Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TIỂU LUẬN MÔN Biên tập xuất bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.23 KB, 41 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Xuất bản xuất hiện như một ngành khoa học mới được xây dựng ở Việt
Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đây là khoa học không chỉ rất mới ở
nước ta mà còn mới với thế giới. Có thể hiểu rằng, xuất bản là công việc đứng
trung gian giữa tác giả với độc giả, xuất bản thực hiện chức năng gồm ba mặt
là chức năng tri thức (văn hoá) để tuyển chọn, tham gia hoàn chỉnh tác phẩm
văn hoá và phát hiện tài năng sáng tạo văn hoá tinh thần; chức năng mỹ thuật
và kỹ thuật để thiết kế, đồ hoạ bản in, vật chất hoá các tác phẩm tinh thần
thành các xuất bản phẩm; chức năng thương mại để lưu hành, tiêu thụ (bán)
xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu.
Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bảnlà
sự khái quát hoá một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần,
vừa là hoạt động sáng tạo vật chất. Nội hàm xuất bản do ba yếu tố tạo thành:
- Thứ nhất, xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác
phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả. Đây là khâu biên tập ứng
với chức năng trí tuệ.
-Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được
gia công, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để
cung cấp cho độc giả sử dụng. Đây là khâu in ấn, ứng với chức năng kỹ-mỹ
thuật.
- Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất
bản đã hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản. Đây là khâu phát hành,
ứng với chức năng thương mại.
Ưng với yếu tố thứ nhất trong nội hàm xuất bản, ta có khái niệm về
công tác biên tập. Công tác biên tập là khâu trung gian của hoạt động xuất
bản. Nó cung cấp hạt nhân tinh thần để tạo nên giá trị sử dụng của xuất bản
phẩm, quyết đinh phương hướng phát triển và ý nghĩa của hoạt động xuất bản.
1



Biên tập xuất bản không bao gồm các hoạt động biên tập báo chí, điện ảnh,
các chương trình phát thanh truyền hình,.. mặc dù nội hàm biên tập của các
hoạt động này về cơ bản là giống nhau. Tựu chung lại, biên tập xuất bản là
khái niệm chỉ hoạt động biên tập các xuất bản phẩm trong nhà xuất bản, chủ
yếu là biên tập sách. Đó là công việc khai thác, lựa chọn và tổ chức bản thảo;
gia công sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo để sẵn sàng nhân bản thành xuất bản
phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hoá tinh thần của xã hội.
Song song với công việc biên tập xuất bản chính là nghề biên tập xuất
bản, hay còn gọi là biên tập viên. Họ là những người trực tiếp tiếp cận và sửa
bản thảo. Tuy không phải là tác giả, nhưng có thể nói người biên tập viên có
vai trò khá lớn trong việc chuyển tải nội dung của tác phẩm đến người đọc.
Nếu ví việc đưa tác phẩm đến với công chúng như ca sinh nở thì người biên
tập viên chính là “bà đỡ” đưa nhưng “hài nhi” tác phẩm ấy ra đời an toàn.
Một nghề nghiệp chỉ thành công khi người trong nghề hình thành được
nhân cách nghề nghiệp tốt. Nghề biên tập xuất bản cũng không phải là ngoại
lệ. Bản thân là một sinh viên khoa Xuất bản với định hướng nghề nghiệp
tương lai là biên tập viên nhà xuất bản, em chọn đề tài này với mục đích xây
dựng cho cá nhân em nói riêng và những ai có ước mơ, nguyện vọng trở
thành biên tập viên nói chung một mô hình nhân cách nghề nghiệp vững
vàng, qua đó có thể làm tốt, làm thành công nghề nghiệp mà mình đã chọn, đã
ước mơ.
II. Mục tiêu viết tiểu luận.
Tập trung vào một số mục tiêu như sau:
1. Đưa ra được những khái niệm ban đầu về hoạt động xuất bản, nghề
biên tập xuất bản.
2. Nhìn nhận đúng về những khó khăn và thách thức của nghề biên tập
viên, từ đó có hướng giải quyết đúng đắn những khó khăn và thách thức ấy.

2



3. Tạo tiền đề tư tưởng cho nghề nghiệp sau này của bản thân. Định
hướng nhân cách nghề nghiệp đúng đắn, vững vàng để có thể tham gia công
tác tốt sau này, phục vụ đất nước, Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
III. Phương hướng giải quyết đề tài.
Đầu tiên, cần đưa ra những vấn đề chung nhất liên quan đến xuất bản ở
nước ta hiện nay: về xuất bản, xuất bản xuất hiện từ bao giờ, thực trạng hoạt
động xuất bản ở nước ta hiện nay, một số nhà xuất bản đang hoạt động...
Thứ hai, giải quyết vấn đề nhân cách nghề nghiệp: thế nào là nhân cách
nghề nghiệp, vai trò của nhân cách nghề nghiệp trong việc phát huy và làm tốt
nghề nghiệp của mình,...
Thứ ba, biên tập xuất bản và một số vấn đề liên quan: khái niệm, sự ra
đời và phát triển của hoạt động biên tập, chức năng nhiệm vụ của biên tập
xuất bản, đặc trưng của công tác biên tập,...
Thứ tư, tiếp cận trực tiếp vấn đề nhân cách nghề nghiệp trong nghề
nghiệp biên tập xuất bản, cụ thể:
1.Vấn đề xác định mô hình nhân cách người cán bộ biên tập xuất bản
hiện nay.
2. Những khó khăn và thách thức nghề nghiệp.
3. Hướng giải quyết cho những khó khăn ấy.
4. Xây dựng ý thức nghề nghiệp của biên tập viên.
5. Những tố chất cần thiết để thành công trong nghề biên tập.

3


B. GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
I. Một số vấn đề chung về xuất bản
1. Xuất bản là gì?
Xuất bản là hoạt động tổ chức nội dung, hỡnh thức, in ấn và phổ biến

cỏc ý tưởng dưới dạng văn bản như sách, báo, tạp chí, hay hiện đại hơn là
những cuốn sách điện tử ghi trong đĩa CD, trên mạng Internet để đông đảo
công chúng có thể tiếp cận được. í tưởng ở đây có thể là một tập thơ, một tập
truyện ngắn, một bộ sách khoa học v.v... Nơi tổ chức thực hiện quy trỡnh đó
để xuất bản các ấn phẩm chính là nhà xuất bản, cỏc cụng ty sỏch...
2. Xuất bản xuất hiện từ bao giờ?
Sách xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, từ khi con người sáng
tạo ra chữ viết. Người ta tỡm thấy những cuốn sách cổ xưa nhất bằng đất
nung, thẻ tre, vỏ cây, lá cây, vải, da súc vật… Trung Quốc là quê hương của
công nghệ in với những bản khắc gỗ. Đây được coi là một trong bốn phát
minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc (giấy, in ấn, la bàn, thuốc súng).
Cuốn kinh Kim Cương in vào khoảng giữa thế kỷ X được tỡm thấy ở vựng
Cam Tỳc là cuốn sỏch in trờn bản khắc gỗ cổ nhất mà chỳng ta cũn lưu giữ
được đến nay.
Năm 1445, Guttenberg (người Đức) phát minh ra máy in chữ rời, đánh
dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngành xuất bản thế giới. Việc xuất bản
sách báo, nhờ phát minh này, nhanh chóng phát triển và lan rộng khắp châu
Âu. Kinh tế châu Âu phát triển, giao lưu thương mại mậu dịch, văn hóa - tư
tưởng được tăng cường, cùng với sự ra đời của máy in, những cuốn sách được
phổ biến rộng rói, mang trong mỡnh cỏc di sản kiến thức, văn hóa, tinh thần
của cả thế giới, thúc đẩy quá trỡnh giao lưu giữa người với người, giữa các
vùng lónh thổ, cỏc quốc gia và cỏc lục địa. Người ta yêu quý và coi sỏch như
một biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần và là tài sản quý giỏ khụng thể thiếu.

