Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Baì tập lớn môn kiến trúc 1 đhxd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 117 trang )

BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

Trường Đại Học Xây Dựng
Bộ Môn Kiến Trúc Công Nghiệp
*

*
*

BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Anh

1.
2.
3.
4.
5.

Đỗ Thị Vân Anh – 947255 – 55QD1
Lưu Hoàng Mai Anh – 460255 – 55QD1
Nguyễn Thị Minh Thúy – 1509255 – 55QD1
Nguyễn Phan Bảo Hà – 55KT2
Bùi Thu Ngân – 55QD2 - 53555

1


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

Đề bài: Trình bày về các giải pháp kết cấu, các loại vật
liệu xây dựng của nhà và công trình.


Kết cấu, vật kiệu và kỹ thuật thi công trong tổ chức xây dựng là điều kiện vật chất
kinh tế kỹ thuật của tác phẩm kiến trúc, nhằm tạo ra các không gian phục vụ công
năng hợp lý và an toàn cho công trình cho nên luôn cần đảm bảo 2 yêu cầu chính là
mục tiêu chịu lực và bao che. Ngoài ra, kiến trúc còn tạo ra những bộ phận không
gian nhô ra ngoài mặt tường như các hành lang treo, ban công (bao lơn).... – còn
được gọi là kết cấu phụ. Để hiểu rõ hơn về các giải pháp kết cấu và giải pháp kiến
trúc cho nhà và công trình, ta chia ra làm 3 phần như sau:
PHẦN 1: KẾT CẤU CHỊU LỰC
PHẦN 2: KẾT CẤU BAO CHE
PHẦN 3: KẾT CẤU PHỤ

2


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
PHẦN 1: KẾT CẤU CHỊU LỰC
Các kết cấu chịu lực cần thỏa mãn các yêu cầu bền vững, ổn định, bền lâu thông qua các bộ phận
thẳng đứng như tường, cột, cuốn, móng,…mà chủ yếu là chịu lực nén và các bộ phận nằm ngang
như dầm, vì kèo, sàn, bản panen, tấm đan… chủ yếu chịu lực uốn (vừa nén vừa kéo…)
1. Móng nhà
- Móng nhà là bộ phận kết cấu chịu lực của nhà, nằm sâu dưới mặt đất, ở bên dưới tường hay cột
làm nhiệm vụ truyền sức nặng tải trọng của nhà xuống đất. Lớp đất mà tải trọng của nhà truyền
xuống gọi là nền. Nền nhà có tầng hầm thì tường móng đồng thời là tường tầng hầm.
- Yêu cầu: kiên cố, ổn định, bền lâu, kinh tế.
- Cấu tạo:
+ Tường móng: biện pháp trung gian nhận tải trọng từ tường, rộng hơn mỗi bên 5 – 6 cm
+ Gối móng: biện pháp chịu lực chính (cổ móng và đáy móng)
+ Đệm móng: làm sạch và tạo mặt phẳng cho đế móng dày 10 – 15 cm.
- Phân loại móng theo vật liệu: móng gạch, móng bê tông đá hộc, móng bê tông (nặng hoặc nhẹ),
móng thép, móng bê tông cốt thép,….

- Phân loại theo đặc tính: móng cứng và móng mềm
+ với móng cứng, gối móng thường được làm bằng bê tông, gạch, đá hộc….lực chịu nén lớn
nhưng chịu uốn kém
+ với móng mềm, gối móng thường được làm bằng bê tông cốt thép nên sức chịu uốn và chịu
nén đều tốt
- Phân loại móng theo hình thức:
+ Móng băng
+ Móng trụ
+ Móng bè
+ Móng cọc
a. Móng băng
- Là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực, có tác dụng truyền tải trọng xuống
nền
- Mặt cắt móng thường có các hình dạng: móng dật cấp, móng hình thang, móng hình chữ nhật
- Vật liệu: gạch, đá, bê tông
3


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
- Lưu ý: khi lớp đất yếu quá dày hoặc khi nhà cần cấu tạo có tầng phải sử dụng móng băng chôn
sâu
- Phạm vi áp dụng: thường dùng cho các nhà dân dụng ít tầng, có tải trọng không lớn lắm
+ khi đất có cường độ lớn thì thường sử dụng móng hình chữ nhật
+ khi đất có cường độ trung bình thường dùng móng hình thang và móng dật cấp

b. Móng trụ
- Là loại móng bố trí dưới cột hoặc trụ gạch, liên kết với nhau bằng các dầm đỡ tường
- Ưu điểm: tiết kiệm vật liệu, nhân công
- Phân loại:
+ theo hình dáng: móng trụ đáy vuông, đáy hình chữ nhật

+ theo cách thi công: móng đúc liền cột, móng lắp ghép
- Vật liệu: gạch, bê tông
- Phạm vi áp dụng:
+ thường được áp dụng trong các nhà ít tầng,khi tải trọng truyền lên đất nhỏ và áp suất dưới đế
móng nhỏ hơn cường độ của đất
+ nếu nền đất yếu, khi dùng móng cột do diện tích móng lớn khiến cho khoảng cách giữa chúng
tương đối gần nhau thì liên kết móng trụ lại thành như móng băng
4


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

Móng trụ cầu
c. Móng bè
- Phạm vi sử dụng: rất lớn
- Sử dụng khi tải trọng tường và cột lớn, diện tích móng băng, móng cột chiếm hơn 75% tổng
diện tích xây dựng, liên kết gối móng với nhau tạo thành mảng
- Móng bè có thể thiết kế kiểu dầm sườn với dầm sườn được bố trí theo khoảng cách nhất định
cho cả 2 chiều hoặc không có dầm sườn đặc biệt trên nền đất yếu
- Vật liệu: bê tông, bê tông cốt thép
- Ưu điểm: chịu lực tải tọng lớn, độ cứng lớn, không gian tự do thông thoáng thuận lợi cho việc
bố trí tầng hầm, liên kết giữa bè và kết cấu chịu lực bên trên như vách, cột có độ cứng lớn, phù
hợp với sơ đồ làm việc của công trình.

