Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

Môi trường kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.58 KB, 32 trang )

Đa cơ hội, đa văn hóa, đa quốc gia, đa chủng tộc, đa, đa, đa…

Môi trường kinh doanh quốc tế
international business environment

GS. PHAN VĂN TRƯỜNG


Ta về ta tắm ao ta...ao nhà cũng hơn?




Chỉ cách đây vài chục năm, số đông doanh nghiệp sống trong nước, làm việc với người trong nước, bán cho khách hàng trong nước...









Ngay khi chào giá, họ dùng tiền tệ quốc gia. Số đông không dùng bảo hiểm để đề phòng rủi ro,

Họ giao dịch bằng ngôn ngữ quốc gia, tất cả những văn bản đều được viết bằng từ ngữ của quốc gia, ngày đó ít vịn vào pháp lý, cứ
làm theo truyền thống

Đối tác, thầu phụ cũng toàn doanh nghiệp trong nước
Họ có ngân hàng trong nước hỗ trợ, đôi khi không cần thiết, chỉ giao dịch trực tiếp
Họ tuân thủ pháp luật trong nước, họ hiểu rõ luật chơi, biết thế nào là ưu thế


Họ xây dựng chung quanh họ một hệ thống bảo vệ họ qua quan hệ trong nước
Tiếng tăm hình ảnh của họ chỉ trong nước biết, họ không có nhu cầu hơn thế
Do đó họ chỉ quảng bá sản phẩm của họ trong nước, dùng những phương tiện quảng cáo có sẵn trong nước...


Thế nhưng...




Thị trường thời đó còn thiếu thốn nhiều thứ , phát triển kinh tế chưa toàn diện dễ mở cơ hội cho kẻ lạ từ ngoài





Thế rồi một ngày kia sản phẩm nước ngoài đổ bộ vào trong nước




Dù muốn dù không trứng cá sấu đã lọt vào ao...

Nhu cầu của người tiêu thụ dần dần nhiều hơn, phức tạp hơn: những người này bắt đầu du lịch, đã được trông thấy điều hay, nếm của
lạ tại xứ người

Từ dó, dù muốn dù không tất cả các sản phẩm nội hóa phải cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài
Doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường, họ đem cả phương pháp làm việc mới, óc sáng tạo mới, những công thức mới, những cách
trình bày mới...ngay nhân sự của họ cũng khác, được đào tạo khác, có những mực chuẩn khác..Vốn của họ cũng lớn hơn...Thị trường
nội hóa bị sâm nhập


Từ ngày đó, thị trường nội hóa đã bị quốc tế hóa. Càng ngày các sản phẩm từ ngoài càng nhiều. Môi trường kinh doanh trong nước đã
trở thành một thành phần của môi trường quốc tế.


Phải theo gót chân...





Phản ứng tự nhiên là các doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nghĩ tới xuất khẩu sản phẩm nội hóa sang các lãnh địa xa lạ




Dần dần sản phẩm nào trên cả thế giới cũng trở thành một «sản phẩm đa quốc gia»



Nay không ai phủ nhận được rằng ngay khi hoạt động trong nước cũng không tránh được cạnh tranh từ cả thế giới, hiện tượng vẫn cứ
như thế tiếp tục mỗi ngày mạnh hơn và nhanh hơn.

Tại nơi đó, môi trường cạnh tranh mạnh.
Dần dần xuất hiện nhiều sản phẩm được chế tạo từ những thành phần chắp nối từ nhiều nước. Ngày nay sản phẩm nào cũng có một
chút của nhiều nước, ví dụ một chút của Nhật, một chút của Đức, của Mỹ, của Pháp...sự chắp nối đó là kết quả của một công thức chế
biến hoặc sáng tạo được tối ưu hóa,

Từ hội nhập kinh tế và thương mại, đến sự lan rộng của hiện tượng toàn cầu hóa nay đã biến đổi thế giới của doanh nghiệp một cách
toàn diện.



