đại học, Nietzsche dần lìa xa Tôn giáo, không tin vào đạo
Tin Lành nữa. Ông hai lần tham gia chiến tranh thống nhất nước Đức.
Là người Đức, Nietzsche cũng luôn có đánh giá khách quan về đất
nước mình. Ông bị những kẻ Quốc xã nhận là triết gia biện hộ cho họ.
Nói về Friedrich Nietzsche là nói về một con người biết sống với
tận cùng tâm hồn mình. Một con người dũng cảm, luôn tự đấu tranh với
bệnh tật, sống tình cảm, khổ đau, buồn vui bất chợt, nhiều lần thất bại
trong tình yêu. Ông có nhiều tình bạn đẹp, là con người sống trầm tư cô
độc, thường xuyên có những cuộc du hành, đổi chỗ. Nietzsche có những
lúc đầy ắp hi vọng rồi tuyệt vọng, hay suy ngẫm về cuộc đời, rồi hoài
nghi, chán nản về cuộc sống và số phận con người. Ông mất vào ngày
25 tháng 8 năm 1900. Cuộc đời của vô vàn những biến cố.
1.2.2. Sơ lược tư tưởng và tác phẩm của Friedrich Nietzsche
Chủ nghĩa duy ý chí Nietzsche xuất hiện ở Đức vào những
năm 70 – 80 của thế kỷ XIX. Xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa
phi lý tính, dưới khẩu hiệu “đánh giá lại mọi quan niệm giá trị” và
phê phán gay gắt văn hóa châu Âu. Chủ nghĩa duy ý chí ra đời có ảnh
hưởng lớn nhất ở Đức.
Nietzsche và triết học Nietzsche là một khối hoàn bích. Triết
học Nietzsche là con đẻ của thời đại chuyển tiếp giữa thế kỷ cũ và
mới, là sự phản ánh vượt lên trước đối với sự khủng hoảng lớn toàn
diện của thế kỷ mới sắp đến.



9
Nietzsche công kích vào sự ràng buộc với những đức hạnh và giá
trị hiện có. Theo ông, mỗi người trong chúng ta phải tự mình trở nên
toàn mãn, nói vâng với cuộc sống, sống tận lực cho thỏa chí của mình.
Triết học Nietzsche được mệnh danh là “Đảo lại tất cả các giá trị”.
Những tác phẩm của Nietzsche đã khẳng định sức mạnh và giá
trị của con người ông: Nguồn gốc của bi kịch (1870 – 1872), Nhân
tính, nhân tính thái quá (1876 – 1879), Rạng đông (1880 – 1881), Tri
thức vui vẻ (1881 – 1886), Phía bên kia của cái thiện và cái ác (1885
– 1886), Hoàng hôn của ngẫu tượng (1888), Chống tín đồ Kytô
(1888), Hãy xem, con người ấy (1888), Ý chí quyền lực (1901),
Zarathoustra đã nói như thế…
Cho đến nay, những giá trị mà Nietzsche để lại không ngừng
được giới học thuật nghiên cứu, tìm hiểu.
1.3. Tiền đề tư tưởng
1.3.1. Sụp đổ niềm tin và khi “Thượng đế đã chết”
Tôn giáo là một hiện tượng đã tồn tại lâu đời trong xã hội loài
người. Nó chi phối cuộc sống con người và thống ngự toàn bộ đời
sống xã hội. Kytô giáo là trụ cột tinh thần của người phương Tây cho
nên khi Kytô giáo tan rã thì mọi giá trị truyền thống bị đảo lộn.
Kytô giáo coi dục vọng của bản tính con người là tội ác, khiến
con người tự nội tâm cảm thấy tội lỗi đối với dục vọng của bản năng,
cuộc sống trở nên khô héo cạn kiệt. Kytô giáo tuyên truyền về thông
cảm, rộng lượng, từ bi, làm cho con người trở nên nhu nhược, tan rã
ý chí. Kytô giáo chính là liều thuốc làm tan rã sức sống.
Nietzsche căm thù các tôn giáo, đặc biệt Kytô giáo, ông cho
rằng loại đạo đức này đã biến con người thành con vật. Dưới con mắt
của Nietzsche, tội ác của Kytô giáo là chồng chất, nói đến bao lâu
cũng không diễn tả hết được. Ông cũng cho rằng các nền luân lý cổ