5


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
Móng bè
d. Móng cọc

- Phạm vi sử dụng: khi nền đất qá yếu mà phải chịu tải trọng lớn của công trình mà việc gia cố và
cải tạo nền rất khó khăn khiến giá thành công trình tăng
- Cấu tạo: đài cọc, cọc
- Phân loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát
+ móng cọc chống: dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá); đầu dưới cọc
đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó
+ móng cọc ma sát: dùng trong trường hợp đất rắn ở quá sâu do cọc ma sát truyền tải trọng công
trình vào đất qua lực ma sát giữa đất và bề mặt cọc
- Vật liệu:
+ khi tải trọng nhà không lớn thường dùng tre, gỗ vì dễ sản xuất và thi công rẻ. Khi thi công
không được để đầu cọc nhô lên khỏi mực nước ngầm thấp nhất để tránh hiện tượng cọc bị mục
+ khi công trình có tải trọng lớn và độ bền vững cáo, phải sử dụng cọc bê tông
- Các phương pháp thi công: cọc ép, cọc khoan nhồi, cọc đóng…
- Ưu điểm:
+ Móng cọc sử dụng hợp lý với các công trình chịu tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm dưới sâu,
giảm được biến dạng lún và lún không đều.
+ Móng cọc làm tăng tính ổn định cho các công trình có chiều cao lớn, tải trọng ngang như các
nhà cao tầng, nhà tháp...
+ Móng cọc có nhiều phương pháp thi công nên có thể sử dụng làm móng cho các công trình có
điều kiện địa chất, địa hình phức tạp mà các loại móng nông không đáp ứng được như vùng có
nền đất yếu hoặc công trình trên sông.
+ Cho phép giảm khối lượng đất đào khoảng 85%, bê tông 35% - 40%, từ đó giá thành của móng
cọc có thể hạ tới 35%
- Phạm vi áp dụng: được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các ngành xây dựng dân dụng và
công nghiệp, cầu đường, thủy lợi - thủy điện.
- Thường sử dụng kết hợp với các loại móng khác như: móng bè cọc, móng băng cọc trong tất cả
các công trình nhà cao tầng, các công trình quân sự,…

6



BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

Móng cọc bê tông cốt thép

7


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
Móng cọc tre
2. Giằng móng

- Khái niệm: Giằng móng hay còn gọi là dầm móng là một kết cấu được dùng để liên kết các
móng hoặc kết cấu trên móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ. Ngoài ra giằng có thể sử
dụng như dầm dỡ phần tường bên trên. Tùy ý đồ thiết kế của kỹ sư mà cần phải có móng hoặc
nền gia cường dưới giằng hoặc không. Ngoại trừ trường hợp trên giằng có tường bắt buộc phải
tính toán cẩn thận, giằng móng có thể đặt theo cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong
tổng thể hệ kết cấu.
- Nói chung có thể lựa chọn kích thước tiết diện giằng theo nhiệm vụ của nó và các yêu cầu cấu
tạo sau đó kiểm tra lại như các cấu kiện BTCT bình thường khác (chẳng hạn, chiều cao chọn
theo chiều dài nhịp; bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng tường bên trên).
3. Trụ và cột
- Trụ và cột thông thường là kết cấu chịu lực, chúng tựa trực tiếp lên móng. Trụ, cột là các gối
tựa độc lập dùng ở những nơi đòi hỏi và cho phép truyền trực tiếp tải trọng thẳng đứng xuống
móng. Cột cũng thường được sử dụng để hỗ trợ các chùm hoặc mái vòm mà trên đó các bộ phận
phía trên của bức tường hoặc trần nhà.
- Ngoài ra, trong kiến trúc, trụ và cột được đề cập đến như một cấu trúc có nhiều tính năng nhất
định, thậm chí là dùng để trang trí. Một cột cũng có thể là trang trí hoặc là một phần của bức
tường.
- Vật liệu: hiện nay, các công trình nhà ở cũng như các công trình cao tầng thường sử dụng cột bê

tông cốt thép. Tuy nhiên, 1 số kiến trúc sư lại sử dụng cột gỗ, đá đối với nhà ở dân dụng để tạo
tính thẩm mỹ cho căn nhà.
4. Tường

8


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
- Tường là bộ phận cấu tạo chính tạo ra không gian trên mặt đất cho căn nhà. Nhờ có tường mà
phân biệt được không gian trong và ngoài nhà, giữa phòng này và phòng khác. Đôi khi, tường
còn làm bộ phận chịu lực, đỡ tải trọng sàn, mái truyền xuống móng.
- Vật liệu: đá hộc xẻ, gạch đất sét nung (20x105x55), gạch xỉ, gạch silicat, block bê tông, panel
tường kết hợp với các loại vữa liên kết
- Phân loại:
+ theo vị trí: tường trong và tường ngoài
+ theo tính chất chịu tải: tường chịu lực và tường không chịu lực
+ theo phương pháp thi công: tường toàn khối và tường lắp ghép
- Các kiểu xây tường gạch thường gặp:
+ xây 1 dọc 1 ngang:




Ưu điểm: mạch xây các hàng gạch trên dưới toàn bộ không trùng nhau, thân tường tương
đối kiên cố
Nhược điểm: chỗ chuyển góc hoặc đoạn đầu cùng phải chặt gạch nhiều
Phạm vi áp dụng: thích hợp cho các tường một gạch hoặc một gạch rưỡi

+ xây nhiều dọc 1 ngang: thông thường có 3 dọc 1 ngang và 1 hàng dọc có 1 hàng ngang




Ưu điểm: đối với tường tương đối dày, gạch xây dọc nhiều nên thi công nhanh, thao tác
thuận tiện, chuyển và chặt gạch ít
Nhược điểm: tuy bề mạch ngoài mặt vữa không trùng nhau nhưng bên trong tường có
trùng mạch đứng theo hướng dọc thân tường, nên độ cong toàn khối xây bị ảnh hưởng
nhưng không lớn lắm

- Giải pháp kết cấu cho tường và vách ngăn trong nhà kết cấu khung:
+ đối với tường tự mang: do trọng lượng của tường tự mang không truyền xuống dầm liên kết
thông qua cột mà truyền thẳng xuống đất (qua móng tường hoặc dầm móng) nên cần bố trí kết
cấu như sau




Móng tường tự mang bố trí dọc theo nhà phía ngoài cột (tường của chu vi nhà)
Để đảm bảo độ lún của tường và cột không bị ảnh hưởng lẫn nhau, cần thiết kế các dầm
móng đỡ tường. Dầm móng có thể gác lên trên trên móng cột hoặc gác lên trên các vai
cột ở phía ngoài
Để đảm bảo độ ổn định liên kết khi độ cao của tường tự mang quá lớn nên làm liên kết
mềm, khoảng 0.8 – 1.2 m thì thiết kế 1 cái

+ đối với tường bao che: truyền trọng lượng xuống dưới dầm sàn của khung, sau đó truyền vào
cột, cuối cùng truyền xuống móng. Quan hệ vị trí giữa khung và tường có 3 trường hợp sau:


Trường hợp 1: Tường xây ở bên ngoài cột, không bị cột cắt đoạn: thuận tiện cho thi công,
hơn nữa dầm đỡ tường đặt ở bên ngoài cột có thể cân bằng với một phần mômen của
9



BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1




dầm chính trong nhà, do đó về phương diện kết cấu là có lợi. Tuy nhiên, cách làm này
gấy mất thẩm mỹ cho căn nhà, chiếm diện tích hữu ích
Trường hợp 2: Toàn bộ cột nằm trong tường và bên ngoài cột vẫn có tường bao bọc để
bảo đảm yêu cầu phòng lạnh. Tuy cột không lộ ra ngoài nhưng khiến việc thi công trở
nên phức tạp
Trường hợp 3: Cột lồi về phía trong 15 – 20cm, một phần ngầm trong tường. Cách này có
thể giảm bớt phần cột lộ và bên trong nhà, yêu cầu chống lạnh cũng đảm bảo và tường
vẫn có thể xây phẳng nhưng thi công phức tạp