4


Trong điều kiện thuận lợi ấy, những nhà xuất bản lần lượt ra đời. Kỹ
thuật in ngày càng được cải tiến, chất lượng in ấn tốt hơn, giá rẻ hơn. Chính
các nhà xuất bản ấy đó trở thành nhõn tố mạnh mẽ thúc đẩy quá trỡnh phỏt

triển văn hóa nói chung và văn học nói riêng của cháu Âu từ nửa sau thế kỷ
XV trở đi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng đó diễn ra trong
lĩnh vực in ấn, xuất bản và phỏt hành sỏch. Sỏch bỡa mềm với giá rẻ chiếm
ưu thế. Trong 21 năm (từ 1965 đến 1986), số đầu sách in trên thể giới tăng
gấp đôi và số bản in tăng gấp 3 lần. Thập kỷ 90 của thế kỷ XX, mỗi năm toàn
thế giới xuất bản khoảng 600.000 đầu sách các loại với khoảng 8 tỷ bản in.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hoạt động xuất bản có nhiều
thay đổi về chất. Sách không chỉ bó gọn trong những văn bản được in trên
giấy mà đó xuất hiện một loại hỡnh sỏch mới: sỏch điện tử. Đó là những cuốn
sách được ghi trọn trong một chiếc đó CD hoặc thiết bị điện tử hiện đại khác.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại
chúng, đặc biệt là mạng Internet đang đặt các nhà xuất bản trước những thuận
lợi và cả thách thức mới, đũi hỏi một sự năng động, sáng tạo, biết cách thích
ứng với xu thế phỏt triển của thế giới.
3.Một vài số liệu thống kê ngành xuất bản Việt Nam qua các năm
*Năm 2007:
Tổng số cỏc nhà xuất bản : 55 nhà xuất bản
Trong đó : + Trung ương : 43
+ Địa phương : 12
Số lượng xuất bản năm 2007: 26.609 cuốn với 276,447 triệu bản.
Doanh thu: 1.511 tỷ đồng
*Năm 2008:
Về sỏch:
Toàn ngành xuất bản được 25.120 cuốn với 279,913 triệu bản, đạt
94,4% về cuốn, 101,3 % về bản so với năm 2007, trong đó
5


:- Các nhà xuất bản xuất bản được 20.911 cuốn với 270,406 triệu bản,

đạt 96,2 % về cuốn, 102,1% về bản so với năm 2007.
- Xuất bản phẩm nhất thời : 4209 cuốn với 9,507 triệu bản, đạt 86,3%
về cuốn, 84,1% về bản so với năm 2007.
Xuất bản phẩm khỏc:
Tổng số 33,093 triệu bản đạt 79% so với năm 2007, trong đó Lịch
blốc:11,090 triệu bản đạt 68% so với năm 2007.
- Tổng doanh thu: 1488,867 tỷ đồng, giảm 1,5% so với năm 2007,
trong đó doanh thu liên kết tăng 36%.
- Lợi nhuận sau thuế: 44,736 tỷ đồng, tăng 2,1 % so với năm 2007. Nếu
không kể đến Nhà xuất bản Giáo dục, lợi nhuận sau thuế toàn ngành giảm
1%.
- Tổng số vốn kinh doanh: 392,530 tỷ đồng, giảm 40% so với năm
2007
.- Tổng số lao động: 5497 người, tăng 9% so với năm 2007, trong đó
lực lượng biên tập viên 1233 người, giảm 1%.
*Năm 2010:
Sỏch: Tổng số sách toàn ngành đó xuất bản được 25.769 cuốn với
277,765 triệu bản, đạt 105 % về cuốn và 102 % về bản so với năm 2009.
Trong đó:
- 60 nhà xuất bản: 22.899 cuốn với 265,994 triệu bản, đạt 105,3 % về
số cuốn, 102 % về bản so với năm 2009.
-Xuất bản nhất thời trong cả nước: 2.870 cuốn với 11,771 triệu bản, đạt
101 % về cuốn , 96,7 % về bản so với năm 2009.2.
Văn hóa phẩm: 32,561 triệu bản, đạt 104% so với năm 2009. Trong đó,
số lượng lịch blốc là 17 triệu bản.
4. Các nhà xuất bản đang hoạt động
Hiện nay ở nước ta có 55 nhà xuất bản đang hoạt động, trong đó có 43
nhà xuất bản Trung ương như nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, nhà xuất bản
6



Tư pháp, nhà xuất bản Thanh niên, nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Lao
động, nhà xuất bản Phụ nữ, nhà xuất bản Tôn giáo, nhà xuất bản Thông tấn,
nhà xuất bản Nông nghiệp, nhà xuất b ản Bản đồ,...và 12 nhà xuất bản địa
phương như nhà xuất bản Thanh Hoá, nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Hà Nội,
nhà xuất bản Hải Phòng, nhà xuất bản Đà Nẵng,...
II. Nhân cách nghề nghiệp.
1.Khái niệm về nhân cách nghề nghiệp?
1.1. Nhân cách là gì?
“Nhân cách” là từ ghép Hán Việt, kết hợp bởi hai từ “nhân” và “cách”.
Trong đó, “nhân” nghĩa là “người”, “cách” nghĩa là “phương thức”. “Nhân
cách” từ đó có thể hiểu là phẩm chất, đạo đức của con người.
Tiến sĩ Amparo E. Santos định nghĩa: “Nhân cách là sự tổng hợp tất cả
những phẩm chất và đặc tính của một con người, được biểu hiện qua phong
cách sống, khi đi đứng, nói chuyện, cách trang phục, cũng như những thái độ,
sở thích và cung cách ứng xử khi đến với người khác”.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Nhõn cỏch là hệ thống
những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của
người đó với những người khác, với tập thể, với xó hội và cả với thế giới tự
nhiờn xung quanh trong mọi cỏi nhỡn xuyờn suốt quỏ khứ, hiện tại và tương
lai. Nhõn cỏch là một thứ giá trị được xây dựng và hỡnh thành trong tũan bộ
thời gian con người tồn tại trong xó hội, nú đặc trưng cho mỗi con người, thể
hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xó hội sõu
sắc.”
Nhân cách được thể hiện ở nhiều mức độ trong đó:
- Mức độ thấp nhất: nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân
biệt giữa người này với người khác .
- Mức cao hơn: nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ giữa
các nhân cách với nhau (nhân cách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, nhõn cỏch bề
trờn...).