10
truyền không nhằm những giá trị hiện sinh, mà chỉ nhằm phát triển
những đức tính có mục đích chê chối và ghét bỏ cuộc hiện sinh.
Vì nhận thấy những sâu mọt càng ăn sâu càng mục rỉ nên
Nietzsche muốn châm ngòi nổ, đánh thức cơn u mê của con người,
ông hét vang “Chúa đã chết!”.
Nietzsche miêu tả nguyên nhân Chúa chết, vừa chống lại Kytô
giáo, vừa chống lại đạo đức trần thế, để dựng nên quan niệm giá trị
mới, dùng siêu nhân sáng tạo thay thế Chúa ảo tưởng.
Khi thế giới không có Chúa, giá trị lật ngược lại sau khi phủ
định mọi đạo đức. “Đánh giá lại mọi giá trị” tức là đánh giá lật ngược
trở lại mọi giá trị đã bị lật ngược, phủ định tất cả những cái đã được
khẳng định, khẳng định mọi cái đã bị phủ định.
1.3.2. Tư tưởng nhân sinh cổ đại Hy Lạp – một ngọn nguồn
của quan niệm về con người trong triết học Friedrich Nietzsche
Nietzsche chủ tâm xây dựng một nền văn hóa đích thực, ông
tìm được khuôn mẫu cho nền văn hóa đó trong văn minh cổ Hy Lạp.
Ông đặt đối nghịch lý tưởng này với những yếu hèn của xã hội Đức
hiện đại, Nietzsche ca tụng sự vĩ đại và diệu kỳ của Hy Lạp cổ xưa,
coi chủng tộc Hy Lạp là chủng tộc tốt đẹp nhất, lôi cuốn nhất, kích
động nhất và được nhiều người thèm muốn nhất.
Nietzsche lấy Thần mặt trời – Apollo và Thần rượu –
Dionysus là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp làm khái niệm cơ bản
nhất trong triết học của mình, về sau trở thành phạm trù then chốt
của triết học nhân sinh. Thần Mặt trời Apollo là Thần Thái dương
trong truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, Thần Rượu Dionysus là
Thần hoan lạc trong truyền thuyết thần thoại Hy Lạp. Thần Mặt trời
khoác lên vạn vật vẻ hào quang lộng lẫy bên ngoài, nhưng cái đẹp

bên ngoài chỉ là cái đẹp mộng ảo. Còn Thần Rượu là sự bộc lộ lớn


11
của cái xấu và sự không hài hòa trong nhân tính, là sống với men
say cuồng nhiệt quên mất cái tôi, trong say người ta sống thật,
không bị guồng ép bởi những lề lối tục quy. Dionysus tiếp sức cho
người Hy Lạp cổ, là hiện thân của những gì mang tính người nhất
trong văn hóa của người Hy Lạp.
Theo Nietzsche, một triết học xứng danh là triết học phải có đủ
cả hai chất Apollo và Dionysus, trong hai tính chất đó, chất Dionysus
phải giữ vai trò uyên nguyên và trọng yếu.
Tinh thần Mặt trời dạy người ta giữ vững sự sống cá thể, lưu
giữ lấy ảo mộng, quên khổ đau của cuộc sống. Tinh thần của Thần
Rượu dạy người siêu thoát sự sống cá thể, nhìn thẳng vào đau khổ, từ
đau khổ thu nhận được sự say sưa có tính bi kịch.
Từ việc nghiên cứu bi kịch trong cuộc sống của người Hy Lạp
cổ, Nietzsche tìm tòi ý nghĩa cuộc sống, đồng thời lấy đó làm điểm
xuất phát và làm cơ sở cho toàn bộ tư tưởng của ông sau này.
1.3.3. Triết học Schopenhauer – sự khích lệ quan niệm con
người theo ý chí
Arthur Schopenhauer (1788 – 1860) là nhà triết học duy tâm
Đức nửa đầu thế kỷ XIX. Trước cách mạng 1848 thất bại, ảnh hưởng
của triết học Schopenhauer rất hạn chế. Khi điều kiện thay đổi,
những năm 40 của thế kỷ XIX, cách mạng Đức thất bại, giai cấp tư
sản Đức nản lòng, triết học Schopenhauer được hoan nghênh, tôn ông
là “triết gia vĩ đại”, thuyết ý chí đời sống của Schopenhauer giữ vị trí
chủ yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa chiết trung. Triết học
Schopenhauer chịu ảnh hưởng nhiều nhất triết học Kant, Platon và
Phật giáo.

