Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀ NAM VÀ NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VỊ TRÍ ẨM THỰC TRONG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH
1. Một vài lý luận về nghệ thuật ẩm thực
1.1. Lý luận chung về vấn đề ẩm thực
1.2.Phân loại cách thức thưởng thức ẩm thực
1.2.1.Ăn toàn diện
1.2.2.Ăn khoa học
1.2.3.Ăn dân chủ
CHƯƠNG II. VÙNG ĐẤT HÀ NAM
2.1.Vị trí
2.2. Diện tích, Dân số và dân tộc
2.3. Cơ cấu hành chính
2.4. Điều Kiện Tự Nhiên
2.5.Dân Cư
2.6. Giao Thông
2.7. Kinh Tế
2.8 Lịch Sử Và Văn Hóa
2.9 Danh Nhân
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG III. NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀ NAM VÀ NHỮNG MÓN ĂN
ĐẶC SẢN
3.1.Đặc trưng ẩm thực Hà Nam
3.2. Các món đặc sản Hà Nam
3.2.1 Cá kho làng Nhân Hậu
3.2.1.1Giới thiệu
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


3.2.1.2 Lịch sử món ăn


3.2.1.3 Nói về món cá kho Nhân Hậu
3.2.1.4 Giá cả
3.2.2. Bánh cuốn chả phủ lý
3.2.2.1 Giới thiệu
3.2.2.2 Nói về món bánh cuốn chả nướng.
3.2.2.3 Giá cả:chỉ khoảng 30nghìn/đĩa
3.2.3 Chuổi ngự Đại Hoàng
3.2.4 Mắm cáy Bình Lục
3.2.5 Dê Núi
3.2.6 Chuổi nấu nhuyễn.
3.2.7 Bún cá rô đồng
3.2.8 Bún tái kênh
3.2.9 Rượu làng Vọc-Bình Lục
Tiểu kết chương 3
CHƯƠNG IV. MỘT VÀI PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC
HÀ NAM
4.1.Quan điểm về phát triển du lịch tỉnh Hà Nam
4.2. Định nghĩa loại hình du lịch ẩm thực
4.3 Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với Hà Nam
4.3.1 Về mặt kinh tế
4.3.2. Về mặt xã hội
4.4. Một vài phương án phát triển du lịch ẩm thực
4.1.1.Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch
4.1..2.Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
4.1.3.Giải pháp về đào tạo,phát triển nguồn nhân lực
4.1.4.Tuyên truyền,nâng cao nhận thức về du lịch ẩm thực
4.1.5.Giải pháp về thị trường khách cho loại hình du lịch ẩm thực
4.1.6.Ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ, đặc biệt về các
hoạt động kinh doanh ăn uống,chế biến thực phẩm tại các làng nghề,về đào tạo
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9

46


nhân lực về việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực ăn uống,về công tác đảm bảo
VSATTP.
4.2.Kiến nghị của bản thân
4.2.1.Kiến nghị với Tổng cục du lịch
4.2.2.Kiến nghị với cục VSATTP
4.2.3.Kiến nghị với các đơn vị kinh doanh sản phẩm du lịch ẩm thực
4.2.4.Kiến nghị với chính quyền địa phương và với nhân dân các địa bàn phát
triển du lịch ẩm thực
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


LỜI CÁM ƠN
Lời cảm ơn tới cô Nguyễn Phương Thảo
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở KhoaSư phạm du
lịch– Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em
được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Du

lịch cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngànhkhác. Đó là môn học
“Cơ sở văn hóa Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn TS Phạm Phương Thảo đã tận tâm hướng dẫn chúng
em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về
lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu văn hóa. Nếu không có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện
được.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô. Bài thu hoạch được thực hiện trong
khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng
tạo trong nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ
ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Trân trọng !
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải Yến

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, nhu cầu trong du lịch được phân chia làm 3 loại đó
là: nhu cầu về dịch vụ cơ bản (ăn, ở, đi lại…) , nhu cầu về dịch vụ đặc
trưng (giải trí nghỉ ngơi tìm hiểu vưn hóa…) và nhu cầu về dịch vụ bổ
sung (làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giặt là…). Trong đó nhu cầu về dịch
vụ cơ bản là quan trọng nhất và đòi hỏi được đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt đó
là nhu cầu ăn uống, là một nhu cầu sinh học của con người, đặc biệt là ẩm
thực cũng là một nét đặc sắc quyết định đến sự hài long của khách trong

chuyến đi. Bất kể đi du lịch tới đâu, trong bao lâu, người ta cũng luôn
muốn được thưởng thức những đặc sản nơi đó để biết, để yêu và rồi để
nghiện. Có những vị khách yêu mảnh đất yêu mảnh đất mình đến chỉ vì
nơi đó có món ăn đi vào long người. Thời kì đồ đá, con người chưa có
dụng cụ để sản xuất ra lương thực cũng đã biết săn bắt hái lượm để sinh
sống và tồn tại, trải qua thời gian dài, xã hội ngày càng phát triển và con
người trở nên đầy đủ hơn cả về vật chất và tinh thần đã không chỉ cần
cơm no áo ấm mà còn biết đặt mục tiêu ăn ngon mặc đẹp. Chính bởi vậy
mà ăn uống giờ đây đã trở thành một nghệ thuật, thể hiện được tính thẩm
mỹ trong từng món ăn, thể hiện được đẳng cấp và địa vị của người thưởng
thức trong xã hội. Chẳng vậy nên thời kì phong kiến chỉ các vua quan mới
được thưởng thức cao ương mỹ vị còn dân thường thì đâu biết đến chúng
ra sao, mùi vị như thế nào…
Việt Nam ta với những trang lịch sử hào hung, kéo dài bao thế kỷ, thập kỉ,
thiên niên kỉ, đã có một bản sắc văn hóa riêng, tiên tiến và vẫn giữ được
hồn Việt, Văn hóa ấy, bản sắc ấy không chỉ thể hiện ở phong tục tập quán,
âm nhạc, hội họa và còn thể hiện ở ẩm thực. Với 54 dân tộc an hem sinh
sống trong 63 tỉnh thành trên cả nước, mỗi dân tộc lại mang một màu sắc
khác nhau với những món ăn độc đáo khác nhau càng tô điêm cho văn
hóa ẩm thực đa phong phú, đa dạng hơn. Nếu người Tày có bánh Ngải,
xôi Ngũ Sắc thì người Mường tự hào với cơm Lam …
Ngoài ra ẩm thực còn chia làm 3 miền, Bắc Trung Nam. Miền Nam nổi
bật với hủ tiếu Mỹ Tho, miền Trung vang danh với bún bò Huế và miền
Bắc với phở Hà Nội, Cốm làng Vòng …

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


2.