7


- Mức cao nhất: nhân cách thể hiện như một chủ thể đang thực hiện
một cách tích cực những hoạt động ảnh hưởng tới người khác, đến xó hội.
Cũn gọi là nhõn cỏch siờu cỏ nhõn.
1.2. Nhõn cỏch nghề nghiệp.
Nhân cách nghề nghiệp có thể hiểu là những phẩm chất, những đặc
trưng về tính cách của con người thể hiện trong môi trường làm việc. Nó thể
hiện thông qua cách giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới, thái độ,
trách nhiệm với công việc, tinh thần cầu tiến,... Nhân cách nghề nghiệp bộc lộ
một cách tự nhiên trong môi trường làm việc, không che giấu và không thể
che giấu.
2. Vai trò của nhân cách nghề nghiệp trong việc phát huy và làm
tốt nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Muốn làm tốt nghề nghiệp của mình thì vấn đề trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ là rất quan trọng. Tuy nhiên, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao
là chưa đủ để làm tốt nghề nghiệp của mình, mà cần phải có thêm nhân cách
nghề nghiệp tốt. Hay nói cách khác, tài đức luôn phải đi đôi với nhau, như Hồ
Chí Minh đã nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Khó chứ không phải là không làm
được, khác hẳn với vô dụng.
Ngày nay, vấn đề nhân cách trong công việc càng ngày càng được coi
trọng. Nhà văn Đặng Thai Mai cũng từng nói : “Nhà văn phải đào luyện nhõn
cỏch trong cụng tỏc hằng ngày”. Norm Meshiry, một nhà quản lý về ngõn
hàng của Mỹ khụng ngần ngại bày tỏ quan điểm tuyển dụng nhân sự của
mỡnh: "Với tư cách là nhà quản lý, điều tôi quan tâm không phải là kỹ năng
chuyên môn của người tỡm việc mà chớnh là nhõn cỏch của họ. Nếu khụng
cú nhõn cỏch tốt, họ sẽ gõy ra những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp".
Bà Peggy Schaller, Giảng viên dạy nghề kiêm Giám đốc Công ty Berkeley’s

Barnes & Conti (Mỹ), đưa ra lời khuyên: “Ngày càng có nhiều người đi tỡm
việc, trong khi đó, số lượng công việc ngày càng co lại. Cho nên, trước nhà
8


tuyển dụng, cách tốt nhất là ứng viên nên giành lấy mọi cơ hội để thể hiện
mỡnh là ai, mỡnh muốn gỡ, mỡnh đóng góp được gỡ cho cụng ty. Với nhõn
cỏch tốt, người lao động thường đưa ra những quyết định sáng tạo và chính
xác".
Qua một vài quan điểm nói trên, có thể thấy vấn đề nhân cách đóng vai
trò quyết định trong sự thành bại công việc của mỗi cá nhân. Trong môi
trường làm việc, một cá nhân có nhân cách tốt là người có đủ các đức tính
như tín nhiệm, tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, cẩn trọng và đoàn kết.
Trong môi trường làm việc, nếu cá nhân là người có nhân cách nghề
nghiệp tốt sẽ được sự tín nhiệm của cấp trên, sự quý mến của đồng nghiệp. Có
nhân cách nghề nghiệp sẽ giúp cá nhân khi xử lý công việc một cách đúng
đắn, không vì lợi ích cá nhân mà làm sai lệch, chệch hướng với pháp luật, với
lợi ích chung thống nhất của cơ quan đoàn thể nơi mình làm việc. Khi đó sẽ
tránh được những rắc rối, dính líu tới pháp luật cho bản thân và cho tổ chức
mình làm việc. Thực tế cho thấy, rất nhiều những cá nhân thiếu nhân cách
trong nghề nghiệp đã dẫn tới hậu quả đau lòng cho tổ chức lẫn cho bản thân
mình. Ví dụ như mới đây là trường hợp nhà báo Phan Hà Bình, bút danh Hà
Phan, nguyên Phó Tổng Thư ký toà soạn báo Tiền Phong, vì tối mắt trước
đồng tiền mà đánh mất đạo đức nghề nghiệp, nhân cách của một nhà báo, lợi
dụng quyền hạn và chức vụ vủa mình nhận tiền hối lộ; khiến bản thân rơi vào
vòng lao lý, cơ quan làm việc cũng bị tổn hại thanh danh. Gần đây, các vụ bảo
mẫu hành hạ trẻ em xuất hiện rất nhiều. Nguyên nhân đáng tiếc của những vụ
việc này là những người bảo mẫu trên thiếu nhân cách nghề nghiệp quan
trong nhất của nghề nuôi dạy trẻ, đó là tình yêu thương trẻ em, sự ân cần, chu
đáo, kiên nhẫn đối với những đứa trẻ còn non nớt và chưa hiểu chuyện.

Tóm lại, vấn đề nhân cách nghề nghiệp là vấn đề rất quan trọng trong
việc quyết định thành bại của mỗi cá nhân trong công việc. Muốn thành công
trong công việc thì trình độ chuyên môn và nhân cách nghề nghiệp luôn phải
song hành cùng với nhau, không thể xem nhẹ bên nào.
9


III. Biên tập xuất bản và một số vấn đề liên quan.
1.Khái niệm biên tập xuất bản.
Biên tập xuất bản là khái niệm chỉ hoạt động biên tập các xuất bản
phẩm trong các nhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách. Đó là công việc khai
thác, lựa chọn, tổ chức bản thảo, gia công sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo để
sẵn sàng nhân bản thành xuất bản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh
thần của xã hội.
Tuy có chung nội hàm biên tập với các hoạt động biên tập báo chí, điện
ảnh, các chương trình văn nghệ, phát thanh, truyền hình nhưng biên tập xuất
bản không bao gồm các hoạt động này.
2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động biên tập.
Sách ra đời cùng với sự ra đời của chữ viết. Ban đầu, “sách” được làm
từ những vật liệu thô sơ, đơn giản như đất sét, vỏ cây, mai rùa, xương
thú,...nhằm lưu giữ thông tin, chủ yếu là các thông tin về của cải, đất đai, quy
ước về gia đình và dòng họ để truyền lại cho con cái. Văn bản lúc này chỉ để
cất giữu và truyền lại, nên chỉ cần xếp theo thứ tự và phân loại, không cần gia
công sửa chữa về nội dung. Do vậy, thời điểm này, hoạt động biên tập vẫn
chưa hình thành.
Xã hội phát triển, nhu cầu truyền thông, nhu cầu nắm bắt thông tin của
quần chúng phát triển cao hơn. Thời điểm này, sách là loại hình thông tin tiện
lợi và dễ sử dụng nhất. Sách không còn gói gọn với chức năng lưu giữ các
thông tin về của cải đất đai quy ước đơn thuần mà trở thành vật mang thông
tin tri thức trong nhiều lĩnh vực đời sống. Nhu cầu về sách tăng, hình thành

hoạt động nhân bản sách cũng là lúc hoạt động biên tập thực sự xuất hiện.
Tuy nhiên, hoạt động biên tập lúc này vẫn gộp chung vào hoạt động nhân bản.
Người nhân bản sách đảm nhiệm luôn nhiệm vụ chỉnh lý, sửa sai sót trong
văn bản, kiểm tra các văn bản chép tay so với văn bản gốc. Do lúc này số
lượng sách nhân bản ít, sai sót không đáng kể. Nếu có phát hiện sai sót thì có
thể sửa rất dễ dàng (sửa từng cuốn sách, do chép tay nên số lượng nhân bản ra
10