Trong trường đại học, lúc đang đau khổ, thất vọng u uất,
Nietzsche phát hiện ra tri âm của tâm hồn – Shopenhauer. Nietzsche


12
nói rằng chính vì đọc Schopenhauer mà ông trở thành triết gia.
Những nguyên do gây nên phạm vi ảnh hưởng khác thường của
Schopenhauer là rất nhiều và phức tạp, nhưng có lẽ quan trọng nhất ở
Schopenhauer là có sự phối hợp giữa chiều sâu vô song của trực giác
chiếu vào thân phận con người với một bút pháp văn học xuất sắc.
Với Shopenhauer, thế giới xung quanh chỉ được coi là thế giới
biểu tượng tồn tại. Shopenhauer quy kết toàn bộ thế giới được kinh
nghiệm và nhận thức của con người biết đến chỉ là “thế giới hiện
tượng” tồn tại tương ứng với chủ thể, bản thân nó không có bất kỳ ý
nghĩa thực tại nào. Shopenhauer dùng chủ nghĩa duy ý chí để uốn nắn
và bổ sung chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa hiện tượng của Kant.
Cái tồn tại thực sự của con người là ý chí, chỉ có ý chí mới có thể giải
thích được sự tồn tại của con người, hành động của con người.
Luân lý là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong triết
học Shopenhauer. Ông xem vấn đề con người, đặc biệt vấn đề tự do
của con người là vấn đề hạt nhân.
Những năm đầu của cuộc đời, khi đón gặp tư tưởng
Schopenhauer, soi vào mình, tâm hồn Nietzsche đã không còn đầy ắp
những hoài nghi về cuộc đời. Nietzsche thán phục bi kịch về cuộc đời
mà Schopenhauer đã miêu tả, tán thành thái độ chân thành của
Schopenhauer khi khai thác, mổ xẻ cuộc sống. Nietzsche chỉ ra cái vĩ
đại của Schopenhauer ở chỗ ông có thể đứng trước bức tranh cuộc
sống, giải mã toàn bộ ý nghĩa bức tranh. Một nhà triết học vĩ đại nên
từ trong toàn cảnh của bức tranh cuộc sống mà tìm kiếm ý nghĩa sự
sống. Nietzsche thần tượng Schopenhauer. Từ đó, Nietzsche ý thức

về việc tìm tòi ý nghĩa cuộc sống, đặc biệt là nghiên cứu triết học để
tìm thấy tư tưởng của chính mình.


13
1.3.4. Richard Wagner – một gợi ý sâu thẳm về tâm linh
Richard Wagner (1813 – 1883) nhạc sĩ, nhà văn lừng danh
người Đức. Wagner là người soạn nhạc kịch tuyệt vời, người khám
phá ra sợi dây liên hệ đích thực nối liền âm nhạc với kịch bản, âm
nhạc với đời sống. Với Wagner, cái gì nhìn thấy được trong vũ trụ
đều có khuynh hướng hóa nội tại để biến thành âm thanh, cái gì nghe
được trong vũ trụ đều khao khát hóa nên hình thể. Wagner khai sáng
nên tính hợp nhất của khả năng nghệ thuật ở con người bằng việc
dung hòa thơ ca và âm nhạc.
Mùa thu năm 1868, Nietzsche gặp Richard Wagner, từ việc
cùng chia sẻ sự kính trọng dành cho Schopenhauer mà hai người trở
nên thân thiết.
Wagner rất sôi nổi và nhiệt tình, nói rất nhanh, rất khôi hài.
Ông là một con người tài hoa và sáng tác rất giỏi, cũng thần tượng
Schopenhauer. Nietzsche xem Wagner như một người anh trai, vừa
sùng bái tác phẩm của nhà soạn nhạc tài hoa, vừa ngưỡng mộ tấm
lòng vị tha của Wagner. Cuộc gặp gỡ của Nietzsche với Wagner trở
thành nguồn của một tình yêu say mê, mở rộng đến vô tận quy mô
của sự nhạy cảm của ông.
Tiếp xúc với Wagner, Nietzsche có những ngày sống thoải
mái, giá trị và có nhiều thu hoạch. Làm quen với thiên tài âm nhạc
khiến cho sức mạnh chiến đấu của ông càng sôi sục, ấp ủ một ước
mong tìm tòi, khai thác ý nghĩa cuộc sống chân thực đang bị vùi lấp
trước vô vàn thứ đang ngổn ngang.
Đối với ông, tình bạn với Richard Wagner là một trong những

hội ngộ thiêng liêng nhất.
Tất cả, đều là những gặp gỡ tình cờ mà định mệnh.