Môi trường kinh doanh quốc tế
trong sự toàn cầu hóa



Thị trường địa ốc bên Âu Châu đã bị toàn cầu hóa...trong nhiều năm, từ 1990 đến 2000, giá địa ốc tại Pháp được coi là rẻ so với nước
Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan...hệ quả là các nhà đầu tư trên thế giới đã đổ vào Paris mua hết mọi cơ hội, từ các căn hộ cao cấp đến các lầu
đài bị bỏ không. Nay giá địa ốc tại Paris không khác gì các thủ đô lớn nhất



Ngân hàng hàng đầu của Pháp Paribas đã bị các cơ quan Hoa Kỳ phạt 8,9 tỷ usd (178000 tỷ đồng) vì đã nhận làm dịch vụ chuyển
ngân cho một số quốc gia (Sudan và Iran), những quốc gia này đã bị Hoa Kỳ cho vào sổ đen của họ. Hỏi rằng việc chuyển tiền giữa
Pháp với Iran thì liên quan gì với Mỹ? Thế nhưng Paribas đã trả tiền phạt không thiếu một xu



Các cơ quan như Fitch, Moody, Standard&Poor đánh giá thường trực tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới các giao dịch quốc tế. Họ
đánh giá tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp trên thế giới, mọi thứ...và sự đánh giá của họ ảnh hưởng trực tiếp trên đời sống thực
tiễn hàng ngày của chúng ta. Họ là ai mà có thực quyền rộng lớn như vậy? Một nhóm chuyên viên ngồi đánh giá...Thế nhưng đã từ
lâu cả thế giới theo các mục đánh giá của họ để dự báo kinh doanh, đo rủi ro, mượn tiền ngân hàng, tham gia vào thị trường chứng
khoán



Khi bạn định đầu tư vào một dự án, một cuộc hợp tác, tại một quốc gia nào đó, hoặc khi bạn muốn mua một món hàng nào đó, bạn cứ
vào Google, Amazon, Alibaba vv...sách do Amazon bán bên Pháp tới tay khách hàng nhanh hơn là khi ra tiệm sách mua




Ngày nay, bạn có thể mua nhà tại Mã Lai, mượn tiền ngân hàng bên Pháp, mướn công ty Singapore bảo trì, mua nội thất gỗ tại Miến
điện, vv...không còn biên giới nào ngăn cản bạn nếu bạn không ngại tìm của lạ nơi tứ xứ


Trang bị để bay lượn
trong môi trường quốc tế


Bạn có thể mua vé máy bay trên mạng đi từ San Francisco đến Caracas, trả tiền qua mạng từ ngân hàng của bạn bên Úc, rủ một người
bạn bên Thổ Nhĩ Kỳ cùng tháp tùng, người này mua một ghế du lịch ngồi bên cạnh bạn qua dịch vụ mạng internet, trả tiền vé từ tài
khoản của họ bên London.




Nhưng muốn làm như vậy bạn phải trang bị đầy đủ, bạn phải nhận được thông tin, bạn phải với tới chuẩn mực của cuộc sống toàn cầu



Nếu chính cái thế giới đó còn quá rộng cho chính cá nhân bạn, thì đó là do:

Toàn cầu hóa là một hiện tượng toàn diện, thế giới trở thành một cái làng nhỏ nằm nguyên vẹn trong máy laptop của bạn qua phím
bấm...music.com, travel.com, sports.com hay liveshow.com











Bạn không sử dụng được ngoại ngữ,
Bạn không thông hiểu cách diễn tả theo ngôn ngữ mới
Bạn không biết mở cửa thế giới để thế giới tới nơi bạn
Bạn không thông hiểu luật chơi, nói chung, và pháp luật tại các quốc gia nói riêng
Bạn không trang bị đầy đủ để bay lượn trong môi trường kinh doanh quốc tế
Bạn không biết nhìn thấy lợi nhuận ngay tại những nơi mà tiền đã gần tới mũi bạn rồi, cơ hội cũng vậy
Bạn không ý thức được rằng bạn luôn luôn bị cạnh tranh, cho dù bạn không tham gia bạn cũng bị tham gia
Nói tóm lại bạn tưởng bạn có đủ ngũ giác, thậm chí lục giác, nhưng kỳ tình chính bạn không ý thức được bạn mù điếc câm .