+ đối với tường treo và vách trượt, vách nhẹ, vách di động



Tường treo có trọng lượng nhẹ, thuận tiện cho việc thi công công nghiệp hóa nên thích
hợp với các loại khung nhiều tầng bằng bê tông cốt thép hay kim loại. Liên kết treo kiểu
mối hàn hay bulông theo kiểu liên kết mềm
Vách nhẹ treo có thể gặp các kiểu kết cấu sau:
+ tường gạch con kiến: có thể xây ốp nghiêng viên gạch (dày 6cm) hoặc xây tường nằm
(dày 11cm)
+ đố và tấm: đố thường được làm bằng bê tông cốt thép, đầu có gắn với sàn và trần, hai
bên có rãnh để thả các tấm vách đúc sẵn
+ tấm nhẹ thanh cao dày 6cm ghép dán bằng keo đặc biệt rộng khoảng 40 x 80cm có
hoặc không có lưới thép

+ vách gỗ kính, gỗ - toocxi, đồ gỗ ghép ván
+ vách bằng tấm nhẹ tổng hợp có khung nhôm viền quanh cao bằng độ cao tầng nhà rộng
60x90 cm được cố định vào trần và sàn nhờ liên kết
+ vách gấp nếp

5. Giằng tường

10


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

a. Khái niệm:
- Giằng tường là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép dùng để liên kết các đỉnh tường của tầng nhà,
trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn.
- Khi xây dựng các nhà gạch, đá trên nền đất yếu cần phải chú ý tới khả năng do lún không đều
làm cho tường có thể bị nứt .Tường gạch khi chịu kéo sinh vết nứt, độ cứng của tường gạch bị
giảm yếu… tường có thể bị phá hỏng. Cho nên ngoài biện pháp gia cố nền móng người ta còn
dùng hệ giằng tạo thành vành đai nằm trong tường (giằng tường) để chống lại lực cắt do lún.
Ngoài ra giằng tường còn làm tăng thêm độ cứng của tổng thể nhà.
- Chức năng: Giằng tường dùng để đỡ tường (ở đâu có tường chịu lực (kể cả khi vượt qua nhịp
nhỏ) thì bố trí); đôi khi giằng tường được kết hợp để sử dụng làm giằng móng.
- Tác dụng của giằng tường:
+ góp phần phân bố đều tải trọng (từ sàn) xuống tường
+ tăng độ cứng (làm giảm biến dạng) cho sàn
+ với giằng tường không liền khối với sàn (nằm trong tường, nhiều khi kết hợp làm lanh tô,
giằng chống thấm....) thì góp phần chống lún lệch, tăng cường độ cứng không gian cho
công trình, giúp tăng cường chịu các loại tải trọng ngang như động đất....
b. Các giải pháp kết cấu cho giằng tường
- Ở nơi công trình dễ bị xảy ra lún lệch, nơi hay có tải trọng động thì nên kết hợp làm lanh tô.

Ngoài ra với những bức tường qúa lớn thì giằng tường góp phần tăng độ ổn định cho tường nữa.
- Căn cứ vào đặc điểm kết cấu, tình hình phân phối lực, tình trạng đất đai mà bố trí giằng tường .
Thông thường công trình có thể phát sinh momen uốn ở trên và ở dưới tường, dẫn tới đỉnh và
chân tường bị nứt. Do vậy giằng tường thường được bố trí ở đỉnh hoặc chân tường tạo thành
một vành đai liên tục bao quanh nhà chống lại các lực kéo sinh nứt đó.
- Ngoài ra khi tường ngoài tương đối cao, có nhiều lỗ cửa, tầng trên tải trọng thay đổi lớn thì cần
phải bố trí thêm giằng tường ở giữa tầng nhà.
- Ghi chú:
+ Một trong tác dụng của giằng móng, giằng tường là để chống xoay ở nút chân cột vì
người ta luôn giả thiết chân cột ngàm, nhưng thực tế thì không thể là ngàm tuyệt đối
được. Đài cọc rõ ràng có thể xoay và lún nên cần phải được khống chế các bậc tự do
(chuyển vị) nhằm đảo bảo giả thiết đài cọc là ngàm.
+ Thường thì khi thiết kế hay kiểm tra độ lún, nhưng khi khống chế lún thì mới chỉ đảm
bảo về chuyển vị đứng nhưng còn chuyển vị ngang và xoay (thành phần trong số 6 bậc tự
do) cũng phải được khống chế. Như vậy, giẳng móng trong trường hợp này càng lớn càng
tham gia không chế góc xoay này để đảm bảo cho giả thiết ngàm mà vẫn coi như là hiển
nhiên khi mô hình hóa. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng thường thì độ cứng đơn vị của
11


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
giằng móng nhỏ hơn nhiều của hệ cọc-đài nên tác dụng làm tăng độ cứng chống xoay
cũng là khá hạn chế.
c. Vật liệu
Giằng tường thường được làm bằng bê tông cốt thép. Bề rộng giằng tường thường bằng chiều
dày tường, còn chiều cao lấy theo tính toán, tối thiểu là 7cm( một hàng gạch với một hàng vữa).
Cốt thép trong giằng tường có đường kính là 8mm.
6. Tường bổ trụ
Là các tường mỏng, yếu, đã được gia tăng tính ổn định, chịu lực bằng cách bổ trụ, tức là xây
những trụ lẫn một phần trong chiều dày tường. phần phụ nổi ra ngoài thường gọi là phần bổ trụ.

Cũng chỉ có những bổ trụ chỉ để tạo đường nét phân chia mặt nhà, vì mục đích mỹ quan kiến trúc
mà thôi.
7. Sàn
7.1. Khái niệm:
- Sàn là bộ phận kết cấu chia không gian trong nhà thành các tầng. Nó làm nhiệm vụ vừa bao che
vừa mang lực.
- Kết cấu
+ Ngoài trọng lượng của bản thân, sàn còn phải gánh đỡ một số hoạt tải khác như trọng
lượng người, máy móc, thiết bị, đồ đạc bên trên . Sàn còn đóng vai trò khá lớn trong việc
bảo đảm độ cứng không gian cho nhà .
+ Sàn tựa lên tường hay cột. Nó gồm các dầm chính dầm phụ và bản, hay các tấm sàn lắp
ghép gọi là panen. Đó là bộ phận chịu lực, trên bộ phận này còn có mặt sàn, tức lớp áo
sàn được cấu tạo theo yêu cầu sử dụng.
+ Sàn có thể bằng gỗ nhưng phổ biến hiện nay là sàn bê tông cốt thép. Ở nhà công nghiệp
còn gặp sàn thép.
7.2. Các giải pháp về kết cấu và các loại vật liệu
a. Sàn bê tông cốt thép

12


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

- Đặc điểm:
+ Sàn bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm về các mặt bền lâu, phòng cháy, vững cứng và ổn
định.
+ Sàn bê tông cốt thép còn cho phép khả năng công nghiệp hóa xây dựng cao nên nó được
áp dụng rộng rãi trong các nhà dân dụng hiện đại.
+ Sàn bê tông cốt thép càng tỏ ra ưu việt khi áp dụng nó trong các nơi có độ ẩm lớn, cần
cách nước, chống thấm, chịu lửa…