14
Kết luận chương 1
Một tuổi thơ chịu nhiều đau thương, bất hạnh. Một cuộc đời
gặp vô vàn những mất mát, ngổn ngang. Một sự chuyển giao giữa cũ
và mới, khuôn mẫu và phá cách. Đó là cách nói về sự ra đời của một
thiên tài – Friedrich Nietzsche, người sống trong sự đấu tranh cuồng
nhiệt, có lúc tưởng chừng như đã gục ngã, nhưng ông đã không
những không chịu đầu hàng mà còn tiến những bước xa hơn.
Thời đại, con người và cuộc đời sinh ra ông, sinh ra một tư
tưởng lớn dám dỏng dạc hét lên một tiếng hét chưa từng có: “Chúa đã
chết” làm xoay chuyển, đảo lộn mọi giá trị của cuộc sống. Nietzsche
đã đưa con người mê muội trở về với đời sống thực, đưa con người
trở về với giá trị thực của mình. Từ những bài học lớn lao mà những
người thầy để lại, cùng với tư chất sẵn có của bản thân, hình thành
nên tư tưởng của một Friedrich Nietzsche, dẫu chưa thoát ly được địa
vị giai cấp của mình, nhưng Nietzsche vẫn luôn được xem là một tâm
hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sản sinh được từ sau
Goethe đến nay, điều mà Felicien Challaye vẫn luôn tâm đắc.


15
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI
CỦA FRIEDRICH NIETZSCHE
2.1. Quan điểm của Friedrich Nietzsche về con người
2.1.1. Con người, sự kết hợp của hai nghịch lý về đạo đức: đạo

đức ông chủ và đạo đức người nô lệ
Trong tác phẩm Phía bên kia của cái thiện và cái ác, Nietzsche
đã phát hiện ra hai loại hình đạo đức chủ yếu, đó là đạo đức ông chủ và
đạo đức người nô lệ. Trong các tác phẩm sau đó như Phổ hệ của đạo
đức, ông tiếp tục trình bày rõ hơn hai loại đạo đức này.
Đạo đức nô lệ là đạo đức của những người bình thường, thiếu
sức sống, không có lý tưởng phấn đấu, họ sợ người có sức mạnh.
Nietzsche cho rằng đây là đạo đức Kytô giáo. Loại đạo đức này thực
chất là một loại đạo đức kiềm chế cuộc sống và bản năng của con
người, vi phạm bản năng tự nhiên của con người, tiêu diệt tinh thần
sáng tạo, tích cực vươn lên của con người, là một loại đạo đức có tính
chất phá hoại.
Đạo đức ông chủ là đạo đức của một số ít người thuộc giai cấp
quý tộc và thượng đẳng, Cuộc sống và bản năng của họ được thể hiện
đầy đủ, không bị ràng buộc. Họ hoàn toàn lấy ý chí của mình làm
thước đo sáng tạo giá trị, định ra quan niệm đạo đức. Theo họ, con
người thuộc loại hình cao quý tự cho mình là người quyết định quan
niệm giá trị, không cần sự tán thưởng nào. Con người cao quý gọi tất
cả cái gì là cao thượng, uy nghiêm cương nghị và đáng tự hào, phát
huy sức sống và bản năng bên trong của cá nhân, phát huy tính sáng
tạo, tính năng động của cá nhân là thiện. Tất cả cái gì là đê tiện, nhu
nhược, tầm thường, đi theo lối mòn, không có tinh thần sáng tạo ra
cái mới, mọi cái cầu xin thông cảm, thương hại đều được coi là ác.


16
Đạo đức ông chủ là đạo đức xuất phát từ cuộc sống và bản
năng phi lý tính của con người, còn đạo đức người nô lệ có nền tảng
tư tưởng là truyền thống Kytô giáo và phái lý tính.
Nietzsche cho rằng, trong mọi xã hội văn minh, hai loại đạo đức

này luôn luôn đan xen với nhau, giới hạn của chúng thường lẫn lộn, sự
đối lập giữa chúng thường được điều hòa. Để phát huy tác dụng sáng
tạo của đạo đức ông chủ, ngăn ngừa và khắc phục tính chất phá hoại
của đạo đức nô lệ, cần phải phân biệt hai loại đạo đức này.
Nietzsche còn có ý định chống lại tính tiêu cực, nêu cao sự
phấn đấu vươn lên của giai cấp nô lệ, nên không thể hoàn toàn quy
kết ông đứng hẳn về phía giai cấp đặc quyền quý tộc thiểu số, chống
lại đông đảo quần chúng nhân dân. Lý luận của ông vì thế mà đã bị
giai cấp độc quyền lợi dụng làm công cụ chống lại đông đảo quần
chúng nhân dân.
Hai quan niệm về hai loại đạo đức của con người này phản ánh
mâu thuẫn đối lập giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội có giai cấp:
thống trị và bị trị. Cần tạo lập một bảng giá trị mới trong quan niệm
về đạo đức để chuẩn bị cho sự ra đời của một thế hệ người mới, thế
hệ khỏe mạnh và dám làm tất cả để khẳng định sức mạnh Người trên
mặt đất này.
2.1.2. Những hoạt động sinh động trên mặt đất
Nietzsche cho rằng chúng ta nên sống hết mình trong thế giới
này, và nhận được mọi thứ có thể từ nó. Ở ông, sự đam mê và lòng
chân thành nắm giữ lấy nhau. Nietzsche dạy con người cách yêu
thương nhưng không phải là “thương hại”, tình cảm phải xuất phát từ
trái tim biết nhân ái. Chính sức sống là quan trọng chứ không phải
đời sống vĩnh cửu.