không nhiều)., thậm chí có thể hu hồi và huỷ ngay toàn bộ số lượng sách đã
chép nếu thấy không có lợi. Hoạt động biên tập lúc này chưa tách thành một
hoạt động độc lập và chưa phải là một nghề riêng.
Sự ra đời của nghề in đánh dấu một bước tiến quan trọng cho hoạt động
làm sách, và cũng đánh một mốc quan trọng cho hoạt động biên tập. Đầu thế
kỷ thứ VII (đời Đường), nghề in thủ công xuất hiện ở Trung Quốc, đầu tiên là
in khắc gỗ. Từ đây hình thành cá phường hội: quan khắc, gia khắc phường
khắc. Với in khắc gỗ, hoạt động biên tập bắt đầu tách rời sáng tác và nhân
bản, trở thành một bộ phận của công tác xuất bản. Tuy nhiên sự phân công
giữa biên tập, in và phát hành trong giai đoạn này vẫn chưa rõ rệt, đội ngũ
biên tập viên chuyên nghiệp vẫn chưa hình thành.
Năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch
chuyền được đó giỳp cho việc in ấn trở nờn đơn giản hơn. Cha đẻ của phát
minh này là Johannes Gutenbergh - người được mệnh danh là “ông tổ của
nghề in”. Sự phát minh ra kỹ thuật in công nghiệp của Gutenbergh đó tạo
bước phát triển nhảy vọt trong hoạt động xuất bản. Cùng với trào lưu văn hoá
Phục Hưng ở Châu Âu và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, in công nghiệp, kết
hợp với hai yếu tố trờn, là những tiền đề quan trọng cho ngành xuất bản hiện
đại ra đời với đầy đủ ba khâu có tính chuyên nghiệp là biên tập, in và phát
hành.
Giai đoạn này, sách được nhân bản với số lượng lớn, thời gian sản xuất

nhanh và cũng nhanh chóng được phát hành rộng rói trong xó hội. Nhu cầu
của xó hội đũi hỏi, phải cú đội ngũ cán bộ biên tập chuyên nghiệp để đảm
nhận những công việc hết sức cơ bản, quan trọng của hoạt động xuất bản như
khai thác bản thảo đó cú trong xó hội; biờn soan, chỉnh lý, gia cụng sửa chữa
bản thảo; hoàn thiện bản thảo; tuyờn truyền phỏt hành xuất bản phẩm.
Do vậy lúc này, công tác biên tập đó trở thành một nghề quan trọng
trong xó hội, có chức năng vị trí quan trọng trong hoạt động xuất bản.

11


Thời đại thông tin, Internet phát triển như vũ bão, kết nối con người ở
những khoảng cách xa xôi nghìn dặm, sự lan truyền thông tin trở nên dễ dàng
hơn bao giờ hết cùng với sự ra đời của cái loại hình truyền thông đại chúng
như phát thanh, truyền hình, điện ảnh, website. Biên tập xuất bản và báo chí
in cũng đã bắt kịp xu hướng thời đại, mở rộng sang những ngành nghề ấy.
Hoạt động biên tập cũng được xã hội hoá. Một số khâu nghiệp vụ cụ thể
không chỉ giao cho các biên tập viên chuyên nghiệp mà còn có thể giao cho
các cộng tác viên, các tác giả tham gia thực hiện.
3. Chức năng nhiệm vụ của hoạt động biên tập xuất bản.
Tuy trở thành một nghề nghiệp riêng biệt độc lập muộn hơn so với
khâu nhân bản và phát hành nhưng hoạt động biên tập đã sớm thể hiện được
vai trò và vị trí quan trọng của mình trong toàn bộ hoạt động xuất bản cũng
như trong đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng.
3.1.Chức năng cơ bản của công tác biên tập.
- Chức năng thiết kế đời sống văn hoá và các sản phẩm văn hoá tinh
thần.
+ Bằng việc nghiên cứu các định hướng phát triển tư tưởng văn hoá xã
hội, nắm bắt các nhu cầu tinh thần của xã hội, để đưa ra kế hoạch đề tài dài
hạn và ngắn hạn, kế hoạch sản xuất và truyền bá các giá trị văn hoá, công tác

biên tập đã góp phần thiết kế và quy hoạch tổng thể hệ thống văn hoá xã hội,
cung cấp nền tảng tư tưởng, các giá trị văn hoá, các chuẩn mực văn hoá cho
nền tảng tinh thần của xã hội. Sách là sản phẩm văn hoá tinh thần có tác động
rất lớn đến con người, nội dung và tri thức trong mỗi cuốn sách góp một phần
không nhỏ trong việc định hướng tư tưởng, lối sống, đạo đức tình cảm của
con người. Chức năng thiết kế đời sống văn hoá thể hiện rõ ở điểm này.
+ Biên tập còn chính là người thiết kế về nội dung và thiết kế cả hình
thức bên ngoài cho các sản phẩm văn hoá cụ thể theo yêu cầu của việc nhân
bản và truyền bá tác phẩm văn hoá.

12


-Chức năng tổ chức: Công tác biên tập là công tác tổ chức xã hội.
Nhiệm vụ xuất bản hàng năm rất lớn, lực lượng sáng tác các tác phẩm chủ yếu
lại nằm ngoài lực lượng biên tập, lực lượng đưa xuất bản phẩm đến công
chúng lại không phải là các biên tập viên. Do vây, người biên tập chỉ đảm bảo
được chức năng truyền bá xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm văn hoá tinh thần để
truyền bá khi coi trọng chức năng, tổ chức lực lượng cộng tác viên để sáng
tạo và nhân bản, phát hành các xuất bản phẩm.
Do vây, người ta ví công tác biên tập vừa như kiến trúc sư, vừa như
người chủ nhiệm thi công công trình cho đời sống văn hoá và các công trình
văn hoá cụ thể.
- Chức năng tối ưu hoá các tác phẩm văn hoá: Biên tập là hoạt động lựa
chọn chỉnh lý bản thảo, gia công hoàn thiện các sản phẩm văn hoá để có được
những sản phẩm văn hoá tinh thần tối ưu về mọi mặt, hoàn hảo về cả nội dung
và hình thức.
+ Phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, trình độ của bạn đọc: Sách sản xuất
cho từng đối tượng khác nhau sẽ có sự khác nhau về nội dung, hình thức, cách
sử dụng ngôn ngữ, cách tiếp cận bạn đọc. Sách dành cho thiếu nhi thường có

nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động dễ nhìn, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu,
không có quá nhiều những cách nói ẩn dụ, hoán dụ khó hiểu. Sách dành cho
kinh doanh sẽ sử dụng các thuật ngữ chuyên môn riêng cho khối ngành kinh
tế. Biên tập, tuỳ vào đó mà chỉnh lý cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của bạn
đọc, đối tượng đọc.
+ Thực hiện tốt nhất yêu cầu truyền bá tư tưởng, tác động đến tư tưởng,
tình cảm của chủ thể xuất bản, chủ thể công tác tư tưởng. Các bản thảo sau
khi đã được chỉnh lý hoàn thiện, in ấn và phát hành, sẽ mang đến độc giả một
tư tưởng, thông điệp, tri thức nhất định. Biên tập sẽ là hoạt động hoàn thiện
tối ưu những tư tưởng, thông điệp tri thức trước khi chúng đến tay người đọc.
+ Nội dung thông tin có chất lượng cao nhất: về học thuật, về nghệ
thuật so với trình độ chung mà nhân loại đã đạt tới, bảo đảm những đóng góp
13