- Sàn bê tông cốt thép gồm hai phần: kết cấu chịu lực và áo sàn. Ta đang xét trong phần kết cấu
chịu lực nên chỉ nghiên cứu phần kết cấu chịu lực của sàn.
- Phân loại: tùy theo từng giải pháp cho công trình mà sàn bê tông cốt thép được chia ra sàn toàn
khối và sàn lắp ghép
a.1. Sàn bê tông cốt thép toàn khối
- Khái niệm: là sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ trên các lớp ván khuôn dựng lắp tại công trường
- Phân loại:
+ Sàn bản
- Sàn bản kê hai cạnh và bốn cạnh là loại sàn toàn khối đơn giản nhất. Sàn là một tấm phẳng độ
dày 6cm đến 10cm, có kích thước chiều dài lớn hơn hay bằng hai phần chiều rộng gác lên hai
tường.
- Sàn bản kê 2 cạnh có chiều dài lớn hơn 2 lần chiều rộng
- Sàn kê 4 cạnh khi sàn có hai cạnh gần bằng nhau.
- Sàn loại này phải được gác vào tường không ít hơn 12cm. Sàn có ưu điểm tận dụng không gian,
mặt trần phẳng đẹp nhưng tốn kém thép và bê tông. Loại sàn này hay được dùng trong các hành
lang khối vệ sinh hoặc các phòng có kích thước nhỏ, khẩu độ không quá 3m.
13


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
+ Sàn sườn
- Sàn sườn có hai loại chính : Sàn bản dầm và sàn dày sườn
- Sàn bản dầm cũng tương tự như sàn bản, nhưng ở đây sàn không chỉ gác trực tiếp lên mà vừa
gác lên tường vừa gác lên hệ thống các dầm chính, phụ. Sàn được áp dụng khi khẩu độ phòng
lớn hơn 3m.
- Các dầm chính được gác theo phương ngắn của phòng có chiều dài thường 6m đến 9m không
cần cột chống và cách nhau từ 4m đến 6m. Còn dầm phụ đặt vuông góc với dầm chính và cách
nhau 1,5m đến 3m.
- Kích thước tiết diện dầm và bản do tính toán quyết định. Sơ bộ có thể chọn như sau: Đối với
dầm chính, chiều cao tiết diện lấy bằng 1/8 đến 1/12 chiều dài dầm, chiều rộng trên chiều cao có

tỷ lệ 1/1,5 đến 1/2; đối với dầm phụ chiều cao tiết diện lấy bằng 1/15 đến 1/20 chiều dài của nó
và tỷ lệ chiều rộng và chiều cao là 1/15 đến 1/2.
- Chiều dày bản 6cm đến 10cm tùy theo khẩu độ bản nhỏ hay bản lớn. Dầm phải gác vào tường
từ 20cm đến 25cm.
- Nhược điểm của sàn bản dầm là mặt trần không phẳng, sàn chiếm nhiều diện tích không gian
diện tích của phòng, do đó để tạo mặt trần phẳng người ta làm trần treo bằng vôi rơm hay bằng
lưới thép phun vữa ximăng ở mặt dưới các sườn sàn. Tuy nhiên cách này đắt tiền và tốn công nên
hiện nay ít dùng.
- Một biện pháp khác để tạo mặt trần phẳng là lộn các sườn quay lên phía trên, song cách này
cũng không hợp lý vì vùng trên của cấu kiện chịu lực nén, nếu bản ở vùng này thì khi tính toán
có thể lợi dụng bản coi như cánh dầm chữ T để tính dầm, nhưng thực tế bản lại nằm ở vùng dưới
không chịu nén nên không tham gia gì vào sự làm việc của dầm, còn có thể làm cho lượng thép
chung tăng lên và sàn sẽ nặng hơn. Mặt khác bản không tham gia vào lớp mặt sàn, làm cho sàn
tăng thêm giá thành.
- Sàn sườn dày cũng như sàn bản dầm nhưng ở đây các dầm phụ đặt sít nhau hơn (30cm đến
70cm). Chiều cao sườn có thể sơ bộ lấy bằng 1/25 đến 1/30 chiều dài của nó. Trường hợp này
bản chỉ còn dày 3cm đến 5cm.
- Ưu điểm của sàn này là tiết kiệm bê tông cốt thép và không gian của phòng. Để tạo nên mặt
trần phẳng cũng dùng các phương pháp như sàn bản dầm, ngoài ra còn có thể đặt sẵn ngay từ lúc
đổ sàn các tấm bê tông nhẹ hay gạch nung.
+ Sàn ô cờ
- Có hai loại sàn ô cờ: kiểu bản kê 4 cạnh và kiểu ô lưới nhỏ
- Sàn ô cờ kiểu bản kê bốn cạnh là loại sàn sườn trong đó dầm chính, dầm phụ lấy bằng nhau và
chỗ gặp nhau của dầm ngang dọc là các cột đỡ.
- Lưới cột thường dùng để tạo nên một mạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật gần vuông với diện
tích thường không quá 3m2. Bản có chiều dày 8cm đến 15cm. Các dầm ngang dọc có chiều cao
tiết diện bằng 1/10 đến 1/12 khẩu độ trung bình của nó.

14



BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
- Loại sàn này có ưu điểm tạo nên mặt trần đẹp, dễ trang trí, hay áp dụng trong những không gian
lớn có thể bố trí cột như tiền sảnh, phòng bách bộ, khách sạn, bệnh viện,…
- Sàn kiểu lưới ô nhỏ là một sàn sườn trong đó các sườn ngang dọc lấy cao bằng nhau tạo thành
một lưới ô vuông từ 80cm đến 200cm. Chiều cao các sườn lấy bằng 1/30 đến 1/35l ( l là khẩu độ
lớn của phòng hay bước cột). Bản sàn chỉ dày 5cm và cả tấm sàn tựa trực tiếp lên 4 tường hay
các khối tựa xung quanh.
- Sàn có thể phủ lên diện tích 60m2 đến 70m2 mà không cần cột đỡ ở giữa, nó chỉ dùng khi
phòng có hình thức vuông hay gần vuông và có yêu cầu mỹ quan cao (vì loại sàn này kém kinh
tế hơn các loại sàn toàn khối nói trên). Sàn thi công phức tạp, tốn cốp pha.
- Các sườn có thể đặt song song với các cạnh phòng hay đặt chéo 45 độ so với cạnh phòng.
- Cũng có thể kết hợp kiểu sàn kê 4 cạnh và ô cờ để phủ lợp các phòng có diện tích lớn bằng
cách tạo nên một lớp lưới cột ô vuông với khoảng cách cột từ 6m đến 9m và từ cột này sang cột
kia có dầm nối liền.
- Loại sàn này cũng chỉ áp dụng trong các phòng như tiền sảnh, phòng bách bộ,gian triển lãm…
+ Sàn không dầm hay sàn nấm
- Khái niệm: Là loại sàn chỉ có bản và cột không có dầm. Bản thường có chiều dày lấy bàng 1/35
đến 1/40 khoảng cách cột (15cm đến 20cm) tựa trên một lưới cột 6 × 6m ÷ 8 × 8m. Chỗ sàn tựa
lên đầu cột, ứng suất cục bộ sẽ rất lớn có thể đâm thủng sàn, Để khắc phục đôi khi phải cấu tạo
mũ cột trên loe to theo góc 45˚, rộng 0,2 ÷ 0,3 bước cột.
- Ưu điểm: mặt trần phẳng, sáng sủa, chịu lực chấn động cũng như tải trọng lớn, nhưng không
kinh tế vì tốn nhiều vật liệu. Nó được dùng khi sàn phải đỡ các thiết bị nặng hay có yêu cầu đặc
biệt khác.
a.2. Sàn bê tông cốt thép lắp ghép
- Khái niệm: là sàn bê tông cốt thép được chế tạo thành từng tấm có kích thước lớn hay nhỏ sản
xuất sẵn ở nhà máy hay trên hiện trường.
- Phân loại:
+ Sàn bê tông cốt thép lắp ghép cấu kiện nhỏ
- Người ta chế tạo từng cấu kiện sàn riêng biệt, có trọng lượng nhỏ (thường từ 50kg ÷200kg), có