17
Nietzsche không ngừng chỉ trích nước Đức, chủ nghĩa quốc gia
là lừa lọc, nhà nước là dối trá, là xiềng xích.
Ông kêu gọi mỗi người phải tự phát huy sức mạnh tiềm năng
cũng như phẩm chất chính đáng của mình, dám nhìn thẳng vào sự

thật, sống phải biết suy nghĩ, phải biết đối mặt với khó khăn thử
thách. Nietzsche khám phá những quan điểm mới mẻ, tự do và tính
vĩnh cữu của con người. Con người hiện sinh là con người dám nhìn
thẳng vào sự thực, không sống theo những quan niệm trừu tượng.
Con người hiện sinh luôn cố gắng dùng suy nghĩ để xác nhận ý nghĩa
“hiện sinh”, tức ý nghĩa thực sự của mỗi người và mỗi vật, cho nên
họ không kính ông thầy vì là ông thầy, mà chỉ kính ông thầy vì
những đức tính trí thức và đạo đức của ông thầy. Con người phải biết
giáp mặt với những sự thật gay go và khó chịu nhất liên quan đến
chúng ta mà không chùn bước, không ngừng nhìn chúng tận mắt. Và
cũng biết sống với trí thức đó mà không cần đến sự đền đáp nào khác
ngoài việc sống một cuộc sống như thế, vì chính nó.
2.1.3. Khát vọng vươn lên – ý chí quyền lực nội tại của con người
Trong triết học Nietzsche, nhận thức tư tưởng và quan niệm
giá trị đạo đức của con người đều do cuộc sống và xung động bản
năng phi lý tính của con người quyết định. Ý chí cuộc sống là ý chí
biểu hiện, giải phóng, cải thiện, tăng cường sức sống tự nó, tức “ý chí
quyền lực”, và ý chí quyền lực là thực tại bên trong của con người, là
bản chất của con người không ngừng được mở rộng và vươn lên.
Theo Nietzsche, con người không thể thỏa mãn với số phận,
cũng không thể sống tầm thường, mà phải cố gắng vươn lên, phải
biết đánh giá lại mọi giá trị để khẳng định được tính năng động, sáng
tạo của con người. Là người thì phải biết tự đánh giá để vươn lên,
nếu không cuộc sống sẽ trở nên rỗng tuyếch và không có ý nghĩa.


18
Con người mang lại ý nghĩa cho sự vật, có nghĩa là tạo cho
mình một thế giới có ý nghĩa, tức là mang lại ý nghĩa cho bản thân.
Người ta càng có lý tưởng và mục đích nào đó, càng phải nhận

thức và hành động để thực hiện lý tưởng và mục đích ấy, càng giành
được thành công trong hành động của mình.
2.1.4. Sống là khẳng định
Lập trường của triết hiện sinh là khám phá ra chủ thể tính con
người, tìm hiểu con người, chủ trương thăng tiến con người. Trong
khi triết học cổ điển không giúp gì con người trong việc giải quyết
những vấn đề nhân bản, chỉ hướng về vũ trụ mà bỏ quên con người,
thì triết hiện sinh chỉ suy nghĩ và tìm hiểu con người mà thôi.
Nietzsche nhấn mạnh rằng cần phát huy cao độ bản năng và
sức sống nội tại của con người. Con người là chủ thể duy nhất có ý
thức về mình. Con người tự vượt qua mình, tự giải phóng cho mình.
Con người cương quyết đặt mình làm trung tâm.
Nietzsche lên án tình trạng sống vô vị và vô bổ của người thời
nay. Thời đại toàn những bệnh tật và mệt mỏi, người ta quen tin
tưởng rằng mục đích cuộc đời là do một quyền binh siêu phàm ban
phát xuống, chứ không phải do mình tự tạo nên. Như vậy, con người
coi đời mình như công việc của người khác, phó mặc cho người khác.
Người hùng của Nietzsche là con người hoàn toàn tự chủ,
không lệ thuộc vào thói tục do luân lý cổ truyền tạo nên để nô lệ hóa
con người.
Bản thân mỗi một con người phải luôn biết tự quyết cho cuộc
đời và vận mệnh của mình. Phải biết yêu cuộc sống và dám sống một
cách anh hùng, ngang tàng và nguy hiểm.
Con người phải biết suy nghĩ và dám suy nghĩ theo những
đường lối mới. Người dũng cảm và mạo hiểm sẽ tìm thấy trong sự