Vượt hàng rào...để vào cuộc chơi











Vài câu hỏi để thử bạn:
Bạn có thể tả vấn đề chính hiện tại của các nước : Thái Lan, Pháp, Đức, Venezuela, Tây Ban Nha không?
Bạn có biết Châu Âu đang có một mâu thuẫn kinh khủng về kinh tế hay không?

Bạn có ý niệm gì về vai trò của thị trường chứng khoán thế giới
Bạn có biết rõ những vấn nạn nào lớn nhất , nguy hiểm nhất cho nhân loại?
Bạn có biết nước nào bên Châu Á đang gặp những khó khăn kinh khủng nhất?
Tất cả những yếu tố nói trên sẽ ảnh hưởng tới nước VN ra sao?
Nếu bạn phải đầu tư 10 triệu usd bên Châu Mỹ La Tinh, bạn sẽ làm gì?
Cùng một câu hỏi: bên Châu Âu, bên Châu Á (ngoài VN)?


Tầm quan trọng của văn hóa trong môi trường kinh doanh quốc tế











Kinh doanh là trao đổi.
Trao đổi chỉ thực hiện được khi gặp gỡ, hiểu được ngôn ngữ của nhau, hiểu được ý muốn của nhau
Ngôn ngữ, tuy không đơn giản nhưng khi gặp đối thoại không chung ngôn ngữ chúng ta còn có thể vượt được khó khăn đó.
Ngược lại văn hóa khác nhau là cả một vấn đề…
Hiểu và thông cảm là cả một kỹ năng, nếu không là nghệ thuật!
Hỏi rằng cái gì làm cho người với người hiểu được nhau?
Thử hỏi: Con người có nghe bằng tai không?





Có người không biết nghe nữa, nói chi nghe bằng tai!
Số đông nghe bằng lòng!

Con người có nhìn bằng mắt không




Có người không biết nhìn nữa
Số đông nhìn bằng trí

Con người có nói bằng miệng không?




Đông người không biết nói
Số đông nói bằng tâm, hoặc dã tâm


Thực ra...






Mắt, Tai, Miệng thậm chí cả Nghĩ, Hành động, đều bị văn hóa chi phối.




Vậy văn hóa, nói nôm na, là gì?

Một cử chỉ, một câu nói có nghĩa khác nhau khi văn hóa khác nhau
Thử hỏi trong phòng này có bao nhiêu người đã hấp thụ được văn hóa khác văn hóa của nước mình?
Riêng cá nhân Thầy đã hấp thụ hoàn toàn văn hóa của Pháp, và một phần lớn của Đức, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Nam Dương, Mã Lai,
Thái, Trung Hoa...ít hơn nữa là văn hóa Hàn, Nhật.


Trong rừng sâu của văn hóa loài người

















Ngôn ngữ
Đạo giáo và căn bản đạo lý

Giáo dục – giáo dục gia đình/xã hội
Phong tục và phong cách
Giá trị và thái độ
Óc thẩm mỹ
Cấu trúc của xã hội
Cách ăn nói, cách phát biểu, ngôn ngữ cơ thể
Sự đúng giờ, ý niệm thời gian,
ý niệm cự ly
Quà cáp,
Ngày nghỉ và thư giãn
Vai trò của nữ giới
Cách buôn bán truyền thống
Vv...


Những ví dụ minh họa những thái độ văn hóa







Uống rượu:










Tham nhũng

Quà cáp
Vệ sinh
Trang trí nội thất
Cách chi tiêu ngân sách gia đình

Óc pháp lý
Óc sáng tạo
Giao hàng đúng giờ
Ý niệm về chất lượng
Óc quan liêu/óc dân chủ
Tài sản riêng/tài sản chung


Trong môi trường kinh doanh quốc tế
phải chú trọng đến những yếu tố nào?

