thể dùng phương tiện thủ công hoặc bán cơ giới để lắp dựng
- Sàn sườn lắp ghép: bản kê 2 cạnh có nhịp 1600 ÷ 2000mm, dầm có nhịp Ld = 4,0 ÷5,0m, chiều
cao h=1/20La, tiết diện dầm có thể hình chữ T, bản có thể gối lên mặt trên của dầm hoặc lên
cánh chữ T.
- Sàn sườn chèn các tấm rỗng: Các tấm rỗng có thể chế tạo bằng bê tông xỉ than, bê tông rỗng có
thể chế tạo bằng bê tông nhẹ và tựa trên 2 cánh chữ T của dầm sàn. Các tấm rổng có thể thay thế
bằng vòm gạch. Khoảng cách giữa các sườn có liên quan mật thiết đến quy cách và khả năng
chịu lực của tấm rỗng. nó có thể nằm trong khoảng 600 ÷2000mm. Khi nhịp của sườn là 3,0
÷4,2m thì sườn cao 1/20Ls (Ls là nhịp sườn).
15


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
+ Sàn bê tông cốt thép lắp ghép cấu kiện trung bình và lớn: Ở loại sàn này trọng lượng
của cấu kiện này nhỏ hơn hoặc bằng 500kg, có thể dùng cơ giới, thiết bị nhỏ để lắp dựng.
Chủ yếu có 2 loại: Sàn panen chữ U và sàn panen hộp.
- Sàn panen chữ U:
+ Bản và sườn chịu lực đúc thành 1 khối. do đó sử dụng vật liệu tương đối tiết kiệm. Kích
thước cơ bản thường dùng là: rộng 400 ÷600mm, dày 200 ÷250mm. Chiều cao của sườn
phụ thuộc vào nhịp. Đối với nhịp thông thường (3 ÷4,2m) thì sườn cao 150 ÷200mm. Khi
nhịp 6m thì sườn có thể cao 300mm.
+ Để tăng cường độ cứng cho panen và tiện cho việc gối lên tường, hai đầu panen nên đặc
kín. Khi chiều rộng của bản lớn hơn 800mm (tốt nhất là 500 ÷700mm) thì nên làm sườn
gia cường để giảm bớt chiều dày của bản.
+ Loại sàn này cách âm tốt và giá thành không cao.
+ Có 2 cách bố trí sàn panen chữ U:
- Phần lõm hướng xuống dưới: như vậy trên mặt phẳng, có thể thi công trực tiếp lớp mặt
sàn trên lớp kết cấu. Cách bố trí này hợp lý về phương diện chịu lực, nhưng trần không
phẳng. Panen chữ U dễ đúc nên thích hợp với các loại tường có nhiều đường ống như ở
bếp, khu vệ sinh. Nếu yêu cầu trần phẳng thì phải cấu tạo trần treo.

- Phần lõm hướng lên phía trên: như vậy phía dưới phẳng, còn phía trên làm thêm một
lớp đệm bằng vật liệu nhẹ, sau đó thi công lớp mặt sàn bên trên.
- Sàn panen hộp lỗ rỗng:
+ Có thể là hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, hình bầu dục… hiện nay người ta hay
dùng hơn loại panen hộp thay cho sàn panen chữ U tuy có tốn vật liệu hơn chế tạo phức
tạp hơn.
+ Sàn panen hộp có mặt dưới và mặt trên đều phẳng nên không phải làm trần phức tạp, tính
cách âm lại tốt hơn, do đó được dung rộng rãi trong các xây dựng các công trình dân
dụng.
+ Nhịp của panen vào khoảng từ 3,0 ÷6,0m, rộng 400 ÷ 600mm, đặc biệt rộng 1200 1500mm, đôi khi tới 1600 – 3000mm. chiều dày sườn panen 30 – 60mm, bản phía trên
dày 25 – 40mm, phía dưới dày 20 – 25mm. 2 đầu panen nần chèn gạch hoặc bê tông để
tránh gãy hoặc dập đầu panen.
+ Panen hộp không cần thông qua xử lí cũng cách âm không khí được, nhưng cách âm va
chạm kém.
- Bố trí panen sàn:
+ Kích thước phòng to nhỏ và quy cách panen có quan hệ lẫn nhau. Phải thiết kế cho quy
cách panen ít loại nhất nhưng sử dụng được lặp lại nhiều nhất. khi lắp panen sai có hai
khả năng xảy ra: hoặc vừa khít với kích thước phòng hoặc không vừa khít.
+ Để khắc phục khả năng xấu trên người ta thường dùng các cách sau:
- Dùng 2 loại panen để lắp sàn.
- Dùng độ to nhỏ của mạch vữa để điều chỉnh: Mạch vữa giữa 2 panen phải từ 10 ÷
20mm. nếu mạch vữa rộng quá phải đặt thêm cốt thép, đề phòng giảm yếu khả năng chịu
lực của sàn.
- Xây tường nhô ra hay đổ toàn khối.
b. Sàn bóng
16