19
xung đột niềm hứng thú, họ mê cảm giác đó, làm họ thích thú, và
phát huy hết năng lực của họ.

Con người sống bằng thể xác, tư duy bằng thể xác, nếu khinh
chê thể xác là xem thường bản thân mình.
Con người hiện sinh là con người biết vươn lên trên cái thông
thường, biết tìm ra những giá trị mới cho cuộc sống. Nietzsche luôn
đề cao sự cứng rắn, phẩm chất gan dạ của một con người. Ông ca
tụng niềm vui sống, cái vui tươi, cái hiểu biết vui vẻ và thú vị. Đồng
thời, Nietzsche lên án sự ràng buộc của những đức hạnh và giá trị
đương thời. Con người có thể tự do lựa chọn bất cứ giá trị gì họ quan
tâm nhất. Những giá trị đã đưa con người ra khỏi giới động vật và tạo
dựng văn minh.
Nietzsche cũng đưa ra quan niệm của mình về tình yêu nam
nữ, ông cho rằng mỗi người có một sức mạnh riêng, và trong bất kỳ
hoàn cảnh nào, con người cũng phải tự mình tìm cách tốt nhất để
vượt qua được muôn vàn khó khăn, rào cản của cuộc sống.
Những giá trị mới mà Nietzsche hướng tới vượt lên hẳn những
cái thông thường trong cuộc sống, làm cho con người cảm thấy “đáng
sống” hơn, người hơn.
2.2. Siêu nhân – một quan niệm mới về hướng đi lên của con người
Thế kỷ XIX là thời đại văn minh, hệ thống giá trị của truyền
thống phương Tây đi đến chỗ tan rã, chủ nghĩa hư vô bắt đầu nảy
sinh. Con người lúc này mất hết chỗ dựa, không lý tưởng, do đó cũng
mất giá trị và ý nghĩa.
Nietzsche coi siêu nhân là lực lượng cứu vãn loài người tránh
khỏi sa đọa thái hóa. Mục tiêu siêu nhân và lý tưởng là do Nietzsche
định cho con người, vì vậy, triết học chân chính nên trở thành triết
học siêu nhân.


20
Nietzsche chứng minh siêu nhân – con người hiện đại mang

nơi mình tất cả loài người, con người đó là con người đầu tiên của
một giống người quý phái mới. Siêu nhân là người hy sinh cho trần
gian.
Siêu nhân, một con người siêu đẳng ở trên con người hiện tại.
Siêu nhân của Nietzsche dùng để thay thế Chúa của Kytô giáo và
khái niệm lý tính tuyệt đối của triết học phái lý tính truyền thống có ý
nghĩa là Chúa.
Siêu nhân có cá tính rõ ràng và có tính sáng tạo, trí lực hơn
người, ý chí kiên cường, tính tự do tuyệt đối. Siêu nhân biết phá bỏ
mọi ràng buộc của phương thức tư duy và chuẩn mực đạo đức truyền
thống, đồng thời cũng không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào của luật
pháp cũng như của đạo đức và chân lý.
Những phẩm chất của siêu nhân theo định nghĩa của Nietzsche
thể hiện rõ nơi Sir Richard Francis Burton (1821 – 1890), nhà thám
hiểm, nhà quân sự, nhà thực vật học, địa chất và dịch thuật người
Anh.
Nietzsche chủ yếu thông qua so sánh với “người mạt hạng” và
dùng những ẩn dụ để trả lời gián tiếp. Siêu nhân khác một cách căn
bản với người mạt hạng. Họ là những người có ý chí quyền lực được
phát huy đầy đủ, phá bỏ mọi ràng buộc của phương thức tư duy và
chuẩn mực đạo đức truyền thống, là người ở phía bên kia thiện – ác,
có cá tính rõ ràng và sáng tạo, trí lực hơn người, ý chí kiên cường,
tính tự do tuyệt đối, hăng say.
Siêu nhân không phải là anh hùng, vĩ nhân có ý nghĩa chung.
Các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đều có tính người nên không
phải là siêu nhân, nhưng họ lại là những người có rất nhiều ý chí
quyền lực nên phù hợp với sự giải thích của Nietzsche về siêu nhân.