mới, độc đáo của tác phẩm, nghĩa là lượng thông tin lớn, giá trị văn học nghệ
thuật cao. Đây là chức năng tối ưu về mặt thông tin mà hoạt động biên tập
phải làm.
+Thiết kế hình thức xuất bản phẩm phù hợp nhất với nội dung tác phẩm
và yêu cầu truyền bá, sử dụng tác phẩm, đối tượng mà tác phẩm hướng tới.
Đây là chức năng tối ưu hoá về mặt hình thức mà hoạt động biên tập phải
làm.
- Chức năng điều hoà giữa các mặt hoạt động xuất bản, đảm bảo cho
công tác xuất bản phát triển bền vững.
Hoạt động xuất bản là hoạt động gồm ba khâu biên tập, in ấn và phát
hành. Công tác biên tập làm cho việc sản xuất tinh thần của xuất bản phẩm
tương thích với quá trình sản xuất vật chất - chế bản, nhân bản và phát hành.
Các xuất bản phẩm luôn cần có tính phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của độc
giả, công tác biên tập sẽ giải quyết điều này. Bởi vậy có thể nói rằng, công tác
biên tập có chức năng điều hoà sự phát triển nhịp nhàng về giữa sản xuất và

tiêu dùng. Trên cơ cở văn hoá tư tưởng của xã hội, công tác biên tập sẽ lựa
chọn, sửa chữa và quyết định số lượng xuất bản phẩm. Loại xuất bản phẩm
mà xã hội có nhu cầu cao sẽ được sản xuất ra với số lượng nhiều, ngược lại,
loại xuất bản phẩm mà xã hội có nhu cầu thấp sẽ được sản xuất với số lượng
thấp. Điều này góp phần vào việc sản xuất và tái sản xuất xuất bản phẩm, cân
đối tiêu dùng của xã hội.
-Chức năng xã hội: Giống như sách và hoạt động xuất bản sách nói
chung, công tác biên tập có chức năng xã hội nhất định, bao gồm các chức
năng như chức năng văn hoá, giáo dục, chức năng công tác tư tưởng. Mỗi
xuất bản phẩm luôn mang đến cho độc giả một tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm
và thái độ nhất định với xã hội, với cuộc sống, với con người. Công tác biên
tập, với tư cách là “bà đỡ” cho các xuất bản phẩm ra đời an toàn, sẽ đưa
những tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm,...đến độc giả, chính là đang thực hiện
chức năng giáo dục, văn hoá qua mỗi tác phẩm họ hoàn thiện. Đối với công
14


tác tư tưởng, biên tập như trạm gác cổng, như đội quân chiến đấu trên lĩnh
vực bảo vệ hệ tư tưởng giai cấp, đấu tranh chống lại các hệ tư tưởng thù địch
phản động... Biên tập viên cũng giống như mọi người làm văn hoá đều là các
chiến sĩ của giai cấp, của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hoá.
3.2. Những nhiệm vụ cụ thể của công tác biên tập.
Công tác biên tập ở các nhà xuất bản gồm những nhóm công việc cụ
thể diên ra theo quy trình chặt chẽ có quan hệ hữu cơ với nhau. Nó gồm các
nhiệm vụ cụ thể sau:--

- Công tác đề tài và xây dựng kế hoạch đề tài: Tìm

chọn đề tài và xây dựng kế hoạch đề tài là khâu mở đường quan trọng của
hoạt động biên tập xuất bản. Trách nhiệm hàng năm của biên tập viên là biết

phát hiện, lựa chọn và đề xuất được những đề tài đúng và hay.
Đề tài đúng là đề tài phù hợp với nhu cầu của xã hội, của thị trường
xuất bản phẩm theo chức năng xã hội mà nhà xuất bản được phân công. Nói
cách khác, đó là những đề tài đáp ứng tốt nhất, kịp thời nhu cầu cảu bạn đọc
và tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản. Đề tài đúng còn phải là những đề tài
phù hợp với định hướng và những nhiệm vụ truyền bá của các chủ thể xuất
bản. Đó là đề tài phù hợp với nhiệm vụ chính trị, định hướng tư tưởng của
giai cấp, của Đảng, phù hợp với định hướng giá trị văn hoá xã hội.
Đề tài hay là đề tài có sự mới mẻ hấp dẫn, thu hút sự chú ý, quan tâm
của đông đảo độc giả, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường tiêu dùng,
được khai thác bởi đội ngũ tác giả có trình độ cao. Đề tài hay hứa hẹn chắc
chắn về một sức mua lớn của độc giả, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho nhà xuất
bản.
Một đề tài thường được triển khai và áp dụng trong một thời gian nhất
định. Thời gian triển khai và áp dụng đề tài được gọi là thời gian kế hoạch đề
tài, có thể là loại quy hoạch đề tài với khoảng thời gian là 3 đến 5 năm hoặc
kế hoạch hàng năm. Xây dựng kế hoạch đề tài phải tuân thủ các nguyên tắc
nhất định.
15


- Công tác tổ chức bản thảo: Đây là nhiệm vụ tổ chức khai thác, sáng
tạo bản thảo. Trước hết là việc tổ chức cộng tác viên sáng tạo tác phẩm. Yêu
cầu về chất lượng của khâu này là biên tập viên phải tìm và lựa chọn được
những cộng tác viên phù hợp với mỗi đề tài đã xây dựng, khai thác tác phẩm
đã có hoặc tổ chức sáng tạo tác phẩm mới, biên soạn lại các tác phẩm đã có;
định hướng mở rộng không ngừng đội ngũ cộng tac viên, hướng dẫn họ thực
hiện kế hoạch đề tài đã xây dựng. Công tác tổ chức bản thảo còn là việc tổ
chức biên soạn những bản thảo cụ thể có nguồn gốc khác nhau, đòi hỏi những
bước hoặc cách thức biên tập khác nhau, như tổ chức biên soạn và biên tập

bản thảo sưu tầm, các sách nhiều tập, toàn tập, các bản thảo cần tổ chức cộng
tác viên biên tập... Công tác cộng tác viên là một trong những nhiệm vụ cơ
bản, giữ vị trí then chốt trong công tác biên tập xuất bản.
- Công tác gia công biên tập sửa chữa bản thảo: là nhiệm vụ đặc trưng.
quyết định trực tiếp chất lượng xuất bản phẩm trong công tác biên tập xuất
bản. Nhiệm vụ gia công biên tập gồm nhiều nội dung với các bước cơ bản
như sau:
+ Tiếp nhận bản thảo tại nhà xuất bản.
+ Đọc nhận xét, đánh giá bản thảo để đưa ra quyết định xử lý bản thảo.
+ Sửa chữa bản thảo theo hướng đã nhận xét.
+ Hoàn thiện và giao nộp bản thảo.
+ Kiểm tra bản in thử sau khi chế bản.
Yêu cầu chung của khâu gia công biên tập bản thảo là phải đánh giá
chính xác giá trị bản thảo đạt được theo tiêu chuẩn chuyên môn học thuật và
yêu cầu xuất bản đã định ra, gia công sửa chữa nâng cao chất lượng bản thảo,
hoàn thiện bản thảo mẫu để đưa in. Trong điều kiện chế bản bằng máy vi tính
tại nhà xuất bản hiện nay, hoàn thiện bản thảo in còn là việc kiểm tra và đảm
bảo chất lượng công tác sửa bài, bảo đảm bản thảo đưa in không còn lỗi
morat.