Khả năng có thể mượn tiền tại nước sở tại.
Luật chơi trên thị trường chứng khoán
Luật doanh nghiệp
Thuế vụ và các luật gò bó chuyển ngân quốc tế (chuyển lợi nhuận về quốc gia mẹ)
Thị trường lao động, tính chuyên môn của nhân sự
Những rủi ro trong nền kinh doanh, trong đó có rủi ro chính trị, xã hội, vv
Thể chế lương bổng, mức lương, số lượng ngày nghỉ, luật lao động...
Những nghĩa vụ của doanh nghiệp
Tham nhũng, tầm quan trọng của quan hệ trong doanh trường
Sự hiện diện của thầu phụ, của các dịch vụ
Giá địa ốc, mặt bằng
Hệ thống hạ tầng: hạ tầng giao thông, hệ thống phân phối hàng hóa...
Mức giá đời sống hàng ngày
Và cuối cùng, nhưng không kém quan trọng là văn hóa làm việc nói chung


Thế nào là văn hóa làm việc? Vài nét...



Vài ví dụ của đặc trưng văn hóa làm việc, trong môi trường kinh doanh:




Tại Pháp, làm việc không có tính cách hiệu năng, nhân viên tới công sở và ngồi đúng vị trí, giờ làm việc co dãn, khi có việc chỉ
tìm người khác để đùn việc. Nhân viên chỉ ngồi đếm ngày nghỉ. Doanh nghiệp bị bắt nạt. Thuế vụ rất nặng. Dân chúng rất ghét
doanh nghiệp nào có lợi nhuận cao...Xã hội ghét người giàu



Tại Đan Mạch chớ nên đả động gì đến tham nhũng, phải biết trọng cả hai phái nam nữ như nhau, mối tương quan trên dưới rất
dân chủ, không quan liêu,



Tại Mỹ, nhân viên vào công sở phải đeo một mặt nạ: con người vô hồn, thuộc luật, quy trình, đạt chỉ tiêu cả chất lượng với số
lượng đúng hạn kỳ, không cá nhân hóa mối liên hệ trong công ty, không bao giờ nói lên cảm nhận, mà chỉ dùng các mực chuẩn
khách quan, và cuối cùng không bao giờ quên tiêu chí hàng đầu: lợi nhuận, lợi nhuận và lợi nhuận. Những ai chế riễu lợi nhuận
sẽ bị xã hội phán xét gắt gao.



Tại Nhật không bao giờ được xuất phát cảm xúc, luôn luôn tuân thủ sếp trên, những tiêu chí tài chính, kỹ thuật phải đạt bằng
được theo đúng hạn kỳ




Tại Hàn quốc, nhân viên là một người lính ra trận. Sếp là thánh nhân



Tại Mã Lai, không việc gì có thể sai luật pháp, mối liên hệ giữa các nhân viên thân mật và hòa đồng, đạo Hồi có khuynh hướng
dịu. Ơ Mã, phải tập vui vẻ hòa đồng. Khi cộng tác với Cty Mã, chuyện nhạy cảm là mối tương quan giữa 3 chủng tộc Mã, Ấn và

Hoa. Không bao giờ được nghe chỉ trích cá nhân!

Tại Thái Lan, chế độ làm việc rất dân chủ hòa nhã. Mối quan hệ trên dưới rất êm đềm. Dễ dãi với các tiêu chí. Công ty nước
ngoài phải ý thức được người Thái rất yêu nước, họ rất dễ xúc động mạnh nếu có ai nói động đến Vua


Kinh doanh tại xứ người:
một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc


Chỉ cần một số sự cố xẩy ra:



nhân viên lâm bệnh



Gia đình các expats có sự xích mích hay xung đột. Phần lớn do họ không được chuẩn bị tinh thần nên dễ bức xúc



Các thiết bị gửi qua không tới kịp thời



Ngân sách bị vượt do dự tính sai




Nhân viên không tuân thủ...



Con cái không ghi danh được vào trường học kịp thời



Mướn nhà không được nên cư ngụ tại một nơi không an toàn



Nói chung, những biến cố dễ xẩy ra, mà các phương tiện/phương pháp để giải lại thiếu hoặc không đáp ứng.