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1


- Khái niệm: Đây là công nghệ sử dụng những quả bóng làm từ nhựa tái chế thay cho phần bê
tông không tham gia chịu lực của bản sàn.
- Công nghệ này được áp dụng cho các công trình nhà cao tầng với tiến độ 6 - 7 ngày/tầng,
không dầm, vượt nhịp lớn, cách âm, cách nhiệt tốt, không phải ghép dỡ cốp pha, trát trần, giá
thành hạ.
- Ưu điểm:
+ Công nghệ này thi công không quá phức tạp mà lại cho phép giảm 30% khối lượng bê
tông so với sàn truyền thống, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả
năng vượt nhịp
+ Vì sàn phẳng, không có dầm sàn nên có thể giảm chiều cao xây dựng mỗi tầng, tăng hiệu
quả sử dụng của toàn công trình, thời gian thi công cũng nhanh hơm.
+ Công nghệ sàn bóng cho phép giảm 5% tổng chi phí đầu tư.
- Kết cấu sàn: công nghệ tấm sàn rỗng chịu lực theo 2 phương
+ Công nghệ này có nguyên tắc cấu tạo cơ bản là tấm lưới thép dưới, bóng rỗng làm từ
nhựa tái chế và tấm lưới thép trên. Hệ sàn BD dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp
bằng sáng chế – phương pháp liên kết trực tiếp khối rỗng và thép.
+ Sàn rỗng làm việc hai phương, trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm thiểu lượng
bêtông không cần thiết đối với kết cấu. Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và
chiều rộng của lưới thép; kết cấu bêtông có thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng
đồng thời các vùng chịu momen uốn và vùng chịu lực cắt.
+ Ưu thế chính của các quả bóng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của
sàn BD chỉ bằng 1/3 lần tấm sàn đặc có cùng độ dày và không có ảnh hưởng cường độ
uốn và độ võng của tấm sàn. So với tấm sàn đặc, một tấm sàn BD có khả năng chịu lực
gấp đôi với 65% lượng bêtông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bêtông.
- Phân loại và đặc điểm: Có ba dạng cấu kiện
+ Dạng thứ nhất: Tấm BD đơn giản được cấu tạo bởi lưới thép dưới, quả bóng và lưới thép
trên sau đó sẽ được đổ bêtông tại công trường trên hệ ván khuôn truyền thống.
17



BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
+ Dạng thứ hai: Tấm BD bán lắp ghép có phần dưới của trái bóng và lưới thép dưới được
đổ bêtông tại xưởng dày 60mm, phần bêtông đúc sẵn này sẽ thay thế cho ván khuôn tại
công trường.
+ Dạng thứ ba: Tấm BD thành phẩm dưới dạng các tấm đúc sẵn toàn khối có thể được cung
cấp để thực hiện lắp ghép tại công trường. BD được sản xuất theo sáu dạng tiêu chuẩn
theo độ dày tấm sàn (mm): 170 – 230 – 280 – 340 – 390 – 430.
- Đặc điểm:
+ Việc sử dụng BD giúp cho thiết kế kiến trúc linh hoạt hơn, không gian rộng hơn – dễ
dàng lựa chọn các hình dạng. Phần mái và độ vượt nhịp lớn sẽ cho diện tích sàn rộng hơn
với ít điểm chống đỡ – không dầm, không tường chịu tải và ít cột làm cho thiết kế nhà
sinh động và dễ thay đổi. Cũng có thể thay đổi phần thiết kế nội thất trong suốt “vòng
đời” của công trình.
+ Mặt cắt của BD cũng tương tự như những tấm sàn rỗng theo một phương thông thường
đã được sử dụng trong 40 năm qua. Tuy nhiên kết cấu của những tấm sàn loại này có
nhược điểm là chỉ chịu lực theo một phương nên cần có dầm hoặc tường làm gối tựa suốt
chiều dài ở cả hai đầu tấm sàn, vì thế khó thay đổi kết cấu của toà nhà.
+ Sàn công nghệ mới này có độ an toàn như không bắt cháy, ngăn khói và có thể chịu nhiệt
cao hơn so với sàn đặc. Khả năng chịu lửa phụ thuộc vào lớp bêtông bảo vệ lưới thép gia
cường.
+ Lực động đất tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng của toàn bộ công trình
và BD đạt chỉ số an toàn do trọng lượng giảm.
+ Sàn BD có khả năng chịu cắt, chịu uốn, cách âm vẫn cao hơn hệ sàn đặc truyền thống
+ Về mặt kinh tế, công nghệ mới tiết kiệm vật liệu (tấm sàn, cột vách, móng) đến 50%.
Tránh được việc hàn lưới thép ngay tại công trình; giảm mạnh chi phí vận chuyển; lắp
dựng đơn giản; thiết kế công trình linh hoạt.
+ Chi phí cho việc sửa chữa, thay đổi thấp và tuổi thọ công trình cao. Kết hợp các ưu điểm
trên có thể tiết kiệm đến 5 – 15% chi phí cho toàn bộ công trình.
+ Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường cũng là lợi thế của công nghệ mới này. Tiết kiệm
đến 50% lượng vật liệu xây dựng – 1kg nhựa thay thế hơn 100kg bêtông. Tiêu thụ ít năng

lượng – cả trong sản xuất, vận chuyển và thực hiện; ít khí thải trong sản xuất và vận
chuyển, đặc biệt là lượng CO2. Không sản sinh ra chất thải – tái sử dụng 100%. Cải thiện
điều kiện làm việc, thời gian xây dựng ngắn, ít ảnh hưởng đến xung quanh, ít tiếng ồn
trong sản xuất, vận chuyển và lắp dựng. Cũng như tiết kiệm vật liệu, việc giảm tiêu thụ
năng lượng và giảm khí thải có thể đạt tới 50%.
- Phạm vi ứng dụng sàn bóng: không giới hạn, từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, villa,
khách sạn, cao ốc, trường học… cho đến khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.
Các loại vật liệu và công nghệ mới hiện nay
- Các bộ phận như tường, móng, trụ, cột đều có chung các loại vật liệu như gạch, sắt thép, chất
kết dính (xi măng, cát), đá…. Hiện nay trên thi trường xuất hiện 1 số loại vật liệu mới, tính chất
và độ bền cũng như chịu lực tương tự như vật liệu truyền thống mà ngành xây dựng ở Việt Nam
vẫn dùng nhưng đặc biệt có ưu điểm là thân thiện với mối trường như gạch không nung, gạch bê
tông khí chưng áp, gạch block bê tông khí,….

18


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
- Các công trình lớn, mang tính trọng điểm, quan trọng, phục vụ 1 số đông dân chúng thường
được áp dụng các biện pháp thi công mới, tiên tiến, hiện đại hơn các công trình nhỏ lẻ trước đây
như: sử dụng bê tông tươi, bê tông nhẹ, làm đường atphan, sử dụng sàn bóng cho thay cho kết
cấu sàn bê tông cốt thép trước đây…
- Hiện nay, loại gạch không nung đang dần được ứng dụng rộng rãi thay thế cho các loại gạch cũ
xưa. Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ
số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử
dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch
không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần
kết dính của chúng.
- So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung
có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung:

+ Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông
nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn
cầu hiện nay.
+ Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không
thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
+ Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước,
kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt
thép, rút ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ.
+ Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau,
thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc
+ Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều
về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung…
+ Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp khống chế
và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả trong
xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN. Các đặc điểm công nghệ gạch không nung
+ Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận.
+ Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được cả trong và ngoài nước.
+ Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao.
+ Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường.
+ Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn
+ Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt.
+ Giá thành hạ hơn so với gạch nung.
- 1 số loại gạch không nung:
+ Gạch bê tông nhẹ bọt
+ Gạch bê tông nhẹ khí chưng áp
+ Gạch Papanh
+ Gạch xi măng cốt liệu
+ Gạch không nung tự nhiên