16


- Theo dõi in và hỗ trợ phát hành cũng là một nhiệm vụ quan trọng của
biên tập xuất bản hiện nay. Nhiệm vụ này bao gồm các việc cụ thể như đưa
bản thiết kế maket cuốn sách cùng với bộ phận sản xuất của nhà xuất bản;
theo dõi đôn đốc việc in sách theo đúng yêu cầu chất lượng và tiến độ thời
gian, đọc sách mẫu và làm đính chính nếu cần thiết; viết bài giới thiệu sách
theo yêu cầu của phát hành, tuyên truyền sách trên các phương tiện thông tin
đại chúng, thu nhập ý kiến phản hồi từ bạn đọc để kiến nghị các đề tài và

hướng xuất bản mới.
4. Đặc trưng của công tác biên tập.
Ngày nay biên tập là khâu công tác thiết yếu của các hoạt động truyền
thông nói chung và của công tác xuất bản sách nói riêng. Từ chức năng,
nhiệm vụ, nội dung của công tác biên tập, ta có thể khái quát mấy đặc trưng
của công tác này như sau:
- Biên tập là hoạt động lựa chọn, gia công chỉnh lý đối với tác phẩm đã
có, sẽ có, không phải là hoạt động sáng tác. Công tác biên tập nảy sinh trên cơ
sở đã có các tác phẩm đã sáng tác, đang được sáng tác, không thể thay thế
khâu sáng tác. Sáng tác là công việc của tác giả, là hoạt động lao động sáng
tạo đặc biệt, lấy tư liệu từ chính đời sống thường ngày, từ chất liệu hiện thực
hoặc các công trình nghiên cứu khoa học. Người biên tập, không thể thay thế
tác giả mà chỉ là người lựa chọn, gia công để bảo tồn, nâng cao giá trị của tác
phẩm, chứ không phải là sáng tạo tác phẩm mới, không được phá vỡ tính
hoàn chỉnh về nội dung, phong cách sáng tạo của tác giả sáng tạo.
- Trong quy trình xuất bản, biên tập nằm trong các hoạt động sản xuất
tinh thần, tạo ra sản phẩm tinh thần. Bản thảo mẫu sau khi được gia công biên
tập không phải là “hình hài vật chất” của xuất bản phẩm mà cơ bản vẫn là sản
phẩm tinh thần, chứa đựng các thông tin tri thức, còn chờ chế bản, nhân bản,
gia công vật chất để trở thành xuất bản phẩm.

17


- Biên tập là hoạt động sáng tạo ra những điều kiện cần thiết để các tác
phẩm tinh thần, các tri thức có thể truyền bá, để các hoạt động xuất bản làm
tốt chức năng văn hoá của mình.
IV. Vấn đề nhân cách nghề nghiệp trong nghề biên tập xuất bản.
1. Vấn đề xác định mô hình nhân cách người cán bộ biên tập xuất
bản hiện nay: tập trung chủ yếu vào 6 vấn đề sau:

1.1. Người cán bộ biên tập phải thích ứng được những yêu cầu của thời
đại. Loài người đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của văn minh trí tuệ. Khoa
học công nghệ phát triển vượt bậc. Sự bùng nổ công nghệ thông tin khiến xu
hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá lan ra mạnh mẽ. Trí tuệ con người trở thành
nguồn lực vô tận trong tất cả các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội. Bên cạnh
đó yếu tố nhân văn cũng chi phối mạnh mẽ. Con người của thời đại mới phải
là con người có trí tuệ, được giáo dục toàn diện, được chuẩn bị cho cuộc sống
mang tính toàn cầu, biết phát huy tốt truyền thống văn hoá dân tộc, đông thời
biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm vốn văn hoá cho bản
thân và cho đất nước.
1.2. Thế giới quan, nhân sinh quan là hạt nhân của mọi mô hình nhân
cách, là yêu cầu cơ bản, đầu tiên trong cấu trúc nhân cách của người biên tập,
xuất bản. Trong thời đại hiện nay, thế giới quan khoa học và cách mạng nhất
vẫn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLênin. Người biên tập viên chính là người làm công tác tư tưởng. Thông qua
các tác phẩm họ biên soạn, chỉnh lý, những thông điệp, tư tuởng về thế giới
quan, nhân sinh quan được truyền bá, đưa tới độc giả. Có thể nói, chính
những biên tập viên là người đã truyền bá, giáo dục thế giới quan, nahan sinh
quan Mác xít đến công chúng. Để làm được điều này, bản thân họ phải được
thấm nhuần những tư tưởng ấy. Trong điều kiện hiện nay, tuy thế giới phần
nào đã đạt đến công bằng, bình đẳng, bác ái. Nhưng sự phân chia giai cấp,
mâu thuẫn bất công trong xã hội, và đặc biệt là sự đối đầu của chủ nghĩa tư
bản với chủ nghĩa xã hội vẫn diễn ra gay gắt từng ngày từng giờ. Các thế lực
18


phản động chống phá chủ nghĩa xã hội vẫn không ngừng hoạt động, với các
thủ đoạn âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ, bôi nhọ các học thuyết
tư tưởng Mác-Lênin, ra sức hạ bệ chủ nghĩa xã hội. Trong những giai đoạn
hết sức khó khăn này, với tư cách là một người làm công tác tư tưởng, người
biên tập viên cần kiên cường đấu tranh và chiến thắng trong cuộc đấu tranh tư

tưởng đó. Muốn vậy, thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng
của họ phải luôn được phát triển và mài sắc. Công tác biên tập xuất bản là
công tác tư tưởng chính trị, dĩ nhiên người biên tập phải có trình độ tự giác
chính trị, niềm tin chính trị cao. Tuy nhiên đặc điểm nghề nghiệp cũng đòi hỏi
trình độ chính trị của người biên tập những yêu cầu đặc biệt. Họ phải nắm
vững lý luận Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng trong mối liên hệ
giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý luận chung và sự biểu hiện sinh động, đặc
thù của nó trong công việc, đời sống thường ngày. Người biên tập cần biết
phát hiện những quan điểm chính trị trong các tác phẩm mà mình biên soạn,
biết bảo vệ kiên quyết những lập trường tư tưởng đúng đắn. Chính những mặt
hiểu biết đó tạo thành bản lĩnh chính trị, sự nhạy cảm chính trị của người biên
tập.
1.3. Trong quan niệm truyền thống, người biên tập viên là “bà đỡ” cho
sự ra đời của các tác phẩm văn hoá. Tuy nhiên hiện nay thế giới cho rằng: coi
biên tập viên là “bà đỡ” là chưa nói lên hết vai trò của họ. Biên tập viên còn là
người “chữa bệnh”, “làm đẹp” cho tác phẩm của các tác giả. Với tư cách là
độc giả đầu tiên của mỗi tác phẩm, họ xem xét tác phẩm ở mọi góc độ, từ câu
văn, cách dùng từ, ngôn ngữ, thuật ngữ được sử dụng cho đến hình thức, kết
cấu tổng thể. Từ đó, họ tìm ra sai sót, “bắt bệnh” của tác phẩm mà “kê đơn”
cho đúng, kiến nghị, động viên tác giả sửa chữa, khiến tác phẩm trở nên “lành
lặn, khoẻ mạnh” về cả nội dung và hình thức. Diện mạo cuối cùng của một
xuất bản phẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và biên tập viên
cùng tạo dựng. Trong xã hội, mỗi loại sách là thành quả của các hoạt động
văn hoá khoa học khác nhau. , thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
19