3.
4.
5.
-

Những món ăn thể hiện được văn hóa bản sắc của từng vùng, miền. Và
mảnh đất đồng bằng chiêm chũng Hà Nam cũng có những đặc sắc về ẩm
thực mà không phải ai cũng biết đến. Tôi chọn đề tài này là vì tôi yêu
hương vị tôi được thưởng thức tại đây và cũng bởi tôi là một người con
đất mẹ anh hung Hà Nam, và tôi muốn góp một phần công sức nào đó để
phát triển hơn vùng quê nghèo, muốn đun tinh túy ẩm thực quê hương tới
những vị khách trong nước và quốc tế
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài này không có bất cứ nhà nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu
trước đó và tôi sẽ bước đầu nghiên cứu. Như ta đã biết, Hà Nam là vùng
đất nghèo ít phát triển về du lịch, không có những địa danh nổi tiếng,
không thu hút nhiều khách du lịch, bởi vậy mà ẩm thực là Yếu tố chính
trong du lịch Hà Nội. Bởi vậy mà đặc sản Hà Nội như món cá kho Nhân
Hậu, chuối Ngự, bánh cuốn chả Phủ Lí đã làm tốn không ít giấy mực của
những cây bút viết về nơi đây. Tuy nhiên các bài viết chưa sâu sắc và hầu
hết chỉ là những trang báo giúp những người cần thông tin tìm hiểu. Tuy
nhiên những bài báo này chưa chuyên sâu. Một số trang mà chúng ta có
thể tham khảo đó là : Trang giải trí Việt: , Ẩm thực
365 , Báo ngày nay, báo eva…
Trang được coi là trang chính thống viết về ẩm thực Hà nam ta có thể
tham khảo như: http:/dulichhanam.vn/vi/news/am-thuc/
Và trang cakholangnhanhau.com cũng là 1 trang rất hay nói về ưu điểm
của món cá kho Nhân Hậu cùng giá cả của món ăn này.
Mục đích nghiên cứu:

Bước đầu nghiên cứu về ẩm thực Hà Nam, làm nổi bật lên nét văn hóa
của người Hà Nam, cung cấp những tinh túy trong nghệ thuật ẩm thực.
Quảng bá hình ảnh hà Nam với du khách trong và ngoài nước.
Đưa ra phương án có thể phát triển du lịch ẩm thực tại Hà Nam.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Không gian ngiên cứu: Tỉnh Hà Nam (5 huyện)
thời gian nghiên cứu: từ ngày 12/11 đến 20/12/2015
Đối tượng nghiên cứu: các món đặc sản ở Hà Nam về nhiều khía cạnh.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Phương pháp chọn lọc thông tin và hình ảnh
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp liệt kê, thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp.

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


- Ngoài những phương pháp trên tôi còn sử dụng các phương pháp khác sử
dụng để nghiên cứu.
6. Bố cục đề tài
Bài luận chia làm 4 chương:
Chương 1: VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VỊ TRÍ ẨM THỰC TRONG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH
Chương 2: VÙNG ĐẤT HÀ NAM
Chương 3: . NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀ NAM VÀ NHỮNG MÓN ĂN
ĐẶC SẢN
Chương 4:CHƯƠNG IV. MỘT VÀI PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH ẨM THỰC HÀ NAM


Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


NỘI DUNG

CHƯƠNG I. VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VỊ TRÍ ẨM THỰC TRONG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH
1. Một vài lý luận về nghệ thuật ẩm thực
1.1. Lý luận chung về vấn đề ẩm thực
K/n:
-Ẩm thực là khái niệm dùng để chỉ món ăn,thức uống và cách chế ẩm thực
biến,thưởng thức các món ăn đó
-Ẩm thực đó có thể là các món ăn đặc sản hoặc các món ăn bình thường khác
Văn hóa ẩm thực- với sự thực hành ăn uống-VN nói chung và Hà Nam nói riêng
cũng là một thành tố trong nền văn hóa Việt Nam
Nó tham gia tích cực vào việc phản ánh bản sắc văn hóa,dân tộc,bởi ăn uống là
nhu cầu cơ bản của con người,nó quyết định đến sự tồn tại đến con người
Cũng chính bởi vậy mà từ xa xưa các cụ nhà ta đã có câu:” Có thực mới vức
được đạo”
1.2.Phân loại cách thức thưởng thức ẩm thực
Người Việt có 3 cách ăn sau:
1.2.1.Ăn toàn diện
-Nghĩa là ăn bằng ngũ quan:thị giác,khứu giác,vị giác,thính giác,xúc giác,...vv
+Trước hết là ăn bằng thị giác(mắt):Thức ăn được trình bày cho đẹp mắt,có
nhiều màu sắc,hài hòa,trình bày hấp dẫn
+Ăn bằng khứu giác(mũi):ngửi mùi thơm bốc lên từ thức ăn,từ nhưngc loại rau
thơm,rau mùi nước chấp....
+Ăn bằng xúc giác:cảm giác của răng khi chạm vào thức ăn,có những thức ăn

mềm như bún lại có loại giòn,xốp như bánh đa hay dai như thịt xào tái...
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


+Ăn bằng thính giác:có những món ăn khi nhai sẽ tạo ra những âm thanh
giòn,lốc cốc,có món lại có tiếng kêu xạo xạo.
+Ăn bằng vị giác:lưỡi của chúng ta là cơ quan vị giác
Vô cùng nhạy cảm, có thể cảm nhận được những vị của thức ăn như ngọt từ
đường, mặn từ muối, chua từ dấm chanh, lợ thì mì chính, cay từ ớt hoặc bột ớt…
Và trong năm ngũ quan thì vị giác đóng vai trò quan trọng nhất, yếu tố tiên
quyết để xác định 1 món ăn ngon.
1.2.2. Ăn khoa học
Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, các thầy thuốc đông y và đặc biệt là
các đội ngũ các chuyên gia Nhật Bản, có thể nói một cách tổng quát, món ăn
mặn thuộc về dương và món ăn ngọt thuộc về âm.
Vì vậy khi pha nước chấm ta phải kết hợp các nguyên liệu để cho âm dương cân
bằng. Nước chấm gồm những yếu tố cơ bản:
+ Mắm (mặn là dương)
+ Dấm (chua bằng âm)
+ Đường (ngọt bằng âm)
1.2.3 Ăn dân chủ
Cách ăn này thể hiện ở chỗ: các thức ăn được dọn hết ra bàn, thích món nào ăn
món đó, ăn ít hay ăn nhiều tùy khẩu vị và sức ăn.
Trên đây là 3 nét chính, ngoài ra còn có các cách khác như: ăn bì cuốn, nem
cuốn ngày xưa chấm chung 1 bát nước chấm mắm.
2. Vị trí của ẩm thực trong hoạt động du lịch.
Ẩm thực đóng vaoo trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động du lịch, dịch vụ.
Tôi xin trích bài viết của TS Trịnh Xuân Dũng như sau:
“Bài 1: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”