21

Siêu nhân của Nietzsche là một khái niệm có nhiều tầng lớp,
có nhiều nội dung. Siêu nhân là người đã hoàn toàn giải thoát, đã
hoàn toàn tự chủ và tự chủ trong tinh thần sáng suốt và hiên ngang.
Siêu nhân chính là lý tưởng hóa, nhân cách hóa sức sống và bản năng
của con người. Tuy nhiên, siêu nhân vẫn là người từ trong quần
chúng bước ra. Là con người đã tự giác và đã được giải thoát.
2.3. Một vài nhận xét về vấn đề con người trong triết học
Friedrich Nietzsche
Triết học về con người là triết học về ý nghĩa cuộc nhân sinh,
chú trọng đến thân phận con người, tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống
và của cái chết. Triết học Mác nhìn nhận vấn đề bản chất con người
không trừu tượng mà cụ thể và trong quá trình phát triển của nó.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội.
Nietzsche đòi xây dựng một loại triết học có thể phát hiện và
biểu đạt cái tồn tại sâu kín của con người. Nhà triết học này đã hướng
lý luận đi vào thực tiễn, có gắn với thực tiễn, lý luận mới thực sự là
cái được nhào nặn có nghĩa.
Với Nietzsche, để giải quyết vấn đề nhận thức phải xuất phát
từ con người. Tuy nhiên, ông đã rơi vào chủ quan cực đoan khi xem
nhận thức là một quá trình thuần túy, và đề cao tính chủ quan của con
người.
Điểm nhấn, điểm phát sáng trong triết học Nietzsche là đã phá
hủy mọi định kiến cũ, mọi quan niệm siêu hình và luân lý xưa.
Nietzsche nhận định được sự xuyên tạc của chủ nghĩa đạo đức, ông
phân biệt được mọi thứ đạo đức giả, yếu hèn, và luôn tin vào một
chân lý đạo đức. Chính Nietzsche cũng dựa vào một truyền thống,


22

ông đã góp phần vào việc làm cho con người không những hạnh phúc
hơn mà còn mang chất người hơn.
Triết học của Nietzsche tuy chưa thoát khỏi khuôn sáo duy tâm
cho tinh thần, quá phát huy sức sống của cá nhân, đồng hóa người
khác. Mặt khác, ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm cực đoan, những
người ủng hộ chế độ áp bức bóc lột, giai cấp phản động thường xem
Nietzsche là người phát ngôn của họ. Nhưng thuyết ý chí và quyền
lực của Nietzsche đã nhấn mạnh sự phát huy, cải thiện, phát triển, sức
sống của con người.
Đọc Nietzsche, soi vào bản thân, ta như thấy hổ thẹn với chính
mình, thấy như Nietzsche nói hộ cho chính ta, lay tỉnh con người.
Nietzsche cho ta một bài học cùng một tấm gương lôi cuốn về
lòng chân thực hoàn toàn. Nietzsche là người biết tiền định cho sự
suy tư trong sáng, luôn biết tự đổi mới. Nhà triết học người Đức này
có cái nhìn sắc bén, biết phân biệt mọi thứ thật giả, tốt xấu. Tuy đã có
lúc triết học của ông bị những người phát xít lợi dụng, nhưng ở
Nietzsche, giá trị là tự nội ở cuộc sống.


23
Kết luận chương 2
Nietzsche đã thực sự đi vào giải quyết vấn đề con người, đã
thổi vào thời đại lúc bấy giờ một luồng sinh khí tự do hoàn toàn mới,
để con người thoát khỏi cái nghèo nàn, tù túng trong tư tưởng lẫn
hành động. Con người mà ông muốn xây dựng thay cho con người
đang tha hóa, chính là siêu nhân, lại không có gì khác hơn chỉ là sự
lắp ghép từ bản năng và ý chí sinh tồn. Có thể đó không phải là
những con người vô cảm nhưng con người đó không có thực, không
tồn tại trên mặt đất này, nếu không nói là hoang tưởng.
Dẫu vậy, Nietzsche vẫn là một nhà tiên đoán tài ba, dám đưa