Người biên tập muốn làm tốt chức trách của mình thì phải am hiểu các lĩnh
vực đó. Tuy nhiên yêu cầu chuyên môn khoa học đối với nhân cách người
biên tập có đặc thù so với các nhà khao học chuyên ngành. Trong hoạt động

biên tập xuất bản, mỗi biên tập viên không thể chỉ đi sâu vào một lĩnh vực
khoa học chuyên môn hẹp ứng với một loại sách được. Vì như thế, một nhà
xuất bản cần phải có hàng trăm, hàng nghìn biên tập viên mới có thể đủ lực
lượng biên tập cho hết những lĩnh vực khoa học chuyên ngành trong cuộc
sống. Điều đó là không thể. Vì vây, tuy trình độ chuyên môn có thể không sâu
bằng tác giả nhưng họ lại có tri thức khoa học tương đối rộng hơn, đồng thời
họ có những hiểu biết khác mà nhà khoa học chuyên ngành không có. Đặc
biệt, công việc biên tập đòi hỏi biên tập biên phải có khả năng cảm thụ tinh tế,
khả năng bao quát, phát hiện nhạy bén các vấn đề cần sửa chữa, một năng
khiếu thẩm mỹ tốt không chỉ phụ thuộc vào cá tính sở thích riêng mà còn phải
có khả năng cảm thụ tiêu biểu của số đông bạn đọc. Đòi hỏi về mặt tri thức
chuyên môn là vô cùng rộng lớn, người biên tập viên khồn chỉ có một tấm
bằng đại học là đủ, họ cần thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng suốt đời để nâng
cao vốn hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cho dù không phải tất cả
biên tập viên đều phải giỏi hơn hoặc giỏi ngang bằng các tác giả mà mình
biên tập nhưng ít nhất họ có trình độ hiểu được tác giả, hiểu được đời sống,
tính cách và cả phong cách sáng tác của tác giả, hiểu được vấn đề tác giả đề
cập trong tác phẩm, cả những thông tin tường minh lẫn những hàm ý.
1.4. Không những phải có mảng tri thức chuyên môn khoa học cần thiết
cho việc biên tập mỗi loại sách mà người biên tập viên còn phải có mảng tri
thức về nghiệp vụ biên tập. Đây là năng lực mang tính chất đặc thù do tính
chất và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi. Lý luận nghiệp vụ biên tập,
theo quan niệm hiện nay là một loại khoa học đặc biệt. Đối tượng nghiên cứu
của nó là đặc trưng, các quy luật, nguyên lý và phương pháp hoạt động biên
tập. Nghiệp vụ biên tập, theo quan niệm của các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây, bao gồm tri thức, năng lực về tổ chức bản thảo, sửa chữa và hoàn chỉnh
20


bản thảo. Trong điều kiện kinh tế thị trường, bên cạnh những năng lực trên,

nghề biên tập còn đòi hỏi năng lực tiếp thị, năng lực kinh doanh. ở các nước
tư bản phát triển, hoạt động biên tập nội dung và công việc xuất bản, phát
hành sách hầu như khó có thể phân chia. ở Nhật Bản, người ta coi việc tổ
chức bản thảo là hồn của công tac biên tập. Người biên tập phải là những nhà
hoạt động xã hội, người có tổ chức sức mạnh nhất đối với đội ngũ tác giả,
thạo nắm bắt những thông tin thị trường. Trên 50% lực lượng. thời gian người
biên tập ở Nhật Bản dành cho việc điều tra thị trường. Mô hình người biên tập
xuất bản trong nền kinh tế thị trường kiên quyết không thể là người “thợ chữ”
suốt ngày ngồi cám cúi trên bàn viết, mà họ phải là người chạy ngoài thị
trường.
Nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động biên tập xuất bản không thể
không bị tác động bởi quy luật giá trị, bởi tác động của thị trường sách báo.
Do vậy, những tri thức về kinh tế học nói chung, marketing và kinh tế thị
trường nói riêng cũng đã trở thành một mảng cấu trúc không thể thiếu trong
nhân cách người cán bộ biên tập hiện nay. Biên tập viên rất cần có ý thức và
năng lực kinh doanh: biết tiếp thị, nắm vững nhu cầu và tình hình cung cầu
xuất bản phẩm trên thị trường; biết xuất bản đúng lúc, biết tuyên truyền,
khuyến mãi, có biện pháp phát hành hàng loạt, phát hành xuất bản phẩm đến
tận tay độc giả có nhu cầu.
1.5. Bên cạnh đó, để tiến hành hoạt động biên tập xuất bản có chất
lượng và hiệu quả cao, người biên tập cần phải có những tính cách và phẩm
chất đặc thù sau:
- Biên tập viên phải là người công tâm, biết đặt lợi ích xã hội, lợi ích
bạn đọc lên trên lợi ích và sở thích cá nhân. Người biên tập viên có thể không
thích cá nhân tác giả, phong cách các sáng tác của họ nhưng phải có thái độ
công bằng, lấy lợi ích bạn đọc làm trọng, mục tiêu cơ bản là có bản thảo tốt,
phục vụ các nhu cầu phong phú của bạn đọc.
21



- Người biên tập phải có thái độ bình tĩnh, kiên nhẫn, biết chịu đựng
những tác giả khó tính, không mất lòng trước những “tật xấu” thường có ở họ
như: tự ái, tính kiêu ngạo, cố chấp... Đồng thời, người biên tập phải rèn luyện
cho mình thái độ hào nhã tế nhị, luôn chân thành với tác giả, luôn biết cách
xây dựng một tình bạn tốt với tác giả. Người biên tập còn là người có tác
phong thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo trong mọi công việc.
1.6. Phân tích biên tập là một khả năng đặc biệt của người cán bộ biên
tập. Năng lực đó vừa thể hiện ở cách nhìn, khả năng phát hiện và đánh giá, lại
vừa là khả năng thể hiện, năng lực cấu trúc một văn bản. Trong cơ chế thị
trường, chất lượng hình thức sách cũng được hết sức chú trọng. Bởi vậy,
người biên tập xuất bản còn phải am hiểu những tri thức về trình bày minh
hoạ sách, về kỹ thuật ấn loát, nhân bản. Trong thời đại ngày nay, công nghệ
thông tin, công nghệ nhân bản là một trong những nghành công nghệ mũi
nhọn. Sách được sản xuất bằng các công nghệ và công cụ sản xuất hiện đại.
Người biên tập còn phải am hiểu những công nghệ đó, biết sử dụng thành
thạo những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác biên tập và xuất bản
tác phẩm. Kỹ thuật vi tính và truyền thông hiện đại, in lade và công nghệ xuất
bản vi điện tử tại nhà. biên tập xuất bản các loại xuất bản phẩm điện tử, xuất
bản và phát hành sách trên mạng internet sẽ trở thành kỹ thuật bắt buộc đối
với đội ngũ biên tập viên xuất bản hiện tại và tương lai.
2. Những khó khăn và thách thức nghề nghiệp.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có những khó khăn và thách thức trong
suốt chặng đường lập nghiệp. Nghề biên tập viên cũng không phải là một
ngoại lệ. Những khó khăn và thách thức này đòi hỏi ở những người đang nuôi
ước mơ trở thành một biên tập viên một bản lĩnh rất lớn để có thể vượt qua.
2.1. Biên tập viên-nghề vất vả!
Để hiểu được phần nào sự vất vả của nghề biên tập viên, chúng ta sẽ
đọc những dòng tâm sự về nghề nghiệp của nhà thơ Quang Khải - biên tập