Trong hội thảo Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Philp Kotler, người
được coi là một trong những nhà sáng lập trường phái marketing hiện đại của
thế giới đã gợi ý: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Điều này có lẽ
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


xuất phát từ việc các món ăn Việt Nam được rất nhiều người nước ngoài yêu
thích. Món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn món ăn Trung Quốc, ít cay hơn món
ăn của Thái Lan và Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn của châu Âu và nhẹ nhàng,
dễ tiêu hoá sau khi ăn. Trong chế biến cũng như trong trang trí và kết hợp gia vị
cho các món ăn đã ứng dụng nguyên lý điều hoà Âm-Dương cho thực khách.
Nhiều món ăn của ViệtNam có tác dụng chữa một số bệnh của thời đại như: béo
phì, gút, tiểu đường, mỡ trong máu… Nguyên liệu và thực phẩm chế biến các
món ăn rất phong phú, đa dạng và đều là sản vật của thiên nhiên. Thuỷ, hải sản
của Việt Nam rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, hiện nay mặt hàng này
đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Gia súc, gia cầm đã và đang phát triển
theo hướng công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Rau, củ, quả, hạt có
quanh năm và ở mọi miền, đặc biệt gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều là những sản
phẩm xuất khẩu với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, những gia vị để tạo ra các món ăn ngon cũng rất đa dạng, từ các
loại rau (thơm, húng, tía tô, hành…), các loại củ (gừng, riềng), các loại quả (thảo
quả, me, xoài, cà chua,…) đến các loại nước chấm (tương, nước mắm,…) đã tạo
ra tính độc đáo của món ăn Việt Nam. Mỗi miền, mỗi vùng quê có những món
ăn đặc sản do quy trình chế biến và kết hợp gia vị để tạo ra món ăn độc đáo, hấp
dẫn.
Nói đến ăn phải kèm theo đồ uống, đồ uống của Việt Nam cũng rất phong phú
và đa dạng. Từ sản vật của tự nhiên như nước khoáng, nước chè, nước vối, cà
phê, các loại nước hoa quả (cam, ổi, xoài, chanh...) đến những đồ uống do nhân
dân tự chế biến như rượu nếp các loại rượu khác, đó là chưa kể đến việc chế

biến các đồ uống công nghiệp như nước giải khát, nước quả đóng hộp, bia và
rượu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ đã khuyên con cháu mình “chỉ nên tập
trung kinh doanh hai ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống và xăng dầu
không bao giờ thất nghiệp và bao giờ cũng thu được lợi nhuận cao”. Các nhà
kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ
món ăn và đồ uống tăng thêm 1,5%. Đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn,
đồ uống trong tổng chi phí của chuyến đi du lịch khoảng từ 18-20%. Tại Mỹ,
doanh thu từ dịch vụ phục vụ thức ăn, đồ uống tại các khách sạn lớn chiếm 30%
trong tổng doanh thu. Điều quan trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại
chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải
sản và công nghiệp chế biến thực phẩm. Giá của 1kg cà chua khi bán trên thị
trường chưa được 1USD, nhưng khi đem vào nhà hàng, khách sạn chế biến
thành món salat sẽ tăng gấp chục lần. Giá một kg thịt gà khoảng 3 USD, nhưng
khi được chế biến thành món ăn trong khách sạn sẽ tăng lên gấp gần mười lần.
Sản phẩm của cà phê Trung Nguyên có mặt trên các nước trong khu vực không
chỉ là Trung Nguyên mà là Việt Nam. Báo chí đã viết rằng giá 1kg cà phê hạt là
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


1 USD, nhưng chế biến 1kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà
phê thì giá sẽ lên tới 600 USD. Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục vụ ăn,
uống làm gia tăng giá trị của các sản phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận
từ 40-50% trong tổng doanh thu[6]. Kinh doanh dịch vụ phục vụ ăn, uống không
chỉ đem lại lợi nhuận cao, tạo thị trường và gia tăng giá trị cho các sản phẩm
nông nghiệp mà còn là phương pháp quảng bá về hình ảnh của dân tộc rất quan
trọng.
Các nước phát triển du lịch đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước
mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn và đồ uống.

Không phải ngẫu nhiên ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Úc... có rất nhiều nhà
hàng của Trung Quốc (Chinese Foods), nhà hàng Thái Lan (Thai Foods), nhà
hàng Nhật Bản (Japanese Foods), nhà hàng Hàn Quốc (Koeran Foods)... đó chưa
kể những nhà hàng nổi tiếng của châu Âu và châu Mỹ đã và đang thâm nhập vào
các thị trường mới mẻ. Ngay tại nước ta, từ khi mở cửa và hội nhập nhiều nhà
hàng của các nước từ châu Âu (nhà hàng Italia, nhà hàng Pháp), châu Á (nhà
hàng Trung Quốc, nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Thái
Lan...) đã mở tại các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,...) hay ở
các khu du lịch.
Sự gợi ý của nhà marketing Philip Kotler là một vấn đề các ngành, các cấp cần
suy nghĩ và xây dựng chiến lược phát triển ẩm thực dân tộc và hệ thống nhà
hàng của Việt Nam nhằm hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao
hình ảnh của Việt Nam trong tâm trí cộng đồng quốc tế. Mặt khác, đó cũng là
một trong nhiều biện pháp gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam thông
qua văn hoá ẩm thực.
TS Trịnh Xuân Dũng”
Như vậy ta cũng đủ thấy được tầm quan trọng của ẩm thực trong du lịch. Gắn
với vùng đất Hà Nam, 1 vùng đất chiêm chũng nghèo không có những điểm đến
thu hút khách du lịch, ẩm thực là 1 nét văn hóa nổi bật để lại những dấu ấn với
du khách. Tuy nhiên du lịch nơi đây chưa thực sự phát triển và ẩm thực sẽ là yếu
tố bậc nhất làm du lịch Hà Nam phát triển so với các vùng khác.