19



BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

Gạch không nung tự nhiên

Gạch bê tông nhẹ khí chưng áp
- Các công trình lớn hiện nay sử dụng bê tông nhẹ khá nhiều vì nhiều tính năng ưu việt của nó.
Bê tông nhẹ được làm từ bọt tạo sẵn, hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu cổ truyền như
gạch, đấy nung, làm sạch môi trường do tận dụng được nguồn nguyên liệu từ sản xuất công nông
nghiệp.
- Ưu điểm của bê tông nhẹ:
+ Bền, ổn định, dễ tạo hình, là 1 loại vật liệu tiên tiến
+ Khả năng cách nhiệt cao
+ Do công nghệ sản xuất mang tính cơ giới hóa cao nên giá thành thấp hơn so với các loại
bê tông thông thường
- Các loại bê tông nhẹ:
+ Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng
+ Bê tông nhẹ cốt liệu sỉ
+ Bê tông polystyrol
+ Bê tông nhẹ cốt sợi
20


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
- Một số công trình sử dụng bê tông nhẹ:

- Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt
liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với
từng đặc tính cường độ khác nhau. Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình

công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc
trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu
đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật
liệu.

PHẦN 2: KẾT CẤU BAO CHE
21


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
Làm nhiệm vụ phân chia nhà thành từng không gian nhỏ hoặc để phân biệt rõ bên trong cũng
như bên ngoài nhà gọi là các kết cấu bao che. Thuộc nhóm này có tường trong nhà, các vách
ngăn, sàn, mái, trần.
1. Sàn
- Sàn là bộ phận kết cấu chia không gian trong nhà thành các tầng. Nó làm nhiệm vụ vừa bao che
vừa mang lực. Mặt sàn là bộ phận bao che.
- Mặt sàn được cấu tạo chủ yếu với các lớp áo sàn, lớp lót và lớp ốp chân tường.
- Lớp áo sàn là lớp trên cùng của sàn, chịu tác động trực tiếp khi sử dụng. Tuỳ theo vật liệu làm
lớp áo sàn mà mặt sàn chia ra làm mặt sàn láng, mặt sàn lát. Thường được làm bằng các loại vật
liệu như láng vữa ximăng cát, granitô, lát các loại gạch, đá hay gỗ.
a. Mặt sàn láng:
- Mặt sàn láng vữa xi măng cát, đánh màu bằng xi măng nguyên chất:
+ Lớp mặt sàn cấu tạo bằng hỗn hợp xi măng cát vàng tỉ lệ 1:2 – 1:3
+ Trên lớp bê tông cốt thép chịu lực của sàn rải 1 lớp cách âm bằng bê tông xỉ hoặc bê
tông gạch vỡ dày 6-8 cm mác 50, trên lớp cách âm là lớp vữa láng xi mâng cát dày
2-3 cm. Đồng thời với việc láng vữa là đánh màu bằng xi măng nguyên chất, có thể
kẻ ô vuông 30x30 cm hay 40x40 cm và khi cần thiết lăn bu xát chống trơn.
+ Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ thi công, có khả năng chống thấm, giá thành hạ, áp
dụng phổ biến trong nhà dân dụng cấp II-III.
+ Nhược điểm: không đẹp, không bền, dễ rạn nứt, dễ sinh bụi, không bảo đảm vệ sinh

và mĩ quan.
- Mặt sàn láng vữa granitô:
+ Cấu tạo tương tự mặt sàn vữa xi măng cát, được láng vữa granitô dày 1-2cm (vữa granitô
tính theo trọng lượng gồm: 2 phần đá cẩm thạch xay cỡ 3-8 mm, 1 phần xi măng trắng và
1/10 bột màu)
+ Tùy theo công tác hoàn thiện, mặt sàn có hai hình thức: đá rửa hoặc đá mài.
+ Đá rửa có bề mặt nhám do việc được rửa bằng bàn chải khi lớp vữa đã tương đối cứng để
cho những hạt đá cẩm thạch nổi lên trên bề mặt không quá 1/3 cỡ hạt.
+ Đá mài có bề mặt nhẵn do việc được mài bằng tay hoặc bằng máy sau khi láng 3 ngày
+ Muốn cho lớp vữa granitô gắn chặt vào lớp lót vữa xi măng cát bên dưới thì lớp xi măng
cát này phải được làm nhám bằng cách kẻ thành các ô vuông hay ô tram khi vừa se mặt
+ Để mặt sàn tránh bị nứt, cần kẻ vạch phân ô bằng cách đặt nẹp đồng hoặc kẽm chì dày
2mm lên lớp lót trước khi láng vữa granitô
+ Ưu điểm: Bền, đẹp, sạch, dễ lau chùi, chống thấm cao, được áp dụng cho cầu thang, hành
lang, nơi công cộng, nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng thí nghiệm…
+ Nhược điểm: dễ đọng nước, giá thành cao, thi công phức tạp
- Mặt sàn láng nạm đá:
22


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
+ Cấu tạo tương tự mặt sàn láng vữa granite, nhưng không dùng hỗn hợp xi măng hạt đá
mà trên lớp vữa xi măng cát láng một lớp xi măng trắng hoặc có pha màu, rồi dùng
những vân đá hay mành sứ nhỏ nạm gắn trên lớp này
+ Ưu điểm: bền, sạch, đẹp
+ Nhược điểm: giá thành cao, thi công phức tạp…
b. Mặt sàn lát
Là loại mặt sàn cấu tạo bằng các tấm nhỏ hay các viên ghép sát lại với nhau. Các tấm lát có thể
bằng nhiều loại vật liệu: gỗ, xi măng cát, granite, gốm, vật liệu tổng hợp….
b.1. Mặt sàn gỗ:

- Từ nhiều thế kỷ qua sàn gỗ đã trở thành tiêu chuẩn của sự sang trọng trong thiết kế nội thất. Và
cũng giống như tất cả những truyền thống quý báu khác, sàn gỗ vẫn được sử dụng và ngày càng
trở nên phổ biến hơn.
- Sản phẩm gỗ rắn chắc được khai thác từ các loài cây lá rộng như gỗ sồi, gỗ cây óc chó đang
thịnh hành nhất ở châu Âu, tuy nhiên các sản phẩm gỗ mềm của các loài cây lá kim như gỗ thông
cũng thường được sử dụng.
- Cả hai chất liệu gỗ nói trên đều có độ bền rất cao
- Sự lựa chọn sàn gỗ có thể khiến bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của nó, với vô số những hoa
văn, họa tiết, màu sắc và chất liêu gỗ khác nhau. Những sản phẩm gỗ nhập khẩu với vô số những
tên gọi ấn tượng như Brazilian Cherry (gỗ anh đào), Afromosia (gỗ lim), Afzelia (gỗ cây gõ đỏ),
Camaru (gỗ tếch), Ipe (gỗ Ipe) cũng tràn ngập thị trường tuy giá thành có cao hơn gỗ sản xuất
trong nội địa.
- Sàn gỗ thiên nhiên được hình thành sản phẩm qua quá trình sao tẩm, xử lý. So với sàn gỗ công
nghiệp, sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống xước thấp hơn, dễ bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt
độ, độ ẩm không khí nhưng có vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên cũng như mang lại sự sang trọng cho
căn phòng
- Sàn gỗ công nghiệp hiện nay loại vật liệu này rất được ưa chuộng vì nó có thể kết hợp được sự
sang trọng ấm áp của gỗ truyền thống cùng tính bền bỉ với thời gian của sàn gạch. Trên thị
trường đã có khoảng trên 15 nhãn hiệu sàn gỗ công nghiệp khác nhau với xuất xứ cũng như
chủng loại đa dạng. Phần lớn sàn gỗ công nghiệp có trên thị trường hiện nay có xuất xứ từ châu
Âu và châu Á với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc với khách hàng như CLASSEN, WITEX,
KRONOTEX (CHLB Đức), PERGO (Thụy Điển, Malaysia), ALSAPAN (Pháp) LASSI (Trung
Quốc), GAGO (Hàn Quốc).... Trong số này, sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ CHLB Đức và
Thụy Điển đang được xem là có thị phần lớn nhất do có chất lượng cao và màu sắc cũng như
chủng loại phong phú.