22


viên sách Văn học ở nhà Xuất bản Lao động trong bài phỏng vấn được đăng
trên website hanoimoi.com.vn:
PV: Tính đến năm 2004 này, ông làm biên tập viên sách văn học ở
Nhà xuất bản Lao động đó bao nhiờu năm?
Nhà thơ Quang Khải (NT QK): Khoảng 20 năm.
PV: Mối năm, ông thường phải lo bao nhiêu đầu sách?
NT QK: Từ 20 đến 30 cuốn sách.
PV: Tức là hàng năm, ông phải đọc hàng nghỡn trang bản thảo. Thế
bõy giờ cú nhiều cuốn sỏch hay khụng, thưa ông?
NT QK: Sách hay bây giờ rất hiếm. Sách hàng chợ ngày một nhiều.
Sách ngày càng giống báo ở chỗ: Đọc xong là xong, ít có điều kiện để chọn
lựa để lên giá sách. Những cuốn từng để lại dấu ấn như “Sự mất ngủ của lửa”
( tập thơ của Nguyễn Quang Thiều), “Con mắt thơ” ( tập lý luận phờ bỡnh của
Đỗ Lai Thuý)...ngày một ớt. Lý do: Cú quỏ nhiều người viết được sách. Để có
một cuốn sách được in bây giờ không khó lắm. Nói chung các biên tập viên ở
các nhà xuất bản hiện nay khi làm sách thường ...tôn trọng tác giả.
PV: Khi làm sách, các ông thường chống những gỡ?
NT QK: Sách không được chống chế độ, không được tuyên truyền
dâm ô, truỵ lạc... Đấy là vài thứ mà các nhà xuất bản phải chống. Tuy nhiên,
các nhà xuất bản lại không chống chất lượng nghệ thuật nhạt nhẽo, nội dung
vô bổ...
PV: Qua ụng, tụi hiểu một phần lý do rất ớt sỏch hay. Một là do “ai
cũng cú thể viết sỏch được”. Hai là “tôn trọng tác giả”. Ba là “không chống
chất lượng nghệ thuật nhạt nhẽo, nội dung vụ bổ”. Hỡnh như cũn một lý do
khỏc nữa chẳng? Chẳng hạn như lý do cơm áo gạo tiền?
NT QK: Như tôi đó núi, mỗi năm, nhà xuất bản ( cơ quan sự nghiệp
có thu) thường khoán cho mỗi biên tập viên khoảng 20 đến 30 đầu sách. Khi

hoàn thành bản thảo và ra đời mỗi cuốn sách như thế, chúng tôi thu về một
khoản tiền từ 500 nghỡn đến 1 triệu đồng gọi là phí xuất bản. Đây là nguồn
23


thu để trả lương và nuôi sống chúng tôi. Nếu không có nguồn thu này thỡ
chỳng tụi cũng gay go. Vỡ thế, cũng có thể coi đây là lý do “cơm áo gạo
tiền”. Về việc này, các cụ nhà ta ngày xưa cũng đó từng nhắc nhở: Cơm áo
không đùa với khách thơ!
PV: Sỏch bõy giờ bỏn ra, cú lói khụng ụng?
NT QK: Rất ớt, nhất là những cuốn sỏch do nhà xuất bản tự in, tỏc giả
tự in và tự phỏt hành. Cũn những cuốn sỏch do đầu nậu in và phát hành
thỡ...khụng dễ biết.
PV: Tại sao lại khụng dễ biết?
NT QK: Những sách ăn khách, đầu nậu thường đánh tụt số lượng, in
nhiều bảo in ít. Họ làm thế cốt để ăn bớt, ăn xén nhuận bút của tác giả, dịch
giả. Bởi vỡ nhuận bỳt thường phụ thuộc và ăn theo giá bỡa và số lượng sách
in ra.
PV: Có trường hợp nào số lượng được đánh cao hơn thực tế?
NT QK: Có chứ. Đó là trường hợp đầu nậu đứng ra in thơ cho một tác
giả nào đó dưới danh nghĩa liên doanh. Đầu nậu bảo: Chúng tôi sẽ in cho anh
(hay chị) 2000 cuốn. Chúng ta sẽ cùng đầu tư khoảng 20 triệu đồng. Anh (hay
chị) hóy gúp 10 triệu đồng. Sau khi nhận tiền của tác giả, đầu nậu chỉ in với
số lượng rất vừa phải (có khi chỉ vài trăm cuốn, chỉ đủ để tác giả dùng sách để
tặng, để biếu). Với chiêu thức này, đầu nậu đó ăn ngay trên lưng số tiền mà
tác giả bỏ ra.
PV: Không chỉ ở ta, mà ở nhiều nước trên thế giới, sách thơ thường ế
ẩm. Vậy sao trong mấy năm nay, ở chỗ ông, thơ vẫn in đều và vẫn bán được?
Bạn đọc hay nhắc đến những tuyển tập thơ do Nhà xuất bản Lao động ấn
hành và sắp ấn hành như “Tuyển những bài thơ hay viết cho thiếu nhi” (2

tập),” Phỳt xao lũng” ...
NT QK: Đó là những tập thơ đặt hàng trên cơ sở "cung" đáp ứng cầu".
Cho nên, ở một chừng mực nào đó, thơ vẫn có chỗ đứng trong lũng bạn đọc
và nói thơ ế ẩm là chưa hoàn toàn xác đáng.
24


PV: Nhà xuất bản Lao động từng có những biờn tập viờn lý tưởng và
có tên tuổi như Ma Văn Kháng, Nguyễn Thái Vận, Xuân Du, Đoàn Tử
Huyến...Cũn bõy giờ thỡ sao? Nghe núi, về cơ bản, những người hành nghề
biên tập sách bây giờ có nhiều đổi thay đáng lo ngại?
NTQK: Nhiều nhà văn, nhà thơ hiện nay rất ngại làm biên tập viên, vỡ
nghề này vừa vất vả, vừa nặng nề, lại cú thu nhập thấp và đôi khi có ảnh
hưởng không tốt đến việc sáng tỏc, sự nghiệp sỏng tỏc. Cho nờn, về lõu về
dài, nhiều nhà xuất bản sẽ khụng cũn cỏc thế hệ tỏc giả như thời vàng son
trước đây. Mặt khác, do để thích ứng với cơ chế thị trường, đũi hỏi thỳc bỏch
của đầu vào, đầu ra, doanh thu, doanh số, lời lói...nờn cỏc biờn tập viờn ngày
càng ớt chỳ ý đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm, ít quan tâm đến khâu phát
hiện, chăm sác tác giả như trước kia. Điều đáng lo ngại là: Các biên tập viên
văn học ở nhiều nhà xuất bản đang bị biến thành các "công chức văn học"và
ngày càng ít liên quan đến văn học.
PV: Xin chân thành cám ơn nhà thơ Quang Khải.
Sự vất vả của nghề biên tập, có thể hiểu là như vậy. Cường độ làm việc
ngày càng cao. Nếu như trước đây, mỗi năm một biên tập viên chỉ làm chừng
1 đến 2 cuốn sách thì hiện nay, khi nhu cầu thông tin, nhu cầu đọc phát triển
mạnh, mỗi năm, một biên tập viên có thể biên tập hàng chục, thậm chí hàng
trăm cuốn sách, tương đương hàng chục nghìn trang sách. áp lực công việc là
vô cùng lớn, kèm theo đó, như nhà thơ Quang Khải nói là nỗi lo “cơm áo gạo
tiền” khiến cho biên tập xuất bản trở thành một nghề đầy khó khăn và vất vả!
2.2. Kinh nghiệm và phông văn hoá - điều mà các biên tập viên trẻ

đang thiếu hụt.
Hiện nay, thế hệ biên tập viên của những năm 70-80 hầu như đó ở độ
tuổi xế chiều, và thay thế vào đó là những gương mặt biên tập viên trẻ thuộc
thế hệ 7X-8X. Họ là một thế hệ trẻ năng động, nhanh nhẹn, biết phát huy
những thế mạnh vốn có: được đào tạo cơ bản, trỡnh độ ngoại ngữ tốt hơn, khả
năng tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thị trường...Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế
25


×