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


CHƯƠNG II. VÙNG ĐẤT HÀ NAM
Khi về Hà Nam – vùng đất chiêm chũng giàu tình người, ai ai cũng phải xuýt
xoa vì không khí nơi đây trong lành và nhìn ngắm những ngọn núi xa xa bên
những cánh đồng mênh mông. Về đây du khách sẽ được nghe những điệu dân

ca, những câu hát ví hay, đặc biệt là hát dậm- thể loại âm nhạc đặc trưng nơi
đây.
Về với vùng đất này du khách sẽ được tới thăm những địa danh hấp dẫn, chưa
có nhiều khách du lịch tới thăm nên còn giữ được nét hoang sơ ban đầu như: núi
Ngũ động Sơn, núi Cấm, chùa BÀ Đanh về thăm Ngã ba Đồng Lộc thứ 2 của
Việt Nam, thăm lại nghĩa trang Lam Hạ- nơi 10 người con gái xung phong đã
ngã xuống...
Trước khi nói về Hà Nam xin phép được trích lời một bài hát về Hà Nam: Hà
Nam đất mẹ anh hùng.
Em đưa anh về thăm quê em
Về ngã ba sông rực nắng hồng
Sông Châu hiền hòa sông Nhuệ yêu thương
Hà Nam ơi sông Đáy ân tình
Về Hà Nam anh đưa em về quê mẹ thân thương
Ngã ba sông này chợ Bầu xưa vẫn đó
Con đò năm nao đẻ nỗi nhớ khôn nguôi
Sông Đáy quê mình tựa mái tóc em xanh
Về Hà Nam ai đó chờ ai bến xưa Hồng Phú
Nhớ ngày đầu súng nổ máu đổ cờ bay
Mẹ tiễn cha đi đâu hẹn ngày trở lại
Hà Nam ơi đất mẹ anh hùng.
Đk:
Dù đi đâu về nơi đâu
Hà Nam đó nặng tình người ơi
Hà Nam hôm nay đẹp giầu người ơi
Hà Nam quê tôi vẫn nặng tinh người ơi .
2.1.Vị trí

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46



Tỉnh Hà Nam nằm ở vùng đồng bằng sông hồng Việt Nam,phía bắc tiếp giáp hà
nội,phía đông giáp tỉnh Hương Yên và Thái Bình,phía nam giáp tỉnh Ninh
Bình,đông nam giáp Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.
-Tọa Độ: 20°35′09″B 105°55′26″Đ
2.2.Diện tích,Dân số và dân tộc
-Diện tích: 860,5 km²
- Dân số(2013)
Tổng cộng: 794.300 người
Mật độ: 923 người/km2
Dân tộc: Việt, Tày, Mường, Hoa
2.3.Cơ cấu hành chính:
1 thành phố 5 huyện
+ Thành phố Phủ Lí
+ Huyện Bình Lục
+ Huyện Lí Nhân
+ Huyện Kim Bảng
+ Huyện Thanh Liêm
+ Huyện Duy Tiên
2.4. Điều Kiện Tự Nhiên
Diệ



n tích: 852 km²





ợng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm
Nhi



ệt độ trung bình: 23-24 °C
Số



giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


Độ



ẩm tương đối trung bình: 85%
Địa



hình thấp dần từ Tây sang Đông. phía tây của tỉnh (chủ yếu ở huyện Kim
Bảng) có địa hình đồi núi. phía đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng.

2.5.Dân Cư
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với điều tra
năm 1999 (811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ

dân số 954 người/km². 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% sống ở
khu vực đô thị. Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các thị trấn: Hòa
Mạc, Đồng Văn, Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 1999 là 1,5%.
2.6. Giao Thông
1. Các đường quốc lộ đang sử dụng chạy qua tỉnh Hà Nam:





quốc lộ 1A đi Hà Nội, Ninh Bình..., đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4
làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.
Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Nam Định,Thịnh Long với 2 làn xe ô tô và 2
làn xe thô sơ.
Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Chi Nê (Lạc Thủy)Hòa Bình và nối với đường
mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn xe ô tô đoạn qua đồng bằng. Đoạn qua núi với 2
làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.



Quốc lộ 21B dọc theo sông Đáy đi chùa Hương- Hà Đông, 2 làn xe ô tô.



Quốc lộ 38: hướng từ thành phố Hưng yên- cầu Yên Lệnh- thị trấn Đồng
Văn - Duy Tiên đi Chùa Hương với quy mô 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.




Quốc lộ 38B từ cầu Yên Lệnh qua Lý Nhân - Bình Lục và nối tới quốc lộ
10 Nam Định quy mô 2 làn xe ô tô.



Quốc lộ 21 mới, Phủ Lý- Nam Định với 4 làn xe ôtô và 2 làn xe thô sơ
với giải phân cách giữa, được thông xe từ ngày 11/1 2014.



Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình song song với quốc lộ 1A và cách nó
khoảng 3 km về phía đông. Quy mô với 4 làn xe ôtô và 2 làn xe thô sơ. Được
thông xe kỹ thuật từ ngày 30/6/2012.

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


2. Đường quốc lộ đang thi công mới:




Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe (4 làn ô tô và 2 làn thô
sơ) kết nối với cầu Thái Hà (xã Chân Lý, huyện Lý Nhân) bắc qua sông
Hồng. Đầu tuyến tại nút giao Liêm Tuyền (hiện là ngã tư kết nối Quốc lộ 21
mới và cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình).
Đường nối quốc lộ 1A mới với đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng mới, dự
kiến 6 làn xe. Điểm đầu tại nút giao Liêm Tuyền huyện Thanh Liêm, điểm
cuối là đường 5 mới quaHải Dương.




Đường quốc lộ 1 mới tránh thành phố Phủ lý (đã khới công từ 2014)



Mở rộng quốc lộ 38B đi Nam Định



Làm mới tuyến quốc lộ 38 từ cầu Yên Lệnh tới khu công nghiệp Đồng
Văn

3. Đường tỉnh lộ: Tất cả các tuyến đường nối các thị trấn với nhau và các thị trấn
với thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4 làn xe ôtô.
Cùng với rất nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ô tô trở lên, đã và
đang thi công nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ làm hệ
thống giao thông đường bộ của Hà Nam càng ngày càng thuận tiện.
4. Hệ thông giao thông nông thôn: Là tỉnh đi đầu cả nước về việc bê tông hoặc
nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên thôn liên xã... kể cả từ nhà ra cánh
đồng đường nhiều nơi cũng được bê tông hóa.
5.đường sắt Bắc-Nam.
6. Đường thuỷ: Trên sông Đáy, sông Châu, từ năm 2008 tỉnh đang cho cải tạo
Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao
thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu
thuyền này dọc sông Châu, qua âu thuyền Tắc giang và đi vào sông Hồng một
cách thuận tiện.
7. Đường hàng không: Không có sân bay cũng như chưa có dự án. Sân bay quốc
tế gần nhất là Nội Bài khoảng 70Km (khoảng 1h di chuyển bằng ô tô).