ra ý kiến phá bỏ các quan niệm cũ, để làm cho khả năng con người
không bị ràng buộc, để cuộc sống và hành động đạo đức con người
có giá trị chân chính. Vì bản thân từng vật vã trong khổ đau và tủi
nhục, nên Nietzsche biết phát hiện và biểu đạt sâu sắc những tồn tại
sâu kín của con người. Đọc Nietzsche, ta nghe như mình được
thăng hoa.
Nietzsche luôn nói, luôn chiến đấu, luôn đau khổ cho một
mình mình. Ông không ngỏ lời cũng ai và không ai trả lời ông. Điều
còn dữ dằn và đáng ngại hơn là không ai nghe ông. Nietzsche là thiên
tài của những chống đối dữ dội, dám gồng mình lên với thời đại, dám
đấu tranh với hiểm nguy. Ông cho chúng ta thấy được một trái tim
dũng cảm và đáng khâm phục. Nhà triết học tài ba này đã tuyên bố
rằng cái gì không giết được tôi làm tôi mạnh thêm. Quả thực đến hôm
nay, ta thấy dường như trái tim ông vẫn đang rực cháy vì nhân loại.


24
KẾT LUẬN
Triết học của Nietzsche được mệnh danh là Đảo lại tất cả các
giá trị khi Chúa không còn, siêu nhân gần như là đối tượng thay thế
một cách dũng mạnh, kiên cường. Trần Thái Đỉnh đã khẳng định
rằng, cuộc cách mạng Nietzsche thực là ghê sợ, nhưng không phải tự
nhiên mà có. Nó đã được chuẩn bị khá lâu, qua không khí gia đình và
qua các triết gia mà ông đã say mê. Nó gây choáng ngợp cho đối
tượng tiếp nhận về tư tưởng táo bạo của một thiên tài.
Một năng khiếu hiểu biết kèm với một sức mạnh trai tráng và
cơ bản của ý chí hiểu biết, Nietzsche thực hành triết học như một
nghệ thuật. Chưa bao giờ có một con người được phát triển giữa
những đau đớn khủng khiếp đến vậy, chưa bao giờ có một con người
làm mình chảy máu nhiều đến như vậy trong sự tìm kiếm cái tôi của

mình. Ông trải mình đến vô tận, căng ra đến vô tận các cực của con
người ông để tận hưởng hết thảy một cuộc đời chân chính của trí tuệ,
như là tận hưởng hết sức căng của dòng điện có giữa hai cực đó.
Triết học của Nietzsche có tính tranh luận ở một tầm quan
trọng, nó tạo ra một kiểu phản biện chứng pháp tuyệt đối, nó dự định
tố cáo tất cả mọi huyễn hoặc tìm thấy chỗ ẩn náu cuối cùng trong
biện chứng pháp. Điều mà Schopenhauer mơ ước, nhưng không thực
hiện được, vì ông bị bó buộc trong tấm lưới của chủ nghĩa Kant và
của chủ nghĩa bi quan, thì Nietzsche biến thành của mình, bất chấp
việc ông cắt đứt với Schopenhauer. Dựng lên một hình ảnh mới của
tư duy, giải phóng tư duy khỏi những gánh nặng đè bẹp nó. Ba ý
niệm xác định nên biện chứng pháp: ý niệm về quyền lực phủ định
với tư cách là nguyên tắc lý luận biểu hiện trong đối lập và mâu
thuẫn; ý niệm về giá trị của nỗi đau và nỗi buồn, sự tăng giá trị của
“những đam mê buồn bã”, với tư cách là nguyên tắc thực hành biểu


25
hiện trong sự chia tách, trong nỗi vò xé; ý niệm về tính thực chứng
với tư cách là sản phẩm lý luận và thực hành của phủ định. Toàn bộ
triết học Nietzsche, trong ý nghĩa tranh luận của nó, vạch trần cả ba ý
niệm này.
Nietzsche đã đặt ra những vấn đề trọng yếu của triết học nhân
sinh, với tham vọng lột bỏ được nếp tư tưởng chịu ảnh hưởng nặng
nề của luân lý truyền thống. Tuy nhiên, những gì mà ông làm được
mới dừng lại ở mức độ một nhà tư tưởng chưa thoát ly được địa vị và
giai cấp của mình.
Đấu tranh vì con người là mục tiêu chung của toàn nhân loại,
con người đã được giải phóng và giành lấy được địa vị của mình, đó
là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc

trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột và khẳng định quyền con
người làm chủ thiên nhiên. Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
đang ngày một không ngừng đấu tranh và xây dựng trên tất cả mọi
lĩnh vực, không mục đích nào khác ngoài mục đích vì con người. Bản
thân đang học tập và làm việc một cách tích cực, cũng là một cách
góp phần khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình trên con đường
đấu tranh “vì con người”.


×