23


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1

- Ngoài các đặc tính vượt trội hơn hẳn gỗ tự nhiên như ít co, ngót, cong vênh hay không chầy
xước, sàn gỗ công nghiệp còn được xem là có độ bền không kém gì gỗ tự nhiên.
 Sàn gỗ thanh: Các thanh gỗ dùng để ghép dài và thẳng được ghép khít, chặt với
nhau, chúng có nhiều kích cỡ và độ dày để lựa chọn, loại thường được sử dụng là
loại có chiều rộng 5cm.
 Sàn gỗ tấm: Có các tấm gỗ ghép lớn hơn loại sàn dùng gỗ thanh, thường có chiều
rộng mỗi tấm gỗ là 30,5 cm.
 Sàn gỗ khối: Được sản xuất thành một khối, dải chéo với lớp gỗ dán. Khi được
thiết kế trông giống như gỗ miếng nó được gọi là sàn packê.
 Sàn Packê: Loại sàn packê thật sự được làm bằng những mẩu gỗ nhỏ ghép lại với
nhau tạo thành các hoa văn hình khối như hình bàn bàn cờ, hình chữ chi, hay như
thiết kế đan rổ.
 Sàn packe đẹp, ấm, sạch nhưng đắt tiền và thi công phức tạp, tốn công. Để hạ giá
thành và công nghiệp hóa xây dựng người ta sản xuất sẵn những viên packe kích
thước lớn do nhiều viên packe nhỏ ghép lại.
- Ưu điểm:
+ Giá thành phù hợp, so với gạch men đôi khi rẻ hơn một chút nhưng tính năng sử dụng,
tính thẩm mỹ và độ sang trọng thì hơn nhiều.
+ Lắp đặt nhanh, sạch sẽ và có thể sử dụng ngay sau khi lắp đặt.
+ Mầu sắc đa dạng, có nhiều kiểu vân gỗ rất tự nhiên và sang trọng.
+ Ít bị trầy xước, mài mòn, không bị phai màu.
+ Không bị mối mọt, cong vênh, co ngót dưới tác động của thời tiết.
+ Chịu nhiệt độ cao, hạn chế bén lửa, chống cháy đối với tàn thuốc lá
+ Chống bám bẩn, vệ sinh dễ dàng
+ Tạo lên một môi trường sống có lợi hơn cho sức khoẻ.
- Hạn chế :
+ Cũng như gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước không cao bằng gạch
men, mặc dù đã được phủ lớp chống nước cho cả hai mặt, nhưng nếu sàn bị ngập nước do
mưa hoặc nước tràn từ ngoài vào.
+ Các mối ghép có thể bị ngấm nước và nở ra, làm cho sàn bị phồng lên và các mối ghép

không còn được khít như trước
+ Chính và vậy độ bền của sàn gỗ phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng.
Chỉ nên dùng khăn hoặc rẻ ẩm để vệ sinh sàn, không nên đổ cả xô nước lên sàn để rửa
sàn, không nên để nước mưa hắt hoặc tràn vào sàn.

b.2. Mặt sàn tre:
24


BÀI TẬP LỚN KIẾN TRÚC 1
- Ván sàn tre thì bao gồm tre ép ngang và tre ép nghiêng. Tính thẩm mỹ rất cao khiến cho ván
sàn tre phù hợp trong nhiều không gian và kết hợp được với nhiều đồ gỗ nội thất khác nhau. Sàn
tre chứa đựng hai yếu tố truyền thống và hiện đại tạo lên một vẻ đẹp độc đáo. Không giống như
gỗ, tre chỉ cần 3-5 năm tuổi là có chất lượng tốt, khả năng tái sinh nhanh khiến cho cây tre trở
thành một nguyên liệu sinh thái và ván sàn tre trở thành một sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Sàn tre dát mỏng có độ ổn định cao tại các khu vực có sự thay đổi về độ ẩm và khí hậu như Việt
Nam. Tre là loài thực vật được biết đến bởi khả năng vừa giúp chống xói mòn, cải tạo đất, giúp
giảm khí cacbondioxin, làm trong lành không khí lại vừa cung cấp cây măng có thể dùng làm
thức ăn và giúp loại trừ các chất độc trong đất ô nhiễm. Các nhà sinh thái học cho rằng tre là
nguồn vật liệu xây dựng phù hợp và có thể thay mới dễ dàng.
- Vật liệu lát sàn bằng tre là một xu hướng hợp thời, đang thịnh hành và là một sự lựa chọn thay
thế rất tốt cho các sàn gỗ cứng truyền thống. Sàn tre rất tự nhiên mà gần gũi với môi trường, đây
là một tài nguyên có thể thay mới chắc khỏe hơn một số loại thép mềm và ít có độ co giãn trong
các điều kiện thay đổi về độ ẩm và nhiệt độ.

- Sàn tre ép nan: Sàn tre đang được thị trường ưa thích do tre có các đặc tính kỹ thuật riêng biệt,
như độ đàn hồi tốt, ít cong vênh và chịu mài mòn cao. Sàn tre ép nan bao gồm: Tre ép ngang và
Tre ép nghiêng.
 Tre ép ngang tạo ra sản phẩm có độ đàn hồi cao, phô bày được vẻ đẹp tự nhiên
của cây tre và các vân họa tiết đặc sắc do sự khác biệt về màu sắc giữa các mấu

tre và thân ống tre. Bên cạnh công nghệ chế biến, Sàn tre ép ngang kết tinh nhiều
giá trị lao động và kinh nghiệm xử lý màu sắc để tạo nên sản phẩm gần gũi với
thiên nhiên và thể hiện đậm nét giá trị văn hóa.
 Tre ép nghiêng là cách ép các thanh tre áp sát mặt phẳng vào nhau cho một sự
đồng đều về màu sắc cao và các đường chỉ song song kết hợp với các mắt tre nhỏ.
Sản phẩm này có độ cứng tốt, tính ổn định cao và cho một vẻ đẹp độc đáo hiện
25


×