2.7. Kinh Tế
Cơ cấu kinh tế năm 2005:



Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề: 39,7%
Nông nghệp: 28,4%



Dịch vụ: 31,9%



Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46




Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6
nhà máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá
khai thác 2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia - nước giải
khát đạt 25 triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2
lần,...

Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt
lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ
nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh
Hà (Thanh Liêm),... Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc

làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm; lụa tơ
tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm,...
1. Cho tới năm 2010 Hà Nam đã xây dựng được các khu công nghiệp sau:


Khu Công nghiệp Đồng Văn I và Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 thuộc địa
bàn thị trấn Đồng văn: Tổng diện tích 410ha.

Với giao thông thuận tiện: Đây là 1 trong số ít các khu công nghiệp giáp với 3
phía đều giáp với quốc lộ lớn. phía đông giáp với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh
Bình, phía nam giáp quốc lộ 38, phía tây giáp quốc lộ 1A. Khu công nghiệp
cũng liền kề với ga Đồng Văn thuộc hệ thống đường sắt Bắc Nam.



Khu công nghiệp Châu Sơn 200ha - nằm trong thành phố Phủ Lý
Khu công nghiệp Hòa Mạc 200ha - thuộc thị trấn Hòa Mạc - Duy Tiên

2. Các dự án khu công nghiệp khác (đang thi công):



Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, diện tích 300ha
Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, diện tích 200ha



Khu công nghiệp Liêm Phong, diện tích 200ha




Khu công nghiệp ITAHAN, diện tích 300ha.



Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh
nghiệp và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực. Phát triển công nghiệp
dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã
từng bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu
công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.


Nông nghiệp: 28,4%

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn 28,4% năm
2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1%
(2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%,
sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500
tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng. - Hình thành vùng cây lương
thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở ba huyện Duy Tiên, Lý
Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao.
Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá sang sản xuất đa canh để
nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha. Chuyển một phần đất màu sang trồng rau sạch
chuyên canh và trồng hoa. - Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: Tổng đàn bò
35.000 con; lợn 350.000 con; dê 16.000 con; gia cầm 3.350.000 con. Nhập bò
sữa cung cấp cho nông dân là: 150 con. Đến nay đã phát triển được 355 con. Sản

lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 30.000 tấn/năm.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, tỉnh Hà Nam xếp ở vị trí thứ 62/63 tỉnh thành.[3]


Du lịch, dịch vụ:

- Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như:
Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là
quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy hoạch Khu
du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha với 9 khu
chức năng. Diện tích mặt nước hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận và khu du
lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt,
công viên nước, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa Hương 7 km, cách Hà
Nội 60 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km là điểm dừng
chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào các ngày nghỉ
cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư. - Chùa Long Đọi Sơn ở
xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi Sơn được xếp
hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau. Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng 2 bên dòng sông Đáy,
giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu du lịch bến thuỷ phục
vụ du khách đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi
đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãng cảnh nước non
Phủ Lý. - Đền Trần Thương, ở huyện Lý Nhân, thờ quốc công tiết chế Hưng
Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đến được xây dựng năm 1783; với diện tích
1,4 ha.
2.8 Lịch Sử Và Văn Hóa
Lịch sử
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46



Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ Bạch
phấn, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam
Định và Ninh Bình hiện nay. Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy,
có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn.
Khoảng 70 triệu năm trước đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một quá trình
bồi tụ để hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình thành đồng bằng
trên cơ sở tạo nên vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất châu thổ Bắc bộ. Hà Nam
là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất
đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn
được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía đông, sông Đáy ở
phía tây, sông Nhuệ ở phía bắc, sông Ninh ở phía nam và nhiều con sông khác
chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc
trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn
hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình
thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc.
Theo kết quả khảo cổ thì người nguyên thuỷ đã xuất hiện ở Hà Nam trên dưới 1
vạn năm vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn hóa Hoà
Bình, văn hóa Bắc Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số từ sơ thời kỳ đại kim
khí nên bắt đầu đã có cư dân xuống trồng lúa nước ở vùng chiêm trũng. Họ được
xem như những người tiên phong khai thác châu thổ Bắc bộ.
Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ
Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.
Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển
thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân, huyện Duy Tiên, phủ Lỵ Nhân đến
đóng ở thôn Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân,
trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832 (dưới [[thời Nguyễn, vua Minh Mạng
quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được

đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2), phủ Lý Nhân được đổi
tên thành tỉnh Hà Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 1908, Toàn quyền Đông
Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ
Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2
tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào
huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp
nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp
nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992, tỉnh Nam Hà và

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái
lập.
Khi tách ra, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Phủ Lý và 5
huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển thị xã Phủ Lý thành thành phố Phủ Lý
Văn hóa

Nhà hát Chèo của Đoàn Chèo Hà Nam
Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian
phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt
là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.
Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu:



Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn) tổ chức ở xã Thi Sơn, huyện

Kim Bảng tổ chức từ mùng 6 tháng giêng đến mùng 10 tháng 2 âm lịch.
Hội chùa Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, thờ Phật, thờ Lê Đại
Hành, Nguyên phi Ỷ Lan, và Lê Thánh Tông; hội tổ chức vào 21 tháng 3 âm
lịch.



Lễ hội tịch điền: diễn ra tại Đọi Sơn, Duy Tiên là nơi vua Lê Đại
Hành mở đầu nghi thức cày ruộng tịch điền trong lịch sử.



Hội đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, được tổ chức hàng
năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch và đêm 14 tháng Giêng âm lịch. Đền Trần
Thương thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
(Trần Hưng Đạo), là nơi được ông chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo
cho quân đội trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược NguyênMông thế kỷ thứ XIII. Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong
những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam, tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh
hùng dân tộc, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, giáo
dục cho con cháu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông
cha.



Hội làng Duy Hải ở huyện Duy Tiên, thờ Trần Khánh Dư, được tổ chức
hằng năm vào 22 tháng giêng.