Ví dụ : SARS cho đội bên Nam Dương vào năm 1997/98



Toàn những vấn đề nhỏ, nhỏ mà thành lớn


Câu chuyện Disneyland tại Paris

case study (bài tập) để minh họa một quyết định đầu tư khổng lồ trong một môi trường kinh doanh xa lạ





Disney Park business & entertainment thành công lớn tại Mỹ, và sau đó tại Nhật.



Ngay từ đầu giới chuyên môn cảm nhận được rằng dự án khó thành công vì phản ứng của dân chúng và công luận không thuận lợi.
Tuy nhiên Chính phủ Pháp vẫn một lòng ủng hộ vì chỉ nhìn thấy lợi trước mắt, Chính phủ không nhìn sai vì có đầu tư vào vốn đâu.







Disneyland Paris được khánh thành năm 1992.

Họ quyết định mở một Disneyland tại Paris gọi tên là Eurodisney. Chính phủ Pháp đã ủng hộ và giúp đỡ họ vì dự án sẽ cho phép
tuyển mướn nhân viên, đào tạo họ, đóng góp cho việc giảm thất nghiệp.

Đến năm 1994, tức chỉ hai năm sau khi bắt đầu vận hành, Disneyland Paris lỗ lớn (2 tỷ )
Tại sao?
Thầy muốn lấy ví dụ Eurodisney làm case study để minh họa «những vấn đề về môi trường khi đầu tư vào dự án tại nước ngoài».
Mô hình Eurodisney có thể áp dụng tại VN? Đây là câu hỏi cho cả lớp


Học viên phân tích Eurodisney và phát biểu ý nghĩ:
Nếu học viên là chủ Disney, học viên có sẵn sàng đầu tư vào một
Disneyland tại Hà Nội hay một đô thị nào khác tại VN?


Những hình ảnh tuyệt vời,

nhưng vốn đầu từ khủng








Một thất bại ê chề nhưng không bất ngờ












Dự án không hợp thủy thổ
Nghiên cứu khả thi vấp phải nhiều lỗi
Chủ đầu tư quá chủ quan lại quá lạc quan
Áp dụng mô hình đã thành công tại USA và Tokyo tưởng sẽ copy được
Châu Âu đâu có phải là Châu Mỹ
Châu Mỹ là một nước với một văn hóa
Châu Âu là hàng chục nước nhỏ với hàng trăm văn hóa khác nhau
Những yếu tố làm cho Disneyland US thành công không thể đem áp dụng bên Âu Châu được

Văn hóa Pháp rất nhiều khác biệt với văn hóa Mỹ, đôi khi còn mâu thuẫn.
Sau đây đi vào vài chi tiết thuyết phục:


Vài lý do thất bại



Nghiên cứu khả thi vịn trên lý luận: Disneyland US là nơi đón tiếp du khách Châu Âu rầm rộ! Vậy chi bằng làm disneypark ngay tại
Châu Âu sẽ thành công. Sai là vì du khách sang Mỹ họ tới disney park vì nó tiêu biểu cho văn hóa Mỹ. Nhưng khi họ thăm Paris, họ
không có lý do đi thăm văn hóa mỹ tại Paris




Khả thi coi Châu Âu như một đơn vị thị trường, trong khi Âu Châu rất đa dạng





Dân chúng thích ở Paris hơn là vào ngủ đêm tại disney. Nhất là giá biểu phòng khách sạn tương đương



Quảng cáo của eurodisney nhắm trẻ con, giống như bên Mỹ. Điều đó khác hẳn phong tục của Pháp hay các nước Châu Âu.

Disney coi Eurodisney như là một resort, tức là một nơi dân chúng tới ở và chơi nhiều ngày. Trong khi đó, người Âu chỉ tới thăm
trong ngày và không đăng ký khách sạn


Người Châu Âu không ăn uống như người Hoa Kỳ. Họ không thích coca cola mấy. Họ không ăn BBQ nhiều
Bên Mỹ, disneyland luôn luôn đông suốt các ngày trong tuần do cách làm việc và sinh sống bên mỹ. Bên Âu Châu dân chúng chỉ tới
ngày cuối tuần


×