Di tích lịch sử
Danh thắng Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, đây là nơi
dòng sông Đáy chảy xen giữa hai dãy núi đá vôi tạo thành cảnh quan sơn thủy

thơ mộng.
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


Đền Trúc-Ngũ Động Sơn: nằm tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim
Bảng, cách Phủ Lý hơn 7 km theo quốc lộ 21A. Tương truyền Lý Thường Kiệt
trên
đường chiến thắng trở về đã cho quân dừng ở đây để tế lễ và ăn mừng. Sau này
để tưởng nhớ ông, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ dưới chân núi Cấm gọi là
đềnTrúc. Trong dãy núi còn có danh thắng Ngũ Động Sơn, là năm hang đá nối
liền nhau thành một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100m.
Chùa Bà Đanh: Mới được cải tạo lại từ năm 2010, nằm ở đoạn uốn khúc của
dòng sông Đáy và nằm giữa đê sông Đáy và sông đáy. Đối diện với chùa và ở
phía bên kia sông là núi Ngọc. Chùa cách cầu nối đường 21A và thị trấn Quế
khoảng 4 km. Xung quanh chùa là vườn cây rộng và um tùm, xa hơn là dòng
sông đáy trong veo nên không gian rất yên tĩnh, vắng vẻ, thậm chí có thể nghe
được cả tiếng là rơi. Chùa Long Đọi: được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông,
chùa nằm ở toạ độ 105o30-186,01 kinh độ đông; 20o20-22,775 vĩ độ bắc. Chùa
nằm trên đỉnh núi Đọi, với độ cao 79m so với mặt nước biển, thuộc địa phận xã
Đọi Sơn huyện Duy Tiên, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía nam; cách thành
phố Phủ Lý 10 km về phía đông bắc. Long Đọi sơn tự nằm trên thế đất cửu long.
Toàn cảnh núi Đọi nhìn xa giống như một con rồng đất rất lớn nằm phục ở giữa
đồng bằng vùng chiêm trũng. Tuy được xây dựng từ giữa thế kỷ XI nhưng thực
sự phát triển và xây dựng bề thế vào năm 1118, đời vua Lý Nhân Tông, tháp
Sùng Thiện Diên Linh đã được xây dựng với ý nghĩa cầu thiện.
Đền Lăng thuộc xã Liêm Cần, Thanh Liêm là nơi thờ các vua Đinh Tiên
Hoàng và Lê Đại Hành, tương truyền đây cũng là quê hương của Lê Hoàn.
Ngoài ra còn có hồ Tam Chúc và tượng phật bằng đồng cao khoảng 20 m
2.9 Danh Nhân

Lê Hoàn
Nam Cao
Trần Đạt
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Hữu Tiến
Trần Tử Bình
Bùi KỷPhạm Tất Đắc
Trần Quốc Hương
Băng Sơn
Đinh Công TrángTiểu kết chương 2: Trên đây là tất cả những đặc trưng của Hà
Nam trên mọi mặt, giúp chúng ta hiểu hơn về vùng đất chúng ta nghiên cứu.
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


CHƯƠNG III. NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀ NAM VÀ NHỮNG MÓN ĂN
ĐẶC SẢN
3.1.Đặc trưng ẩm thực Hà Nam
Ẩm thực tại Hà Nam bị chi phối,ảnh hưởng bởi ẩm thực Bắc Bộ,bởi Hà Nam
nằm ngay tại Đồng Bằng Sông Hồng khác với ẩm thực 2 miền trung,ẩm thực
Bắc Bộ không quá ngọt béo như ẩm thực Nam Bộ với các món nhiều
đường,nhiều nược cốt dừa cũng không quá cay,nhiều gia vị như miền trung mà
rất vừa vặn hài hòa.
Bắc Bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sang
lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi.Người Hà Nam nói riêng và
ngươi miên Bắc nói chung chọn món ăn thành đoạn nhẹ nhàng,có vị chua
nhẹ,,Tuy nhiên cũng có những món ăn đậm đà và đặc trưng
Hà Nam có nhưng món nổi tiếng như:Cá kho làng nhân hậu,bánh cuốn chả phủ
lý,chuối nấu nhuyễn,mắm cá Bính lục
3.2. Các món đặc sản Hà Nam

3.2.1 Cá kho làng Nhân Hậu
3.2.1.1Giới thiệu
Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng nhât ở Hà Nam và tốn không ít giấy mực của
các nhà báo nhà văn...Món ăn này không chỉ ngon mà còn thể hiện nét văn hóa
của vùng
Món ăn cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại hoàng,cá kho nhân
hậu,cá kho Hà Nam,tất cả những tên trên gọi đều cùng là món cá kho cổ truyền
của làng Vũ Đại(là tên văn học-tên cũ của làng đại hoàng),nay là làng nhận
hậu,huyện lý nhân,tỉnh Hà Nam.
3.2.1.2 Lịch sử món ăn
Vì sao Hà Nam lại nổi tiếng món cá kho này?
Đó là bởi vì vùng đất này là đồng bằng chiêm trũng,người dân sống bằng nghê
trông lúa,ruộng đồng quanh năm cày cấy,lại có thêm con sông đáy chảy qua,bù
đắp phù sa nên từ lúc có con người sinh sông người ta đã bắt cá để làm thức
ăn.Những người nông dân ra ruộng làm đồng mang theo cả giỏ để bắt cá.Ngày
ấy chỉ có những con cá đòng đòng,cân cấn,mại bầu nhỏ để bắt,cùng lắm thêm
mấy con cá rô phi nhỏ,cá diếc...Người ta mang về kho mặn ăn dần ,có khi tết
đến vẫn mang niêu cá kho tiếp khách và ăn nhiều khôn miệng,người dân dần
dần biết làm món ăn nó ngon hơn bằng việc kết hợp với những nguyên liệu tự
Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


nhiên.Đặc biệt là làng nhân hậu từ lâu đã được lưu truyền bí kíp để kinh doanh
món đăc sản này.
Trên bào ngày nay có viết:Theo người xưa kể lại,xưa kia vùng này ít ruộng
vườn.nhiều ao chuôm nên quanh năm người dân có thói quen ăn cá.Món cá kho
cũng là cách để người dân có thói quen ăn cá.Món cá kho cũng là cách để người
dân bảo quản cá được lâu hơn.Dần món ăn được lưu truyền,giữ gìn thậm chí trờ
thành món đặc sản,mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làng Đại

Hoàng.
3.2.1.3 Nói về món cá kho Nhân Hậu
Để có được nồi cá kho đúng chuẩn truyền thống phải trải qua nhiều khâu khá
cầu kỳ. Từ niêu đất phải chọn đúng loại có xuất xứ ở Nghệ An, Thanh Hóa. Chỉ
có niêu ở đây mới chịu đc nhiệt độ cực cao và lâu khi nung. Nguyên liệu được
đun bằng củi nhãn để cháy đượm và mất mùi đất nung. Cá phải là loại trắm đen
to, con nặng ít nhất là 3kg. Khi kho, người nấu sẽ cắt bỏ đầu và đuôi cá và xếp
vào nồi đất. Phần cốt lõi để tạo nên hương thơm của vị cá chính là các gia vị kho
cùng gồm nước cốt chanh, gừng, riềng, đặc biệt là nước cốt cua đồng tạo vị ngọt
cho cá và nước bí quyết gia truyền riêng của mỗi gia đình. Tất cả được đun sôi
liu rui khoảng 24 giờ cho tới khi cạn nước. Chính bởi vậy mà cá rất ngon, xốp,
mềm, lại không tanh như cá bình thường, thơm lừng hương vị. Cá này giữ được
rất lâu, có thể hàng tuần không bị thiu. Khách hàng mua cá này có cả người Việt
Nam và người nước ngoài.Nhưng đối tượng mua cá nhiều nhất là người Việt
Kiều. Họ xa quê hương nên thèm nhớ hương vị quê hương, niêu cá gửi hàng
tuần qua đường hàng không mà không hỏng, vẫn thơm ngon
3.2.1.4 Giá cả
Niêu cá kho rẻ nhất nặng 1kg giá 400.000đ/niêu
Niêu cá kho 1,5kg giá 500.000đ/niêu
Lần lượt theo khối lượng mà tăng giá,có niêu cá lên tới 2 triệu 1 niêu
3.2.2. Bánh cuốn chả phủ lý
3.2.2.1 Giới thiệu
Bánh cuốn - món ăn dân dã từng nức tiếng gần xa như một món ẩm thực giản dị
nhưng mang hương vị tinh tế đặc biệt với nước mắm cà cuống, nhân thơm vị
mộc nhĩ, nấm hương. Theo thời gian, nhiều kiểu bánh cuốn khác nhau đã được
sáng tạo ra để đáp ứng khẩu vị đa dạng của thực khách, nào bánh cuốn trứng,
chả, bánh cuốn chay, hay bánh cuốn với ruốc tôm. Nguyên liệu cơ bản để làm
bánh cuốn, gồm bột gạo, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô phi thơm.
Nhưng bí quyết để có những chiếc bánh ngon, lại phụ thuộc vào đôi tay nhanh,
dẻo, cán đều lớp bột mỏng và lấy...

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


Trên giải đất hình chữ S của chúng ta có rất nhiều vùng nổi tiếng với món bánh
cuốn như bánh cuốn Thanh Trì,bánh cuốn trứng Lạng Sơn,bánh cuốn làng kênh
Nam Định...
Tuy nhiên món bánh cuốn mà tôi muốn nhắc tới món bánh cuốn chả nướng Phủ
Lý đậm đà dân giã lại đậm tình còn người xứ chiêm.
Đặc biệt bánh cuốn chả nướng Phủ Lý gần gũi với ẩm thực Hà Nội hơn cả
3.2.2.2 Nói về món bánh cuốn chả nướng.
Bánh cuốn được làm từ gạo tẻ, trắng ngần và tráng mỏng, dụng cụ làm bánh
cũng khá đơn giản. Thường thì khi khách tới ăn, chủ quán mới bắt đầu tráng
bánh để bánh vừa nóng, vừa thơm mùi của gạo. Bàn tay nhanh thoăn thoắt múc
gáo bột tráng đều trên khuôn tròn, nhanh tay dùng gáo láng cho bột tráng mỏng
trên mặt khuôn, chừng mấy phút là được mẻ bánh. Bánh lấy ra phải trắng muốt,
óng ả và không được rách, miếng bánh phủ chút hành khô phi thơm dậy mùi.
Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với chả nướng. Thịt tẩm ướp gia vị rồi xiên vào que
tre đem nướng trên than hoa hồng rực tỏa mùi thơm phức. Những miếng thịt xèo
xèo trên than, vàng ruộm, thỉnh thoảng những giọt mỡ ngậy chảy xuống làm
than lại rực cháy. Chả khi chín phải vàng xém cạnh, thịt săn lại, chỉ cần ngửi
mùi quạt chả của chủ quán, nhiều thực khách đã thòm thèm.
Chả nướng sẽ được chan nước chấm nóng với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay, nhưng
các vị đều rất hài hòa, rắc chút hạt tiêu và thêm đu đủ xanh. Bát nước chấm đậm
màu của nước mắm, xanh xanh của đu đủ, vàng của chả nướng. Bánh cuốn ăn
kèm với đôi ba quả sung nếp, rau húng, ít giá và hoa chuối, thân chuối nõn thái
chỉ. Với những khách sành ăn thường gọi nước chấm có thêm vài giọt tinh dầu
cà cuống. Theo như lời một chủ quán, tinh dầu này làm cho nước chấm đậm đà
hơn và thực khách sẽ nhớ mãi hương vị riêng của bánh cuốn chả nướng nơi đây.
Nét độc đáo nữa là có thể ăn kẹp bánh cuốn với bánh đa nướng. Một miếng bánh

cuốn nóng sẽ được kẹp trong hai lớp bánh đa quạt vừng, bẻ ra từng miếng nhỏ
đặt trên đĩa. Cắn miếng bánh đa vừng giòn rụm bùi bùi quyện với lớp bánh cuốn
mịn béo, ngon là lạ thật thú vị. Bất kể ai đã từng vào Nam ra Bắc qua Phủ Lý
đều dừng chân thử món ngon này và ăn một lần vẫn muốn ăn nữa. Để phục vụ
thực khách nhiều quán bánh cuốn chả Phủ Lý đã bán cả ngày lẫn đêm, mà quán
lúc nào cũng đông nghịt khách. Món bánh cuốn chả nướng Phủ Lý còn chinh
phục cả thực khách Hà thành sành ăn. Hai năm gần đây, đã có nhiều quán được
mở trên các phố phường Hà Nội.
Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ 1 câu chuyện liên quan đến món ăn này của 2 vị
khách đến thăm Hà Nam để đăng tải lên báo 24h:
Hôm nọ, chiếc xe khách bỗng... lăn đùng ra chết máy ngay trên Quốc lộ 1 vào
đúng 12 giờ trưa.

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


Gần 20 hành khách nhăn nhó vì giữa lúc trời nắng, lại đúng cơn đói đang ập
đến. Biết ngồi đâu chờ cho đến lúc chiếc xe được sửa xong? Tức thì ai nấy nhìn
ngay ra những tấm biển sắt được vẽ đơn sơ bên kia đường: Bánh cuốn chả.
Chúng tôi tìm ghế ngồi. Chẳng ai hi vọng được nếm của ngon vật lạ, mỗi người
uể oải gọi đĩa bánh cuốn chả, mong có chỗ ngồi mát và lấp đầy được cái dạ dày
đang trống rỗng.
Chị bán hàng đon đả, “có ngay, có ngay”.
Bánh cuốn trắng tinh, bát thịt nướng đầy tràn và một đĩa rau tươi mơn mởn Ảnh: Thúy Hằng
Mà đúng là có ngay thật. Chưa đầy 10 phút sau, tôi tức thì tỉnh hẳn cơn uể oải vì
nắng nóng, mắt sáng lên khi thấy trước mắt mình đồ ăn có phần... vượt mong
đợi.
Một đĩa rau xà lách, húng quế, hoa chuối thái tươi non, một bát thịt nướng chan
đẫm nước mắm còn bốc khói, thấp thoáng đáy bát là màu xanh dịu của lát đu đủ

xắt mỏng.
Một đĩa bánh cuốn trắng tinh, phết lên trên là chút hành củ phi dầu giòn rụm,
chưa ăn đã thấy thơm lừng.
Nào tôi đã bao giờ ăn thử bánh cuốn chả Hà Nam. Đã từng ăn bánh cuốn thịt
nướng Tam Đảo, bánh cuốn tôm phố Hàng Gà, bánh cuốn nấm phố Hàng Cót,
nhưng món bánh cuốn đang bày trước mặt mình vừa lạ, vừa quen thì chưa từng
nếm.
Bánh cuốn Hà Nam tráng mỏng dính, khá giống bánh cuốn Thanh Trì của Hà
Nội nhưng trắng tinh, không hề được cuốn thêm nhân tôm, thịt, hay bất cứ gia vị
nào.
Tô nước chấm đầy tràn thịt nướng. Thịt nạc vai là chủ yếu, đan xen vài lát thịt
ba chỉ (thịt ba rọi) nướng vàng ươm, phần mỡ quắt lại, ăn deo dẻo. Đu đủ ngâm
giấm giòn giòn làm tôi liên tưởng đến món bún chả nướng của Hà Nội. Có điều
nước mắm ở đây được pha vị đậm hơn, ai tinh ý có thể thấy hơi mặn.
Bà chủ quán tên Thanh làm bánh cuốn từ năm lên 10 tuổi ở thành phố Phủ Lý
bảo ở đây nghề làm bánh cuốn là nghề gia truyền. Đời bà mới quen việc xay bột
bằng máy chục năm nay, chứ trước đây toàn dùng tay quay cối xay đá nặng trình
trịch.
“Người ta bảo dùng cối xay đá bánh ngon hơn. Nhưng công nhận xay đá thì lâu
lắm. Lại cũng không bảo đảm vệ sinh thực phẩm”, bà Thanh thành thật.
Theo tiết lộ của bà Thanh, phần hành phi cho thêm vào đĩa bánh cuốn do nhà tự
làm, làm ngày nào bán hết ngày đó. Bà Thanh bộc trực: “Bao nhiêu năm qua tôi

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


không bao giờ lấy hành phi sẵn của người bỏ mối. Lát hành khô cong, ăn trệu
trạo, chả biết có làm từ củ hành nguyên chất không?”.
Người ăn cay được thì bỏ thêm vài lát ớt đỏ. Người thích thêm vị tỏi thì cho vào

muỗng tỏi ngâm giấm. Tôi thấy bát nước chấm quá ổn thì ngồi im, “tập trung”
vào mục tiêu trước mặt. Ăn đến khi nóng bừng hai tai, thấy trên bàn rau hết, thịt
hết, còn hai lát bánh cuốn thì buông đũa, nhìn sang người bên cạnh cười cười:
“Ngon quá!”.
Bấy giờ mới đủng đỉnh bước ra ngoài hiên, chúng tôi thấy cả một dãy phố trên
thành phố này san sát các cửa hàng bánh cuốn chả. Nhà nào cũng rộng, bàn ghế
sạch sẽ, chỉ bán độc một thứ: bánh cuốn chả. Thế mà như lời bà Thanh, chẳng ai
phải giành khách của ai. Lượt khách này qua, lại đến lượt khác ghé thăm.
Sau 1 giờ đồng hồ thì xe chuyển bánh được. Không ai say xe, chỉ “say”... bánh
cuốn. Từ Phủ Lý về ai cũng rào rào bàn chuyện bánh cuốn chả.
Kẻ khen, người chê, nhưng số đông vẫn là hoan hỉ vì được ăn một bữa ngon.
Hay đói quá mà thấy gì cũng ngon? Một người có ý kiến. Nhưng ai nấy đều tin
tưởng anh trưởng đoàn, một tay sành ăn có tiếng cũng phải gật gù, “bánh cuốn
đáng đồng tiền bát gạo” (30.000 đồng/suất rất đầy đặn).
3.2.2.3 Giá cả:chỉ khoảng 30nghìn/đĩa
Rất phải chăng lại đậm đà hương vị
3.2.3 Chuổi ngự Đại Hoàng
(Tên gọi khác là chuối tiến vua)
Chuối ngự Đại Hoàng - Top 50 đặc sản trái cây Việt Nam Chuối ngự Đại Hoàng
quả nhỏ. Quả chuối nhỏ nhưng mang một hương vị rất riêng: Vị thanh ngọt, đậm
đà thoảng chút hương thơm đặc biệt.
Không chỉ được biết đến bởi sự tài năng của nhà văn Nam Cao với tác phẩm nổi
tiếng- “Chí Phèo”, vùng quê chiêm trũng Đại Hoàng (huyện Lý Nhân – Hà
Nam) còn được nhân dân xa gần nhớ đến bởi đặc sản chuối ngự thơm ngon,
từng được đem tiến vua Tự Đức.
Mùa thu Hà Nội xưa nay thêm phần đẹp hơn bởi hương cốm thơm phảng phất
nét thanh lịch, dịu nhẹ trong tiết trời se lạnh. Người Hà thành vẫn nhắc, “hương
cốm mới thơm mùi lúa non mà ăn kèm với chuối ngự Hà Nam thì mới thực là
hương sắc mùa thu ”.
Có lẽ là vậy, sự kết hợp của những đồ ăn đặc sản mỗi miền quê ấy lại càng hấp

dẫn hơn trong tiết trời đầu thu lành lạnh. Và đó cũng là lý do mỗi khi cuối hạ
đầu thu, người ta vẫn nhắc đến chuối ngự Đại Hoàng như một nỗi nhớ lâu dần
gắn với hương vị của Hà Nam nói riêng Việt Nam nói chung.

Nguyễn Thị Hải Yến-VNH3-K9
46


×